intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích lợi ích và chi phí dự án giao thông công cộng đại lộ Võ Văn Kiệt

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

47
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là chọn ra một phương thức giao thông công cộng trên Đại lộ Võ Văn Kiệt, Tramway hoặc BRT, đem lại lợi ích cao nhất cho nền kinh tế đồng thời xác định phương án tài trợ thích hợp cho phương án được lựa chọn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích lợi ích và chi phí dự án giao thông công cộng đại lộ Võ Văn Kiệt

  1. BỘBỘ GIÁODỤC GIÁO VÀĐÀO DỤCVÀ ĐÀO TẠO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------------------- ——————— HỒ QUANG ĐỆ NGUYỄN ĐAN PHỤNG N T DỰ PHĐỊNH THẨM CHÁN HẦM I CHĐƯỜNG VÀ CHIBỘ PHĐÈO CẢ Ự N GIAO TH NG C NG CỘNG ĐẠI LỘ VÕ VĂN KIỆT LUẬN LUẬN VĂN VĂNSĨ THẠC THẠC SĨ KINH CHÍNH SÁCHTẾ CÔNG Tp. Hồ Chí Minh, năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ————————— CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN ĐAN PHỤNG PH N T CH I CH VÀ CHI PH Ự N GIAO THÔNG CÔNG CỘNG ĐẠI LỘ VÕ VĂN KIỆT Ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CAO HÀO THI Tp. Hồ Chí Minh, năm 2013
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 5 năm 2013 Tác giả luận văn Nguyễn Đan Phụng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi chân thành cảm ơn thầy Cao Hào Thi. Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, TS. Cao Hào Thi là người đã tận tình hướng dẫn, giúp tôi từng bước hoàn thành luận văn này. Thầy đã cho tôi những lời chỉ dẫn và góp ý nghiêm khắc, sâu sắc giúp cho tôi có cái nhìn thực tế hơn về tình huống đề tài mà tôi đang thực hiện. Tôi chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Xuân Thành, người đã giúp tôi hình thành nên ý tưởng về đề tài và đã định hướng cho tôi trong giai đoạn đầu làm luận văn. Cảm ơn Quý Thầy, Cô tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright - Đại học Kinh tế TP HCM đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm thực tế để tôi có đủ kỹ năng thực hiện nghiên cứu này. Chân thành cảm ơn tập thể Ban Quản lý Đường sắt đô thị đã tạo điều kiện và hỗ trợ cho tôi tiếp cận nguồn số liệu đồng thời giúp tôi giải đáp những thắc mắc về những vấn đề liên quan đến đề tài. Dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do những hạn chế về số liệu và nguồn lực nên luận văn không thể tránh những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chia sẻ của Quý Thầy, Cô, các Anh Chị và các Bạn để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
  5. iii TÓM TẮT Phát triển cơ sở hạ tầng luôn là bài toán khó cho Chính phủ của các nước trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển nơi mà nguồn vốn luôn khan hiếm và ngân sách chính phủ thường xuyên rơi vào tình trạng thâm hụt. Trong vài thập niên trở lại đây, Việt Nam và đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đạt được tốc độ tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, đi đôi với tốc độ tăng trưởng vượt bậc là tình trạng thiếu hụt và xuống cấp cơ sở hạ tầng trong đó nghiêm trọng nhất là hệ thống hạ tầng giao thông vận tải. Điều này đã tạo sức ép buộc Chính phủ phải hướng đến việc nghiên cứu và nâng tầm hệ thống giao thông công cộng (GTCC) để thay thế dần cho các phương tiện GTCC cũ kỹ, lỗi thời và không còn được ưa chuộng hiện nay. Là trục đường hướng tâm đồng thời kết nối hai trung tâm thương mại lớn của thành phố, Đại lộ Võ Văn Kiệt thu hút rất nhiều lượt người đi lại hàng ngày. Theo kinh nghiệm từ các nước có tỷ lệ đi lại bằng GTCC cao thì một phương thức GTCC hiện đại với thời gian hành trình bảo đảm có thể thu hút được hành khách từ các phương tiện cá nhân. Cho đến nay, hai phương thức GTCC đáp ứng tốt yêu cầu này là: (1) Xe điện mặt đất (Tramway), và (2) Xe buýt tốc hành khối lượng lớn (BRT). Mục tiêu của đề tài là tìm ra phương án đem lợi ích cao nhất cho nền kinh tế đồng thời cũng khả thi về mặt tài chính phù hợp với tình hình ngân sách hiện nay. Kết quả phân tích kinh tế cho thấy phương án Tramway đem lại lợi ích kinh tế cao hơn hẳn với hiện giá ròng kinh tế (ENPV) xấp xỉ 5,915 tỷ VND và mức độ rủi ro 13% trong khi ENPV của phương án BRT chỉ có 3,701 tỷ VND với mức độ rủi ro cao hơn là 23%. Chính vì vậy mà đề tài đề xuất Tramway là phương án tốt nhất để giải quyết nhu cầu GTCC trên Đại lộ Võ Văn Kiệt. Để thực hiện Tramway trong điều kiện hiện nay không hề đơn giản do Tramway đòi hỏi vốn đầu tư lớn và kỹ thuật cao. Phân tích cho thấy hình thức đối tác công tư với Hợp đồng BOT đem lại tính khả thi về mặt tài chính cho Dự án với hiện giá ròng (FNPV) xấp xỉ 1,006 tỷ VND tuy nhiên mức độ rủi ro cũng khá cao (54%). Ngoài ra, phân tích phân phối cũng chỉ ra những lợi ích đáng kể cho Chính phủ, hành khách và những người đi lại trên đường. Trước những lợi ích đầy hứa hẹn mà Dự án mang lại như trên, việc trước mắt Chính phủ phải làm là kêu gọi đầu tư và thực thi những chính sách cần thiết để đảm bảo tính khả thi của Dự án.
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................. ii TÓM TẮT .................................................................................................................................. iii MỤC LỤC ................................................................................................................................. iv BẢNG LIỆT KÊ CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... ix DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................................... xii DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................................... xiii CÁC KHÁI NIỆM ................................................................................................................... xiv CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ....................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................... 3 1.4. Phạm vi của đề tài ............................................................................................................ 3 1.5. Bố cục luận văn ................................................................................................................ 4 CHƯƠNG 2. M TẢ DỰ ÁN .................................................................................................. 5 2.1. Ưu điểm chung của hai loại hình Tramway và BRT ....................................................... 5 2.2. Những thông tin liên quan đến Dự án .............................................................................. 5 2.3. Cơ cấu thực hiện phương án Tramway và BRT............................................................... 5 CHƯƠNG 3. KHUNG PH N T CH VÀ PHƯƠNG PH P UẬN ..................................... 8 3.1. Phương pháp phân tích kinh tế ......................................................................................... 8 3.1.1. Lợi ích kinh tế............................................................................................................ 8 3.1.1.1. Lợi ích từ việc tiết kiệm thời gian....................................................................... 8 3.1.1.2. Lợi ích từ việc tiết kiệm chi phí vận hành phương tiện (VOC) .......................... 9
  7. v 3.1.1.3. Lợi ích từ các ngoại tác tích cực ......................................................................... 9 3.1.2. Chi phí kinh tế của Dự án ........................................................................................ 11 3.1.2.1. Chi phí đầu tư ................................................................................................... 11 3.1.2.2. Chi phí vận hành ............................................................................................... 12 3.1.2.3. Chi phí cơ hội kinh tế của đất mặt bằng Dự án ................................................ 12 3.1.2.4. Ngoại tác tiêu cực ............................................................................................. 12 3.1.3. Chi phí vốn kinh tế .................................................................................................. 13 3.1.4. Các hệ số trong phân tích kinh tế ............................................................................ 13 3.2. Phân tích tài chính .......................................................................................................... 13 3.2.1. Dòng ngân lưu vào của Dự án ................................................................................. 13 3.2.2. Dòng ngân lưu ra của Dự án .................................................................................... 14 3.2.3. Chi phí vốn tài chính (WACC) ................................................................................ 14 3.3. Các tiêu chuẩn đánh giá Dự án ...................................................................................... 14 CHƯƠNG 4. PH N T CH KINH TẾ C C PHƯƠNG N ............................................... 15 4.1. Các dự báo dùng trong phân tích ................................................................................... 15 4.1.1. Dự báo nhu cầu giao thông ...................................................................................... 15 4.1.1.1. Phương pháp luận ............................................................................................. 15 4.1.1.2. Các giả định ...................................................................................................... 16 4.1.1.3. Kết quả tính toán ............................................................................................... 16 4.1.1.4. Nhận xét ............................................................................................................ 17 4.1.2. Tính toán số lượng đoàn xe ..................................................................................... 18 4.1.3. Vận tốc phương tiện khi không có Dự án................................................................ 18 4.2. Phân tích lợi ích và chi phí kinh tế Dự án ...................................................................... 18
  8. vi 4.2.1. Hệ số chuyển đổi giá tài chính sang giá kinh tế ...................................................... 19 4.2.2. Lợi ích kinh tế của Dự án ........................................................................................ 20 4.2.2.1. Lợi ích từ việc tiết kiệm thời gian..................................................................... 20 4.2.2.2. Lợi ích từ việc tiết kiệm chi phí vận hành phương tiện (VOC) ........................ 21 4.2.2.3. Lợi ích từ các ngoại tác tích cực ....................................................................... 22 4.2.3. Chi phí kinh tế của Dự án ........................................................................................ 23 4.2.3.1. Chi phí đầu tư ................................................................................................... 23 4.2.3.2. Chi phí vận hành ............................................................................................... 23 4.2.3.3. Chi phí cơ hội kinh tế của đất mặt bằng Dự án ................................................ 23 4.2.3.4. Ngoại tác tiêu cực ............................................................................................. 24 4.2.4. Xác định dòng tiền kinh tế của Dự án ..................................................................... 24 4.2.5. Xác định các chỉ tiêu kinh tế ................................................................................... 25 4.2.6. Nhận xét về tính khả thi kinh tế............................................................................... 25 4.3. Phân tích rủi ro ............................................................................................................... 25 4.3.1. Phân tích độ nhạy .................................................................................................... 25 4.3.1.1. Các nhóm biến số ảnh hưởng đến kết quả phân tích kinh tế ............................ 25 4.3.1.2. Kết quả phân tích độ nhạy ................................................................................ 25 4.3.1.3. Nhận xét về kết quả phân tích độ nhạy ............................................................. 26 4.3.2. Phân tích rủi ro ........................................................................................................ 27 4.3.2.1. Nhận xét về phân tích rủi ro.............................................................................. 27 4.4. Kết luận về phân tích kinh tế.......................................................................................... 27 CHƯƠNG 5. PH N T CH TÀI CH NH VÀ ỰA CHỌN PHƯƠNG N ....................... 28 5.1. Phân tích tài chính Dự án Tramway ............................................................................... 28
  9. vii 5.1.1. Dòng ngân lưu vào Dự án........................................................................................ 28 5.1.1.1. Doanh thu từ vé................................................................................................. 28 5.1.1.2. Doanh thu ngoài vé ........................................................................................... 29 5.1.2. Dòng ngân lưu ra của Dự án .................................................................................... 30 5.1.3. Tính toán các chỉ tiêu tài chính................................................................................ 30 5.1.3.1. Chi phí vốn tài chính ......................................................................................... 30 5.1.3.2. Kết quả phân tích tài chính ............................................................................... 31 5.1.3.3. Nhận xét về tính khả thi tài chính ..................................................................... 31 5.1.4. Phân tích rủi ro ........................................................................................................ 31 5.1.4.1. Phân tích độ nhạy .............................................................................................. 31 5.1.5. Phân tích rủi ro định lượng ...................................................................................... 33 5.2. Phân tích tài chính phương án BRT ............................................................................... 33 5.2.1. Các thông số ............................................................................................................ 33 5.2.2. Kết quả phân tích ..................................................................................................... 33 5.3. Kết luận lựa chọn Dự án ................................................................................................ 34 5.4. Phân tích kịch bản .......................................................................................................... 35 5.4.1. Phân tích kịch bản giá vé ......................................................................................... 35 5.4.2. Phân tích kịch bản thuế TNDN ............................................................................... 35 5.4.3. Nhận xét về kết quả phân tích kịch bản ................................................................... 36 CHƯƠNG 6. ỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC TÀI TR DỰ ÁN ...................................... 37 6.1. Hình thức đầu tư ............................................................................................................. 37 6.2. Các phương án tài chính................................................................................................. 37 6.2.1. Hình thức hợp đồng BOT ........................................................................................ 37
  10. viii 6.2.2. Hình thức hợp đồng BOO........................................................................................ 38 6.3. Phân tích phân phối ........................................................................................................ 38 6.3.1. Các nhóm đối tượng chịu tác động của Dự án ........................................................ 38 6.3.2. Kết quả phân tích phân phối của hai phương án BOO và BOT .............................. 39 6.3.3. Nhận xét kết quả phân tích phân phối ..................................................................... 39 6.3.4. Kết luận và lựa chọn phương án tài chính ............................................................... 40 CHƯƠNG 7. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI DỰ ÁN VÀ KIẾN NGHỊ ................................ 41 7.1. Kiến nghị chính sách ...................................................................................................... 41 7.2. Hạn chế của đề tài .......................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 45 PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 51 PHỤ LỤC 1: Một số hình ảnh liên quan đến Dự án ................................................................. 51 PHỤ LỤC 2: Dự báo lưu lượng giao thông trong khu vực Dự án ............................................ 53 PHỤ LỤC 3: Tính toán số lượng đoàn xe ................................................................................ 58 PHỤ LỤC 4: Tính toán tốc độ phương tiện khi không có Dự án. ............................................ 61 PHỤ LỤC 5: Tính toán lợi ích kinh tế của Dự án .................................................................... 65 PHỤ LỤC 6: Tính toán chi phí kinh tế của Dự án.................................................................... 69 PHỤ LỤC 7: Tổng hợp dòng tiền kinh tế Dự án ...................................................................... 81 PHỤ LỤC 8: Kết quả phân tích rủi ro kinh tế và tài chính....................................................... 83 PHỤ LỤC 9: Tính toán ngân lưu tài chính ............................................................................... 87 PHỤ LỤC 10: Tính toán chi phí vốn tài chính ......................................................................... 99 PHỤ LỤC 11: Tính toán ngân lưu tài chính các phương án đầu tư BOO và BOT ................ 101 PHỤ LỤC 12: Kết quả phân tích phân phối ........................................................................... 104
  11. ix BẢNG LIỆT KÊ CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt ADB : Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á B/C : Benefit/Cost Lợi ích/Chi phí BOO : Build- Operate-Own Hợp đồng Xây dựng-Sở hữu-Vận hành BOT : Build-Operate-Transfer Hợp đồng Xây dựng- Vận hành- Chuyển giao BRT : Bus Rapid Transit Xe buýt tốc hành khối lượng lớn CF : Coversion Factor Hệ số chuyển đổi CIF : Cost, Insurance and Freight Giá thành, bảo hiểm và cước DSCR : Debt-service Coverage Ratio Tỷ lệ an toàn trả nợ EOCK : Economic opportunity cost of capital Chi phí cơ hội kinh tế của vốn FEP : Foreign Exchange Premium Phí thưởng ngoại hối GAO : United States General Accounting Office GPMB : Land acquisition Giải phóng mặt bằng GTCC : Public Transport Giao thông công cộng IDC : Interest During Construction Lãi vay trong thời gian xây dựng IMF : International Monetary Fund Quỹ tiền tệ Quốc tế IRP : Interest Rate Parity Cân bằng lãi suất IRR : Interest Rate of Return Suất sinh lợi nội tại ITS : Intelligent Transport System Hệ thống giao thông thông minh JBIC : Japan Bank for International Cooperation Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản LIBOR : London Interbank Offered Rate Lãi suất liên ngân hàng Luân Đôn LRT : Light Rail Transit Vận tải đường sắt nhẹ MAUR : Management Authority for Urban Ban Quản lý Đường sắt Đô thị Railway MVA : MVA Consultancy Công ty Tư vấn MVA NPV : Net Present Value Giá trị hiện tại ròng OCC : Operation and Control Centre Trung tâm quản lý vận hành O&M : Operation and Maintenance Vận hành và Bảo trì
  12. x OD : Origin Destination Phương pháp Nơi đi- Nơi đến ODA : Official Development Assistant Hỗ trợ phát triển chính thức OER : Official Exchange Rate Tỷ giá hối đoái chính thức PCI : Per capita Income Thu nhập bình quân đầu người Petrolimex : Vietnam National Petroleum Group Tập đoàn xăng dầu Việt Nam PPP : Public-Private Partnership Hình thức đối tác Công-Tư PPP : Purchasing Power Partity Cân bằng sức mua SER : Shadow Exchange Rate Tỷ giá hối đoái kinh tế (bóng) SERF : Shadow Exchange Rate Factor Hệ số tỷ giá hối đoái kinh tế SGTVT : Ho Chi Minh City Department of Sở giao thông vận tải TPHCM Transportation SI : Sensitivity Index Độ nhạy SV : Switching Value Giá trị hoán chuyển SWRF : Shadow Wage Rate Factor Hệ số tỷ lệ tiền lương kinh tế TEDI : Transport Engineering Design Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế Giao SOUTH Incorporated South thông vận tải phía Nam TNDN : Corporate Tax Thuế Thu nhập doanh nghiệp TPHCM : Ho Chi Minh City Thành phố Hồ Chí Minh TRBNA : Transportation Research Board of the National Academies TTI : Thanh Danh Limited Co.-Titanium Joint Liên danh Công ty TNHH Thanh Venture Danh và Titanium UBND : Ho Chi Minh City People’s Committee Ủy ban nhân dân TPHCM UCCI : Urban-Civil Works Construction Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công Investment Management Authority of Ho trình Giao thông-Đô thị thành phố Chi Minh City VAT : Value-added Tax Thuế Giá trị gia tăng VCB : Joint Stock Commercial Bank for Foreign Ngân hàng Thương mại cổ phần Trade of Vietnam Ngoại thương Việt Nam VOC : Vehicle Operation Cost Chi phí vận hành phương tiện giao thông WACC : Weighted Average Capital Cost Chi phí vốn bình quân trọng số
  13. xi WB : World Bank Ngân hàng thế giới
  14. xii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Các thông số đặc trưng của từng phương án .............................................................. 6 Bảng 4.1: Các hệ số chuyển đổi trong phân tích kinh tế .......................................................... 19 Bảng 4.2: Hệ số chuyển đổi xăng dầu ...................................................................................... 20 Bảng 4.3: Mức tiêu thụ nhiên liệu của từng loại phương tiện .................................................. 21 Bảng 4.4: Chi phí hao mòn và chi phí bảo trì phương tiện ....................................................... 22 Bảng 4.5: Kết quả tính toán các chỉ tiêu kinh tế ....................................................................... 25 Bảng 4.6: Phân tích độ nhạy của ENPV cho phương án Tramway .......................................... 26 Bảng 4.7: Phân tích độ nhạy của ENPV cho phương án BRT ................................................. 26 Bảng 5.1: Cơ cấu giá vé và chi phí đi lại bằng các phương tiện thay thế (VND/HK).............. 29 Bảng 5.2: Ước tính cho các dịch vụ ngoài vé ........................................................................... 29 Bảng 5.3: Các chỉ tiêu tài chính phương án Tramway.............................................................. 31 Bảng 5.4: Độ nhạy của NPV tài chính theo các biến số ........................................................... 32 Bảng 5.5: Tác động của lạm phát lên dòng ngân lưu và NPV .................................................. 32 Bảng 5.6: Các thông số trong phân tích tài chính BRT ............................................................ 34 Bảng 5.7: Kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính phương án Tramway .................................. 34 Bảng 5.8: Kết quả phân tích kịch bản giá vé ............................................................................ 35 Bảng 5.9: Kết quả phân tích kịch bản thuế TNDN ................................................................... 36 Bảng 6.1: Giá vé điều chỉnh theo phương án BOT ................................................................... 38 Bảng 6.2: Giá vé điều chỉnh theo phương án BOO .................................................................. 38 Bảng 6.3: Kết quả phân phối phương án hợp đồng BOO và BOT ........................................... 39
  15. xiii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Bản đồ Dự án .............................................................................................................. 6 Hình 2.2: Cơ cấu Dự án Tramway và BRT ................................................................................ 7 Hình 4.1: Dự báo lưu lượng hành khách bằng phương pháp đàn hồi ....................................... 17
  16. xiv CÁC KHÁI NIỆM Chuyến đi nội vùng là chuyến đi trong khu vực nghiên cứu; chuyến đi thông qua là chuyến đi có cả điểm bắt đầu và điểm đến ngoài khu vực nghiên cứu; và chuyến đi liên vùng là chuyến đi có một trong hai điểm bắt đầu hoặc điểm đến nằm trong khu vực nghiên cứu. Diện tích hiệu dụng tương ứng với một vận tốc nào đó là diện tích mặt đường cần thiết để phương tiện di chuyển trên đường đạt được vận tốc đó. Liên danh là trường hợp hai nhà đầu tư cùng đứng tên chung để thực hiện Dự án. Mỗi nhà đầu tư sẽ có bộ máy quản lý riêng và việc thanh toán sẽ được tiến hành riêng biệt đối với từng nhà đầu tư. Phương tiện-km là đơn vị sử dụng trong phân tích kinh tế các Dự án giao thông. Phương tiện-km cho ta biết mức độ đi lại thực sự của hành khách thông qua số lượng phương tiện sử dụng và quãng đường mà từng phương tiện này di chuyển. Tramway là một dạng phương tiện vận chuyển đường sắt nhẹ nhưng di chuyển trên mặt đất hay còn gọi là xe điện mặt đất. Vốn đối ứng là phần vốn trong nước tham gia trong từng chương trình, dự án ODA được cam kết giữa phía Việt Nam và phía nước ngoài trên cơ sở hiệp định, văn kiện dự án, quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền nhằm tăng tính trách nhiệm và chia sẻ rủi ro giữa các bên tham gia Dự án. Xe buýt nhanh (BRT) là một phương thức GTCC thế hệ mới, có khả năng vận chuyển khối lượng lớn trong đường dành riêng với hệ thống nhà ga, thông tin tín hiệu hiện đại.
  17. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Đặt vấn đề Là trung tâm kinh tế của cả nước, từ năm 2000 trở lại đây, TPHCM phải đối mặt với áp lực bùng nổ dân số (tỷ lệ tăng dân số trung bình khoảng 4.8%1) và sự gia tăng nhanh chóng các phương tiện cá nhân khiến cho hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đang ngày một thiếu thốn và xuống cấp. Theo dự báo, tốc độ trung bình của xe hơi vào năm 2002 là 23.8 km/h và con số này sẽ chỉ còn 13.3 km/h vào năm 20202. Tốc độ trung bình giảm không những gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế mà nó còn tác động xấu đến chất lượng cuộc sống con người. Theo kinh nghiệm, thì có hai giải pháp để giải quyết vấn đề này. Thứ nhất là mở rộng hệ thống đường bộ và thứ hai là đa dạng hóa các phương thức vận chuyển. Việc mở rộng hệ thống đường bộ không hề đơn giản do sự giới hạn về quỹ đất. Bên cạnh đó, hầu hết các nhà hoạch định trên thế giới đều cho rằng phát triển cơ sở hạ tầng trên cơ sở nâng cao khả năng tiếp cận và hội nhập3 tức là đa dạng hóa các phương thức giao thông thì đem lại lợi ích cao hơn việc làm tăng đơn thuần vận tốc của các phương tiện. Những năm gần đây, Chính phủ đã tập trung phát triển vận tải hành khách công cộng cả về số lượng lẫn chất lượng. Thực tế, lượng xe buýt đã tăng gần 1,000 chiếc từ năm 2002 đến 20104 (gần 30%). Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng xe buýt tại TPHCM vẫn còn khá thấp (5%5). Một phần do hạn chế về tính linh động và thời gian hành trình, bên cạnh đó mặc cảm trong suy nghĩ đã làm cho việc đi lại bằng xe buýt trở thành một việc bất đắc dĩ của đại đa số người dân thành phố. Được sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản, Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) đã nghiên cứu và đề xuất Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TPHCM đến năm 2020 và tầm 1 Công ty TEDI SOUTH và Coteba (2009, tr. 8) 2 JBIC (2006) 3 Litman (2013, tr. 3) 4 SGTVT (2012) trích từ Đoàn Hồng Đức (2012) 5 Gómez-Ibáñez và Nguyen Xuan Thanh (2008, tr. 3)
  18. 2 nhìn sau năm 2020 tại Quyết định 101/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 (gọi tắt là Quyết định 101). Mục tiêu của Chính phủ trong Quyết định 101 là đa dạng hóa phương thức đi lại để giảm kẹt xe, giảm tai nạn giao thông, an toàn môi trường và phát triển kinh tế. Dự báo khi đi vào hoạt động, hệ thống đường sắt sẽ giải quyết đến 7%6 nhu cầu đi lại của người dân. Là trục đường hướng tâm, Đại lộ Võ Văn Kiệt giữ vai trò chính yếu trong việc kết nối hai trung tâm kinh tế lớn của thành phố, Bến Thành và Chợ Lớn. Ngoài ra, với lợi thế đường ven kênh và bề rộng 8 làn xe, Đại lộ Võ Văn Kiệt rất thích hợp để phát triển hệ thống GTCC khối lượng lớn trên mặt đất với những ưu điểm về tính kinh tế và mỹ quan đô thị. Do đó, Tramway chính là phương thức GTCC đầu tiên được lựa chọn để thực hiện trên Đại lộ Võ Văn Kiệt. Tramway là loại hình đường sắt nhẹ (Light Rail Transit), có khả năng chuyên chở lớn và rất phổ biến ở các nước phát triển. Theo chủ trương của Chính phủ thì tuyến Tramway sẽ được ưu tiên thực hiện theo hình thức hợp tác giữa nhà nước và tư nhân. Cho đến nay đã có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện là Liên danh TTI7. Tuy nhiên, do thiếu khả năng dự toán đồng thời không chứng minh được khả năng tài chính nên Ủy ban nhân dân TPHCM (UBND) đã phải tạm dừng hợp tác với TTI và tiếp tục kêu gọi đầu tư. Trong khi việc đầu tư cho Tramway còn gặp nhiều khó khăn thì BRT nổi lên như một giải pháp GTCC mới đầy sáng tạo. BRT là phương thức vận chuyển hành khách nhanh với khối lượng lớn gần như hệ thống đường sắt nhưng lại linh động chẳng kém gì xe buýt. Ngoài ra, chi phí đầu tư thấp (chỉ bằng 1/4 cho đến 1/2 so với Tramway8) và thời gian thi công ngắn chính là lý do mà loại hình này rất được các tổ chức tài chính thế giới ưu tiên tài trợ. Ý tưởng thực hiện BRT bắt đầu xuất hiện từ năm 2005 khi Ngân hàng thế giới (WB) đã hỗ trợ cho UBND nghiên cứu thực hiện hệ thống BRT trên toàn TPHCM. Tuy nhiên ý tưởng này đã phải dừng lại do những hạn chế về hạ tầng giao thông của thành phố. Về mặt kỹ thuật thì BRT 6 Huỳnh Thế Dân (2010, tr. 2) 7 Liên danh giữa công ty TNHH XD và TM Thanh Danh và công ty Titanium. 8 GAO (2001, tr. 50-54)
  19. 3 chỉ có thể áp dụng cho những tuyến đường có bề rộng mặt đường tương thích (từ 6 làn xe trở lên). Việc hoàn thành Đại lộ Võ Văn Kiệt đã đem đến cho BRT một cơ hội mới vì cho đến nay đây là con đường duy nhất đáp ứng tốt những yêu cầu kỹ thuật của BRT. Do đó từ năm 2011, WB đã tiếp tục hỗ trợ cho UBND nghiên cứu thực hiện tuyến BRT trên Đại lộ Võ Văn Kiệt. Sự khác biệt về quy mô đầu tư, khả năng vận chuyển và các đặc tính kỹ thuật là nguyên nhân khiến cho hai phương án này mang lại những lợi ích và chi phí khác nhau. Nếu không được phân tích một cách khách quan và đầy đủ sẽ gây ra sai lầm trong lựa chọn Dự án dẫn đến lãng phí nguồn lực của nền kinh tế đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến các phương tiện giao thông còn lại trên tuyến. Chính vì vậy mà việc phân tích lợi ích và chi phí của hai loại hình GTCC này là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. 1.2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu của đề tài là chọn ra một phương thức GTCC trên Đại lộ Võ Văn Kiệt, Tramway hoặc BRT, đem lại lợi ích cao nhất cho nền kinh tế đồng thời xác định phương án tài trợ thích hợp cho phương án được lựa chọn. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Thông qua các kết quả phân tích, đề tài sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau: Thứ nhất, phương thức giao thông công cộng nào, Tramway hay BRT, trên Đại lộ Võ Văn Kiệt là khả thi hơn cả về mặt kinh tế? Thứ hai, với phương thức lựa chọn, hình thức đầu tư nào là khả thi nhất về mặt tài chính đồng thời đem lại lợi ích cao nhất cho các bên liên quan? 1.4. Phạm vi của đề tài Phạm vi của đề tài bao gồm phân tích kinh tế để lựa chọn một trong hai phương thức GTCC trên Đại lộ Võ Văn Kiệt, Tramway hoặc BRT, hiệu quả hơn về mặt kinh tế. Tiếp đó, đề tài sẽ phân tích tài chính phương án lựa chọn và tiến hành phân tích phân phối lợi ích của Dự án cho
  20. 4 các nhóm người liên quan. Dựa trên tiêu chí cân đối lợi ích giữa “người được” và “người mất”, đề tài sẽ đề xuất phương án tài chính thích hợp để làm tăng tính khả thi của Dự án. 1.5. Bố cục luận văn Luận văn được chia làm bảy chương với các nội dung sau: Chương 1 mô tả bối cảnh nghiên cứu, lý do hình thành đề tài, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Chương 2 trình bày các mô tả Dự án và những thông số cần thiết trong việc phân tích Dự án. Chương 3 giới thiệu Khung phân tích và Phương pháp luận mà đề tài sử dụng. Chương 4 là phần phân tích kinh tế và các rủi ro có thể xảy ra với Dự án. Chương 5 bao gồm phân tích tài chính đồng thời xác định rủi ro đến tính khả thi của Dự án. Chương 6 sẽ tiến hành lựa chọn hình thức đầu tư thích hợp dựa trên mức độ phân phối lợi ích và chi phí của Dự án đến các nhóm người liên quan. Chương 7 là các kết luận và kiến nghị dựa trên bối cảnh thực tế và tình hình ngân sách của TPHCM.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2