Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành tôm sú tỉnh Bạc Liêu
lượt xem 4
download
Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả đề xuất các chính sách và biện pháp khắc phục các mặt hạn chế của cụm ngành, xoay quanh vai trò hỗ trợ của nhà nước trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi, hệ thống kênh thủy lợi để cung cấp nước tốt cho mùa vụ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành tôm sú tỉnh Bạc Liêu
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ƢỜ G I HỌ I H H H HỐ HỒ H I H LIÊ HU Â H H H Â G GL H H G H Ỉ H LIÊU LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ƢỜ G I HỌ I H H H HỐ HỒ H I H HƢƠ G Ì H GIẢNG D Y KINH T FULBRIGHT LIÊ HU Â H H H Â G GL H H G H Ỉ H LIÊU Ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC . VŨ H H ANH H H H DƢỠNG TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
- i LỜI Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Số liệu và các thông tin tham khảo đƣợc sử dụng trong bài viết đều đƣợc trích dẫn, dẫn nguồn và chính xác trong phạm vi hiểu biết cuả tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và Trƣờng Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 Tác giả Liên Thu Trân
- ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô trong Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright đã nhiệt tình dẫn dắt và truyền đạt cho tôi kiến thức rất quí báu trong một năm học. Nhờ vậy, tôi có thể chuẩn bị tốt cho đề tài chính sách và có hành trang kiến thức để vững tin hòa nhập xã hội. Tôi xin chân thành cám ơn thầy Vũ Thành Tự Anh đã gợi mở hướng tiếp cận đề tài, hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức phong phú, thiết thực để tôi thực hiện đề tài hiệu quả hơn. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Phan Chánh Dưỡng đã nhiệt tình truyền đạt kinh nghiệm thực tế và hướng dẫn chi tiết đề tài để tôi thực hiện luận văn. Xin chân thành cám ơn các cô chú, anh chị ở các cơ quan hành chính của tỉnh Bạc Liêu đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và thông tin cần thiết cho đề tài. Lời cuối, tôi xin bày tỏ lòng trân trọng biết ơn bạn bè, đồng nghiệp của tôi đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài chính sách.
- iii Ó Ắ GHIÊ CỨU Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km nối với các cửa biển quan trọng nhƣ Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng thuộc biển Đông nên đƣợc thiên nhiên ƣu ái phát triển ngành thủy sản. Từ lâu, tôm sú là mặt hàng chủ lực xuất khẩu của tỉnh. Nông dân ở nhiều huyện, xã trong tỉnh đã nhanh chóng chuyển đổi mô hình kinh tế từ lúa sang tôm và hình thành vùng sản xuất chuyển đổi ở phía Tây của tỉnh. Cụm ngành tôm xuất khẩu đã phát triển rất tốt trong giai đoạn 2001 - 2010. Nhƣng từ năm 2011 đến nay, ngành chế biến tôm xuất khẩu của tỉnh gặp nhiều khó khăn rất nan giải. Hiện nay, nguồn tôm nguyên liệu thiếu hụt trầm trọng cộng với sức cạnh tranh của sản phẩm trên thế giới giảm, làm cho yếu tố đầu vào và đầu ra đều bị trở ngại. Yêu cầu của ngƣời tiêu dùng và rào cản thị trƣờng nhập khẩu ngày càng cao đòi hỏi cụm ngành phải có khả năng đáp ứng và thích nghi nhanh chóng. Hiện nay cụm ngành không thể phát triển mà có dấu hiệu tụt dốc khi nhiều công ty chế biến trong tỉnh đứng trƣớc nguy cơ phá sản và giải thể. Vì vậy, việc nghiên cứu cụm ngành tôm sú xuất khẩu trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết để tìm ra nguyên nhân và giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành. Với mục đích nghiên cứu nhƣ trên, tác giả đã dùng lý thuyết kết hợp cụm ngành của Michael Porter và chuỗi giá trị của Kaplinsky đƣợc soạn thảo bởi Vũ Thành Tự Anh để xét cụm ngành theo chiều ngang và chuỗi theo chiều dọc. Kết quả cho thấy cụm ngành còn kém do các thành phần chƣa phát triển đồng bộ, một số ngành hỗ trợ mới xuất hiện nên vai trò tƣơng tác còn kém. Khi xem xét chuỗi giá trị, tác giả nhận thấy ngành chế biến địa phƣơng chỉ mới hoạt động và giữ vị trí chủ đạo ở bốn hoạt động chính trong chuỗi là: cung cấp nguyên liệu, chế biến, hậu cần xuất khẩu và marketing - quảng bá thƣơng hiệu. Vì vậy, các doanh nghiệp chƣa thể khai thác các hoạt động có giá trị gia tăng cao của chuỗi nhƣ cung cấp con giống, thức ăn tôm và hệ thống bán buôn, bán lẻ ở hạ nguồn. Một điểm yếu rất đáng quan tâm trong cụm ngành là mối liên kết giữa doanh nghiệp chế biến, ngƣời nuôi và nhà khoa học khá lỏng lẻo. Đây là một trong những nguyên nhân cốt yếu cản trở cụm ngành phát triển vì thiếu sự tƣơng hỗ chặt chẽ giữa các thành phần. Tất cả các giao dịch thƣơng mại đều để mặc cho cơ chế kinh tế thị trƣờng quyết định nên khi có khó khăn, các thành phần riêng lẻ chỉ bảo vệ quyền lợi riêng của mình và bỏ mặc các thành phần còn lại. Hậu quả là hiệu ứng đổ vỡ dây chuyền, thành phần này suy yếu nên chính nó
- iv đánh mất vai trò tƣơng tác và hỗ trợ các thành phần khác, các thành phần khác cũng rơi vào khủng hoảng và suy yếu lan dần trong cụm ngành. Vai trò của chính quyền địa phƣơng khá tích cực ở khâu nuôi trồng, khuyến nông khuyến ngƣ. Nhƣng nhƣợc điểm mấu chốt của địa phƣơng vẫn là cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi còn kém do thiếu vốn đầu tƣ hay còn bỏ qua một số điểm yếu chƣa đƣợc khắc phục là tính liên kết lỏng lẻo giữa ba thành phần nông dân, doanh nghiệp và nhà khoa học. Hiện nay, tỉnh có một số dự án đầu tƣ cơ sở hạ tầng ở một số vùng nuôi trồng đƣợc qui hoạch. Vì vậy, chính sách của tỉnh cần ƣu tiên khắc phục các nhƣợc điểm để thúc đẩy cụm ngành phát triển tốt. Từ đó, tác giả đề xuất các chính sách và biện pháp khắc phục các mặt hạn chế của cụm ngành, xoay quanh vai trò hỗ trợ của nhà nƣớc trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi, hệ thống kênh thủy lợi để cung cấp nƣớc tốt cho mùa vụ. Ngoài ra, tỉnh cần chú trọng đến cơ sở hạ tầng xuất khẩu, giao thông. Tỉnh cần thúc đẩy công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong nghiên cứu dịch bệnh và làm sạch nguồn nƣớc, kiểm soát chất lƣợng giống chặt chẽ; đặc biệt phạt nặng để răn đe các cơ sở kinh doanh giống trái phép chƣa qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc. Vai trò của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng là quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, đất. Tác giả cũng quan tâm đặc biệt đến mối liên kết rời rạc trong cụm ngành và đề xuất lãnh đạo tỉnh tìm cách tuyên truyền cho các tác nhân nhận thức đúng vai trò và ảnh hƣởng tích cực giữa các thành phần trong cụm ngành. Từ đó, đƣa ra chính sách phù hợp để khắc phục nhƣợc điểm.
- v M CL C LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................... ii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................................................................... iii MỤC LỤC ..........................................................................................................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................................... viii DANH MỤC TỪ CHUYÊN NGÀNH ............................................................................................. ix DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................................x DANH MỤC BẢNG......................................................................................................................... xi DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................................. xii CHƢƠNG 1- GIỚI THIỆU ................................................................................................................1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................................................1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................................2 1.3. Khung phân tích .......................................................................................................................2 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................................2 1.5. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................................2 1.6. Cấu trúc dự kiến của luận văn ..................................................................................................3 CHƢƠNG 2- CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU.................................4 2.1. Lý thuyết về khung phân tích kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị ..........................................4 2.1.1. Khái niệm về cụm ngành ..................................................................................................4 2.1.2. Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu .......................................................................................4 2.1.3. Đƣờng cong nụ cƣời..........................................................................................................5 2.1.4. Cách tiếp cận kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị ............................................................6 2.2. Khung phân tích mô hình kim cƣơng của Michael Porter .......................................................6 2.3. Phƣơng pháp CCED.................................................................................................................8 CHƢƠNG 3- PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CỤM NGÀNH TÔM S TỈNH BẠC LIÊU ..........................................................................................................................................9 3.1. Quá trình hình thành và lịch sử phát triển của cụm ngành .......................................................9 3.2. Phân tích bốn yếu tố cạnh tranh của cụm ngành tôm theo mô hình kim cƣơng ....................13 3.2.1. Điều kiện tự nhiên và nhân tố đầu vào ............................................................................14 3.2.2. Điều kiện cầu ..................................................................................................................17 3.2.3. Trình độ phát triển của cụm ngành .................................................................................20 3.2.3.1. Mạng lƣới cung cấp nguyên liệu ..............................................................................20 3.2.3.2. Các doanh nghiệp chế biến ......................................................................................22
- vi 3.2.3.3. Mạng lƣới hậu cần xuất khẩu ...................................................................................22 3.2.3.4. Marketing và thƣơng hiệu ........................................................................................22 3.2.3.5. Ngành sản xuất tôm giống .......................................................................................23 3.2.3.6. Ngành thuốc - Thức ăn cho tôm...............................................................................24 3.2.3.7. Ngành bao bì thực phẩm ..........................................................................................26 3.2.3.8. Các ngành phụ gia, máy móc chế biến và hóa chất .................................................26 3.2.3.9. Hạ tầng giao thông, vận tải, hậu cần ........................................................................26 3.2.3.10. Hạ tầng thƣơng mại, xuất nhập khẩu .....................................................................27 3.2.4. Cơ quan quản lý nhà nƣớc và tổ chức hỗ trợ đối với ngành tôm ....................................27 3.2.4.1. Chi cục Thủy lợi.......................................................................................................27 3.2.4.2. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngƣ tỉnh Bạc Liêu ............................................28 3.2.4.3. Công ty bảo hiểm .....................................................................................................29 3.2.4.4. Ngân hàng, các tổ chức tín dụng ..............................................................................29 3.2.4.5. Hiệp hội thủy sản .....................................................................................................30 3.2.4.6. Đại học Bạc Liêu......................................................................................................30 3.2.5. Bối cảnh cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ................................30 3.2.5.1. Bối cảnh cạnh tranh trong nƣớc ...............................................................................30 3.2.5.2. Chiến lƣợc cạnh tranh của doanh nghiệp .................................................................31 3.2.5.3. Bối cảnh cạnh tranh thị trƣờng toàn cầu ..................................................................32 3.3. Mối liên kết giữa cụm ngành và chuỗi giá trị ........................................................................37 3.4. Đo lƣờng các nhân tố cạnh tranh của cụm ngành tôm Bạc Liêu so với cụm ngành tôm Thái Lan ................................................................................................................................................40 CHƢƠNG 4- KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN...........................................................43 4.1. Thảo luận và kiến nghị chính sách .........................................................................................43 4.1.1. Điều kiện cầu và bối cảnh cạnh tranh .............................................................................43 4.1.2. Các thảo luận và chính sách đối với cụm ngành .............................................................43 4.1.2.1. Mạng lƣới cung cấp nguyên liệu ..............................................................................43 4.1.2.2. Ngành sản xuất tôm giống .......................................................................................44 4.1.2.3. Bảo hiểm tôm ...........................................................................................................44 4.1.2.4. Hệ thống thủy lợi .....................................................................................................44 4.1.2.5. Thức ăn và thuốc cho tôm ........................................................................................45 4.1.2.6. Cụm ngành và chuỗi giá trị ......................................................................................45 4.1.3. Vai trò của các tổ chức hỗ trợ .........................................................................................45 4.1.4. Điều kiện đầu vào ...........................................................................................................45
- vii 4.2. Kết luận ..................................................................................................................................46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................47 PHỤ LỤC .........................................................................................................................................49
- viii DANH M C TỪ VI T TẮT Bộ GTVT Bộ Giao thông vận tải Châu Âu Europe EU CN-BCN Công nghiệp - bán công nghiệp Công ty TNHH Công ty thƣơng nghiệp hữu hạn ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GVC Global value chain Chuỗi giá trị toàn cầu Ha Hecta HOSO Head on shell on Đầu và đuôi nguyên vẹn HLSO Headless shell on Phần đầu đã mất và phần thân (vỏ) còn nguyên vẹn ISO International Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá Organization for Standardization NGTK Niên giám Thống kê Raw - PTO Raw – Peel tail on Tƣơi - Lột vỏ để lại phần đuôi (qui cách chế biến) Sở NN & PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sở KHCN Sở Khoa học và Công nghệ TMTS Thƣơng mại thủy sản TTKNKN Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngƣ TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
- ix DANH M C TỪ HUYÊ G H 1. HACCP: Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn an toàn thực phẩm, đây là một hệ thống phân tích các mối nguy về an toàn thực phẩm và từ đó đƣa ra các điểm kiểm soát tới hạn (giới hạn an toàn ở mức thấp nhất của các mối nguy để đảm bảo sức khỏe cho ngƣời sử dụng). 2. Nhờ thu và LC: hai hình thức thanh toán tiền tệ quốc tế cho hai bên giao dịch giữa hai ngân hàng ở hai nƣớc khác nhau. 3. Post: tôm con (giống). 4. 1 pound (viết tắt là: 1bl, 1bl= 453,6g): là đơn vị khối lƣợng theo hệ thống đo lƣờng của Mỹ. 5. Hội chứng tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome - EMS): là một dạng bệnh mới của tôm đã đƣợc phát hiện ở các trang trại nuôi tôm ở Châu Á. Bệnh xuất hiện trong vòng 30 ngày sau khi thả giống và gây ra các triệu chứng lờ đờ, vỏ mềm sậm lại và phần đầu, ngực của tôm bị đốm vằn. Các tác động sinh lý học của bệnh EMS xuất hiện ở gan tụy. Ở giai đoạn cuối, bệnh gây chết cao, sự nhiễm khuẩn phái sinh tiếp tục gây tổn thƣơng gan tụy.
- x DANH M HÌ H Hình 2-1. Đƣờng cong nụ cƣời .......................................................................................................... 5 Hình 2-2. Mô hình kim cƣơng của Michael Porter ............................................................................ 6 Hình 3-1. Sơ đồ kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị xuất khẩu tôm sú ............................................. 9 Hình 3-2. Diện tích mặt nƣớc nuôi thủy sản của Bạc Liêu so với các vùng trong nƣớc.................. 10 Hình 3-3. Giá trị xuất khẩu thủy sản Bạc Liêu ................................................................................ 10 Hình 3-4. GDP thủy sản so với GDP tổng của tỉnh ......................................................................... 11 Hình 3-5. Sản lƣợng tôm nuôi của Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng .................................................. 11 Hình 3-6. Sản lƣợng thủy sản các tỉnh ĐBSCL ............................................................................... 12 Hình 3-7. Môi trƣờng kinh doanh ở tỉnh Bạc Liêu theo mô hình kim cƣơng của Porter ................. 13 Hình 3-8. Bản đồ vị trí địa lý và mối quan hệ liên vùng tỉnh Bạc Liêu ........................................... 14 Hình 3-9. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến 2020 .......................... 15 Hình 3-10. Lao động trong ngành thủy sản tỉnh Bạc Liêu ............................................................... 17 Hình 3-11. Thị trƣờng nhập khẩu tôm tháng 01 năm 2013 .............................................................. 17 Hình 3-12. Tiêu chuẩn cảm quan thành phẩm khách hàng Mỹ........................................................ 18 Hình 3-13. Việt Nam xuất khẩu tôm sang Nhật năm 2011 - 2012 ................................................... 19 Hình 3-14. Bảng giá mua tôm sú vỏ nguyên liệu ............................................................................. 20 Hình 3-15. Tôm nguyên liệu thu mua trung bình một ngày ............................................................. 21 Hình 3-16. Một số chứng nhận chất lƣợng đƣợc yêu cầu ................................................................ 23 Hình 3-17. Phân tích chi phí từng công đoạn của qui trình chế biến tôm Raw – PTO .................... 31 Hình 3-18. Việt Nam xuất khẩu tôm sang Mỹ năm 2011 - 2012 ..................................................... 34 Hình 3-19. Việt Nam xuất khẩu tôm sang EU năm 2011 – 2012 .................................................... 35 Hình 3-20. Việt Nam xuất khẩu tôm sang c năm 2011 – 2012 ..................................................... 36 Hình 3-21. Chuỗi giá trị tôm sú Raw PD - IQF xuất khẩu............................................................... 37 Hình 3-22. Các nhân tố điều kiện đầu vào ....................................................................................... 40 Hình 3-23. Các nhân tố điều kiện cầu .............................................................................................. 40 Hình 3-24. Chiến lƣợc, cấu trúc và đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp ....................................... 41 Hình 3-25. Các ngành hỗ trợ và vai trò của chính phủ .................................................................... 41
- xi DANH M C BẢNG Bảng 3.1. Bảng giá thuốc chuyên dùng cho tôm của Công ty Thái Toàn Phát ................................ 24 Bảng 3.2. Bảng báo giá thức ăn nuôi tôm sú của Công ty thức ăn Tomking Bạc Liêu ................... 25 Bảng 3.3. Các quốc gia đứng đầu về xuất khẩu tôm sang thị trƣờng Mỹ ........................................ 33 Bảng 3.4. Các nƣớc cung cấp tôm hàng đầu cho EU năm 2012 ...................................................... 35 Bảng 3.5. Quan hệ liên kết dọc trong chuỗi giá trị tôm sú xuất khẩu .............................................. 38
- xii DANH M C PH L C Phụ lục 1 - Diện tích mặt nƣớc nuôi trồng so với cả nƣớc............................................................... 49 Phụ lục 2 - Sản lƣợng tôm nuôi của ba tỉnh qua các năm ................................................................ 49 Phụ lục 3 - Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm ..................................................... 50 Phụ lục 4 - Lƣợng mƣa các tháng trong năm ................................................................................... 50 Phụ lục 5 - GDP của thủy sản so với tổng GDP của tỉnh Bạc Liêu ................................................. 51 Phụ lục 6 - Lao động ngành thủy sản trong tổng số lao động của tỉnh ............................................ 51 Phụ lục 7- Tiêu chuẩn chất lƣợng thành phẩm khách hàng Mỹ ....................................................... 53 Phụ lục 8 - Danh mục chỉ tiêu hóa học (kháng sinh) chỉ định kiểm nghiệm đối với lô hàng thủy sản .......................................................................................................................... 54 Phụ lục 9- Danh mục chỉ tiêu vi sinh chỉ định kiểm tra đối với lô hàng thủy sản ........................... 57 Phụ lục 10- Phiếu phân tích kháng sinh ........................................................................................... 60 Phụ lục 11- Bảng giá mua tôm sú vỏ nguyên liệu............................................................................ 61 Phụ lục 12- Kết quả xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Bạc Liêu 15 năm (1997 – 2011) ................................................................................................................. 61 Phụ lục 13- Sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Bạc Liêu (2000 – 2010)....................................... 62 Phụ lục 14- Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ nông dân ........................................................................... 62 Phụ lục 15- Bảng câu hỏi phỏng vấn thƣơng lái/doanh nghiệp thu mua tôm nguyên liệu............... 65 Phụ lục 16- Bảng câu hỏi phỏng vấn doanh nghiệp chế biến xuất khẩu .......................................... 66 Phụ lục 17- Danh sách nông dân đƣợc phỏng vấn ........................................................................... 69 Phụ lục 18- Danh sách thƣơng lái (doanh nghiệp) thu mua tôm nguyên liệu đƣợc phỏng vấn ....... 69 Phụ lục 19- Danh sách doanh nghiệp chế biến đƣợc phỏng vấn ...................................................... 69 Phụ lục 20- Danh sách chính quyền tỉnh, Sở ban ngành đƣợc phỏng vấn ....................................... 70 Phụ lục 21- Bảng đo lƣờng nhân tố cạnh tranh trong mô hình kim cƣơng của Porter ..................... 70 Phụ lục 22- Bảng câu hỏi đánh giá các nhân tố ............................................................................... 72 Phụ lục 23- Danh sách chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp đƣợc phỏng vấn ................................. 74 Phụ lục 24- Bảng kết quả đánh giá các nhân tố cạnh tranh .............................................................. 75
- 1 HƢƠ G 1 GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Bạc Liêu là một trong ba tỉnh xuất khẩu tôm sú lớn nhất cả nƣớc bên cạnh Cà Mau và Sóc Trăng. Bạc Liêu có diện tích mặt nƣớc nuôi tôm là 126,9 nghìn ha (năm 2011), sản lƣợng đạt 72.400 tấn1. Ngành xuất khẩu tôm sú mang lại một diện mạo mới cho bộ mặt kinh tế toàn tỉnh, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình nông dân. Tuy có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhƣng hiện nay cụm ngành gặp nhiều khó khăn. Hệ thống thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản chƣa tốt. Năm 2012, dịch bệnh trong đó hội chứng tôm chết sớm (EMS) làm mùa vụ thất bát, gây thiệt hại lớn về sản lƣợng và chất lƣợng tôm do bệnh này chƣa có thuốc chữa trị. Nhiều nhà máy chế biến phải ngƣng sản xuất vì lƣợng nguyên liệu thiếu hụt. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất tăng đột biến nâng giá thành tôm Việt Nam xuất khẩu cao hơn các nƣớc cạnh tranh, rào cản kháng sinh và vi sinh tại thị trƣờng nhập khẩu ngày càng thắt chặt nên tính cạnh tranh của tôm xuất khẩu giảm mạnh. Năm 2012, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 2.237,435 triệu USD, giảm 6,6% so với năm 2011. Trong đó, xuất khẩu tôm sú đạt 1.250,734 triệu USD, giảm 12,6% so với năm 20112. Ngoài ra, liên kết lỏng lẻo giữa doanh nghiệp và ngƣời nuôi đã mang lại những khó khăn cho tiến trình kiểm soát chất lƣợng sản phẩm. Một số doanh nghiệp có xu hƣớng hình thành trang trại nuôi riêng để giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài và dễ kiểm soát chất lƣợng. Kết quả là ngƣời nông dân bị đẩy ra khỏi vai trò cung cấp tôm nguyên liệu trong chuỗi. Tình trạng này cần thiết có các chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng để nâng cao tính liên kết giữa các tổ chức trong cụm ngành và mối liên kết giữa doanh nghiệp và nhà nông. Vì vậy, vấn đề đặt ra của đề tài là tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những khó khăn hiện nay, liên kết rời rạc giữa doanh nghiệp, nhà khoa học và ngƣời nuôi. Từ đó, nghiên cứu này đƣa ra kiến nghị chính sách đúng đắn đến chính quyền địa phƣơng để nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành này. 1 Xem Phụ lục 1 và Phụ lục 2 2 Nguyễn Bích (2013)
- 2 1.2. Câu hỏi nghiên cứu Những nhân tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh cụm ngành tôm sú tỉnh Bạc Liêu Chính sách cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành tôm sú của tỉnh? 1.3. Khung phân tích Khung phân tích chủ yếu đƣợc sử dụng là mô hình kim cƣơng của Michael Porter. Tác giả đặt cụm ngành vào vị trí trung tâm và xem xét bốn yếu tố của mô hình tác động đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành nhƣ thế nào. Tác giả dùng lý thuyết kết hợp cụm ngành với chuỗi giá trị để đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành trong thị trƣờng sản xuất nội địa và toàn cầu. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Dùng phƣơng pháp định tính nhƣ: Phƣơng pháp phân tích mô tả, so sánh, tổng hợp dựa trên số liệu thu thập đƣợc. Thông tin, số liệu thứ cấp của đề tài đƣợc thu thập từ Niên giám Thống kê và tài liệu đƣợc các sở, ban, ngành cung cấp. Thông tin sơ cấp đƣợc thu thập bằng phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Bƣớc 1: Phỏng vấn doanh nghiệp chế biến trong tỉnh: Nội dung phỏng vấn xoay quanh những khó khăn hiện nay về năng lực sản xuất, tính biến động của thị trƣờng, chiến lƣợc cạnh tranh của doanh nghiệp và chính sách tác động của chính quyền địa phƣơng. Bƣớc 2: Phỏng vấn hộ nông dân nuôi tôm: Phỏng vấn nông dân về các khó khăn liên quan kĩ thuật nuôi, giá cả biến động. Chính sách hỗ trợ vay vốn của chính quyền địa phƣơng và tính liên kết giữa nhà nông, nhà khoa học với doanh nghiệp. Bƣớc 3: Phỏng vấn các sở, ban, ngành, chính quyền tỉnh và phƣờng, xã của Bạc Liêu. Sở, ban, ngành và chính quyền địa phƣơng có chính sách gì hỗ trợ để kích thích cụm ngành phát triển. 1.5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài xem xét cụm ngành tôm sú xuất khẩu, phạm vi nghiên cứu ở địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn từ năm 1996 đến nay.
- 3 1.6. Cấu trúc dự kiến của luận văn Luận văn gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1 sẽ giới thiệu tổng quan đề tài, Chƣơng 2 sẽ giới thiệu cơ sở lý thuyết của đề tài. Nội dung chính của luận văn gồm: Chƣơng 3 tập trung phân tích môi trƣờng kinh doanh và các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành. Cuối cùng, Chƣơng 4 nêu đề xuất kiến nghị chính sách và kết luận các vấn đề của luận văn.
- 4 HƢƠ G 2 Ơ Ở LÝ HUY V Ổ G QU GHIÊ ỨU 2.1. Lý thuyết về khung phân tích kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị 2.1.1. Khái niệm về cụm ngành Cụm ngành là sự tập trung về mặt địa lý của một nhóm công ty và các thể chế liên quan, đƣợc nối kết với nhau bởi sự tƣơng đồng và tƣơng hỗ. Phạm vi địa lý của một cụm ngành có thể là một thành phố, một vùng, một quốc gia hay có thể là một nhóm các quốc gia3. Cấu trúc của cụm ngành rất đa dạng gồm: Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng, các doanh nghiệp ở thƣợng nguồn và hạ nguồn, các doanh nghiệp cung ứng chuyên biệt, các đơn vị cung cấp dịch vụ và các ngành liên quan về sản xuất, công nghệ, quan hệ khách hàng, các thể chế hỗ trợ (tài chính, giáo dục, nghiên cứu và cơ sở hạ tầng)4. Cụm ngành ra đời và phát triển sẽ giúp cho các doanh nghiệp gia tăng ƣu thế cạnh tranh nhờ vào khả năng thúc đẩy đổi mới, gia tăng năng suất và thúc đẩy thƣơng mại hóa cũng nhƣ tạo cơ hội cho doanh nghiệp mới ra đời5. Cụm ngành gia tăng năng suất bằng cách tăng tiếp cận với các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, thông tin, dịch vụ, lao động kĩ năng…), giảm chi phí giao dịch, tăng động cơ và năng lực cạnh tranh, tăng sức ép đổi mới và nhu cầu chiến lƣợc phân biệt hóa sản phẩm. Cụm ngành tăng cƣờng khả năng đổi mới nhờ sự hiện hữu của nhiều nhà cung ứng, các chuyên gia hàng đầu và các thể chế hỗ trợ. Ngoài ra, cụm ngành phát triển thúc đẩy cơ hội đổi mới công nghệ, mở rộng thị trƣờng. Cụm ngành khuyến khích các doanh nghiệp mới ra đời trong hệ thống cụm ngành nhờ các nguồn lực về tài chính và kĩ năng, các mối quan hệ thƣơng mại và sự gia tăng nhu cầu. 2.1.2. Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu Chuỗi giá trị mô tả toàn bộ các hoạt động cần thiết của một chu trình sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ từ các giai đoạn nghiên cứu đến các giai đoạn trong quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng cuối, sau cùng là xử lý rác thải sau sử dụng6. Nếu một chuỗi giá trị sản phẩm có hoạt động diễn ra qua nhiều nƣớc trên phạm vi toàn cầu thì đƣợc gọi là chuỗi giá trị toàn cầu, là chuỗi cho phép các công đoạn của nó đƣợc thực hiện tại các địa điểm, quốc gia khác nhau với hiệu quả cao nhất và chi phí thấp nhất. Cấu trúc của một 3 Vũ Thành Tự Anh (2012, tr.11) 4 Porter, 2008, trích trong Vũ Thành Tự Anh, 2012 5 Porter, 2008, trích trong Vũ Thành Tự Anh, 2012 6 Kaplinsky, 2000, trích trong Vũ Thành Tự Anh, 2012.
- 5 chuỗi giá trị điển hình rất phức tạp, thƣờng có bốn phân khúc: Thiết kế, sản xuất, tiếp thị, tiêu dùng và tái chế. 2.1.3. Đường cong nụ cười Các nhà nghiên cứu mô phỏng mức độ phân bố giá trị các khâu trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) của một số mặt hàng qua dạng Parabol ngửa (đƣờng cong nụ cƣời) nhƣ mô hình bên dƣới: Hình 2-1. ƣờng cong nụ cƣời Giá trị gia Thiết kế Sản xuất Quảng bá Tiêu và phân dùng/Dịch vụ Nguồn: Vũ Thành Tự Anh, Lý thuyết kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị (2012, tr.30) Theo mô hình trên, các khâu trong chuỗi có giá trị cao là các khâu thiết kế và khâu tiêu thụ. Mục tiêu của các doanh nghiệp và các quốc gia là dịch chuyển sản xuất từ các khâu có giá trị thấp (ở giữa đƣờng cong) sang các khâu có giá trị cao (hai bên của đƣờng cong). Đây là một mục tiêu khó đạt đƣợc trong thời gian ngắn vì khâu thiết kế đòi hỏi nhiều kiến thức và thông tin, trong khi khâu tiêu thụ khá phức tạp gồm nhiều hoạt động khác nhau nhƣ: Thiết kế kênh tiêu thụ, chiến lƣợc giá cả, quảng bá… Các quốc gia khi tham gia vào chuỗi giá trị cần định hƣớng nâng cao năng lực cạnh tranh để dịch chuyển lên các phân khúc có giá trị gia tăng cao hơn hoặc phòng bị để không bị loại ra khỏi chuỗi mà họ tham gia.
- 6 2.1.4. Cách tiếp cận kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị Hai cách tiếp cận cụm ngành và chuỗi giá trị dƣờng nhƣ mâu thuẫn nhau nếu ta xét riêng lẻ chúng. Vì cụm ngành nhấn mạnh đến vai trò tƣơng tác giữa các công ty và thể chế ở địa phƣơng, trong khi chuỗi giá trị lại xem xét tƣơng tác giữa các thành viên trong chuỗi trên khắp thế giới. Tuy nhiên, nếu kết hợp hai cách tiếp cận này thì chúng có thể bổ sung ƣu điểm và bổ khuyết cho nhau. Cụ thể, các doanh nghiệp trong cụm ngành phải tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, phụ thuộc vào các doanh nghiệp nhập khẩu và ngƣời mua toàn cầu trong khi các lý thuyết về cụm ngành không đề cập đến sự tƣơng tác với môi trƣờng bên ngoài. Ngƣợc lại, các thành viên trong chuỗi giá trị đều chịu tác động trực tiếp của các nhân tố địa phƣơng nhƣ môi trƣờng cạnh tranh, thị trƣờng lao động, cơ sở hạ tầng sản xuất và giao thông công cộng nhƣng lý thuyết chuỗi bỏ qua những tƣơng tác này. Cách kết hợp trên giúp cho các nhà nghiên cứu có tầm nhìn tổng quan, xem xét sự hỗ trợ giữa các thành phần trong cụm ngành, định hƣớng doanh nghiệp tiến xa hơn về hai đầu của đƣờng cong nụ cƣời, tiếp cận các hoạt động trong chuỗi có giá trị gia tăng cao. Đây là một công cụ hiệu quả để nâng cấp hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trƣờng cạnh tranh toàn cầu. 2.2. Khung phân tích mô hình kim cương của Michael Porter Hình 2-2. ô hình kim cƣơng của Michael Porter
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 69 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 90 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 72 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 76 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang
71 p | 88 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
119 p | 76 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 50 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 81 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 32 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long
127 p | 43 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 53 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 50 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 55 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn