intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành cơ khí ô tô tại khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

33
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tập trung đánh giá và đưa ra các khuyến nghị chính sách nâng cao NLCT ngành CK ô tô Chu Lai. Trong điều kiện khó khăn của ngành ô tô Việt Nam, nghiên cứu mô hình thí điểm tại Chu Lai với mục tiêu đóng góp một góc nhìn vi mô cho quá trình tìm kiếm cách thức cải thiện GTGT ngành CK ô tô đặt trong tương quan phát triển vùng, địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành cơ khí ô tô tại khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT _______________ NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH CƠ KHÍ Ô TÔ TẠI KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _______________ CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH CƠ KHÍ Ô TÔ TẠI KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI TỈNH QUẢNG NAM Ngành: Chính Sách Công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. David O. Dapice ThS. Nguyễn Xuân Thành TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014
  3. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Ngày tháng năm 2014 Nguyễn Thị Minh Nguyệt
  4. -ii- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi gởi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, em trai và những người thân trong gia đình tôi đã luôn ủng hộ và sát cánh bên cạnh tôi trong suốt hai năm học tại Trường Fulbright. Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Xuân Thành – Giám đốc FETP, người đã hướng dẫn, chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm một cách nhiệt tình, thẳng thắn trong suốt quá trình học tập tại trường. Cảm ơn thầy đã đưa ra ý tưởng luận văn, quan tâm dành nhiều thời gian và dìu dắt, định hướng để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin gởi đến lãnh đạo, các đồng nghiệp cơ quan Quận ủy, Ủy ban nhân dân Quận 6, các anh chị cán bộ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh lời biết ơn sâu sắc. Cảm ơn cơ quan đã tạo điều kiện cho tôi được tạm ngưng công tác trong hai năm để dành hết thời gian và tâm huyết cho chương trình thạc sỹ chính sách công tại FETP. Tôi rất biết ơn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đặc biệt là các anh chị làm việc tại UBND tỉnh Quảng Nam, Ban Quản lý Khu Kinh tế mở Chu Lai, anh Vũ Nguyễn, anh Phạm Ngọc Ánh, anh Nguyễn Văn Diệu, chị Thuyên, anh Sơn đã nhiệt tình cung cấp số liệu, tình hình thực tế tại địa phương để đưa luận văn đến gần thực tiễn hơn. Đồng thời gởi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Lê Hoài Quốc, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, Th.S Nguyễn Xuân Tĩnh, TS Vũ Thành Tự Anh, TS Đinh Công Khải, cô Quỳnh Trâm, anh Minh Hòa, chị Thùy Liên, anh Đức Huy, anh Xuân Vinh và anh Đức Thiện đã có nhiều ý kiến tích cực, góp ý bản thảo, chia sẻ nhiều thông tin chuyên ngành thú vị và giúp tôi vượt qua những khó khăn vướng mắc khi thực hiện luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy cô, Cán bộ nhân viên tại FETP đã tạo ra môi trường học tập năng động, thân thiện; điều kiện học tập thuận lợi; tác phong làm việc nghiêm túc, hiệu quả và tận tình giúp đỡ, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong hai năm học vừa qua. Và sau cùng, tôi xin gởi lời chúc sức khỏe, lời cảm ơn chân thành đến các anh chị, các bạn MPP5 thân yêu đã luôn đồng hành và gắn kết như một gia đình thân thiết, cùng nhau hoàn thành khóa học tại FETP. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
  5. -iii- TÓM TẮT Nghiên cứu này xem xét năng lực cạnh tranh của ngành cơ khí ô tô Chu Lai và khả năng phát triển Khu công nghiệp hỗ trợ tại Khu Kinh tế mở Chu Lai. Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam không đạt được kỳ vọng nhưng ngành cơ khí ô tô Chu Lai đã đóng góp rất lớn vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. Luận văn mong muốn phân tích vị thế từng yếu tố để xác định những điểm mạnh, điểm yếu và phạm vi can thiệp chính sách từ phía nhà nước, xác định tính khả thi từ định hướng xây dựng một khu công nghiệp hỗ trợ của chính quyền tỉnh Quảng Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành này. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, kết hợp nghiên cứu tài liệu với phỏng vấn chuyên gia, các đối tượng có liên quan trong cụm ngành. Kết quả phân tích cho thấy hiện tại ngành cơ khí ô tô Chu Lai vẫn còn một số điểm yếu về vị trị địa lý, đội ngũ kỹ sư, chuyên gia, mạng lưới kinh doanh xuất khẩu, dịch vụ tài chính, các ngành CNHT, hoạt động lắp ráp cụm linh kiện và SX linh kiện. Xét trong khả năng phát triển tương lai, khi các yếu tố vị trị địa lý, đội ngũ kỹ sư, chuyên gia, mạng lưới kinh doanh xuất khẩu, dịch vụ tài chính có thể cải thiện năng lực cạnh tranh thì nổi lên vấn đề then chốt là hoạt động CNHT. CNHT tác động trực tiếp đến khả năng sản xuất linh kiện, lắp ráp cụm linh kiện và tương quan với dung lượng thị trường. Việc xây dựng Khu công nghiệp hỗ trợ này là khả thi về mặt chính sách và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh gắn với phát triển Khu CNHT ngành cơ khí ô tô Chu Lai gồm: (i) việc quy hoạch mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu CNHT do nhà nước thực hiện (ii) thực hiện cơ chế ưu đãi về đất, bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng tránh cạnh tranh xuống đáy (iii) xác định thu hút đầu tư các DN cơ khí ô tô là vấn đề nòng cốt để tạo dung lượng thị trường đủ lớn cho ngành CNHT, thông qua các chính sách tiếp thị địa phương, phối hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là Trường Hải (iv) chính quyền địa phương tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho THACO và các nhà đầu tư khác ngành cơ khí ô tô tại Chu Lai; (v) liên kết vùng Duyên hải Miền trung để tạo ra điểm sáng thu hút đầu tư (vi) chính quyền địa phương không nên chọn ngành CNHT một cách chủ quan, để DN tự chọn theo cơ chế thị trường
  6. -iv- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii MỤC LỤC ............................................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................................................vii DANH MỤC HỘP ..............................................................................................................viii DANH MỤC PHỤC LỤC .................................................................................................... ix CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .................................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh ....................................................................................................................... 1 1.2 Vấn đề chính sách ........................................................................................................ 3 1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu .................................................................. 4 1.6 Cấu trúc của luận văn ................................................................................................... 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................................... 6 2.1 Cơ sở lý thuyết năng lực cạnh tranh và cụm ngành ..................................................... 6 2.2 Công nghiệp hỗ trợ ....................................................................................................... 9 2.2.1 Khái niệm .............................................................................................................. 9 2.2.2 Kinh nghiệm quốc tế ........................................................................................... 10 CHƯƠNG 3. NĂNG LỰC CẠNH TRANH ....................................................................... 13 3.1 Tổng quan tình hình phát triển kinh tế ....................................................................... 13 3.1.1 Khu vực duyên hải miền Trung ........................................................................... 13 3.1.2 Tỉnh Quảng Nam ................................................................................................. 13 3.2 Ngành cơ khí ô tô Chu Lai ......................................................................................... 16 3.3 Phân tích năng lực cạnh tranh .................................................................................... 17 3.3.1 Điều kiện nhân tố đầu vào ................................................................................... 17 3.3.2 Điều kiện cầu ....................................................................................................... 23 3.3.3 Bối cảnh chiến lược và cạnh tranh của DN ......................................................... 28 3.3.4 Các ngành hỗ trợ và liên quan ............................................................................. 31
  7. -v- 3.4 Đánh giá mô hình kim cương ngành cơ khí ô tô Chu Lai .......................................... 41 3.5 Đánh giá NLCT cụm ngành cơ khí ô tô Chu Lai ....................................................... 42 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 44 4.1 Kết luận ...................................................................................................................... 44 4.2 Khuyến nghị chính sách ............................................................................................. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 46 TIẾNG VIỆT .................................................................................................................... 46 TIẾNG ANH .................................................................................................................... 48 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 50
  8. -vi- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt AAF ASEAN Automotive Federation Liên hiệp ô tô ASEAN BQL Management Board Ban Quản lý CNHT Supporting Industry Công nghiệp hỗ trợ CK Mechanics Cơ khí CN Industrial Công nghiệp CKD Completely Knocked - Down Nhập tất cả linh kiện về lắp ráp CBU Complete Build-up Unit Nhập khẩu nguyên chiếc DN Enterprise Doanh nghiệp DHMT Central Coastal Duyên hải miền Trung TP.HCM Hochiminh City Thành phố Hồ Chí Minh Khu KTM Open Economic Zone Khu Kinh tế mở KCN Industrial Park Khu công nghiệp MPV Multi Propose Vehicle Xe đa dụng NLCT Competitiveness Năng lực cạnh tranh SUV Sport Ultility Vehicle Xe thể thao đa dụng SX Production Sản xuất IKD Incompletely Knocked - Down Nhập một phần linh kiện về lắp ráp IRS Increasing Returns to Scale Suất sinh lợi tăng dần theo quy mô THACO Truong hai Automobile Công ty cổ phần ô tô Corporation Trường Hải TKVN General Statistics Office Tổng cục Thống kê Việt Nam TKQN Quang Nam Statistics Office Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam UBND People’s Committee Ủy ban nhân dân VAMA Vietnam Automobile Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Manufactures’s Association Việt Nam Vùng KTTĐMT Central Essential Economic Zone Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung
  9. -vii- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Số lượng ô tô lắp ráp và tỷ lệ nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ................................ 2 Hình 1.2 Lắp ráp ô tô trong nước và nhập khẩu .................................................................... 2 Hình 1.3. Số lượng ô tô lắp ráp tại Chu Lai ........................................................................... 3 Hình 2.1. Mô hình kim cương ............................................................................................... 6 Hình 2.2. Sơ đồ cụm ngành cơ khí ô tô Chu Lai ................................................................... 8 Hình 2.3. Mô hình hóa định nghĩa CNHT ngành cơ khí ô tô .............................................. 10 Hình 3.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng các ngành kinh tế so với cả nước .......... 14 Hình 3. 2. Quy mô, tỷ trọng và mức độ thay đổi tỷ trọng các ngành kinh tế tỉnh Quảng Nam ...................................................................................................................................... 15 Hình 3.3 Quy mô, tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng sản phẩm thuộc ngành CN – chế biến ... 15 Hình 3.4. Quy hoạch Khu phức hợp .................................................................................... 16 Hình 3.5 Vị trí địa lý Khu KTM Chu Lai ............................................................................ 18 Hình 3.6 Cơ cấu lao động theo ngành nghề, 2010 ............................................................... 19 Hình 3.7 Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi, 2010 ................................................................. 19 Hình 3.8 Quy mô, cơ cấu, và thay đổi quy mô lao động theo trình độ chuyên môn năm 2010 ..................................................................................................................................... 20 Hình 3.9. Hệ thống giao thông ............................................................................................. 21 Hình 3.10 Doanh số ô tô thế giới ......................................................................................... 23 Hình 3.11 Dự đoán thị trường ô tô toàn cầu ........................................................................ 24 Hình 3.12. Doanh số bán ô tô Việt Nam qua các năm ......................................................... 25 Hình 3.13 Doanh số ô tô một số nước Đông Nam Á .......................................................... 25 Hình 3.14 Tương quan dân số và GDP một số nước Đông Nam Á .................................... 25 Hình 3.15 Xe máy nhập khẩu và lắp ráp.............................................................................. 26 Hình 3.16 Ô tô nhập khẩu và lắp ráp ................................................................................... 26 Hình 3.17 Các dòng xe có doanh số bán hàng cao nhất trong nước năm 2013 ................... 27
  10. -viii- Hình 3.18 Các dòng xe ô tô con có doanh số bán hàng cao nhất năm 2013........................ 27 Hình 3.19 Chỉ số PCI tỉnh Quảng Nam ............................................................................... 28 Hình 3.20 Thị phần ô tô các thành viên VAMA năm 2012 ................................................. 29 Hình 3.21 Doanh số và thị phần THACO ............................................................................ 30 Hình 3.22. Vị trí dự kiến Khu CNHT .................................................................................. 34 Hình 3.23 Mô hình kim cương của cụm ngành cơ khí ô tô Chu Lai ................................... 41 Hình 3.24 Sơ đồ cụm ngành ................................................................................................ 42 DANH MỤC HỘP Hộp 3.1 Cảng biển Kỳ Hà khó phát triển ............................................................................ 22 Hộp 3. 2 Vấn đề thu hút đầu tư CNHT ngành CK ô tô ....................................................... 32 Hộp 3.4 Câu chuyện giữa CNHT và nhu cầu thị trường ..................................................... 33 Hộp 3.3 Gắn CNHT với nguồn nguyên liệu tại Quảng Nam............................................... 36 Hộp 3.5 Vai trò của BQL Khu KTM Chu Lai ..................................................................... 40
  11. -ix- DANH MỤC PHỤC LỤC Phụ lục 1. Các khái niệm ..................................................................................................... 50 Phụ lục 2. Các vùng công nghệ chính trong CNHT sản xuất ô tô ....................................... 53 Phụ lục 3. Cơ cấu giá trị SX ngành cơ khí tại Vùng KTTĐMT năm 2012 ......................... 54 Phụ lục 4. Hệ thống giao thông tại Khu KTM Chu Lai và lân cận...................................... 54 Phụ lục 5. Tổng hợp số liệu về hoạt động hàng hải tại cảng biển năm 2013....................... 55 Phụ lục 6. Sơ đồ đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi..................................................... 56 Phụ lục 7. Sơ đồ tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi gần hồ Phú Ninh và Chu Lai ....... 56 Phụ lục 8. Dự đoán doanh số ô tô toàn cầu 2012-2016 theo khu vực ................................. 57 Phụ lục 9. So sánh “cầu nội địa” ngành ô tô và xe máy ...................................................... 57 Phụ lục 10. Thị trường cầu thế giới về động cơ ô tô ........................................................... 58 Phụ lục 11. Các dòng xe tải có doanh số bán hàng cao nhất ............................................... 62 Phụ lục 12. Các dòng xe trên 9 chỗ ngồi có doanh số bán hàng cao nhất ........................... 63 Phụ lục 13. Các dòng xe dưới 9 chỗ có doanh số bán hàng cao nhất .................................. 64 Phụ lục 14. Một số quan điểm công nghiệp hỗ trợ của các quốc gia................................... 65 Phụ lục 15. Các vùng CNHT ............................................................................................... 67 Phụ lục 16. Cách thức sản xuất - lắp ráp ô tô ...................................................................... 68 Phụ lục 17. Mối quan hệ giữa công nghiệp lắp ráp ô tô và CNHT cho ngành ô tô ............. 68 Phụ lục 18. GTSX ngành cơ khí tại VKTTĐMT năm 2012 ................................................ 69 Phụ lục 19. Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành cơ khí tại Vùng KTTĐMT .......................... 69 Phụ lục 20. Phỏng vấn chuyên gia (chuyên ngành) ............................................................. 70
  12. -1- CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh Năm 2003, Chiến lược phát triển ngành ô tô Việt Nam bắt đầu khởi động. Sau 10 năm, từ những doanh nghiệp cơ khí (CK) nhỏ lẻ, Việt Nam xuất hiện hơn 160 doanh nghiệp (DN) sản xuất - lắp ráp. Tỷ lệ nội địa hóa mới chỉ đạt từ 7 - 10% đối với xe con (theo quy hoạch là 50%), 30 - 40% đối với xe tải nhẹ và xe khách trên 10 chỗ (quy hoạch là 60%). Việt Nam vẫn đang đảm nhận công đoạn lắp ráp ô tô hoàn chỉnh, các linh kiện nội địa giản đơn, công nghệ đa phần lạc hậu nên DN không chỉ nhập khẩu linh kiện mà còn nhập khẩu cả cụm chi tiết để lắp ráp. Dẫn đến giá trị gia tăng (GTGT) ngành ô tô Việt Nam rất thấp, chiến lược đã không đạt được kỳ vọng (hình 1.1) Xét tương quan trong khu vực, doanh số toàn ngành còn khiêm tốn1, tỷ lệ nhập khẩu linh kiện là 36,9% năm 2012. Chính sách bảo hộ ô tô nguyên chiếc và ưu đãi thuế với linh phụ kiện tạo động cơ cho doanh nghiệp nhập linh kiện lắp ráp và tiêu thụ trong nước. Thị trường cầu nội địa với tiềm năng lớn khi ô tô nguyên chiếc nhập khẩu chiếm 30% doanh số toàn ngành, dù phải gánh chịu 5 loại thuế và 8 loại phí (hình 1.2). Mặt khác, chính sách giảm áp lực giao thông đường bộ, gánh nặng thuế, phí, thiếu chỗ đậu xe, tình trạng kẹt xe và cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện khiến người tiêu dùng có xu hướng trì hoãn mua sắm ô tô. Đây là khó khăn và mâu thuẫn nội tại mà các Bộ ngành đang trình Chính phủ định hướng lại quy hoạch ngành ô tô đến 2030. Thời gian Chiến lược ô tô Việt Nam khởi động cũng là thời điểm thành lập Khu Kinh tế mở (KTM) Chu Lai. Sau hơn 10 năm, Khu KTM Chu Lai (sau đây gọi tắt là Chu Lai) đã có những đóng góp nhất định cho nền kinh tế tỉnh Quảng Nam, chiếm 58% thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2006-2010, đến hết năm 2012, số thu ngân sách hơn 3.000 tỷ đồng, chiếm 58,8% tổng thu ngân sách toàn tỉnh, cơ cấu kinh tế chuyển đổi tích cực từ một địa phương thuần nông sang công nghiệp – xây dựng – thương mại – dịch vụ (Chính phủ, 1 Tính cả ô tô lắp ráp trong nước và nhập khẩu, doanh số trung bình 120.000 chiếc/năm (giai đoạn 2005- 2012)
  13. -2- 2013). Chu Lai được Chính phủ chọn là một trong năm Khu kinh tế ưu tiên đầu tư phát triển giai đoạn 2013-2015. Hình 1.1. Số lượng ô tô lắp ráp và tỷ lệ Hình 1.2 Lắp ráp ô tô trong nước nhập khẩu linh kiện, phụ tùng và nhập khẩu 120 40 35 200 100 Nghìn chiếc 180 192.91 30 166.199 80 160 162.847 25 140 126.605 60 20 120 15 100 40 80 80.479 10 Nghìn chiếc 20 60 % 5 40 0 0 20 2005 2009 2010 2011 2012 0 2005 2009 2010 2011 2012 Số lượng ô tô lắp ráp ô tô nhập khẩu nguyên chiếc Tỷ lệ nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô lắp ráp trong nước Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam (TKVN) (2012). Ngành CK ô tô Quảng Nam không nằm ngoài xu thế chung trong tổng thể công nghiệp (CN) ô tô và các ngành CK – chế tạo của cả nước. Từ khi Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải (THACO) đầu tư vào Chu Lai, hoạt động chủ yếu tại Khu phức hợp sản xuất – lắp ráp ô tô Chu Lai – Trường Hải (sau đây gọi là Khu phức hợp) là gia công lắp ráp cho các hãng ô tô Kia, Madza và Peugoet (theo Cục thống kê Quảng Nam (TKQN) (2012b) tổng kim ngạch nhập khẩu linh kiện ô tô giai đoạn 2006-2010 chiếm hơn 30% tổng kim ngạch nhập khẩu của tỉnh). Ở phương diện khác, tuy sản lượng lắp ráp ô tô cả nước sụt giảm từ năm 2009 nhưng tỷ lệ ô tô lắp ráp tại Chu Lai so với cả nước có xu hướng tăng liên tục từ 1,2% năm 2004 lên 26,7% so với cả nước (hình 1.3). Các dự án trọng điểm ngành CK ô tô với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD vẫn đang tiếp tục thực hiện. Từ con số 400 nhân sự ban đầu, THACO đã mở rộng 23 công ty, nhà máy trực thuộc với 4.000 nhân sự, đóng góp nhất định vào ngân
  14. -3- sách tỉnh Quảng Nam. THACO trở thành DN Việt Nam duy nhất sản xuất (SX) và lắp ráp 3 dòng xe tải, xe khách và xe du lịch với tỷ lệ nội địa hóa cao nhất (xe khách 52%, xe tải 46% và xe du lịch 16%). Chu Lai cộng hưởng những tác động lan tỏa từ dự án động lực này. Hình 1.3. Số lượng ô tô lắp ráp tại Chu Lai 30.0 30 Nghìn chếc 25.0 25 20.0 20 % 15.0 15 Khu KTM Chu Lai 10.0 10 Tỷ lệ so với cả nước 5.0 5 0.0 0 Nguồn: TKQN (2012) 1.2 Vấn đề chính sách Xét trong bối cảnh cả nước, CN ô tô không thành công nhưng tại Quảng Nam, hoạt động SX lắp ráp đã thúc đẩy chuyển biến cơ cấu kinh tế địa phương. Định hướng đến năm 2020, Quảng Nam xác định “ưu tiên phát triển CK ô tô và dự án trung tâm sản xuất, lắp ráp ô tô là dự án động lực của Khu KTM Chu Lai”, một phần dựa vào năng lực và chiến lược kinh doanh của THACO, phần còn lại tập trung vào thu hút đầu tư. Khả năng có nâng cấp được GTGT ngành CK ô tô địa phương hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cạnh tranh (NLCT) cụm ngành này tại Chu Lai. Quảng Nam đang nghiên cứu đầu tư xây dựng một khu công nghiệp hỗ trợ (CNHT) với ý tưởng nâng cao NLCT ngành CK ô tô. Vấn đề còn để ngỏ là: (i) ai sẽ đầu tư KCN này, (ii) làm thế nào để thu hút FDI và DN trong nước, (iii) cách thức liên kết SX và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và (iv) việc xây dựng khu CNHT có thực sự nâng cao NLCT hay không. Hiện nay, duy nhất THACO là DN sản xuất – lắp ráp ô tô và SX linh kiện, phụ tùng tại
  15. -4- Chu Lai. Khi thời gian thực hiện cam kết hội nhập AFTA càng ngắn lại, cùng với áp lực cạnh tranh khi thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc về 0% năm 2018, ô tô ngoại nhập sẽ đổ bộ vào Việt Nam phá sản ngành lắp ráp trong nước thì áp lực cải thiện GTGT ngày càng nhiều hơn. Chu Lai cần những đánh giá về NLCT ngành ô tô Quảng Nam một cách khách quan và khoa học. 1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Luận văn tập trung đánh giá và đưa ra các khuyến nghị chính sách nâng cao NLCT ngành CK ô tô Chu Lai. Trong điều kiện khó khăn của ngành ô tô Việt Nam, nghiên cứu mô hình thí điểm tại Chu Lai với mục tiêu đóng góp một góc nhìn vi mô cho quá trình tìm kiếm cách thức cải thiện GTGT ngành CK ô tô đặt trong tương quan phát triển vùng, địa phương Với yêu cầu trên, luận văn trả lời hai câu hỏi như sau: Câu hỏi 1: Tác động của các yếu tố then chốt đến NLCT cụm ngành CK ô tô tại khu KTM Chu Lai như thế nào? Câu hỏi 2: Cần có những giải pháp nào để nâng cao NLCT cụm ngành CK ô tô tại Khu KTM Chu Lai? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cụm ngành CK ô tô và các khâu trong chuỗi giá trị toàn cầu được cụm ngành này thực hiện. Ngành CK ô tô bao gồm hệ thống chassis, truyền lực và phụ kiện của ô tô (phụ lục 2). Phạm vi nghiên cứu tại tỉnh Quảng Nam, chủ yếu trên địa bàn Khu KTM Chu Lai. Số liệu được quan sát từ năm 2003 đến 2013. Luận văn không chuyên sâu về kỹ thuật CK ô tô mà tập trung phân tích đánh giá NLCT của cụm ngành và các yếu tố then chốt nâng cao NCLT cụm ngành. 1.5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu Luận văn thực hiện nghiên cứu định tính. Phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp phân tích số liệu, hệ thống chính sách và phương pháp phỏng vấn chuyên gia được sử dụng kết hợp. Tác giả thu thập số liệu thứ cấp từ TKVN, TKQN, Tổng cục Hải quan; Hiệp hội các DN
  16. -5- sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), các văn bản của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Nam, BQL Khu KTM Chu Lai, số liệu từ THACO và thông tin khác được công bố trên các tạp chí chuyên ngành trực tuyến và các trang điện tử khác. Luận văn tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp nhằm tìm hiểu quan điểm của các cá nhân, tổ chức có liên quan đối với sự phát triển ngành cơ khí ô tô Chu Lai. Tác giả phỏng vấn trực tiếp một số đại diện tổ chức có liên quan, cơ quan địa phương và chuyên gia am hiểu về lĩnh vực cơ khí ô tô. 1.6 Cấu trúc của luận văn Tiếp sau Chương 1 vừa trình bày, Chương 2 sẽ giới thiệu cơ sở lý thuyết về cụm ngành và CNHT. Trong Chương 3, tác giả phân tích tổng quan tình hình kinh tế tỉnh Quảng Nam, quá trình hình thành ngành CK ô tô Chu Lai, sau đó đi sâu phân tích các yếu tố trong cụm ngành mà khung phân tích tại Chương 2 đã giới thiệu. Phần cuối của luận văn (Chương 4) sẽ tóm tắt các phát hiện chính và gợi ý chính sách nhằm góp phần nâng cao NLCT ngành CK ô tô Chu Lai.
  17. -6- CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Cơ sở lý thuyết năng lực cạnh tranh và cụm ngành Cụm ngành (cluster) được sử dụng trong nghiên cứu gắn liền với khái niệm cụm ngành của Porter (1990, 1998, 2008): “sự tập trung về mặt địa lý của các DN, các nhà cung ứng và các DN có tính liên kết cũng như của các công ty trong các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ (ví dụ như các trường đại học, cục tiêu chuẩn, hiệp hội thương mại…) trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau”. Hình 2.1. Mô hình kim cương Môi trường chính sách giúp phát huy chiến lược kinh doanh và cạnh tranh  Môi trường nội địa khuyến khích các dạng đầu tư và Những điều kiện nâng cấp bền vững thích hợp Những điều kiện Nhân tố (Đầu vào)  Cạnh tranh quyết liệt giữa các cầu đối thủ tại địa phương Số lượng và chi phí của  Những khách hàng nội địa sành nhân tố (đầu vào) sỏi và đòi hỏi khắt khe.  Tài nguyên thiên nhiên Các ngành công  Nhu cầu của khách hàng (nội  Tài nguyên con người nghiệp hỗ trợ và có địa) dự báo nhu cầu ở những  Tài nguyên vốn liên quan nơi khác.  Cơ sở hạ tầng vật chất  Nhu cầu nội địa bất thường ở  Cơ sở hạ tầng quản lý những phân khúc chuyên biệt  Cơ sở hạ tầng thông tin - Sự hiện hữu của các nhà cung hóa có thể được đáp ứng trên  Cơ sở hạ tầng khoa học cấp nội địa có năng lực toàn cầu và công nghệ - Sự hiện hữu của ngành công nghiệp cạnh tranh có liên quan  Nhân tố số lượng  Nhân tố chuyên môn hóa Nguồn: Porter (1990, tr.127) Luận văn sử dụng mô hình kim cương của Michael Porter để phân tích NLCT cụm ngành cơ khí ô tô tại Chu Lai. NLCT cụm ngành được phân tích trên bốn nhóm yếu tố là: (i) các điều kiện nhân tố đầu vào, (ii) môi trường cạnh tranh và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp; (iii) điều kiện cầu; (iv) và các thể chế hỗ trợ (hình 2.1).
  18. -7- Từng yếu tố cụ thể trong mô hình kim cương sẽ được đánh giá về mặt tác động tích cực, tiêu cực hay trung tính tới NLCT cụm ngành. Các đánh giá này là cơ sở để xác định những cấu phần nào lành mạnh, nhưng cấu phần nào là yếu trong cụm ngành cơ khí ô tô ở Chu Lai, Quảng Nam. Nhưng để làm được việc này, bước tiếp theo là thực hiện vẽ sơ đồ cụm ngành. Đối với sơ đồ cụm ngành CK ô tô Chu Lai, tác giả dựa vào hai trụ cột chính: sự tập trung về mặt địa lý và tính “liên kết”, “liên quan”. Trụ cột thứ nhất bị hạn chế bởi sự thiếu vắng của các DN ngành CK ô tô hiện diện ở Địa phương. Một “hệ sinh thái” cụm ngành hoàn chỉnh chưa hình thành nếu thiếu cạnh tranh và chiến lược của các đối thủ liên quan. Đây là nguyên nhân tác giả không sử dụng thuật ngữ cụm ngành một cách xuyên suốt mà chỉ giới thiệu như một khung phân tích, công cụ chính sách để tìm hiểu những yếu tố then chốt tác động đển khả năng hình thành một cụm ngành hoàn thiện trong tương lai. Trụ cột thứ hai, được gắn kết bởi sự tương hỗ và được cộng hưởng từ tác động lan tỏa tích cực, tác giả tập trung vào các thể chế hỗ trợ, các yếu tố đầu vào và các chiến lược kinh doanh thuộc về lợi thế so sánh của Địa phương. Ứng với ngành CK ô tô, theo liên kết ngang bao gồm (i) ngành CNHT, cơ sở cung ứng sản phẩm và dịch vụ có tính chất bổ sung (ngành hóa chất, luyện kim, hóa chất, nhựa, sơn, các ngành dịch vụ logistic, tài chính…), các ngành sử dụng chung các nhân tố đầu vào chuyên biệt như CK chế tạo, CK điện tử; (ii) các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất (SX), cung cấp nguyên liệu, kỹ năng chuyên môn, công nghệ, vốn (như tài nguyên thiên nhiên, con người, cơ sở hạ tầng…); (iii) các thể chế hỗ trợ (Chính phủ, chính quyền tỉnh Quảng Nam, BQL Khu KTM Chu Lai, Hiệp hội ngành nghề) và (iv) năng lực nội tại, chiến lược kinh doanh của THACO. Theo các liên kết dọc, từ hoạt động cốt lõi của cụm ngành là SX các sản phẩm CK ô tô thì ngược về thượng nguồn là hoạt động cung ứng linh phụ kiện, cụm linh kiện (khung sườn và động cơ), SX vật liệu (thép carbon, thép hợp kim, nhôm…), SX nguyên liệu thô (cao su, thủy tinh, sắt, nhựa, nhôm) đến thiết kế sản phẩm (xe nguyên mẫu, xe “khái niệm”); xuôi về hạ nguồn bao gồm tiếp thị, bán hàng (hệ thống showroom, đại lý chính thức, nhượng quyền, bán lẻ) và hậu mãi (sửa chữa máy, bảo hành, bảo trì).
  19. -8- Hình 2.2. Sơ đồ cụm ngành cơ khí ô tô Chu Lai Thể chế hỗ trợ Địa phương Hiệp hội nghề nghiệp Trung ương(Quy hoạch ngành) R&D và thiết kế Chính quyền tỉnh Ngành khai khoáng Nguyên liệu thô Ngành năng lượng BQL Khu KTM Chu Lai Trung tâm nghiên cứu, Sản xuất vật liệu Ngành luyện kim Các ngành hỗ trợ và liên quan Đại học công cụ Ngành hóa chất, nhựa, sơn Cơ sở đào tạo dạy nghề Linh kiện, phụ tùng Ngành cơ khí chế tạo (khuôn mẫu, đúc, gia công nhiệt…) Lắp ráp cụm linh kiện Hạ tầng tài chính, tín dụng Ngành cơ khí điện tử Điều kiện yếu tố Hạ tầng kỹ thuật Lắp ráp ô tô, xuất xưởng Dịch vụ tài chính Nguồn nhân lực Marketing và thương hiệu Dịch vụ vận tải, kho bãi, Đất đai, mặt bằng đầu tư logistics Vị trí địa lý Mạng lưới kinh doanh Ngành bảo hiểm Nội địa Xuất khẩu Mạng lưới sửa chữa, bảo trì, hậu mãi Điều kiện cầu Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh Mức độ cạnh trạnh Trong nước Quốc tế Chiến lược kinh doanh Nguồn: Tác giả tự vẽ
  20. -9- Hình 2.2 là sơ đồ tổng quát của cụm ngành cơ khí ô tô sẽ được sử dụng để phân tích và đánh giá từng yếu tố (phân theo các cấp độ: có tính cạnh tranh [+] và không có tính cạnh tranh [-]) 2.2 Công nghiệp hỗ trợ 2.2.1 Khái niệm Một thành phần quan trọng trong mô hình kim cương mà luận văn tập trung phân tích là CNHT. Thuật ngữ CNHT (supporting industry) bắt đầu xuất hiện chủ yếu ở Nhật Bản từ những năm sau chiến tranh thế giới thứ 2 khi việc gia công các bộ phận, chi tiết máy không cùng đơn vị SX với nơi lắp ráp sản phẩm cuối cùng2. Ngày nay, thuật ngữ CNHT đã được sử dụng rộng rãi nhưng nội hàm chưa thống nhất (xem phụ lục 14, 15). Ở Việt Nam, thuật ngữ CNHT xuất hiện tại Diễn dàn Kinh tế Việt Nam (VDF) và sử dụng chính thức từ năm 2004 trong các văn bản của Thủ tướng Chính phủ3. Trước đây, cung ứng linh phụ kiện có tính chất phụ thuộc, bổ trợ cho CN chính, CNHT được gọi là CN phụ trợ. Ngày nay, trên các hội thảo, diễn dàn trang thông tin, văn bản của Chính phủ và các Bộ ngành, địa phương, CNHT xem xét ở mức độ độc lập tương đối và có vai trò ngày càng quan trọng hơn. Theo Chính phủ (2011a), CNHT là các ngành CN sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành CN sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng CN ô tô bao gồm bốn lĩnh vực chính: (i) SX, chế tạo nguyên vật liệu; (ii) chế tạo linh phụ kiện; (iii) lắp ráp cụm, (iv) lắp ráp tổng thành. Trong đó, lắp ráp tổng thành là khâu tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh như: động cơ, hộp số, khung, vỏ, buồng lái, khoang hành khách, thùng chở hàng, được lắp ráp từ các chi tiết và cụm chi thiết; chế tạo linh kiện và lắp ráp cụm là CNHT trung gian; SX nguyên vật liệu là CNHT thượng nguồn (phụ lục 16) Như vậy, hiểu một cách chung nhất, CNHT là các ngành CN sản xuất, từ sản xuất nguyên vật liệu đến gia công chế tạo các sản phẩm, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bán sản phẩm... 2 Nguồn gốc CNHT trong tiếng Nhật là “susono sangyo”, để chỉ ra sự thiếu vắng nhà sản xuất linh kiện, phụ tùng ở ASEAN khi họ muốn dịch chuyển một phần sản xuất lắp ráp đến gần thị trường tiêu thụ 3 “Tập trung phát triển các ngành CNHT để tăng cường khả năng cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, phụ liệu đầu vào trong nước cho sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu và thúc đẩy mối quan hệ bổ trợ liên ngành giữa các ngành công nghiệp…”(Chính phủ, 2004c)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2