intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá những bất cập và cải thiện trong chính sách mới về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp - Trường hợp tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

28
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu là so sánh cách thiết lập cơ sở tình phì, mức tình phì giữa hai nghị định và tím hiểu việc triển khai chính sách tại một địa phương, cụ thể là tỉnh Đồng Nai. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá những bất cập và cải thiện trong chính sách mới về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp - Trường hợp tỉnh Đồng Nai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ——————— PHAN THỊ CẨM VÂN ĐÁNH GIÁ NHỮNG BẤT CẬP VÀ CẢI THIỆN TRONG CHÍNH SÁCH MỚI VỀ THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Thành phố Hồ Chì Minh - Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ————————— CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT PHAN THỊ CẨM VÂN ĐÁNH GIÁ NHỮNG BẤT CẬP VÀ CẢI THIỆN TRONG CHÍNH SÁCH MỚI VỀ THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. RAINER ASSE Ths. LÊ THỊ QUỲNH TRÂM Thành phố Hồ Chì Minh - Năm 2014
  3. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trìch dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chình xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết là quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chì Minh hay Chương trính Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tp.HCM, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn Phan Thị Cẩm Vân
  4. -ii- LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin cảm ơn TS. Rainer Asse và Ths. Lê Thị Quỳnh Trâm đã dành thời gian quý báu để tận tính hướng dẫn và có những góp ý sâu sắc để tôi hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths. Lê Thị Quỳnh Trâm đã luôn quan tâm và động viên tôi vượt qua những khó khăn trong suốt quá trính thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn Quý Thầy, Cô, Cán bộ của Chương trính Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã giảng dạy, hướng dẫn, hỗ trợ tôi về mọi mặt trong suốt quá trính học tập. Cảm ơn TS. Đinh Công Khải đã có những góp ý hữu ìch đối với luận văn trong hai đợt seminar. Cảm ơn các bạn MPP5 đã cho tôi có những trải nghiệm thú vị trong quá trính học tập cũng như động viên tinh thần để tôi hoàn thành luận văn theo kịp tiến độ đề ra. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp trong Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai đã hỗ trợ tôi trong quá trính thực hiện luận văn. Cuối cùng, cảm ơn Anh và gia đính đã luôn đồng hành, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể nâng cao vốn kiến thức và hoàn thiện bản thân.
  5. -iii- TÓM TẮT Bắt đầu từ ngày 01/7/2013, Nghị định số 67/2003/NĐ-CP được thay thế bởi Nghị định số 25/2013/NĐ-CP trong quy định về phì bảo vệ môi trường đối với nước thải nói chung và nước thải công nghiệp nói riêng. Nghị định số 25/2013/NĐ-CP được ban hành nhằm khắc phục các bất cập của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP trong thời gian thực hiện gần 10 năm. Luận văn được tiến hành để đánh giá những bất cập và cải thiện của Nghị định số 25/2013/NĐ-CP khi triển khai triển tại Đồng Nai thông qua phỏng vấn trực tiếp 39 doanh nghiệp và 07 nhân viên của Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai. Qua phân tích những cải thiện trong quy định của Nghị định số 25/2013/NĐ-CP đã phản ánh được thực tế và tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp phì như: xác định và làm rõ đối tượng chịu phì; khắc phục được hiện tượng phì chồng phì khi quy định rõ người nộp phì; đơn giản cách tình và kê khai phì tạo sự thuận tiện cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước; lược bỏ bớt số lần kê khai, nộp phì; thực hiện phân cấp đối với các cơ quan nhà nước thẩm định phì,… Những bất cập của chình sách mới về thu phì bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp xuất phát từ quy định pháp luật và trong triển khai thực tế. Bất cập trong quy định của chình sách bao gồm quy định thời hạn nộp tờ khai; cách tình phì chưa công bằng giữa các doanh nghiệp; thiếu chế tài xử phạt và thiếu quy định về định mức ô nhiễm đối với từng ngành nghề, sản xuất. Về phìa cơ quan nhà nước tỉnh Đồng Nai khi thực hiện chính sách cũng bộc lộ một số bất cập như chưa công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến tổng thu/chi; quá trính thẩm định còn mang tình chất thủ công và thiếu sự hỗ trợ, liên kết trong cả khu vực công và khu vực tư; thiết lập mục tiêu đo lường hiệu quả chình sách chưa đầy đủ và hiệu quả các giải pháp hỗ trợ chình sách chưa cao. Dựa trên kết quả phân tìch, luận văn đề xuất một số khuyến nghị đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường như nên điều chỉnh quy định thời hạn nộp tờ khai; thay đổi cách tính phí; hoàn thiện khung hành lang pháp lý, bổ sung quy định chế tài và xây dựng định mức lưu lượng thải, nồng độ chất ô nhiễm đặc trưng cho từng loại hính sản xuất. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra các đề xuất đối với cơ quan nhà nước địa phương khi thực hiện chình sách như công khai thông tin liên quan đến tổng thu và chi; xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ, từng bước ứng dụng kê khai qua mạng và sử dụng phần mềm thẩm định phì; thiết lập các chỉ tiêu đo lường hiệu quả chình sách và xây dựng các cơ chế khuyến khìch, tăng cường các giải pháp hỗ trợ nhất là sự phối hợp với doanh nghiệp và cộng đồng.
  6. -iv- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT ..................................................................................................................iii MỤC LỤC .................................................................................................................. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ vi DANH MỤC THUẬT NGỮ ....................................................................................vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................. x CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN BỐI CẢNH CHÍNH SÁCH VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................. 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ...................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu ................................................. 4 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4 1.4.2. Thu thập số liệu .......................................................................................... 4 1.5. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 5 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT – KHUNG PHÂN TÍCH ............................... 6 2.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................... 6 2.1.1. Ngoại tác .................................................................................................... 6 2.1.2. Khung phân tích phí/thuế ô nhiễm ............................................................. 8 2.2. Kinh nghiệm các nước ................................................................................... 9 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI NƢỚC THẢI CÔNG NGHIỆP ........................................... 12 3.1. Tổng quan chình sách thu phì BVMT đối với NTCN ................................. 12 3.1.1. Quy định tính phí NĐ 67 và NĐ 25 .......................................................... 13 3.1.2. Quy định kê khai, thẩm định, nộp phí....................................................... 14 3.1.3. Quy định về sử dụng nguồn thu ................................................................ 16 3.2. Hiện trạng thực thi chình sách thu phì BVMT đối với NTCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ............................................................................................................. 16
  7. -v- CHƢƠNG 4: CHÍNH SÁCH THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI NƢỚC THẢI CÔNG NGHIỆP: CẢI THIỆN VÀ BẤT CẬP .............................. 20 4.1. Kết quả thống kê mẫu khảo sát .................................................................... 20 4.2. Cải thiện về cách tình phì của NĐ 25 xét trên phương diện công bằng ...... 21 4.3. Đánh giá về quy trính kê khai và công tác hành thu phì môi trường theo Nghị định 25 ............................................................................................................... 25 4.3.1. Quy định về quy trình thực hiện ............................................................... 25 4.3.2. Mức độ công khai, minh bạch thông tin ................................................... 30 4.3.3. Các chính sách kết hợp, cơ chế khuyến khích .......................................... 31 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ ...................................................... 34 5.1. Kết luận ........................................................................................................ 34 5.1.1. Những nội dung cải thiện của chính sách mới về thu phí NTCN ............. 34 5.1.2. Những bất cập của chính sách mới về thu phí NTCN .............................. 34 5.2. Khuyến nghị ................................................................................................. 36 5.2.1. Khuyến nghị đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường ................................. 36 5.2.2. Khuyến nghị đối với cơ quan thực hiện chính sách thu phí NTCN .......... 37 5.3. Hạn chế của luận văn ................................................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 41 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 41
  8. -vi- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt BOD Biochemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy sinh hóa BVMT Bảo vệ môi trường COD Chemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy hóa học DN Doanh nghiệp HTXLNTTT Hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Khu công nghiệp NĐ 67 Nghị định số 67/2003/NĐ-CP NĐ 25 Nghị định số 25/2013/NĐ-CP NTCN Nước thải công nghiệp OECD Organization for Economic Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Co-operation and Development TN&MT Tài nguyên và môi trường TSS Total suspended solids Tổng chất rắn lơ lửng TTLT 125 Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT- BTC-BTNMT TTLT 106 Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT- BTC-BTNMT
  9. -vii- DANH MỤC THUẬT NGỮ Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5mg/m3. Một số kim loại nặng như đồng, sắt, selen,… là yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể sinh vật, tuy nhiên một số gây độc hại cho cơ thể sinh vật và môi trường. Trong danh sách các chất thải độc hại được xếp loại theo dược tình của Hoa Kỳ thí chí xếp vị trì thứ nhất, thủy ngân xếp thứ nhí, asen xếp thứ ba và cadmi xếp thứ sáu1. Nguồn: Nguyễn Duy Bảo (2013). Lưu lượng nước thải là tổng lượng nước thải xả thải ra môi trường và thường được xác định theo đơn vị tình là m3/ngày.đêm. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) biểu thị cho các chất hữu cơ trong nước có thể bị phân hủy bằng các vi sinh vật. Đây là lượng oxy hòa tan cần thiết để vi sinh vật sử dụng để oxy hóa các chất hữu cơ. Do đó, xác định được tổng lượng oxy hòa tan này là phép đo quan trọng để đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với môi trường nước. Nguồn: Tổng cục môi trường (2014). Nhu cầu oxy hóa học (COD) là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Đây cũng là 1 thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải. Nguồn: Tổng cục môi trường (2014). Nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải thường được đo bằng mg/l cho biết có bao nhiêu miligrams chất ô nhiễm có trong 1 lìt nước thải. Vì dụ kết quả xét nghiệm cho biết nồng độ của thủy ngân có trong nước thải là 0,001 mg/l nghĩa là trong 1 lìt nước thải có 0,001 miligrams thủy ngân. Nước thải công nghiệp là nước thải ra môi trường từ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản. Môi trường tiếp nhận nước thải bao gồm sông, suối, kênh, rạch, ao, hồ, đầm lầy, vùng nước biển ven bờ. Các môi trường tiếp nhận nước thải A, B, C và D được phân loại dựa theo nội thành, nội thị, ngoại thành, ngoại thị của các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV, các xã biên giới, miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biển và hải đảo. 1 Xem thêm tác hại của kim loại nặng đối với sức khỏe của con người tại Phụ lục 8.
  10. -viii- Xem thêm tại Điều 1, Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT/BTC-BTNMT ngày 06/9/2007 và Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5/10/2001. Môi trường tự nhiên là bao gồm các yếu tố thiên nhiên cần thiết cho sự sống và phát triển của con người, bao gồm: đất, nước, không khì, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan, ánh sáng… và cũng là nơi chứa đựng, đồng hóa các loại chất thải. Nguồn: Tổng cục môi trường (2009). Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) có trong nước thải bao gồm các chất hữu cơ, khoáng chất, các oxit kim loại, tảo, vi khuẩn,… được đo lường bằng mg/l. TSS cản trở sự lan truyền ánh sáng ảnh hưởng đến quá trính quang hợp, gia tăng độ đục của nước thải gây mất vẻ mỹ quan,.. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường là quy định về giới hạn tối đa cho phép nồng độ của các chất ô nhiễm có trong nước thải, khì thải,… khi xả thải ra môi trường tiếp nhận. Quy chuẩn nước mặt là quy định về giới hạn cho phép nồng độ của các chất ô nhiễm có trong nước thải khi xả thải ra sông, suối, kênh, rạch, ao, hồ, đầm lầy, vùng nước biển ven bờ. Vilas là tên viết tắt của hệ thống công nhận phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn Việt Nam và được chình thức thành lập năm 1995. Vilas công nhận năng lực của phòng thì nghiệm theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17011:2004. Nguồn: Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (2004).
  11. -ix- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Mức thu phì NTCN theo NĐ 67 ................................................................ 13 Bảng 3.2: Công thức tình phì NTCN theo NĐ 25 ...................................................... 14 Bảng 3.3: Hệ số k đối với nước thải có chứa kim loại nặng ...................................... 14
  12. -x- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1: Quy trình kê khai, thẩm định, nộp phì NTCN ............................................ 15 Hính 3.2: Thống kê phì NTCN tại các địa phương giai đoạn 2005-2007 .................. 17 Hính 3.3: Tỷ lệ % phì NTCN thu được so với tổng thu ngân sách ở Đồng Nai ........ 18 Hính 3.4: Số lượng DN nộp phì NTCN (2004-2012) thuộc cấp quản lý của ............. 18 Hình 4.1. Thống kê mẫu khảo sát theo đặc trưng nước thải....................................... 20 Hính 4.2. Thống kê mẫu khảo sát theo đặc trưng DN ................................................ 20 Hính 4.3: Mức phì NĐ 25 thay đổi so với NĐ 67 (k=1) ............................................ 23 Hính 4.4: Mức phì NĐ 25 thay đổi so với NĐ 67 (hệ số k = 2-21) ........................... 23 Hính 4.5: Mức phì NĐ 25 thay đổi so với NĐ 67 (không áp dụng hệ số k) .............. 24 Hính 4.6: Điều chỉnh quy định kê khai, nộp phì ........................................................ 26 Hính 4.7: Quy định kê khai phì NTCN theo NĐ 25 so với theo NĐ 67 .................... 26 Hính 4.8: Tình hợp lý của thời hạn nộp tờ khai ......................................................... 27 Hính 4.9: Lựa chọn hính thức kê khai ........................................................................ 27 Hính 4.10: Mức độ ưu tiên DN lựa chọn khi liên hệ với Sở TN&MT ....................... 27 Hính 4.11: Hính thức các DN mong đợi được giải đáp thắc mắc .............................. 28 Hính 4.12: Đánh giá của DN đối với nhân viên thẩm định phì .................................. 28 Hính 4.13: Chỉ số PAPI về mức độ công khai, minh bạch của các địa phương......... 31 Hính 4.14: Tình minh bạch thông tin về tổng thu/chi của phì NTCN ........................ 31 Hính 4.15: Nhận định của DN về mục đìch của chình sách thu phì NTCN............... 32 Hính 4.16: Kết quả khảo sát liên quan đến Quỹ BVMT ............................................ 32
  13. -1- CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN BỐI CẢNH CHÍNH SÁCH VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Trong nhiều năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định pháp luật nhằm bảo vệ môi trường. Với mục tiêu ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm nước, ngày 13/6/2003 Chình phủ đã ban hành Nghị định số 67/2003/NĐ-CP quy định về phì bảo vệ môi trường đối với nước thải nói chung và nước thải công nghiệp nói riêng. Đây là một trong những công cụ kinh tế đầu tiên được áp dụng trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Bên cạnh việc tạo nguồn thu cho ngân sách, chình sách này còn tạo ra động lực khuyến khìch các tổ chức kinh tế sản xuất theo hướng có lợi cho môi trường, sử dụng nguồn nước hiệu quả. Kể từ khi có hiệu lực thi hành từ 01/01/2004, Nghị định số 67/2003/NĐ-CP (NĐ 67) đã 2 lần sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc trong việc tình toán, kê khai và thẩm định mức phì phải nộp, giám sát và lấy mẫu nước xét nghiệm, chưa có cơ chế khuyến khìch đối với các doanh nghiệp (DN) nộp phì,… Tính trạng triển khai chính sách khá chậm, số phì thu được thấp hơn dự kiến và ô nhiễm do nước thải ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện vẫn còn 30% tỉnh, thành phố trong cả nước chưa thực hiện việc thu phì2. Tỷ lệ thu phì nước thải trong cả nước còn rất thấp so với dự kiến, chỉ 14/109 DN đang hoạt động dọc sông Rế và các tuyến thủy lợi của thành phố Hải Phòng nộp phì nước thải3. Tình đến tháng 10/2013 chỉ có 10% DN tại Đồng Nai nộp tờ khai của quý 2/20134 và hai thành phố lớn là Hồ Chì Minh và Hà Nội thí tỷ lệ thu phì cũng chỉ ở mức 20 - 30%5. Ô nhiễm do nước thải không có dấu hiệu suy giảm, đơn cử như tại Đồng Nai chất lượng nước tại nhiều sông suối đang ở ngưỡng báo động 6. 2 Thái Nguyên (2013) 3 Nguyên Mai (2012) 4 Tác giả tổng hợp từ số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai. 5 Như trìch dẫn [1] 6 Công Phong (2013)
  14. -2- Sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa bị ô nhiễm nặng có thể gây bệnh nếu người dân thường xuyên sử dụng nguồn nước này cho sinh hoạt7. Do đó Nghị định số 25/2013/NĐ-CP (NĐ 25) được ban hành để khắc phục những bất cập của NĐ 67 trong thời gian thực hiện gần 10 năm qua. NĐ 25 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2013 với nhiều nội dung được điều chỉnh, bổ sung về cách tình phì, đối tượng chịu phì và miễn phì,... Từ thực tế trên cho thấy vấn đề được đặt ra là liệu thiết kế của NĐ 25 có đảm bảo các tiêu chì của một hệ thống thuế bền vững. So với NĐ 67 cách tính phí nước thải công nghiệp8 của NĐ 25 đã cải thiện như thế nào, có đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp phí. Đồng thời, vấn đề khác cần được quan tâm là quy định của NĐ 25 và các văn bản hướng dẫn thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp có hỗ trợ công tác hành thu cũng như giảm thiểu ô nhiễm nước hay không. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu là so sánh cách thiết lập cơ sở tình phì, mức tình phì giữa hai nghị định và tím hiểu việc triển khai chính sách tại một địa phương, cụ thể là tỉnh Đồng Nai. Căn cứ trên mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn “Đánh giá những bất cập và cải thiện trong chính sách mới về thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp - Trƣờng hợp tỉnh Đồng Nai” được thực hiện để đi tím lời giải cho hai câu hỏi sau: i. Tình công bằng trong cách tình phì bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của Nghị định số 25/2013/NĐ-CP đã được cải thiện như thế nào so với Nghị định số 67/2003/NĐ-CP? ii. Những điều chỉnh của Nghị định số 25/2013/NĐ-CP cùng với các văn bản hướng dẫn thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp có hỗ trợ công tác hành thu và giảm thiểu ô nhiễm nước hay không? 7 Sỹ Tuyên (2013) 8 Xem chú thìch tại danh mục thuật ngữ.
  15. -3- 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn tập trung phân tìch chình sách thu phì bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nước thải công nghiệp (NTCN) đang được áp dụng hiện nay và các DN là đối tượng nộp phí NTCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Chính sách thu phí BVMT đối với NTCN được áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước dựa trên cơ sở Luật bảo vệ môi trường, NĐ 67 từ năm 2004 và được thay thế bằng NĐ 25 bắt đầu từ ngày 01/7/2013. Do đó, luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu là tỉnh Đồng Nai để đại diện cho việc triển khai chình sách này trong thực tế. Với phạm vi nghiên cứu như trên nhằm xác định những bất cập cũng như những cải thiện của chình sách thu phí NTCN trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đi kèm với tính trạng ô nhiễm do NTCN như hiện nay. Đồng Nai được lựa chọn do đây là một trong những địa phương có tốc độ công nghiệp hóa thuộc hàng cao nhất trong cả nước. Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh đạt mức 7,2%, cao hơn mức 5% của cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 154.312 tỷ đồng (giá 1994), tăng 11,2% so cùng kỳ9. Cũng như nhiều địa phương khác, Đồng Nai đã triển khai chình sách thu phì BVMT đối với NTCN từ cuối năm 2004. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 28 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, chiếm tỷ lệ 14,7% cả nước10. Tổng lượng nước thải từ 28 KCN ước tình khoảng 79.000 m3/ngày đêm của gần 1.000 DN trong và ngoài nước11. Thời gian qua sự xuất hiện một số ―hạt sạn‖ gây xôn xao dư luận như Vedan, Sonadezi Long Thành và điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hính ảnh của địa phương. Nhiều nguồn tiếp nhận nước thải từ các KCN trong tỉnh bị ô nhiễm nặng như rạch Bà Chèo (huyện Long Thành), suối Linh, suối 9 Nguyễn Hoàng Quyên (2013) 10 Tình đến hết tháng 12/2013 trên cả nước có 190 KCN đã đi vào hoạt động. Nguồn: PV (2014) 11 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai (2012)
  16. -4- Săn Máu, suối Bà Lúa (thành phố Biên Hòa), rạch Bà Ký, cống Lò Rèn (huyện Nhơn Trạch)...12 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và thu thập số liệu 1.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp định tình. Bên cạnh số liệu sơ cấp được thu thập từ khảo sát thực tế, nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp thu thập từ các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan quản lý nhà nước, các nghiên cứu trước. Trên cơ sở lý thuyết về thuế, số liệu, thông tin thu thập được và kết quả tính toán mức phì theo NĐ 67, NĐ 25 để xem xét tình công bằng, sự hỗ trợ của chình sách mới về thu phí BVMT đối với NTCN trong thực tế. Đồng thời, luận văn cũng vận dụng kinh nghiệm các nước để đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách này trong điều kiện thực tế của Việt Nam. 1.4.2. Thu thập số liệu Theo quy định DN xả nước thải trực tiếp ra môi trường tiếp nhận13 là đối tượng nộp phí NTCN. Hiện nay 28 KCN đang hoạt động tại Đồng Nai đều đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung (HTXLNTT)14. Các DN trong KCN khi đã ký hợp đồng xử lý nước thải với các công ty quản lý, vận hành HTXLNTTT thí không thuộc đối tượng nộp phì. Thay vào đó các công ty vận hành sẽ thực hiện trách nhiệm nộp phì. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Đồng Nai có 846/944 DN trong các KCN (chiếm tỷ lệ 89,6%) đã ký hợp đồng xử lý nước thải với các công ty vận hành. Quá trính thu thập số liệu được thực hiện thông qua các bước sau: Bước 1: Lập bảng hỏi. Bảng câu hỏi phỏng vấn được thiết kế và hoàn thiện từ quá trính phỏng vấn thử, tham vấn ý kiến của chuyên gia. Bước 2: Xác định tổng thể. Tổng thể quan sát là các DN theo quy định thực hiện nộp phí NTCN tại Sở TN&MT Đồng Nai và phòng TN&MT các huyện, thị xã, thành phố. Tuy 12 Khánh Minh (2013) 13 Xem chú thìch tại danh mục thuật ngữ. 14 Xem Phụ lục 5 thống kê tính hính xây dựng, vận hành HTXLNTTT tại các KCN.
  17. -5- nhiên, hiện tại Sở và các phòng TN&MT ở Đồng Nai không thống kê được chính xác số lượng DN đang xả nước thải ra môi trường. Bước 3: Chọn mẫu. Khung chọn mẫu là các DN đã và đang nộp phì NTCN thuộc cấp quản lý của Sở TN&MT Đồng Nai. Chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất - lấy mẫu thuận tiện. Tác giả gặp khó khăn trong việc tiếp xúc trực tiếp nên đã tiến hành phỏng vấn qua điện thoại các DN trong khung chọn mẫu. Nội dung phỏng vấn các DN chủ yếu xoay quanh các vấn đề về quy định thực hiện kê khai, nộp phì NTCN; đánh giá của DN về chất lượng làm việc của các nhân viên nhà nước; mức độ công khai, minh bạch của chình sách và nhận định của DN đối với mục tiêu thu phì. Thời gian phỏng vấn nhân viên phụ trách môi trường của mỗi DN trong khoảng 35 - 50 phút. Đồng thời, để có đánh giá toàn diện đối với chình sách thu phì NTCN tác giả cũng tiến hành phỏng vấn trực tiếp tất cả nhân viên của Sở TN&MT Đồng Nai đang phụ trách triển khai, thực hiện chình sách. Mục tiêu phỏng vấn là tím hiểu những thuận lợi, khó khăn trong quá trính triển khai chình sách theo NĐ 67 và NĐ 25; cách thức truyền đạt nội dung chình sách nhất là mục tiêu chình sách đến DN;... 1.5. Kết cấu luận văn Luận văn sẽ bao gồm 05 chương. Tiếp theo chƣơng 1 đã trính bày, chƣơng 2 với nội dung tổng quan về cơ sở lý thuyết, khung phân tìch và kinh nghiệm các nước. Tiếp đến là chƣơng 3 trình bày về thực trạng chình sách thu phì NTCN. Nội dung chƣơng 4 đề cập đến nội dung phân tìch và các kết quả phát hiện dựa trên các số liệu, thông tin được thu thập, tổng hợp từ phỏng vấn. Và cuối cùng chƣơng 5 là phần kết luận và kiến nghị nhằm giúp hoàn thiện chính sách trong thực tế.
  18. -6- CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT – KHUNG PHÂN TÍCH Công ty Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân, hoạt động sản xuất của các DN ở hạ nguồn. Vedan là một vì dụ điển hính cho việc DN tối đa hóa lợi nhuận nên đã bỏ qua cho chi phì xử lý nước thải. Hệ quả của hành động này có thể khiến các đối tượng sử dụng nước sông gánh chịu các khoản chi phì như chi phí nuôi trồng thủy sản gia tăng do tôm, cá chết hàng loạt, chi phì làm sạch dòng sông,... Ô nhiễm môi trường gây ra ngoại tác tiêu cực. Ngoại tác tiêu cực khiến cho chi phì của xã hội lớn hơn chi phì của DN. Nếu không có sự can thiệp của nhà nước để điều chỉnh hành vi của DN thí tính trạng ô nhiễm môi trường sẽ ngày càng gia tăng. Nhà nước ban hành chính sách về BVMT cụ thể là phì nước thải để nội hóa ngoại tác. Phí nước thải được dựa trên số lượng các chất ô nhiễm thải ra môi trường15. Phí nước thải tác động đến chi phì và lợi ìch để cho DN giảm lượng nước xả thải ra môi trường, sử dụng nước hiệu quả. Chi phí xã hội và thiệt hại về môi trường cần được xem xét đến khi xác định chi phì sản xuất thay ví chỉ xét đến mỗi chi phì của DN. 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Ngoại tác Ngoại tác xảy ra khi người sản xuất/tiêu dùng ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất/tiêu dùng của những người khác theo cách không được phản ánh trực tiếp trong thị trường16. Ngoại tác tìch cực xảy ra khi chủ thể kinh tế chịu tác động được gia tăng lợi ìch. Ngoại tác tiêu cực là khi chủ thể kinh tế chịu tác động bị tổn thất17. Nếu xét đến ngoại tác tiêu cực thí đường cung chưa phản ánh đầy đủ chi phì sản xuất. Mức sản lượng hiệu quả Qe sẽ thấp hơn mức sản lượng cân bằng của thị trường Qm. Do việc sản xuất ra Qm chỉ xét đến mỗi chi phì của DN theo cách xác định cân bằng cung và cầu như thông thường mà chưa xét đến chi phì của xã hội. 15 Tietenberg (1990) trích trong OECD (2011) 16 Robert S. Pindyck & Daniel L. Rubinfeld (1999) 17 Wikipedia (2013)
  19. -7- P Chi phì xã hội cận biên Đường cung (chi phì tư nhân cận biên) Đường cầu (lợi nhuận cận biên) Qe Qm Q Nguồn: Joseph E. Stiglitz (1995) 2.1.1.1. Nội hóa ngoại tác Ngoại tác gây ra thất bại thị trường do việc sử dụng nguồn lực của xã hội kém hiệu quả. Cần có sự can thiệp của nhà nước để nội hóa ngoại tác giúp phân bổ nguồn lực hiệu quả. Năm 1920 nhà kinh tế học người Anh-Arthur C. Pigou đưa ra khái niệm về thuế Pigou trong cuốn sách Kinh tế học phúc lợi. Thuế Pigou sử dụng cách tiếp cận kinh tế để nội hóa các ngoại tác do ô nhiễm môi trường. Nội hóa ngoại tác do ô nhiễm môi trường có thể thực hiện thông qua một số công cụ kinh tế như phì/thuế ô nhiễm, giấy phép chất thải có thể mua bán được hay ―quota ô nhiễm‖, ký quỹ môi trường, trợ cấp môi trường, nhãn sinh thái. Các công cụ kinh tế trong chình sách môi trường được thiết kế chủ yếu dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền18. Nguyên tắc này nhằm buộc người gây ô nhiễm phải cộng thêm chi phì phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm 19 vào trong chi phì sản xuất. Chi phì gia tăng sẽ làm cho giá bán của sản phẩm tăng dẫn đến lượng cầu giảm, sản suất ìt hơn và ô nhiễm nước cũng giảm đi. 2.1.1.2. Phí ô nhiễm Phí ô nhiễm hay còn được gọi là phí BVMT, thuế môi trường. Phì ô nhiễm có bốn loại chình, bao gồm: phì nước thải, phì sử dụng, phì sản phẩm, phí hành chính20. Phí ô nhiễm là công cụ cần thiết cho các chình sách chiến lược phát triển bền vững cộng đồng21. 18 UNEP (2002) 19 OECD (2013) 20 UNEP (1997) 21 Kosonen, Nicodème (2009)
  20. -8- Phì ô nhiễm/thuế môi trường (phì/thuế) là công cụ kinh tế chủ yếu đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới nhằm hạn chế tính trạng ô nhiễm môi trường. Phì nước thải được áp dụng từ khá lâu ở nhiều nước phát triển, triển khai tại Pháp và Hà Lan vào thập niên 1970, tiếp theo là Đức vào năm 1981 và Đan Mạch vào năm 199722. Phì nước thải cũng đã được áp dụng tại Trung Quốc, Columbia, Philippines, Malaysia, Ecuador, Mexico23. Phì/thuế có thể giải quyết trực tiếp những thất bại của thị trường thông qua việc gây ra các tác động vào giá hàng hóa hay hành động24. Chi phí môi trường thông qua phì/thuế giúp DN có sự linh hoạt để xác định cách sản xuất tốt nhất nhằm giảm các tác động xấu đến môi trường. Phí/thuế giúp thay đổi hành vi người tiêu dùng theo hướng bền vững hơn, đưa ra sự lựa chọn tiêu thụ giữa hàng ―bẩn‖ và ―sạch‖. Một thách thức đối với các hệ thống phì là xác định được mức thuế suất phù hợp. Về mặt lý thuyết, mức phì lý tưởng sẽ là tương đương với chi phì ô nhiễm cho xã hội (thiệt hại về môi trường, sức khỏe,…). Tuy nhiên, rất khó xác định được chình xác mức phí/thuế tối ưu trong thực tế25. Phì ô nhiễm được áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như: khì thải gồm carbon monoxide (CO), carbon dioxide (CO2), lưu huỳnh dioxit (SO2), các oxit nitơ (NOx); nước thải gồm nhu cầu oxy sinh học (BOD), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nitơ và phosphorous; các chất thải khác gồm khì thải từ bãi rác, lò đốt, chất thải nguy hại, tiếng ồn26. 2.1.2. Khung phân tích phí/thuế ô nhiễm Theo lý thuyết kinh tế học về thuế và OECD27 một hệ thống phí/thuế ô nhiễm khi thiết kế nên tập trung vào ba tiêu chì: hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội, khả thi về quản lý. (1) Hiệu quả kinh tế đạt được khi loại phí/thuế này tạo ra nguồn thu ngân sách nhưng đồng thời gây ra tổn thất xã hội ở mức thấp nhất, giảm ô nhiễm do nước thải. Cơ sở 22 Ecotec, CESam, CLM, University of Gothenburg, UCD & IEEP (2001) 23 Falco Salvatore Di (2012) 24 OECD (2011) 25 Stavin (2002), Hoàng Xuân Cơ (2005) 26 Như trìch dẫn [25] 27 Như trìch dẫn [24]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0