Luận văn: Sự lạm dụng quyền hạn và quyền lực của Võ Tắc Thiên
lượt xem 18
download
Nói đến quyền lực, có lẽ mọi người chúng ta đều hiểu rằng nó là một trong những công cụ của nhà lãnh đạo để đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra. Chúng tôi nghĩ rằng: không ai có thể chịu nổi cảm giác mình chẳng có tí quyền lực gì đối với con người và những sự kiện xung quanh. Hơn nữa, theo học thuyết nhu cầu của Maslow thì quyền lực là nhu cầu nằm ở mức bậc thang cao nhất, đó chính là nhu cầu “tự thể hiện”. Mặt khác, khi để cho mọi người...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Sự lạm dụng quyền hạn và quyền lực của Võ Tắc Thiên
- Luận văn Sự lạm dụng quyền hạn và quyền lực của Võ Tắc Thiên 1
- LỜI MỞ ĐẦU Nói đến quyền lực, có lẽ mọi người chúng ta đều hiểu rằng nó là một trong những công cụ của nhà lãnh đạo để đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra. Chúng tôi nghĩ rằng: không ai có thể chịu nổi cảm giác mình chẳng có tí quyền lực gì đối với con người và những sự kiện xung quanh. Hơn nữa, theo học thuyết nhu cầu của Maslow thì quyền lực là nhu cầu nằm ở mức bậc thang cao nhất, đó chính là nhu cầu “tự thể hiện”. Mặt khác, khi để cho mọi người nhận thấy rằng mình quá khát khao, hoặc quá lộ liễu trong việc mưu cầu quyền lực sẽ dễ dẫn đến những phản ứng nghịch. Do đó, sự linh hoạt, sáng suốt và khôn khéo trong việc mưu cầu cũng như sử dụng quyền lực hiện có của bản than là một đòi hỏi tất yếu. Bởi vì không làm như vậy thì rất khó để tiến thân trên con đường chinh phục vị trí nắm quyền của mình. Đó là một trong những phần cốt lõi của quyền lực. Lịch sử mấy nghìn năm cuả Trung Hoa đã chứng minh rất rõ điều đó. Nhiều nhà lãnh đạo tài ba như Tần Thủy Hoàng, Hán Cao tổ-Lưu Bang, Đường Thái Tông-Lý Thế Dân… cho đến nay vẫn khiến nhiều người trong chúng ta phải nể phục. Và cũng trong hàng ngàn năm lịch sử ấy đã xuất hiện một nhân vật với tài trí tuyệt vời của mình đã làm nên một bước ngoặc vĩ đại và chưa từng có trong sử sách Trung Hoa. Người mà chúng tôi muốn nói đến ở đây không ai khác chính là Võ Tắc Thiên – vị nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất đã làm khuynh đảo cả một triều đại phong kiến đứng vững từ hàng ngàn năm .Vào thời bấy giờ, khi Nho giáo giữ vai trò thống trị trong tư tưởng con người và là thước đo cho mọi chuẩn mực đạo đức thì việc một người phụ nữ lên ngôi Đế vương, nắm trong tay quyền hành tuyệt đối, có lẽ là một điều rất khó tin. Chính Khổng Tử - người sáng lập ra Nho giáo đã chủ trương rằng “ Chỉ hạng đàn bà và tiểu nhân là khó dạy. Gần thì họ nhờn, xa thì họ oán” . Ông còn cho rằng “nam tôn, nữ ti”. Những tư tưởng như thế này đã ăn sâu vào gốc rễ cuả mọi thế hệ, mọi tầng lớp trong xã hội mang nặng lễ giáo phong kiến ấy. Thế mà Võ Tắc Thiên đã từ một vị trí không có chút quyền lực gì về chính trị dần dần đi lên nắm quyền thống trị toàn bộ đất nước và cuối cùng đã bước lên ngôi vị hoàng đế. Điều gì đã làm nên điều kỳ diệu ấy? 2
- Hay đó chỉ là sự khôn ngoan cuả bà trong sử dụng quyền lực cuả mình. Bà đã biết sử dụng một cách triệt để quyền lực cá nhân để lạm dụng quyền lực vị trí và cuối cùng là dọn đường cho quyền lực chính trị. Có thể nói Võ Tắc Thiên là một hoàng đế đặc biệt trong lịch sử của Trung Quốc. Vị trí tối cao của bà là điều mà ai cũng hằng mơ ước đến. Song những cách lạm dụng quyền lực khôn ngoan của bà đã làm cho chúng ta kinh ngạc nhưng cũng không kém phần thán phục. Đó là lý do tại sao nhóm chúng tôi lại chọn đề tài về lạm dụng quyền hạn - quyền lực của bà trên con đường vươn lên ngôi vị hoàng đế. 3
- Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN HẠN VÀ QUYỀN LỰC 1.1 Các khái niệm 1.1.1 Sự ảnh hưởng Dưới góc độ Triết học, có lẽ chúng ta đều biết rằng : tất cả sự vật, sự việc trong thế giới này đều có sự tác động qua lại với nhau. Không một sự vật, sự việc, hiện tượng nào có thể tồn tại một cách độc lập. Hay nói đúng hơn, giữa chúng có mối quan hệ, sự tương tác nào đó. Chính vì vậy mà sự ảnh hưởng được hiểu là sự tác động của một bên lên phía bên kia. Dưới góc độ quản trị thì đó là sự tác động của con người vào con người. Kết quả của nổ lực ảnh hưởng thể hiện ở: Sự tích cực nhiệt tình tham gia, sự tuân thủ phục tùng, sự kháng cự chống đối. 1.1.2. Quyền hạn Quyền hạn là quyền tự chủ trong quá trình quyết định và quyền đòi hỏi sự tuân thủ quyết định. Quyền hạn gắn liền với một vị trí (hay chức vụ ) quản trị nhất định trong cơ cấu tổ chức. Quyền hạn của một vị trí quản trị sẽ được giao phó cho người nào nắm giữ vị trí đó và như vậy nó không liên quan đến những phẩm chất cá nhân của người cán bộ quản trị. Bản chất của quyền hạn trong các quyết định về quản trị là ai, được (hay có) quyền gì đối với ai, ở đâu, cũng như vào lúc nào và nó cũng có nghĩa là ai phải phục tùng quản lý và điều hành của ai. Quyền hạn thể hiện khả năng trong việc ra quyết định và điều khiển hoạt động của người khác. Trong tổ chức quyền hạn được chia làm 3 loại: quyền hạn trực tuyến, quyền hạn chức năng và quyền hạn tham mưu, được phân biệt chủ yếu bằng mối quan hệ với quá trình ra quyết định. 1.1.3. Quyền lực Trong hoạt động quản trị, quyền lực có vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, “quản trị tức là quản trị các mối hệ, quản trị con người” , nếu như không có quyền lực thì sẽ không 4
- có khả năng chi phối hoạt động của những người dưới quyền để thực hiện những ý định của mình. Theo cuốn Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản thông tin thì khái niệm quyền lực được định nghĩa như sau: “Quyền lực là quyền dùng để bắt người khác phải làm theo mệnh lệnh nào đó”. Còn theo một số tác giả quản trị thì quyền lực được định nghĩa như sau: Quyền lực trong tổ chức là mức độ độc lập trong hoạt động dùng cho nhà quản trị để tạo ra khả năng sử dụng những quyết định của họ thông qua việc trao cho họ quyền ra quyết định hay đưa ra các chỉ thị. Tất cả mọi người trong tổ chức đều có quyền lực. Ở vị trí càng cao thì quyền lực của họ càng lớn. Quyền hạn sẽ tạo ra quyền lực. 1.1.4. Lạm dụng quyền hạn, quyền lực Trong quá trình lãnh đạo của mình, nếu nhà quản trị không có sự hiểu biết nhất định về quyền lực cũng như việc áp dụng những nguyên tắc nào để việc lãnh đạo có hiệu quả thì nhà quản trị dễ dàng rơi vào điều tối kỵ trong lãnh đạo, đó là sự lạm dụng quyền hạn, quyền lực. Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng – NXB Giáo Dục: Lạm dụng là “ sử dụng vượt quá phạm vi quy định hoặc quá lẽ thường” Như vậy, lạm dụng quyền hạn, quyền lựccó thể được hiểu chính là việc sử dụng quyền hạn, quyền lực vượt quá phạm vi cho phép nhằm đạt được mục đích . 1.2. Cơ sở của quyền lực Trong thực tế, quyền lực của một người không phải tự nhiên mà có được, nó cần phải có thời gian phấn đấu lâu dài cùng với nỗ lực của nhà quản trị mà có được. Quyền lực được xác lập dựa trên những tiêu chí sau: Thứ nhất, quyền lực vị trí , quyền lực do vị trí mang lại. Bao gồm: – Quyền hạn do hệ thống tổ chức quy định chính thức. – Quyền kiểm soát tất cả các lĩnh vực của lĩnh vực của tổ chức. – Quyền được khen thưởng và trừng phạt. 5
- – Quyền kiểm soát thông tin và phân phối thông tin. – Quyền kiểm soát môi trường làm việc của tổ chức . Thứ hai, quyền lực cá nhân . Quyền lực này có được do năng lực kinh nghiệm, do quan hệ giao tiếp, quen biết và do uy tín của bản thân, phẩm chất cá nhân mang lại. Thứ ba, quyền lực chính trị. Bao gồm các quyền như: – Quyền kiểm soát quá trình ra quyết định. – Quyền liên kết giữa cá nhân và các tổ chức khác. – Quyền thể chế hóa các quy định và các quyết định. – Quyền hợp tác và liên minh. 6
- Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LẠM DỤNG QUYỀN HẠN, QUYỀN LỰC CỦA VÕ TẮC THIÊN 2.1 Giới thiệu sơ nét về Võ Tắc Thiên Võ Tắc Thiên (624 - 705) Triều đại: Chu Họ: Võ Thời gian cai trị: 19 tháng 10, 690–22 tháng 2, 705 Thụy hiệu: Võ Tắc Thiên Đại Thánh Hoàng Hậu ( Tắc Thiên Hoàng Hậu ) Võ Tắc Thiên, tên thật là Võ Chiếu sinh năm 624 tại Sơn Tây. Năm 638, bà được đưa vào hậu cung vua Thái Tông nhà Đường lúc này bà khoảng 14 tuổi và được phong là một Tài Nhân, tức là một trong chín người thiếp cấp thứ năm. Bà xinh đẹp và rất thông minh nên được vua Thái Tông ưu ái đặt tên là Mị, có nghĩa là "duyên dáng, xinh đẹp". Năm 649, lúc này bà được 25 tuổi. Đường Thái Tông băng hà. Theo thói thường đối với những người thiếp, Võ Mị Nương phải rời cung để vào một ngôi chùa Phật giáo, nơi bà sẽ phải xuống tóc. Không lâu sau, có lẽ là vào năm 651, bà lại được vua Cao Tông, con của Thái Tông, đưa trở lại hoàng cung bởi vì ông đã sửng sốt trước sắc đẹp của bà khi đi cúng tế cho cha. Bà được phong là Chiêu Nghi, mức cao nhất trong chín cấp bậc của những phi tần thuộc hàng thứ hai. Khi trở về hoàng cung, Võ Tắc Thiên nhanh chóng bộc lộ tài năng của mình trong việc vận động và lập mưu mẹo. Mị đã tống Tiêu phi cho khỏi bị ngáng đường và nhằm thỏa lòng Vương hoàng hậu. Bà đặt ra mục tiêu tiếp sau chính là truất ngôi hoàng hậu. Năm 654, con gái của Võ Tắc Thiên bị giết. Lúc đó, Vương hoàng hậu ở gần phòng của đứa trẻ. Vì vậy, bà bị nghi là đã giết nó vì ghen tuông. Ngay sau đó, Võ Tắc Thiên được hoàng đế phong làm Thần Phi, ở thứ bậc cao hơn bốn phi tần cao nhất và chỉ kém hoàng hậu. Tháng 11 năm 655, Vương hoàng hậu bị 7
- giáng phong và Võ Tắc Thiên được đưa lên làm hoàng hậu, nhiều người gọi bà là Võ hậu. Sau khi Cao Tông bắt đầu bị giảm sút sức khỏe vì đột quỵ ( có truyền thuyết cho rằng là do mắt vua Cao Tông có vấn đề ), từ tháng 11 năm 660, bà bắt đầu cai trị Trung Hoa từ phía sau. Thậm chí sau này bà còn có được quyền lực tuyệt đối khi hành quyết Thượng Quan Nghi và Lý Trung vào tháng 1 năm 665, và từ đó bà ngồi sau vị hoàng đế lúc ấy đã câm lặng để coi chầu và đưa ra các quyết định. Bà cai trị dưới tên chồng và sau khi ông chết thì dưới tên của các vị vua bù nhìn tiếp theo ( con bà Hoàng đế Trung Tông và sau đó là đứa con khác Hoàng đế Duệ Tông ). Tháng 10 năm 690, lúc này bà đã 66 tuổi, bà tuyên bố lập ra nhà Chu, lấy tên theo tên thái ấp của cha bà và muốn sánh ngang với triều đại rực rỡ nhà Chu trước đó ( thời cổ Trung Quốc ) mà bà coi gia đình họ Võ có nguồn gốc từ đó. Khi lên ngôi, bà tuyên bố mình là Hoàng đế Thánh Thần, người phụ nữ đầu tiên nắm chức "Hoàng đế" vốn đã được phát minh ra từ 900 năm trước bởi hoàng đế đầu tiên là Tần Thủy Hoàng. Thêm nữa, bà là người phụ nữ duy nhất trong lịch sử 2100 năm của triều đình Trung Quốc được ngồi lên ngôi rồng, và điều này một lần nữa lại gây sốc cho những nhà nho đạo Khổng. Lý thuyết chính trị Trung Quốc truyền thống không cho phép một phụ nữ được lên ngôi, Võ hậu quyết định dẹp yên chống đối và đưa các quan lại trung thành vào triều. Tháng 10 năm 695, bà chính thức lấy hiệu là Thánh Thần Hoàng Đế. Ngày 20 tháng 2 năm 705, lúc này bà đã hơn 80 tuổi và ốm yếu, Võ hậu không thể ngăn chặn một cuộc đảo chính giết hại hai anh em họ Trương. Quyền lực của bà cũng kết thúc ngày hôm đó, bà buộc phải lùi bước, hoàng đế Trung Tông được tái lập, nhà Đường lại tiếp tục từ ngày 3 tháng 3 năm 705. Thời cai trị của bà để dấu ấn về sự xảo quyệt tài tình và chuyên quyền hung bạo. Dưới thời cai trị, bà lập ra Cảnh sát mật để đối phó với bất kỳ chống đối nào có thể nổi lên. Bà được hai người sủng thần là anh em Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông 8
- ủng hộ. Bà lấy lòng dân bằng cách tán thành Phật giáo nhưng trừng trị nghiêm khắc các đối thủ bên trong gia đình hoàng gia và quý tộc. Ngày 16 tháng 12 năm 705, Võ hậu qua đời. 2.2 Những biểu hiện của sự lạm dụng quyền hạn, quyền lực của Võ Tắc Thiên Việc lạm dụng quyền hạn, quyền lực của Võ Tắc Thiên được thể hiện rõ nhất khi bà trở thành hoàng hâu. Và sự lạm dụng đó biểu hiện ở nhiều khía cạnh. Cụ thể là: Thứ nhất, với cương vị là một hoàng hậu nhưng bà không chịu an phận chốn hậu cung mà can dự cả vào việc triều chính, công việc mà lý ra chỉ thuộc về nhà vua. Có thể chia thời kỳ Võ Tắc Thiên làm hoàng hậu thành ba giai đoạn: Mười năm đầu, việc lâm triều thường xuyên do Cao Tông, thỉnh thoảng do Võ Hậu; mười năm thứ nhì, giai đoạn Nhị Thánh, hai người cùng lâm triều nghị sự; và mười năm cuối cùng , giai đoạn Thánh Hậu, Võ Hậu thường xuyên, còn Cao Tông chỉ thỉnh thoảng. Trong giai đoạn thứ ba, từ năm 674 trở đi, Võ Hậu toàn quyền hành động. Ở đây, chúng tôi không nói ở cương vị là hoàng hậu thì không được quan tâm đến vệc chính sự của nhà vua. Vấn đề là Võ Tắc Thiên đã can thiệp quá sâu, quá giới hạn cho phép. Bà lợi dụng vào sự nhu nhược, bệnh tật của vua Cao Tông để tự cho mình cái quyền tham gia vào việc triều chính. Bởi lẽ, lý thuyết chính trị Trung Quốc truyền thống không cho phép một phụ nữ tham gia vào việc quốc gia đại sự. Trên thực tế, bà không chỉ can dự mà nắm hết chính quyền, gây phân chia phe đảng, tỉa dần những kẻ chống đối bà, nhất là những người trong hoàng tộc, trước tiên là bốn vị: Toại Lương, Vô Kỵ, Thị Trung họ Hàn và Trung Thư Lệnh họ Lại, tiếp sau là các vị công thần thời nhà Đường như Thượng Quan Nghi và thái tử Lý Trung vào tháng 1 năm 665. Dường như bà là Hoàng đế chứ không phải Cao Tông nữa. Đó là lý do vì sao nhân gian lại gọi giai đoạn mười năm thứ nhì sau khi Võ Tắc Thiên lên làm hoàng hậu là giai đoạn Nhị Thánh. Thực sự, bà đã 9
- vượt quá quyền hạn vốn có của một hoàng hậu. Dần dần, bà thâu tóm hết quyền lực chính trị vào tay mình. Thứ hai, ngay khi vua Cao Tông còn sống bà đã đã ngang nhiên ra thánh chỉ, gọi Cao Tông là Thiên hoàng, còn mình là Thiên hậu, để cùng nhà vua lâm triều một cách “Danh chánh ngôn thuận” thay vì trước kia bà phải ngồi sau bức màn phía sau ngai vàng để đưa ra quyết định. Việc hoàng hậu cùng vua lâm triều đủ thấy bà đã lạm dụng quyền hạn, quyền lực của mình một cách cao độ. Đối với các quan lại trong triều thật sự là điều khó chấp nhận. Vì xưa nay, chưa bao giờ nữ giới có được quyền ngang hàng đấng mày râu bàn bạc việc đại sự như thế. Điều này đồng nghĩa với việc từ lâu bà đã cai trị đất nước từ phía sau, dưới danh nghĩa thay vua quản lý việc nước. Vì vị hoàng đế Cao Tông nhu nhược lúc ấy chỉ biết câm lặng để coi chầu. Bà cai trị dưới tên chồng và sau khi ông chết thì dưới tên của các vị vua bù nhìn tiếp theo. Không dừng lại ở đó, việc lạm dụng quyền hạn, quyền lực của Võ Tắc Thiên còn thể hiện khi bà tự quyết định phế truất và lập thái tử mặc dù lúc này bà còn là hoàng hậu mà không thông qua bất cứ sự đồng thuận hay phản đối nào của các quan đại thần. Cụ thể: hai tháng sau lễ tấn phong hoàng hậu của bà năm 655, thái tử Lý Trung con Vương hậu đã bị phế thay vào đó là Lý Hoằng con trai bà nhưng cũng không lâu sau vào năm 672 thì vị thái tử này đã chết mờ ám. Tiếp sau, Lý Hiền lên ngôi thái tử nhưng rồi cũng bị bà ghép cho tội phản nghịch lúc đang giữ vị trí Phụ Chánh-giúp vua quản việc nước- vào cuối năm 680 và sau đó bị đày đi xa-Tứ Xuyên. Một vị hoàng tử mới được bà đưa lên đó là Lý Triết. Việc phế truất và lập thái tử chuyển biến liên tiếp mang những lý do không chính đáng đều do một tay bà tạo ra với sự lạm dụng vô độ quyền lực cá nhân. Khi Cao Tông băng hà năm 683, vua Trung Tông lên ngôi nhưng thực chất chỉ là bù nhìn, Võ Tắc Thiên vẫn thâu tóm mọi quyền lực. Chỉ sau năm mươi bốn ngày, bà quyết định phế truất và giam Trung Tông trong cung cấm. Một tháng sau Trung Tông bị đày ra Phòng Châu. Tháng hai năm 684 bà đưa Duệ Tông tức hoàng tử Lý Đán lên ngôi. Sau cùng năm 690, bà lại phế vị vua này. 10
- Sự lạm dụng đó đạt đến đỉnh cao khi ép buộc các quan thần trong triều tôn vinh bà như một Hoàng đế khi bà chính thức lên ngôi vua lập ra nhà Chu vào tháng 10 năm 690. Lần đầu tiên trong 2100 năm lịch sử Trung Quốc được cai trị bởi một nữ Hoàng đế mà quyền lực tối cao đó không phải do những người trong xã hội đó đem đến cho bà mà do sự lạm dụng quyền hạn quyền lực bấy lâu nay mà có được. Và thời cai trị của bà để lại dấu ấn về sự xảo quyệt tài tình và chuyên quyền hung bạo. 2.3. Những điều kiện ảnh hưởng tới sự lạm dụng quyền lực, quyền hạn của Võ Tắc Thiên 2.3.1 Hoàn cảnh xã hội Dưới thời Đường, chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao. Kinh tế thời Đường khá phát triển, ruộng đất được cấp theo chế độ quân điền. Văn hoá Trung Quốc rất phát triển lấy đạo Nho làm gốc theo thuyết của Khổng Tử, với những lý lẽ sống khuyên răn mọi người, trong một xã hội phong kiến Nho giáo như vậy thì “Tam tòng, tứ đức”, “Công, dung, ngôn, hạnh” là phẩm chất cần thiết và hướng tới ở người phụ nữ. Ngoài ra, họ còn phải “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tự”. Thuyết của Khổng Tử dưới triều đại phong kiến nhà Đường cho thấy rõ sự “ trọng nam khinh nữ” , “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” . Tư tưởng này được áp dụng đối với tất cả các chế độ phong kiến trong nhiều thời đại tồn tại ở Trung Hoa. Võ Tắc Thiên đã phải sống dưới một chế độ có quá nhiều những thủ tục hà khắc như vậy nên bà đã khát khao muốn chứng tỏ rằng phụ nữ cũng có vai trò quan trọng và có thể làm những gì mà nam giới làm được. Thêm vào đó, do sống trong cảnh đấu tranh không ngừng chốn hậu cung, hoàn cảnh khắc nghiệt đua tranh ngôi vị, bà đã dần dần thay đổi mình trở thành một con người đầy dã tâm, độc ác. Đây là một điều tất yếu phù hợp với quy luật cuộc sống bởi vì nếu trong hoàn cảnh như vậy không đấu tranh sẽ đồng nghĩa với con đường tự hủy diệt. Bà đã dần dần học cách để đấu tranh sinh tồn trong môi trường đó. Bà đã biết được thế nào là dùng người, thế nào là lợi dụng người khác để đạt được mục tiêu tiến thân trên con đường vươn tới địa vị thống trị mà bà hằng mong muốn. 11
- Một điều kiện thuận lợi khác cho việc lạm dụng quyền lực của Võ Tắc Thiên đó là sự nhu nhược và bất tài trong việc cai trị quốc gia của vua Cao Tông. Ông đã phó mặc quyền cai trị đất nước cho Võ hậu. Đây là nguyên nhân khách quan đóng vai trò chủ chốt nhất bởi lẽ nếu không có một hoàng đế bất tài, vô dụng như Cao Tông hoặc rằng ông là vị vua anh minh thì chắc chắn một điều rằng dù tham vọng quyền lực, tài năng và trí tuệ của bà đến đâu cũng không thể nắm quyền điều khiển triều chính như vậy. 2.3.1 Hoàn cảnh xuất thân Nguồn gốc xuất thân của bà cũng ít nhiều ảnh hưởng tới tham vọng về quyền lực nơi bà. Cha bà -Võ Sĩ Hoạch, xuất thân trong gia đình quý tộc lại là thành viên trong liên minh của Lý Uyên lập ra nhà Đường. Bà tiếp nhận nơi ông tư tưởng quyền lực và ham muốn lãnh đạo đứng trên mọi người. Cũng như mẹ bà - Dương Thị - thuộc gia đình quý tộc hoàng gia nhà Tuỳ trước đó. Hoàn cảnh xuất thân đem đến nhận thức về quyền lực nơi bà từ rất sớm. Các triều đại Tuỳ - Đường liên tiếp thay thế nhau cai trị mà cha bà đã góp công sức làm bà càng đam mê vươn tới tham vọng thống trị mọi người để lại dấu ấn trong sử sách. 2.3.2 Bản chất cá nhân Một điều mà ai cũng thừa nhận ở Võ Tắc Thiên đó là sự tài trí, một nhan sắc tuyệt trần. Võ Tắc Thiên tuy không được liệt vào hạng “tứ đại mỹ nhân”, song nhan sắc của bà cũng đã khiến cả vua Đường Thái Tông (cha) và vua Đường Cao Tông (con) phải nghiêng ngả. Có lẽ vì vậy mà vua Thái Tông đã đặt cho bà một cái tên mới là “ Mỵ”, có nghĩa là “duyên dáng, xinh đẹp”. Cùng với sự bản lĩnh, không chấp nhận số phận, bà muốn mình phải là đấng tối cao trong mắt tất cả mọi người. Nếu chỉ có những đặc điểm trên thì chưa đủ để cho Võ Tắc Thiên trở thành Nữ hoàng. Một yếu tố quan trọng quyết định đó chính là tham vọng, khát khao thống trị ở bà. Bà muốn sánh ngang với Tần Thuỷ Hoàng-một vị vua vĩ đại có công lớn trong khai lập ra nước Trung Quốc. Điều đó thúc đẩy bà phải lạm dụng tối đa quyền lực cá nhân, 12
- quyền lực vị trí, bà cần phải khẳng định mình trước toàn dân và bà đã dẹp bỏ được định kiến phong kiến thời bấy giờ để lên ngôi Hoàng đế và trở thành vị Nữ hoàng đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. 2.4. Phân tích 2.4.1. Ưu điểm Đối với mỗi con người, ai cũng có ưu và nhược điểm của riêng mình. Vậy thì sự lạm dụng quyền hạn, quyền lực cuả bà có những ưư điểm gì? Nhóm chúng tôi nhận thấy rằng bà có những ưu điểm sau: Thứ nhất, bà đã biết sử dụng triệt quyền lực cá nhân cuả mình, đó là sắc đẹp lộng lẫy, sự thông minh, tài trí, mưu mẹo để lạm dụng quyền lực vị trí và mở rộng cho quyền lực chính trị. Điều đó đã làm cho địa vị của bà tăng nhanh chóng, lần lượt từ Tài Nhân- Chiêu Nghi-Thần Phi-Hoàng hậu và cuối cùng là địa vị cao quý nhất-Hoàng đế. Nhờ sự lạm dụng đó bà đã thự hiện được hoài bão giúp dân giúp nước cuả mình, bà có công giúp đất nước phát triển hơn nữa về nhiều mặt. Cụ thể là: Bà biết cách trọng dụng người tài, chế độ thi cử dưới sự chỉ huy của bà cũng có nhiều cải cách. Khoa cử có thêm môn Võ và chế độ thi “Điện thí” do đích thân nhà vua chủ trì khoa thi trước điện rồng. Bốn triều sau đó là Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều kế tiếp duy trì chế độ khoa cử do bà khai sang Có thể nói rằng Võ Tắc Thiên là người biết nhìn xa trông rộng. Ngoài ra, bà là người yêu thích và quan tâm tới thi, ca, nhạc, họa... nên văn học, sử học đạt nhiều thành tựu to lớn. Đích thân bà triệu tập các nhà Nho có tên tuổi soạn thảo nên bộ “Đại Bách khoa toàn thư” đầu tiên trên thế giới và rất nhiều bộ sách đồ sộ, có giá trị về văn học, sử học, luật pháp. Bà còn là tác giả của nhiều bộ sách quý như: “Thủy cung tập” 100 quyển và “Kim luân tập” 10 quyển, “Thần quỹ – Phép tắc của bề tôi” tổng cộng mười chương, trong đó hai chương “Liêm khiết” và “Lợi nhân” nhấn mạnh “Cái gốc của việc dựng nước tất ở nông dân”. 13
- Thứ hai, bà đã đi trước thời đại. Trong xã hội Nho giáo “trọng nam khinh nữ” bà đã nâng cao đươc vai trò, vị trí người phụ nữ trong xã hội. Bà đã chứ tỏ cho cả Trung Hoa thấy rằng phụ nữ cũng có thể tham gia tốt vào chính sự chứ không chỉ riêng nam giới. Thứ ba, nhờ sự lạm dụng quyền hạn, quyền lực đó bà có thể vượt lên cả những lề thói phong kiến cổ xưa để leo lên bậc thang danh vọng, nhanh chóng có được sự phục tùng của quần thần. Bà đã để lại cho đời sau một người phụ nữ đầy uy quyền trong lịch sử Trung Quốc. 2.4.2 Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm đã nêu thì việc lạm dụng quyền hạn, quyền lực của Võ Tắc Thiên cũng đã cho thấy nhiều nhược điểm. Thứ nhất, việc lạm dụng quyền hạn, quyền lực đó đã tạo ra những thế lực thù địch, bằng mặt không bằng lòng với bà, từ đó âm mưu lật đổ bà. Chính vì thế mà đế chế bà thiết lập nên cuối cùng đã bị đảo chính bởi các thế lực chống đối . Cụ thể vào ngày 20 tháng 2 năm 705, lúc này bà đã hơn 80 tuổi và ốm yếu, Võ hậu không thể ngăn chặn một cuộc đảo chính giết hại hai anh em họ Trương. Quyền lực của bà cũng kết thúc ngày hôm đó, bà buộc phải lùi bước, hoàng đế Trung Tông được tái lập, nhà Đường lại tiếp tục từ ngày 3 tháng 3 năm 705. Không những vậy, sự lạm dụng đó còn gây nên hàng loạt cái chết mờ ám hoặc bị vu khống nếu chống đối lại bà. Từ con cái ( cô công chúa đầu lòng, thái tử Lý Hoằng, Lý Hiền), chị ruột là bà công tước Hàn phu nhân cho đến những vị quan tài giỏi trung thành với vua ( Vô Kỵ, Thượng Quan Nghi, Lý Trung). Hàng loạt các trung, thần bị chết, đày đi xa rồi chết đều do tay Võ Tắc Thiên làm nên. Một số khác đi theo bà nhưng chỉ là để bảo toàn tính mạng hay mưu cầu lợi lộc chứ không phải thật sự nể phục bà như một minh quân, và những người hiền tài cũng không còn muốn ở cạnh phò tá Võ Tắc Thiên nữa. Theo Nữ hoàng thì sống chống Nữ hoàng thi chết, vậy nên xung quanh bà là những tên nịnh thần, hống hách, đôi khi bất tài dẫn đến triều đình chia bè rẽ cánh, hãm hại tàn sát lẫn nhau. 14
- “ Trăm năm bia đá cũng mòn – Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Những hành vi tàn bạo, độc ác đó của Võ Tắc Thiên, xuất phát từ sự lạm dụng quyền hạn, quyền lực đã để lại tiếng xấu cho muôn đời. 15
- Chương 3: GIẢI PHÁP 3.1. Mục tiêu Mục tiêu của những giải pháp mà chúng tôi đề ra chính là nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm trong việc sử dụng quyền lực của Võ Tắc Thiên. Thông qua đó rút ra cho mình bài học kinh nghiệm trong việc sử dụng và tăng cường quyền lực. 3.2. Giải pháp 3.2.1 Phát huy ưu điểm Đối với quyền lực cá nhân, có thể nói Võ Tắc Thiên đã sử dụng rất thành công quyền lực này. Chính vì thế bà nên tiếp tục phát huy hơn nữa thế mạnh của mình. Đó là sắc đẹp, tài năng chính trị, tầm nhìn xa trông rộng…Như vậy mọi người sẽ kính phục và yêu quý bà hơn, nhờ đó triều đại, sự nghiệp của bà sẽ bền vững hơn. Đối với quyền lực vị trí, Võ Tắc Thiên đã từ từ đi từ vị trí thấp lên vị trí cao nhất. Cách làm của bà có nhiều điểm cần được phát huy. Đó là việc khéo léo lợi dụng thời cơ, tranh thủ sự yêu quý của mọi người đặc biệt là cấp trên, sử dụng quyền lực cá nhân để gây ảnh hưởng....để có được vị trí cao trong triều. Như vậy quyền lực của bà sẽ được củng cố tốt hơn. Quyền lực vị trí càng cao sẽ là cái cốt yếu để tạo nên quyền lực của bà. Đối với quyền lực chính trị, ở Võ Tắc Thiên có nhiều điểm cần phát huy. Bà nên tiếp tục mở rộng hơn nữa những mối quan hệ mật thiết với mình. Tiếp tục tuyển chọn và đào tạo nhân tài, khuyến khích người tài phục vụ cho đất nước, tạo cho họ niềm tin vững chắc vào chế độ mà họ đang sống. Nhờ đó con người mới có thể tập trung làm việc hăng say hơn, cống hiến sức lực của mình nhiều hơn. Việc tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào các công tác chính trị, xã hội cũng cần được phát huy hơn nữa. Như vậy sẽ giúp họ phát triển năng lực cá nhân, đem tài sức của mình ra phục vụ cho công việc. Và đây cũng sẽ là một lực lượng liên minh hùng mạnh tạo nên quyền lực vững mạnh của Võ Tắc Thiên ( Vì chính bà mới có khả năng đổi mới, giải phóng cho phụ nữ ). 16
- 3.2.2 Khắc phục nhược điểm: Đối với cá nhân, là một người lãnh đạo Võ Tắc Thiên cần có tư cách đạo đức chuẩn mực cho người dưới quyền noi theo. Bà không nên sử dụng những hành vi tàn độc, trái đạo đức, như vậy sẽ thu phục nhân tâm , người dưới quyền sẽ toàn tâm, toàn ý phục vụ bà mà không gây bè rẽ cánh đồng thời cũng tránh được việc để lại tai tiếng xấu cho muôn đời sau. Đối với quyền lực vị trí không nên quá lạm dụng. Sử dụng vượt quá quyền hạn của mình mà cần sử dụng tài năng, sự uy quyền của mình làm cho người khác phải nể phục và noi theo. Trong quá trình nâng cao quyền lực vị trí, bà cần dựa vào năng lực, tài năng của mình để được công nhận một cách chính thức chứ không phải bất chấp thủ đoạn . Đối với quyền lực liên minh, chính sách trọng dụng nhân tài cần phải thay đổi tích cực hơn, lắng nghe những đóng góp của trung quân. Thay vì dùng đội quân “mật thám” với mục đích để truy tìm ra kẻ nào nói xấu, chống đối bà hoặc làm lợi cho những âm mưu thực hiện giấc mộng Đế vương của bà thì sử dụng nó vào việc tìm hiểu những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để kịp thời có những chính sách hợp lý đáp ứng những yêu cầu đó. Như vậy không chỉ tăng quyền lực của mình mà còn lấy được lòng dân - nguồn gốc tồn tại của một đế chế. Bà không nên sử dụng những tên nịnh thần, không để cho cấp dưới lộng hành, như vậy sẽ tránh được việc gây nên sự oán giận trong nhân dân. Nhờ vậy quyền lực của bà sẽ bền vững hơn. Cuối cùng, phải biết động viên thuyết phục, trọng dụng các quan công thần tiền triều, các hiền tài - vì đó chính là nguồn nguyên khí của quốc gia, để họ hỗ trợ trong việc điều hành đất nước, giữ được bình ổn trong triều chính, lại được tình cảm của nhân dân thay vì lạm dụng quyền hạn quyền lực để áp đặt, ép buộc. Điều đó chứng tỏ người lãnh đạo có được cái “ tâm”, sự chân thành. 3.2.3 Bài học kinh nghiệm Qua câu chuyện về việc lạm dụng quyền hạn, quyền lực của Võ Tắc Thiên, mọi người dễ dàng nhận thấy: quyền lực giống như con dao hai lưỡi, nó có thể giúp bạn đạt 17
- được mục đích, nhưng cũng có thể giết chết bạn. Điều cần thiết phải nhận thấy quyền lực đem lại cho ta kết quả như thế nào phụ thuộc vào cách chúng ta sử dụng nó. Võ Tắc Thiên có quyền lực nhưng lại không biết cách sử dụng nên đã đem lại sự phẫn nộ, không tuân phục của quần thần và dân chúng. Kết quả là triều đại của bà đã không giữ vững được lâu, bà đã không thể chống lại các thế lực nổi dậy lật đổ triều đại của bà. Ngày nay trong công việc tập thể, quyền lực là thứ không thể thiếu, và chúng ta ai cũng cần có quyền lực. Thế nhưng làm sao để có thể sử dụng quyền lực hiệu quả? Nhóm chúng tôi xin đề xuất một số phương pháp sau: Muốn gia tăng quyền lực, tuyệt đối không được lạm dụng quyền lực mà cần phải sử dụng phương pháp là mở rộng quyền lực bắt nguồn từ nguồn gốc của quyền lực, cụ thể là: Đối với quyền lực vị trí-quyền lực bắt nguồn từ vị trí chính thức trong tổ chức, trong quá trình sử dụng quyền lực cần lưu ý những điểm sau để tận dụng hết quyền lực vị trí: Một là, chỉ dùng đến quyền lực vị trí khi thực sự cần thiết. Bởi lẽ, là một nhà quản lý, bạn phải nhờ sự giúp đỡ của các phòng ban khác và của cấp dưới để thực hiện công việc. Vì thế hãy dùng biện pháp thuyết phục và các phương pháp khác bất cứ khi nào để đạt được điều bạn muốn. Hai là, hãy chắc chắn rằng bạn hiểu được giới hạn trong quyền lực vị trí của bạn và đừng cố vượt qua ranh giới đó. Thay vì cố lạm dụng quyền hạn của mình, bạn hãy tập trung sử dụng tốt những gì mình đang có và phát huy hết hiệu quả của nó. Khi cần thiết hãy dùng quyền lực quan hệ để nhờ người khác hỗ trợ, giúp đỡ bạn. Như vậy bạn sẽ không bị rơi vào trường hợp của Võ Tắc Thiên. Ví dụ, nếu bạn là nhà tư vấn luật doanh nghiệp, hãy dùng thẩm quyền của bạn trong những vấn đề pháp lý chứ không phải là những vấn đề liên quan đến tiếp thị và tài chính – những lĩnh vực mà người khác mới có quyền lực vị trí hợp lệ. Ba là, hãy bảo vệ không để quyền lực vị trí của bạn bị người khác xâm phạm. Quyền lực vị trí là cơ sở để sử dụng các quyền lực khác, vì vây muốn nâng cao quyền lực của mình bạn cần giữ vững nền móng trước. Những nhà quản lý đầy tham vọng luôn 18
- tìm cách khuyếch trương quyền lực của mình. Đừng cho phép họ làm thế trên sự bất lợi của bạn Đối với quyền lực mối quan hệ, có thể gia tăng quyền lực này bằng các cách: Một là, gia nhập nhóm liên minh với các nhân viên khác có chung mục đích. Võ Tắc Thiên cũng đã từng áp dụng cách này khi bà mới vào cung, và kết quả là bà có được một đội mật thám rộng lớn trong hậu cung chuyên báo tin cho bà. Bạn cũng nên mở rộng các mối quan hệ. Hãy cố gắng làm bạn của mọi người, hạn chế đến mức tối đa có kẻ thù ở nơi bạn làm. Khi tham gia, bạn phải chứng minh được khả năng của mình, phẩm chất đáng tin cậy và mối quan tâm đến lợi ích của các bên tham gia liên minh, có như vậy mới không để quyền lực vị trí bị ảnh hưởng. Hai là, giảm sự lệ thuộc cuả bạn vào người khác hoặc làm cho người khác lệ thuộc vào mình nhiều hơn. Võ Tắc Thiên cũng đã làm cho vua Cao Tông lệ thuộc vào mình, còn bà thì ngày càng độc lập hơn đối với vua. Nhờ vậy mà quyền lực từ vua Cao Tông chuyển dần sang tay bà. Như vậy, khi người khác phụ thuộc vào mình nhiều hơn thì quyền lực mối quan hệ cũng tăng lên. Đôi khi nó còn quan trọng hơn cả quyền lực vị trí vì chỉ cần mọi người ủng hộ bạn thì bạn có thể làm bất cứ việc gì mà không hề bị chống đối, ngược lại họ còn giúp đỡ bạn nhiều hơn. Đối với quyền lực cá nhân, bạn cần phải luôn luôn chú ý và nâng cao năng lực bản thân. Vì đây là cái gốc để bạn phát triển quyền lực mối quan hệ và nâng cao quyền lực vị trí. Nâng cao quyền lực cá nhân sẽ càng củng cố quyền lực chính trị và quyền lực mối quan hệ. Khi nhận thấy bạn có năng lực và kỹ năng làm việc, người khác sẽ tín nhiệm và tin tưởng bạn hơn. Quyền lực sẽ tự đến với bạn. Tóm lại, trong cuộc sống quyền lực là điều không thể thiếu đối với mỗi người. Ở một tập thể khác nhau, lĩnh vực khác nhau, chúng ta lại có những quyền lực khác nhau. Đôi khi bản thân bạn đã có quyền lực đối với một số người. Tuy nhiên, để sử dụng một cách trọn vẹn quyền lực, tận dụng hết lợi thế của nó là một điều không dễ, đòi hỏi mỗi người phải biết khéo léo vận dụng, luôn tỉnh táo trước sự cám dỗ của quyền lực.Hãy để quyền lực là công cụ đắc lực để bạn vươn tới mục tiêu, đừng để nó trở thành nắm mồ chôn vùi khát vọng của bạn. 19
- KẾT LUẬN Võ Tắc Thiên đã mở ra một triều đại chưa từng có trong lịch sử Trung Hoa và cũng chính bà cũng là người khép lại triều đại ấy. Dù triều đại ấy chỉ tồn tại trong mười lăm năm nhưng quá trình nắm quyền của bà còn kéo dài hơn thế. Tài năng, bản lĩnh và trí tuệ là điều không thể phủ nhận nơi bà. Tuy bằng nhiều cách khác nhau kể cả bất chấp thủ đoạn nhưng Võ Tắc Thiên đã từng bước giành được quyền lưc của một đấng quân vương. Có người nói bà đã thành công và cũng có người nói bà đã thất bại trong việc giành lấy quyền lực cao nhất về mình. Những nhận định khác nhau hay những giai thoai về bà vẫn luôn tiếp diễn. Nhưng thành công là bà đã làm được cái điều mà chưa ai làm được này, thất bại là bà đã không duy trì được lâu vị trí cao nhất và để lại rất nhiều tai tiếng xấu về sau. Tuy nhiên việc bà giành được quyền lực từ tay nhà Đường về tay mình để lập ra nhà Chu là một minh chứng sống động trong việc chiếm hữu và sử dụng quyền lực một cách hiệu quả. Chúng ta học được từ bà rất nhiều điều hữu ích để vận dụng trong cuộc sống và trong công việc của chúng ta sau này, đặc biệt là khi chúng ta trở thành nhà lãnh đạo. Ngoài ra, dù là thành công hay thất bại ai cũng còn tồn tại những khuyết điểm của mình. Từ câu chuyện của Võ Tắc Thiên chúng ta cũng rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm quý báu để tránh được những thất bại không đáng có về sau. Là một nhà lãnh đạo ai cũng cần có quyền hạn, quyền lực cao nhất để thực hiện việc lãnh đạo cuả mình một cách tốt nhất. Để quyền lực phục vụ một cách tối ưu cho công việc lãnh đạo, nhà lãnh đạo cần phải biết cách mở rộng và sử dụng quyền lực một cách hiệu quả. Họ cần phải biết được nguồn lực xuất phát từ đâu? Các nguyên tắc sử dụng quyền lực là gì? Làm thế nào để mở rộng quyền lực? Qua việc phân tích sự lạm dụng quyền lực, quyền hạn của Võ Tắc Thiên, câu trả lời cho những câu hỏi trên đây chính là thông điệp mà nhóm chúng tôi muốn mang đến cho tất cả những ai muốn trở thành nhà lãnh đạo thành công trong tương lai. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về khai thác, sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan trong những trường hợp ngoại lệ
30 p | 114 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng theo pháp luật dân sự Việt Nam
12 p | 103 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
85 p | 34 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Kê biên quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo pháp luật thi hành án dân sự từ thực tiễn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
88 p | 86 | 12
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam
39 p | 95 | 12
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính trị học: Hồ Chí Minh với phương thức khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng 8 năm 1945
30 p | 90 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tòa án hình sự quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người
82 p | 34 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở qua thực tiễn tại thành phố Điện Biên Phủ
96 p | 59 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp - Thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương
105 p | 30 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất - Từ thực tiễn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
26 p | 42 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền của người sử dụng đất bị thu hồi ở tỉnh Trà Vinh
108 p | 23 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tư tưởng về hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước
127 p | 26 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch có sử dụng hợp đồng theo mẫu ở Việt Nam hiện nay
27 p | 80 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân
119 p | 6 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về quyền sử dụng đất nông nghiệp của các cá nhân và tổ chức qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế
27 p | 70 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Sử dụng viên chức tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. Hồ Chí Minh
88 p | 11 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Sử dụng viên chức tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Thành phố Hồ Chí Minh
26 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn