intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Sử dụng nhà đất tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

73
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhà đất là trụ sở làm việc tại các cơ quan, đơn vị nói chung và của các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội nói riêng là cơ sở vật chất không thể thiếu giúp các cơ quan này hiện diện và hoạt động được bình thường, trôi chảy, liên tục thông suốt. Trong đó, Nhà nước là chủ sở hữu, nhưng Nhà nước không trực tiếp sử dụng nguồn tài nguyên này, mà giao cho các cơ quan, các tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế – xã hội quản lý...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Sử dụng nhà đất tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội

  1. LUẬN VĂN: Sử dụng nhà đất tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội
  2. mở đầu 1. Lý do lựa chọn đề tài Nhà đất là trụ sở làm việc tại các cơ quan, đơn vị nói chung và của các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội nói riêng là cơ sở vật chất không thể thiếu giúp các cơ quan này hiện diện và hoạt động được bình thường, trôi chảy, liên tục thông suốt. Trong đó, Nhà nước là chủ sở hữu, nhưng Nhà nước không trực tiếp sử dụng nguồn tài nguyên này, mà giao cho các cơ quan, các tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế – xã hội quản lý và sử dụng. Thế nhưng, mặc dù Luật Đất đai đã quy định rất rõ về quyền, nghĩa vụ cũng như trách nhi ệm của người đ ược giao quyền sử dụng nhà đ ất. Nh ưng th ực tế, trên đ ịa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay đ ã có không ít các tổ chức, các đơn vị, các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội đ ược Nhà nước giao nhà đ ất cho sử dụng để xây d ựng trụ sở làm việc. Nh ưng trong quá trình qu ản lý và sử dụng nhà đ ất nhìn chung còn để xảy ra tình trạn g lãng phí, kém hiệu quả. Thậm chí còn xảy ra nhiều tiêu cực nh ư: t ự ý chuyển mục đ ích s ử dụng đất; để đất hoang hóa không sử dụng, lấn chiếm đ ất để sử dụng sai mục đ ích, mua bán chuyển nhượng nhà đất trái pháp luật, chi tiêu ti ền sử dụng nhà đất sai nguyê n t ắc, tham ô, tham nhũng liên quan đến quỹ nhà đất được Nhà n ước giao cho quản lý và sử dụng. Trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay, quá trình quản lý và sử dụng nhà đất là trụ sở làm việc tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Hà Nội đang nảy sinh nhiều vấn đề nổi cộm và gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn: “Sử dụng nhà đất tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đến nay qua tìm hiểu cho thấy, ngoài Luật Đất đai chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề sử dụng nhà đất tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội. Trong thực tế, có rất nhiều báo chí đưa tin, đăng bài và phóng sự về các vấn đề sử dụng lãng phí đất công. Cũng như những tiêu cực nảy sinh từ việc sử dụng và quản lý loại đất này ở nhiều địạ phương trong đó có Thành phố Hà Nội.
  3. Từ thực tế đó cho thấy, vấn đề tuy không là mới nhưng rất ít được nghiên cứu về mặt lý luận. Do vậy, luận văn không có sự trùng lặp về đề tài. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ cố gắng khai thác những thông tin trên báo chí và s ưu tầm các tư liệu khác để hoàn thành luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng sử dụng nhà đất tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, kiến nghị một số giải pháp với mục tiêu sử dụng nhà đất tại các cơ quan này tiết kiệm, hiệu quả và đúng mục đích nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung và của Thủ đô Hà Nội nói riêng. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Phân tích, làm rõ chủ thể sử dụng nhà đất công sở và xác định quyền sử dụng nhà đất công sở. Trên cơ sở đó phân tích sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng nhà đất công sở tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội. - Phân tích đặc điểm nhà đất công sở tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội. Đánh giá thực trạng sử dụng nhà đất công sở tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể và các đơn vị sự nghiệp có thu của Thành phố Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nhà đất công sở tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn * Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Là nhà đất thuộc trụ sở làm việc tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội. * Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Luận văn nghiên cứu thực trạng sử dụng nhà đất là trụ sở làm việc tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội (bao gồm các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể và các đơn vị sự nghiệp có thu của Thành phố Hà Nội). 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Dựa vào lý luận kinh tế chính trị Mác – Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quản lý và sử dụng đất đai cũng như những nghị quyết của Thành ủy, ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội liên quan đến quản lý và sử dụng nhà đất. - Về phương pháp nghiên cứu: Ngoài các phương pháp nghiên cứu của Kinh tế chính trị học, luận văn còn sử dụng các phương pháp như điều tra xã hội học, khảo sát thực
  4. tế, trao đổi ý kiến, phỏng vấn… nhằm chọn được những tư liệu cần thiết để hoàn thành luận văn. 6. Đóng góp của luận văn - Tổng kết, đánh giá thực trạng sử dụng nhà đất là trụ sở làm việc tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội trong thời gian từ 1993 đến nay. Trên cơ sở đó, kiến nghị một số giải pháp nhằm quản lý và sử dụng nhà đất tại các cơ quan này một cách có hiệu quả và đúng mục đích. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ trong việc đổi mới cơ chế, chính sách về sử dụng nhà đất của các tổ chức, các đơn vị, các cơ quan Nhà nước. Đồng thời, có thể làm tài liệu phục vụ nghiên cứu giảng dạy kinh tế chính trị ở các trường Đại học, Cao đẳng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm có 3 chương, 8 tiết.
  5. Chương 1 một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền sử dụng nhà đất công sở hiện nay 1.1. Khái niệm nhà đất công sở Theo Luật Đất đai định nghĩa: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống và là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng”. Theo định nghĩa này đất đai có vai trò, vị trí vô cùng quan trọng, là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động con người. Bởi lẽ, không có đất đai thì không có ngành nào, không xí nghiệp nào có thể bắt đầu công việc và hoạt động được. Hay nói khác đi - không có đất sẽ không có sản xuất, cũng như không có sự tồn tại của chính con người. Vì toàn bộ sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người đều được sản xuất trực tiếp hoặc gián tiếp trên một diện tích nhất định và đại bộ phận các công trình của xã hội đều phải xây dựng trên một diện tích đất đai. Chính vì vậy, nhà đất thuộc trụ sở làm việc tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp luôn là cơ sở vật chất không thể thiếu giúp cho các cơ quan này hiện diện và hoạt động được trôi chảy. ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và là người trực tiếp quản lý. Nhưng Nhà nước không trực tiếp sử dụng mà giao quyền sử dụng đất cho các cá nhân, các cơ quan công quyền, các tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội sử dụng. Theo đó, Luật Đất đai năm 2003 quy định rất rõ về chủ thể sử dụng đất bao gồm: Các tổ chức trong nước bao gồm các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế – xã hội, tổ chức sự nghiệp công, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức xã hội khác theo quy định của Chính phủ được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất; tổ chức kinh tế nhận quyền sử dụng đất… Từ việc quy định chủ thể sử dụng đất như vậy, Luật Đất đai cũng phân loại đất đai theo mục đích sử dụng bao gồm: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng... Đồng thời cũng quy định rất rõ mục đích sử dụng đối với từng loại đất. Chẳng hạn, đất phi nông nghiệp là loại đất dùng để làm nhà ở tại nông thôn; đất ở đô thị; đất
  6. xây dựng khu chung cư; đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn; đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp. Cũng theo đó, tại khoản 1 Điều 88 – Luật Đất đai quy định: Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp bao gồm: - Đất xây dựng trụ sở cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức sự nghiệp công. - Đất xây dựng trụ sở cơ quan của các tổ chức khác do Chính phủ quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này. - Đất xây dựng các công trình sự nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, ngoại giao của Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức sự nghiệp công. Tương tự cũng tại mục 6, Điều 33 - Luật Đất đai quy định Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau: Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp quy định tại Điều 88 của luật này, đất xây dựng các công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo... Theo quy định tại điểm a Điều 88 Luật Đất đai đã quy định: Đất xây dựng trụ sở của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức sự nghiệp công là loại đất được Nhà nước giao cho sử dụng mà không thu tiền sử dụng đất. Theo đó, Luật Đất đai cũng quy định rất rõ về quyền và nghĩa vụ của chủ thể sử dụng đất. Theo Luật Dân sự quy định: Cơ quan Nhà nước là những pháp nhân thuộc khu vực hành chính sự nghiệp được Nhà nước ra quyết định thành lập và được giao tài sản để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, đây là hệ thống bao gồm các cơ quan trong bộ máy Nhà nước như: ủy ban nhân dân các cấp, các Sở, Ban, Ngành và các đơn vị trực thuộc (gọi chung là cơ quan Nhà nước). Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội là các cơ quan Đảng, Đoàn thể bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Đây là những pháp nhân được thành lập để thực hiện mục tiêu chính trị – xã hội theo điều lệ của các tổ chức này (gọi chung là các cơ quan Đảng, đoàn thể). Còn các đơn vị sự nghiệp có thu là những pháp nhân được Nhà nước thành lập với mục đích giảng dạy, học tập và khám chữa bệnh - Đây là hệ thống các nhà trẻ, trường học và bệnh viện công... Vì vậy, có đủ cơ sở để gọi đất được Nhà nước giao cho các cơ quan thuộc hệ thống chính trị để xây dựng trụ sở làm việc và các công trình phụ trợ khác là đất công sở.
  7. Có thể nói, bất cứ một loại đất nào hay một diện tích đất nào bao giờ cũng có những công trình được xây dựng trên đất đó hay có các tài sản khác gắn liền trên đất đó. Đối với đất công sở cũng vậy, trên đất công sở luôn có nhà và các công trình phụ trợ khác được xây dựng và gắn liền trên đất đó. Vì vậy, có thể gọi nhà và các công trình phụ trợ khác được xây dựng trên đất công sở là Nhà công sở. Như vậy, nhà công sở được xây dựng trên đ ất công sở bằng nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước có thể gọi là: Nhà đất công sở. Theo ý nghĩa đó thì: Nhà đất công sở là nhà đất được Nhà nước giao cho sử dụng mà không thu tiền sử dụng đất được dùng để xây dựng trụ sở làm việc và các công trình phụ trợ khác. Đây là các cơ quan thuộc khu vực hành chính sự nghiệp được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (bao gồm các cơ quan Đảng, đoàn thể, các cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp có thu). 1.2. Quyền sử dụng nhà đất công sở Theo từ điển kinh tế định nghĩa: “Quyền sử dụng đất là phương thức quy định, điều kiện, hình thức sử dụng ruộng đất của từng cá nhân, của tập thể hoặc của Nhà nước. Chế độ sử dụng ruộng đất là do quan hệ sở hữu chiếm địa vị thống trị trong xã hội quyết định” [45, tr.413]. Theo định nghĩa này, quyền sử dụng đất chứa đựng trong đó rất nhiều mối quan hệ. Vì vậy, nói tới quyền sử dụng đất là nói tới quyền khai thác loại tư liệu sản xuất đặc biệt, giới hạn và cố định trong không gian về diện tích nhưng lại tồn tại vô hạn về thời gian và có khả năng sinh lợi lâu dài. Hơn thế nữa, đất đai vẫn luôn được đánh giá là tài nguyên, nguồn sống, môi trường, môi sinh quan trọng nhất cho đời sống con người, cho sinh hoạt xã hội và cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Không chỉ có vậy, đất đai còn được coi là tư liệu sản xuất đặc biệt. Do đó, so với các loại tư liệu sản xuất khác thì đất đai có ưu thế đặc biệt mà theo như Các Mác: Tư bản cố định bỏ vào máy móc, v.v. không vì được sử dụng mà tốt hơn lên, trái lại, nó hao mòn đi… Trái lại, nếu được xử lý một cách thích đáng thì đất sẽ tốt mãi lên. Ưu thế của đất là những khoản đầu tư liên tiếp có thể đem lại lợi nhuận mà không làm thiệt hại đến những khoản đầu tư trước; ưu thế đó của đất cũng bao hàm cái khả năng có sự chênh lệch trong sản phẩm của những khoản đầu tư liên tiếp ấy [37, tr.484].
  8. Với vai trò của đất đai như vậy thì mọi quốc gia trên thế giới dù duy trì hình thức sở hữu đất đai nào, vẫn thể chế hóa bằng những quy định nghiêm ngặt nhằm khai thác có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Hội nghị Trung ương lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX tiếp tục khẳng định lại: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Quan điểm chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta như vậy - trên thực tế đã có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ ổn định chính trị, xã hội, trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Theo đó, Luật Đất đai năm 2003 đã quy định chủ sở hữu có 3 quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Trong đó, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu nhưng Nhà nước không trực tiếp sử dụng mà giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Điều đó cho thấy, quyền sử dụng đất là một bộ phận cấu thành quyền sở hữu đất đai. Do vậy, Luật Đất đai cũng quy định: người sử dụng đất có các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, góp vốn bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất. Các quyền năng này của người sử dụng đất được Luật Đất đai, Luật Dân sự gọi là quyền sử dụng đất. Như vậy, quyền sử dụng đất xét về bản chất thì đây là một quyền dân sự vì nó gắn với chủ thể quan hệ pháp luật dân sự là hộ gia đình, các tổ chức và gắn liền với một loại tài sản đặc biệt - đó là đất đai. Do vậy, quyền sử dụng đất được coi là một quyền dân sự đặc biệt vì người sử dụng đất không có toàn bộ các quyền năng khác như chủ sở hữu (quyền chiếm hữu, quyền định đoạt). Nếu xét trên phương diện pháp lý thì quyền sở hữu toàn dân về đất đai là quyền có trước, còn quyền sử dụng đất là quyền có sau. Quyền sử dụng đất chỉ có được khi Nhà nước cho phép sử dụng thông qua việc giao đất, cho thuê đất và các trường hợp chuyển quyền sử dụng đất. Trong đó quyền sở hữu đất đai là một quyền độc lập, còn quyền sử dụng đất là quyền phụ thuộc vào quyền sở hữu. Bởi vậy, người sử dụng đất không được tự mình quyết định toàn bộ mọi vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các quyền năng của mình, mà chỉ được quyền quyết định một số vấn đề: chẳng hạn như chuyển nhượng cho ai? nội dung chuyển nhượng như thế nào? còn về cơ bản phải hoạt động theo ý chí của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu đối với đất đai. Hơn thế nữa, người sử dụng đất không
  9. được tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất trên mảnh đất của mình, mà phải sử dụng đất đúng mục đích theo quyết định giao đất, hợp đồng thuê đất của Nhà nước. ở nước ta, Luật Đất đai hiện hành quy định rất rõ nội dung quyền sử dụng đất như quy định tại Điều 106 – Luật Đất đai năm 2003. Theo đó, quyền sử dụng đất bao gồm các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền được bồi thường khi bị thu hồi đất. Các quyền này trừ quyền thừa kế và quyền tặng cho là thuần túy dân sự, còn lại đều là các quyền kinh tế. Điều đó cho thấy, quyền tặng cho quyền sử dụng đất và quyền thừa kế quyền sử dụng đất là hai quyền dân sự nhưng lại là căn cứ quan trọng để từ đó xác lập quyền kinh tế. Qua đó, Luật Đất đai hiện hành cũng phân loại quyền sử dụng đất theo một số tiêu chí, trong đó quy định: người sử dụng đất theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng sẽ không được trao một số quyền so với người sử dụng đất theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc so với hình thức thuê đất. Điều 109 Luật Đất đai cũng quy định rất rõ về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức được Nhà nước giao đất cho sử dụng mà không thu tiền sử dụng đất. Theo quy định tại điều này, các tổ chức được Nhà nước giao đất cho sử dụng mà không thu tiền sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đất mà không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Ngh ị đ ịnh số 18/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đ ất đai đ ã c ụ thể hóa vi ệc phân loại đ ất tại khoản 3 Đ i ều 6 của Nghị đ ịnh. Theo đ ó, đ ất đ ai được phân loại t heo các nhóm: nhóm đ ất nông nghiệp, nhóm đ ất phi nông nghiệp, nhóm đ ất ch ưa s ử d ụng. Mỗi nhóm đ ất trên lại đ ược chia thành các nhóm đ ất khác nhau theo mục đ ích s ử dụng cụ thể. Chẳng hạn, nhóm đ ất phi nông nghiệp là nhóm đ ất dùng đ ể làm đ ất ở t ại nông thôn, đ ất ở tại đ ô th ị, đ ất xây dựng khu chung c ư, đ ất sử dụng đ ể chỉnh trang, p hát tri ển đô th ị, khu dân c ư và đ ất xây dựng trụ sở c ơ quan... Theo quy định của Luật Đất đai như vậy, nhà đất công sở cũng thuộc nhóm đất được dùng để xây dựng trụ sở cơ quan nên quyền sử dụng nhóm đất này cũng bị hạn chế so với các nhóm đất khác. Từ sự phân tích ở trên có thể thấy: Quyền sử dụng nhà đất công sở là quyền sử dụng nhà đất của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng, đoàn thể và các đơn vị sự nghiệp có thu - Đây là các cơ quan thuộc khu vực hành chính sự nghiệp được Nhà nước giao nhà đất cho sử dụng và không thu tiền sử dụng nên trong quá trình sử dụng các cơ quan, đơn vị
  10. này không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh góp vốn bằng quyền sử dụng đất. 1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng nhà đất công sở tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội Hà Nội có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt thuận lợi so với các địa phương khác trong cả nước. Với vị thế là trung tâm đầu não chính trị – hành chính Quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch Quốc tế. Hà Nội có nhiều tiềm n ăng và lợi thế so sánh trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Không chỉ có vậy, với t ư cách là Thủ đô, Hà Nội còn là nơi tập trung trụ sở làm việc của nhiều cơ quan trong cả nước và của Thành phố Hà Nội. Vì vậy, hạ tầng kỹ thuật của Thủ đô Hà Nội cần phải được xây dựng một cách hợp lý cũng nh ư phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và đúng mục đích nhằm tạo ra cảnh quan, không gian kiến trúc và môi