Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ bỏ học của học sinh trung học cơ sở tại các xã ven biển thành phố Quảng Ngãi
lượt xem 6
download
Nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ bỏ học của học sinh THCS tại 6 xã ven biển thành phố Quảng Ngãi, từ đó đưa ra những gợi ý chính sách nhằm giảm thiểu tình trạng bỏ học sớm ở địa phương này. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ bỏ học của học sinh trung học cơ sở tại các xã ven biển thành phố Quảng Ngãi
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ------------- NGUYỄN THỊ KIM ANH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ LỆ BỎ HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI CÁC XÃ VEN BIỂN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ------------- NGUYỄN THỊ KIM ANH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ LỆ BỎ HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI CÁC XÃ VEN BIỂN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách Công Mã số: 60340402 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. MALCOLM MCPHERSON Ths. ĐINH VŨ TRANG NGÂN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017
- -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các số liệu và các đoạn trích dẫn sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết thể hiện quan điểm của trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Kim Anh
- -ii- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Th.s Đinh Vũ Trang Ngân, ngƣời hƣớng dẫn trực tiếp tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Cô đã giúp đỡ, động viên, định hƣớng và dành cho tôi những lời khuyên quý giá giúp tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy, Quý Cô của Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Cảm ơn các bạn MPP8, anh chị MPP7 đã hỗ trợ và chia sẻ nhiều kinh nghiệm bổ ích cho tôi tại trƣờng. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với Mẹ của tôi - ngƣời đã luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình sống và học tập của mình. TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Kim Anh
- -iii- TÓM TẮT Luận văn phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ bỏ học của học sinh trung học cơ sở tại 6 xã ven biển thành phố Quảng Ngãi. Các nhóm cá nhân, hộ gia đình, trƣờng học đƣợc nghiên cứu để xác định mức độ ảnh hƣởng tới hành vi bỏ học của trẻ. Kết quả phân tích cho thấy rằng nguyên nhân quan trọng nhất ảnh hƣởng đến tỷ lệ bỏ học của trẻ bắt nguồn từ nhận thức của phụ huynh về giá trị học tập đối với tƣơng lai của trẻ còn thấp, quan niệm truyền thống về nghề biển đã không khuyến khích các hộ gia đình đầu tƣ vào giáo dục cho trẻ. Từ nguyên nhân trên, các giải pháp đƣa ra nhằm hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh ở các xã ven biển chính là nâng cao sự hiểu biết của bố mẹ về vai trò của giáo dục đối với nhận thức của trẻ bằng cách tuyên truyền thông qua các phƣơng tiện thông tin truyền thông và các cơ quan ở địa phƣơng. Thêm vào đó, chính phủ nên thiết lập các chƣơng trình dạy nghề chính thức liên quan đến hoạt động kinh tế tại địa phƣơng một cách rõ ràng và lồng ghép vào bậc trung học cơ sở.
- -iv- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ii TÓM TẮT .............................................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................ vi DANH MỤC BẢNG ...........................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ......................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................. 2 1.1 Bối cảnh nghiên cứu .................................................................................................... 2 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: .................................................................................. 3 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3 1.4 Phƣơng pháp luận ........................................................................................................ 4 1.5 Cấu trúc luận văn ......................................................................................................... 4 CHƢƠNG 2: KHUNG PHÂN TÍCH .................................................................................... 5 2.1 Nhu cầu cho giáo dục................................................................................................... 5 2.2 Lƣợc khảo các nghiên cứu trƣớc.................................................................................. 7 2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................... 10 2.3.1 Khái niệm học sinh bỏ học .................................................................................. 10 2.3.2 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ bỏ học của trẻ .................................... 10 2.3.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 11 2.3.4 Chọn mẫu để khảo sát ......................................................................................... 12 CHƢƠNG 3: THẢO LUẬN KẾT QUẢ KHẢO SÁT ........................................................ 14
- -v- 3.1 Mức độ cung ứng giáo dục của các xã ven biển Thành Phố Quảng Ngãi ................. 14 3.2 Nghèo đói và tình trạng bỏ học của trẻ ...................................................................... 15 3.3 Tác động của yếu tố giới tính đến tình trạng bỏ học của trẻ ...................................... 17 3.4 Trình trạng thu nhập, chi phí học THCS và khả năng chi trả các chi phí đến trƣờng của các hộ gia đình........................................................................................................... 19 3.5 Trình độ học vấn của phụ huynh và nhận thức về vai trò giáo dục đối với trẻ.......... 21 3.6 Trẻ em tham gia lao động .......................................................................................... 23 3.7 Quá trình đánh giá xếp loại học sinh ở trƣờng học .................................................... 25 3.8 Mối quan hệ giữa trƣờng học- gia đình- và các tổ chức trong việc tác động đến tỷ lệ bỏ học của trẻ. .................................................................................................................. 27 CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 29 4.1 Kết luận ...................................................................................................................... 29 4.2 Kiến nghị chính sách.................................................................................................. 30 4.3 Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................................. 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 32 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 34
- -vi- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo HS Học sinh NQ-CP Nghị quyết Chính Phủ TT Thông tƣ THCS Trung học cơ sở UBND Ủy ban nhân dân
- -vii- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Các tiêu chí chọn mẫu……………………………………………………..….…13 Bảng 3.1: So sánh tỷ lệ trẻ đang đến trƣờng, tỷ lệ trẻ bỏ học sớm giữa hai nhóm hộ nghèo và không nghèo……………………………………………………………………………16 Bảng 3.2 Mức độ ƣu tiên đến trƣờng theo giới tính………………………………………18 Bảng 3.3 Trình độ học vấn của phụ huynh trong mẫu…………………………………….21 Bảng 3.4 Tỷ lệ trẻ em tham gia lao động hộ gia đình và lao động đƣợc trả công………...24 Bảng 3.5 Tổng hợp kết quả nguyên nhân bỏ học của trẻ theo đối tƣợng phỏng vấn trẻ em25
- -1- DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 3.1 Tỷ số học sinh/giáo viên, tỷ số học sinh/lớp học………………………………..15 Hình 3.2 Tỷ lệ bỏ học theo độ tuổi………………………………………………………...17 Hình 3.3 Cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình trong mẫu…………………………………19
- -2- CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Năm 2009, Quảng Ngãi đƣợc công nhận đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở (THCS) với tỷ lệ 98,8% xã đƣợc công nhận đạt chuẩn phổ cập, tỷ lệ này đƣợc nâng lên thành 99,45% xã vào năm 2016. Thống kê của Sở Giáo dục Quảng Ngãi, tỷ lệ bỏ học của học sinh THCS trên toàn tỉnh Quảng Ngãi đã giảm từ 1,57% năm 2009 xuống còn 0,72% năm 2005. Tuy nhiên tỷ lệ bỏ học giữa chừng của một số địa phƣơng đặc biệt ở khu vực miền núi và ven biển chiếm tỷ lệ cao, tính đến cuối năm 2016 toàn tỉnh có 4,5% trẻ trong độ tuổi 13; 5,8% trẻ trong độ tuổi 14, 8,5% trẻ trong độ tuổi 15 không đến lớp học, trong đó khu vực miền núi và ven biển chiếm đến 78% tổng số học sinh bỏ học. Các xã ven biển thành phố Quảng Ngãi đƣợc sáp nhập vào thành phố từ các huyện Sơn Tịnh và Tƣ Nghĩa theo nghị quyết số 123/NQ-CP của chính phủ năm 2013. Dân số ở khu vực này chủ yếu sinh sống bằng cách khai thác hải sản và nuôi trồng thủy hải sản chiếm đến 60-70%. Tỷ lệ tàu thuyền khai thác hải sản đứng thứ ba trên toàn tỉnh Quảng Ngãi sau Huyện Bình Sơn và huyện Đức Phổ. Các xã ven biển thành phố Quảng Ngãi là địa phƣơng duy nhất trong tất cả các xã của tỉnh Quảng Ngãi không đạt chuẩn phổ cập THCS vì tỷ lệ bỏ học ở bậc THCS cao và tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi từ 11-18 chƣa tốt nghiệp THCS chiếm tỷ lệ dƣới 75%. Tỷ lệ bỏ học hàng năm ở bậc THCS chiếm 6-7% tổng số trẻ đến trƣờng, và chiếm đến 90% tổng số học sinh toàn thành phố Quảng Ngãi bỏ học. Khoảng 80% nam giới nghỉ học tham gia đánh bắt hải sản cùng với gia đình hoặc làm thuê cho các chủ phƣơng tiện đánh bắt hải sản tại địa phƣơng và 20% còn lại duy chuyển vào khu vực phía Nam để mƣu sinh. Trƣờng học và chính quyền địa phƣơng tham gia vận động đƣa trẻ quay lại trƣờng và địa phƣơng cấm các chủ tàu thuyền có sử dụng lao động trẻ em ra khơi. Hiệu quả của các công tác này thấp vì gặp sự phản đối của phụ huynh và một số cảng biển tại địa phƣơng nhƣ Cửa Đại bị bồi đắp do vậy các tàu phải neo đậu tại các địa phƣơng khác không cấm lao động trẻ em. Bỏ học sớm trẻ sẽ bị hạn chế các cơ hội tham dự vào các trƣờng đào tạo nghề, và dễ bị phân biệt đối xử khi tham gia thị trƣờng lao động vì thiếu các kỹ năng cần thiết. Bên cạnh đó, tình trạng thất học liên thế hệ xảy ra đối với những đứa trẻ bỏ học ngày hôm nay sẽ trở thành bố mẹ trong tƣơng lai. Các nghiên cứu đã chứng minh mối tƣơng quan thuận giữa
- -3- học vấn của bố mẹ và của con cái (A. Chevalier, 2003), những đứa trẻ bỏ học sớm ngày hôm nay có khả năng tạo ra những thế hệ thất học sau đó. Hậu quả tiếp theo của bỏ học sớm chính là tình trạng “nhân cách” của trẻ phát triển không hoàn chỉnh, đây là điềm báo cho trình trạng tội phạm hoặc hoặc những hành vi lệch lạc sẽ gia tăng trong xã hội. Vì vậy, việc bỏ học ngày hôm nay không những tác động xấu đến cá nhân ngƣời bỏ học, gia đình, con cái sau này và cho cả xã hội. Chính vì những hệ lụy của việc bỏ học sớm, nghiên cứu tập trung lí giải nguyên nhân dẫn tới tình trạng bỏ học của học sinh THCS ở các xã ven biển thành phố Quảng Ngãi nhằm đề xuất các giải pháp giảm tỷ lệ bỏ học ở địa phƣơng một cách bền vững. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hƣởng tới tỷ lệ bỏ học của học sinh THCS tại 6 xã ven biển thành phố Quảng Ngãi, từ đó đƣa ra những gợi ý chính sách nhằm giảm thiểu tình trạng bỏ học sớm ở địa phƣơng này. Từ bối cảnh và mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài “Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ bỏ học ở bậc trung học cơ sở tại các xã ven biển thành phố Quảng Ngãi” đƣợc thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ bỏ học của học sinh THCS tại các xã ven biển thành phố Quảng Ngãi? (2) Các chính sách nào cần thực thi để hạn chế tỷ lệ bỏ học của học sinh THCS ở các xã ven biển? Để trả lời câu hỏi thứ nhất, tác giả xác định các yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến tỷ lệ bỏ học thông qua: i) tìm hiểu các nghiên cứu trƣớc để xác định các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến quyết định tỷ lệ bỏ học ii) nghiên cứu tác động của các nhóm yếu tố cơ bản này trong thực tế bằng cách thu thập số liệu và phỏng vấn đối tƣợng nghiên cứu từ đó xác định các nguyên nhân bỏ học của học sinh. Câu hỏi thứ hai đƣợc trả lời dựa trên nền tảng của câu hỏi thứ nhất để tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế thực trạng bỏ học sớm ở khu vực này. 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là những học sinh bỏ học ở bậc THCS, các hộ gia đình có trẻ bỏ học và các trƣờng THCS tại 6 xã ven biển thành phố Quảng Ngãi.
- -4- Phạm vi nghiên cứu giới hạn tại các xã ven biển của thành phố Quảng Ngãi, nghiên cứu đƣợc thực hiện từ 9/2016 đến tháng 7/2017. 1.4 Phƣơng pháp luận Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính để phát hiện các nguyên nhân bỏ học của học sinh THCS. Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính bởi vì nghiên cứu này tập trung vào một nhóm đặc thù là trẻ em bỏ học ở khu vực ven biển thành phố Quảng Ngãi, nghiên cứu tập trung vào từng tình huống bỏ học cụ thể nhằm đạt đƣợc các góc nhìn sâu sắc về nguyên nhân dừng học của trẻ thay vì nhắm đến số lƣợng thống kê bỏ học. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu đƣợc thu thập thông qua khảo sát trực tiếp các đối tƣợng và các thông tin thứ cấp. Thông tin thứ cấp cung cấp những thông tin tổng quan về địa điểm và vấn đề nghiên cứu, đƣợc cung cấp bởi Sở giáo dục Quảng Ngãi, phòng giáo dục Quảng Ngãi, chi cục thống kê, các trƣờng học, UBND. Thông tin sơ cấp đƣợc thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp đối tƣợng nghiên cứu, nguồn thông tin này rất cần thiết đối với luận văn vì những nguyên nhân rút trẻ ra khỏi trƣờng học khó có thể thu thập từ thông tin sơ cấp. 1.5 Cấu trúc luận văn Luận văn đƣợc bố cục thành 4 chƣơng, Chƣơng 1 giới thiệu về bối cảnh nghiên cứu, Chƣơng 2 trình bày về khung lý thuyết, Chƣơng 3 thảo luận kết quả nghiên cứu, cuối cùng Chƣơng 4 kết luận những nguyên nhân bỏ học và đề xuất chính sách dựa trên các phân tích ở Chƣơng 3.
- -5- CHƢƠNG 2: KHUNG PHÂN TÍCH 2.1 Nhu cầu cho giáo dục Lý thuyết vốn con ngƣời của Becker (1967) cho rằng đi học tăng thêm một năm làm cho thu nhập trong tƣơng lai tăng thêm nhƣng đồng thời cũng tạo ra các chi phí ở hiện tại bao gồm chi phí trực tiếp đến trƣờng và chi phí cơ hội của việc trì hoãn tham gia vào thị trƣờng lao động. Các cá nhân tiếp tục đầu tƣ cho giáo dục miễn là lợi ích biên của một năm đến trƣờng tăng thêm lớn hơn hoặc bằng chi phí biên của việc đi học tăng thêm. Theo Becker, sự khác nhau về suất chiết khấu và suất sinh lợi của giáo dục sẽ quy định sự khác nhau về thời gian đến trƣờng của các cá nhân. Cá nhân với suất chiết khấu thấp hoặc chi phí đến trƣờng thấp và suất sinh lợi do giáo dục mang lại cao thì thời gian đến trƣờng dài hơn các cá nhân còn lại. Từ khuôn khổ lý thuyết vốn con ngƣời cho thấy rằng, cá nhân là ngƣời quyết định mức độ giáo dục mà họ đạt đƣợc dựa trên việc so sánh giữa chi phí và lợi ích của giáo dục. Chi phí đến trƣờng hoặc các cơ hội mà cá nhân phải đánh đổi để đƣợc đến trƣờng có thể là yếu tố rút trẻ ra khỏi trƣờng học. Nhƣ vậy, các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định dừng học/hoặc tiếp tục đến trƣờng có thể thuộc về các chính sách của chính phủ trong việc quy định chi phí đến trƣờng, hoặc các quy luật thị trƣờng trong việc quy định lợi ích của giáo dục. Lý thuyết vốn con ngƣời đƣợc giả định rằng không có sự hạn chế về nguồn lực để đầu tƣ cho giáo dục, điều này khó xảy ra ở thực tế. Sự hạn chế về nguồn lực đã tạo ra giới hạn về khả năng phân bổ nguồn lực trong gia đình, Mô hình “Quyết định hộ gia đình về mức độ giáo dục cho trẻ” (Glick & Sahn, 2000) đã giải quyết đƣợc sự hạn chế về nguồn lực ở Lý thuyết vốn con ngƣời của Becker. Trong mô hình này mức độ giáo dục cho trẻ đƣợc xác định sao cho tối đa hóa độ thỏa dụng của bố mẹ trong các điều kiện ràng buộc của hộ gia đình. Giáo dục vừa đƣợc xem là hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa để đầu tƣ. Bố mẹ đầu tƣ cho giáo dục của trẻ vì họ muốn trẻ đƣợc biết chữ và giáo dục tốt. Đồng thời, bố mẹ đầu tƣ cho giáo dục của trẻ để chắc chắn rằng trẻ sẽ hỗ trợ cuộc sống về sau cho họ. Theo mô hình này, bố mẹ đƣợc giả định sống trong hai giai đoạn. Giai đoạn đầu bố mẹ làm việc và nuôi dƣỡng con cái, thu nhập của bố mẹ giai đoạn đầu đƣợc dùng để tiêu dùng hộ gia đình và đầu tƣ vào giáo dục cho con cái. Giai đoạn sau bố mẹ về hƣu, tiêu dùng ở giai đoạn này phụ thuộc vào tiền gửi từ thu nhập của trẻ mà khoản này phụ thuộc vào sự đầu tƣ vào giáo dục của bố mẹ ở giai đoạn đầu và một vài đặc điểm của trẻ. Mô hình này cho rằng các yếu
- -6- tố chính ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ vào giáo dục cho trẻ phụ thuộc vào các yếu tố: thu nhập của hộ gia đình, các đặc tính của trẻ, chi phí đến trƣờng, các yếu tố khác của hộ gia đình. (1) Thu nhập của hộ gia đình và chi phí đến trường của trẻ Sự gia tăng trong thu nhập của hộ gia đình sẽ làm tăng đầu tƣ cho giáo dục của trẻ. Ngƣợc lại, chi phí trực tiếp tăng sẽ làm giảm nhu cầu đầu tƣ vào việc học ở trẻ của phụ huynh. Chi phí đến trƣờng có thể đƣợc chia làm hai loại: chi phí trực tiếp (học phí, đồng phục, sách vở…) và chi phí gián tiếp (chi phí cơ hội của việc đến trƣờng). (2) Giới tính Giới tính của trẻ là yếu tố vừa quyết định chi phí cơ hội đến trƣờng và còn xác định lợi ích của việc đến trƣờng của trẻ trong tƣơng lai. Nữ giới thƣờng bị ràng buộc vào trách nhiệm với các công việc nhà hơn nam giới. Đối với một số nền văn hóa nữ giới không đƣợc tiếp cận với giáo dục bình đẳng với nam giới. Cả hai trƣờng hợp này, chi phí cơ hội đến trƣờng của nữ giới cao hơn nam giới. Tuy nhiên trong một vài trƣờng hợp chi phí cơ hội đến trƣờng của nam giới cao hơn nữ giới, điều này do hàm sản xuất của hộ gia đình xác định. Mặc dù có nhiều lợi ích phi tiền tệ mang lại cho nữ giới nếu họ đƣợc tiếp cận với giáo dục nhƣng các lợi ích này không đƣợc bố mẹ nhìn nhận hoặc đánh giá thấp hơn lợi ích tiền tệ. Nữ giới thƣờng bị phân biệt đối xử trên thị trƣờng lao động ở cả hai khía cạnh cơ hội việc làm và thu nhập, căn cứ vào điều này bố mẹ thƣờng đánh giá lợi ích đầu tƣ giáo dục cho nữ giới về mặt tiền tệ thấp hơn nam giới. Do vậy theo mô hình này thì thời gian đến trƣờng của nữ giới sẽ thấp hơn nam giới. Thậm chí trƣờng hợp nam và nữ đƣợc đối xử một cách bình đẳng trên thị trƣờng lao động thì các khoản tiền gửi cho bố mẹ ở giai đoạn sau của nữ giới vẫn thấp hơn vì nữ giới bị ràng buộc về trách nhiệm gia đình của họ khi kết hôn. Trƣờng hợp các khoản tiền gửi cho bố mẹ ở giai đoạn sau bằng nhau ở hai giới thì lợi ích mà bố mẹ nhận đƣợc từ việc giáo dục cho nữ giới vẫn thấp hơn nam giới vì chi phí cơ hội đến trƣờng của nữ giới cao hơn nam giới. Cấu trúc hộ gia đình tác động đến nữ giới nhiều hơn nam giới. Một sự gia tăng số lƣợng trẻ nhỏ tuổi hơn trong hộ gia đình sẽ làm tăng nhu cầu lao động ở nữ giới trong việc chăm sóc em nhỏ, trƣờng hợp này làm tăng chi phí cơ hội của việc đến trƣờng ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Tƣơng tự, sự gia tăng số lƣợng anh chị lớn tuổi hơn hoặc sự hiện diện của ông bà
- -7- lớn tuổi sẽ làm giảm chi phí cơ hội của việc đến trƣờng ở nữ giới bằng việc cung cấp sự hỗ trợ việc nhà hoặc chăm sóc trẻ nhỏ hơn sẽ làm giảm nguy cơ bị rút ra khỏi trƣờng học ở nữ giới. (3) Tuổi Tuổi là yếu tố đƣợc bố mẹ cân nhắc trong quá trình rút trẻ ra khỏi trƣờng học. Ở khu vực nông thôn, tuổi càng tăng đồng nghĩa với tăng khả năng trẻ tham gia vào lao động. Hay nói cách khác, tuổi càng tăng thì chi phí cơ hội đến trƣờng của trẻ càng lớn, cộng thêm chi phí đi học trực tiếp đến trƣờng càng tăng ở các mức độ cao hơn. Kết quả là các nguồn lực đầu tƣ cho trẻ lớn tuổi hơn có nguy cơ bị cắt giảm. Nghĩa là tuổi của trẻ càng tăng, trẻ càng có nguy cơ bị rút ra khỏi trƣờng học (4) Trình độ học vấn của bố mẹ Trình độ học vấn của bố mẹ đƣợc kỳ vọng tác động tích cực khả năng đến trƣờng của trẻ chẳng hạn nhƣ bố mẹ có thể hỗ trợ trẻ trong quá trình học tập. Bố mẹ có trình độ học vấn càng cao sẽ dễ dàng nhận thấy lợi ích của giáo dục. Tác động tích cực của trình độ học vấn của bố mẹ lên việc đến trƣờng của trẻ chính là bố mẹ xem giáo dục của trẻ ở khía cạnh là hàng hóa tiêu dùng, nghĩa là họ quan tâm và mong muốn trẻ đƣợc giáo dục. Nhƣ vậy, mô hình “Quyết định hộ gia đình về mức độ giáo dục cho trẻ” cho thấy rằng cả bố mẹ và cá nhân trẻ có thể là ngƣời ra quyết định mức độ giáo dục mà cá nhân nhận đƣợc trong điều kiện ràng buộc nguồn lực của hộ gia đình. Tóm lại, lý thuyết vốn con ngƣời và mô hình “Quyết định hộ gia đình về mức độ giáo dục cho trẻ” xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định đến trƣờng/dừng học của trẻ trong đó quyết định này do cá nhân hoặc bố mẹ quyết định. Các yếu tố thuộc về chi phí đến trƣờng và các cơ hội mà cá nhân phải đánh đổi để đƣợc đến trƣờng ở lý thuyết vốn con ngƣời và các yếu tố thuộc về đặc điểm gia đình, và đặc điểm cá nhân ở mô hình “Quyết định hộ gia đình về mức độ giáo dục cho trẻ” đƣợc nghiên cứu trong luận văn nhằm tìm nguyên nhân bỏ học của trẻ tại các xã ven biển thành phố Quảng Ngãi. 2.2 Lƣợc khảo các nghiên cứu trƣớc
- -8- Nghiên cứu các nguyên nhân rút trẻ ra khỏi trƣờng học đƣợc thực hiện rất nhiều quốc gia trên thế giới, các chuyên gia đã xác định các yếu tố có thể ảnh hƣởng đến tỷ lệ bỏ học của trẻ. Yếu tố đầu tiên là sự giới hạn về cung theo khu vực, đây là trƣờng hợp không cung cấp đủ số lƣợng trƣờng lớp, giáo viên hoặc cung cấp đủ số lƣợng nhƣng chất lƣợng không đảm bảo. Aysit Tansel (1994) chỉ ra rằng ở các khu vực bị thiệt thòi về kinh tế hay văn hóa nhƣ đƣờng phố chƣa phát triển hoặc các khu định cƣ bị cô lập, các trƣờng THCS và PTTH không có sẵn ở địa phƣơng hoặc ở cách xa khu vực mà những ngƣời nghèo sinh sống sẽ làm giảm tỷ lệ đến trƣờng của trẻ ở những khu vực này. Nghiên cứu của Colenam (1966) phát hiện rằng, nguyên nhân phổ biến gây bất bình đẳng trong cơ hội giáo dục chính là sự khác biệt giữa khu vực và mức độ sẵn có của trƣờng, chi phí và chất lƣợng, đƣợc đo bằng các yếu tố nhƣ tỷ lệ giữa giáo viên và sinh viên, trình độ của giáo viên. Những bất bình đẳng này không chỉ ảnh hƣởng đến khả năng bỏ học mà còn ảnh hƣởng đến kết quả học tập của trẻ. Nhóm yếu tố thuộc về nhân khẩu học có tác động đến tỷ lệ bỏ học của trẻ. Trình độ học vấn của bố mẹ càng cao thì khả năng bỏ học của trẻ ở các nhóm này càng thấp (Glick và Sahn, 2000; Russel W.Rumberger, 1995). Thống kê của Russel W.Rumberger (1995) cho thấy rằng các gia đình có bố mẹ đơn thân, bố mẹ li dị, bố mẹ kế có tỷ lệ bỏ học cao hơn các cá gia đình bố mẹ đẻ vẫn chung sống với nhau. Nhóm yếu tố liên quan đến thu nhập, việc làm và chi phí trong gia đình có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng đến trường của trẻ. Aysit Tansel (1994) cho rằng trình trạng việc làm, thu nhập và các yếu tố liên quan đến các chi phí ảnh hƣởng đến khả năng đến trƣờng của trẻ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Phát hiện này cũng nhất quán với các tác giả Võ Trí Thanh và Trịnh Quang Long (2005), Bùi Thái Quyên (2011); các tác giả này kết luận rằng tỷ lệ bỏ học của trẻ rất nhạy cảm với thu nhập, chi tiêu hộ gia đình và chi phí trực tiếp đến trƣờng ở Việt Nam. Nhóm các yếu tố tác động làm giảm thu nhập của hộ gia đình có thể rút trẻ ra khỏi trường học. Nghiên cứu của Jacoby và Skoufias (1997) nhận thấy rằng các hộ gia đình ở vùng nông thôn Ấn Độ thích ứng với các cú sốc giảm thu nhập bằng cách giảm tỷ lệ đi học và tăng sự tham gia lao động trẻ em nhƣ là một hình thức tự bảo hiểm. Tƣơng tự, nghiên cứu của Cardoso và Verner (2006) trích trong Fata No & Yukiko Hirakawa (2012) ở Brazil phát hiện rằng khi các yếu tố tạo ra nguồn lực của gia đình bị sụt giảm nhƣ trƣờng hợp
- -9- ngƣời bố đột ngột thất nghiệp, trẻ có khuynh hƣớng bỏ học sớm tham gia vào hoạt động tạo thu nhập nhằm làm giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Một vài nghiên cứu về quy mô hộ gia đình cho thấy rằng quy mô hộ gia đình có thể ảnh hƣởng tích cực hoặc tiêu cực đến tỷ lệ bỏ học của trẻ. Knodel và Wongsith (1991) trích trong Patrinos & Psacharopoulos (1997) phát hiện rằng quy mô hộ gia đình có ảnh hƣởng tiêu cực đến khả năng bỏ học của trẻ tại Thái Lan. Cơ chế chính của vấn đề này là quy mô hộ gia đình càng lớn càng pha loãng nguồn lực của hộ gia đình cho một đứa trẻ. Giải pháp giảm tỷ lệ sinh sẽ góp phần nâng cao trình độ học vấn ở Thái Lan. Trái ngƣợc với nghiên cứu ở Thái Lan, nghiên cứu của Patrinos & Psacharopoulos (1997) và Chernichovsky (1985) kết luận rằng số anh chị em trong gia đình không ảnh hƣởng đến khả năng đến trƣờng của trẻ, đây là bằng chứng của “sự chuyên môn hóa” trong gia đình, theo đó một số đứa trẻ đƣợc đến trƣờng và hoàn toàn tập trung vào việc học trong khi những anh chị em khác làm việc. Giải pháp đặt ra trong trƣờng hợp có “chuyên môn hóa” chính là trợ cấp cho các gia đình nghèo là cần thiết để họ có thể duy trì trẻ đến trƣờng. Patrinos và Psacharopoulos (1997) phát hiện rằng số lƣợng anh chị em trong gia đình có tác động đến mức độ đến trƣờng của trẻ nhƣng cần xem xét trong mối quan hệ với cấu trúc độ tuổi của các anh, chị em. Nghĩa là, một sự gia tăng số lƣợng thành viên nhỏ tuổi (0-6 tuổi) sẽ làm tăng khả năng lao động của trẻ, và làm biến dạng tuổi đến trƣờng ở trẻ (trẻ đến trƣờng muộn hơn vì phải chăm sóc ngƣời em nhỏ tuổi hơn) Tác động của lao động đến tỷ lệ bỏ học không rõ ràng. Patrinos và Psacharopoulos (1997) kết luận rằng lao động trẻ em có thể là nguy cơ rút trẻ ra khỏi trƣờng vì làm giảm hiệu quả học tập của trẻ. Ngƣợc lại, lao động làm tăng khả năng đến trƣờng của trẻ trong các trƣờng hợp trẻ thuộc các gia đình không thể chi trả các khoản chi phí đến trƣờng cho trẻ, trẻ tham gia lao động nhằm tự chia trả các chi phí này. Ông cho rằng một lệnh cấm lao động trẻ em có thể làm gia tăng tỷ lệ bỏ học ở trẻ. Nghiên cứu của hai ông đề xuất rằng cần xác định loại công việc và thời gian lao động của trẻ để có thể tìm ra chính sách thích hợp làm tăng khả năng đến trƣờng cho trẻ. Nghiên cứu của Lê Thúc Dục và Trần Ngô Minh Tâm (2013) kết luận rằng kết quả học tập có thể là yếu tố dự báo khả năng bỏ học của trẻ. Rất nhiều nghiên cứu kết luận rằng lƣu ban là yếu tố rút trẻ ra khỏi trƣờng học (Andre, 2008; Unesco, 2005; Orazem &Paterno, 2008). Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của Grisson và Shepard (1989) ở Chicago cho thấy
- -10- rằng lƣu ban làm giảm tỷ lệ bỏ học ở trẻ. Nghiên cứu này kết luận rằng lƣu ban là cách chuẩn bị kiến thức và nâng cao kết quả học tập cho các lớp tiếp theo. Nhƣ vậy, từ các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc các tác giả cho thấy rằng các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ bỏ học của trẻ rất đa dạng, từ đặc điểm của hộ gia đình (trình trạng kinh tế xã hội của hộ gia đình, quy mô hộ,…), các đặc điểm của trƣờng học (mức độ dễ tiếp cận trƣờng học, số lƣợng và chất lƣợng giáo viên…), và đặc điểm của trẻ (lao động trẻ em và kết quả học tập của trẻ). 2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1 Khái niệm học sinh bỏ học Theo Bộ Giáo dục, học sinh được xem là bỏ học nếu như không tiếp tục đến trường sau khi đã đăng ký nhập học. Võ Trí Thanh và Trịnh Quang Long (2005) cho rằng nếu tính toán số liệu bỏ học dựa theo khái niệm này thì số liệu sẽ bị tính toán thấp hơn số lƣợng bỏ học thực tế vì đã bỏ qua những học sinh không tiếp tục đến trƣờng sau khi đã hoàn thành năm học trƣớc đó và không đăng ký học ở lớp tiếp theo. Để tránh tình trạng tính toán số lƣợng học sinh bỏ học tấp hơn thực tế, khái niệm học sinh bỏ học đƣợc sử dụng trong luận văn là những người không tiếp tục đến trường trong vòng mười hai tháng trước thời điểm khảo sát. Võ Trí Thanh và Trịnh Thanh Quang (2005) bình luận rằng khái niệm vẫn chƣa tính đúng số lƣợng thực tế trong trƣờng hợp học sinh tạm thời nghỉ học một năm hoặc hai năm, sau đó tiếp tục quay lại trƣờng học. Tuy nhiên, đối với bậc trung học cơ sở tại địa điểm khảo sát, tác giả tham khảo ý kiến của các chuyên gia về các đặc điểm của học sinh vùng biển, học sinh bỏ học là những đối tƣợng đã bỏ học và không có trƣờng hợp nào học sinh nghỉ học tạm thời một hoặc hai năm sau đó quay lại trƣờng. Do vậy, khái niệm học sinh bỏ học đƣợc sử dụng để tính toán số liệu học sinh bỏ học đúng với thực tế. 2.3.2 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ bỏ học của trẻ Dựa vào lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc và tình hình thực tế tại địa phƣơng, tác giả lựa chọn các nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ bỏ học của trẻ để thiết kế bảng câu hỏi. Các nhóm yếu tố này bao gồm nhóm yếu tố ảnh thuộc về các đặc tính của trẻ (tuổi, giới tính, lao động trẻ em, kết quả học tập của trẻ), nhóm yếu tố liên quan đến hộ gia đình (trình độ học vấn của phụ huynh, thu nhập hộ gia đình), nhóm yếu tố liên quan đến trƣờng
- -11- học và cộng đồng (sự sẵn có của các trƣờng học tại địa phƣơng, chất lƣợng trƣờng học, chi phí đến trƣờng). Nghiên cứu này tập trung vào một nhóm đặc thù là trẻ em ở khu vực ven biển thành phố Quảng Ngãi và mong muốn tìm kiếm các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trẻ bị rút ra khỏi trƣờng học. Vì vậy các yếu tố đƣợc nghiên cứu sẽ nhằm phản ánh tính đa chiều của nguyên nhân bỏ học của trẻ ở các nhóm yếu tố có thể tác động đến quyết định dừng học thay vì nhắm đến số lƣợng thống kê bỏ học. Các yếu tố tác giả chọn lựa phù hợp với tình trạng bỏ học ở địa phƣơng và sẽ đƣợc phân tích ở chƣơng tiếp theo. 2.3.3 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp phân tích định tính sử dụng thông tin thứ cấp và sơ cấp để đánh giá, xác định vấn đề nghiên cứu đặt ra. Nguồn thông tin thứ cấp gồm: số liệu thống kê của các cơ quan nhà nƣớc đƣợc công bố, các văn bản pháp luật, sách, báo có liên quan, sách, báo in và điện tử. Nguồn thông tin sơ cấp bao gồm: (1) Phỏng vấn học sinh bỏ học và phụ huynh học sinh bằng bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi khảo sát đƣợc xây dựng trên cơ sở khung phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ bỏ học của trẻ, mỗi yếu tố ảnh hƣởng đƣợc xây dựng trên hiểu biết cá nhân của tác giả và có tham khảo ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục. Các câu hỏi gồm hai loại: Dạng câu hỏi đóng với đáp án có sẵn, các đáp án đƣợc xây dựng dựa vào quan sát thực tế và các thông tin thứ cấp có liên quan. Dạng câu hỏi mở đƣợc dùng để thu thập thông tin cụ thể và chi tiết hơn về đối tƣợng cần phỏng vấn. Đối với một hộ gia đình, bao gồm cả phụ huynh và học sinh bỏ học: tác giả trực tiếp nêu câu hỏi, và ghi nhận câu trả lời trên văn bản giấy và đƣợc ghi âm để đối chiếu thông tin. Thời gian phỏng vấn từ 45 đến 60 phút. Trong quá trình phỏng vấn, ngoài những câu hỏi nằm trong bảng câu hỏi khảo sát, tác giả đặt những câu hỏi bên ngoài bảng khảo sát để kiểm tra thái độ và sự thành thật của đối tƣợng khảo sát trong quá trình khảo sát. Các câu trả lời đƣợc nghi ngờ không thành thật đều đƣợc đánh dấu lại để xem xét. Những trƣờng hợp đối tƣợng đƣợc phỏng vấn vắng nhà thì việc phỏng vấn đƣợc thực hiện bằng điện thoại. Trong quá trình phỏng vấn, nếu nhƣ tác giả không phỏng vấn đƣợc hoặc phụ huynh, hoặc học sinh trong một gia đình thì gia đình này đƣợc loại ra, gia đình cận kề trong danh sách đƣợc chọn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 88 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 72 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông
89 p | 56 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 83 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi Chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội
107 p | 83 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
119 p | 71 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam
128 p | 39 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 74 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 31 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long
127 p | 41 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách ứng phó với vấn đề giảm sinh ở Hàn Quốc
93 p | 29 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn