intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Tài chính Ngân hàng: Vận dụng UCP 600 để giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế tại một số ngân hàng thương mại

Chia sẻ: Anh Ngoc | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:97

115
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và nguồn luật điều chỉnh phương thức này, chuyên đề tập trung vào phân tích những thay đổi cơ bản của UCP600 so với UCP500 và thực tiễn áp dụng UCP600 tại một số ngân hàng thương mại, từ đó đề xuất một số giải pháp vi mô và vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ khi áp dụng phiên bản UCP mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Tài chính Ngân hàng: Vận dụng UCP 600 để giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế tại một số ngân hàng thương mại

  1. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, các số liệu   đều lấy từ  các nguồn chính thống của các Ngân hàng thương mại Việt  Nam, kết quả nêu trong chuyê đề là trung thực xuất phát từ  tình hình thực   tế. Tác giả Khoá luận
  2. 2 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập, nghiên cứu tại Học Viện Ngân Hàng, em đã  nhận được sự  giúp đỡ  tận tình của các thầy cô giáo đến nay em đã hoàn  thành khóa học. Với lòng biết ơn của mình, lời đầu tiên em xin chân thành  cảm ...............   ­ Người đã hướng dẫn em trong suốt thời gian nghiên cứu   đến lúc hoàn thành chuyên đềnày. Đồng thời em xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy giáo, cô  giáo trong khoa Tài chính ngân hàng , Học Viện Ngân Hàng đã truyền đạt  cho em những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập tại trường và  luôn tạo điều kiện để em hoàn thành khóa học cùng bài chuyên đềnày. Xin chân thành cảm  ơn và xin kính chúc các thầy cô, bạn bè, luôn   mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Hà Nội, tháng      năm 2017 Người thực hiện 2
  3. MỤC LỤC PHỤ LỤC
  4. BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT TTV : Thanh Toán Viên KSV : Kiểm Soát Viên NH    : Ngân Hàng NHTM : Ngân Hàng Thương Mại NHPPH : Ngân Hàng Phát Hành NHXN : Ngân Hàng Xác Nhận BCT : Bộ Chứng Từ NHNo&PTNT : Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt  Nam BIDV : Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam OCB : Ngân Hàng Phương Đông. MB : Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội MSB : Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Vietcombank : Ngân Hàng  TMCP Ngoại Thương Việt Nam HanoiVCB : Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội VPbank      : Ngân Hàng Ngoài Quốc Doanh. VIB            : Ngân Hàng Quốc Tế GPbank      : Ngân Hàng Dầu Khí Toàn Cầu Techcombank : Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam.
  5. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời gian qua, kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Đặc biệt, khi Việt Nam gia đã nhập WTO và TPP, đây là những cơ hội hội nhập, phát triển và cũng là những thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam khi việc hội nhập kinh tế sẽ tạo ra sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Trong điều kiện đó, việc sử dụng một cách tối ưu các nguồn lực sẽ là chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong hoạt động Ngân hàng những năm gần đây đã có nhiều những biến động lớn khi có hàng loạt các ngân hàng mới gia nhập, cùng với đó là sự khắc nghiệt của thị trường đặc biệt là thị trường tín dụng ngân hàng sau đã làm cho nhiều ngân hàng yếu kém gặp nhiều khó khăn và buộc phải sác nhập và bị mua lại bởi các ngân hàng lớn. Bên cạnh đó các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng tăng dần thị phần hoạt động tín dụng và có thế mạnh về công nghệ và kinh nghiệm thị trường. Lãi suất đầu vào có xu hướng tăng, nhất là ở các Ngân hàng Thương mại Cổ phần, rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và lĩnh vực thanh toán quốc tế nói riêng. 5
  6. Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế. Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) do ICC phát hành được coi là thành công nhất trong lịch sử thương mại quốc tế từ trước đến nay. Cùng với UCP, ICC cũng ban hành Tập Quán Ngân Hàng Tiêu Chuẩn Quốc Tế (ISBP) để điều chỉnh việc tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán theo UCP. UCP600 là phiên bản mới nhất được ICC ban hành ngày 1/7/2007 để thay thế cho UCP500.Và cùng với UCP600, ICC cũng ban hành Bộ Tập Quán Ngân Hàng Tiêu Chuẩn Quốc Tế mới ISBP681 để thay thế cho ISBP645. UCP600 có một số thay đổi cơ bản so với UCP500. Do vậy việc tìm hiểu về UCP600 cũng như Bộ Tập Quán Ngân Hàng Tiêu Chuẩn Quốc Tế (ISBP681) là vô cùng cần thiết cho hoạt động của các ngân hàng thương mại. Xuất phát từ những vài trò và sự cần thiết trên em đã chọn đề tài: “Vận dụng UCP 600 để giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tại một số ngân hàng thương mại”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và nguồn luật điều chỉnh phương thức này, chuyên đề tập trung vào phân tích những thay đổi cơ bản của UCP600 so với UCP500 và thực tiến áp dụng UCP600 tại một số ngân hàng thương mại, từ đó đề xuất một số giải pháp vi mô và vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ khi áp dụng phiên bản UCP mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
  7. - Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng thực tế của UCP 600 trong việc tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ - Phạm vi nghiên cứu: Không gian: nghiên cứu tình hình ứng dụng UCP600 và thanh toán quốc tế theo thư tín dụng tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam trong phạm vi thành phố Hà Nội. Thời gian: nghiên cứu tình hình ứng dụng và thanh toán quốc tế theo thư tín dụng tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian 2014-2016. 4. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu mô tả với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và phân tích số liệu thu thập tại các phòng kế toán, phòng kinh doanh, niêm gián thống kê các năm 2014- 2016, trong một số Ngân hàng Việt Nam. Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp các nhà quản trị cũng như các cán bộ phòng kế toàn tài chính, nhằm thu thập được các thông tin liên qua như: tình hình hoạt động kinh doanh , tính hình thanh toán quốc tế và các rủi ro, tranh chấp trong thanh toán quốc tế. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 7
  8. Thu thập các dữ liệu cần thiết chủ yếu tại phòng kinh doanh, phòng hành chính tổng hợp và phòng kế toán của một số Ngân hàng thương mại và từ các nguồn sẵn các năm 2014 -2016 qua báo, tạp chí và internet. 5. Kết cấu của chuyên đề Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề đựơc chia làm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và UCP600 Chương 2: Thực trạng áp dụng UCP600 giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam. Chương 3: Giải pháp vận dụng hiệu quả UCP600 vào giải quyết tranh chấp trong thanh toán TDCT tại các NHTM Việt Nam. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN  VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN  DỤNG CHỨNG TỪ VÀ UCP600  1.1. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 1.1.1. Khái niệm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 8
  9. Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với ngững quy định đề ra trong thư tín dụng (Nguyễn Thị Thu Thảo, 2012). Từ thực tiễn sự phát triển của thương mại quốc tế hiện nay, yêu cầu một phương thức thanh toán mới vừa đảm bảo được quyền lợi của người mua và người bán đồng thời lại phát huy được thế mạnh của ngân hàng- một trung gian tài chính có uy tín và có tiềm lực kinh tế lớn? Phương thức ấy phải đảm bảo rằng người bán chắc chắn sẽ thu được tiền khi đã giao hàng theo đúng quy định trong hợp đồng, đồng thời cũng phải đảm bảo rằng khi người mua trả tiền thì chắc chắn người mua sẽ nhận được hàng đúng theo yêu cầu của hợp đồng mua bán. Một phương thức thanh toán hữu hiệu nhất, an toàn nhất cho cả người mua, người bán đồng thời lại có thể phát huy được thế mạnh của ngân hàng đã ra đời. Đó chính là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (documentary credit) Theo điều 2 UCP600 (Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ) “Tín dụng là bất cứ một sự thoả thuận nào, dù cho được mô tả hoặc đặt tên như thế nào, là không thể huỷ bỏ và theo đó là một sự cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành để thanh toán khi xuất trình phù hợp” (Nguyễn Thị Thu Thảo, 2012). 9
  10. Định nghĩa trên có thể hiểu một cách đơn giản như sau: về bản chất, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng phát hành) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu phát hành thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Để có thể thực hiện việc thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thì trước hết người nhập khẩu (người trả tiền) phải làm đơn yêu cầu ngân hàng phát hành thư tín dụng. 1.1.2. Thư tín dụng L/C Thư tín dụng (Letter of credit- L/C): là một bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó một ngân hàng (ngân hàng phục vụ người nhập khẩu) theo yêu cầu của người nhập khẩu tiến hành mở và chuyển đến cho chi nhánh hay đại lý của ngân hàng này ở nước ngoài (ngân hàng phục vụ người xuất khẩu) một L/C cho người hưởng lợi (người xuất khẩu) cam kết sẽ thanh toán một số tiền nhất định trong phạm vi thời hạn quy định, với điều kiện người hưởng phải xuất trình đầy đủ các chứng từ phù hợp với nội dung, điều kiện quy định trong thư tín dụng (Phan Thị Thu Hà, 2014). - Người yêu cầu phát hành thư tín dụng: Đó chính là người nhập khẩu: Người nhập khẩu hàng hoá hoặc là người nhập khẩu uỷ thác cho một người khác. - Ngân hàng phát hành thư tín dụng: Là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, nó cấp tín dụng cho người nhập khẩu. 10
  11. - Người hưởng lợi thư tín dụng: Là người xuất khẩu: Người xuất khẩu hay bất cứ người nào mà người hưởng lợi chỉ định. - Ngân hàng thông báo: Là ngân hàng ở nước người hưởng lợi 1.1.3. Quy trình thanh toán bằng thư tín dụng L/C (Phan Thị Thu Hà, 2014) Hình 1.1. Quy trình thanh toán thư tín dụng của Ngân hàng thương mại Các bước cụ thể bao gồm: (1) Hợp  đồng ngoại thương  đựơc ký kết giữa người xuất khẩu và  người nhập khẩu (2) Người nhập khẩu làm đơn xin mở  thư tín dụng gửi đến ngân hàng  phát hành yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng.  11
  12. Thông thường khi làm đơn xin mở thư tín dụng, người nhập khẩu phải cung cấp cho ngân hàng các giấy tờ cần thiết tuỳ theo yêu cầu của ngân hàng phát hành, thông thường gồm những giấy tờ sau: hợp đồng ngoại thương, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép xuất nhập khẩu hàng hoá (nếu là hàng hoá thuộc đối tượng chịu hạn ngạch xuất nhập khẩu) 1.1.4. Đặc trưng cơ bản của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ a. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức có liên quan đến ba quan hệ hợp đồng Hợp đồng mua bán giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu: Hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận giữa người mua và người bán, trong đó người bán có trách nhiệm giao hàng đúng và đủ còn người mua có trách nhiệm trả tiền. Trong hợp đồng mua bán, các bên tham gia thoả thuận phương thức thanh toán tiền hàng: chuyển tiền, nhờ thu, ghi sổ, tín dụng chứng từ. Khi lựa chọn tín dụng thư làm phương thức thanh toán tiền hàng thì thư tín dụng sẽ được mở. Có thể nói hợp đồng mua bán hàng hoá làm cơ sở cho phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Mặc dù thư tín dụng ra đời trên cơ sở hợp đồng mua bán giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu nhưng thư tín dụng lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Bất cứ sự dẫn chiếu nào tới điều khoản trong hợp đồng mua bán đều không được coi là một phần cấu thành của tín dụng thư và không được ngân hàng xem xét đến. 12
  13. Hợp đồng dịch vụ giữa người yêu cầu phát hành thư tín dụng (người nhập khẩu) và ngân hàng phát hành: Muốn thanh toán bằng phương thức tín dụng thư thì trước hết thư tín dụng phải được mở. Để thư tín dụng được mở thì người nhập khẩu hàng hoá (người trả tiền) phải làm đơn (Đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng) gửi đến ngân hàng phát hành xin mở L/C. Căn cứ vào đó, ngân hàng phát hành sẽ phát hành một thư tín dụng cho ngưòi hưởng lợi hưởng, và người nhập khẩu sẽ phải chịu một khoản lệ phí để mở L/C. Thực chất, đây chính là một hợp đồng dịch vụ giữa ngân hàng và người xin phát hành L/C. Theo đó, ngân hàng dùng uy tín và khả năng tài chính của mình để đảm bảo thanh toán cho người xuất khẩu khi họ xuất trình phù hợp và thu phí từ người nhập khẩu. Và khi đó, ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ do người xuất khẩu xuất trình trước khi quyết định thanh toán hay từ chối thanh toán. Thư tín dụng: 13
  14. Thư tín dụng được ra đời trên cơ sở hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa ngân hàng phát hành và người nhập khẩu. Thư tín dụng hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán, nhưng sau khi ra đời lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Thậm chí trong trường hợp thư tín dụng có dẫn chiếu đến hợp đồng mua bán thì các ngân hàng cũng không coi hợp đồng mua bán như là một bộ phận cấu thành nên thư tín dụng. Do vậy, các ngân hàng thường khuyên khách hàng của mình không nên dẫn chiếu hợp đồng mua bán vào thư tín dụng. Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng để làm đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng. Người xuất khẩu căn cứ vào các điều kiện của thư tín dụng tiến hành giao hàng và lập chứng từ trên cơ sở yêu cầu của thư tín dụng. Do đó người xuất khẩu khi nhận được thư tín dụng phải kiểm tra kỹ các điều khoản của thư tín dụng, nếu có điều khoản nào chưa phù hợp phải yêu cầu người nhập khẩu tiến hành sửa đổi thư tín dụng cho phù hợp trước khi thực hiện giao hàng. Người xuất khẩu phải lập đầy đủ các chứng từ phù hợp với yêu cầu của thư tín dụng và xuất trình cho ngân hàng trong thời hạn quy định. Sau khi kiểm tra chứng từ, nếu thây hoàn toàn phù hợp với các quy định của thư tín dụng, ngân hàng phát hành thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu. 14
  15. Như vậy thư tín dụng là cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành đối với người xuất khẩu. Nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng cơ sở. Điều 4a UCP600 nêu rõ: “Về bản chất, tín dụng là một giao dịch riêng biệt với các hợp đồng mua bán hoặc các hợp đồng khác mà các hợp đồng này có thể làm cơ sở của tín dụng. Các ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế, thậm chí ngay cả trong tín dụng có bất cứ sự dẫn chiếu nào đến các hợp đồng như thế. Vì vậy sự cam kết của một ngân hàng để thanh toán, thương lượng thanh toán hoặc thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào khác trong tín dụng không phụ thuộc vào các khiếu nại hoặc các biện hộ của người yêu cầu phát sinh từ quan hệ của họ với ngân hàng phát hành hoặc người thụ hưởng.” b. Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, các bên giao dịch chỉ căn cứ vào chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hoá: Có thể nói trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, người nào nắm chứng từ sở hữu hàng hóa thì người đó là người có quyền sở hữu đối với hàng hoá. Vì chỉ cần nắm chứng từ là có thể đi nhận hàng. Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, các bên giao dịch cũng chỉ căn cứ vào chứng từ để xem rằng xuất trình đó đã phù hợp hay chưa? để quyết định việc có thanh toán hay chấp nhận thanh toán không? Chính các chứng từ xuất trình là căn cứ duy nhất để các ngân hàng quyết định trả tiền hay từ chối thanh toán cho người hưởng lợi, đồng thời cũng là căn cứ duy nhất để người nhập khẩu hoàn trả hay từ chối trả tiền cho ngân hàng. Nếu người xuất khẩu xuất trình được các chứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng là phù hợp với các quy định của thư tín dụng thì sẽ được ngân hàng trả tiền. 15
  16. Ngân hàng không có lý do gì để từ chối thanh toán tiền hàng khi người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Bởi vì như đã nói ở trên, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành thư tín dụng đối với người xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với quy định trong thư tín dụng. Ngân hàng không chịu trách nhiệm về tên hàng, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trạng thái, bao bì, việc giao hàng, giá trị hay sự hiện hữu của hàng hoá mà bất cứ chứng từ nào đại diện. Cũng tương tự như vậy, nếu bộ chứng từ ngân hàng xuất trình để đòi tiền người nhập khẩu hợp lệ thì ngưòi nhập khẩu sẽ trả tiền cho ngân hàng, còn nếu không thì người nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán. Trong trường hợp đó, rủi ro sẽ hoàn toàn thuộc về ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần phải kiểm tra kỹ bộ chứng từ xuất trình trước khi chấp nhận thanh toán cho nhà xuất khẩu. Như vậy, trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, các chứng từ có một tầm quan trọng to lớn, nó tượng trưng cho giá trị hàng hoá mà người xuất khẩu đã giao và là căn cứ cho người xuất khẩu đòi ngân hàng thanh toán tiền hàng, đồng thời nó cũng là căn cứ duy nhất để nhà nhập khẩu dựa vào đó quyết định thanh toán hay từ chối thanh toán đối với ngân hàng phát hành. II. UCP 600 và ISBP 681 1. Sự cần thiết phải ra đời UCP 600 và ISBP 681 UCP 600 ra đời là kết quả tất yếu xuất phát từ vấn đề lý luận và thực tiễn. a. Về mặt lý luận: 16
  17. Không có một bản sửa đổi nào là toàn diện, có khả năng bao quát toàn bộ thực tiễn và giảm thiểu toàn bộ những sai biệt. Lịch sử hơn 70 năm của UCP đã chứng kiến nhiều lần sửa đổi tiến bộ, tuy nhiên UCP chưa thể nhổ tận gốc nhiều vấn đề trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Thương mại quốc tế càng phát triển thì càng đòi hỏi các phương thức thanh toán cũng như các nguồn luật điều chỉnh nó ngày càng hoàn thiện hơn. Chính vì vậy, việc UCP 600 ra đời là kết quả tất yếu để giảm thiểu hơn nữa những sai biệt và thúc đẩy thương mại quốc tế ngày càng phát triển. b. Về mặt thực tiễn: Mặc dù UCP500 và đi kèm với nó là Bộ Tập Quán Ngân Hàng Tiêu Chuẩn Quốc Tế (ISBP 645) ra đời hết sức tiến bộ, đạt kỷ lục về thời gian tồn tại, bởi vì thông thường cứ khoảng 10 năm UCP lại được sửa đổi một lần trong khi UCP 500 kéo dài vị trí của mình tới 14 năm, thế nhưng tỷ lệ bộ chứng từ có sai biệt trong lần xuất trình đầu tiên vẫn lên tới 60%-80% (Số liệu nghiên cứu của VIBank). Câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu sai biệt trong số 60%-80% này là do cách hiểu không thống nhất về UCP? 17
  18. Xét dưới góc độ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, UCP 500 được xem như một bộ luật tương đối khó hiểu về mặt ngôn ngữ và phức tạp về mặt quy trình. Do không hiểu một cách tường tận về UCP 500, các doanh nghiệp thường hoạt động theo thói quen thương mại của mình là chính. Bộ chứng từ vì vậy cũng thường có sai biệt, mặc dù có thể về thực tế, hàng hoá được giao không khác như yêu cầu của hợp đồng thương mại. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ phải chịu rất nhiều chi phí để sửa chữa các sai biệt này, chỉ đơn cử như việc tín dụng yêu cầu vận tải đơn phải ghi rõ số L/C, điều này không giúp cho nhà nhập khẩu nhận được hàng hóa dễ dàng hơn, nhưng người xuất khẩu vẫn có thể mất tới mấy chục đô la (kết quả nghiên cứu của VIBank) để sửa lại vận đơn sau khi đã được phát hành nếu vận đơn không dẫn chiếu tới số L/C. Ngoài ra, nếu việc sửa chữa sai biệt này mất nhiều thời gian, người xuất khẩu lại gặp phải nguy cơ xuất trình muộn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp rất ngại khi gặp phải các vấn đề liên quan đến UCP và thường phó thác hết cho ngân hàng của mình. Về phía các ngân hàng, khi tư vấn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu về UCP cũng gặp phải không ít khó khăn về sự mơ hồ về các điều khoản của UCP. Đặc biệt khi tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán theo UCP 500 và ISBP 645 các ngân hàng đã gặp phải không ít khó khăn như thương lượng bộ chứng từ, các vấn đề liên quan đến kiểm tra chứng từ… 18
  19. Thực tế đó buộc UCP và ISBP phải sửa đổi, nếu không thì nguy cơ phương thức thanh toán tín dụng chứng từ- từ một phương thức an toàn trong thanh toán quốc tế rất dễ trở thành một công cụ để từ chối thanh toán và thu phí của ngân hàng. Một yêu cầu nữa của thực tiễn là, sự phát triển của hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, vận tải kéo theo nhiều vấn đề mới nảy sinh trong thương mại quốc tế, đòi hỏi UCP cũng như ISBP cũng phải có những điều chỉnh thích hợp. 2. Đặc điểm lần sửa đổi thứ 6 của UCP a. Về mặt hình thức: - UCP 600 được cấu trúc lại phù hợp với cấu trúc thông thường của các văn bản pháp lý quốc tế, thay vì cấu trúc theo tính chất nghiệp vụ L/C như UCP 500. + Kết cấu của UCP500 gồm 7 vấn đề, được đánh thứ tự từ A đến G: A. Những quy định chung và định nghĩa. B. Hình thức và thông báo tín dụng. C. Nghĩa vụ và trách nhiệm. D. Chứng từ. E. Các điều quy định khác. F. Tín dụng chuyển nhượng. G. Nhượng tiền thu được. 19
  20. + Cấu trúc của UCP600 Phạm vi áp dụng của UCP600 Các định nghĩa. Giải thích Các mục khác theo tính chất nghiệp vụ - UCP 600 giảm thiểu nhiều trùng lắp về mặt ngôn từ không cần thiết trong UCP 500 và lược bỏ lời văn rườm rà. Cấu trúc câu thường là câu trực tiếp, logic và đơn giản. Ngôn ngữ sử dụng trong UCP 600 được coi là thân thiện với người sử dụng hơn hẳn UCP 500. - UCP được bố cục lại với 39 điều khoản (thay vì 49 điều khoản như UCP500), trong đó bổ sung nhiều định nghĩa và giải thích nhiều thuật ngữ vẫn còn gây tranh cãi trong UCP500. Điều 2 định nghĩa của UCP600 là một dẫn chứng cụ thể. Lần đầu tiên các thuật ngữ như: ngân hàng thông báo (advising bank), người yêu cầu (applicant), xuất trình (presentation)… được định nghĩa một cách cụ thể trong một bản UCP. b. Về nội dung: - UCP600 loại bỏ những nội dung không thuộc đối tượng áp dụng của UCP 600, ví dụ những nội dung liên quan đến yêu cầu mở thư tín dụng, các chỉ thị không rõ ràng (điều 12); huỷ bỏ một thư tín dụng (điều 8), tín dụng có thể huỷ bỏ và không thể huỷ bỏ (một phần điều 6); lệnh phát hành, sửa đổi một thư tín dụng (điều 5); chứng từ vận tải do người giao nhận phát hành (điều 30), các chứng từ khác (điều 38). 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0