trường đô thị văn minh, hiện đại. Với tư cách là Thủ đô của một nước, đất đai ở Hà Nội có vị trí thuận lợi hơn hẳn so với các địa phương khác nên đã đem lại cho Hà Nội nhiều lợi thế trong việc phát triển kinh tế – xã hội nói chung và trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng của Thủ đô nói riêng. Bởi lẽ, đất đai có những đặc trưng cơ bản khiến nó không giống bất kỳ một loại tư liệu sản xuất nào. Chẳng hạn: đất đai là tài nguyên có hạn chế về số lượng và không có khả năng tái sinh; đồng thời đất đai có vị trí cố định trong không gian, không thể di chuyển theo ý muốn chủ quan của con người… Chính từ đặc điểm hạn chế về số lượng, không có khả năng tái sinh và không thể di chuyển được theo ý muốn chủ quan của con người đã làm cho đất đai luôn có vị trí đặc biệt. Đất đai là tài nguyên đặc biệt quý giá và là tư liệu sản xuất đặc biệt… nên có thể mua, có thể bán cũng như có thể chuyển nhượng và cho thuê quyền sử dụng được. Theo quan điểm của các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác – Lênin: giá cả ruộng đất là biểu hiện quan hệ kinh tế phái sinh chứ không phải biểu hiện bằng tiền của giá trị ruộng đất. Vậy: tại sao đất lại có giá? nếu đất có giá thì ai là người có quyền bán hoặc cho thuê, chuyển nhượng đất đó. Để làm rõ vấn đề này cần sử dụng lý luận địa tô của Các Mác, đồng thời cũng cần hiểu và vận dụng những quan điểm của Các Mác khi nghiên cứu về địa tô tư bản chủ nghĩa: Một là, Các Mác nghiên cứu địa tô xuất hiện trong xã hội tư bản chủ nghĩa khi mà trong xã hội đã có sự độc quyền kinh doanh ruộng đất.
  11. Hai là, địa tô tư bản chủ nghĩa phản ánh mối quan hệ thống nhất giữa ba giai cấp cơ bản hình thành trong nông nghiệp tư bản chủ nghĩa: Công nhân làm thuê, nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp và địa chủ. Từ những nghiên cứu đó, Các Mác đã đưa ra định nghĩa về địa tô như sau: “Địa tô là hình thái dưới đó quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện về mặt kinh tế tức là đem lại thu nhập” [37, tr.513]. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đất nông nghiệp nằm chủ yếu trong tay các địa chủ – chủ sở hữu ruộng đất, còn người thực sự canh tác ruộng đất là những người lao động làm thuê, nhà tư bản thuê đất của địa chủ để kinh doanh. Chính vì vậy, nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp phải trả cho địa chủ – chủ sở hữu ruộng đất theo hợp đồng một khoản tiền vì đã được sử dụng ruộng đất trong một thời gian nhất định, Các Mác gọi đó là địa tô tư bản chủ nghĩa. Cũng theo quan điểm của Các Mác, trong xã hội tồn tại sở hữu tư nhân về đất đai, đặc biệt là trong xã hội tư bản chủ nghĩa, không chỉ có đất đai được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp mới phải nộp địa tô, mà tất cả các loại đất như đất hầm mỏ, đất xây dựng cũng phải nộp địa tô tức là cũng phải đem lại thu nhập cho chủ sở hữu của chúng. Mặt khác, đất xây dựng là loại đất thường gắn với các đô thị. Vì thế nên địa tô xây dựng về cơ bản cũng được hình thành như địa tô đất nông nghiệp, tuy nhiên nó cũng có một số đặc trưng riêng biệt: Thứ nhất, trong việc hình thành địa tô chênh lệch I, vị trí của đất đai mang lại khả năng sinh lợi cao cho người sử dụng chứ không phải do độ màu mỡ của đất và trạng thái của đất quyết định. Và vị trí của đất đai luôn là một trong những nhân tố quyết định giá trị kinh tế của đất đai, là mấu chốt của tiền thuê và giá đất. Sự chênh lệch về thu nhập thường là do vị trí của đất đai và nó thường vượt trội hơn nhiều lần giá trị mà bản thân tài nguyên đất đai có. Thứ hai, địa tô đất xây dựng tăng lên nhanh chóng do sự phát triển của dân số, do nhu cầu về nhà ở tăng lên và do nhu cầu xây dựng các công trình phục vụ công cộng ngày càng tăng lên. Thứ ba, do sự phát triển liên tục của tư bản cố định sáp nhập vào đất, bám rễ vào đất hoặc dựa trên mặt đất. Như vậy có thể coi địa tô đất xây dựng là loại địa tô đặc trưng của đất đô thị. Như vậy, trong lý luận địa tô của mình, Các Mác không chỉ đề cập tới đất xây dựng mà ông còn đề cập tới đất hầm mỏ - đất có những khoáng sản nếu khai thác cũng đem lại địa tô chênh lệch và tuyệt đối cho người sở hữu đất đai ấy. Theo Các Mác, địa tô hầm mỏ
  12. cũng hình thành và được quyết định như địa tô đất nông nghiệp. Nó do các yếu tố về giá trị khoáng sản, hàm lượng, trữ lượng của khoáng sản, vị trí và điều kiện khai thác quyết định. Qua nghiên cứu lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa cho thấy, nếu xét về mặt kinh tế thì đất không có giá trị nhưng do con người đưa vào sử dụng theo một mục đích nào đó thì lại trở thành có giá cả. Mặt khác, người sử dụng đất đai sẽ có thu nhập từ việc sử dụng đất. Thậm chí họ còn có thể thu lợi cao nhờ vị trí và đặc tính của đất đai. Vì vậy, vị trí đất đai có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành địa tô chênh lệch I, chính vị trí thuận lợi của đất đai đã đem lại cho chủ sở hữu đất đai những khoản thu nhập ngày càng lớn. Không những thế, khi nghiên cứu địa tô chênh lệch I và địa tô xây dựng, địa tô hầm mỏ cho thấy, bất cứ loại đất nào dù ở đâu nếu có lợi thế về vị trí, địa điểm cũng sẽ đem lại những khoản thu nhập lớn cho chủ sở hữu. Điều này đã được Các Mác khẳng định trong Bộ Tư bản của mình: Đất nông nghiệp hay đất xây dựng đều có đặc trưng: một là, vị trí có ảnh hưởng quyết định đến địa tô chênh lệch (ảnh hưởng này rất lớn đối với các vườn nho và những vùng đất dùng vào việc xây dựng ở các đô thị lớn, chẳng hạn); hai là, địa tô này nêu bật tính chất thụ động hiển nhiên và hoàn toàn của địa chủ mà tất cả tính năng động chỉ là ở chỗ lợi dụng sự tiến bộ xã hội … [37, tr.372]. Từ việc phân tích về nguồn gốc và sự hình thành địa tô tư bản chủ nghĩa, có thể khẳng định: Các Mác đã hoàn toàn đúng khi đã đưa ra một hệ thống chỉ dẫn khoa học nghiên cứu về địa tô tư bản chủ nghĩa. Kết luận của Các Mác dù đã gần hai thế kỷ nhưng vẫn đúng với ngày nay. Thác nước, cũng như đất đai nói chung, cũng như mọi lực lượng tự nhiên, không có giá trị nào cả, vì không có một lao động nào được vật hóa ở trong đó, do đó nó cũng không có giá cả, vì lẽ thường, giá cả không phải cái gì khác hơn là biểu hiện tiền tệ của giá trị. Giá cả đó chẳng qua là một địa tô tư bản hóa [37, tr.291]. Thông qua việc nghiên cứu địa tô chênh lệch I của Các Mác cho thấy do có nhiều thuận lợi về vị trí, về hạ tầng kỹ thuật nên nhà đất công sở luôn có giá trị sử dụng cao hơn ở những nơi khác. Vì vậy nên nhà đất công sở luôn có khả năng cho thuê với giá rất cao. Chính điều này đã dẫn đến nguy cơ các cơ quan, đơn vị sử dụng nhà đất công sở có thể đem cho thuê trái với quy định của Nhà nước.
  13. Hà Nội có vị trí rất thuận lợi về giao thông, về kết cấu hạ tầng, và về thông tin liên lạc … với lợi thế đó, đất đai ở Hà Nội luôn có “giá trị th ương quyền” cao hơn ở nhiều địa phương khác trong cả nước. Không những thế, đất đai ở Hà Nội còn là đối tượng sử dụng của rất nhiều loại chủ thể, cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, trong đó có một phần diện tích đất được dùng để cho các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội làm mặt bằng để xây dựng trụ sở làm việc và các công trình phụ trợ khác. Hiện nay Hà Nội có diện tích khoảng 920 km2, với diện tích tự nhiên như vậy, tính tới thời điểm này, Thành phố Hà Nội có 14 Quận, Huyện và 219 Xã, Phường, Thị trấn. Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có 217 cơ quan hành chính sự nghiệp của Thành phố đặt trụ sở làm việc, trong đó có 54 Sở, Ban, Ngành, tổ chức đoàn thể và 163 đơn vị trực thuộc. Đây là các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Thủ đô được Nhà nước giao nhà đất cho sử dụng mà không thu tiền sử dụng đất. Đồng thời, khi Nhà nước giao đất cho sử dụng cũng quy định rất cụ thể, rõ ràng về các nguyên tắc sử dụng nhà đất: các cơ quan, đơn vị khi được giao đất cho sử dụng mà không thu tiền sử dụng đất trong quá trình sử dụng sẽ không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp bảo lãnh góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Bởi lẽ, theo ý nghĩa kinh tế chính trị thì quyền cho thuê đất của người sử dụng đất chính là quyền cho thuê lại quyền sử dụng đất, tương tự quyền chuyển nhượng, chuyển đổi đất cũng chính là quyền chuyển nhượng, chuyển đổi quyền sử dụng đất đó. ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước quản lý và là người đại diện chủ sở hữu. Do vậy, các cá nhân, các hộ gia đình và các tổ chức khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất phải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc theo quy định của pháp luật trong quá trình quản lý và sử dụng đất như: sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và sử dụng đất đúng diện tích, đúng mục đích được giao; thực hiện các biện pháp để bảo vệ môi trường sinh thái, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh... Mặc dù quy định của Chính phủ rất rõ ràng như vậy nhưng thực tế hiện nay cho thấy, hầu hết các cơ quan trong hệ thống chính trị của Hà Nội khi được thành lập đều được Nhà nước giao đất cho sử dụng để làm mặt bằng và cấp kinh phí từ ngân sách Nhà n ước để xây dựng trụ sở làm việc nằm ở những vị trí rất thuận lợi và luôn có khả năng sinh lợi từ việc cho thuê, cho thuê lại, chuyển nhượng quyền sử dụng nhà đất. Hầu hết các cơ quan này đều được Nhà nước giao nhà đất để sử dụng ở những nơi gần khu dân cư, gần các công trình dịch vụ công cộng và rất thuận tiện về giao thông. Chính sự thuận lợi về vị trí của đất đai
  14. như vậy nên tại những nơi này luôn tiềm ẩn nguy cơ sử dụng nhà đất kém hiệu quả và sai mục đích, sai với cam kết khi được giao đất, mà tình trạng phổ biến là dùng diện tích nhà đất được giao của cơ quan để cho thuê làm dịch vụ hoặc làm mặt bằng để sản xuất kinh doanh… Kể từ khi có Luật Đất đai đến nay, tất cả các văn bản pháp luật đưa ra đều nhằm đề cập tới nguyên tắc sử dụng đất đai nói chung và nhà đất công sở nói riêng sao cho hiệu quả và đúng mục đích. Xuất phát từ vai trò và vị trí của Nhà nước, với tư cách là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai có nhiệm vụ thống nhất quản lý đất đai trong phạm vi cả nước, đồng thời là người chủ sở hữu của các tài sản trên đất công sở. Vì vậy, chủ thể sử dụng nhà đất công sở chỉ có quyền sử dụng theo đúng quy định của Nhà nước. Mặt khác, được hưởng lợi từ những quyền của người sử dụng nhà đất công sở như đã được quy định. Như vậy là, về thực chất của việc sử dụng nhà đất công sở là hướng tới lợi ích xã hội. Tuy nhiên, lợi ích của người sử dụng đất chỉ được bảo đảm khi các quyền lợi của xã hội được bảo đảm. Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất các chủ thể sử dụng phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt khi được giao đất, cho thuê đất. Từ năm 1993 đến nay, để quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai c ủa Quốc gia, Nhà nước ta đã ban hành hàng ngàn văn bản pháp luật về quản lý và s ử dụng đất đai. ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội cũng ban hành rất nhiều quyết định, thông tư cũng như những quy chế về quản lý và sử dụng đất đai. Có thể nói, tất cả các văn bản quy phạm pháp luật này đều với mục đích quy định và hướng dẫn các chủ thể sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và đúng mục đích được giao. Thủ tướng Chính phủ đã quy định rất cụ thể về quy chế quản lý và sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Theo đó tại Điều 1 Quyết định số 20/1999/QĐ - BTC ngày 25 – 02 -1999 của Bộ Tài chính cũng ghi rõ: Trụ sở làm việc bao gồm: nhà dùng vào mục đích làm việc, tiếp khách, hội họp, nhà kho, nhà bảo vệ, nhà để xe, khu công trình phụ và các công trình kiến trúc khác gắn liền với nhà đất nằm trong khuôn viên trụ sở làm việc của các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội được hình thành từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà n ước được Nhà nước giao cho quản lý, sử dụng. Nhà, đất của các đơn vị sự nghiệp dùng vào mục đích khám chữa bệnh, giảng dạy và học tập (bệnh viện, trường học…).
  15. Mặc dù có các văn bản pháp luật quy định như vậy, song vấn đề quản lý và sử dụng đất đai trong cả nước nói chung và của Thành phố Hà Nội nói riêng đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề bất cập. Đặc biệt là tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội, vấn đề quản lý và sử dụng nhà đất thuộc trụ sở làm việc đang thường xuyên xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật Đất đai, cũng như vi phạm các quy định hiện hành của Chính phủ. Theo quy định của Luật Đất đai: Bất cứ loại đất nào dù là đất nông nghiệp hay đất đô thị thì cũng đều thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Chính vì vậy, đất công sở cũng là loại đất thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện thống nhất quản lý và giao đất cho các chủ thể sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở làm việc và các công trình phụ trợ khác. Còn nhà công sở được đầu tư xây dựng từ ngân sách Nhà nước nên nhà công sở cũng là đối tượng thuộc sở hữu của Nhà nước. Tuy đất và nhà công sở đều chung một chủ thể quản lý và cùng chung một chủ thể sử dụng như vậy, nhưng đối với đất công sở được Nhà nước quản lý bằng hệ thống các văn bản pháp luật, còn nhà công sở lại được quản lý bằng hệ thống các cơ chế chính sách. Do cơ chế quản lý vừa không thống nhất, vừa thiếu đồng bộ đối với nhà đất công sở. Vì vậy, có thể thấy đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trong quản lý và sử dụng nhà đất công sở được giao luôn tiềm ẩn nguy cơ sử dụng tùy tiện, lãng phí, kém hiệu quả và sai mục đích. Bởi lẽ, trên bất cứ một diện tích nhà đất công sở nào cũng có nhiều mối quan hệ về lợi ích giữa chủ thể sở hữu, chủ thể sử dụng và chủ thể quản lý. Chính vì vậy, trong quá trình quản lý và sử dụng nhà đất công sở, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ và phải có cơ chế chính sách quản lý thống nhất nhằm hạn chế những sai phạm trong quá trình quản lý và sử dụng. Mặt khác, cần phải chú trọng việc kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, lợi ích của cộng đồng với lợi ích của các chủ thể sử dụng cụ thể. Bởi lẽ, trong quá quản lý và sử dụng nhà đất công sở nếu chúng ta chỉ coi trọng lợi ích của Nhà nước, của xã hội sẽ không động viên được các chủ thể sử dụng nhà đất công sở phát huy tính tích cực, sáng tạo, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Ngược lại, nếu chỉ chú ý đến lợi ích của người sử dụng sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước, lợi ích xã hội. Bởi vậy, xử lý tốt mối quan hệ giữa các lợi ích trên chính là động lực thúc đẩy sử dụng hợp lý, có hiệu quả, đồng thời loại trừ dần những nguyên nhân làm nảy sinh tiêu cực trong quá trình quản lý và sử dụng nhà đất công sở. Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: nhà đất là trụ sở làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp phải được sử dụng đúng mục đích, đúng công năng cũng như tiêu
  16. chuẩn, định mức do chính phủ quy định. Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp khi được Nhà nước giao cho quản lý và sử dụng trụ sở làm việc nếu không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì tuyệt đối không được sang nhượng hoặc góp vốn liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để sản xuất kinh doanh, dịch vụ như: cho thuê, dùng vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cấp cho cán bộ công nhân viên làm nhà ở hoặc dùn g vào mục đích khác. Mặc dù quy định của Chính phủ như vậy, nhưng hiện nay tình trạng vi phạm các quy định về sử dụng nhà đất công sở tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị vẫn thường xuyên xảy ra phổ biến. Sở dĩ có tình trạng đó xảy ra là vì, các cơ quan này khi được Nhà nước giao nhà đất cho sử dụng không những không phải nộp tiền sử dụng đất mà còn không phải chịu bất kỳ một chi phí nào về những hư hỏng, thiệt hại trong quá trình sử dụng đối tượng này. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các chủ thể sử dụng nhà đất công sở tùy tiện và không đúng mục đích. Mặt khác, trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp nên việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc tại các cơ quan này còn nhiều hạn chế. Có cơ quan được phân bổ nguồn vốn đầu tư lớn nên có điều kiện xây dựng trụ sở làm việc rộng rãi, nhưng cũng có cơ quan được phân bổ nguồn vốn đầu tư hạn chế nên việc xây dựng trụ sở làm việc cũng rất chật hẹp. Việc xây dựng trụ sở làm việc tại một số cơ quan trong hệ thống chính trị dù rộng hay hẹp đều không đúng với tiêu chuẩn, định mức trụ sở làm việc theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, cũng nảy sinh vấn đề là nếu trụ sở làm việc rộng thì đem cho thuê theo kiểu lợi ích cục bộ của cơ quan, còn diện tích chật hẹp thì tìm cách tự cơi nới một cách tự phát. Chính việc này đã làm cho khuôn viên trụ sở làm việc của các cơ quan công sở bị ảnh hưởng. Không chỉ có vậy, thực tế hiện nay cho thấy khá nhiều trụ sở làm việc của các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội đều là những công trình tiếp quản sau năm 1954, một số cơ quan được xây dựng mới từ năm 1960 và chỉ có một số cơ quan mới được đầu tư xây dựng trong những năm gần đây. Do vậy, thời gian sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan này cũng rất khác nhau. Chất lượng công trình vừa không đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, vừa bị xuống cấp ngày càng nhanh. Đa số trụ sở làm việc đã ít nhiều được cải tạo, sửa chữa, xây dựng, nâng cấp nhưng không đồng bộ; có tính chắp vá trong khuôn viên trụ sở làm việc nên không còn khả năng và điều kiện về không gian để biểu đạt đặc trưng là cơ quan công sở của Thủ đô, đồng thời làm hạn chế tính chất trang nghiêm cần có của những cơ quan công quyền.
  17. Cho đến nay, vẫn còn nhiều diện tích nhà đất là trụ sở làm việc tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội được phân bố và sử dụng bất hợp lý, kém hiệu quả, tình trạng xây dựng nhà ở và các trụ sở làm việc vừa lộn xộn, vừa thiếu mỹ quan kiến trúc, các công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình công ích vừa thiếu vừa kém chất lượng. Mặc dù Thành ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã tiến hành nhiều biện pháp để ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Thế nhưng, tình trạng vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng nhà đất công sở đã và đang diễn ra rất phổ biến. Tình trạng lấn chiếm, mua bán đất công sở để xây dựng nhà trái phép, tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất, cũng như sử dụng đất không hiệu quả, bỏ hoang đất không sử dụng … diễn ra rất phức tạp. Do quản lý và sử dụng nhà đất công sở tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội có nhiều sai phạm như vậy, nên việc đánh giá hiệu quả sử dụng nhà đất công sở tại các cơ quan này là rất cần thiết. Trên cơ sở đánh giá đó nhằm đưa ra những giải pháp hữu hiệu để sử dụng nhà đất công sở sao cho tiết kiệm, hiệu quả và đúng mục đích, công năng. Đồng thời cũng nhằm làm cho trụ sở làm việc của các cơ quan công sở ở Hà Nội có cảnh quan, không gian kiến trúc khoa học, văn minh, hiện đại và có đủ điều kiện, khả năng để biểu đạt tính trang nghiêm của cơ quan công quyền. Kết luận chương 1 Việc sử dụng nhà đất công sở là trụ sở làm việc tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội đang tồn tại một số vấn đề gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội. Thực tế cho thấy, hiện nay còn không ít các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội sử dụng nhà đất là trụ sở làm việc không đúng mục đích, công năng mà hành vi chủ yếu là tự cho phép cán bộ nhân viên làm nhà ở, làm dịch vụ kinh doanh hoặc tự ý cho thuê, liên doanh, liên kết sai mục đích; sử dụng đất lãng phí, tự bán tài sản kèm theo đất, tự ý chuyển quyền sử dụng đất. Do vậy, nếu để tình trạng này kéo dài sẽ làm cho quỹ nhà đất công được giao sẽ dần biến thành nhà đất tư. Mặt khác, việc sử dụng nhà đất công sở tùy tiện, sai mục đích như vậy còn gây nhiều thiệt hại cho ngân sách Nhà nước cũng như làm ảnh hưởng môi trường pháp lý của các cơ quan công quyền ở Thủ đô.
  18. Chương 2 thực trạng sử dụng nhà đất công sở tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội 2.1. Đặc điểm nhà đất công sở tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn lực vô cùng quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Không những thế, đất đai còn có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các cơ quan, đơn vị hành chính nói chung và đối với các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội nói riêng. Bởi lẽ, đất đai là nơi đặt trụ sở làm việc của các cơ quan giúp cho các cơ quan này hi ện diện và biểu đạt uy lực của cơ quan công quyền. Đồng thời, đây cũng là nơi giúp các cơ quan công quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình cũng như để tiến hành mọi hoạt động nhằm phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung và của Thành phố Hà Nội nói riêng. Chính vì vậy, việc sử dụng đất đai liên quan chặt chẽ tới mọi hoạt động của từng ngành và từng lĩnh vực, quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự sống còn của từng người dân cũng như vận mệnh của cả quốc gia. Cũng chính vì lẽ đó, vấn đề quản lý và sử dụng đất đai luôn là vấn đề bức xúc và được quan tâm hàng đầu. Nhà đất là trụ sở làm việc tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội luôn là cơ sở vật chất không thể thiếu giúp các cơ quan này hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ của cơ quan mình nhằm giúp Nhà nước thực hiện quản lý, điều hành, chỉ đạo phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung và của Thành phố Hà Nội nói riêng. Do vậy, trụ sở làm việc tại các cơ quan này phải đáp ứng được các tiêu chí khoa học, văn minh, hiện đại và phải được coi là bộ mặt của cơ quan công quyền, đảm bảo uy lực của bộ máy thực thi quyền lực công để quản lý xã hội, quản lý đất nước. Đồng thời phải được sử dụng ổn định, lâu dài, tiết kiệm, hiệu quả và đúng mục đích, công năng, tiêu chuẩn, định mức theo Luật Đất đai và những quy định hiện hành của Chính phủ. Các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội nói riêng và các cơ quan, đơn vị hành chính trong cả nước nói chung khi được thành lập đều được Nhà nước giao đất cho sử dụng để xây dựng trụ sở làm việc, khi được giao nhà đất cho quản lý và sử dụng như vậy đều được quy định rất rõ ràng, cụ thể nhà đất đó phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và đúng mục đích, công năng. Tuyệt đối không được sử dụng sai mục đích,
  19. công năng cũng như không được tự ý cho thuê, cho thuê lại và chuyển nhượng quyền sử dụng nhà đất. Thế nhưng tình trạng sử dụng nhà đất công sở tùy tiện, lãng phí, kém hiệu quả và sai mục đích, công năng cũng như tiêu chuẩn định mức theo quy định vẫn thường xuyên xảy ra làm cho khuôn viên trụ sở làm việc của các cơ quan này bị ảnh hưởng về mỹ quan, cảnh quan, không gian kiến trúc và làm mất đi tính trang nghiêm, tính quyền uy cũng như không còn khả năng và điều kiện về không gian để biểu đạt đặc trưng là cơ quan công sở của Thủ đô. Hà Nội với vị thế là Thủ đô của cả nước, do vậy đất đai nơi đây có vị trí rất thuận lợi cũng như có những ưu thế đặc biệt hơn hẳn so với các địa phương khác trong cả nước. Không những thế, đất đai ở Hà Nội còn là đối tượng sử dụng của rất nhiều chủ thể, cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Chính vì lẽ đó, trong quá trình quản lý và sử dụng nhà đất công sở tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội có những đặc điểm riêng: Thứ nhất, do có vị trí thuận lợi nên nhà đất công sở tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội luôn có giá trị sử dụng lớn hơn so với ở nhiều địa phương khác trong cả nước. Đất đai của Hà Nội nói chung và nhà đất công sở tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội nói riêng do có nhiều thuận lợi về vị trí, về hạ tầng kỹ thuật nên có khả năng khai thác sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau. Cũng do đất đai của Hà Nội có khả năng sử dụng cho nhiều hoạt động như vậy, nên so với các địa phương khác thì đất đai nơi đây luôn có giá trị sử dụng rất cao. Hơn nữa, các cơ quan công quyền của Hà Nội khi có quyết định thành lập đều được Nhà nước giao nhà đất cho sử dụng ở những nơi có vị trí thuận lợi: gần mặt đường, mặt phố lớn và thường ở khu trung tâm cũng như gần những khu dân cư, các công trình dịch vụ công cộng … nên n ơi đây luôn có khả năng thu lợi cao từ việc cho thuê, cho thuê lại hoặc chuyển nh ượng quyền sử dụng cũng như dùng để sử dụng nhà đất đó vào các mục đích khác. Chính vì vậy, nếu xét dưới góc độ quyền sử dụng thì nhà đất công sở tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội luôn có giá trị sử dụng cao hơn, cũng như có khả năng thu lợi cao hơn rất nhiều so với ở nhiều địa phương khác. Đây cũng là một trong những đặc điểm nổi bật dẫn đến nguy cơ các chủ thể sử dụng nhà đất công sở luôn tìm mọi cách để sử dụng sai mục đích nhằm trục lợi. Thứ hai, nhà đất công sở tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Hà Nội luôn có giá trị đầu tư xây dựng lớn hơn nhiều so với ở nhiều địa phương khác.
  20. Đất đai có vai trò quan trọng, là tài nguyên, nguồn sống, môi sinh quan trọng nhất cho đời sống con người, cho sinh hoạt xã hội và cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, mặt bằng đất đai còn là n ơi xây dựng các công trình, trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình. Nhưng trong điều kiện quỹ nhà đất có giới hạn về diện tích mặt bằng đất đai và không gian xây dựng nên khuôn viên, diện tích nhà đất được giao cho các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội không được rộng rãi, thoải mái nh ư ở n hiều đ ịa p hương khác. V ì vậy, trong quá trình xây dựng các c ơ quan này thường thiết kế xây d ựng trụ sở làm việc của c ơ quan mình theo ki ểu nhà cao tầng. Nên giá trị đ ầu t ư xây d ựng tại các cơ quan này luôn lớn hơn nhiều lần so với ở các địa ph ương khác trong c ả n ư ớc. Có thể thấy, tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội hiện nay mặc dù chi phí đầu tư xây dựng trụ sở làm việc là rất lớn nhưng quá trình sử dụng lại ít có hiệu quả, thậm chí trong việc đầu tư xây dựng cũng không tính đến hiệu quả sử dụng nên gây ra nhiều lãng phí cho ngân sách Nhà nước. Thực tế cho thấy, các cơ quan khi được thành lập đều lập dự toán xin kinh phí đầu tư xây dựng từ ngân sách Nhà nước để xây dựng nhà làm việc và các công trình phụ trợ khác trên khuôn viên đất được giao. Nhiều công trình phải đầu tư xây dựng với nguồn kinh phí rất lớn nhưng khi đưa vào hoạt động thì hiệu quả sử dụng tại nơi đây lại không cao. Mặc dù nguồn ngân sách đầu tư cho các công trình này là rất lớn, nhưng nhìn chung tình trạng phổ biến là xây dựng nhiều nhưng không sử dụng đến gây nên sự lãng phí hữu hình. Mặt khác, nhiều cơ quan khi xây dựng xong đã dùng diện tích nhà đất của cơ quan mình để cho các cá nhân, các tổ chức bên ngoài thuê các công trình đó để sản xuất, kinh doanh hoặc làm các dịch vụ khác ngay trên khuôn viên trụ sở làm việc của c ơ quan mình. Chính việc đó đã làm cho trụ sở của các cơ quan này mất đi sự yên tĩnh, trang nghiêm cần có và làm ảnh hưởng tới bộ mặt pháp lý của cơ quan công quyền ở Thủ đô Hà Nội. Thứ ba, nhà đất công sở tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội luôn tiềm ẩn nguy cơ bị sử dụng tùy tiện, lãng phí, kém hiệu quả và sai mục đích. Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa lớn của cả nước, do vậy được Nhà nước ưu tiên đầu tư kinh phí để hoàn thiện về hạ tầng kỹ thuật. Nhờ vậy, Thủ đô Hà Nội có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, trụ sở làm việc của nhiều cơ quan trong hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội còn được xây dựng ở
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0