Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Đo lường và đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần - Tình huống ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
lượt xem 3
download
Luận văn đo lường trực tiếp quyền kiểm soát và mức độ tập trung của quyền kiểm soát của các cổ đông trong cấu trúc sở hữu của một NHTMCP Việt Nam bằng phương pháp lượng hóa chỉ số Banzhaf. Đồng thời xây dựng một khung đánh giá tác động tiềm năng của việc tập trung quyền lực kiểm soát trong cấu trúc sở hữu đến rủi ro và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam, nhìn từ tình huống của Sacombank.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Đo lường và đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần - Tình huống ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT KAM KIM LONG ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN: TÌNH HUỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT KAM KIM LONG ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN: TÌNH HUỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN Ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. DAVID O. DAPICE Đ THI N ANH TUẤN TP. Hồ Chí Minh N ăm 2014
- -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Học viên Kam Kim Long
- -ii- LỜI CẢM ƠN Luận văn này đánh dấu quá trình tổng kết và vận dụng các kiến thức đã được học ở Trường Fulbright để trả lời các câu hỏi chính sách trong lĩnh vực Tài Chính Phát Triển, đồng thời cũng đánh dấu một bước trưởng thành mới của tôi trong nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn và GS.TS. David O. Dapice là những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi từng bước thực hiện luận văn này, đồng thời giúp tôi tổng kết được một phần luận văn để công bố thành bài báo quốc tế. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Trần Thị Quế Giang, người đã giúp tôi định hướng đề tài và hỗ trợ những tài liệu quí giá để tôi có thể làm rõ vấn đề chính sách và ý nghĩa của đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Mai Hoàng Chương, người đã cùng tôi nghiên cứu những thuật toán tính Banzhaf cho đến khi trường đóng trong các buổi chiều tối trong nhiều tuần liền. Tôi xin cảm ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Xuân Thành, Cô Đinh Vũ Trang Ngân cùng bạn bè lớp MPP5 đã động viên và góp ý giúp tôi hoàn thiện khung phân tích cho luận văn trong những buổi Seminar. Tôi xin cảm ơn vợ và bố mẹ đã chăm sóc chu đáo cho con trai 02 tháng tuổi của tôi, để tôi có được thời gian hoàn thiện luận văn này. Kam Kim Long
- -iii- TÓM TẮT LUẬN VĂN Các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay đang đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, tuy nhiên thời gian qua, nhiều trục trặc về hiện trạng cấu trúc sở hữu chéo và các vấn đề về cổ đông lớn kiểm soát đã tạo những bất ổn và tiềm ẩn rủi ro cho toàn hệ thống ngân hàng. Trong lĩnh vực quản trị ngân hàng, sở hữu và kiểm soát là hai khái niệm cần cẩn thận phân biệt. Hiện nay, các nghiên cứu trong nước chưa chỉ ra một phương pháp có thể đo lường trực tiếp quyền lực kiểm soát của các cổ đông trong một ngân hàng, thay vào đó là việc đánh đồng quyền kiểm soát với các tỷ lệ sở hữu trực tiếp của các cổ đông. Nguyên nhân là do có nhiều trở ngại về sự phức tạp quá mức của các cấu trúc sở hữu thực tế, cũng như thiếu thông tin về cấu trúc sở hữu hoàn chỉnh để tính toán. Luận văn giới thiệu một phương pháp có thể sử dụng để đo lường trực tiếp quyền lực kiểm soát của các cổ đông trong các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam bằng thang đo lượng hóa của chỉ số quyền lực Banzhaf trong lý thuyết trò chơi bỏ phiếu, đồng thời cũng giải quyết các trở ngại khi áp dụng chỉ số Banzhaf vào phân tích các cấu trúc thực tế. Thông qua các giá trị lượng hóa Banzhaf này, có thể xác định được chính xác và đầy đủ các cổ đông đang thực sự kiểm soát một ngân hàng, mức độ tập trung của quyền kiểm soát của ngân hàng để làm cơ sở cho việc đánh giá tiềm năng ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến rủi ro và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần. Mức độ chính xác của các kết quả đo lường này có phụ thuộc vào chất lượng của thông tin đầu vào. Để đánh giá các tác động tiềm năng của cấu trúc sở hữu lên rủi ro và hiệu quả hoạt động của một ngân hàng trong luận văn xây dựng khung phân tích dựa trên lý thuyết về ủy quyền-thừa hành, và các kết quả nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện trên hệ thống các ngân hàng ở các nước. Nhìn chung, mức độ tập trung cao trong cấu trúc sở hữu của một ngân hàng sẽ làm gia tăng rủi ro và giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, cường độ tác động sẽ còn phụ thuộc vào loại chủ sở hữu nào đang kiểm soát ngân hàng (sở hữu nhà nước, sở hữu gia đình, sở hữu nước ngoài…). Ngoài ra, tác động này còn bị ảnh hưởng mạnh bởi yếu tố thể chế và khung pháp lý khác nhau ở các nước. Ở các khối nước có thể chế tốt như các nước Scandinavie thì mức độ tập
- -iv- trung trong cấu trúc sở hữu làm cho các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn mà không làm tăng rủi ro hoạt động. Trong tình huống Sacombank bị thâu tóm, luận văn chỉ sử dụng nguồn số liệu công khai để tính toán, tuy nhiên, các kết quả lượng hóa Banzhaf cũng giải thích một số hiện tượng và cho thấy sự phù hợp phần nào với các quan sát bên ngoài theo diễn biến từng bước của cuộc thâu tóm. Trước và sau khi bị thâu tóm, Sacombank vẫn duy trì một mức độ tập trung cao của quyền kiểm soát trong cấu trúc sở hữu. Chỉ một liên minh gồm một ngân hàng và một gia đình đã có thể chi phối hoàn toàn Sacombank. Hiện nay, Sacombank vẫn là ngân hàng lớn, tương đối lành mạnh và thuộc nhóm loại A theo phân loại của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, khung phân tích trong luận văn cho thấy cấu trúc sở hữu hiện hữu này đang có tiềm năng ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động và làm gia tăng rủi ro hoạt động cho ngân hàng Sacombank trong tương lai. Hiện nay ở các NHTMCP khác cũng có hiện trạng cấu trúc sở hữu gián tiếp phức tạp và có dấu hiệu cho thấy đang bị chi phối bởi một nhóm cổ đông như Sacombank. Trong khi đề án tái cấu trúc các tổ chức tín dụng hiện nay chỉ tập trung vào giải pháp mua bán sát nhập các ngân hàng yếu kém. Các phát hiện ở Sacombank cần được nhìn nhận đối với toàn hệ thống NHTMCP ở Việt Nam để có những chính sách và phương án tái cơ cấu hiệu quả cho toàn hệ thống ngân hàng. Vì nếu không xác định được đúng và đủ các ông chủ thực sự của các NHTMCP, cũng như tác động tiềm năng của họ đến hiệu quả hoạt động và rủi ro của ngân hàng thì các chính sách điều tiết của NHNN rất khó tác động đến đúng đối tượng và đạt được hiệu quả.
- -v- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................................. iii MỤC LỤC .................................................................................................................................... v DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU...................................................................................... vii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................ 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ..................................................................................................... 1 1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan ............................................................................ 3 1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu về đo lường quyền kiểm soát của các cổ đông chi phối .. 3 1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu về đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu lên kết quả hoạt động của ngân hàng .............................................................................................................. 4 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.................................................................................... 5 1.3.1. Mục tiêu ...................................................................................................................... 5 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 5 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 6 1.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 6 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG QUYỀN KIỂM SOÁT DOANH NGHIỆP ........ 7 2.1. Khái quát các phương pháp đo lường quyền kiểm soát doanh nghiệp ......................... 7 2.2. Đo lường quyền lực kiểm soát của cổ đông bằng chỉ số Banzhaf ................................ 8 2.2.1. Tính chỉ số Banzhaf khi có thông tin đầy đủ về cấu trúc sở hữu trực tiếp ................. 8 2.2.2. Tác động của các hình thức sở hữu gián tiếp lên chỉ số Banzhaf ............................... 9 2.2.3. Tính chỉ số Banzhaf khi thiếu thông tin đầy đủ về cấu trúc sở hữu.......................... 13 CHƯƠNG 3 TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTMCP ........................................................................................ 15 3.1. Tác động của cấu trúc sở hữu lên kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP thông qua việc phân bổ quyền kiểm soát .......................................................................................... 15 3.1.1. Mâu thuẫn ủy quyền - thừa hành trong cấu trúc sở hữu của các NHTMCP ............. 15 3.1.2. Vấn đề ủy quyền-thừa hành loại 1 ............................................................................ 16 3.1.3. Vấn đề ủy quyền-thừa hành loại 2 ............................................................................ 16 3.2. Khái quát các nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu lên kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP ........................................................................................................ 17 3.3. Tổng kết khung đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu lên kết quả hoạt động của một NHTMCP ............................................................................................................................... 19 CHƯƠNG 4 NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG SACOMBANK BỊ THÂU TÓM .................... 22
- -vi- 4.1. Khái quát tình huống Sacombank bị thâu tóm............................................................ 22 4.2. Kết quả lượng hóa quyền lực chi phối của các cổ đông Sacombank bằng chỉ số Banzhaf ................................................................................................................................... 22 4.2.1. Trước thời điểm Sacombank bị thâu tóm ................................................................. 22 4.2.2. Tại thời điểm Sacombank bị thâu tóm ...................................................................... 24 4.3. Đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu của Sacombank lên kết quả hoạt động của ngân hàng................................................................................................................................ 26 4.4. Nhận định xu hướng và kiểm chứng lại các sự kiện diễn ra ở Sacombank. ............... 28 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ................................................... 30 5.1. Các kết luận đối với tình huống Sacombank .............................................................. 30 5.2. Các nhận xét chung rút ra cho các ngân hàng khác .................................................... 31 5.3. Các kiến nghị chính sách ............................................................................................ 31 5.3.1. Các kiến nghị chính sách ngắn hạn với tình huống Sacombank............................... 31 5.3.2. Các kiến nghị cho giải pháp dài hạn ......................................................................... 32 5.4. Hạn chế của đề tài....................................................................................................... 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 33 PHỤ LỤC ................................................................................................................................... 37
- -vii- DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3-1 Tác động của mức độ tập trung cao trong cấu trúc sở hữu lên rủi ro và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Châu Âu ............................................................................ 18 Bảng 3-2 Tác động của các nhóm chủ sở hữu lên rủi ro và hiệu quả hoạt động của ngân hàng ở Kenya........................................................................................................................... 18 Bảng 4-1 Lượng hoá Banzhaf với cấu trúc sở hữu trực tiếp của Sacombank trước khi bị thâu tóm, 2011 ......................................................................................................................... 22 Bảng 4-2 Lượng hoá Banzhaf với thông tin mới về sở hữu gia đình, 2011 ............................ 23 Bảng 4-3 Lượng hoá Banzhaf với thông tin về uỷ quyền biểu quyết, 2011 ........................... 23 Bảng 4-4 Lượng hoá Banzhaf với cấu trúc sở hữu trực tiếp của Sacombank, 2012 ............... 24 Bảng 4-5 Lượng hoá Banzhaf với thông tin về sở hữu gia đình và cấu trúc hình kim tự tháp, 2012 ................................................................................................................................ 25 Bảng 4-6 Sở hữu của gia đình Trầm Bê tại Sacombank, 2012 ............................................... 25 Bảng 4-7 Lượng hoá Banzhaf với thông tin mới về sở hữu ẩn danh, 2012 ............................ 26 Bảng 4-8 Lượng hoá Banzhaf tại thời điểm đại hội cổ đông 2012 của Sacombank ............... 26 Bảng 4-9 Đánh giá tác động của các nhóm cổ đông chính đến kết quả hoạt động của Sacombank trước khi bị thâu tóm ........................................................................................... 27 Bảng 4-10 Đánh giá tác động của các nhóm cổ đông chính đến kết quả hoạt động của Sacombank sau khi bị thâu tóm............................................................................................... 27 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Cơ cấu tài sản của hệ thống các ngân hàng ở Việt Nam tính đến 31/03/2014 ........... 1 Hình 2.1 Minh hoạ một cấu trúc sở hữu chéo giữa ba doanh nghiệp ...................................... 10 Hình 2.2 Minh hoạ một cấu trúc sở hữu chéo giữa bốn doanh nghiệp ................................... 11 Hình 3.1 Tác động của cấu trúc sở hữu lên kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP thông qua quyền kiểm soát ...................................................................................................... 15 Hình 3.2 Tác động của cấu trúc sở hữu lên kết quả hoạt động của NHTMCP ....................... 19 Hình 3.3 Tác động của thể chế và phân giải tác động của các loại cổ đông nắm quyền kiểm soát ................................................................................................................................. 20 Hình 3.4 Tương phản giữa quyền sở hữu trực tiếp và quyền kiểm soát ................................. 21
- -viii- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt ACB Asia Commercial Bank NHTMCP Á Châu ANZ Autralia and New Zealand Banking Group Eximbank NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Dragon Capital Dragon Capital Group Tập đoàn Dragon Capital FETP Fulbright Economic Teaching Program NHNN The state bank Ngân hàng nhà nước NHNNVN The State Bank of Viet Nam Ngân hàng nhà nước Việt Nam NHTMCP The Joint Stock Comercial bank Ngân hàng thương mại cổ phần Sacombank NHTMCP Sài Gòn Thương Tín Sacomreal Công ty Cổ Phần Địa Ốc Sài Gòn Thương Tín S&P Standard & Poor's Financial Cơ quan xếp hạng tín dụng Standard Services LLC & Poor's REE Công Ty Cổ Phần Cơ Điện Lạnh
- -1- GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Trong bối cảnh hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay, khi thị trường vốn trực tiếp vẫn chưa phát triển thì tín dụng ngân hàng vẫn được xem là “mạch máu chính” của cả nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) hiện nay đang chiếm tỷ trọng đến 42% tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng (xem Hình 1.1). Do đó, làm thế nào đảm bảo cho các NHTMCP hoạt động an toàn, hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro hệ thống, nhằm thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bền vững đã trở thành vấn đề chính sách quan trọng của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước (NHNN). H nh 1.1 Cơ cấu tài sản của hệ thống các ngân hàng ở Việt Nam tính đến 31/03/2014 1% 0% 13% Ngân hàng thương mại nhà nước Ngân hàng thương mại cổ phần 44% Ngân hàng liên doanh, nước ngoài Công ty tài chính, cho thuê 42% Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam Nguồn: NHNN Việt Nam (2014) Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế thế giới 2008, theo trào lưu cải tổ các tổ chức tín dụng ở nhiều nước; chính phủ, NHNN Việt Nam cũng rất quan tâm và khởi động tiến trình tái cơ cấu hệ thống các ngân hàng để giải quyết các vấn đề hiện hữu trong hệ thống ngân hàng. Đề án tái cơ cấu ngân hàng cũng nhìn nhận những rủi ro của các NHTMCP hiện nay như nợ xấu, hiện trạng cấu trúc sở hữu chéo, các vấn đề về cổ đông lớn kiểm soát, v.v... Để có thể đại chúng hóa các NHTMCP và ngăn chặn tình trạng cổ đông lớn thao túng toàn bộ hoạt động của một NHTMCP, Luật Các tổ chức tín dụng 2010 của Việt Nam qui định về giới hạn tỷ lệ sở hữu của cổ đông và nhóm cổ đông liên quan đối với các NHTMCP.1 Các qui định này nhằm hạn chế tình trạng một cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu lượng lớn cổ phần 1 Xem thêm thông tin ở Phụ lục 1
- -2- và qua đó giành quyền kiểm soát, chuyển hướng các nguồn lực của ngân hàng phục vụ cho các lợi ích riêng, chèn ép lợi ích của các cổ đông khác, làm gia tăng nợ xấu, rủi ro cho toàn hệ thống ngân hàng. Hiện nay, nhìn chung các NHTMCP Việt Nam tuân thủ tốt các qui định về giới hạn tỷ lệ sở hữu. Thế nhưng vẫn có nhiều dấu hiệu cho thấy một số NHTMCP ở Việt Nam đang bị chi phối bởi các cổ đông kiểm soát đầy quyền lực, điển hình là các mối quan hệ giữa ông Nguyễn Đức Kiên với NHTMCP Á Châu (ACB); ông Trầm Bê với NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Nếu chỉ căn cứ vào con số tỷ lệ sở hữu cổ phần trực tiếp 2 thì bản thân các cổ đông này không sở hữu vượt quá các giới hạn qui định, tuy nhiên, các quan sát cho thấy các cổ đông này có quyền lực chi phối rất mạnh tại các ngân hàng mà họ sở hữu. Điều đó cho thấy tỷ lệ sở hữu trực tiếp không thể dùng làm thước đo cho quyền lực chi phối thực sự của các cổ đông tại các ngân hàng. Về mặt lý thuyết, mức độ tập trung cao quyền kiểm soát sẽ tạo điều kiện cho việc hình thành các lợi ích riêng của việc kiểm soát (Private benefits of control) tác động đến hành vi của các nhóm cổ đông đang nắm quyền kiểm soát 3. Tuy nhiên, các nhóm cổ đông trong một ngân hàng không đồng nhất với nhau về mức độ chấp nhận rủi ro và động cơ lợi ích. Do đó cần phải xác định được đúng và đủ các cổ đông kiểm soát thực sự của một ngân hàng, để có thể xem xét chính xác các tác động của các nhóm cổ đông này lên hiệu quả hoạt động và rủi ro của ngân hàng. Allen N. Berger và các cộng sự (2013) khi phân tích vai trò của cấu trúc sở hữu đối với các sự đổ vỡ của các ngân hàng ở Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã nhận thấy rằng có những cổ đông lớn về mặt hình thức ít tham gia vào hoạt động quản trị hàng ngày của các ngân hàng, như các phó chủ tịch hội đồng quản trị, thực tế lại có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các ngân hàng, như tạo áp lực lên hoạt động của hội đồng quản trị và làm tăng các rủi ro cho ngân hàng. Ngược lại, các giám đốc điều hành và giám đốc tài chính được thuê ngoài thì lại gần như không có tác động trực tiếp đến khả năng gây phá sản các ngân hàng. Đối với phát hiện này thì ở Việt Nam, áp lực của hội đồng quản trị lên hoạt động thường ngày của các ngân hàng NHTMCP lại càng lớn, vì các NHTMCP ở Việt Nam ít thuê ngoài bộ phận quản lý. Các giám đốc điều hành, giám đốc tài chính và các vị trí chủ chốt khác ở 2 Theo các báo cáo thường niên của các ngân hàng, ông Nguyễn Đức Kiên chỉ sở hữu trực tiếp 3,37% cổ phiếu ACB (2012),ông Trầm Bê trên danh nghĩa sở hữu trực tiếp chưa tới 0.01% cổ phiếu Sacombank (2013). 3 Xem thêm các khái niệm về “Private benefits of control” ở tài liệu đọc [1]
- -3- ngân hàng do người trong hội đồng quản trị, hoặc người thân cận với các thành viên của hội đồng quản trị đảm nhiệm. Hiện nay cũng chưa có nghiên cứu chỉ ra phương pháp để đo lường trực tiếp khả năng chi phối của các cổ đông kiểm soát trong NHTMCP ở Việt Nam để làm cơ sở cho những đánh giá chính xác hơn về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu lên hiệu quả hoạt động và rủi ro của các ngân hàng thông qua việc phân bổ quyền kiểm soát.4 Đầu năm 2012, thị trường tài chính Việt Nam lần đầu tiên diễn ra sự kiện thâu tóm một NHTMCP lớn. Sự kiện này đã mang lại cơ hội để tiếp cận các thông tin về cấu trúc sở hữu phức tạp của một NHTMCP thực tế ở Việt Nam. Ngân hàng bị thâu tóm là Sacombank 5, trong cấu trúc sở hữu của Sacombank cũng hàm chứa những vấn đề mà hệ thống các NHTMCP ở Việt Nam đang gặp phải như tồn tại các hình thức sở hữu gián tiếp phức tạp, quyền chi phối của cổ đông kiểm soát cao. Do đó nghiên cứu tình huống Sacombank có thể làm sáng tỏ phần nào các mối quan hệ giữa sở hữu và kiểm soát, những tác động của cấu trúc sở hữu lên hiệu quả hoạt động và rủi ro của các NHTMCP Việt Nam hiện nay. 1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan 1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu về đo lường quyền kiểm soát của các cổ đông chi phối Trong các nghiên cứu gần đây, để đo lường quyền lực chi phối/kiểm soát của một nhóm cổ đông, người ta thường sử dụng lý thuyết trò chơi bỏ phiếu (voting game theory) nhằm mô phỏng lại hoạt động bỏ phiếu của một kì đại hội cổ đông. Trong đó, xác suất để kết quả bỏ phiếu của đại hội cổ đông giống với kì vọng của một nhóm cổ đông chính là thước đo quyền lực chi phối của nhóm cổ đông đó. Một giả định cơ bản của mô hình lý thuyết trò chơi bỏ phiếu trong quản trị doanh nghiệp là quyền kiểm soát (control right) bắt nguồn từ quyền biểu quyết (voting right), và quyền biểu quyết có liên quan trực tiếp đến quyền sở hữu (ownership right). Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành làm nền tảng cho việc đo lường quyền kiểm soát dựa theo khung lý thuyết trò chơi bỏ phiếu có thể kể đến như Banzhaf III (1946); Leech 4 Trong nước đã có những nghiên cứu định tính về thực trạng sở hữu chéo của các ngân hàng cho thấy sự phức tạp và luẩn quẩn của dòng vốn giữa các ngân hàng như các nghiên cứu của FETP (2012). Tuy nhiên chưa có nghiên cứu về đo lường và đánh giá tác động của cấu cấu trúc sở hữu lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông qua việc phân bổ quyền kiểm soát. 5 Sacombank, được NHNNVN đánh giá là một trong những NHTMCP tiêu biểu ở Việt Nam, xếp vào nhóm các ngân hàng có năng lực cạnh tranh cao với sức mạnh thị trường lớn, năng lực tài chính ổn định, hoạt động kinh doanh hiệu quả và tiềm năng phát triển dài hạn (nhóm A)
- -4- (2002, 2003); Crama et et al (2003); Nenova (2003); Nicodano và Sembenelli (2004); Edwards và Weichenrieder (2009); Levy (2009, 2011, 2012), Crama và Leruth (2007, 2013). Ở các NHTMCP ở Việt Nam có thể tìm thấy các cấu trúc sở chéo (cross ownership), cấu trúc sở hữu hình kim tự tháp (pyramidal ownership) và sở hữu không chính danh (shadow ownership). Đặc biệt là do các qui định về quản lý và biện pháp giám sát ở Việt Nam còn lỏng lẻo nên vấn đề sở hữu không chính danh (còn gọi là sở hữu ngầm) ở Việt Nam đã trở thành hiện tượng phổ biến. Hiện nay theo qui định ở Việt Nam, những cổ đông lớn sở hữu từ trên 5% cổ phần của công ty đại chúng niêm yết mới phải công bố thông tin và chịu giám sát các giao dịch. Với giới hạn sở hữu phải công bố thông tin cao như vậy đã khiến cho các cổ đông có động cơ chia nhỏ tỷ lệ sở hữu của mình và tạo ra tình trạng sở hữu ngầm để không phải công bố thông tin. Các thống kê cho thấy rất nhiều cổ đông có tỷ lệ sở hữu tại các ngân hàng chỉ vừa mức đủ để không phải cung cấp thông tin, đó là xấp xỉ 4,99%. Rõ ràng đây là một khó khăn lớn khi phân tích các cấu trúc sở hữu của các NHTMCP ở Việt Nam cũng như mong muốn nhận diện đúng người sở hữu cuối cùng để có cơ chế giám sát thích hợp. 1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu về đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu lên kết quả hoạt động của ngân hàng Các nghiên cứu thực nghiệm gần đây của Kiruri (2013); Chen Lin và Yue Ma (2013); Ilduara Busta, Evis Sinani và Steen Thomsen (2012); Laeven (2008); Belen Villalonga và Raphael Amit (2006) đều chỉ ra mức độ tập trung trong cấu trúc sở hữu nhìn chung làm tăng rủi ro hoạt động của các ngân hàng. Hay nói cách khác, những ngân hàng có các cổ đông quyền lực hơn sẽ có khuynh hướng hoạt động rủi ro hơn. Lamy (2012) cũng dựa trên lý thuyết ủy quyền – thừa hành và đưa ra mô hình hai tác động của cấu trúc sở hữu lên mức độ rủi ro của ngân hàng. Giống như kết quả của các nghiên cứu trước cho thấy, về mặt trung bình mức độ tập trung trong cấu trúc sở hữu cao tác động làm tăng rủi ro hoạt động của ngân hàng ở Mỹ. Tuy nhiên tác động này được bóc tách thành một ảnh hưởng trực tiếp và một tác động gián tiếp. Trong khi ảnh hưởng trực tiếp làm gia tăng rủi ro là kết quả của hành vi cơ hội của cổ đông lớn chiếm quyền kiểm soát, thì tác động gián tiếp còn phải xem xét thêm dựa trên phân tích lợi ích riêng của việc kiểm soát của nhóm cổ đông kiểm soát thực sự của ngân hàng. Tác động tổng gộp từ trực tiếp và gián tiếp của việc tập trung quyền sở hữu không phải lúc nào cũng thúc đẩy làm gia tăng rủi ro hoạt động của ngân hàng, vì điều đó còn phụ thuộc vào việc các cổ đông chi phối của ngân hàng đó thuộc nhóm nào (là một gia đình, một ngân hàng, một công ty hoặc một tổ chức đầu tư). Tác động
- -5- tổng gộp từ ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp của cấu trúc sở hữu làm tăng rủi ro hoạt động ngân hàng mạnh nhất khi cổ đông lớn nhất của ngân hàng là một gia đình và yếu nhất khi đó là một ngân hàng khác hoặc là một công ty phi tài chính. Kiruri (2013) bên cạnh việc khảo sát mức độ tập trung trong cấu trúc sở hữu còn khảo sát thêm tác động của các nhóm cổ đông trong nước, cổ đông nước ngoài, và cổ đông nhà nước lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Kenya (đo bằng chỉ tiêu ROE). Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tập trung của cấu trúc sở hữu tỷ lệ nghịch với lợi nhuận ngân hàng. Mức độ tập trung cao trong cấu trúc sở hữu dẫn đến lợi nhuận thấp hơn của các ngân hàng thương mại ở Kenya. Nghiên cứu cũng cho thấy sở hữu nước ngoài tương quan thuận cao nhất với lợi nhuận ngân hàng, sở hữu trong nước nhìn chung cũng tương quan thuận với lợi nhuận ngân hàng, còn sở hữu nhà nước lại có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu Luận văn đo lường trực tiếp quyền kiểm soát và mức độ tập trung của quyền kiểm quyền kiểm soát của các cổ đông trong cấu trúc sở hữu của một NHTMCP Việt Nam bằng phương pháp lượng hóa chỉ số Banzhaf. Đồng thời xây dựng một khung đánh giá tác động tiềm năng của việc tập trung quyền lực kiểm soát trong cấu trúc sở hữu đến rủi ro và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam, nhìn từ tình huống của Sacombank. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi chính sách 1: Căn cứ vào việc lượng hóa chỉ số quyền lực Banzhaf, liệu ngân hàng Sacombank có bị chi phối bởi một nhóm cổ đông, để từ đó có đi ngược lại các nguyên tắc hoạt động của một công ty cổ phần đại chúng hay không? Câu hỏi chính sách 2: Ảnh hưởng của việc tập trung quyền lực kiểm soát trong cấu trúc sở hữu của ngân hàng Sacombank trước khi bị thâu tóm đối với rủi ro và hiệu quả hoạt động của ngân hàng như thế nào? Câu hỏi chính sách 3: Sau khi bị thâu tóm và thay đổi cấu trúc sở hữu, cấu trúc sở hữu mới sẽ có tiềm năng ảnh hưởng đến rủi ro và hiệu quả hoạt động của ngân hàng như thế nào?
- -6- 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Cấu trúc sở hữu có mức độ tập trung cao thường được hiểu theo cách một nhóm nhỏ cổ đông nắm giữ lượng lớn cổ phiếu và chi phối ngân hàng. Mặc dù cấu trúc sở hữu sẽ quyết định việc phân bổ quyền kiểm soát. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động và rủi ro của một ngân hàng thì lại liên quan nhiều tới quyền kiểm soát hơn là quyền sở hữu. Để đánh giá đúng mức độ tập trung quyền kiểm soát trong cấu trúc sở hữu và các tác động của nhóm cổ đông chi phối đến rủi ro và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, đối tượng của luận văn xem xét không chỉ tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu danh nghĩa mà còn là quyền lực chi phối kết quả bỏ phiếu của đại hội cổ đông (được lượng hóa bằng chỉ số Banzhaf). Các tính toán và khung phân tích trong luận văn sẽ được thực hiện cho tình huống minh họa Sacombank. Các nguồn số liệu khác cũng được thu thập từ các báo cáo của NHTMCP Sacombank và các nguồn công khai, đáng tin cậy khác để minh họa cho những nhận định. Đối với những thông tin còn thiếu hoặc không thể thu thập, luận văn sẽ sử dụng một số giả định phù hợp. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Để có thể đo lường cấu trúc sở hữu của Sacombank bằng phương pháp lượng hóa chỉ số quyền lực Banzhaf, luận văn sử dụng các kỹ thuật tính toán và các kết quả nghiên cứu về hành vi bỏ phiếu để giải quyết hai khó khăn lớn nhất về mặt kỹ thuật trong tình huống này là việc thiếu thông tin về cấu trúc sở hữu hoàn chỉnh của Sacombank và sự tác động của sở hữu gián tiếp trong cấu trúc sở hữu của Sacombank. Để đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của Sacombank luận văn sử dụng khung phân tích về vấn đề ủy quyền – thừa hành loại I, II;6 lý thuyết về lợi ích riêng của việc kiểm soát cùng với những bằng chứng về kết quả nghiên cứu thực nghiệm quốc tế gần đây của Lamy (2012) và Kiruri (2013) về mức độ tập trung trong cấu trúc sở hữu, nhóm cổ đông kiểm soát (thuộc các nhóm sở hữu gia đình, sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài), và tác động của thể chế (institution) lên hiệu quả hoạt động của các NHTMCP ở các nước trên thế giới. Phương pháp tính toán trong luận văn có thể cập nhật thông tin đầu vào mới; và các mô hình đo lường, đánh giá cũng được xây dựng để có thể áp dụng phân tích cho các NHTMCP khác ở Việt Nam. 6 Vấn đề ủy quyền - thừa hành loại 1 là trục trặc nảy sinh giữa người quản lý và người điều hành. Vấn đề ủy quyền – thừa hành loại 2 là trục trặc nảy sinh giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ.
- 7 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG QUYỀN KIỂM SOÁT DOANH NGHIỆP 2.1. Khái quát các phương pháp đo lường quyền kiểm soát doanh nghiệp Quyền sở hữu hay quyền dòng tiền (cash flow right) đề cập đến quyền tài sản của công ty thông qua tỷ lệ cổ phiếu được nắm giữ và quyết định việc phân phối quyền dòng tiền, chẳng hạn như cổ tức trả cho cổ đông. Trong khi đó quyền kiểm soát lại phản ánh khả năng gây ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược của công ty. Mức độ kiểm soát của cổ đông mặc dù có liên quan nhưng không nhất thiết phải đồng nhất với tỷ lệ cổ phần danh nghĩa của cổ đông đó tại công ty7. Việc đo lường quyền kiểm soát sẽ phức tạp hơn đo lường tỷ lệ sở hữu danh nghĩa do tồn tại các cơ chế cho phép một nhà đầu tư dù chỉ bỏ rất ít vốn nhưng vẫn có thể chiếm quyền điều khiển cao trong doanh nghiệp. Các cấu trúc sở hữu như vậy được gọi là cấu trúc thiểu số kiểm soát hay CMS (Controlling-Minority Structure). Lucian Bebchuk (1999) đã chỉ ra ba hình thức cơ bản nhất cho phép một cấu trúc CMS được tồn tại, đó là: (i) cấu trúc quyền biểu quyết khác biệt 8, (ii) cấu trúc sở hữu hình tháp và (iii) cấu trúc sở hữu chéo. Với sự phát triển của lý thuyết trò chơi và khả năng hỗ trợ tính toán mạnh bởi của công nghệ lập trình, ngày nay người ta thường mô phỏng lại hoạt động bỏ phiếu của một đại hội cổ đông theo mô hình của lý thuyết trò chơi bỏ phiếu (Voting game theory). Trong nghiên cứu lý thuyết trò chơi bỏ phiếu hiện nay có hai chỉ số thường được sử dụng để đo lường quyền lực kiểm soát của các cổ đông trong doanh nghiệp, đó là chỉ số quyền lực Shapley–Shubik (1954) và chỉ số quyền lực Penrose–Banzhaf (1946). Việc lựa chọn chỉ số Shapley–Shubik hay Penrose–Banzhaf làm thước đo quyền lực kiểm soát doanh nghiệp của các cổ đông thường dựa trên kinh nghiệm hoặc để thuận tiện cho việc tính toán hoặc dựa trên sự sẵn có về mặt số liệu, hoặc tùy từng đối tượng và bối cảnh phân tích. Nghiên cứu của Leech (2002) đã đồng thời thử nghiệm các chỉ số trên với một tập mẫu các công ty ở Anh, trong đó có một số tiêu chí hợp lý để lựa chọn chỉ số nào làm thước đo quyền lực chi phối trong doanh nghiệp. Nghiên cứu đó đã cho thấy chỉ số Penrose–Banzhaf (Ppower) phù hợp hơn chỉ số Shapley–Shubik (I-power) vì nó dựa trên việc phân bổ lợi ích và gần hơn với khái niệm “Lợi ích có thể chuyển nhượng” (Transferable Utility) trong lý thuyết trò chơi. Trong khi đó chỉ số I-Power lại tỏ ra phù hợp hơn khi phân tích các quyết định bỏ 7 xem thêm ví dụ ở Phụ lục 2 8 Các hình thức cổ phần có ưu đãi quyền biểu quyết.
- 8 phiếu trong cấu trúc chính trị. Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu khác cũng đã sử dụng và khẳng định thêm sự phù hợp của chỉ số P-power trong phân tích trong các vấn đề liên quan đến quyền lực kiểm soát doanh nghiệp như: Leech (2003); Crama et al (2003); Nenova (2003); Gambarelli và Pesce (2004); Nicodano và Sembenelli (2004); Edwards và Weichenrieder (2009); Levy (2009, 2011, 2012), Crama và Leruth (2007, 2013). Trên thực tế, khi áp dụng để tính chỉ số P-power thường găp hai khó khăn lớn nhất đó là thiếu thông tin về cấu trúc sở hữu hoàn chỉnh và sự phức tạp khi có sự tồn tại của sở hữu gián tiếp. Levy (2011) đã giới thiệu một phương pháp để tính các chỉ số Banzhaf khi thiếu thông tin về cấu trúc sở hữu hoàn chỉnh bằng cách áp dụng các lý thuyết và giả định về quá trình bỏ phiếu ngẫu nhiên. Levy (2012) tiếp tục giới thiệu một phương pháp để tính xấp xỉ và đồng thời các chỉ số Banzhaf của các công ty trong cấu trúc sở hữu chéo. Crama và Leruth (2013) tiếp tục giới thiệu cách tính Banzhaf cho cấu trúc sở hữu hình tháp và sở hữu vòng tròn (Cyclic structures). 2.2. Đo lường quyền lực kiểm soát của cổ đông bằng chỉ số Banzhaf 2.2.1. Tính chỉ số Banzhaf khi có thông tin đầy đủ về cấu trúc sở hữu trực tiếp Để tính toán quyền lực kiểm soát của một cổ đông bằng cách sử dụng chỉ số Banzhaf; trước hết cần mô phỏng quá trình bỏ phiếu của một đại hội cổ đông, liệt kê tất cả các “liên minh chiến thắng” (winning coalitions) và “liên minh chặn” (blocking coalitions) trong cuộc bỏ phiếu đó; xác định tất cả các “cổ đông quan trọng” (critical voters) trong các liên minh đó9. Chỉ số Banzhaf của mỗi cổ đông, cũng đồng thời là khả năng (hay xác suất) của cổ đông đó để thay đổi kết quả của cuộc bỏ phiếu, chính là số lần cổ đông đó được là cổ đông quan trọng trên tổng số lần tất cả cổ đông được là cổ đông quan trọng. Về cơ bản, quyền biểu quyết của các cổ đông bắt nguồn từ cổ phần sở hữu của họ (thông thường là “một cổ phần - một quyền biểu quyết”). Theo Luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam 2010, những quyết định của đại hội cổ đông sẽ được thông qua tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện trên 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp, hoặc một tỷ lệ 9 Một liên minh chiến thắng là một liên minh có đủ số phiếu để nếu tất cả các thành viên trong liên minh đều bỏ phiếu “đồng ý” thì kết quả thống nhất cuối cùng sẽ là “đồng ý”. Một liên minh chặn là một liên minh có đủ số phiếu để nếu tất cả các thành viên trong liên minh đều bỏ phiếu “không đồng ý” thì kết quả thống nhất cuối cùng sẽ là “không đồng ý”. Một cổ đông quan trọng trong liên minh chiến thắng hay liên minh chặn là một cổ đông mà khi bị bỏ ra khỏi liên minh đó thì phần còn lại của liên minh không còn là một liên minh chiến thắng hay liên minh chặn nữa.
- 9 khác cao hơn do điều lệ của tổ chức đó quy định. Đối với một số quyết định quan trọng khác (như tuyên bố phá sản) thì tỷ lệ phải cao hơn 65% 10. Ví dụ sau đây sẽ cho thấy quyền chi phối của một cổ đông không nhất thiết tương ứng với cổ phần sở hữu. Xét ba dạng cấu trúc sở hữu khác nhau của một doanh nghiệp X, với ngưỡng để thông qua quyết định cho đại hội cổ đông là 51% tổng số phiếu biểu quyết thông qua (sau đây tạm gọi là ngưỡng xác quyết), kết quả lượng hóa chỉ số Banzhaf cho khả năng chi phối của từng cổ đông đối với doanh nghiệp X như sau: Cấu trúc 1: A: 60%, B: 40% (% theo cổ phần và tương ứng với số phiếu có quyền biểu quyết) Chỉ số Banzhaf tương ứng của A, B là: 100%, 0% Cấu trúc 2: A: 49%, B: 48%, C: 3% Chỉ số Banzhaf tương ứng của A, B, C là: 33,3% ; 33,3%; 33,3% Cấu trúc 3: A: 26%, B: 26%, C: 26%, D: 22% Chỉ số Banzhaf tương ứng của A, B, C, D là: 33,3%; 33,3%; 33,3%; 0% Trong cấu trúc 1, A sở hữu tỷ lệ cổ phần hơn 51% và có quyền chi phối tuyệt đối ở X. Ở cấu trúc 2, mặc dù C chỉ sở hữu 3% cổ phần (rất nhỏ so với A và B) nhưng quyền chi phối của C ở X vẫn tương đương với A và B. Trong cấu trúc 3, mặc dù D sở hữu cổ phần gần tương đương với A, B, C nhưng lại không có quyền chi phối tại X. 2.2.2. Tác động của các h nh thức sở hữu gián tiếp lên chỉ số Banzhaf Cấu trúc của các doanh nghiệp thực tế thường tồn tại nhiều cấu trúc sở hữu gián tiếp làm cho mối quan hệ giữa quyền sở hữu và kiểm soát càng phức tạp. Tác động của các cấu trúc sở hữu gián tiếp này lên mối quan hệ giữa quyền sở hữu và kiểm soát được đề cập bởi La Porta et.al (1999); Gorton và Schmid (2000); Chapelle và Szafarz (2005); Almeida và Wolfenzon (2006); Edwards và Weichenrieder (2009). Tác động của một số dạng cấu trúc sở hữu gián tiếp phổ biến lên chỉ số quyền lực Banzhaf sẽ được phân tích dưới đây. a) Tác động của sở hữu hình tháp lên chỉ số Banzhaf 10 Xem thêm khoản 3 Điều 59 của Luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam 2010.__
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 69 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 90 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 72 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 76 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang
71 p | 89 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
119 p | 76 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 50 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 81 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 32 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long
127 p | 43 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 53 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 50 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 55 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn