intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tòa án hình sự quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

35
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động bảo vệ quyền con người bằng Tòa án hình sự quốc tế, phân tích làm rõ nội dung việc bảo vệ quyền con người bằng thiết chế Tòa án hình sự quốc tế. Đề xuất một số giải pháp đặt ra đối với Việt Nam từ việc nghiên cứu Tòa án hình sự quốc tế và quyền con người để hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế bảo vệ quyền con người tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tòa án hình sự quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ NGỌC ANH TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƢỜI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ NGỌC ANH TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƢỜI Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 603860 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG THAO Hà Nội - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là kết quả của quá trình bản thân tự nghiên cứu, tìm hiểu từ lý luận và thực tiễn quy định về Tòa án hình sự Quốc tế theo các quy chế. Quá trình hoàn thành Luận văn có nghiên cứu một số tài liệu của các luận văn, khóa luận và các bài viết của một số tác giả khác; Song việc trích dẫn các thông tin, số liệu đều có nguồn rõ ràng, cụ thể. Tôi xin cam đoan đây là sản phẩm nghiên cứu của cá nhân tôi, không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của các tác giả khác. Nếu vi phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Vì vậy, tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật – Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét để tôi đƣợc bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Ngọc Anh i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Giảng viên hƣớng dẫn PGS. TS. Nguyễn Hồng Thao đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo trong thời gian em thực hiện luận văn; Xin cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trƣờng đã tạo mọi điều kiện cho em đƣợc nghiên cứu các tài liệu, góp phần cho sự thành công của luận văn. Em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn là nguồn động viên, giúp đỡ trong thời gian em nghiên cứu, hoàn thành luận văn! ii
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung diễn giải LHSQT Luật hình sự quốc tế ICC International Criminal Court – Tòa án hình sự quốc tế QCN Quyền con ngƣời NXB CTQG Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia LHQ Liên Hợp Quốc TCN Trƣớc Công Nguyên PTC Bộ phận tiền xét xử BIA Hiệp định song phƣơng về miễn trừ EU Liên minh châu âu iii
  6. MỤC LỤC Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. iii 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 1.2.Tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................................ 3 1.3.Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 8 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 9 1.5. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn ............................................ 9 1.6. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 9 2. NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 10 2.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 10 2.2. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ........................... 10 2.3. Địa điểm nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .......................................... 10 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ ............................................................................... 11 4. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ............................................................................ 11 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ VÀ QUYỀN CON NGƢỜI .................................................................................. 12 1.1.Khái quát về Tòa án hình sự quốc tế ......................................................... 12 1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Tòa án hình sự quốc tế ............. 12 1.1.2.Khái niệm, đặc điểm của Tòa án hình sự quốc tế .................................. 15 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Tòa án hình sự quốc tế .......................................... 17 1.2.Khái quát về quyền con ngƣời .................................................................. 19 1.2.1.Khái niệm, đặc tính của quyền con ngƣời.............................................. 19 1.2.2.Lịch sử phát triển tƣ tƣởng về quyền con ngƣời .................................... 21 1.3.Vai trò của Tòa án hình sự quốc tế trong việc bảo vệ quyền con ............. 29 Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................... 32 iv
  7. CHƢƠNG 2: BẢO VỆ CÁC QUYỀN CON NGƢỜI BẰNG TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ .................................................................................... 33 2.1. Nội dung các quyền của con ngƣời .......................................................... 33 2.2. Các nội dung bảo vệ quyền con ngƣời bằng tòa án hình sự quốc tế........ 37 2.2.1. Bảo vệ quyền con ngƣời thông qua thẩm quyền tài phán của Tòa án hình sự quốc tế ................................................................................................ 37 2.2.2. Bảo vệ quyền con ngƣời thông qua những nguyên tắc quy định trong Quy chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế ...................................................... 40 2.2.3. Bảo vệ quyền con ngƣời thông qua các hoạt động tố tụng theo Quy chế Rome do Tòa án hình sự quốc tế thực hiện..................................................... 47 2.2.4. Tòa án hình sự quốc tế bảo vệ quyền con ngƣời bằng thiết chế hỗ trợ Liên hiệp quốc ................................................................................................. 49 2.2.5 Tòa án hình sự quốc tế bảo vệ các quyền con ngƣời thông qua việc nâng cao vị thế của các quốc gia thành viên, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia51 2.2.6. Tòa án hình sự quốc tế bảo vệ các quyền con ngƣời bằng việc hỗ trợ hệ thống pháp luật quốc gia trong việc đấu tranh phòng và chống các loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm ................................................................................ 54 Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................... 57 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƢỜI ........................................................................................................... 58 3.1. Một số vấn đề đặt ra từ việc nghiên cứu về Tòa án hình sự quốc tế........ 58 3.2. Việt Nam và việc tham gia Quy chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế ... 59 Kết luận chƣơng 3 ........................................................................................... 67 KẾT LUẬN .................................................................................................... 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 70 v
  8. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xã hội hiện đại, với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, những giá trị cao quý nhất – quyền con ngƣời – ngày càng đƣợc các nhà nƣớc và xã hội quan tâm và bảo vệ. Do đó, các thiết chế quốc tế đƣợc thành lập ra nhằm bảo vệ quyền con ngƣời ngày càng phong phú, đa dạng. Tại lời nói đầu Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con ngƣời năm 1948 (đƣợc Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua và công bố theo Nghị quyết số 217A (III) ngày 10/12/1948) đã khẳng định: “Việc thừa nhận phẩm giá vốn có, các quyền bình đẳng và không thể tách rời của mọi thành viên trong gia đình nhân loại là cơ sở cho tự do, công bằng và hòa bình trên thế giới… Điều cốt yếu là quyền con ngƣời cần phải đƣợc pháp luật bảo vệ để con ngƣời không buộc phải nổi dậy nhƣ là một biện pháp cuối cùng nhằm chống lại sự độc tài và áp bức… Các quốc gia thành viên đã cam kết, cùng với Liên hiệp quốc, phấn đấu thúc đẩy sự tôn trọng và tuân thủ chung các quyền và tự do cơ bản của con ngƣời”. Một trong các thiết chế của luật hình sự quốc tế là Tòa án hình sự quốc tế (International Criminal Court, gọi tắt là ICC) đƣợc thành lập dựa trên quy chế Rome ngày 17/7/1998.1 ICC không chỉ là hiện thân của công lý, lẽ phải, dân chủ và lƣơng tri toàn cầu, nó còn là tƣợng trƣng cho sức mạnh của các dân tộc, của cộng đồng quốc tế và xã hội loài ngƣời bằng một thiết chế tố tụng của Luật hình sự quốc tế do chính nhân loại đặt ra – Tòa án quốc tế có thẩm quyền xét xử các tội ác quốc tế mang tính hệ thống và phổ quát bao gồm tội ác diệt chủng, tội ác chống lại loài ngƣời, tội ác chiến tranh, và tội ác xâm lƣợc. Đặc biệt, ngày 15- 9-2016, Tòa án Hình sự quốc tế tuyên bố sẽ thụ lý các vụ án liên quan tới các tội ác hủy hoại môi trƣờng, khai thác tài nguyên thiên nhiên phi pháp và trƣng thu trái pháp luật đất đai của ngƣời dân. Với sự thay đổi đáng kể này, trong 1
  9. các hợp đồng bàn giao đất trái phép dẫn tới việc phải dùng bạo lực di dời ngƣời dân, các giám đốc điều hành doanh nghiệp hoặc các chính trị gia có thể phải chịu trách nhiệm trƣớc luật pháp quốc tế. Thiết chế ICC góp phần “ngăn chặn việc trốn tội, đồng thời cũng thiết lập hệ thống thƣờng xuyên nhằm ngăn chặn những ngƣời có nguy cơ phạm tội trên toàn thế giới, đặc biệt liên quan đến những ngƣời chịu trách nhiệm chính đang cố ẩn trốn sau hệ thống thứ bậc và những mạng lƣới ảnh hƣởng lớn”.2 Việt Nam là quốc gia giành đƣợc độc lập dân tộc qua nhiều cuộc kháng chiến, đặc biệt là các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lƣợc. Qua các cuộc chiến tranh, hậu quả để lại đối với đất nƣớc Việt Nam là vô cùng nặng nề. Tuy nhiên, trải qua những năm tháng, thời kì đổi mới, hiện nay Việt Nam đang không ngừng phát triển về mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, vấn đề đảm bảo quyền con ngƣời cũng đƣợc chú trọng hơn. Việc Việt Nam chủ động nhanh chóng gia nhập, tham gia là thành viên của các tổ chức thế giới, các công ƣớc quốc tế về kinh tế cũng nhƣ hình sự là một chiến lƣợc đúng đắn và hợp lý. Điều này giúp nâng tầm, bảo vệ quyền con ngƣời của ngƣời dân Việt Nam trên trƣờng quốc tế, tăng khả năng hội nhập quốc tế của Việt Nam trên mọi lĩnh vực đặc biệt là trong hoạt động phòng chống tội phạm; đồng thời góp phần cùng các nƣớc trên thế giới chống lại tội ác diệt chủng, tội ác chống lại loài ngƣời, tội ác chiến tranh, và tội ác xâm lƣợc… Hiện nay, ở Việt Nam đã tổ chức đƣợc nhiều buổi hội thảo về vấn đề này, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều, nhiều ngƣời vẫn chƣa nhận thức rõ đƣợc tầm quan trọng của Tòa án hình sự quốc tế và việc tham gia các công ƣớc bảo vệ quyền con ngƣời có liên quan. Do đó, học viên lựa chọn đề tài “Tòa án hình sự quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người” làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học chuyên ngành Luật Quốc tế - Khoa Luật, Đại học 2
  10. Quốc Gia Hà Nội, nhằm tổng hợp lại và làm sáng tỏ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Tòa án hình sự quốc tế trong việc bảo vệ quyền con ngƣời. Ý nghĩa và định hƣớng cho Việt Nam trong việc tham gia các công ƣớc có liên quan về bảo vệ quyền con ngƣời, đặc biệt là bảo vệ quyền con ngƣời trong lĩnh vực phòng chống tội phạm quốc tế. 1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề về quyền con ngƣời và Tòa án hình sự quốc tế trong việc bảo vệ quyền con ngƣời đã đƣợc nhiều tác giả ở cả trong và ngoài nƣớc thực hiện nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu ở trong nƣớc nhƣ: - Tòa án Hình sự quốc tế và việc gia nhập của Việt Nam, Nxb Tƣ pháp. Hà Nội: Nghiên cứu trực tiếp về Tòa án hình sự quốc tế, đánh giá sự gia nhập của Việt Nam, những vấn đề cần chuẩn bị, những lợi ích, khó khăn khi gia nhập Tòa án hình sự quốc tế. Những nội dung này có giá trị tham khảo rất lớn đối với tác giả trong việc nghiên cứu thực hiện luận văn Tòa án hình sự quốc tế trong việc bảo vệ quyền con ngƣời. - Nguyễn Hồng Thao (2011), Tòa án Công lý quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội: với nội dung nghiên cứu chủ yếu về quá trình hình thành, khái niệm, đặc điểm, vị trí vai trò, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động của Tòa án công lý quốc tế, giải quyết tranh chấp cho các nƣớc thành viên dựa trên sự thỏa thuận của các bên tranh chấp và đƣa ra các ý kiến tƣ vấn pháp lý. Các nội dung này là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả về chế định Tòa án mang tính chất quốc tế, giúp tác giả có sự so sánh giữa Tòa án công lý quốc tế và Tòa án hình sự quốc tế để rút ra đƣợc một số nội dung cơ bản. - Bảo vệ an ninh quốc gia an ninh quốc tế và các quyền con người bằng pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Sách 3
  11. chuyên khảo do Lê Văn Cảm chủ biên, NXB Tƣ pháp, Hà Nội, 2007; Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, do tập thể tác giả: Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao và Lã Khánh Tùng đồng biên soạn, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009: Các công trình nghiên cứu này cung cấp cho tác giả những nội dung tham khảo về vấn đề quyền con ngƣời, bảo vệ quyền con ngƣời bằng pháp luật. - Nguyễn Bá Sơn (2007), Tòa án hình sự quốc tế - góc nhìn Việt Nam, Nxb Thanh niên, TP. Hồ Chí Minh: Tập trung nghiên cứu về Tòa án hình sự quôc tế dƣới sự nhìn nhận, đánh giá của Việt Nam. Các nội dung nghiên cứu là tài liệu tham khảo có giá trị đối với quá trình thực hiện phần khái quát về Tòa án hình sự quốc tế và những định hƣớng cho Việt Nam khi gia nhập quy chế Rôm về Tòa án hình sự quốc tế trong luận văn của tác giả. - Gia nhập và thực thi Quy chế Rôm về Tòa án Hình sự quốc tế quan điểm và kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới, Nxb Hồng Đức, Hà Nội: Tập trung nghiên cứu về vấn đề gia nhập và thực thi quy chế Rôm về Tòa án hình sự quốc tế, kinh nghiệm của một số quốc gia khác trên thế giới. Các nội dung nghiên cứu này giúp cho tác giả trong công tác nghiên cứu về phần khái quát Tòa án hình sự quốc tế và những kinh nghiệm của một số nƣớc để tác giả có thể tham khảo về phần định hƣớng, những thuận lợi, bất cập khi gia nhập quy chế Rôm về Tòa án hình sự quốc tế. Một số luận văn và luận án nghiên cứu về quyền con ngƣời nhƣ: - Đảm bảo quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ luật học của Nguyễn Huy Hoàn, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, 2004; Bảo đảm thực hiện quyền con người trong thi hành án phạt tù, Luận án tiến sỹ luật học của Nguyễn Đức Phúc, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, 2011; Quyền có người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam, Đức và Hoa Kỳ, Luận án tiến sỹ luật học của Nguyễn Thị Mỹ Quỳnh, Trƣờng 4
  12. Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, 2012; Bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học của Tạ Xuân Trà, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014. Các luận văn tập chủ yếu tập trung nghiên cứu về vấn đề quyền con ngƣời, việc bảo đảm, bảo vệ quyền con ngƣời trong hoạt động tƣ pháp, đặc biệt là trong lĩnh vực hình sự, tố tụng hình sự. Mặc dù không có công trình nào nghiên cứu về Tòa án hình sự quốc tế trong việc bảo vệ quyền con ngƣời nhƣng các nội dung nghiên cứu trên đã giúp cho tác giả thực hiện phần nghiên cứu khái quát về quyền con ngƣời trong luận văn của mình. Ngoài các công trình nghiên cứu trên, còn có thể kể đên một số công trình nghiên cứu khoa học các cấp, các kỷ yếu hội thảo nhƣ: Bảo vệ quyền con người bằng các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, đề tài NCKH cấp ĐHQG Hà Nội, do Lê Cảm, Nguyễn Ngọc Chí và Trịnh Quốc Toản đồng chủ trì, Khoa Luật, ĐHQGHN, 2004; Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự: Lý luận, thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật, đề tài NCKH trọng điểm cấp ĐHQGHN, do Lê Văn Cảm chủ trì, Khoa Luật, ĐHQGHN, 2013; Luật tố tụng hình sự Việt Nam với việc bảo vệ quyền con người, đề tài NCKH về nhân quyền do Nguyễn Ngọc Chí chủ trì, Khoa Luật, ĐHQGHN, 2011; Hans Peter Kaul (2008), “Quy chế Rôm - Sự phát triển mới của pháp Luật quốc tế hiện đại”, Kỷ yếu Hội thảo về Tòa án Hình sự quốc tế, Bộ Tƣ pháp chủ trì; Nguyễn Công Hồng (2008), “Sự tƣơng thích giữa các quy định của Quy chế Rôm với pháp luật hình sự Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo về Tòa án Hình sự quốc tế, Bộ Tƣ pháp chủ trì; Hội Luật gia Việt Nam (2008), Gia nhập và thực thi Quy chế Rôm về TAHSQT – Quan điểm và kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới, Nxb Hồng Đức, Hà Nội; Nguyễn Ngọc Khánh, Trần Đại Thắng (2007), “Điều tra và truy tố theo Quy chế Rôm về TAHSQT”, Kỷ 5
  13. yếu Hội thảo quốc tế về Tòa án Hình sự quốc tế, Bộ Tƣ pháp chủ trì; Marrianne Eloi (2007), “Các tội phạm thuộc quyền tài phán quyền tài phán về nội dung của TAHSQT”, Tòa án Hình sự quốc tế và việc gia nhập của Việt Nam, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội; Rafael de Bustamante Tello (2008), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về Tòa án Hình sự quốc tế, Bộ Tƣ pháp chủ trì; Và một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học nhƣ: Lê Văn Bính (2012), “Trách nhiệm pháp lý quốc tế”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Xuân Sơn (2012), “Vấn đề gia nhập và thực thi Quy chế Rôm về Tòa án Hình sự quốc tế - Nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội; Viện Khoa học Kiểm sát, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2008), Kỷ yếu Hội thảo về Tòa án Hình sự quốc tế, Bộ Tƣ pháp chủ trì; Nguyễn Tiến Vinh (2007), “Mối quan hệ của Tòa án Hình sự quốc tế và Liên hợp quốc”, Tòa án Hình sự quốc tế và việc gia nhập của Việt Nam, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội; Nguyễn Tiến Vinh (2012), “Lịch sử hình thành của Luật Hình sự quốc tế”, Giáo trình Luật hình sự quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Tiến Vinh (2013), “Đảm bảo sự vô tƣ trong hoạt động của các thiết chế tài phán quốc tế”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật; Vụ pháp Luật quốc tế - Bộ Tƣ pháp (2008), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về Tòa án Hình sự quốc tế, Bộ Tƣ pháp chủ trì; Công ước quốc tế về bảo vệ quyền con người trong hoạt động tư pháp, của Nguyễn Minh Tuấn, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề về hội nhập quốc tế, 2012; Tòa án hình sự quốc tế - Một thiết chế quan trọng của Luật hình sự quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 5/2009 và Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện điều 119 Bộ luật Hình sự sửa đổi với tội mua bán người, của Trịnh Tiến Việt, Tạp chí Kiểm sát, số 5(3)/2011; Hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về bảo vệ quyền phụ nữ trên cơ sở tiếp thu pháp luật quốc tế, của Trần Thị Hồng Lê, Tạp chí Khoa học, chuyên san 6
  14. Luật học, số 2/2014; Vai trò và trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc phòng ngừa và xử lý các vi phạm quyền con người, Vũ Văn Nhiêm, Tạp chí NN và PL, 2011; Báo cáo nghiên cứu rà soát quy định của pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị, của Bộ Tƣ pháp, 2013; Báo cáo nghiên cứu so sánh nội dung Công ước chống tra tấn với các quy định trong pháp luật Việt Nam, của Viện Nghiên cứu Quyền con ngƣời, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2007; Ở nƣớc ngoài, có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về quyền con ngƣời, Tòa án hình sự quốc tế trong việc bảo vệ quyền con ngƣời nhƣ: Nhân quyền và đánh giá tư pháp tại Đức của Grimm Dicter và Các bảo đảm quyền cá nhân theo Hiến pháp Liên bang Mỹ của Scialia Atomin, NXB, Martinus Nijhoff publishers, Dordrecht, 1994; Abashidze A.Kh. Hệ thống khu vực về bảo vệ các quyền của con người. Trƣờng Đại học Tổng hợp Hữu nghị các Dân tộc. M, 2010; Abashidze A.Kh., Solntcev A.M. Thể chế về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền và tự do trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tạp chí Luật quốc tế. Moscow, 2010. Quyền con người ở Trung Quốc và Việt Nam (Truyền thống, Lý luận và Thực tiễn): Tradition on and Theory and implementation of Hunman Right in China and Vietnam, NXB CTQG, Hà Nội, 2003; Wolfgang Benedek, Tìm hiểu về quyền con người, NXB Tƣ pháp Hà Nội, 2008; Sterling Paust, Leila Sadat và M. Cherif Bassiouni (2000), Luật hình sự quốc tế: các vụ việc và tài liệu, Nxb Carolina Academic, Durham; Zappala (2003), Các tòa án Hình sự quốc tế và quyền con người, Nxb Oxford University, Oxford. Hans Peter Kaul (2009), The International Criminal Court – Its relationship to domestic jurisdictions (Tòa án Hình sự quốc tế - Mối quan hệ của Tòa án với thẩm quyền của các toàn án trong nƣớc), Nxb Martinus Nijhoff; Héctor Olásolo (2005), The triggering procedure of the International Criminal Court (Thủ tục khởi tố vụ án của Tòa 7
  15. án hình sự quốc tế), Nxb Martinus Nijhoff ; Roy S. Lee (1999), The International Criminal Court, The Making of the Rôm Statute, Issues, Negotiations, Result (Tòa án Hình sự quốc tế, quá trình hình thành Quy chế Rôm những vấn đề, các cuộc đàm phán và kết quả), Nxb Kluwer Law International; Markus Benzig, Max Planck (2003), The Complementarity Regime of the International Criminal Court: International Criminal Justice between State Sovereignty and the Fight Against Impunity (Thẩm quyền bổ sung của Tòa án Hình sự quốc tế: Công lý Hình sự quốc tế giữa chủ quyền quốc gia và cuộc chiến chống lại việc không bị trừng phạt), Yearbook of United Nations Law; Sharon Williams and William Schabas (2008), Commentary on the Rome Statute of the International Criminal Court: Observers Notes (Bình luận về Quy chế Rôm, Tòa án Hình sự quốc tế), Nxb Otto Triffterer. Những công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập và nghiên cứu về quyền con ngƣời ở nhiều gốc độ và khía cạnh khác nhau nhƣ nghiên cứu lý luận về quyền con ngƣời, phân biệt quyền con ngƣời và quyền công dân, một số khía cạnh pháp lý, xã hội về quyền con ngƣời, nghiên cứu đa ngành, chuyên ngành về quyền con ngƣời…nhƣng số lƣợng công trình nghiên cứu về Tòa án hình sự quốc tế trong việc bảo vệ quyền con ngƣời tại Việt Nam cho đến thời điểm này vẫn còn ít. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên thật sự là những tài liệu tham khảo có giá trị đối với việc nghiên cứu thực hiện luận văn của tác giả. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động bảo vệ quyền con ngƣời bằng Tòa án hình sự quốc tế, phân tích làm rõ nội dung việc bảo vệ quyền con ngƣời bằng thiết chế Tòa án hình sự quốc tế. Đề xuất một số giải pháp đặt ra đối với Việt Nam từ việc nghiên cứu 8
  16. Tòa án hình sự quốc tế và quyền con ngƣời để hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế bảo vệ quyền con ngƣời tại Việt Nam 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những nguyên tắc, tổ chức, thẩm quyền của ICC quy định trong quy chế Rome và các hoạt động bảo vệ quyền con ngƣời của Tòa án hình sự quốc tế. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu những vấn đề sau đây: Một là, nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quyền con ngƣời và khái quát về Tòa án hình sự quốc tế. Hai là, làm rõ nội dung việc bảo vệ quyền con ngƣời bằng Tòa án hình sự quốc tế. Ba là, đề xuất một số vấn đề đặt ra cần phải hoàn thiện thông qua việc nghiên cứu Tòa án hình sự quốc tế trong việc bảo vệ quyền con ngƣời. 1.5. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn Đề tài “Tòa án hình sự quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người” đƣợc lựa chọn không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động bảo vệ quyền con ngƣời bằng Tòa án hình sự quốc tế mà còn nêu lên đƣợc vai trò, vị trí và tầm quan trọng của Tòa án hình sự quốc tế trong việc bảo vệ quyền con ngƣời, để từ đó đề xuất các biện pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế bảo vệ quyền con ngƣời. 1.6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu làm ba chƣơng: CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ VÀ QUYỀN CON NGƢỜI CHƢƠNG 2: BẢO VỆ QUYỀN CON NGƢỜI BẰNG TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ 9
  17. CHƢƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƢỜI 2. NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu, phân tích, bình luận và khuyến nghị về những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề bảo vệ các quyền con ngƣời bằng Tòa án hình sự quốc tế. 2.2. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở các quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về pháp luật, về quyền con ngƣời nói chung, và thẩm quyền, vai trò trong hoạt động bảo vệ quyền con ngƣời của Tòa án hình sự quốc tế nói riêng. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sẽ áp dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: Phƣơng pháp phân tích để làm sáng tỏ những nội dung thuộc phạm vi nghiên cứu; phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để làm rõ mức độ tƣơng quan giữa những quy định của pháp luật quốc tế với pháp luật quốc gia và đặc biệt là thông qua phƣơng pháp này để có đƣợc những đánh giá khách quan giữa quy định của pháp luật với thực tiễn thực hiện các quy định ấy; phƣơng pháp tổng hợp và thống kê đƣợc sử dụng để khái quát hoá nội dung nghiên cứu một cách hệ thống, làm cho vấn đề nghiên cứu trở nên ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu.. 2.3. Địa điểm nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Luận văn đƣợc giới hạn phạm vi nghiên cứu là vai trò của Tòa án hình sự quốc tế trong việc bảo vệ các quyền con ngƣời, nghiên cứu so sánh sự tƣơng thích với pháp luật quốc gia, bình luận và đƣa ra các khuyến nghị. 10
  18. 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ - Giai đoạn 1: Hoàn thành đề cƣơng Luận văn, nộp theo thời gian thông báo của Khoa. - Giai đoạn 2: Hoàn thành công tác thu thập các tài liệu có liên quan (sách chuyên khảo, sách tham khảo, bài báo, tạp chí, nghiên cứu, báo cáo,…). - Giai đoạn 3: Nghiên cứu tài liệu thu thập đƣợc, hoàn thành đề cƣơng Luận văn chi tiết. - Giai đoạn 4: Hoàn thiện nội dung Chƣơng I, Chƣơng II và Chƣơng III của Luận văn. - Giai đoạn 5: Hoàn thiện toàn bộ nội dung Luận văn - Giai đoạn 6: Thực hiện bảo vệ Luận văn theo quy định của khoa. 4. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN STT Hoạt động/Nội dung Thời gian 1 Tiến hành viết Đề cƣơng Tháng 7 năm 2018 2 Hoàn thiện Đề cƣơng Tháng 8 năm 2018 3 Nộp Đề cƣơng tại Khoa Tháng 8 năm 2018 4 Bảo vệ Đề cƣơng tại Khoa Theo kế hoạch tại Khoa 5 Thu thập thêm tài liệu tham khảo Tháng 9 năm 2018 6 Tiến hành viết đề cƣơng chi tiết Tháng 11 năm 2018 7 Hoàn thiện Chƣơng I Luận văn Tháng 01 năm 2019 8 Hoàn thiện Chƣơng II Luận văn Tháng 03 năm 2019 9 Hoàn thiện Chƣơng III Luận văn Tháng 05 năm 2019 10 Hoàn thiện toàn bộ Luận văn Tháng 08 năm 2019 11 Nộp Luận văn Tháng 09 năm 2019 12 Bảo vệ Luận văn Theo kế hoạch tại Khoa 11
  19. CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ VÀ QUYỀN CON NGƢỜI 1.1. Khái quát về Tòa án hình sự quốc tế 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tòa án hình sự quốc tế Vào đầu 1872, Gustave Moynier, một ngƣời Thuỵ Sĩ, đã đƣa ra ý kiến về việc thành lập một tòa án hình sự ở quy mô quốc tế sau khi chứng kiến sự bạo tàn của cuộc chiến tranh Pháp – Phổ (1870 – 1871). Nhƣng tại thời điểm đó, ý kiến này đã không nhận đƣợc sự ủng hộ tích cực từ phía các quốc gia. Năm 1948, trong hai phiên tòa Nuremberg và Tokyo xét xử những tội phạm Đức Quốc xã và Nhật Bản, Đại hội đồng (Liên Hợp Quốc) đã công nhận nhu cầu cần có một cơ chế thƣờng xuyên nhằm truy tố những kẻ sát nhân và những tội phạm chiến tranh. Từ việc công nhận của Liên Hợp Quốc, rất nhiều điều ƣớc quốc tế đã xác định và nghiêm cấm các hành vi tội ác chiến tranh cùng với sự phát triển của luật quốc tế bảo vệ nhân quyền. Có thể kể đến nhƣ, Công ƣớc về tội diệt chủng năm 1948 bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 12/1/1951, đã liệt kê năm hành động đƣợc coi là hành động diệt chủng gồm sát hại các thành viên của nhóm ngƣời đó; gây nên những tổn hại nghiêm trọng về thể xác và tinh thần đối với các thành viên của nhóm ngƣời đó; cố tình buộc nhóm ngƣời đó phải chịu những điều kiện sống đƣợc tính toán nhằm gây nên sự tiêu vong toàn bộ hoặc một phần nhóm ngƣời đó; áp đặt các biện pháp nhằm ngăn chặn việc sinh đẻ trong nhóm ngƣời đó; dùng vũ lực chuyển trẻ em trong nhóm ngƣời đó sang một nhóm khác.3 Hay nhƣ, Công ƣớc không áp dụng thời hiệu tố tụng với tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại 1968 thừa nhận rằng, cần thiết và đã đến lúc khẳng định trong luật pháp quốc tế, thông qua Công ƣớc này, nguyên tắc không áp dụng thời hiệu tố tụng đối với tội ác chiến tranh và tội ác chống 12
  20. nhân loại và bảo đảm việc áp dụng toàn cầu nguyên tắc này; Công ƣớc chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc có hiệu lực từ năm 1987, nhằm mục đích phòng chống tra tấn trên toàn thế giới, đòi hỏi các nƣớc phải có biện pháp hữu hiệu để phòng chống tra tấn trong nƣớc mình, và nghiêm cấm các nƣớc trả lại ngƣời về đất nƣớc của họ nếu có lý do để tin rằng ở đó họ sẽ bị tra tấn; Công ƣớc Genève về đối xử nhân đạo đối với tù binh, hàng binh chiến tranh là công ƣớc về các quy tắc mà các nƣớc đã phê chuẩn hoặc chƣa phê chuẩn đƣợc khuyến cáo tuân theo khi đối xử với tù binh, hàng binh chiến tranh và dân thƣờng trong vùng chiếm đóng. Hƣớng dẫn về việc bảo toàn an toàn tính mạng, danh dự, phẩm giá tù binh và hàng binh, bao gồm các khuyến cáo về việc trợ giúp cứu chữa cho ngƣời bị thƣơng; các hành vi bị khuyến cáo không đƣợc phép dùng để truy bức về tinh thần và thể xác; các hình thức, các nhục hình và các lời nói làm xúc phạm đến nhân phẩm ngƣời bị bắt hoặc xúc phạm niềm tin tôn giáo, tín ngƣỡng hoặc lý tƣởng ngƣời bị bắt; các khuyến cáo về việc không đƣợc dùng tù binh và hàng binh làm con tin hoặc bia đỡ đạn, hoặc lao động khổi sai... các hƣớng dẫn về việc sinh hoạt tối thiểu của ngƣời bị bắt về vệ sinh, lƣơng thực, thuốc men, thực phẩm tuỳ theo điều kiện cho phép của các bên và tình hình chiến trƣờng. Tuy nhiên những Công ƣớc, điều ƣớc quốc tế đó lại không đƣa ra đƣợc đề xuất khả thi nào về một cơ chế quy kết trách nhiệm hình sự của các cá nhân.4 Trƣớc Rome, Tòa án Hình sự quốc tế Nam Tƣ cũ (ICTY) đƣợc thành lập năm 1993 là một cơ quan của Liên Hợp Quốc đƣợc thành lập để truy tố các tội phạm nghiêm trọng vi phạm trong các cuộc chiến tranh ở Nam Tƣ cũ từ năm 1991, thƣờng đƣợc gọi là Tòa án tội phạm quốc tế Nam Tƣ cũ, và xét xử các thủ phạm tội ác này. Đây là một tòa đặc biệt đƣợc đặt tại La Haye, Hà Lan. Và Tòa án Hình sự quốc tế Rwanda đƣợc thành lập vào năm 1994, theo Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, có nhiệm vụ xét xử những 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2