Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá tính khả thi của phương án sử dụng khí so với sử dụng than cho dự án nhà máy nhiệt điện Dung Quất
lượt xem 7
download
Kết quả nghiên cứu của đề tài là việc ra quyết định cho phép đầu tư phải được căn cứ vào tính khả thi kinh tế của dự án. Từ đó, tác giả khuyến nghị chính phủ nên chọn sử dụng khí tự nhiên cho dự án NMNĐ Dung Quất, đồng thời có các chính sách hỗ trợ người dân bị thiệt hại từ dự án. Dự án NMNĐ sử dụng than ở Quảng Ngãi cũng là tình huống điển hình cho các dự án điện than ở Duyên hải miền Trung, trong đó nguyên nhân chính khiến dự án không khả thi kinh tế là do ngoại tác tiêu cực của ô nhiễm không khí.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá tính khả thi của phương án sử dụng khí so với sử dụng than cho dự án nhà máy nhiệt điện Dung Quất
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT -------------------------------------- NGUYỄN THỊ PHƯỢNG ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG KHÍ SO VỚI SỬ DỤNG THAN CHO DỰ ÁN NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN DUNG QUẤT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT -------------------------------------- NGUYỄN THỊ PHƯỢNG ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG KHÍ SO VỚI SỬ DỤNG THAN CHO DỰ ÁN NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN DUNG QUẤT Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. DAVID O. DAPICE ThS. NGUYỄN XUÂN THÀNH Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016
- -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 8 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Phượng
- -ii- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy David O.Dapice và Thầy Nguyễn Xuân Thành đã nhiệt tình hỗ trợ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin cảm ơn Thầy Lê Việt Phú đã hỗ trợ, đóng góp ý kiến để luận văn của tôi được hoàn thiện. Cảm ơn anh Hoàng Văn Thắng, anh Phạm Minh Khoa đã đặc biệt hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tôi xin được bày tỏ lòng tri ân đến tất cả các Quý Thầy Cô, các cán bộ nhân viên trong Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tạo mọi điều kiện để chúng tôi được thụ hưởng môi trường học thuật nghiêm túc. Tiếp theo tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, tập thể học viên MPP7 đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành được chương trình học và đề tài nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Vụ Văn Hóa và Giáo dục trực thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã tài trợ học bổng cho tôi trong suốt quá trình theo học tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 8 năm 2016 Học viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nguyễn Thị Phượng
- -iii- TÓM TẮT Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Dung Quất là một trong số những dự án nhiệt điện được đề xuất tại khu vực miền Trung với quy mô 1.200MW. Năm 2013, dự án được đưa vào quy hoạch điện VII và công ty Sembcorp Utilities Pte làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch ban đầu thì đến năm 2016, Sembcorp sẽ triển khai dự án và sử dụng than làm nhiên liệu. Tuy nhiên, đến năm 2015, chính phủ yêu cầu chủ đầu tư thay đổi công nghệ từ sử dụng than sang khí, dự án lùi lại đến năm 2020 và dựa vào nguồn khí được cung cấp từ mỏ khí Cá Voi Xanh. Tác giả đã thực hiện đánh giá hai phương án về mặt kinh tế và tài chính, đưa ra các kết luận như sau: Thứ nhất, khi sử dụng than làm nhiên liệu cho dự án NMNĐ Dung Quất, dự án có hiệu quả về mặt tài chính nhưng không hiệu quả về mặt kinh tế. Cụ thể, dự án có NPV tài chính bằng 129 triệu USD và NPV kinh tế bằng -1,9 tỷ USD, trong đó chi phí ngoại tác từ ô nhiễm không khí chiếm tỷ trọng cao. Vì vậy, nhà nước không nên phê duyệt dự án theo phương án dùng than làm nhiên liệu. Thứ hai, nếu sử dụng khí, dự án khả thi cả về mặt tài chính lẫn mặt kinh tế với NPV tài chính bằng 861 triệu USD và NPV kinh tế bằng 512 triệu USD. Do đó, nhà nước nên quyết định cho phép đầu tư dự án sử dụng khí tự nhiên làm nhiên liệu cho NMNĐ. Thứ ba, khi nhà nước lựa chọn sử dụng khí cho dự án, các đối tượng được hưởng lợi từ dự án bao gồm người sử dụng điện, lao động tại dự án và ngân sách nhà nước. Nhóm đối tượng chịu thiệt bao gồm người dân bị giải tỏa đất sinh sống chuyển nhượng cho dự án, người dân bị ảnh hưởng về sức khỏe do ô nhiễm không khí từ bụi của nhà máy; phần còn lại của nền kinh tế cũng chịu thiệt xuất phát từ vấn đề chi phí vốn và tỷ giá hối đoái. Việc quyết định đầu tư dự án theo phương án than được đưa ra dựa vào quy hoạch và đề xuất của chủ đầu tư mà không có thẩm định kinh tế. Theo kết quả thẩm định trong đề tài cho thấy dự án theo phương án than không khả thi về mặt kinh tế, do đó nhà nước không được cho phép đầu tư, thậm chí đưa dự án ra khỏi quy hoạch. Việc dự án chưa được triển khai là nhờ tìm được nguồn khí ngoài khơi và chủ đầu tư thấy rằng tính khả thi tài chính của phương án khí là cao hơn phương án than. Tuy nhiên, đối với tổng thể nền kinh tế thì đây không phải là cơ sở đúng đắn để nhà nước ra quyết định cho phép đầu tư hay không. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu đó là việc ra quyết định cho phép đầu tư phải được căn cứ vào tính khả thi
- -iv- kinh tế của dự án. Từ đó, tác giả khuyến nghị chính phủ nên chọn sử dụng khí tự nhiên cho dự án NMNĐ Dung Quất, đồng thời có các chính sách hỗ trợ người dân bị thiệt hại từ dự án. Dự án NMNĐ sử dụng than ở Quảng Ngãi cũng là tình huống điển hình cho các dự án điện than ở Duyên hải miền Trung, trong đó nguyên nhân chính khiến dự án không khả thi kinh tế là do ngoại tác tiêu cực của ô nhiễm không khí. Qua đó nhấn mạnh đến vai trò của việc đánh giá tác động môi trường khi phê duyệt nhằm đảm bảo lợi ích của cả nền kinh tế và tính bền vững của dự án. Trên cơ sở này, tác giả đưa ra khuyến nghị với các dự án khác như sau: Một là, nâng cao chất lượng công tác thẩm định thông qua nâng cao nguồn nhân lực và thống nhất tiêu chuẩn thẩm định; Hai là, cần đảm bảo công tác thẩm định môi trường để đảm bảo sàng lọc các dự án có độ rủi ro cao về môi trường; Cuối cùng, tăng các khoản thuế về tài nguyên, thuế môi trường đối với các dự án có khả năng gây tác động môi trường lớn, một mặt bù đắp những thiệt hại mà nhà máy có phát thải lớn gây ra đối với nền kinh tế, một mặt khuyến khích các chủ đầu tư tăng cường sử dụng các công nghệ mới giảm thiểu phát thải.
- -v- MỤC LỤC Lời cam đoan .......................................................................................................................... i Lời cảm ơn ………………………………………………………………………………….ii Tóm tắt……………………………………………………………………………………..iii Danh mục từ viết tắt .............................................................................................................vii Danh mục biểu đồ, hình ........................................................................................................ ix Danh mục bảng ...................................................................................................................... x Danh mục phụ lục ................................................................................................................. xi Chương 1. Giới thiệu ............................................................................................................ 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ............................................................................................................... 1 1.2. Lý do hình thành đề tài ........................................................................................................... 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................... 3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................................. 3 1.5. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................................. 4 1.6. Cấu trúc của luận văn.............................................................................................................. 4 Chương 2. Mô tả dự án và khung phân tích .......................................................................... 5 2.1. Mô tả dự án .............................................................................................................................. 5 2.1.1. Phương án thực hiện bằng than ........................................................................ 6 2.1.2. Phương án thực hiện bằng khí .......................................................................... 9 2.2. Khung phân tích .................................................................................................................... 11 2.2.1. Phân tích kinh tế ............................................................................................. 12 2.2.2. Phân tích tài chính .......................................................................................... 14 2.2.3. Cơ sở lý thuyết ước tính tổn thất sức khỏe ..................................................... 14 Chương 3. Phân tích kinh tế................................................................................................ 19 3.1. Lợi ích kinh tế........................................................................................................................ 19 3.2. Chi phí kinh tế ....................................................................................................................... 21 3.2.1. Hệ số chuyển đổi ............................................................................................ 21 3.2.2. Chi phí đầu tư ................................................................................................. 22 3.2.3. Phí thưởng ngoại hối ...................................................................................... 23 3.2.4. Chi phí vốn kinh tế ......................................................................................... 23 3.2.5. Ngoại tác của dự án nhà máy nhiệt điện ......................................................... 24
- -vi- 3.3. Thiết lập ngân lưu kinh tế của dự án .................................................................................... 29 3.3.1. Phương án thực hiện bằng than ...................................................................... 29 3.3.2. Phương án thực hiện bằng khí ........................................................................ 33 Chương 4. Phân tích tài chính ............................................................................................. 38 4.1. Thông số tài chính ................................................................................................................. 38 4.2. Thông số vĩ mô...................................................................................................................... 38 4.3. Lợi ích tài chính..................................................................................................................... 39 4.4. Chi phí tài chính .................................................................................................................... 39 4.4.1. Chi phí đầu tư ................................................................................................. 39 4.4.2. Chi phí hoạt động ........................................................................................... 40 4.5. Thiết lập ngân lưu tài chính của dự án ................................................................................. 43 4.5.1. Phương án thực hiện bằng than ...................................................................... 43 4.5.2. Phương án thực hiện bằng khí ........................................................................ 46 4.5.3. So sánh với phương án than trên phương diện tài chính ................................ 49 4.5.4. Phân tích phân phối ........................................................................................ 50 Chương 5. Kết luận và khuyến nghị chính sách ................................................................. 52 5.1. Kết luận nghiên cứu .............................................................................................................. 52 5.2. Khuyến nghị chính sách........................................................................................................ 53 5.3. Hạn chế của đề tài ................................................................................................................. 54 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 55 Phụ lục…….……………………………………………………………………………….62
- -vii- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT KÝ HIỆU TÊN TIẾNG ANH NGHĨA TIẾNG VIỆT ASA Asthma Bệnh hen suyễn BOT Build, Operate, Transfer Xây dựng, vận hành, chuyển giao CAPM Capital Asset Pricing Model Mô hình định giá tài sản vốn CB Chronic bronchitis Viêm phế quả mãn tính CF Conversion Factor Hệ số chuyển đổi CHA Cardiovascular Hospital Admissions Chi phí điều trị bệnh về hô hấp CM Chronic mortality Tử vong mạn tính đ.t.g Đồng tác giả ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Economic Cost Opportunity of Chi phí cơ hội kinh tế của ECOC Capital vốn EIRR Economic Internal Rate Of Return Suất sinh lợi nội tại kinh tế ENPV Economic Net Present Value Giá trị hiện tại ròng kinh tế ERF Exposure response function Hàm phản ứng phơi nhiễm EVN Vietnam Electricity Tập đoàn Điện lực Việt Nam FIRR Financial Internal Rate Of Return Suất sinh lợi nội tại tài chính FNPV Financial Net Present Value Giá trị hiện tại ròng tài chính GTHC Giá trị hoán chuyển IPA Impact path approach Tiếp cận đánh giá tác động IRR Internal Rate Of Return Suất sinh lợi nội tại hoàn LRI Lower respiratory tract infections Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới NHNN Ngân hàng nhà nước NMNĐ Nhà máy nhiệt điện NPV Net present value Giá trị hiện tại ròng O&M Operation and Maintenance Vận hành và bảo dưỡng PECC1 Công ty tư vấn điện lực số 1 PECC2 Công ty tư vấn điện lực số 2 RAD Restricted Activity Day Số ngày hoạt động bị hạn chế
- -viii- RHA Respiratory Hospital Admissions Chi phí điều trị bệnh về tim mạch SERF Slope of ERF Độ dốc của ERF TNDN Thu nhập doanh nghiệp UBND Ủy ban nhân dân VCSH Vốn chủ sở hữu WACC Weighted Average Cost Of Capital Chi phí vốn bình quân gia quyền WB World Bank Ngân Hàng Thế giới WTP Willing to Pay Mức sẵn lòng chi trả
- -ix- DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH Biểu đồ 3 - 1: Tỷ lệ tổn thất điện năng Việt Nam qua các năm ........................................... 21 Biểu đồ 3 - 2: Ngân lưu kinh tế của dự án theo phương án than ......................................... 29 Biểu đồ 3 - 3: Chi phí kinh tế của dự án theo phương án than (triệu USD) ........................ 29 Biểu đồ 3 - 4: Chi phí kinh tế của phương án than khi tính và không tính ngoại tác .......... 31 Biểu đồ 3 - 5: Ngân lưu kinh tế của dự án theo phương án khí ........................................... 34 Biểu đồ 3 - 6: Chi phí kinh tế của dự án theo phương án khí (triệu USD) .......................... 34 Biểu đồ 3 - 7: Kết quả thẩm định kinh tế theo hai phương án ............................................. 36 Biểu đồ 4 - 1: Ngân lưu tài chính của dự án theo phương án than.......................................43 Biểu đồ 4 - 2: Chi phí tài chính của dự án theo phương án than (triệu USD) ..................... 44 Biểu đồ 4 - 3: Ngân lưu tài chính của dự án theo phương án khí ........................................ 46 Biểu đồ 4 - 4: Chi phí tài chính của dự án theo phương án khí (triệu USD) ....................... 47 Biểu đồ 4 - 5: Kết quả thẩm định tài chính của dự án theo hai phương án.......................... 49 Biểu đồ 4 - 6: Kết quả phân tích phân phối theo phương án khí ......................................... 50 Hình 2 - 1: Vị trí ranh giới xây dựng NMNĐ Dung Quất ..................................................... 5 Hình 2 - 2: Sơ đồ cấu trúc dự án NMNĐ Dung Quất theo phương án than .......................... 6 Hình 2 - 3: Vị trí mỏ khí Cá Voi Xanh .................................................................................. 9 Hình 2 - 4: Sơ đồ cấu trúc dự án NMNĐ Dung Quất theo phương án khí .......................... 10 Hình 2 - 5: Các bước thực hiện đánh giá theo hướng tiếp cận từ dưới lên .......................... 16 Hình 2 - 6: Mô hình vệt khói Gauss..................................................................................... 17 Hình 3 - 1: Kết quả mô phỏng Monte-Carlo NPV kinh tế phương án than ......................... 33 Hình 3 - 2: Kết quả mô phỏng Monte-Carlo NPV kinh tế phương án khí ............................... 37 Hình 4 - 1: Kết quả mô phỏng Monte-Carlo NPV tài chính phương án than ...................... 46 Hình 4 - 2: Kết quả mô phỏng Monte-Carlo NPV tài chính phương án khí ........................ 48
- -x- DANH MỤC BẢNG Bảng 1 - 1: Dự báo tăng trưởng tiêu thụ điện ở Việt Nam đến năm 2035 ............................. 1 Bảng 2 - 1: Thông số cơ bản của dự án sử dụng than làm nhiên liệu……………………… 8 Bảng 2 - 2: Chi phí đầu tư dự án theo phương án than .......................................................... 8 Bảng 2 - 3: Tiến độ đầu tư dự án theo phương án than ......................................................... 8 Bảng 2 - 4: Thông số cơ bản của dự án sử dụng khí làm nhiên liệu .................................... 10 Bảng 2 - 5: Chi phí đầu tư dự án theo phương án khí.......................................................... 11 Bảng 2 - 6: Tiến độ đầu tư dự án theo phương án khí ......................................................... 11 Bảng 2 - 7: Các bệnh có tỷ lệ người mắc bệnh cao trong phạm vi toàn quốc năm 2011 .... 15 Bảng 3 - 1: Cơ cấu tiêu dùng điện năm 2014 ……………………………………………..20 Bảng 3 - 2: Chi phí truyền tải, phân phối và quản lý điện năm 2014 .................................. 20 Bảng 3 - 3: Tổng hợp hệ số chuyển đổi theo hai phương án ............................................... 22 Bảng 3 - 4: SERF sử dụng trong thẩm định kinh tế của WB và ADB................................. 23 Bảng 3 - 5: Chi phí tổn thất sức khỏe của phương án than từ Riskpoll ............................... 26 Bảng 3 - 6: Chi phí tổn thất sức khỏe của phương án khí từ Riskpoll ................................. 28 Bảng 3 - 7: Kết quả phân tích kinh tế dự án theo phương án than ...................................... 30 Bảng 3 - 8: Kết quả phân tích kinh tế dự án theo phương án khí ........................................ 35 Bảng 4 - 1: Dự báo lạm phát của VNĐ qua các năm ……………………………………..38 Bảng 4 - 2: Dự báo lạm phát của USD qua các năm ........................................................... 39 Bảng 4 - 3: Chi phí sử dụng vốn hai phương án .................................................................. 41 Bảng 4 - 4: Kết quả phân tích tài chính dự án theo phương án than.................................... 44 Bảng 4 - 5: Kết quả phân tích tài chính dự án theo phương án khí ..................................... 47
- -xi- DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Hoạt động của nhà máy nhiệt điện ..................................................................... 62 Phụ lục 2: Chi phí đầu tư của dự án (Năm 2016) ................................................................ 63 Phụ lục 3: Danh sách nhà cung cấp than cho dự án theo phương án than ........................... 65 Phụ lục 4: Công thức tổng mức tác động trong mô hình SUWM........................................ 66 Phụ lục 5: Tính giá khí tự nhiên thế giới ............................................................................. 67 Phụ lục 6: Tính toán hệ số chuyển đổi ................................................................................. 68 Phụ lục 7: Tác động của NO2, Bụi PM, SO2 đến sức khỏe con người ............................... 74 Phụ lục 8: Tốc độ tăng trưởng dân số .................................................................................. 75 Phụ lục 9: Đánh giá những tác động lên sức khỏe con người ............................................. 76 Phụ lục 10: Giá trị chi phí tổn thất sức khỏe do ô nhiễm..................................................... 86 Phụ lục 11: Bảng tính chi phí vốn của phương án than ....................................................... 88 Phụ lục 12: Bảng tính chi phí vốn của phương án khí ......................................................... 89 Phụ lục 13: Bảng tỷ lệ lạm phát, lãi vay, khấu hao và báo cáo thu nhập............................. 90 Phụ lục 14: Ngân lưu tài chính danh nghĩa của dự án theo phương án than ....................... 96 Phụ lục 15: Ngân lưu kinh tế của dự án theo phương án than ............................................. 97 Phụ lục 16: Ngân lưu tài chính danh nghĩa của dự án theo phương án khí ......................... 98 Phụ lục 17: Ngân lưu kinh tế của dự án theo phương án khí ............................................... 99 Phụ lục 18: Phân tích rủi ro kinh tế của dự án theo phương án than ................................. 100 Phụ lục 19: Phân tích rủi ro tài chính của dự án theo phương án than .............................. 105 Phụ lục 20: Phân tích rủi ro kinh tế của dự án theo phương án khí ................................... 109 Phụ lục 21: Phân tích rủi ro tài chính của dự án theo phương án khí ................................ 114 Phụ lục 22: Kết quả phân tích phân phối phương án than (Đơn vị: Triệu USD) .............. 118 Phụ lục 23: Kết quả phân tích phân phối phương án khí (Đơn vị: Triệu USD) ................ 119 Phụ lục 24: Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam ................ 120
- -1- CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Ở hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, sự phát triển kinh tế luôn đi kèm sự tăng trưởng trong nhu cầu về điện năng và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Trong những năm qua, nhu cầu sử dụng điện tại Việt Nam có sự gia tăng liên tục nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Nhu cầu tiêu thụ điện năng ở Việt Nam tăng nhanh, vượt trên cả tốc độ tăng GDP, trong khoảng một thập niên từ 1995 đến 2005, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Việt Nam là 7,2%, trong khi đó lượng tiêu thụ điện tăng lên với tốc độ bình quân là 14,9% (Nguyễn Ngọc Hoàng, 2015). Trong Chiến lược phát triển ngành điện lực Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, nhu cầu tiêu thụ điện theo phương án phụ tải cơ sở tới năm 2035 được trình bày trong Bảng 1 - 1. Bảng 1 - 1: Dự báo tăng trưởng tiêu thụ điện ở Việt Nam đến năm 2035 Hạng mục 2015 2020 2025 2030 2035 Điện thương phẩm (GWh) 140.000 230.924 346.312 495.853 671.890 Điện sản xuất (GWh) 158.471 262.414 393.537 560.285 758.341 Pmax (MW) 24.840 41.605 62.395 88.833 120.234 Tăng trưởng điện thương 2011-15 2016-20 2021-25 2026-30 2031-35 phẩm (%/năm) 10,0 10,5 8,4 7,4 6,3 Nguồn: Chiến lược phát triển ngành điện lực Việt Nam1 NMNĐ Dung Quất nằm trong số những dự án nhiệt điện được đề xuất tại khu vực miền Trung. Dự án có quy mô 1.200MW sẽ cung cấp điện năng cho khu kinh tế Dung Quất, đáp ứng nhu cầu phụ tải tại chỗ, giảm tổn thất điện năng, giảm sự phụ thuộc vào các nhà máy thủy điện, đồng thời tăng tính chủ động trong việc cung cấp điện cho khu vực (UBND tỉnh Quảng Ngãi, 2015) và một phần phát lên hệ thống điện quốc gia (PECC1, 2014). 1 Chiến lược phát triển ngành điện lực Việt Nam đến năm 2025, Bộ Công Thương.
- -2- Ngày 12/01/2012, UBND tỉnh Quảng Ngãi và công ty Sembcorp đã thực hiện ký kết Biên bản ghi nhớ về thực hiện đầu tư xây dựng dự án NMNĐ Dung Quất tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một dự án lớn với công suất lên đến 1.200MW với tổng đầu tư hơn 2 tỷ USD (UBND Quảng Ngãi, 2015). Đến ngày 04/05/2013, Thủ tướng Chính phủ nhất trí bổ sung dự án NMNĐ Dung Quất vào Quy hoạch điện VII và giao công ty Sembcorp Utilities Pte làm chủ đầu tư, thực hiện đầu tư theo hình thức BOT. Tháng 6 năm 2014, Sembcorp cùng với đơn vị tư vấn dự án trình cho Bộ Công Thương báo cáo nghiên cứu khả thi trong đó nhiên liệu được sử dụng là than. Theo như kế hoạch đề ra ban đầu thì đến năm 2016, chủ đầu tư sẽ được bàn giao quỹ đất sạch để tiến hành triển khai giai đoạn xây dựng NMNĐ, dự kiến tổ máy số 1 vận hành thương mại vào tháng 9 năm 2020 và đến tháng 3 năm 2021 sẽ vận hành toàn bộ nhà máy. Tuy nhiên, đến tháng 5 năm 2015, Thủ tướng đã ra yêu cầu nhà đầu tư Sembcorp thay đổi thiết kế, công nghệ từ nhiệt điện chạy than sang sử dụng khí tự nhiên nên tiến độ dự án phải lùi lại đến năm 2020 với công suất 1.200MW (Văn Huy, 2016), dựa vào nguồn khí được cung cấp từ mỏ khí Cá Voi Xanh được phát hiện ở ngoài khơi cách bờ 80 km (tại lô 117, 118, 119), có trữ lượng khí rất lớn và có thể đưa vào khai thác thương mại. Với quyết định như thế thì trong vòng 5 năm đến, dự án sẽ không được triển khai và phải chờ đến 2020 mới được tái khởi động. 1.2. Lý do hình thành đề tài Trong bối cảnh các vấn đề liên quan đến môi trường của các hoạt động sản xuất đang trở nên nóng hổi, NMNĐ sử dụng than gây ra một loạt các tác động đến môi trường. Dư luận, các phương tiện truyền thông và nhiều tổ chức thường cho rằng than như nguồn “năng lượng bẩn”, “giết người hàng loạt”… (Bùi Huy Phùng, 2016). Chuyển đổi các nhà máy điện từ sử dụng than sang sử dụng khí hay các nhiên liệu sạch khác đang được xem là một xu thế ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc đưa ra một quyết định chính sách cần được đưa ra trên cơ sở khoa học và công tác thẩm định khách quan hơn là các nhận định cảm tính. Từ thực trạng đó, việc đánh giá tính khả thi của việc sử dụng khí tự nhiên, cụ thể hơn là so sánh với phương án than trên góc độ kỹ thuật có xét đến các ngoại tác của dự án sẽ là cơ sở cho việc đưa ra quyết định phê duyệt đầu tư. Đây cũng là cơ sở để thực hiện kêu gọi các nhà đầu tư mới trong trường hợp công ty Sembcorp Utilities Pte không tiếp tục tham gia thực hiện dự án vào năm 2020.
- -3- 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu thứ nhất, tác giả thực hiện đánh giá tính khả thi của dự án theo hai phương án sử dụng than và khí làm nhiên liệu, so sánh hai phương án này về mặt kinh tế và tài chính để xem xét quyết định tạm dừng triển khai và chuyển đổi công nghệ của nhà nước đối với dự án NMNĐ Dung Quất là hợp lý hay không. Đồng thời, trên cơ sở kết quả phân tích kinh tế và tài chính, tác giả cũng thực hiện phân tích phân phối để xem xét các đối tượng nào bị thiệt hại lợi ích một khi dự án được triển khai, qua đó làm cơ sở cho những khuyến nghị những chính sách của nhà nước đối với quá trình phê duyệt cũng như giám soát hoạt động của NMNĐ một khi dự án đi vào giai đoạn xây dựng và vận hành thương mại sau này. Mục tiêu thứ hai, tác giả thực hiện đánh giá lại tính khả thi kinh tế của phương án than để xem xét liệu quyết định ban đầu của nhà nước khi phê duyệt dự án NMNĐ Dung Quất theo phương án than có hợp lý hay không và cơ sở nào nhà nước đưa ra các quyết định cho phép đầu tư? Qua đó, toàn bộ bối cảnh của dự án NMNĐ Dung Quất có thể được sử dụng như một tình huống điển hình phản ánh một thực trạng hiện nay là các quyết định của nhà nước được đưa ra trên cơ sở đề xuất của các chủ đầu tư mà không xem xét đến tính khả thi kinh tế, đặc biệt là các tác động tiêu cực đến môi trường do phát thải của các NMNĐ. Hậu quả là khi các dự án đi vào giai đoạn triển khai xây dựng và vận hành gây ra hàng loạt thiệt hại về môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và gây tổn thất cho cả nền kinh tế. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Với ý nghĩa và mục tiêu nêu ra như trên, tác giả đặt ra trong luận văn bốn câu hỏi nghiên cứu như sau: - Dự án NMNĐ Dung Quất sử dụng than và khí làm nhiên liệu có khả thi kinh tế không? - Dự án NMNĐ Dung Quất sử dụng than và khí làm nhiên liệu có khả thi tài chính không? - Đối với phương án được chính phủ lựa chọn, những đối tượng nào được hưởng lợi và đối tượng nào bị thiệt hại từ dự án NMNĐ Dung Quất? - Đâu là bài học và ý nghĩa chính sách có thể rút ra từ việc phân tích tính khả thi kinh tế, tài chính và phân phối của dự án?
- -4- 1.5. Phạm vi nghiên cứu Luận văn sử dụng Báo cáo đầu tư của phương án sử dụng than do Công ty tư vấn điện lực 1 (PECC1) thực hiện và tư vấn của Công ty tư vấn điện lực 2 (PECC2) đối với phương án sử dụng khí để làm cơ sở cho việc thiết lập mô hình, đánh giá tính khả thi và so sánh mức độ hiệu quả của cả hai phương án công nghệ. Luận văn tập trung phân tích về mặt tài chính, kinh tế của dự án NMNĐ cả phương án than và phương án khí; đồng thời lượng hóa những tổn thất về mặt sức khỏe của người dân do ô nhiễm không khí do bụi thoát ra từ hoạt động của NMNĐ. Dữ liệu thông số của dự án dựa trên báo cáo đầu tư, số liệu từ Quy hoạch ngành điện đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2035, các số liệu từ các sở ban ngành và nghiên cứu liên quan. 1.6. Cấu trúc của luận văn Luận văn bao gồm 5 chương. Chương 1 trình bày bối cảnh và lý do hình thành đề tài nghiên cứu, câu hỏi và phạm vi nghiên cứu của Luận văn. Thông tin cụ thể về dự án sử dụng than và khí sẽ được trình bày trong chương 2. Trong chương 2, tác giả cũng trình bày phần cơ sở lý thuyết và khung phân tích tác giả dùng làm nền tảng để thực hiện phân tích các số liệu của dự án nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra trong chương 1. Chương 3 sẽ tập trung đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế của dự án theo từng loại nhiên liệu đầu vào. Đến chương 4, tính khả thi về mặt tài chính của dự án sẽ được đánh giá. Cuối cùng, các kết luận chính cho bốn câu hỏi nghiên cứu làm cơ sở cho các khuyến nghị chính sách cụ thể của Luận văn sẽ được trình bày trong chương 5.
- -5- CHƯƠNG 2. MÔ TẢ DỰ ÁN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 2.1. Mô tả dự án Dự án NMNĐ Dung Quất có công suất 1.200MW được xây dựng trong Khu kinh tế Dung Quất, địa điểm nằm ở thôn Tân Hy, thuộc xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Địa điểm này cách thành phố Quảng Ngãi 40 km về phía Bắc, cách sân bay Chu Lai khoảng 8 km về phía Đông Nam và cách Quốc Lộ 1A 6 km về phía Đông. Hình 2 - 1: Vị trí ranh giới xây dựng NMNĐ Dung Quất Nguồn: (Hải Vân, 2014) Dự án nằm trong khu kinh tế Dung Quất và đặc biệt là gần với cảng Dung Quất nên có những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng như giao thông đường bộ, đường thủy, hệ thống nước,… Dự án có nguồn cung cấp nước ngọt và nước biển phong phú đảm bảo cho việc làm mát hệ thống bình ngưng cạnh nhà máy. Với phương án sử dụng than làm nhiên liệu, dự án có sự thuận lợi để phát triển đường thủy nhập khẩu hay vận chuyển than, dầu và công tác thiết kế khu vực thải tro xỉ từ nhà máy. Với phương án sử dụng khí làm nhiên liệu, dự án được đặt gần nguồn nhiên liệu là mỏ khí Cá Voi Xanh ngoài khơi giữa Quảng Nam và Quảng Ngãi.
- -6- 2.1.1. Phương án thực hiện bằng than Dự án NMNĐ bằng than có tổng mức đầu tư 2,16 tỷ USD, dự kiến bao gồm 3 khu vực là khu vực nhà máy chính rộng 68 ha ở phía đông, đặt ở thôn Sơn Trà và Tân Hy; khu vực bãi thải xỉ rộng 43 ha nằm ở phía đông so với khu vực nhà máy chính, đặt ở thôn Tân Hy và khu vực cảng nhập than nằm ở phía bắc nhà máy. Dự án này bao gồm 2 tổ máy có công suất 600MW theo công nghệ nhiệt điện ngưng hơi và sử dụng thông số siêu tới hạn. 2.1.1.1. Cấu trúc dự án Dự án được thực hiện đầu tư theo hình thức BOT với sơ đồ cấu trúc dự án NMNĐ Dung Quất như hình 2 – 2 bên dưới: Hình 2 - 2: Sơ đồ cấu trúc dự án NMNĐ Dung Quất theo phương án than Nguồn: Tác giả vẽ lại từ báo cáo đầu tư. Trong đó, chủ đầu tư dự án là Tổng công ty Sembcorp Utilities Pte Ltd, một đơn vị thuộc 100% sở hữu của Tập đoàn Sembcorp Industries Ltd (SCI) có số vốn hoá niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore khoảng 8,6 tỷ đô la và chuyên hoạt động trên lĩnh vực cung cấp năng lượng, nước, dịch vụ tại chỗ cho các khách hàng trong các cụm công nghiệp chuyên ngành năng lượng. Sembcorp Utilities có 12 năm kinh nghiệm làm nhà đầu tư, nhà khai thác các nhà máy sản xuất điện. Tại Việt Nam, công ty sở hữu 33,33% cổ phần của Công ty Điện lực BOT Phú Mỹ 3 với tổng vốn đầu tư 412 triệu đô la (PECC1, 2013).
- -7- 2.1.1.2. Nhiên liệu và các thông số của dự án theo phương án than Dự án NMNĐ Dung Quất dự kiến sử dụng công nghệ nhiệt điện truyền thống là lò hơi đốt than phun. Theo công nghệ này, than được nghiền mịn và sau đó được đốt cháy trong buồng lửa lò hơi, nhiệt từ quá trình đốt cháy làm nóng nước và hơi trong các thiết bị và dàn ống trong lò (Nguyễn Ngọc Hoàng, 2015) (Tham khảo tại Phụ lục 1). Trong đó, công nghệ lò hơi được chọn là lò hơi trực lưu có áp suất siêu tới hạn. Nhiên liệu chính là than nhập khẩu chủ yếu từ Indonesia (than Úc được xem xét làm phương án dự phòng nhiên liệu than đầu vào cho dự án). Ngoài ra, dự án còn sử dụng dầu LDO để đốt khởi động. a. Nhiên liệu than Trong nhiều năm liên tục, Việt Nam có mặt trong danh sách những nước khai thác, sản xuất và xuất khẩu than nhiều nhất thế giới. Nhưng sau một thời gian dài xuất khẩu ồ ạt, nguồn than bị suy giảm. Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung than và có xu hướng nhập khẩu. Sản lượng khai thác trong nước chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước đến hết năm 2015, từ 2016 Việt Nam sẽ phải nhập khẩu than trong đó chủ yếu nhập từ hai nước Australia và Indonesia (Nguyễn Ngọc Hoàng, 2015). Với dự án NMNĐ Dung Quất, chủ đầu tư có kế hoạch ký hợp đồng dài hạn với hai đơn vị cung cấp than sơ cấp, hai nhà cung cấp thứ cấp và hai nhà cung cấp dự phòng theo Phụ lục 3. Giá than được sử dụng theo báo cáo đầu tư là 67,65 USD/tấn cũng gần với mức giá tác giả tham khảo trên thị trường Indonesia nhập về đến Việt Nam. Do đó, trong nghiên cứu tác giả sử dụng mức giá 67,65 USD/tấn làm giá tài chính của than. b. Dầu LDO Dầu LDO được sử dụng để khởi động lò hơi, ước tính sử dụng 5.800 tấn/năm. Dự án dự kiến sử dụng dầu nhập khẩu từ Singapore. Mức giá CIF của dầu LDO được dự kiến trong báo cáo đầu tư là 1.091 USD/tấn. c. Thông số dự án Dưới đây là một số thông số cơ bản của dự án NMNĐ sử dụng than làm nhiên liệu chính.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 69 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 90 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 72 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 76 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang
71 p | 88 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
119 p | 76 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 50 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 81 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 32 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long
127 p | 43 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 53 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 50 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 55 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn