Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Các nhân tố tác động đến việc tuân thủ các quy định đối với các hộ gây nuôi động vật rừng tại tỉnh Tây Ninh
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài là đánh giá các nhân tố tác động đến mức độ tuân thủ các quy định đối với các hộ gây nuôi động vật rừng chủ yếu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Đề xuất các giải pháp chính sách cho cơ quan quản lý nhằm đảm bảo các hộ nuôi tuân thủ theo quy định.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Các nhân tố tác động đến việc tuân thủ các quy định đối với các hộ gây nuôi động vật rừng tại tỉnh Tây Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM HA NA PHI CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI CÁC HỘ GÂY NUÔI ĐỘNG VẬT RỪNG TẠI TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂY NINH, THÁNG 4/2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM HA NA PHI CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI CÁC HỘ GÂY NUÔI ĐỘNG VẬT RỪNG TẠI TỈNH TÂY NINH Chuyên ngành: Chính Sách Công Mã ngành: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. Nguyễn Trọng Hoài TÂY NINH, THÁNG 4/2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Tp.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 4 năm 2015 Tác giả luận văn Ha Na Phi
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vii TÓM TẮT ĐỀ TÀI ....................................................................................... viii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của nghiên cứu ........................................................ 1 1.1.1. Bối cảnh nghiên cứu .................................................................... 1 1.1.2. Vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 2 1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................ 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 3 1.5. Quy trình nghiên cứu ...................................................................... 4 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG ĐỘNG VẬT GÂY NUÔI Ở TÂY NINH ........................................................................................................ 5 2.1 . Điều kiện tự nhiên gây nuôi động vật hoang dã tại Tây Ninh ...... 5 2.1.1 Vị trí địa lý tỉnh Tây Ninh ........................................................... 5 2.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu ................................................ 7 2.2 . Tài nguyên rừng................................................................................ 9 2.2.1 Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát (huyện Tân Biên) ................... 9 2.2.2 Khu rừng văn hóa lịch sử Chàng Riệc (huyện Tân Biên) ...... 11 2.3 Thực trạng gây nuôi động vật rừng và tình hình vi phạm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ....................................................................................... 13 2.3.1 Thực trạng gây nuôi động vật rừng hiện tại trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ......................................................................................................... 13 2.3.2 Tình hình vi phạm về quản lý bảo vệ ĐVHD ............................. 16 CHƯƠNG 3..................................................................................................... 17 CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................... 17 3.1. Các chính sách gây nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) tại Việt Nam ......................................................................................................... 17 3.2. Các cơ quan chuyên môn về quản lý gây nuôi động vật rừng .. 20
- 3.3. Mối liên hệ giữa chính sách pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật ......................................................................................................... 23 CHƯƠNG 4 ................................................................................................ 29 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 29 4.1. Mô hình nghiên cứu ...................................................................... 29 4.2. Đối tượng và số mẫu nghiên cứu ................................................. 33 4.2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................ 33 4.2.2. Số mẫu nghiên cứu ..................................................................... 33 4.3. Thang đo cho các nhân tố ............................................................. 33 CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH GÂY NUÔI ĐỘNG VẬT RỪNG TẠI TỈNH TÂY NINH ........................................................................................... 35 5.1. Thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng tới việc tuân thủ các quy định gây nuôi động vật rừng tại Tây Ninh .............................................. 35 5.1.1. Học vấn ........................................................................................... 35 5.1.2. Số năm kinh nghiệm...................................................................... 35 5.1.3. Các hướng dẫn gây nuôi động vật hoang dã............................... 35 5.1.4. Thông tin tiếp cận phương pháp gây nuôi .................................. 36 5.1.5. Thu nhập ........................................................................................ 36 5.1.6. Thất thoát ....................................................................................... 37 5.1.7. Chi phí gây nuôi ............................................................................ 38 5.1.8. Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi ............................................. 38 5.2. Phân tích định lượng các yếu tố ảnh hưởng tới gây nuôi động vật rừng ......................................................................................................... 39 5.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo ........................................................ 42 5.2.2. Phân tích nhân tố .......................................................................... 45 5.2.3. Phân tích hồi quy các nhân tố được khám phá .......................... 54 5.2.3.1. Kiểm định sự phù hợp của những nhân tố .............................. 55 5.2.3.2. Phân tích hồi quy tuyến tính ..................................................... 57
- CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ........................................................ 59 6.1. Kết luận .......................................................................................... 59 6.1.1. Hiện trạng về các chính sách quy định về hộ nuôi ..................... 59 6.1.2. Hiện trạng gây nuôi động vật hoang dã tại địa phương ............ 60 6.1.3. Nhân tố tác động đến việc tuân thủ các quy định đối với các hộ gây nuôi động vật rừng............................................................................... 61 6.2. Kiến nghị ........................................................................................ 61 6.2.1. Về thông tư 47/2012/TT-BNNPTNT............................................ 61 6.2.2. Hiện trạng hộ nuôi ở Tây Ninh .................................................... 62 6.2.3. Các nhân tố có ý nghĩa tác động tích cực đến việc tuân thủ các quy định về gây nuôi động vật rừng.......................................................... 62 6.3. Hạn chế và các đề xuất nghiên cứu tiếp theo .............................. 63 6.3.1. Hạn chế ........................................................................................... 63 6.3.2. Các đề xuất nghiên cứu tiếp theo ................................................. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH SÁCH HÌNH Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu ...................................................................... 4 Hình 2.1: Biểu đồ cao độ .................................................................................. 8 Hình 2.2: Tài nguyên rừng ............................................................................ 12 Hình 2.3: Số liệu hộ nuôi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2014 ............... 13 Hình 2.4: Số liệu hộ nuôi ở huyện Dương Minh Châu năm 2014 .............. 13 Hình 2.5: Số liệu hộ nuôi ở huyện Tân Biên năm 2014. ............................. 14 Hình 2.6: Số liệu hộ nuôi ở huyện Tân Châu năm 2014. ............................ 14 Hình 2.7: Thống kê vi phạm ĐVHD tại tỉnh Tây Ninh .............................. 16 Hình 3.1: Chính sách pháp luật .................................................................... 26 Hình 3.2: Ý thức pháp luật ............................................................................ 28 Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu ...................................................................... 32 Hình 4.2: Các bước thực hiện bảng câu hỏi định lượng ............................. 34
- DANH SÁCH BẢNG Bảng 5.1: Biểu đồ phân bố trị trung bình các biến định lượng ................. 40 Bảng 5.2: Phân bố trị trung bình các biến định lượng ............................... 40 Bảng 5.3: Biến tác động tích cực ................................................................... 41 Bảng 5.4: Biến tác động tiêu cực ................................................................... 41 Bảng 5.5: Cronbach's Alpha lần một ........................................................... 42 Bảng 5.6: KMO and Bartlett's Test .............................................................. 46 Bảng 5.7: Nhân tố khám phá ......................................................................... 46 Bảng 5.8: Nhân tố khám phá ......................................................................... 48 Bảng 5.9: Thực hiện phép xoay ..................................................................... 49 Bảng 5.10: Cronbach's Alpha nhân tố khám phá ....................................... 50 Bảng 5.11: Nhân tố khám phá ....................................................................... 52 Bảng 5.12: Kiểm định tương quan............................................................... 55 Bảng 5.13: Hồi quy các nhân tố tác động .................................................... 57
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVR: Bảo vệ rừng CP: Chính phủ DTTN: Diện tích tự nhiên ĐVHD: Động vật hoang dã ĐVR: Động vật rừng IUCN: Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên KTTĐPN: Kinh tế trọng điểm phía nam NĐ: Nghị định NN: Nông nghiệp PCCCR: Phòng cháy chữa cháy rừng PTNT: Phát triển Nông thôn QLNN: Quản lý nhà nước TT: Thông tư TTCP: Thủ tướng chính phủ TTg: Thủ tướng UBND: Ủy ban nhân dân
- TÓM TẮT ĐỀ TÀI Hòa nhập với sự phát triển của tỉnh Tây Ninh cũng như sự phát triển của đất nước trên con đường hiện đại hóa công nghiệp hóa, các chính sách chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước là đầu tàu, định hướng cho các hoạt động về kinh tế, chính trị, ngoại giao của cả nước cũng như ở các địa phương; do đó các chính sách về quản lý gây nuôi động vật rừng (hoang dã) chiếm phần quan trọng trong việc quản lý, duy trì, kiểm soát các hoạt động gây nuôi động vật hoang dã cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nói riêng. Hiện nay việc nghiên cứu thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới việc chấp hành các quy định về pháp luật trong việc gây nuôi động vật hoang dã còn lỏng lẽo, chưa có nhiều các bài viết, nghiên cứu sâu về công tác quản lý có hiệu quả cũng như phát triển hoạt động kinh tế này trong phạm vi tỉnh Tây Ninh cũng như các tỉnh khác. Do đó, tác giả đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới việc chấp hành các quy định pháp luật trong việc gây nuôi động vật rừng chủ yếu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và rút ra được tính quy mô kinh tế và tuyên truyền pháp luật là 2 nhân tố quan trọng tác động đến việc tuân thủ các quy định của pháp luật và qua đó đề xuất một số biện pháp trong việc nâng cao ý thức, chấp hành tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý gây nuôi động vật rừng áp dụng cho các hộ dân gây nuôi trên địa bàn toàn tỉnh Tây Ninh.
- Đề tài được thực hiện bao gồm 6 chương với bố cục như sau: Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu Chương 2:Phân tích hiện trạng động vật rừng ở Tây Ninh Chương 3:Cơ sở lý luận Chương 4:Phương pháp nghiên cứu Chương 5: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc tuân thủ các quy định gây nuôi động vật rừng tại tỉnh Tây Ninh Chương 6:Kết luận kiến nghị
- 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của nghiên cứu 1.1.1. Bối cảnh nghiên cứu Tây Ninh là một tỉnh miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh phía bắc miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, là tỉnh có đường biên giới phía Tây Nam 240 km giáp với Vương quốc Campuchia; có tổng diện tích tự nhiên là 4.049km2, dân số trung bình năm 2010 (theo Niên giám thống kê) là 1.075.341 người. Giai đoạn 10 năm (2000 - 2010) nông nghiệp tỉnh Tây Ninh phát triển khá toàn diện và đạt được nhiều kết quả - thành tựu rất đáng ghi nhận như: chuyển đổi cơ cấu cây trồng đúng hướng, khai thác hợp lý tài nguyên - điều kiện tự nhiên mang lại hiệu quả cao cả về kinh tế - xã hội và môi trường; giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng cao; năng suất, sản lượng của tất cả cây trồng đều tăng và một số cây đạt năng suất - sản lượng cao nhất so với 62 tỉnh, thành phố cả nước. Công tác gây nuôi động vật rừng tạo ra giá trị đóng góp đáng kể vào phát triển nông nghiệp của địa phương. Ngoài giá trị về kinh tế, các loài ĐVR còn có giá trị đáng kể về những giá trị vô hình, giúp ích cho con người trong nghiên cứu y học, bảo tồn nguồn gen, đa dạng sinh học … Trong những năm qua, công tác quản lý đối với họat động gây nuôi ĐVR đạt được một số kết quả nhất định, một số loài nuôi phát triển tốt, bảo tồn nguồn gen, tránh nguy cơ bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, thực trạng săn bắt ĐVR, các hộ gây nuôi tự phát, không tuân thủ các quy định về quản lý gây nuôi ĐVR vẫn còn xảy ra, chưa có biện pháp ngăn chặn có hiệu quả cao. Thực trạng gây nuôi ĐVR tại Việt Nam nói chung, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nói riêng đang diễn biến ngày càng phức tạp, tình trạng người dân tự ý gây nuôi, không tuân thủ theo quy định quản lý, gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như có
- 2 những quy định gây khó khăn, không phù hợp cho các hộ gây nuôi xảy ra rất nhiều trong thời gian qua. Trên thực tế đã xảy ra rất nhiều vụ vi phạm được các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý. Tuy nhiên tình hình mua bán vẫn diễn ra thường xuyên và gần như không có chiều hướng giảm. Đã có rất nhiều bài nghiên cứu, tham luận thực hiện như báo cáo “Đánh giá thực trạng nuôi động vật hoang dã tại Việt Nam” của Cơ quan quản lý Cites Việt Nam (2013); chuyên đề “Đánh giá năng lực sản xuất của các trại nuôi sinh sản, nhu cầu thị trường và dự báo triển vọng phát triển thị trường đối với một số loài động vật hoang dã là thế mạnh của Việt Nam” của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cục kiểm lâm, năm 2007; Báo cáo tư vấn “đánh giá một số tác động về môi trường, kinh tế và xã hội của chính sách về buôn bán động thực vật hoang dã ở Việt Nam” năm 2007 của Cơ quan khoa học Cites Việt Nam – trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, đại học Quốc gia Hà Nội và cơ quan Quản lý Cites Việt Nam – Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam,…đã góp phần đánh giá về tình hình gây nuôi ĐVR trong nước cũng như thực trạng về mua bán ĐVR trái phép, nhưng chưa có nghiên cứu đánh giá từng địa phương cụ thể cũng như nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ các quy định về quản lý gây nuôi ĐVR đối với các hộ nuôi 1.1.2. Vấn đề nghiên cứu Tổng số trại gây nuôi động vật rừng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện có khoảng 1.301 hộ gây nuôi, phần lớn tập trung chủ yếu trên địa bàn 3 huyện Tân Châu, Tân Biên và Dương Minh Châu (có diện tích nông nghiệp lớn, giáp với hồ Dầu Tiếng, thuận tiện cho công tác gây nuôi), chủ yếu là các loài: rắn ráo trâu, nhím, cá sấu và kỳ đà,.... Tuy nhiên công tác quản lý các cơ sở gây nuôi còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, nhiều thủ tục quy định còn gây khó khăn cho người dân, do đó người dân vẫn chưa thực sự chấp hành tốt, đúng theo các quy định về quản lý gây nuôi ĐVR. Bên cạnh đó, vẫn còn những hạn chế, tồn tại đối với công tác quản lý gây nuôi như: việc gây nuôi còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chạy theo thị trường, buôn bán vận chuyển không theo quy định, vấn đề đảm bảo sinh học, môi trường, thú y chưa được
- 3 các hộ gây nuôi quan tâm, nhất là các loài có nguy cơ gây bệnh hay lây bệnh cho người nuôi hoặc gây nguy hiểm. Đứng trước tình hình như trên, tác giả đã đề xuất thực hiện đề tài “ Các nhân tố tác động đến việc tuân thủ các quy định đối với các hộ gây nuôi động vật rừng tại tỉnh Tây Ninh” để khảo sát, nghiên cứu đánh giá lại thực trạng của các hộ nuôi cũng như mức độ chấp hành các quy định đối với công tác quản lý gây nuôi động vật rừng; từ đó có những giải pháp phù hợp thuận lợi cho công tác quản lý và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hộ gây nuôi. 1.2. Phạm vi nghiên cứu Các số liệu thống kê (thứ cấp) đến năm 2014 Các dữ liệu sơ cấp đến năm 2014 Các hộ chủ yếu ở 3 huyện Tân Châu, Tân Biên và Dương Minh Châu 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá các nhân tố tác động đến mức độ tuân thủ các quy định đối với các hộ gây nuôi động vật rừng chủ yếu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Đề xuất các giải pháp chính sách cho cơ quan quản lý nhằm đảm bảo các hộ nuôi tuân thủ theo quy định. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sẽ dựa trên khảo sát thực tế và bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp các hộ gây nuôi để xác định mức độ tuân thủ các quy định pháp luật của các hộ gây nuôi đối với công tác quản lý gây nuôi. Phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu từ bảng câu hỏi thu thập được. o Phân tích thống kê mô tả các thông số dữ liệu gây nuôi o Phân tích tương quan, hồi quy giữa các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ tuân thủ các quy đinh pháp luật về gây nuôi.
- 4 1.5. Quy trình nghiên cứu Nghiên cứu tài liệu sơ cấp về trại nuôi, công tác quản lý và tình hình vi phạm trên địa bàn tỉnh tây Ninh qua các năm Khảo sát, thu thập số liệu thứ cấp thông qua công tác điều tra trực tiếp các hộ gây nuôi Phân tích, đánh giá Đề xuất các giải pháp phù hợp với địa phương Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu
- 5 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG ĐỘNG VẬT RỪNG Ở TÂY NINH 2.1 . Điều kiện tự nhiên gây nuôi động vật hoang dã tại Tây Ninh 2.1.1 Vị trí địa lý tỉnh Tây Ninh Tỉnh Tây Ninh ở phía Tây vùng Đông Nam bộ, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích tự nhiên 403.966,0 ha, dân số trung bình năm 2010 (theo Niên giám thống kê) là 1.075.341 người. Ranh giới hành chính của tỉnh Tây Ninh như sau: - Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước; - Phía Nam giáp tỉnh Long An và TP. Hồ Chí Minh; - Phía Bắc và Tây giáp Vương quốc Campuchia; đường biên giới hai quốc gia thuộc ranh giới hành chính tỉnh Tây Ninh dài 240 km, có hai cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát và các cửa khẩu tiểu ngạch. Đặc biệt, hệ thống đường xuyên Á (QL22) có đoạn đường qua tỉnh Tây Ninh dài 28 km (đi qua 03 huyện: Bến Cầu - Gò Dầu - Trảng Bàng). Từ vị trí địa lý và ranh giới hành chính đã tạo cho nông nghiệp tỉnh Tây Ninh các lợi thế và hạn chế như sau: - Lợi thế: + Tây Ninh là một trong 08 tỉnh - thành phố thuộc vùng KTTĐPN. Dân số của vùng năm 2010 là hơn 1 triệu người, thu nhập bình quân đầu người khoảng 2,5 triệu đồng/người/tháng, cao gấp 1,8 lần cả nước. Vùng KTTĐPN là thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản, nhất là các loại lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo cơ chế thị trường,
- 6 nằm trong thị trường lớn được xác định là một lợi thế lớn mà ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh cần tận dụng triệt để. + Phân bố không gian và điều kiện đất – nước của tỉnh Tây Ninh được đánh giá là đặc điểm lý tưởng cho phát triển các trang trại hoặc doanh nghiệp chăn nuôi - chế biến thực phẩm có quy mô vừa và lớn tìm đến đầu tư. + TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ và đào tạo nhân lực lớn của nước ta, lại giáp tỉnh Tây Ninh với hệ thống đường bộ rất thuận lợi. Nông nghiệp Tây Ninh có thể tận dụng các thế mạnh của TP. Hồ Chí Minh về tiêu thụ nông lâm thủy sản (hiện nay đã và đang tiêu thụ 50% - 70% sản lượng nông thủy sản làm ra ở tỉnh Tây Ninh), tranh thủ về vốn đầu tư, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và khoa học - công nghệ, hợp tác hỗ trợ đào tạo nhân lực, cung ứng giống cây trồng, giống vật nuôi chất lượng cao thông qua hợp tác giữa hai địa phương và với các doanh nghiệp, viện, trường, khu nông nghiệp công nghệ cao,… + Hệ thống công nghiệp chế biến (sản phẩm là “đầu vào và đầu ra” của nông nghiệp) phát triển khá mạnh ở TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương. Trong đó, đáng chú ý là công nghiệp chế biến thực phẩm (thịt, sữa, trứng gia cầm…), công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản, công nghiệp phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật. Hơn nữa, hệ thống giao thông kết nối liên tỉnh - liên vùng đang tiếp tục được đầu tư sẽ tạo thêm động lực mới đối với phát triển nông nghiệp tỉnh Tây Ninh. - Hạn chế: + Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng cường thu hút đầu tư,… nên trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã và đang xây dựng thêm các khu - cụm công nghiệp tập trung, khu kinh tế cửa khẩu, khu đô thị và các khu tái định cư,… Vì vậy, đất nông nghiệp sẽ bị giảm theo dự thảo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 là 22.514,22 ha so với năm 2010 ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông ngư nghiệp.
- 7 + Đường biên giới nước ta với Vương quốc Campuchia thuộc tỉnh Tây Ninh dài 240 km tạo cơ hội giao thương, nhất là phát triển kinh tế biên mậu. Song, kiểm dịch động vật nhất là tình trạng nhập lậu khó kiểm soát, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm. + Tình trạng lao động có trình độ văn hóa, được đào tạo chuyên môn ở tỉnh Tây Ninh bị thu hút sang TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh khác. Riêng nhân lực được đào tạo công tác trong ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh đang thiếu hụt cả về số lượng, cơ cấu ngành nghề và năng lực thực hiện công việc được giao. Tóm lại, vị trí địa lý tạo khá nhiều cơ hội thuận lợi, nhưng cũng gây ra một số khó khăn hạn chế cho ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh như kể trên. Phương án quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 được xây dựng với phương châm tận dụng triệt để cơ hội và chủ động khắc phục kịp thời các hạn chế hướng đến mô hình nông nghiệp phát triển bền vững. 2.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu 2.1.2.1 Địa hình Với địa hình đặc trưng chuyển tiếp giữa đồi núi thấp xuống đồng bằng châu thổ (85% diện tích đất của tỉnh được thành tạo bởi mẫu chất phù sa cổ). Địa hình của tỉnh Tây Ninh có xu thế thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Phần thượng lưu sông Sài Gòn có độ cao +50,0m, địa hình thấp là đồng bằng ven sông Vàm Cỏ Đông độ cao +5,0m so với mặt nước biển. Đặc biệt, ở thành phố Tây Ninh có núi Bà Đen cao 986,0m và có các bàu trũng ngập nước thường xuyên với diện tích 6.822,0 ha phân bố ở huyện Châu Thành, Bến Cầu, Gò Dầu và một phần ở huyện Hòa Thành, Trảng Bàng. Tại địa điểm khảo sát các hộ nuôi ĐVR (Huyện Tân Châu, Tân Biên và Dương Minh Châu), độ cao cũng phân bố hết sức đa dang, phân bố chủ yếu là đồi cao (trên 50m so với mặt nước biển), thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi các động vật hoang dã.
- 8 200 > 50m, 181.292 180 2.86% 160 < 5m , 135.266 18.77% 140 120 20m ~ 50m, 33.48% 100 75.842 80 60 40 5m ~ 20m, 20 11.566 44.88% 0 < 5m 5m ~ 20m 20m ~ 50m > 50m Diện tích (ha) < 5m 5m ~ 20m 20m ~ 50m > 50m Hình 2.1: Biểu đồ cao độ Hệ thống thủy lợi ở tỉnh Tây Ninh cũng phát triển toàn diện với một số công trình như: hồ Dầu Tiếng, kênh Tân Hưng, đập Tha La và các trạm bơm điện. Với cao độ phong phú, hệ thống thủy lợi phụ trợ phát triển toàn diện đã tạo điều kiện cho phát triển nghành gây nuôi ĐVR. 2.1.2.2 Thổ nhưỡng Dựa theo Phân Viện Quy hoạch (2005 ): Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 05 nhóm đất, trong đó: nhóm đất xám bạc màu chiếm diện tích lớn nhất: 335.435,0 ha (83,04% DTTN), nhóm đất phù sa: 21.867,0 ha (5,41%DTTN), nhóm đất đỏ vàng: 14.468,0 ha (3,58% DTTN), nhóm đất phèn diện tích nhỏ nhất: 6.822,0 ha (1,69% DTTN). Đặc điểm Tây Ninh nằm cuối dãy núi Trường Sơn, quá trình phong hóa và bồi lấp từ những dòng sông tạo thành kết cấu đất đặc trưng với độ sâu tầng đất hết sức da dạng… Tóm lại: Tây Ninh có thổ nhưỡng tương đối tốt, hàm lượng các chất dinh dưỡng trung bình đến khá, pH chua. Đất xám vẫn chiếm đa phần ở địa phương, tuy nhiên, nhờ vào sự hỗ trợ của hệ thống thủy lợi, tưới tiêu chủ động nên có khả năng đa dạng hóa cây trồng, chăn nuôi đảm bảo bền vững cả về sinh thái và kinh tế, tạo tiền đề cơ bản phù hợp cho việc phát triển nông, lâm sản và gây nuôi ĐVR.
- 9 2.1.2.3 Khí hậu Mang đặc trưng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Nhiệt độ: bình quân cao đều quanh năm (26,90C - 27,20C), nắng nhiều (bình quân 2.664 - 2.888 giờ/năm). Ẩm độ: bình quân năm khá ổn định từ 77,5% đến 84,5%, mưa phân bố thành 02 mùa rõ rệt: mùa khô - mùa mưa. Điều kiện khí hậu nêu trên khá thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển ổn định quanh năm. Lượng mưa: phân bố theo mùa rõ rệt, bắt đầu mùa mưa thường vào tháng năm và kết thúc mùa mưa thực sự vào tháng mười hai, thời gian mùa mưa thực sự 164 - 173 ngày. Mùa khô bắt đầu vào ngày tháng mười hai và kết thúc mùa khô thực sự tháng năm, tổng số ngày trong mùa khô thực sự là 133 - 144 ngày. Thời gian chuyển từ mùa mưa sang mùa khô và mùa khô sang mùa mưa kéo dài 20 - 40 ngày. Đây là thời điểm thời tiết giao mùa ảnh hưởng đến vật nuôi nên cần chú ý chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật 2.2 . Tài nguyên rừng Trữ lượng rừng của tỉnh Tây Ninh không lớn (rừng tự nhiên: 5.096.040,0m3 (chiếm 90%), rừng trồng: 572.554,0m3 (chiếm 10% tổng trữ lượng), tập trung tại rừng đặc dụng là Vườn Quốc gia Lò Gò Xa Mát và rừng Văn hóa Lịch sử Chàng Riệc. 2.2.1 Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát (huyện Tân Biên) + Về thực vật rừng đã xác định được 694 loài thuộc 5 ngành thực vật, 60 bộ, 115 họ và 395 chi. Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) là ngành có nhiều loài thực vật nhất (chiếm 97,1% trong tổng số loài thực vật). + Về động vật rừng: Lớp Thú có 42 loài thú của 7 bộ, lớp chim có 205 loài chim thuộc 15 bộ và 40 họ, Lớp Bò sát có 58 loài, thuộc 2 bộ, Lớp Ếch nhái ở VQG Lò Gò Xa Mát gồm 23 loài thuộc 2 bộ, 6 họ và 15 giống.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 71 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 91 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 72 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 76 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 86 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 50 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 81 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch cộng đồng tại Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
112 p | 67 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 76 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 41 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 53 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 50 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 57 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn