Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành thanh long tỉnh Bình Thuận
lượt xem 2
download
Mục tiêu của luận văn này là phân tích những ưu và nhược điểm của các yếu tố năng lực cạnh tranh cụm ngành thanh long Bình Thuận, từ đó đề xuất một số hành động nhằm triển khai giải pháp tương ứng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành thanh long tỉnh Bình Thuận
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ________________________________ CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT LÝ QUỐC NAM CHÍNH SÁCH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH THANH LONG TỈNH BÌNH THUẬN Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. VŨ THÀNH TỰ ANH TP.HCM, 6/2014
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP.HCM, tháng 6 năm 2014 Tác giả Lý Quốc Nam
- ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi cảm ơn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tài trợ Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tôi chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo và cán bộ Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã nhiệt tình và vô tư truyền đạt những kiến thức quý giá, hỗ trợ chu đáo trong suốt thời gian tôi vinh dự được học. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã mang lại cho tôi cảm giác ấm áp của một gia đình, nơi mọi thành viên sẻ chia và khắng khít với nhau như người thân. Đặc biệt, tôi rất cảm ơn thầy Vũ Thành Tự Anh đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn, thầy Đinh Công Khải cùng với cô Lê Thị Quỳnh Trâm đã có những lời khuyên chân tình khi tôi bắt đầu viết đề cương, và thầy Trần Tiến Khai đã tư vấn ý tưởng luận văn cho tôi. Tôi cảm ơn các hộ nông dân, cán bộ, chuyên gia tại các tổ chức mà tôi phỏng vấn, đã nhiệt tình cung cấp những thông tin, số liệu quý giá để hoàn thành luận văn này. Tôi chân thành tri ân gia đình hai bạn Tôn Thất Trường, Trần Nguyễn Mạnh Hào và các bạn khác đã giúp đỡ hoàn toàn vô tư trong suốt thời gian tôi ở trọ tại Sài Gòn. Sau hết, tôi cảm ơn gia đình mình, nhất là vợ tôi – Nguyễn Thị Bích Hằng – đã hy sinh rất nhiều để tôi toàn tâm theo học Chương trình Thạc sỹ Chính sách công khóa V. Sài Gòn, tháng 6 năm 2014 Lý Quốc Nam
- iii TÓM TẮT Bình Thuận, tỉnh duyên hải cuối miền Trung Việt Nam, không được thiên nhiên ưu đãi về nông nghiệp như các tỉnh miền Đông và Tây Nam bộ. Vào cuối thập niên 1980, nông dân Bình Thuận (lúc đó là Thuận Hải) nhận ra cây thanh long, trước đây vốn chỉ được trồng làm cảnh, rất phù hợp với thổ nhưỡng Bình Thuận, cho quả bán được giá và có thể trồng với quy mô lớn. Cùng với kỹ thuật chong đèn kích thích ra quả trái vụ được một nông dân tình cờ phát hiện, thanh long đã trở thành cây chủ lực, thay thế nhiều nông sản khác ở đây. Tuy có nhiều lúc cũng rơi vào cảnh “được mùa, mất giá”, nhưng nhìn chung trái thanh long xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao hơn hẳn đa số cây trồng khác tại Bình Thuận. Hầu như tất cả nông hộ trồng thanh long đều thoát nghèo, rất nhiều trong số họ còn trở nên sung túc. Trước nguồn lợi đó, xuất hiện phong trào ồ ạt trồng thanh long, diện tích cây trồng này đã sớm vượt quá quy hoạch và phát sinh nhiều hệ lụy. Khi vào mùa, cung vượt quá cầu, thương lái ép giá, số tiền bán được có mùa không đủ cho nông dân trả công thu hoạch. Sự liên kết giữa các nông dân gần như không có, nên giá thu mua thanh long hoàn toàn do thương lái quyết định. Giữa các nông dân cũng xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như sử dụng chất kích thích tăng trưởng. Việc buộc cây thanh long phải ra quả trái vụ quanh năm khiến cho sức đề kháng của cây trồng giảm sút, dẫn đến lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Đến nay vẫn chưa có cơ quan nhà nước nào quản lý được việc sử dụng hóa chất trong trồng trọt, nên thanh long sạch khó có chỗ đứng vì sản xuất với chi phí cao nhưng chỉ bán bằng giá thanh long thường. Cuộc đua xuống đáy diễn ra, nông dân không mặn mà với VietGAP, GlobalGAP dù được nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí. Chính vì diện tích đạt tiêu chuẩn GlobalGAP quá hiếm hoi nên thanh long Bình Thuận hầu như luôn thiếu khả năng đáp ứng đơn hàng từ các khách hàng giàu có, kỹ tính như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… Với sản lượng dồi dào, hình thức đẹp, đạt cảm quan thông thường nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, hiện nay phần lớn thanh long Bình Thuận chỉ có thể bán cho người láng giềng Trung Quốc, không đòi hỏi khắt khe nhưng rất khó lường trong giao dịch. Trong nước thì các thương lái Việt Nam chi phối thu mua thanh long, nhưng đến khi buôn bán với thương nhân nước ngoài, nhất là Trung Quốc, các thương lái này lại
- iv “nắm dao đằng lưỡi”. Giao dịch mua bán giữa thương lái Việt Nam với Trung Quốc đa phần là tiểu ngạch, hợp đồng chỉ mang tính hình thức, đối phó nên khi đối tác trở mặt thì thương lái Việt khó có thể bảo vệ quyền lợi của mình. Quả thanh long hiện nay chỉ được sử dụng dưới hình thức ăn tươi, gần như không có sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng nào khác. Có thể thấy rằng, lợi thế cạnh tranh của trái thanh long Bình Thuận hiện nay chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên thuận lợi, các yếu tố cạnh tranh khác như hạ tầng, các ngành dịch vụ hỗ trợ và liên quan, R&D… đều từ mức yếu đến trung bình. Hiện nay nhiều quốc gia khác như Thái Lan, Đài Loan và cả Trung Quốc đã trồng thanh long. Những quốc gia này vừa có điều kiện tự nhiên khá phù hợp với cây thanh long, lại có các yếu tố cạnh tranh khác tốt hơn Bình Thuận (trung tâm thanh long của Việt Nam), đe dọa gay gắt vị trí số một của thanh long Bình Thuận. Khoảng 10 năm trở lại đây, chính quyền tỉnh Bình Thuận cũng đã có nhiều hành động, chính sách hỗ trợ ngành thanh long như tài trợ kinh phí làm VietGAP, nghiên cứu kỹ thuật canh tác, chong đèn, quy hoạch, thành lập cơ quan chuyên trách về thanh long… và đạt một số kết quả nhất định nhưng nhìn chung hiệu quả không cao. Cụm ngành thanh long Bình Thuận vẫn ở trạng thái “mạnh ai nấy lo” là chính. Bên cạnh những chủ trương, chính sách hợp lý của UBND tỉnh Bình Thuận về phát triển ngành hàng thanh long, tác giả thấy rằng cũng còn một số chính sách không phù hợp hoặc phù hợp nhưng biện pháp triển khai không hợp lý. Tác giả đề xuất một số điều chỉnh như đẩy mạnh cây thanh long đạt tiêu chuẩn GlobalGAP thay vì chỉ là VietGAP, và một số biện pháp can thiệp khác của chính quyền địa phương để nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành.
- v MỤC LỤC Lời cam đoan …………..………………..………………….……..…..……………………….………… i Lời cảm ơn ………………………….……………………………....…………………………………… ii Tóm tắt ……………………………..………………………….…………..……….……..……………… iii Mục lục …………………….……………....………….…..………….…………………….…………..… v Danh mục các từ viết tắt …….….……………………..…………………....…………..……….… viii Danh mục hình vẽ và hộp …..…….…………….……...……………….……….………..……….… ix Chương 1: Giới thiệu ……………………………..…..…..…..…..……………..………………..… 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu …………………..……………………..….….…………….….…… 1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ……………………………..…………..………..…… 5 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………….…….....……..………………..…… 5 1.4. Cấu trúc luận văn ……………………………….………..…….……..…..………………. 6 Chương 2: Cơ sở lý thuyết, nguồn thông tin và phương pháp nghiên cứu ……….….. 7 2.1. Cơ sở lý thuyết ……………………...……………………….…...…..…………………… 7 2.1.1. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh …………....…...…...…………………… 7 2.1.2. Mô hình kim cương …………………………………….…………….…………. 9 2.2. Nguồn thông tin ….………………..…………………….……………………..………... 10 2.3. Phương pháp nghiên cứu …..…………………………….………..…………………... 10 Chương 3: Phân tích năng lực cạnh tranh …………………………...…….………………... 12 3.1. Phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh ………………..……..……… 12 3.1.1. Các điều kiện về nhân tố sản xuất ……………………..…....…....………… 12 3.1.1.1. Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên …….…………...………… 12 3.1.1.2. Nguồn nhân lực …………..………………..…..……….…..………… 14 3.1.1.3. Nguồn vốn …………………..…………………….…….…..………… 15
- vi 3.1.1.4. Cơ sở hạ tầng vật chất …………………..…….…..……….………… 16 3.1.1.5. Hạ tầng thông tin …………….……....…..…………..……..………… 17 3.1.1.6. Khoa học và công nghệ …….…………………..…..……..………… 18 3.1.2. Bối cảnh chiến lược và sự cạnh tranh của doanh nghiệp ..…..…..……… 19 3.1.2.1. Môi trường kinh doanh …………...………….………..…….……… 19 3.1.2.2. Cơ cấu kinh tế và chính sách khuyến khích đầu tư ……….…… 21 3.1.2.3. Sự cạnh tranh giữa các đối thủ …..…....………..…..……………… 23 3.1.3. Các điều kiện cầu …………..………………..……………….………..………… 25 3.1.3.1. Nhu cầu nội địa ………………………………….….………..………… 25 3.1.3.2. Nhu cầu ở các nước khác …………..……….…….……….………… 26 3.1.4. Các ngành hỗ trợ và liên quan …………..………….………………………… 28 3.1.4.1. Thể chế ……………………………..………….………………………… 28 3.1.4.2. Cây giống ………………………….………….………………………… 29 3.1.4.3. Vật tư …………..………….………………………………………..…… 30 3.1.4.4. Logistic ……..…………….………………………………………..…… 30 3.1.4.5. Xử lý nhiệt, chiếu xạ ….………..………………………………..…… 30 3.1.4.6. Bảo quản ….………………………………………………………..…… 31 3.2. Đánh giá cụm ngành thanh long Bình Thuận …………..…………………………… 32 Chương 4: Kết luận, khuyến nghị chính sách ……..…….………………………..………… 33 4.1. Kết luận …………………………………….…..………………………………..………… 33 4.2. Khuyến nghị chính sách ……..……………..……..………………………….………… 34 4.2.1. Chính sách nâng cao các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh ……… 35 4.2.2. Chính sách thúc đẩy nông dân trồng theo GlobalGAP ………………….. 37 4.2.3. Chính sách phân nhóm nguồn cung …………….……………......…………. 37 4.3. Hạn chế của luận văn …………….…………….………….…………....…….…………. 38
- vii Tài liệu tham khảo ……………….……………………….…….……………..………….………… 39 Phụ lục …………………………………………..……….…….………………….……....…………… 42 Phụ lục 1.1. Sơ lược về cây thanh long ……………..……..……………………………… 42 Phụ lục 1.2. Diện tích, sản lượng thanh long Bình Thuận (2011 – 2012) …..…....… 42 Phụ lục 1.3. Chi phí dịch vụ đào tạo áp dụng và chứng nhận tiêu chuẩn GlobalGAP …………………….….……..…..………… 43 Phụ lục 2.1. Danh sách nông dân trả lời phỏng vấn …………………….….…………… 43 Phụ lục 2.2. Danh sách các cơ sở thu mua/xử lý thanh long trả lời phỏng vấn …..... 44 Phụ lục 2.3. Danh sách các tổ chức trả lời phỏng vấn …………………….…..………… 44 Phụ lục 2.4. Danh mục câu hỏi phỏng vấn …………………..………………………….… 45 Phụ lục 3.1. Chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Bình Thuận ……..……….………………. 46 Phụ lục 3.2. Nhiệt độ các tháng trong năm tại Phan Thiết ………….………………….. 46 Phụ lục 3.3. Lượng mưa các tháng trong năm tại Phan Thiết ………….……………… 47 Phụ lục 3.4. Số giờ nắng các tháng trong năm tại Phan Thiết ……….……..…………. 47 Phụ lục 3.5. Danh sách các hồ chứa nước tại Bình Thuận …………….……………….. 48 Phụ lục 3.6. Tiêu chí phân loại thanh long của thương lái và nông dân …….……..... 48 Phụ lục 3.7. Các doanh nghiệp, cơ sở đóng gói thanh long tỉnh Bình Thuận được cấp chứng nhận về nhà đóng gói thanh long an toàn …….………….…..... 49
- viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt GAP Good Agricultural Practices Thực hành nông nghiệp tốt NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn PAPI Provincial Governance and Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính Public Administration công cấp tỉnh Performance Index PCI Provincial Competitiveness Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Index PHC Packing House Code Mã số nhà đóng gói PUC Production Unit Code Mã số đơn vị sản xuất R&D Research & Development Nghiên cứu và phát triển TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UAE United Arab Emirates Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất UBND Ủy ban nhân dân USD United States dollar Đô la Mỹ
- ix DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ HỘP Danh mục hình vẽ Hình 1.1. Năng suất bình quân và diện tích thanh long Bình Thuận ……………..……. 2 Hình 1.2. Giá bình quân trái thanh long các tháng trong năm (2008 – 2012) ………... 2 Hình 1.3. Tỷ phần kim ngạch xuất khẩu thanh long Bình Thuận năm 2013 ………… 4 Hình 2.1. Mô hình kim cương (mở rộng) ………………………..……………..…..……….. 9 Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Bình Thuận ………….……………………………………………… 12 Hình 3.2. Dân số và lao động tỉnh Bình Thuận (2005 – 2012) …….………….…..…. 14 Hình 3.3. Cơ cấu số doanh nghiệp bị cản trở công việc kinh doanh và phát triển do tiếp cận nguồn vốn …….…….…….……………….. 15 Hình 3.4. Tỷ phần giá trị thanh long so với cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế ……....….……….….. 22 Hình 3.5. So sánh PCI Bình Thuận (2005 – 2013) ……….…………….......…………… 22 Hình 3.6. Triển vọng xuất khẩu một số loại trái cây Thái Lan, trong đó có thanh long ……………….……………...…………….………………….. 23 Hình 3.7. Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch thanh long Bình Thuận sang một số nước ………………………….……….….….…….……………………… 27 Hình 3.8. Giá xuất khẩu thanh long bình quân từng thị trường/năm do các doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận thực hiện ………….……....…..…………. 27 Hình 3.9. Các chỉ số thành phần của PAPI Bình Thuận (2011 – 2013) ……..……… 29 Hình 3.10. So sánh PAPI Bình Thuận với một số địa phương (2011 – 2013) …..... 29 Hình 3.11. Sơ đồ cụm ngành thanh long Bình Thuận ……....……..……..……………. 32 Danh mục hộp Hộp 3.1. Nhận định của PGS-TS. Nguyễn Minh Châu về chất lượng trái thanh long …………………….………...……………………….. 25
- 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Đầu thập niên 1990, cây thanh long được nông dân Bình Thuận trồng tại những vùng đất tương đối cằn cỗi, thiếu nước mà cây lúa không sống được1. Do là cây dễ trồng, nhanh thu hoạch, quả đẹp, ngon, bổ dưỡng nên nhu cầu tiêu thụ luôn cao hơn sản lượng thu hoạch. Thời điểm này trái thanh long sinh trưởng hoàn toàn tự nhiên nên sản lượng còn ít, giá thanh long đầu mùa lên đến 50.000 đồng/kg, trong khi giá vàng lúc đó cũng chỉ khoảng 500.000 đồng/chỉ. Do thổ nhưỡng phù hợp, nhu cầu tiêu thụ luôn cao nên nhiều nông dân Bình Thuận nhanh chóng chuyển từ trồng lúa sang thanh long, nhờ vậy trở nên khá giả vì trái thanh long mang lại thu nhập cao hơn, lại tốn ít công chăm sóc so với lúa. Năm 2004, thanh long là trái cây được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xếp đầu danh sách 11 loại trái cây Việt Nam có lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực gồm: thanh long, vú sữa, măng cụt, trái cây có múi (bưởi, cam sành), xoài, sầu riêng, dứa, vải, nhãn, dừa và đu đủ. Lợi nhuận từ trái thanh long, cộng với quy hoạch thiếu hiệu lực khiến cho diện tích trồng thanh long tại Bình Thuận năm 2013 lên tới 20.185 ha, vượt xa so với quy hoạch được duyệt đến năm 2015 là 15.087 ha, với tổng sản lượng năm 2013 khoảng 400 ngàn tấn2. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết nông dân trồng thanh long Bình Thuận do thiếu điện, nước dẫn đến năng suất bình quân có xu hướng giảm và mất giá khi vào chính vụ. Diện tích trồng trọt tăng nhưng năng suất có xu hướng giảm (xem hình 1.1) là dấu hiệu cho thấy sự quá tải khả năng đáp ứng nhu cầu canh tác. Quy hoạch diện tích thanh long cần được chấn chỉnh, ổn định trước khi cải thiện được khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào như điện, nước… Nhu cầu sử dụng điện khi đến mùa trái vụ (nông dân đồng loạt chong đèn) từ năm 2013 đến nay đã lên quá cao, nên Công ty Điện lực Bình Thuận chỉ cho sử dụng 50% công suất bình hạ thế chong đèn thanh long. 1 Xem thêm chi tiết về cây thanh long ở phụ lục 1.1. 2 Xem thêm chi tiết về diện tích và sản lượng thanh long năm 2011 – 2012 ở phụ lục 1.2.
- 2 Hình 1.1. Năng suất bình quân và diện tích thanh long Bình Thuận (2005 – 2013): 25,0 20,0 15,0 Năng suất bình quân (tấn/ha) 10,0 Diện tích trồng thanh long (ngàn ha) 5,0 ,0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nguồn: Tác giả vẽ dựa trên số liệu của Cục Thống kê, Sở NN&PTNT và Sở Công Thương Bình Thuận. Hình 1.2. Giá bình quân trái thanh long các tháng trong năm (2008 – 2012), được điều chỉnh lạm phát về năm 2008: 16000,0 14000,0 12000,0 10000,0 2008 2009 8000,0 2010 6000,0 2011 2012 4000,0 2000,0 ,0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nguồn: Tác giả tính toán và vẽ dựa trên số liệu giá của Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long Bình Thuận và số liệu tỷ lệ lạm phát Việt Nam của Ngân hàng Thế giới.
- 3 Thanh long nghịch vụ có giá gấp 2 – 6 lần giá chính vụ (từ tháng 4 – 9) do rơi vào thời điểm quanh tết âm lịch Á Đông (Trung Quốc, Đài Loan, Hongkong, Việt Nam…). Giá cùng thời điểm giữa các năm cũng chênh lệch lớn, gây bất ổn và rủi ro cho ngành hàng này. Nông dân trồng thanh long ở Bình Thuận cũng đang sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích tăng trưởng do khách hàng lớn nhất là Trung Quốc không kiểm tra tồn dư hóa chất, thị trường nước này lại chuộng trái thanh long bắt mắt. Vì vậy khi nhận được đơn hàng từ những nước phát triển, các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long tại Bình Thuận khó thu mua đủ số lượng thanh long đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Tuy có diện tích và sản lượng thanh long rất lớn, nhưng đến năm 2013 chỉ mới có 10 trên tổng số 694 đơn vị3 trồng theo GAP được chứng nhận sản xuất thanh long an toàn theo tiêu chuẩn GlobalGAP với vỏn vẹn 222,7 ha, chiếm 1,1% tổng diện tích canh tác. Diện tích đạt GlobalGAP ít ỏi nên nguồn cung không ổn định, khó tìm được đầu ra. Khi nông dân trồng theo chuẩn GlobalGAP với chi phí cao hơn4, nhưng không có đầu ra thì lại quay về chuẩn VietGAP, thậm chí không theo chuẩn nào. Thực tế, giá thu mua thanh long trồng theo VietGAP tại Bình Thuận bằng với thanh long thường. Nếu phần đông nông dân đều trồng thanh long theo GAP thì tất cả đều được lợi lớn hơn, nhưng nếu không phải tất cả đều tuân theo luật chơi thì những người trồng theo GAP sẽ bị thiệt. Cho nên phần lớn thanh long Bình Thuận (chiếm 80% – 85% tổng sản lượng) chỉ xuất sang Trung Quốc, là thị trường dễ tính nhưng nhiều rủi ro. Hằng năm chỉ có 15 – 20% sản lượng thanh long (tương đương 57 – 76 ngàn tấn) được tiêu thụ trong nước, với dân số 90 triệu người thì đây là mức thấp vì bình quân mỗi năm một người Việt Nam dùng chưa tới 1 kg thanh long Bình Thuận. 3 Đơn vị được tính là trang trại, hợp tác xã hoặc tổ gồm nhiều vườn. 4 Tham khảo ở phụ lục 1.3.
- 4 Hình 1.3. Tỷ phần kim ngạch xuất khẩu thanh long Bình Thuận (chính ngạch) năm 2013: Pháp Tây Ban Nha Canada Hoa Kỳ Anh Đức 00% 00% 01% 00% Chile Myanmar 00% 01% 00% 00% Qatar 00% Thái Lan Hongkong 06% 01% Hà Lan 16% Singapore UAE 04% 02% Malaysia Indonesia 02% 15% Trung Quốc 52% Hongkong Thái Lan Singapore Malaysia Trung Quốc Indonesia UAE Myanmar Qatar Hà Lan Anh Pháp Đức Tây Ban Nha Canada Hoa Kỳ Chile Nguồn: Tác giả vẽ theo số liệu của Sở Công Thương Bình Thuận (2014). Do phụ thuộc lớn vào thị trường nhiều rủi ro là Trung Quốc, trong khi chưa khai thác đáng kể thị trường nội địa, đồng thời lại ít có khả năng xâm nhập các thị trường lớn và khó tính như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… nên thanh long Bình Thuận đang ở tình trạng rất rủi ro khi gần như đặt tất cả trứng vào một giỏ. Nông dân Bình Thuận trồng thanh long tự phát, các cơ sở thu mua phần lớn nhỏ lẻ, Hiệp hội thanh long Bình Thuận giữ vai trò đầu mối nhưng chưa có năng lực đàm phán giá với thương lái nước ngoài, nhất là Trung Quốc. Hiện nay nhiều thương nhân Trung Quốc đã đến tận các khu vực nhiều thanh long điều hành việc thu mua. Một số báo, tài liệu nước ngoài cho thấy nhiều nước trong khu vực Châu Á đã tăng đầu tư trồng thanh long. Nghiên cứu thị trường của World Perspectives, Inc. (2009) cho thấy Thái Lan có mục tiêu phát triển thanh long thành cây xuất khẩu. Đài Loan và ngay cả Trung Quốc (theo Li Yang, 2013), cùng nhiều nước Châu Á khác như Philippines (theo Rudy A. Fernandez, 2010), Indonesia, Malaysia, Sri Lanka… đã trồng thanh long, đe dọa vị thế thanh long Việt Nam (mà tập trung phần lớn ở Bình Thuận). Nông dân nhiều quốc
- 5 gia có nền nông nghiệp tiên tiến và điều kiện tự nhiên thích hợp với cây thanh long như Australia, Israel, Hoa Kỳ… cũng đã trồng thanh long. Với nhiều điểm yếu hiện tại, ngành thanh long Bình Thuận cần có những giải pháp ngắn hạn lẫn dài hạn để duy trì và phát huy năng lực cạnh tranh của mình, góp phần vào việc phát triển kinh tế địa phương. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Hiện nay nông dân nhiều địa phương trên cả nước như Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long… đã trồng và tăng diện tích thanh long, nhưng Bình Thuận vẫn là tỉnh có diện tích canh tác và sản lượng thanh long nổi trội nhất. Tuy có vai trò quan trọng như vậy nhưng đến nay tỉnh Bình Thuận mới chỉ có một số nghiên cứu về kỹ thuật trồng thanh long như chong đèn, trị bệnh… Điều đáng nói là những nghiên cứu này vẫn chưa thuyết phục hoàn toàn được nông dân. Để ngành thanh long Bình Thuận có năng lực cạnh tranh tốt hơn trong tương lai, cần có một nghiên cứu toàn diện về các yếu tố như cơ sở hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ, chính sách vĩ mô… Mặc dù chính quyền tỉnh Bình Thuận cũng đã nhận ra một số điểm yếu của ngành thanh long địa phương nhưng những giải pháp còn thiếu cụ thể và qua triển khai chưa mang lại hiệu quả. Trước thực trạng đó, mục tiêu của luận văn này là phân tích những ưu và nhược điểm của các yếu tố năng lực cạnh tranh cụm ngành thanh long Bình Thuận, từ đó đề xuất một số hành động nhằm triển khai giải pháp tương ứng. Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu để trả lời hai câu hỏi: Thứ nhất, thực trạng năng lực cạnh tranh của cụm ngành thanh long ở Bình Thuận hiện nay như thế nào? Thứ hai, chính quyền tỉnh Bình Thuận cần có chính sách gì để nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành thanh long địa phương? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này gồm những nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh ngành thanh long Bình Thuận theo mô hình kim cương của Michael E. Porter: (i) Các điều kiện về nhân tố sản xuất: thổ nhưỡng, kỹ thuật, giống mới (Viện cây ăn quả miền Nam), phân bón, bảo vệ thực vật (Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Thuận), lao
- 6 động… Cơ sở hạ tầng cứng: điện (Điện lực Bình Thuận), nước (Chi cục Thủy lợi Bình Thuận)… (ii) Các điều kiện về cầu: các tiêu chuẩn GAP, hàng rào kỹ thuật, thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước… (iii) Chiến lược, cấu trúc và đối thủ cạnh tranh: quy hoạch diện tích trồng trọt, liên kết giữa các nông dân, các doanh nghiệp; đối thủ trong nước, ngoài nước; tiếp cận vốn; quyền sở hữu trí tuệ (giống thanh long mới)… (iv) Các ngành hỗ trợ và liên quan: giao thông nông thôn, công nghiệp chế biến, trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước (Sở NN&PTNT, Sở Công Thương…). Các dịch vụ khác: vận tải, bao bì đóng gói, chiếu xạ, xử lý nhiệt, lắp đặt các hệ thống đèn đòi hỏi kỹ thuật cao, các hệ thống tưới tự động… (v) Nông dân, là nhân tố hết sức quan trọng, quyết định sản lượng và chất lượng đầu vào của ngành hàng thanh long. (vi) Các cơ sở thu mua, chế biến: quyết định giá thu mua thanh long và phẩm chất, khả năng bảo quản, tạo giá trị gia tăng cho nông sản. Một số doanh nghiệp lớn ở Bình Thuận vừa mở trang trại lẫn thu mua, xuất khẩu. Phạm vi nghiên cứu: tập trung tại Bình Thuận (chủ yếu là 3 huyện có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất: Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình), các tổ chức cung cấp vốn, kỹ thuật, ban hành chính sách… tập trung tại Phan Thiết. Ngoài ra đối với các tổ chức liên quan nhưng nằm ở các địa phương khác như Tiền Giang (Viện cây ăn quả miền Nam), TP.HCM (dịch vụ chiếu xạ, xuất khẩu…) cũng được đề cập đến trong luận văn. Số liệu nghiên cứu trong luận văn được lấy từ năm 2005 đến 2013. 1.4. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 4 chương, chương 1 giới thiệu bối cảnh, vấn đề, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Nội dung chương 2 trình bày khung phân tích năng lực cạnh tranh của Michael E. Porter theo đặc thù ngành thanh long. Ở chương 3, tác giả áp dụng lý thuyết, dữ liệu thu thập được để phân tích. Cuối cùng là chương 4, nêu kết luận, trả lời hai câu hỏi nghiên cứu và đề xuất chính sách.
- 7 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, NGUỒN THÔNG TIN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh Trong kinh tế thị trường, cạnh tranh là hiện tượng tất yếu và có ý nghĩa sống còn đối với phát triển kinh tế mỗi quốc gia. Hiện tượng cạnh tranh có những nét chính: Thứ nhất, cạnh tranh là hiện tượng tất yếu, phổ biến, vừa là nhân vừa là quả của sự vận động thị trường. Lợi ích kinh tế từ trái thanh long là động lực để nông dân tìm cách tăng năng suất và chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với người khác. Nhờ sự cạnh tranh đó, những kỹ thuật, phát kiến ra đời, độ tinh vi tăng lên. Thứ hai, cạnh tranh có tác động tích cực lẫn tiêu cực. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy các chủ thể kinh doanh, vì sự sống còn của mình, buộc phải cải thiện sản xuất hiệu quả hơn. Rất nhiều nông dân đã trở thành những chuyên gia thanh long, căn cứ tiết trời có thể xác định được lịch chong đèn sao cho thời gian ngắn nhất mà vẫn đảm bảo năng suất. Nhưng bên cạnh đó, nhiều nông hộ đã lao vào cuộc đua cạnh tranh xuống đáy, không trồng theo GAP để giảm chi phí. Ở tầm vĩ mô, cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích như kích sản xuất, giúp kinh tế tăng trưởng và địa phương phát triển. Gần như tất cả nông dân trồng thanh long đều công nhận rằng mình khá giả hơn, bộ mặt nông thôn tại những vùng trồng thanh long khởi sắc. Cạnh tranh thúc đẩy đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và nảy sinh những nhu cầu mới, làm cho xã hội tiến bộ hơn. Nếu như trước đây mỗi nông hộ đều phải tự mình làm mọi khâu từ đúc trụ, giăm hom (cành giống), chăm sóc đến thu hoạch… thì hiện nay tất cả các khâu này đều có lực lượng lao động chuyên nghiệp, giúp các chủ vườn có thể mở rộng sản xuất, hoàn thành công việc đúng kế hoạch, đồng thời mang lại thu nhập khá cao cho những nhân công này (200.000 – 300.000 đồng/ngày công).
- 8 Ở góc độ vi mô, cạnh tranh có vai trò làm cho nhà sản xuất phải nỗ lực sáng tạo những sản phẩm tốt hơn để thu hút khách hàng. Với độ am hiểu cây thanh long ngày càng cao, rất nhiều nông dân hiện nay có thể tính toán ngày khởi đầu mùa vụ sao cho kỳ thu hoạch trùng với những dịp bán đắt hàng như tết Nguyên đán, các ngày rằm, mùng một… Bên cạnh đó, cạnh tranh cũng giúp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng vốn không ngừng tăng lên nhưng với chi phí rẻ hơn. Nếu như 20 năm trước, mỗi năm chỉ có một mùa thanh long với giá (đầu mùa) 10 kg tương đương 1 chỉ vàng, thì nay có quả thanh long hầu như quanh năm với giá rẻ hơn nhiều. Bên cạnh nhiều yếu tố tích cực đó, cạnh tranh cũng mang lại những hậu quả tiêu cực cho xã hội lẫn kinh tế. Cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải thay đổi, phân hóa giàu nghèo sâu sắc. Trong khi những nông hộ có ruộng đất ở vùng thuận lợi trồng thanh long đã trở nên giàu có, thì nhiều nông dân khác vẫn còn nghèo vì mảnh đất của họ không thích hợp với cây thanh long. Giữa các nông dân xảy ra cạnh tranh không lành mạnh để giành thắng lợi. Để có được trái thanh long đẹp mắt, bán được giá cao, nông dân đã sử dụng nhiều hóa chất đến nỗi họ phải trồng riêng vài trụ cho gia đình. Để phát huy mặt tích cực, hạn chế khía cạnh tiêu cực, các cơ quan quản lý nhà nước tại Bình Thuận cần điều phối, tạo môi trường kinh doanh công bằng, kiểm soát độc quyền và xử lý cạnh tranh không lành mạnh. Ở cấp độ cụm ngành, chính quyền địa phương cần có những chính sách hỗ trợ cạnh tranh lành mạnh, bền vững, thích hợp để bảo vệ cụm ngành thanh long trước sự lớn lên của các cụm ngành đối thủ ở Thái Lan, Trung Quốc... Hiện nay, khái niệm cạnh tranh đã chuyển từ đối kháng, sang học hỏi lẫn nhau để cùng phát triển. Nhiều nông hộ thanh long tại Bình Thuận đã liên kết nhau thành từng nhóm sản xuất, mang lại nhiều lợi ích như chia sẻ kinh nghiệm, đổi công và giảm mất cắp… Năng lực cạnh tranh của một chủ thể kinh tế hiện nay là chất lượng và sự khác biệt sản phẩm so với đối thủ. Năng lực cạnh tranh của một cụm ngành là khả năng tạo ra một môi trường kinh doanh tự do, công bằng để các thành phần tạo nên cụm ngành phát huy tối đa năng lực sản xuất của mình, tạo ra những sản phẩm giá trị cao hơn đối thủ. Một thể chế dung hợp theo quan điểm của Acemoglu và Robinson sẽ là môi trường giúp năng lực cạnh tranh phát triển.
- 9 2.1.2. Mô hình kim cương Tuy khái niệm cạnh tranh đã sớm được nghiên cứu nhưng vấn đề lợi thế cạnh tranh và chủ đề nghiên cứu lợi thế cạnh tranh một cách bài bản chỉ mới xuất hiện trong thập niên 1980. Nhà kinh tế học Michael E. Porter đã đưa ra nhiều nghiên cứu và lý thuyết về lợi thế cạnh tranh được đông đảo đồng nghiệp công nhận. Ông được xem là chuyên gia nổi bật nhất, với nhiều quyển sách và nghiên cứu về cạnh tranh làm cơ sở để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, địa phương hay thậm chí cả quốc gia. Trong quyển "Lợi thế cạnh tranh", Michael E. Porter đã chỉ ra rằng lợi thế cạnh tranh xuất phát từ nhiều yếu tố, không chỉ nằm ở bản thân mỗi hoạt động mà còn ở mối liên kết các hoạt động với nhau. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh của Porter là công cụ để phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của một cụm ngành. Lợi thế cạnh tranh tốt cần bắt nguồn từ nhiều hoạt động khác nhau, nếu hoạt động đơn điệu sẽ dễ bị đối thủ vượt qua. Theo Michael E. Porter (1998, tr. 12), có bốn yếu tố chính tương tác lẫn nhau để tạo nên năng lực cạnh tranh của một cụm ngành, được gọi là “Mô hình kim cương”. Hình 2.1. Mô hình kim cương (mở rộng): Vai trò của chính quyền địa phương Bối cảnh chiến lược và sự cạnh tranh Các điều kiện về Các điều kiện về cầu nhân tố đầu vào Các ngành hỗ trợ và liên quan Nguồn: Porter và Ketels (2010), được phát triển bởi Vũ Thành Tự Anh (2011), trích trong Nguyễn Vũ Giang Hà (2012).
- 10 Bối cảnh chiến lược và sự cạnh tranh của doanh nghiệp: Các điều kiện, chiến lược hoạt động và cạnh tranh của các doanh nghiệp bên trong cụm ngành. Các điều kiện về nhân tố sản xuất: Vị thế của các yếu tố đầu vào trong cụm ngành, như trình độ nhân lực, khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng, chất lượng nguyên vật liệu… Lợi thế cạnh tranh trước tiên được tạo ra nhờ các nhân tố sản xuất chuyên môn hóa cao, và sau đó phải không ngừng cải tiến các nhân tố này. Các điều kiện về cầu: Các điều kiện nhu cầu trong nước giúp cho việc xây dựng lợi thế cạnh tranh khi nhu cầu trong nước tạo cho cụm ngành một bức tranh rõ hơn hay sớm hơn về các nhu cầu sắp xuất hiện của người mua so với các đối thủ nước ngoài có thể thấy được. Các ngành hỗ trợ và liên quan: Lợi thế cạnh tranh của cụm ngành sẽ gia tăng nếu như các ngành hỗ trợ và liên quan đến cụm ngành đó có khả năng cạnh tranh tốt, không chỉ trong nước mà còn với nước ngoài. 2.2. Nguồn thông tin Tác giả lấy thông tin từ các tổ chức: Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long Bình Thuận, Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, Sở NN&PTNT Bình Thuận, Sở Công Thương Bình Thuận, Cục Thống kê Bình Thuận, Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Thuận, Chi cục Thủy lợi Bình Thuận, Điện lực Phan Thiết, Viện cây ăn quả miền Nam và phỏng vấn trực tiếp 20 nông hộ trồng thanh long tại Bình Thuận, 5 cơ sở/doanh nghiệp thu mua thanh long và cung cấp dịch vụ xử lý nhiệt trái cây5. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Phỏng vấn: Tác giả đến thực địa phỏng vấn trực tiếp một số cá nhân, tổ chức trong cụm ngành thanh long như nông dân, người thu mua, doanh nghiệp xuất khẩu, các cơ quan quản lý (Sở NN&PTNT, Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long, Hiệp hội thanh long Bình Thuận…)6. Tác giả không phát phiếu câu hỏi cho đối tượng khảo sát mà phỏng 5 Xem danh sách người trả lời phỏng vấn ở phụ lục 2.1, 2.2, 2.3. 6 Xem chi tiết bảng câu hỏi tại phụ lục 2.4.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 88 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 71 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang
71 p | 84 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
119 p | 71 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 49 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 78 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 31 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long
127 p | 41 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 46 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 48 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
24 p | 51 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn