intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:126

22
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận, tiến hành đánh giá, phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn TP Hà Nội, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao quản lý của nhà nước về quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn TP Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ........./......... ...../..... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN VIỆT THẮNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÀ CHUNG CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ........./......... ...../..... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN VIỆT THẮNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÀ CHUNG CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. MAI NGỌC ANH HÀ NỘI - NĂM 2023
  3. 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học viện Hành chính Quốc gia. Tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Học viện Hành chính Quốc gia; Ban Quản lý đào tạo sau Đại học xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người cam đoan Trần Việt Thắng
  4. 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn thạc sĩ, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Học viện Hành chính Quốc gia; Ban Quản lý đào tạo sau Đại học; PGS. TS. Mai Ngọc Anh đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội”. Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo; các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy và truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Quản lý công cho bản thân tôi trong thời gian qua. Tiếp theo, tôi xin gửi tới Bộ Xây dựng; Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội; Sở Xây dựng Thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan lời cảm ơn sâu sắc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi thu thập hồ sơ dữ liệu liên quan tới đề tài tốt nghiệp. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn các cá nhân, tổ chức đã quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ chuyên ngành Quản lý công. Qua đây, tôi rất mong nhận được sự đóng góp, hướng dẫn của Quý thầy cô, các nhà khoa học, độc giả và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người cảm ơn Trần Việt Thắng
  5. 3 MỤC L ỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... 1 LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... 6 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ......................................................................... 7 MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÀ CHUNG CƯ TẠI CÁC THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG ........................................................................... 15 1.1. Khái quát chung về nhà chung cư ............................................................... 15 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về nhà chung cư .................................................... 15 1.1.2. Vai trò của nhà chung cư đối với con người và xã hội ........................... 18 1.1.3. Phân loại nhà chung cư ........................................................................... 19 1.2. Quản lý nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ...................................................... 24 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ................................... 24 1.2.2. Bộ máy quản lý nhà nước trong quản lý, sử dụng nhà chung cư ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương .............................................................. 26 1.2.3. Mục tiêu quản lý nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư tại các thành phố trực thuộc Trung ương ........................................... 28 1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ................................... 29 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư ......................................................................................... 38 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư tại một số Thành phố trực thuộc Trung ương .................................. 40 1.3.1. Kinh nghiệm tại Thành phố Đà Nẵng ..................................................... 40 1.3.2. Kinh nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh .............................................. 41 1.3.3. Kinh nghiệm tại Thành phố Hải Phòng................................................... 42 Tiểu kết Chương 1 ................................................................................................... 43 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÀ CHUNG CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .......................................................................................................... 45
  6. 4 2.1. Khái quát chung về hệ thống nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội .................................................................................................................... 45 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của hệ thống các nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội ....................................................................................... 45 2.1.2. Khái quát tình trạng nhà chung cư theo cách phân tổ loại tòa nhà ......... 50 2.1.3. Khái quát tình trạng nhà chung cư theo cách phân tổ về chất lượng ...... 52 2.1.4. Khái quát tình trạng nhà chung cư phân theo tình trạng sử dụng tòa nhà ................................................................................................................. 54 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội ......................................................... 56 2.2.1. Bộ máy quản lý nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội ..................................................................... 56 2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội .......................................................... 61 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội ........................................ 89 2.3.1. Những kết quả đạt được .......................................................................... 89 2.3.2. Những hạn chế ........................................................................................ 89 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ....................................................................... 92 Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................... 93 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÀ CHUNG CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................................................................... 94 3.1. Quan điểm, định hướng phát triển nhà chung cư của Thành phố Hà Nội đến 2025 ......................................................................................................... 94 3.1.1. Định hướng phát triển nhà chung cư của Thành phố Hà Nội ................. 94 3.1.2. Quan điểm phát triển, quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội .............................................................................................. 98 3.2. Giải pháp quản lý nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư tại Thành phố Hà Nội ........................................................................ 100 3.2.1. Giải pháp chung .................................................................................... 100 3.2.2. Về bộ máy quản lý nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội ........................................................ 102 3.2.3. Ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể về quản lý, sử dụng nhà chung cư để áp dụng trên địa bàn Thành phố Hà Nội ...................................... 104 3.2.4. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền các quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội ........................................................ 105
  7. 5 3.2.5. Tổ chức cưỡng chế thu hồi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư theo quy định pháp luật về nhà ở trên địa bàn Thành phố Hà Nội ... 106 3.2.6. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư theo quy định của pháp luật trên địa bàn Thành phố Hà Nội ............................................................................................................... 107 3.3. Kiến nghị ..................................................................................................... 109 3.3.1. Đối với Chính phủ, Bộ Xây dựng ......................................................... 109 3.3.2. Đối với Thành phố Hà Nội .................................................................... 109 Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................. 110 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 112 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................ 114 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 114 PHỤ LỤC: ........................................................................................................ 118
  8. 6 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ BXD Bộ Xây dựng QLNN Quản lý nhà nước SXD Sở Xây dựng TP Hà Nội Thành phố Hà Nội TP Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh TP Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng TP Hải Phòng Thành phố Hải Phòng UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa
  9. 7 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ STT Bảng biểu, sơ đồ Số trang 1 Hình 1.1: Bộ máy công quyền trong quản lý, sử dụng nhà 27 chung cư ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 2 Bảng 1.1: Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa 30 bàn tỉnh 3 Bảng 1.2: Quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư gắn với 32 vai trò trách nhiệm của các bên liên quan 4 Bảng 2.1: Số lượng nhà chung cư theo cách phân tổ loại tòa 50 nhà 5 Bảng 2.2: Số lượng nhà chung cư phân theo cách phân tổ về 52 chất lượng tòa nhà 6 Bảng 2.3: Số lượng nhà chung cư phân theo tình trạng sử dụng 55 tòa nhà 7 Hình 2.1: Mô hình quản lý nhà nước đối với quản lý, sử dụng 56 nhà chung cư tại Thành phố Hà Nội 8 Bảng 2.4: Số nhân sự phân theo các đơn vị tham qua quản lý 58 nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư tại Thành phố Hà Nội 9 Bảng 2.5: Đánh giá của chủ sở hữu về năng lực tuyên truyền 59 của công chức tham gia thực hiện quản lý nhà nước trong quản lý, sử dụng nhà chung cư 10 Bảng 2.6: Đánh giá của đối tượng điều tra về năng lực thực 60 hiện hoà giải, giải quyết tranh chấp giữa cư dân, Ban quản trị nhà chung cư dưới sự tham gia của công chức thực hiện quản lý nhà nước trong quản lý, sử dụng nhà chung cư 11 Bảng 2.7: Thực trạng giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung 63 cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội
  10. 8 12 Bảng 2.8: Đánh giá của đối tượng điều tra về mức phí dịch vụ 65 phải trả hàng tháng trong sử dụng loại nhà chung cư 13 Bảng 2.9: Thực trạng phổ biến, tuyên truyền các quy định về 67 quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội 14 Bảng 2.10: Đánh giá của đối tượng điều tra về tính hữu ích từ 69 hoạt động tuyên truyền 15 Bảng 2.11: Thực trạng cưỡng chế thu hồi kinh phí bảo trì phần 71 sở hữu chung của nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến 2022 16 Bảng 2.12: Đánh giá của đối tượng điều tra về chế tài xử phạt 74 trong giải quyết sai phạm từ thanh tra, kiểm tra 17 Bảng 2.13: Kết quả thanh tra, kiểm tra tình trạng tuân thủ quy 75 định chỗ để xe của nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội 18 Bảng 2.14: Thực trạng khiếu kiện đối với Ban quản trị nhà 77 chung cư về phần sở hữu chung 19 Bảng 2.15: Tình trạng chấp hành quy định luật pháp về số 79 lượng và thành phần Ban quản trị nhà chung cư 20 Bảng 2.16: Tình trạng chấp hành quy định luật pháp về quy 81 chế hoạt động, thu chi tài chính nhà chung cư 21 Bảng 2.17: Tình trạng chấp hành quy định luật pháp về lập, 82 bàn giao và quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư 22 Bảng 2.18: Thanh tra, kiểm tra tình trạng giải quyết chấp tại 90 các toà nhà chung cư 23 Bảng 3.1: Quy hoạch về nhà ở của Thành phố Hà Nội đến 95 2025
  11. 9 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Nhu cầu có nhà ở là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người, là một trong những yếu tố góp phần phát triển đất nước. Việc chăm lo giải quyết nhà ở cho nhân dân luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, xác định là một vấn đề xã hội, một nhiệm vụ trọng tâm phát triển đất nước. Trong những năm gần đây, nguồn dân cư lao động từ các tỉnh, thành tập trung sống, học tập và làm việc tại Thành phố Hà Nội ngày một đông. Dân số cơ học ngày một tăng cao. Mức độ gia tăng dân số quá nhanh, nhất là việc gia tăng dân số cơ học khiến Thủ đô đang phải chịu áp lực lớn về nhà ở, điều kiện học tập, y tế, việc làm, môi trường. Điều này phần nào đã ảnh hưởng đến giao thông đô thị và chất lượng sống của Thủ đô. Chính vì vậy, các dự án chung cư của các Tập đoàn kinh tế, của các Tổng công ty, các doanh nghiệp tại nước ta đã được hình thành rất nhiều trong 20 năm qua, nhất là trong vòng 10 năm trở lại đây để phục vụ đời sống và nhu cầu về nhà ở cho người dân tại nước ta. Thực tế cho thấy, các dự án chung cư kết hợp với hệ sinh thái tiện ích xung quanh đã góp phần cải thiện mức sống cho người dân, hình thành nên bộ mặt phát triển mới cho đất nước nói chung và tại Thành phố Hà Nội nói riêng. Nhận thấy tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề phát triển các nhà chung cư tại các tỉnh, thành phố trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Luật, Nghị định, Thông tư liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư nhằm tìm các giải pháp tháo gỡ việc gia tăng dân số quá nhanh ở khu vực đô thị, giảm thiểu nạn thiếu nhà ở, đảm bảo đời sống cho người lao động đang sinh sống, học tập và làm việc tại khu vực đô thị trên cả nước nói chung, trong đó có Thủ đô Hà Nội nói riêng. Thành phố Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước đã xây dựng và thực hiện Chương trình phát triển nhà ở để giải quyết vấn đề nhu cầu về ở cho các đối tượng dân cư trên địa bàn Thành phố. Thời gian qua, công tác phát triển nhà chung cư tại Thành phố đã có những bước tiến vượt bậc và vững chắc, giải quyết các nhu cầu bức xúc về nhà ở của Thành phố, nhất là nhà chung cư cho các
  12. 10 đối tượng di dân, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách. Dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp với các cơ chế, chính sách đa dạng, linh hoạt và phù hợp với điều kiện thực tế của Thành phố Hà Nội (TP Hà Nội). Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được về quản lý nhà nước (QLNN) đối với công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư đã được các cấp, các ngành Thành phố triển khai thực hiện thì công tác trên vẫn còn đang bộc lộ không ít hạn chế như: Việc quản lý, sử dụng nhà chung cư chưa được thực hiện nghiêm túc; công tác tổ chức hội nghị nhà chung cư, việc bầu và công nhận Ban quản trị nhà chung cư còn chưa được đôn đốc kịp thời và không ít trường hợp chậm so với quy định; việc lựa chọn đơn vị quản lý, vận hành nhà chung cư còn bất cập và hạn chế; tranh chấp sở hữu chung - riêng, khiếu kiện trong quá trình quản lý… Nhận thấy những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư nên tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội” làm Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công nhằm làm rõ những vấn đề lý luận thực hiện chính sách nhà chung cư. Thực trạng việc thực hiện công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư hiện nay tại Thành phố Hà Nội đã giải quyết được đến đâu, còn vướng mắc khó khăn và tồn đọng những gì từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp tăng cường công tác quản lý nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho việc quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong tương lai. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Vũ Đình Bình (2012), Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư và quản lý đối với nhà ở cho người thu nhập thấp tại Hà Nội, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế xây dựng - Đại học Xây dựng Hà Nội. Luận văn tập trung làm sáng tỏ thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư và quản lý đối với nhà ở cho người thu nhập thấp tại Hà Nội [2]. Hoàng Minh Hiển (2014), Quản lý nhà nước về nhà ở cho người có thu nhập thấp nhìn từ mô hình Hợp tác xã nhà ở trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Luận văn
  13. 11 thạc sĩ Quản lý hành chính công - Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn tập trung làm rõ thực trạng, đánh giá, đề xuất một số cơ chế giải pháp để nâng cao, hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về nhà ở cho người có thu nhập thấp nhìn từ mô hình Hợp tác xã nhà ở trên địa bàn Thành phố Hà Nội [12]. Vũ Khắc Minh (2015), Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế xây dựng - Đại học Xây dựng Hà Nội. Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp và đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn Thành phố Hà Nội [17]. Lê Thị Ngọc Anh (2017), Thực thi chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp tại quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Chính sách công - Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn tập trung phân tích thực trạng thực thi chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp tại quận Long Biên, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp tại quận Long Biên, Thành phố Hà Nội [1]. Lê Thị Thanh Hiếu (2017), Thực hiện chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Chính sách công - Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn tập trung làm rõ thực trạng chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn Thành phố Hà Nội, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn Thành phố Hà Nội [13]. Những công trình nghiên cứu khoa học trên mới chỉ tập trung vào nghiên cứu QLNN về nhà ở cho người thu nhập thấp nhìn từ mô hình Hợp tác xã nhà ở trên địa bàn TP Hà Nội, QLNN đối với công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, QLNN bằng pháp luật đối với nhà ở đô thị trên các khía cạnh khác nhau dưới sự điều chỉnh của Quốc hội (2020), Luật Xây dựng [23], Quốc hội (2013), Luật Đất đai [21], Quốc hội (2014), Luật Nhà ở [22] và các chính sách quản lý đô thị của Nhà nước Việt Nam, việc thực thi chính sách, quản lý xây dựng, đầu tư nhà ở cho người thu
  14. 12 nhập thấp tại TP Hà Nội và đề xuất giải pháp. Chưa hề có công trình nghiên cứu khoa học nào về QLNN đối với công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn TP Hà Nội, do vậy việc đi sâu nghiên cứu về vấn đề này là rất cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận, tiến hành đánh giá, phân tích thực trạng QLNN đối với công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn TP Hà Nội, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao quản lý của nhà nước về quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn TP Hà Nội. - Nhiệm vụ: Hệ thống hóa cở sở lý luận QLNN trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phân tích đánh giá thực trạng QLNN trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn TP Hà Nội, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá những điểm đạt được, những hạn chế trong công tác QLNN về quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn TP Hà Nội; Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường QLNN trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn TP Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu QLNN trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn TP Hà Nội và một số Thành phố trực thuộc Trung ương. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu QLNN trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn TP Hà Nội. + Về thời gian: Luận văn được tiến hành nghiên cứu trong giai đoạn từ 2018 - 2022. + Nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu QLNN trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn TP Hà Nội đề xuất giải pháp đến năm 2025, tầm
  15. 13 nhìn năm 2030. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp nghiên cứu hiện đại thông qua tiến hành xây dựng bảng hỏi, tiến hành điều tra đánh giá từ phía các đối tượng chịu sự quản lý từ hoạt động quản lý của chính quyền các cấp thuộc TP Hà Nội trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn. Luận văn tiến hành sưu tập các dữ liệu sơ cấp, thứ cấp, tiến hành lập các bảng biểu, sơ đồ làm cơ sở để so sánh - phân tích và đánh giá. Hệ thống các tư liệu văn bản gồm: Luật, Nghị định, Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư; Báo cáo của: Bộ Xây dựng, Thành ủy Hà Nội, HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội (UBND TP Hà Nội), Sở Xây dựng Thành phố Hà Nội (SXD TP Hà Nội) và của các ngành có liên quan đến quản lý và sử dụng nhà chung cư trên địa bàn TP Hà Nội. Luận văn sử dụng phương pháp thu thập số liệu, phương pháp khảo sát điều tra phát ra tổng cộng 163 phiếu điều tra, sử dụng phương pháp thu thập kết quả bằng phần mềm Google Form, chạy mô hình định lượng bằng phần mềm Excel. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Đề tài “Quản lý nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội” là một đề tài còn mới, chưa có nghiên cứu nào từng thực hiện đến khía cạnh này. Về mặt lý luận, hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Về mặt thực tiễn, đánh giá được thực trạng, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn nghiên cứu. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư tại các các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên, nhà nghiên cứu ngành quản lý công quan tâm đến nội dung về công tác quản lý, sử dụng
  16. 14 nhà chung cư tại các các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, sơ đồ (nếu có), kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  17. 15 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÀ CHUNG CƯ TẠI CÁC THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG 1.1. Khái quát chung về nhà chung cư 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về nhà chung cư Chung cư thường xuất hiện ở những nơi dân cư đông đúc như thành phố lớn, thị trấn hay các khu công nghiệp. Căn hộ chung cư chính là những căn hộ trong các khu chung cư hay còn gọi là các tòa nhà chung cư. Ở Việt Nam trước thời điểm năm 2005, chung cư còn được gọi là nhà tập thể. Theo đó, khái niệm chung cư được phát biểu như sau: “Nhà chung cư là nhà ở có từ hai tầng trở lên, có lối đi, cầu thang và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều hộ gia đình, cá nhân. Nhà chung cư có phần sở hữu riêng của từng hộ gia đình, cá nhân và phần sở hữu chung của tất cả các hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhà chung cư”. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay “Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh” (Quốc hội 2014, Luật Nhà ở) [22]. Nhà chung cư có mục đích để ở là nhà chung cư được thiết kế, xây dựng chỉ sử dụng cho mục đích để ở. Nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp là nhà chung cư được thiết kế, xây dựng để sử dụng vào mục đích ở và kết hợp với các mục đích khác như làm văn phòng, dịch vụ, thương mại. Cụm nhà chung cư là tập hợp từ hai tòa nhà chung cư trở lên được xây dựng trên một khu đất theo quy hoạch, hồ sơ dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và có cùng hình thức một chủ sở hữu hoặc nhiều chủ sở hữu. Tốc độ tăng dân số nhanh làm cho quỹ đất ngày càng bị thu hẹp. Chính vì vậy, Nhà nước chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở đặc biệt là phát triển nhà ở chung cư cao tầng theo dự án. Đến nay đã xuất
  18. 16 hiện nhiều mô hình nhà chung cư mới, nhiều kiểu dần đáp ứng một phần nhu cầu ngày càng tăng lên về ở của nhân dân. Nhà ở chung cư cao tầng theo dự án được xây dựng đã tạo ra diện mạo mới cho đô thị văn minh với sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, sự đồng bộ về cảnh quan môi trường nên đã được xã hội chấp nhận. Hơn nữa, xây dựng nhà chung cư cũng hình thành nếp sống đô thị văn minh, hiện đại. Đối với Việt Nam, chủ trương phát triển chung cư cao tầng sẽ tạo cơ hội cho các ngành xây dựng tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo nguồn ngân sách lớn cho Nhà nước. Nhà chung cư được thiết kế dựa trên tế bào của nó là căn nhà. Mỗi căn nhà là một chuỗi tập hợp các không gian, diện tích phục vụ đời sống sinh hoạt độc lập khép kín của một gia đình. Gia đình vốn khác nhau về mặt cấu trúc nhân khẩu, về mối quan hệ giữa các thành viên, về nghề nghiệp xã hội, cho nên để thiết kế tốt nhà chung cư thì người thiết kế phải nắm được tỉ lệ cấu trúc các loại hộ gia đình khác nhau trong đốỉ tượng dân cư mình phục vụ tại khu ở tương lai (Hoàng Mạnh Nguyên, 2016) [20]. Trong từng khu nhà, tỉ lệ các loại căn hộ phải phù hợp hoặc gần phù hợp với thực tế lúc khai thác sử dụng (cần dựa trên các số liệu điều tra và dự báo). Nếu như trong các căn nhà bình thường, ít tầng, kiến trúc sư thiết kế dựa theo đơn đặt hàng của chủ nhân các gia đình sẽ đến ỏ trong tương lai, thì trong mảng nhà ở chung cư này, người kiến trúc sư phải dựa trên những nghiên cứu tiếp thị, điều tra xã hội, những thông kê về dân số, gia đình để đưa ra những thông số hợp lý. Tiêu chuẩn diện tích ở, các tiện nghi đời sống phải được nghiên cứu, đáp ứng, căn cứ trên điều kiện kinh tế xã hội của đất nước theo những quy phạm hiện hành nhằm bảo đảm cho đại bộ phận những người nghèo, thu nhập thấp có khả năng toại nguyện mưu cầu về chỗ ở. Nói cách khác, loại hình nhà ở này phải tuân theo những định hướng và khống chế của chính sách nhà ở. Thiết kế phải đáp ứng được điều kiện xây dựng phổ cập với quy mô lớn (nhanh, nhiều, tốt, rẻ). Thông thường, người ta sử dụng phương pháp xây dựng công nghiệp hóa, xây dựng hàng loạt theo hướng những thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần một sêri mẫu. Tuy nhiên vể giải pháp mặt bằng
  19. 17 - không gian thì chung cư nhiều tầng và cao tầng như nhau, có khác là chỉ ở nút giao thông đứng, có hay không có thang máy. Nhà chung có 2 phần là phần sở hữu chung và phần sở hữu riêng. Một là, phần sở hữu riêng trong nhà chung cư bao gồm: Phần diện tích bên trong căn hộ bao gồm cả diện tích ban công, lô gia gắn liền với căn hộ đó. Phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng cho chủ sở hữu nhà chung cư. Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với căn hộ hoặc gắn liền với phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng. Hai là, phần sở hữu chung của nhà chung cư bao gồm: Phần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng quy định tại (1); nhà sinh hoạt cộng đồng của nhà chung cư. Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư. Bao gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, lối thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, hệ thống cấp điện, cấp nước, cấp ga, hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, kim thu sét, cứu hỏa và các phần khác không thuộc phần sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng được kết nối với nhà chung cư đó, trừ hệ thống hạ tầng kỹ thuật sử dụng vào mục đích công cộng hoặc thuộc diện phải bàn giao cho Nhà nước hoặc giao cho chủ đầu tư quản lý theo nội dung dự án đã được phê duyệt. Các công trình công cộng trong khu vực nhà chung cư nhưng không thuộc diện đầu tư xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo nội dung dự án đã được duyệt bao gồm sân chung, vườn hoa, công viên và các công trình khác được xác định trong nội dung của dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phê duyệt.
  20. 18 1.1.2. Vai trò của nhà chung cư đối với con người và xã hội Trong các đô thị hiện đại không thể thiếu hình ảnh của các tòa nhà cao tầng. Có thể nói các tòa nhà cao tầng và đô thị có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhiều người cho rằng nhà cao tầng có tác động tích cực về môi trường đô thị như là tăng hiệu quả sử dụng đất, giảm lưu lượng giao thông và lượng khí thải carbon dioxide,… Theo dòng lịch sử, có nhiều ý kiến khác nhau về lý do ra đời của các tòa nhà cao tầng. Thế hệ đầu tiên của nhà cao tầng ra đời chính là do sự khan hiếm đất và giảm chi phí đất xây dựng. Khi một số đô thị cao tầng được xây dựng với sự hấp dẫn của nó đã khiến hình thành trào lưu xây dựng công trình cao tầng tại khu vực đó. Trước Thế kỷ 20, lý do tồn tại chính của các tòa nhà cao tầng chính là thể hiện sức mạnh kinh tế và quyền lực. Đến Thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của các lý thuyết đô thị, nhiều quan điểm về nhà cao tầng được đặt ra. Có ý tưởng cho rằng nhà cao tầng có thể là công cụ để tái tổ chức lại sử dụng đất đô thị, có thể là thành tố quan trọng để tạo nên những đô thị lý tưởng. Le Corbusier trong trào lưu kiến trúc hiện đại (Modern Moverment) đã đưa ra quan điểm về đô thị theo chiều đứng (vertical city) - Nơi mà cảnh quan đô thị với các tòa nhà cao tầng sẽ giải phóng con người khỏi những đường đầy tiếng ồn và ô nhiễm của những đô thị truyền thống, góp phần tạo ra những điều kiện sống tốt hơn cho con người và xây dựng một xã hội tiến bộ hơn. Sang Thế kỷ 21, nhà ở cao tầng không chỉ dừng lại ở sự phô trương mà còn có vai trò quan trọng trong việc định hình diện mạo đô thị và xu hướng phát triển bền vững cho đô thị đó. Điều này thể hiện trong các văn bản: “Tuyên bố về môi trường sống và phát triển” và “Chương trình nghị sự cho thế kỷ 21” được thông qua tại Hội nghị của Liên Hợp quốc họp tại Rio de Janeiro năm 1992 với nội dung nêu ra ý tưởng coi “phát triển bền vững” như một hướng phát triển chiến lược của xã hội loài người trong tương lai. Nhà chung cư có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đô thị hiện đại, bởi vì khi phát triển đô thị hóa và tập trung dân cư đông đúc chính là lúc nảy sinh vấn đề, nhu cầu (bức xúc về nhà ở, giá thành nhà ở, và các tiện ích công cộng khác,...). Sự phát triển chung cư để tiết kiệm diện tích sử dụng đất, giảm giá thành
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2