intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nguyên nhân doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận tín dụng ngân hàng tình huống Thành Phố Đông Hà

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu và phân tích nguyên nhân chính làm DNNVV ở thành phố Đông Hà khó tiếp cận tín dụng NH. Xác định và lựa chọn chính sách phù hợp nhằm cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng của loại hình DN này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nguyên nhân doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận tín dụng ngân hàng tình huống Thành Phố Đông Hà

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ——————— NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG NGUYÊN NHÂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHÓ TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TÌNH HUỐNG THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ————————— CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG NGUYÊN NHÂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHÓ TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TÌNH HUỐNG THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ Ngành : Chính sách công Mã số : 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN MINH KIỀU TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Nhung
  4. ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Minh Kiều, người trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Thầy đã cho tôi những ý kiến hữu ích giúp tôi sáng tỏ nhiều vấn đề. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến TS. Trần Quế Giang và TS.Vũ Thành Tự Anh đã chia sẻ ý tưởng và góp ý cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn của mình. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy, Cô của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong học tập, nghiên cứu. Cảm ơn các bạn MPP4 đã chia sẻ, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với gia đình tôi, những người đã luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình sống và học tập của mình. Nguyễn Thị Hồng Nhung
  5. iii TÓM TẮT Luận văn phân tích những nguyên nhân chính gây khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiếp cận tín dụng qua điều tra các doanh nghiệp và ngân hàng tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Những nguyên nhân này có thể xuất phát từ yếu kém của Chính phủ trong việc điều hành, hay từ những hạn chế của bản thân ngân hàng và loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những yếu kém từ Chính phủ có thể làm cho môi trường kinh doanh trở nên khó khăn và từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng như: Bất ổn kinh tế vĩ mô, hệ thống luật pháp liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo yếu kém, thông tin bất cân xứng do thiếu cơ sở hạ tầng liên quan, và quy định về trần lãi suất cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa. Về phía các ngân hàng, trình độ và kinh nghiệm non yếu của cán bộ tín dụng trong cho vay hạn chế đáng kể khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cuối cùng, sự kém minh bạch của các số liệu tài chính do doanh nghiệp cố tình lừa dối và trình độ kinh doanh hạn chế của chủ doanh nghiệp góp phần làm khó khăn hơn cho họ trong việc vay vốn ngân hàng. Từ phân tích trên, luận văn kiến nghị Chính phủ nên tạo một môi trường ổn định và phù hợp cho lĩnh vực tài chính phát triển lành mạnh thông qua các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô; cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng luật pháp liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo; xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin đáng tin cậy, bằng cách thúc đẩy cạnh tranh ở thị trường thông tin tín dụng và phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; gỡ bỏ các quy định về trần lãi suất cho vay và hỗ trợ đào tạo quản lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, luận văn cũng đề xuất các ngân hàng và doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ động hạn chế những yếu kém của mình để góp phần tăng cung tín dụng cho loại hình doanh nghiệp này.
  6. iv MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... ii TÓM TẮT............................................................................................................................ iii MỤC LỤC ........................................................................................................................... iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................ v DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................. vii Chương 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu...................................................................................................... 1 1.2 Vấn đề nghiên cứu ........................................................................................................ 2 1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 3 1.5 Phương pháp luận ......................................................................................................... 3 1.6 Cấu trúc luận văn .......................................................................................................... 3 Chương 2: KHẢO SÁT LÝ THUYẾT VỀ DNNVV VÀ NGUYÊN NHÂN KHÓ KHĂN TRONG TIẾP CẬN TÍN DỤNG……………………………………………. ....................... 4 2.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................................................................................. 4 2.2 Các nguyên nhân gây khó khăn cho DNNVV trong tiếp cận tín dụng ............................ 5 Chương 3: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GÂY KHÓ KHĂN CHO DNNVV TRONG TIẾP CẬN TÍN DỤNG………………………………………….. ......................................... 9 3.1 Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội và DNNVV tại thành phố Đông Hà .................. 9 3.2 Đặc điểm mẫu khảo sát ................................................................................................10 3.3 Phân tích nguyên nhân gây khó khăn cho DNNVV trong tiếp cận tín dụng ..................12 Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................28 4.1 Kết luận nguyên nhân gây khó khăn cho DNNVV trong tiếp cận tín dụng ....................28 4.2 Kiến nghị .....................................................................................................................29 4.3 Một số hạn chế của đề tài .............................................................................................35 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................36 PHỤ LỤC ............................................................................................................................40
  7. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam BCTC Báo cáo tài chính BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam CIC Credit Information Center Trung tâm thông tin tín dụng CIEM Central Institute for Economic Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương Management DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa GTTB Giá trị trung bình IFC International Finance Corporation Công ty Tài chính quốc tế ILSSA Institute of Labor Science and Viện Khoa học Lao động và xã hội Social Affairs MBBank Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội NĐ 10 Nghị định 10/2010/NĐ-CP ngày 12/2/2010 NĐ 56 Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 NĐ 163 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 NĐ 185 Nghị định 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại OECD Organization for Economic Co- Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế operation and Development
  8. vi PBC Vietnam Credit Information Joint Công ty cổ phần thông tin tín dụng Stock Company Việt Nam Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín TMCP Thương mại cổ phần TSĐB Tài sản đảm bảo UNU – WIDER Trường Đại học Copenhagen và trường Đại học Liên hợp quốc Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam VPBank Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Phân loại DNNVV.................................................................................................. 5 Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu tăng trưởng GDP của thành phố Đông Hà (giá danh nghĩa) ............ 9 Bảng 3.2: Số lượng DNNVV giai đoạn 2008 – 2011..............................................................10 Bảng 3.3: Tổng sản phẩm của DNNVV (giá danh nghĩa) giai đoạn 2008 – 2011 ...................10 Bảng 3.4: Đặc điểm các DNVVN được khảo sát....................................................................11 Bảng 3.5: Quan điểm của DNNVV về tình hình kinh tế vĩ mô không thuận lợi ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng .....................................................................................................14 Bảng 3.6: Quan điểm của DNNVV về TSĐB gây khó khăn trong tiếp cận tín dụng ...............16 Bảng 3.7: Quan điểm của DNNVV về khó khăn trong vay vốn trung - dài hạn .....................20 Bảng 3.8: Quan điểm của DN về sự am hiểu của nhân viên NH trong thẩm định tín dụng ......22 Bảng 3.9: Quan điểm của DNNVV về thủ tục NH gây khó khăn trong tiếp cận tín dụng .......23 Bảng 3.10: Hệ thống kế toán tài chính của DNNVV và khó khăn trong tiếp cận tín dụng ......25 Bảng 3.11: Kỹ năng tài chính kinh doanh, năng lực quản lý của Chủ DNNVV và khó khăn trong tiếp cận tín dụng ...........................................................................................................27
  10. 1 Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) không những chiếm tỷ trọng lớn nhất mà còn đóng góp rất lớn đối với các nền kinh tế trên thế giới. Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), có đến hơn 95% các doanh nghiệp (DN) ở khu vực OECD là DNNVV. Các DN này thuê khoảng 60% lao động, đóng góp lớn vào phát minh mới và thúc đẩy sự phát triển của khu vực và liên kết xã hội1. Ở các nước thu nhập thấp cũng vậy, DNNVV đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm2. Vì những đóng góp to lớn của mình với sự phát triển kinh tế của từng quốc gia, việc hiểu được các nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến sự phát triển của DNNVV là điều rất quan trọng. Những bằng chứng từ các quốc gia trên thế giới cho thấy DNNVV gặp khó khăn hơn các DN lớn trong hoạt động và tiếp cận tín dụng là một trong những cản trở lớn nhất. Cản trở tài chính sẽ hạn chế sự lớn mạnh của DNNVV, hay là động lực phát triển của nền kinh tế3. Ở nước ta hiện nay chưa có số liệu thống kê đầy đủ một cách chính xác về DNNVV, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng loại hình DN này chiếm khoảng 97% tổng số DN và càng ngày càng đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế nước nhà. Cũng như các nước trên thế giới, DNNVV ở Việt Nam đang gặp những khó khăn nghiêm trọng về tiếp cận tín dụng. Theo điều tra của Cục Phát triển DNNVV (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tiến hành năm 2010 với sự tham gia của hơn 63 ngàn DN tại 30 tỉnh thành phía Bắc, việc tiếp cận nguồn vốn của các DN gặp khó khăn khi chỉ có 48,65% số DN có khả năng tiếp cận, 30,43% số DN khó tiếp cận và 20,92% số DN không tiếp cận được4. Điều này được khẳng định bằng kết quả cuộc điều tra DNNVV năm 2011 của Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương (CIEM), Viện Khoa học Lao động và xã hội (ILSSA) phối hợp với Trường Đại học Copenhagen và Trường Đại học Liên hợp quốc (UNU – WIDER) thực hiện qua điều tra 2.500 DNNVV trong khu vực sản xuất tại 10 tỉnh và thành phố. 1 OECD (2005) 2 Ayyagari; Demirguc-Kunt và Maksimovic (2011) 3 Kumar; Rajan và Zingales (1999), 4 Bộ kế hoạch và đầu tư (2010), trích trong Phạm Thế Tri (2011)
  11. 2 Nằm trong bối cảnh chung của cả nước, DNNVV ở thành phố Đông Hà cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng. Đặc biệt trong những năm kinh tế khó khăn vừa qua, tình hình trên lại càng trầm trọng hơn. Việc đi tìm lời giải cho bài toán này là vấn đề quan trọng để hỗ trợ cho sự phát triển của DNNVV nói riêng và nền kinh tế thành phố Đông Hà nói chung. Đồng thời, việc nghiên cứu ở phạm vi thành phố Đông Hà có thể góp phần tìm ra các nguyên nhân DNNVV khó tiếp cận tín dụng ở Việt Nam và từ đó đề xuất chính sách phù hợp. 1.2 Vấn đề nghiên cứu DNNVV đang gặp những vấn đề nghiêm trọng về tiếp cận tín dụng mà nguyên nhân có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau: Từ yếu kém của DNNVV, từ ngân hàng (NH) hoặc từ môi trường kinh doanh chung. Việc tìm hiểu các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên có ý nghĩ quan trọng trong việc đề ra chính sách phù hợp nhằm cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng cho DNNVV. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu đặt ra ở luận văn là tìm hiểu các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng DNNVV khó tiếp cận tín dụng ở thành phố Đông Hà, từ đó đề xuất các chính sách hỗ trợ phù hợp nhằm cải thiện tình trạng trên. 1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu i. Các nguyên nhân chính nào làm DNNVV ở thành phố Đông Hà khó tiếp cận tín dụng? ii. Các chính sách nào cần được thực thi để hỗ trợ các DNNVV này tiếp cận tín dụng? 1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu i. Tìm hiểu và phân tích nguyên nhân chính làm DNNVV ở thành phố Đông Hà khó tiếp cận tín dụng NH. ii. Xác định và lựa chọn chính sách phù hợp nhằm cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng của loại hình DN này.
  12. 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các DNNVV, các ngân hàng thương mại (NHTM) và chính sách, quy định của Nhà nước liên quan đến hoạt động cấp tín dụng cho DNNVV tại thành phố Đông Hà. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu giới hạn tại thành phố Đông Hà, Quảng Trị, trong giai đoạn 2008 - 2013. 1.5 Phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để phát hiện các nguyên nhân gây khó khăn cho DNNVV trong tiếp cận tín dụng. Để tìm kiếm dữ liệu cho việc phân tích, thông tin sẽ được lấy từ cả hai nguồn: Thứ cấp và sơ cấp. Thông tin thứ cấp sẽ cung cấp những thông tin tổng quan về địa điểm nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu. Các thông tin này sẽ được lấy từ các cơ quan chức năng của địa phương như Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Chi cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, từ website của các NH. Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua cuộc phỏng vấn trực tiếp với các NH và điều tra khảo sát DNNVV. Thông tin sơ cấp rất cần thiết đối với luận văn vì những quan điểm về những khó khăn trực tiếp mà NH và DNNVV phải đối mặt khó có thể thu thập được từ các nguồn thứ cấp. 1.6 Cấu trúc luận văn Về cấu trúc, luận văn được bố cục thành 4 chương. Tiếp theo chương 1 giới thiệu về nghiên cứu trên đây, chương 2 tập trung khảo sát lý thuyết, trong đó nêu tổng quan DNNVV và nguyên nhân DNNVV khó tiếp cận tín dụng. Trong chương 3, luận văn tiến hành phân tích các dữ liệu thu thập được. Cuối cùng, chương 4 kết luận những nguyên nhân chính gây khó khăn cho DNNVV trong tiếp cận tín dụng và đưa ra các đề xuất chính sách dựa trên phân tích ở chương 3.
  13. 4 Chương 2: KHẢO SÁT LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ NGUYÊN NHÂN KHÓ KHĂN TRONG TIẾP CẬN TÍN DỤNG 2.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa Trên thế giới, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, chiến lược, mục tiêu và định hướng của từng quốc gia riêng biệt, khái niệm DNNVV thường không đồng nhất. Mặc dù có sự khác biệt nhất định, nhìn chung, khái niệm DNNVV có chung một số nội dung như sau: DNNVV là những cơ sở sản xuất - kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, có quy mô DN giới hạn theo các tiêu thức như: Số lao động, tổng nguồn vốn, tổng tài sản hay doanh thu hàng năm, và các tiêu thức luôn thay đổi theo từng thời kỳ nhất định của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP (NĐ 56) về trợ giúp phát triển DNNVV (thay thế Nghị định 90/2001/NĐ-CP), DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: Siêu nhỏ, nhỏ, vừa, theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của DN) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên) (Bảng 2.1). DNNVV bao gồm nhiều loại hình tổ chức DN: DN tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể. DNNVV có thể có nhiều loại hình sở hữu khác nhau như: Sở hữu Nhà nước, sở hữu tư nhân hoặc có yếu tố sở hữu nước ngoài. Tuy nhiên, khái niệm DNNVV sử dụng trong luận văn chỉ xét đến các DNNVV theo phân loại ở NĐ 56, thuộc sở hữu tư nhân trong nước được đăng ký theo Luật DN. Vì vậy, đối tượng DNNVV trong luận văn chỉ bao gồm các DNNVV thuộc các loại hình: DN tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh. DN thuộc sở hữu Nhà nước và có yếu tố sở hữu nước ngoài không được xét đến, vì họ có những đặc điểm khác biệt so với DNNVV tư nhân trong nước trong tiếp cận tín dụng.
  14. 5 Bảng 2.1: Phân loại DNNVV DN siêu Quy mô DN nhỏ DN vừa nhỏ Số lao Tổng Tổng nguồn Khu vực Số lao động Số lao động động nguồn vốn vốn Từ trên 10 Từ trên 20 tỷ Từ trên 200 I. Nông, lâm nghiệp 10 người 20 tỷ đồng người đến đồng đến 100 người đến 300 và thủy sản trở xuống trở xuống 200 người tỷ đồng người Từ trên 10 Từ trên 20 tỷ Từ trên 200 II. Công nghiệp và 10 người 20 tỷ đồng người đến đồng đến 100 người đến 300 xây dựng trở xuống trở xuống 200 người tỷ đồng người Từ trên 10 Từ trên 10 tỷ Từ trên 50 III. Thương mại và 10 người 10 tỷ đồng người đến 50 đồng đến 50 người đến 100 dịch vụ trở xuống trở xuống người tỷ đồng người Nguồn: Chính phủ (2009), Nghị định 56/2009/NĐ-CP 2.2 Các nguyên nhân gây khó khăn cho DNNVV trong tiếp cận tín dụng Tiếp cận tín dụng là nhân tố quan trọng đảm bảo cho DN đáp ứng được nhu cầu vốn phục vụ kinh doanh. Tuy nhiên, ở các quốc gia đang phát triển, việc tiếp cận tín dụng của các DN, đặc biệt là DNNVV gặp nhiều khó khăn. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra 3 nhóm nhân tố chính cản trở việc tiếp cận tín dụng của các DNNVV ở các quốc gia đang phát triển, đó là:  Môi trường hoạt động của lĩnh vực tài chính: Bất ổn kinh tế vĩ mô; Hệ thống luật pháp liên quan đến tài sản đảm bảo (TSĐB) tín dụng yếu kém; Thông tin bất cân xứng; Hiệu quả của hệ thống NH thấp;  Các nhân tố đến từ phía cung tín dụng (các NH): NH thiếu hụt vốn trung - dài hạn để cho vay; Yếu kém của NH trong thẩm định các khoản vay; Thủ tục cho vay phức tạp;  Các nhân tố đến từ phía cầu tín dụng (yếu kém của DNNVV): Hệ thống kế toán tài chính thiếu tin cậy; Kỹ năng tài chính và kỹ năng quản lý của Chủ DN kém.
  15. 6 2.2.1 Môi trường hoạt động của lĩnh vực tài chính i. Bất ổn kinh tế vĩ mô: Bất ổn kinh tế vĩ mô là một cản trở nghiêm trọng việc tiếp cận tín dụng của DN5. Nguyên nhân do bất ổn kinh tế vĩ mô thường đi cùng với tỷ lệ lạm phát cao và tỷ giá hối đoái biến động lớn. Điều này kéo theo lãi suất danh nghĩa tăng lên quá cao và thời hạn cho vay ngắn hơn, làm cho việc tiếp cận tín dụng của DNNVV trở nên cực kỳ tốn kém. ii. Hệ thống luật pháp liên quan đến TSĐB tín dụng yếu kém: Ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, hầu hết các DN muốn xin vay vốn được yêu cầu thế chấp tài sản. Tuy nhiên, các DN thường gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu này vì họ thiếu tài sản đủ tính pháp lý để thế chấp6. Bên cạnh đó, khi xét về khía cạnh người cho vay đối với TSĐB, họ có thể bị nản chí nếu việc cưỡng chế thực hiện hợp đồng là một quá trình phức tạp và tốn kém thời gian. Một hệ thống luật pháp tốt sẽ cho phép các NH dễ dàng thực hiện quyền của mình đối với các TSĐB, cho phép họ cam kết vào các dự án đầu tư cần thiết và mở rộng tín dụng mà không phải bận tâm về cưỡng chế thực hiện hợp đồng7. iii. Thông tin bất cân xứng: Thông tin bất cân xứng là tình trạng trong giao dịch có một bên có thông tin đầy đủ hơn và tốt hơn so với bên còn lại. Ở thị trường tài chính, thông tin bất cân xứng là một nhân tố quan trọng cản trở việc tiếp cận tín dụng. Các DN thường sở hữu các thông tin riêng về việc kinh doanh của họ mà các NH khó có thể tiếp cận được. Điều này dẫn đến 2 vấn đề: Lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức. Lựa chọn ngược xảy ra trước khi cho vay, NH không có khả năng phân biệt được rủi ro của các dự án nên họ có thể tăng lãi suất, dẫn đến hiện tượng chỉ có các DN rủi ro cao vay được. Rủi ro đạo đức là trường hợp xảy ra sau khi NH cấp tín dụng cho DN, DN có thể sử dụng vốn không đúng mục đích trong hợp đồng vay8. Tóm lại, do thông tin bất cân 5 Boyd.; Levine và Smith (2001) 6 Fleisig; Safavian và De La Pena (2006) 7 Xu (2010). 8 Mishkin (1991)
  16. 7 xứng, rủi ro của khoản vay khá cao nên NH sẽ tăng chi phí của việc vay mượn hoặc hạn chế cho vay. iv. Hiệu quả của hệ thống NH thấp: Hiệu quả của hệ thống ngân hàng được đo bằng cấu trúc thị trường cạnh tranh và hạn chế sự can thiệp của Nhà nước. Sự tập trung cao (hay sự kém cạnh tranh) của hệ thống NH (bank concentration) làm hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng của DN ở các quốc gia phát triển thấp. Thêm vào đó, việc Chính phủ can thiệp sâu vào ngành bằng việc có nhiều quy định hạn chế trong hoạt động NH sẽ làm trầm trọng thêm tác động trên9. 2.2.2 Các nhân tố đến từ phía cung tín dụng (các NH) i. Thiếu hụt vốn trung - dài hạn để cho vay: Để thực hiện các khoản đầu tư hiệu quả, các DN (đặc biệt trong ngành công nghiệp) rất cần các khoản vốn trung - dài hạn. Khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng trung - dài hạn giúp các DN phát triển nhanh hơn họ có thể có nếu chỉ dựa vào nguồn vốn tự có và tín dụng ngắn hạn10. Tuy nhiên, NH ở các quốc gia đang phát triển thường dựa vào nguồn vốn ngắn hạn (tiền gửi ngắn hạn) và để tránh việc bất cân xứng kỳ hạn của tài sản nợ và tài sản có, NH thường hạn chế cấp tín dụng trung - dài hạn cho các DN11. ii. Yếu kém trong việc thẩm định các khoản vay: Việc các NH phân biệt đối xử với DNNVV có thể xuất phát từ yếu kém của họ trong việc thẩm định các khoản vay. Công ty Tài chính quốc tế (IFC) khẳng định điều này khi cho rằng việc hạn chế tín dụng cho DNNVV, vì có ít nhân viên NH có khả năng và kinh nghiệm trong việc thẩm định và quản trị rủi ro các khoản vay12. Các NH thường tập trung vào các DN lớn nên nhân viên tín dụng thường chỉ được đào tạo để thẩm định và quản lý các khách hàng lớn với thông tin và báo cáo tài chính (BCTC) đầy đủ. Những kỹ thuật thẩm định cho 9 Beck; Demirguc-Kunt và Maksimovic (2004) 10 Caprio Jr và Demirguc‐Kunt (1998) 11 Bouri; Breij; Diop và đ.t.g (2011) 12 IFC (2003)
  17. 8 DN lớn nếu được áp dụng cho DNNVV sẽ dẫn đến việc nhiều DNNVV không thể đáp ứng được những điều kiện của NH13. iii. Thủ tục cho vay phức tạp: Thủ tục cho vay tại các NH có thể khá phức tạp, gây tốn kém thời gian và chi phí cho DNNVV. DNNVV có thể phải cung cấp quá nhiều giấy tờ pháp lý, làm quá nhiều thủ tục rườm rà và phải chờ đợi trong thời gian dài để khoản vay được duyệt. Điều này làm DN có thể phải tốn chi phí lớn khi tiếp cận tín dụng và gây tâm lý e ngại khi họ có nhu cầu vay vốn14. 2.2.3 Các nhân tố đến từ phía cầu tín dụng (DNNVV) i. Hệ thống kế toán tài chính thiếu tin cậy: Hệ thống kế toán tài chính tốt và đáng tin cậy là điều kiện cần thiết để các nhà đầu tư tài chính đầu tư vào DN. DN có BCTC được kiểm toán sẽ dễ dàng tiếp cận tín dụng hơn. Tuy nhiên, các DNNVV thường không có các hệ thống kế toán cũng như các thông tin tài chính đáng tin cậy (đã được kiểm toán)15. Thêm vào đó, các DN này thường giữ hai đến ba sổ kế toán, gây khó khăn cho NH trong việc thẩm định rủi ro. Ví dụ như ở Trung Quốc, các DN thường có vài sổ kế toán phụ thuộc vào đối tượng được cho xem là ai16. ii. Kỹ năng tài chính và kỹ năng quản lý của Chủ DN kém: Đối với NH, trình độ của Chủ DN là một nhân tố quan trọng khi thẩm định khoản vay. Theo đó, những doanh nhân có nền tảng giáo dục cao ít gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận tín dụng vì họ có khả năng quản lý tốt hơn, trình bày tốt thông tin tài chính, kế hoạch kinh doanh và duy trì quan hệ với NH tốt hơn. Tuy nhiên, Chủ DNNVV ở các nước đang phát triển thường có kỹ năng tài chính và quản trị kém, gây tâm lý e ngại cho NH trong việc cấp tín dụng17. 13 Mandeep; Goyal; Kumar và đ.t.g (2008) 14 Mandeep; Goyal; Kumar và đ.t.g (2008) 15 Triki và Gajigo (2012) 16 Dollar; Hallward-Driemeier; Shi và đ.t.g (2003) 17 Irwin và Scott (2010)
  18. 9 Chương 3: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GÂY KHÓ KHĂN CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG TIẾP CẬN TÍN DỤNG 3.1 Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội và DNNVV tại thành phố Đông Hà Địa điểm được chọn để tiến hành nghiên cứu là thành phố Đông Hà. Đông Hà là thành phố tỉnh lỵ - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Quảng Trị. Thành phố có tổng diện tích tự nhiên 72,96 km2, dân số trung bình năm 2011 là 83.557 người với mật độ 1.145 người/km2. Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu tăng trưởng GDP của thành phố Đông Hà (giá danh nghĩa) (Đơn vị: Triệu đồng) 2008 2009 2010 2011 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1. Tổng GDP 1.857.268 100 2.304.976 100 2.711.416 100 3.394.263 100 Nông, lâm, ngư nghiệp 139.295 7,5 186.703 8,1 214.202 7,9 285.118 8,4 Công nghiệp - Xây 451.316 24,3 608.514 26,4 745.639 27,5 967.365 28,5 dựng Thương mại - Dịch vụ 1.266.657 68,2 1.509.759 65,5 1.751.575 64,6 2.141.780 63,1 2. GDP/người 22,83 27,78 32,55 40,62 Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Đông Hà (2008 – 2011) Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, ở Đông Hà, DNNVV chiếm 99% tổng số lượng DN được thành lập. Vào cuối năm 2011, TP có khoảng 8.336 DNNVV, trong đó số DNNVV thuộc đối tượng nghiên cứu của luận văn như đã nói ở phần 2.1 là 833 DN (Bảng 3.2). DNNVV là loại hình DN trụ cột, đóng góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế của thành phố (Bảng 3.3). Tuy nhiên, phần lớn các DNNVV vẫn còn yếu về nguồn vốn, kỹ năng lao động và công nghệ lạc hậu. Đặc biệt, tiếp cận tín dụng vẫn là một trở ngại lớn đối với DNNVV. Việc tìm ra lời giải cho bài toán này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của DNNVV nói riêng, cũng như thành phố Đông Hà nói chung.
  19. 10 Bảng 3.2: Số lượng DNNVV giai đoạn 2008 – 2011 (Đơn vị: Doanh nghiệp) Loại hình DNNVV Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1. DN trong nước 473 599 668 843  Doanh nghiệp Nhà nước 15 13 11 11  Doanh nghiệp tư nhân 116 126 128 135  Công ty trách nhiệm hữu hạn 271 370 420 565  Công ty cổ phần 71 90 109 132 2. DN có vốn đầu tư nước ngoài 7 7 5 5 3. Hợp tác xã 79 82 86 86 4. Hộ kinh doanh cá thể 6.118 6.856 7.465 8.336 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị (2008 – 2011) Bảng 3.3: Tổng sản phẩm của DNNVV (giá danh nghĩa) giai đoạn 2008 – 2011 (Đơn vị: Triệu đồng) 2008 2009 2010 2011 Chỉ tiêu 1. GDP của DNNVV 727.007 962.340 1.208.374 1.691.033 Tỷ trọng (%) 39,14 41,75 44,57 49,82 2. GDP các thành phần kinh tế khác 1.130.261 1.342.636 1.503.042 1.703.230 Tỷ trọng (%) 60,86 58,25 55,43 50,18 GDP của Thành phố Ðông Hà 1.857.268 2.304.976 2.711.416 3.394.263 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị (2008 – 2011) 3.2 Đặc điểm mẫu khảo sát Luận văn đã tiến hành khảo sát 47 DNVVN18 thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau và 12 nhân viên của 4 ngân hàng thương mại (NHTM) chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường. Cuộc khảo sát được tiến hành vào tháng 2 và tháng 3/2013. Các DNNVV này được yêu cầu trả lời bảng câu hỏi về nhận định của họ đối với các 18 Luận văn tiến hành lấy mẫu 80 DNNVV, nhưng chỉ có 47 DNNVV được chọn để tiến hành khảo sát, là các DNNVV đã từng làm đơn xin vay vốn NH và cảm thấy khó khăn trong tiếp cận tín dụng.
  20. 11 nguyên nhân gây khó khăn trong tiếp cận tín dụng. Đối tượng trả lời bảng câu hỏi là Chủ DNNVV hoặc Giám đốc quản lý. Để đánh giá nguyên nhân gây khó khăn cho DNNVN, luận văn sử dụng thang đo likert với khoảng cách 5 điểm, với 1 điểm là rất không đồng ý và 5 điểm là rất đồng ý với các nguyên nhân luận văn đưa ra. Như vậy, nếu giá trị trung bình (GTTB) của các ý kiến DNNVV lớn hơn mức không có ý kiến (có giá trị là 3 điểm) được xem là một nguyên nhân quan trọng gây khó khăn cho DNNVV trong tiếp cận tín dụng. Các DNNVV được phỏng vấn đều đã làm đơn xin vay các NH khác nhau trên địa bàn (Bảng 3.4) nên tạo điều kiện cho việc phát hiện các khó khăn trong tiếp cận tín dụng từ góc độ điều kiện môi trường kinh doanh chung hay đặc thù của từng NH khác nhau. Bảng 3.4: Đặc điểm các DNVVN được khảo sát Lĩnh vực kinh doanh chính Số lượng DNNVV Tỷ lệ % Nông, lâm, thuỷ sản 8 17% Công nghiệp 10 21% Xây dựng 4 9% Thương mại 19 40% Dịch vụ 6 13% DN đã từng làm đơn xin vay NH Số lượng DNNVV19 Agribank 15 Vietinbank 8 BIDV 9 Sacombank 13 VPBank 7 MBBank 2 Các cuộc phỏng vấn NH được tiến hành đồng thời với cuộc khảo sát DNNVV để có cái nhìn toàn diện hơn từ phía cung tín dụng về các nguyên nhân gây khó khăn cho DNNVV trong tiếp cận tín dụng. Ở Đông Hà hiện nay có 7 NHTM đang hoạt động (4 NHTM Nhà nước và 3 NHTM cổ phần). Tuy nhiên, trong đó có 4 NH chiếm ưu thế: NH Nông nghiệp và Phát 19 Vì có DNNVV đã từng xin vay ở nhiều NHTM khác nhau nên tổng số DNNVV ở phần này lớn hơn tổng số DNNVV trong mẫu khảo sát
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2