Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá khả năng đạt được mục tiêu tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém ở Việt Nam thông qua giải pháp mua bán sáp nhập giai đoạn 2011-2014
lượt xem 3
download
Trước bối cảnh và vấn đề chính sách trên, nghiên cứu sẽ tìm hiểu các vấn đề cần xử lý của các NH yếu kém trước khi tái cấu trúc và tập trung đánh giá kết quả của các ngân hàng yếu kém sau M&A giai đoạn 2011-2014, nhằm xem xét khả năng đạt được mục tiêu cơ cấu lại các ngân hàng này. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp chính sách hữu hiệu để các ngân hàng yếu kém đạt được mục tiêu tái cấu trúc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá khả năng đạt được mục tiêu tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém ở Việt Nam thông qua giải pháp mua bán sáp nhập giai đoạn 2011-2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT LÝ THU THỦY ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU TÁI CẤU TRÚC CÁC NGÂN HÀNG YẾU KÉM Ở VIỆT NAM THÔNG QUA GIẢI PHÁP MUA BÁN SÁP NHẬP GIAI ĐOẠN 2011-2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP.Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT LÝ THU THỦY ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU TÁI CẤU TRÚC CÁC NGÂN HÀNG YẾU KÉM Ở VIỆT NAM THÔNG QUA GIẢI PHÁP MUA BÁN SÁP NHẬP GIAI ĐOẠN 2011-2014 Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ QUẾ GIANG TP.Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2014
- -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tác giả luận văn Lý Thu Thủy
- -ii- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành nghiên cứu này tôi xin chân thành cám ơn Quý Thầy, Cô của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã tận tình đóng góp ý kiến trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Trần Thị Quế Giang, người đã truyền đạt về mặt kiến thức, hướng dẫn phương pháp khoa học để tôi có thể hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Xuân Thành, Thầy Huỳnh Thế Du, Thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn đã giúp gợi mở những ý tưởng đầu tiên và định hình cho nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Tập thể cán bộ thư viện tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã giúp đỡ tôi rất nhiệt tình trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến gia đình và các bạn lớp MPP5 đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng tham khảo tài liệu, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các thầy cô, bạn bè nhưng nghiên cứu cũng khó tránh khỏi thiếu sót. Mong nhận được ý kiến đóng góp từ Thầy, Cô và Anh/Chị để tôi tiếp tục hoàn thiện luận văn. Trân trọng.
- -iii- TÓM TẮT Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015, ban hành theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ, có mục tiêu chung là cơ cấu lại một cách căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng để đến 2020 phát triển các tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc…Cụ thể, trong giai đoạn 2011 – 2015, tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD); cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các TCTD; nâng cao kỷ luật, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng yếu kém cũng không nằm ngoài mục tiêu chung của Đề án, và giải pháp mà Chính phủ lựa chọn để cơ cấu lại là mua bán sáp nhập (M&A). Sau hơn hai năm triển khai, đã đến lúc cần phải đánh giá khả năng đạt được mục tiêu của giải pháp này. Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra, đó là: Thứ nhất, các vấn đề cần xử lý của các ngân hàng yếu kém trước khi tái cấu trúc là gì? Thứ hai, giải pháp M&A có giúp các ngân hàng yếu kém đạt mục tiêu tái cấu trúc ngân hàng? Để trả lời các câu hỏi trên, trước tiên tác giả nghiên cứu tổng quan về hệ thống ngân hàng trước khi có đề án để xác định khó khăn mà hệ thống ngân hàng và đặc biệt là 9 ngân hàng yếu kém phải đối mặt. Tiếp theo, tác giả nghiên cứu cách thức mà Nhà nước xử lý các ngân hàng yếu kém bằng M&A ở Việt Nam trước đây và hiện tại nhằm chỉ rõ mục tiêu, lộ trình và giải pháp cơ cấu lại NH yếu kém bằng M&A. Cụ thể, những khó khăn cần giải quyết của các ngân hàng yếu kém là thanh khoản, nợ xấu, sở hữu chéo, bất cân xứng thông tin và năng lực quản trị yếu kém. Đề tài tiếp tục nghiên cứu lý thuyết M&A để làm rõ những lợi ích và hạn chế của M&A, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm của Hàn Quốc trong xử lý các ngân hàng yếu kém. Từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. Nghiên cứu đánh giá kết quả của các ngân hàng sau M&A trên cả 3 nội dung (tài chính, hoạt động và quản trị), bằng cách so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đề ra và lộ trình thực hiện. Tác giả đi đến kết luận: Về mục tiêu tài chính, rủi ro thanh khoản đã được cải thiện nhưng vẫn có nguy cơ quay lại bất kỳ lúc nào. Sự kịp thời của giải pháp M&A giúp chống được nguy cơ đổ vỡ có tính hệ thống. Đây chính là lợi ích lớn nhất mà giải pháp này đem lại. Nợ xấu đã giảm nhưng quy mô vẫn còn lớn. Quy mô vốn đã gia tăng nhưng chất lượng chưa tương xứng. Các ngân
- -iv- hàng chưa phát huy được ưu điểm lớn nhất của M&A là giá trị cộng hưởng. Các chỉ tiêu hiệu quả vẫn còn thấp. Về mục tiêu hoạt động, hầu hết các ngân hàng đã tiến hành chuyển dịch mô hình, đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, mở rộng được phạm vi và quy mô hoạt động. Về cơ bản mục tiêu này đã đạt được. Về mục tiêu quản trị, chưa cải thiện nhiều. Đặc biệt là tình trạng bất cân xứng thông tin vẫn chưa được giải quyết. Tình trạng thiếu thông tin và thông tin không chính xác đã gây trở ngại lớn cho tiến trình M&A. Vấn đề sở hữu chéo vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp hơn. Tuy nhiên, năng lực quản trị đang từng bước thay đổi. Trong năm 2013, các ngân hàng đều hoạt động với đội ngũ lãnh đạo mới. Như vậy, về cơ bản các ngân hàng yếu kém chưa đạt được mục tiêu thông qua giải pháp M&A. Thời hạn hoàn thành Đề án đã cận kề nên tác giả đã đề xuất một số nhóm khuyến nghị để sớm hoàn thành mục tiêu đã đề ra như sau: (1) Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý (2) Hỗ trợ các công cụ để tái cấu trúc thành công, (3) Minh bạch hóa thông tin đặc biệt là đánh giá lại nợ xấu và khuyến khích các ngân hàng niêm yết trên Thị trường chứng khoán (TTCK), (4) khuyến nghị các NHTM tìm đối tác tốt để sáp nhập. TỪ KHÓA: Cơ cấu lại, NHTMCP, M&A, tài chính, ngân hàng
- -v- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................................ iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU – TỪ VIẾT TẮT ............................................................. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................. ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HỘP ............................................................................. x DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC............................................................................................ xi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................................. 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu ............................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................................... 2 1.3 Phương pháp, phạm vi nghiên cứu và nguồn thông tin .................................... 3 1.4 Kết cấu đề tài......................................................................................................... 3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM ...................................................................................................................................... 4 2.1 Những khó khăn của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2012 ..... 4 2.2 Khung pháp lý về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ........................................... 8 2.2.1 Quy định pháp lý cho việc thực hiện tái cấu trúc hệ thống TCTD........................... 8 2.2.2 Mục tiêu thực hiện cơ cấu lại hệ thống TCTD ......................................................... 9 2.3 Khung phân tích về tái cấu trúc ngân hàng ..................................................... 10 2.3.1 Khái niệm tái cấu trúc ngân hàng ........................................................................... 10 2.3.2 Đối tượng cần thực hiện tái cấu trúc ngân hàng ..................................................... 10 2.3.3 Mục tiêu của tái cấu trúc ngân hàng ....................................................................... 11 2.3.3.1 Tái cấu trúc tài chính....................................................................................... 11 2.3.3.2 Tái cấu trúc hoạt động..................................................................................... 13 2.3.3.3 Tái cấu trúc quản trị ........................................................................................ 14 2.3.4 Các giải pháp tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng ...................................................... 14
- -vi- 2.4 Khung lý thuyết về mua bán và sáp nhập ........................................................ 15 2.4.1 Khái niệm mua bán và sáp nhập ............................................................................. 15 2.4.2 Lợi ích và hạn chế của mua bán sáp nhập ngân hàng ............................................ 16 2.4.2.1 Lợi ích .............................................................................................................. 16 2.4.2.2 Hạn chế ............................................................................................................ 16 2.4.3 Kinh nghiệm về tái cấu trúc ngân hàng bằng sáp nhập và mua lại ........................ 17 2.4.3.1 Kinh nghiệm tái cấu trúc ngân hàng bằng sáp nhập, mua lại của Hàn Quốc 17 2.4.3.2 Kinh nghiệm về tái cấu trúc ngân hàng bằng sáp nhập, mua lại của Việt Nam giai đoạn 1996 - 1997 ............................................................................................... 18 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MUA BÁN SÁP NHẬP CỦA CÁC NGÂN HÀNG YẾU KÉM .................................................................................................................................... 20 3.1 Những khó khăn của các ngân hàng yếu kém.................................................. 20 3.2 Cách thức xử lý ngân hàng yếu kém trong giai đoạn 2011 - 2014.................. 25 3.3 Đánh giá khả năng đạt được mục tiêu của các ngân hàng sau khi tái cấu trúc28 3.3.1 Mục tiêu cơ cấu lại tài chính .................................................................................. 28 3.3.2 Mục tiêu cơ cấu lại hoạt động ................................................................................ 34 3.3.3 Mục tiêu cơ cấu lại hệ thống quản trị ..................................................................... 36 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................ 39 4.1 Kết luận ............................................................................................................... 39 4.2 Kiến nghị và đề xuất ........................................................................................... 40 4.2.1 Hoàn thiện Khung pháp lý ..................................................................................... 40 4.2.2 Hỗ trợ công cụ để tái cấu trúc thành công .............................................................. 41 4.2.3 Minh bạch hóa thông tin......................................................................................... 41 4.2.4 Khuyến khích các NHTM tìm đối tác tốt để sáp nhập ........................................... 41 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI................................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 43 PHỤ LỤC............................................................................................................................ 47
- -vii- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU – TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt BCTC Báo cáo tài chính CAR Capital Adequacy Ratio Tỷ lệ an toàn vốn CIE Central Institute for Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương Economic Management ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông DNNN Doanh nghiệp nhà nước FCB First Joint Stock Commercial NHTMCP Đệ Nhất Bank FETP Fulbright Economics Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Đại Teaching Program học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GP.Bank Global Petro Commercial NHTMCP Dầu Khí toàn cầu Joint Stock Bank HBB Hanoi Building Commercial NHTMCP Nhà Hà Nội Joint Stock Bank HĐQT Hội đồng quản trị M&A Mergers and Acquisitions Mua bán sáp nhập Naviban Nam Viet Commercial Joint NHTMCP Nam Việt Stock Bank NHNN State Bank of Vietnam Ngân hàng Nhà nước NHTM Commercial Bank Ngân hàng Thương mại NHTMCP Join Stock Commercial Bank Ngân hàng Thương mại Cổ phần NHTMNN State Owned Commercial Ngân hàng Thương mại Nhà nước Bank PV.combank Vietnam Public Joint Stock NHTMCP Đại Chúng Commercial Bank SCB Sai Gon Joint Stock NHTMCP Sài Gòn Commercial Bank SHB Saigon Hanoi Commercial NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội Joint Stock Bank TCTD Credit Institution Tổ chức tín dụng
- -viii- TNB Vietnam Tin Nghia NHTMCP Tín Nghĩa Commercial Joint Stock Bank TP.Bank Tien Phong Commercial Joint NHTMCP Tiên Phong Stock Bank TTCK Thị trường chứng khoán TV. HĐQT Boad of Director Member Thành viên Hội đồng Quản trị USD Đô la Mỹ VAMC Vietnam Asset Management Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản Company của các TCTD Việt Nam VĐL Vốn điều lệ Vinashin Shipbuilding Industry Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Corporation VND Việt Nam đồng
- -ix- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3-1: Các phương án sáp nhập NH ............................................................................. 26 Bảng 3-2: Hoạt động liên ngân hàng năm 2012-2013 ........................................................ 29 Bảng 3-3: Sở hữu chéo trong các ngân hàng yếu kém sau khi tái cấu trúc..................... 37
- -x- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HỘP Biểu đồ 2-1 : Tỷ lệ nợ xấu và Tốc độ tăng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam .... 4 Biểu đồ 2-2: Cơ cấu vốn điều lệ của 33 NHTM tại Việt Nam ............................................. 5 Biểu đồ 2-3: Cơ cấu Tổng tài sản và Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác .................. 6 Biểu đồ 2-4: Khả năng sinh lời bình quân ngành ngân hàng năm 2011 - 2012 ................ 6 Biểu đồ 2-5 : Phân loại khoản vay theo kỳ hạn và tiền gửi theo kỳ hạn – 2011 ................ 7 Biểu đồ 2-6: Tỷ lệ nợ xấu trong khu vực ngân hàng 12/2012 ............................................. 8 Biểu đồ 3-1: Lãi suất liên ngân hàng năm 2011 ................................................................. 20 Biểu đồ 3-2: Cơ cấu tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam năm 2011 – 2012 ............... 21 Biểu đồ 3-3: Phân loại nợ Ngân hàng SHB trước và sau khi sáp nhập ........................... 30 Biểu đồ 3-4: Nhóm ngân hàng có vốn điều lệ trên 8.000 tỷ đồng ..................................... 33 Hộp 3-1: Bài học từ sự biến mất thương hiệu HBB........................................................... 22 Hộp 3-2: Thanh khoản của SCB sau hợp nhất .................................................................. 29 Hộp 3-3: Bài học xử lý nợ xấu của SHB sau sáp nhập ...................................................... 32
- -xi- DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Lộ trình thực hiện đề án .................................................................................... 47 Phụ lục 2: Quy định phân loại nợ tại thông tư 02/2013/TT-NHNN ................................. 47 Phụ lục 3: Lộ trình cụ thể thực thi hiệp ước Basel III ...................................................... 49 Phụ lục 4: Giải pháp và số liệu thực hiện tái cấu trúc của các nước Đông Á ................. 50 Phụ lục 5: Các biện pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Hàn Quốc........................... 50 Phụ lục 6: Kế hoạch mua nợ xấu của KAMCO ................................................................. 51 Phụ lục 7: Thay đổi số lượng ngân hàng Hàn Quốc .......................................................... 51 Phụ lục 8: Danh sách ngân hàng kiểm soát đặc biệt ......................................................... 51 Phụ lục 9: Một số thương vụ sáp nhập điển hình giai đoạn 1997- 2004 .......................... 52 Phụ lục 10: Nội dung thông tư ............................................................................................. 52 Phụ lục 11: Vốn điều lệ của các ngân hàng qua các năm.................................................. 53 Phụ lục 12: Một số chỉ tiêu ngân hàng năm 2010-2011 ..................................................... 53 Phụ lục 13:Một số chỉ tiêu ngân hàng năm 2012-2013 ...................................................... 54 Phụ lục 14: Sức sống mới của ngân hàng Tiên Phong....................................................... 54 Phụ lục 15: Thay đổi hội đồng quản trị của SCB ngay sau khi hợp nhất ....................... 55 Phụ lục 16: THAY ĐỔI HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ NĂM 2013 .......................................... 55 Phụ lục 17: THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÁC NH SAU KHI TÁI CẤU TRÚC ............. 57 Phụ lục 18 : Một số nhận định của chuyên gia .................................................................. 60
- -1- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Ngành Ngân hàng Việt Nam tăng trưởng nhanh về số lượng và cả quy mô tài sản trong giai đoạn 2006-2010. Số lượng ngân hàng Việt Nam và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã tăng từ 78 (2006) lên thành 100 (2010); tổng tài sản ngân hàng tăng gấp đôi lên 2.690 nghìn tỷ đồng (2010) so với 1.097 nghìn tỷ đồng (2007). Mặc dù thị trường tài chính thế giới bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 nhưng các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận tốt, cụ thể trung bình tăng trưởng của 8 NHTM hàng đầu là 46% (2008), 59% (2009) và 31% (2010). Tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động của Việt Nam luôn ở mức cao trên 20% trong suốt giai đoạn 2000-2010 (Quách Thùy Linh, 2011, tr.2-7). Sau một thời gian tăng trưởng nóng, hệ thống NHTM đã bộc lộ những yếu kém, dễ tổn thương như mất thanh khoản, cạnh tranh về lãi suất và huy động tiền gửi vượt trần lãi suất, lãi suất liên ngân hàng tăng đột biến có những thời điểm lên đến 35%-40%, vỡ nợ tín dụng đen…Trong bối cảnh bùng phát về tín dụng và sở hữu chéo thì nợ xấu đã ra đời và ngày càng gia tăng gây nguy hại cho nền kinh tế. Theo Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, tỉ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng là 6,6%/ tổng dư nợ tín dụng (12/2012). Mặt khác, sự yếu kém về quản trị và quản lý rủi ro khiến cho hoạt động của các ngân hàng này chưa hiệu quả. Điển hình vào năm 2010, NHTMCP Sài Gòn (SCB) có nợ xấu cao nhất toàn hệ thống 11,4%, cao hơn mức bình quân của toàn ngành là 1,76% và cao hơn mức đảm bảo an toàn của toàn hệ thống là 3%1. NHTMCP Tín Nghĩa (TNB) có tỷ lệ cho vay bất động sản lên tới 69,5% vượt quá quy định tỷ lệ cho vay phi sản xuất phải dưới 22%2 (FETP, 2012). Còn NHTMCP Nhà Hà Nội (HBB), phải gánh chịu nợ xấu từ Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) và đến nay vẫn chưa thể thu hồi phần vốn. Hệ thống ngân hàng có chức năng là trung gian tài chính, cung cấp vốn cho cả nền kinh tế nên có tác động lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và ổn định xã hội. Nếu khủng hoảng 1 Quy định tại thông tư 13/2010/TT-NHNN 2 Chỉ thị số 01/CT-NHNN
- -2- ngân hàng xảy ra sẽ gây suy thoái cho nền kinh tế. Do đó, các nước trên thế giới đã xử lý các ngân hàng yếu kém một cách quyết liệt và không để xảy ra đổ vỡ hàng loạt bằng các biện pháp như hỗ trợ thanh khoản, M&A, quốc hữu hóa ngân hàng tư nhân rồi sau đó thoái vốn, thu hút vốn từ cổ đông bên ngoài, giám sát chặt chẽ đối với ngân hàng yếu kém… Mô hình tái cấu trúc ngân hàng thành công từ Hàn Quốc là một ví dụ. Đứng trước thực tế đó, tháng 03/2012, đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011- 2015 ra đời, với mục tiêu cơ cấu lại cơ bản và toàn diện hệ thống các TCTD. Trong đó tập trung lành mạnh hóa tình hình tài chính và củng cố hoạt động của các TCTD, hướng tới cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các TCTD. Quan điểm cơ cấu lại là không để xảy ra đổ vỡ và mất an toàn hoạt động ngân hàng ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước. Quá trình cơ cấu lại các TCTD sẽ hạn chế tới mức thấp nhất tổn thất và chi phí của ngân sách nhà nước (Thủ tướng Chính phủ, 2012, tr.1). Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã triển khai đề án và xác định 9 NHTMCP yếu kém cần được tái cấu trúc. Đó là NHTMCP Tiên Phong (TP Bank), Phương Tây, HBB, Đại Tín, SCB, Đệ Nhất, TNB, Dầu Khí Toàn cầu (GP bank), Navibank. Để xử lý các ngân hàng yếu kém, đề án đưa ra quan điểm khuyến khích các ngân hàng mua bán sáp nhập (M&A). Sau hơn hai năm triển khai, đến nay đã có 8/9 ngân hàng đã có phương án xử lý mà chủ yếu thông qua hình thức M&A. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được còn hạn chế và nhiều khó khăn đã xuất hiện như minh bạch thông tin còn nhiều bất cập; lợi ích nhóm và sở hữu chéo chưa được kiểm soát; xung đột văn hóa công ty xuất hiện; hệ thống thể chế chưa hoàn thiện…Vấn đề chính sách đặt ra ở đây là liệu giải pháp M&A mà Việt Nam đang sử dụng có phù hợp và giúp các ngân hàng yếu kém đạt được mục tiêu của tái cấu trúc hay không? 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Trước bối cảnh và vấn đề chính sách trên, nghiên cứu sẽ tìm hiểu các vấn đề cần xử lý của các NH yếu kém trước khi tái cấu trúc và tập trung đánh giá kết quả của các ngân hàng yếu kém sau M&A giai đoạn 2011-2014, nhằm xem xét khả năng đạt được mục tiêu cơ cấu lại các ngân hàng này. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp chính sách hữu hiệu để các ngân hàng yếu kém đạt được mục tiêu tái cấu trúc. Với mục tiêu trên, đề tài được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất, các ngân hàng yếu kém cần xử lý các vấn đề gì?
- -3- Thứ hai, giải pháp M&A có giúp các ngân hàng yếu kém đạt mục tiêu tái cấu trúc ngân hàng? 1.3 Phương pháp, phạm vi nghiên cứu và nguồn thông tin Đề tài sử dụng phương pháp định tính để nghiên cứu và dựa trên các số liệu thứ cấp, nghiên cứu tình huống để củng cố luận điểm. Nghiên cứu tiến hành phân tích những khó khăn của hệ thống ngân hàng và đặc biệt là 9 NHTM yếu kém thuộc diện bắt buộc tái cấu trúc theo quy định của NHNN trước khi M&A. Mục tiêu, lộ trình và các công cụ mà đề án cơ cấu lại các TCTD đặt ra và sử dụng, trong đó, M&A là biện pháp mà NHNN lựa chọn để tái cấu trúc. Nghiên cứu dựa trên phân tích đối chiếu bối cảnh và cách thức xử lý các ngân hàng yếu kém của Việt Nam giai đoạn trước với thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm. Đồng thời, trên cơ sở phân tích và đánh giá các ngân hàng yếu kém sau khi M&A, nghiên cứu rút ra dự đoán về khả năng đạt được mục tiêu cơ cấu lại của các ngân hàng này hay không. Từ đó nghiên cứu đưa ra kết luận và khuyến nghị chính sách phù hợp. Các thông tin của bài viết chủ yếu được lấy từ báo cáo tài chính (BCTC), báo cáo thường niên của các NHTM trong giai đoạn 2009 -2013, và các số liệu khác được tổng hợp từ báo cáo, sách, tạp chí, internet. 1.4 Kết cấu đề tài Tiếp theo Chương đầu tiên, Chương 2 sẽ đưa ra cơ sở lý thuyết và khung phân tích cho nghiên cứu. Chương này sẽ giúp làm rõ về các vấn đề cơ cấu lại ngân hàng, giải pháp M&A, các quy định pháp lý và mục tiêu tái cấu trúc hệ thống TCTD; và một số bài học kinh nghiệm của thế giới và Việt Nam về cơ cấu lại ngân hàng bằng sáp nhập. Chương 3 tập trung vào đánh giá khả năng đạt được mục tiêu tái cấu trúc đối với các ngân hàng. Cuối cùng, trong Chương 4, nghiên cứu sẽ đề xuất các khuyến nghị chính sách để thực hiện thành công mục tiêu tái cấu trúc.
- -4- CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM 2.1 Những khó khăn của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2012 Sau thời gian tăng trưởng nóng, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã bộc lộ nhiều rủi ro yếu kém gây ra mất an toàn hệ thống và ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô. Tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống tăng cao Nợ xấu là mối quan tâm lớn nhất của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn này. Sự tăng trưởng tín dụng liên tục và cạnh tranh mạnh mẽ trong hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 2001 – 2012 tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hoạt động của cả hệ thống. Theo số liệu của NHNN, nợ xấu có xu hướng tăng nhanh, nợ xấu năm 2011 là 3,1 %, đã tăng vọt lên 8,86% vào ngày 30/9/2012, tương ứng với tốc độ tăng nợ xấu là 211%. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu vẫn chưa có một con số thống kê đầy đủ và chính xác. Bởi vì một số ngân hàng không đảm bảo minh bạch trong báo cáo nợ xấu. Biểu đồ 2-1 : Tỷ lệ nợ xấu và Tốc độ tăng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam Nguồn:NHNN Nhóm lợi ích và sở hữu chồng chéo gây rủi ro cao Sau giai đoạn TTCK, bất động sản bùng nổ vào năm 2006 – 2007, sở hữu của các doanh nghiệp với các NHTM càng tăng cao do ngân hàng thực hiện hai chức năng vừa huy động,
- -5- vừa tài trợ cho các đơn vị chủ sở hữu. Thông qua đó, một lượng vốn lớn được đổ vào bất động sản. Khi thị trường bất động sản đóng băng, lượng vốn này có nguy cơ mất thanh khoản và trở thành nợ xấu. Bên cạnh đó, bức tranh sở hữu chéo trở nên phức tạp hơn khi một số ngân hàng có cả sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, DNNN, NHTM. Điều này tạo thêm nhiều khó khăn trong công tác quản lý và giám sát. Theo Luật các TCTD (2010) quy định NHTM có thể dùng tối đa 11% VĐL và các khoản dự trữ để mua cổ phần và góp vốn tại các TCTD. Do đó, pháp luật Việt Nam không cấm mà chỉ giới hạn sở hữu chéo. Sau các mốc quy định về tăng VĐL lên 1.000 tỷ (2008) và 3.000 tỷ (2010), các ngân hàng liên kết với nhau để đáp ứng các yêu cầu về vốn tối thiểu. Kết quả là sở hữu chéo càng trở nên phức tạp. Quy mô vốn điều lệ thấp và kết quả kinh doanh bị suy giảm Sau Nghị định 141/2006/NĐ-CP, các NHTM phải chịu áp lực tăng vốn và đáp ứng mức VĐL tối thiểu 3.000 tỷ vào cuối năm 2010. Nghị định này được gia hạn đến hết ngày 31/12/2011 theo Nghị định số 10/2011/NĐ-CP. Đến hết thời hạn trên nhưng vẫn có 3 NHTM không thể tăng VĐL đủ để đáp ứng vốn pháp định. Đó là NHTMCP Bảo Việt, Xăng Dầu Petrolimex và Sài Gòn Công Thương. Nhiều NHTM và đặc biệt là các ngân hàng nhỏ khác phải đứng trước áp lực tăng vốn. Đây là một trong số nguyên nhân khiến cho chạy đua lãi suất diễn ra mạnh mẽ. Hệ thống ngân hàng còn tồn tại sự mất cân đối về cơ cấu VĐL khi 15 NHTM lớn nhất lại chiếm đến 76% VĐL của toàn hệ thống. Biểu đồ 2-2: Cơ cấu vốn điều lệ của 33 NHTM3 tại Việt Nam Nguồn: KPMG (2013) 3 KPMG phân nhóm 33 NHTM của Việt Nam theo vốn điều lệ thành 4 nhóm: Nhóm 1 (VĐL > 20.00 tỷ đồng), Nhóm 2 (VĐL từ 5.000 đến 20.000 tỷ đồng), Nhóm 3 (VĐL từ 3.500 đến 5.000 tỷ đồng), Nhóm 4 (VĐL < 3.500 tỷ đồng).
- -6- Tương tự, về cơ cấu Tổng tài sản và Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác thì cũng chỉ tập trung chủ yếu vào 15 NHTM lớn nhất, chiếm khoảng 85% giá trị. Biểu đồ 2-3: Cơ cấu Tổng tài sản và Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác Nguồn: KMPG (2013) Xét về khả năng sinh lời trong 2 năm 2011 – 2012, hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng bị suy giảm, lợi nhuận sau thuế của ngành ngân hàng năm 2012 là 31 nghìn tỷ đồng, giảm 23% so với mức 40 nghìn tỷ đồng của năm 2012 (KPMG, 2013). Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE năm 2011 là 14,19%; giảm mạnh còn 9,56% vào năm 2012. Biểu đồ 2-4: Khả năng sinh lời bình quân ngành ngân hàng năm 2011 - 2012 Nguồn: KPMG (2013) Mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng yếu và dễ bị tổn thương Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm, chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt, sản xuất kinh doanh khó khăn là yếu tố tác động làm chất lượng tài sản thấp, nợ xấu có xu hướng
- -7- gia tăng. Các NHTM sẽ gặp nhiều khó khăn trong thanh khoản, do không có sự cân đối giữa tài sản có và tài sản nợ trong ngân hàng. Các ngân hàng bị thiếu hụt vốn phải thường xuyên đi vay trên thị trường liên ngân hàng. Biểu đồ 2-5 : Phân loại khoản vay theo kỳ hạn và tiền gửi theo kỳ hạn – 2011 Nguồn: StoxPlus (2011) Các khoản cho vay của ngân hàng bao gồm cho vay ngắn hạn (59%), cho vay trung hạn (14%) và dài hạn (27%). Như vậy, các khoản cho vay trung và dài hạn chiếm đến 41%, trong khi ngân hàng huy động tiền gửi trung và dài hạn chỉ chiếm 16%. Cho thấy, ngân hàng dùng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, xảy ra tình trạng mất cân đối tài chính trong hoạt động của NHTM. Tuy nhiên, tình trạng mất thanh khoản này chủ yếu tập trung ở các ngân hàng nhỏ. Tính minh bạch trong hoạt động NHTM thấp Vấn đề minh bạch của các NHTM có ý nghĩa quan trọng trong phục vụ cho việc điều hành và đảm bảo an toàn cho hoạt động của cả toàn hệ thống. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại tình trạng bất cân xứng thông tin giữa NHTM với NHNN. Biểu hiện ở sự không nhất quán trong số liệu thống kê giữa NHTM với báo cáo của NHNN. Điển hình là số liệu công bố về nợ xấu. Có rất nhiều con số thống kê về nợ xấu được đưa ra như tỷ lệ nợ xấu do các ngân hàng cung cấp là 4,8%; trong khi con số do NHNN công bố lại là 6,6%; còn nếu tính toán nợ xấu theo tổ chức quốc tế thì tỷ lệ này rất cao chiếm 15%.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 71 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 91 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 72 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi Chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội
107 p | 89 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 76 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông
89 p | 56 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 86 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
119 p | 76 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 81 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam
128 p | 39 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 76 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 32 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long
127 p | 43 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách ứng phó với vấn đề giảm sinh ở Hàn Quốc
93 p | 29 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn