Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành cá tra đồng bằng sông Cửu Long
lượt xem 4
download
Đề tài chủ yếu dựa trên Lý thuyết phân tích cụm ngành để nhận dạng cụm ngành cá tra ĐBSCL. Sau đó, tác giả tổng hợp các dữ liệu thứ cấp và thực hiện phân tích các yếu tố tại bốn đỉnh của mô hình kim cương phát triển bởi Micheal Porter1 để tìm ra vấn đề then chốt về năng lực cạnh tranh mà cụm ngành đang gặp phải.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành cá tra đồng bằng sông Cửu Long
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ------------------------------------- PHẠM THỊ NGỌC ANH PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH CÁ TRA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ------------------------------------- PHẠM THỊ NGỌC ANH PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH CÁ TRA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Mã ngành chính sách công: 60340402 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Thành Tự Anh TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
- i LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, các Quý Thầy Cô giảng viên và trợ giảng đã trang bị kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn Thạc sĩ Lê Thị Quỳnh Trâm và Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa đã giúp tôi trong quá trình tƣ duy và phân tích những vấn đề cụ thể liên quan đến đề tài tạo nền tảng quan trọng trong việc hình thành đề tài nghiên cứu. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn đến Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình và đƣa ra những lời khuyên quan trọng trong việc tổng hợp thông tin, phƣơng pháp và tƣ duy phân tích trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu giúp tôi hoàn thiện nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đã hợp tác chia sẻ thông tin và cung cấp cho tôi nhiều nguồn tƣ liệu và tài liệu hữu ích để phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi lòng tri ân sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã động viên và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 Ngƣời thực hiện Phạm Thị Ngọc Anh
- iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................... iv DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................... v TÓM TẮT ........................................................................................................................ vi CHƢƠNG 1 ...................................................................................................................... 1 BỐI CẢNH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 1 1.1. Bối cảnh ngành cá tra Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) .............................. 1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3 CHƢƠNG 2 ...................................................................................................................... 4 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ.................................................................................................. 4 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ................................................................... 4 2.1. Cụm ngành và xác định phạm vi cấu trúc cụm ngành .......................................... 4 2.2. Khung phân tích mô hình kim cƣơng của Micheal Porter..................................... 5 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc .......................................................................... 7 CHƢƠNG 3 ...................................................................................................................... 8 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH ...................................................................... 8 CỤM NGÀNH CÁ TRA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ........................................... 8 3.1. Cụm ngành cá tra đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)....................................... 8 3.2. Phân tích bốn yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành cá tra ĐBSCL theo mô hình kim cƣơng của Micheal Porter ................................................... 14 3.2.1. Các điều kiện nhân tố sản xuất .............................................................................. 14 3.2.2. Các điều kiện cầu.................................................................................................. 24 3.2.3. Bối cảnh chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp ............................................ 28 3.2.4. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và các tổ chức có liên quan.................................... 33 CHƢƠNG 4 .................................................................................................................... 39 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .......................................................................... 39 4.1. Kết luận ............................................................................................................ 39 4.2. Gợi ý chính sách................................................................................................ 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 43
- iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh Bộ Nông nghiệp và Phát triển Ministry of Agriculture and Rural Bộ NN&PTNT Nông thôn Development Ministry of Natural Resource and Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên – Môi trƣờng Enviroment Unites States Department of DOC Bộ Thƣơng mại Hoa Kỳ Commerce ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long Mekong Delta EU Châu Âu Europe Cục quản lý chất lƣợng nông lâm National Agro Forestry Fisheries NAFIQAD sản và thủy sản Quality Assurance Department NĐ 36 Nghị định 36 NLCT Năng lực cạnh tranh Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy Vietnam Research Institute for RIA 2 sản 2 Agriculture Dự án phát triển nuôi trồng thủy Sustaining Ethical Aquaculture SEAT sản theo chuẩn thƣơng mại Trade Sở Nông nghiệp và Phát triển Department of Agriculture and Sở NN & PTNT Nông thôn Rural Development VPA Hiệp hội cá tra Việt Nam Vietnam Pangasius Association Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Vietnam Association of Seafood VASEP thủy sản Việt Nam Exporters and Producers
- v DANH MỤC HÌNH Hình 2-1. Các nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh địa phƣơng ............................................ 6 Hình 3-1. Thị phần và thay đổi thị phần của một số cụm ngành xuất khẩu của Việt Nam so với thế giới năm 2014 .................................................................................................... 10 Hình 3-2. Diện tích và năng suất cá tra các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 2000–2014 .............. 11 Hình 3-3. Chuỗi cung ứng ngành hàng cá tra ............................................................ 12 Hình 3-4. Sơ đồ cụm ngành cá tra tại ĐBSCL ............................................................... 13 Hình 3-5. Bản đồ phân bổ vùng nuôi cá tra ................................................................... 14 Hình 3-6. Sơ đồ vị trí xây dựng cầu Cao Lãnh và Vàm Cống – Hai cây cầu lớn nhất thuộc dự án kết nối các trung tâm ĐBSCL .............................................................................. 19 Hình 3-7. Cơ cấu chi phí sản xuất cá tra nguyên liệu vùng ĐBSCL năm 2010 ............... 20 Hình 3-8. Thị phần các công ty sản xuất thức ăn cá tra thƣơng mại ................................ 21 Hình 3-9. Sản lƣợng nuôi trồng và xuất khẩu cá tra qua các năm ................................... 24 Hình 3-10. Sơ đồ chuỗi giá trị cá tra ở ĐBSCL .............................................................. 24 Hình 3-11. Cơ cấu thị trƣờng nhập khẩu cá tra của Việt Nam từ 2011-2015................... 26 Hình 3-12. Giá xuất khẩu trung bình của cá tra đông lạnh từ năm 2000-2012 ................ 28 Hình 3-13. Vị trí các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra 2015 .............................................. 29 Hình 3-14. Đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành cá tra ĐBSCL bằng mô hình kim cƣơng của Michael Porter .............................................................................................. 38
- vi TÓM TẮT Cá tra Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là sản phẩm xuất khẩu chiến lƣợc của Việt Nam với tiêu chuẩn chất lƣợng cao, giá cả cạnh tranh. Năm 2014, chỉ riêng ngành cá tra đóng góp 22,56% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nƣớc, đạt khoảng 1.768 tỷ USD. Mặc dù vậy, sự phát triển của ngành gặp phải nhiều khó khăn nhƣ vụ kiện chống bán phá, rào cản kỹ thuật bị áp đặt khắt khe, cạnh tranh xuống đáy... Kể từ năm 2012 đến nay diện tích và sản lƣợng nuôi trồng giảm cho thấy năng suất ngành giảm và chƣa có dấu hiệu tăng trở lại. Những khó khăn đã cho thấy ngành cá tra tồn tại những điểm yếu về năng lực cạnh tranh không thể tự giải quyết mà cần có sự can thiệp của nhà nƣớc để tồn tại và phát triển. Mặc dù vậy, khi nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra của chính phủ ra đời vấn đề của ngành vẫn chƣa đƣợc giải quyết triệt để. Luận văn đánh giá và xác định vấn đề then chốt trong thực trạng năng lực cạnh tranh của cụm ngành nhằm đề xuất giải pháp thích hợp nhất giúp tháo gỡ những khó khăn. Đề tài chủ yếu dựa trên Lý thuyết phân tích cụm ngành để nhận dạng cụm ngành cá tra ĐBSCL. Sau đó, tác giả tổng hợp các dữ liệu thứ cấp và thực hiện phân tích các yếu tố tại bốn đỉnh của mô hình kim cương phát triển bởi Micheal Porter1 để tìm ra vấn đề then chốt về năng lực cạnh tranh mà cụm ngành đang gặp phải. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngành nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra ĐBSCL xuất hiện dựa vào ƣu đãi của điều kiện tự nhiên. Nhờ nắm bắt đƣợc nhu cầu rất lớn của thị trƣờng thế giới, biết tận dụng điều kiện tự nhiên, nguồn lao động giá thấp và dễ đào tạo cộng thêm sự hỗ trợ của chính phủ và các ngành có liên quan mà cụm ngành dần đƣợc hình thành và ngày càng phát triển. Do nhu cầu rất lớn của hai thị trƣờng chính là Mỹ và EU đặt ra nhu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe tại hai thị trƣờng này cộng hƣởng với mức độ cạnh tranh cao trong và ngoài nƣớc đã tạo áp lực giúp ngành cải thiện rất nhanh về chất lƣợng sản phẩm. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cụm ngành cá tra cũng cho thấy cụm ngành còn tồn tại những điểm yếu đã và đang trở thành lực cản đối với sự phát triển. Một là, sự phụ thuộc lớn vào lợi thế tự nhiên và nguồn lao động giá thấp trong tương lai sẽ trở thành điểm yếu cản trở phát triển. Bởi vì hiện nay nguồn tài nguyên nƣớc của ĐBSCL 1 Competitiveness in the Food Industry, Porter 1990, p.127
- vii đang đứng trƣớc thách thức biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trƣờng và việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong. Không những vậy, ngành còn đứng trƣớc thách thức gia tăng chi phí lao động do thiếu hụt nguồn lao động giá rẻ, thiếu kĩ năng khi phải cạnh tranh nguồn lao động với các ngành kinh tế khác trong bối cảnh Việt Nam bƣớc qua thời kì “dân số vàng”. Hai là, sự phát triển của các yếu tố đầu vào cũng là yếu tố hỗ trợ cụm ngành không đáp ứng kịp thời nhu cầu tăng trưởng và mở rộng cụm ngành. Trong hơn 15 năm qua, khi mà cụm ngành phát triển với tốc độ rất nhanh thì cơ sở hạ tầng logistic và nguồn vốn tín dụng đều chậm phát triển về số lƣợng và chất lƣợng. Tình trạng này là nguyên nhân của việc phát sinh chi phí cho doanh nghiệp, tạo động cơ cho những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Ba là, vấn đề cố hữu của nhiều ngành sản xuất tại Việt Nam là liên kết rời rạc sẽ là lực cản rất lớn cho sự phát triển. Trong bối cảnh cạnh tranh độc quyền, việc các doanh nghiệp hành động vì lợi ích riêng có thể dẫn đến nguy cơ phá hủy cụm ngành. Cần hơn nữa sự liên kết trong xây dựng chiến lƣợc, quản lý, thực hiện của các cơ quan có liên quan, các hiệp hội, các ngân hàng, các doanh nghiệp và hộ nuôi. Bốn là, một số nội dung trong Nghị định 36 (NĐ 36) của chính phủ chưa đúng và chưa hiệu quả. NĐ 36 mặc dù có mục tiêu tốt nhƣng quá trình xây dựng lại thiếu bài bản, thiếu đánh giá và quan trọng nhất là thiếu sự tham gia của doanh nghiệp. Từ những luận điểm trên, các khuyến nghị chính sách và biện pháp khắc phục các hạn chế của cụm ngành xoay quanh vai trò của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) trong việc qui hoạch vùng nuôi, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (Bộ TN&MT) trong việc ban hành các qui định về sử dụng tài nguyên nƣớc. Ngoài ra, chính phủ cần tập trung nguồn lực nhằm phát triển các yếu tố đầu vào hỗ trợ cụm ngành là hệ thống vận tải biển và thiết bị cẩu phục vụ vận tải công suất lớn, đồng thời mở rộng các kênh xây dựng, phát triển và quản lý nguồn vốn thông qua các mô hình liên kết dọc. Thúc đẩy liên kết cụm ngành thông qua việc hợp tác trong xây dựng chiến lƣợc, quản lý, thực hiện của các cơ quan có liên quan, các hiệp hội, các ngân hàng, các doanh nghiệp và hộ nuôi. Xây dựng khung pháp lý đầy đủ cho ngành bằng việc sửa đổi NĐ 36 theo đúng phƣơng pháp và qui trình, nhất là phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia xây dựng chính sách.
- 1 CHƢƠNG 1 BỐI CẢNH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.1. Bối cảnh ngành cá tra Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) Trong quá trình phát triển của ngành thủy sản Việt Nam, ngành nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra đƣợc xem là ngành sản xuất có sự tăng trƣởng ngoạn mục nhất. Từ loài cá đánh bắt từ dòng sông Mekong, cá tra ĐBSCL đã trở thành sản phẩm cá nuôi ao đạt tiêu chuẩn cao, giá cả cạnh tranh, đáp ứng đƣợc yêu cầu của những khách hàng khó tính tại Mỹ và châu Âu. Việc tăng cƣờng hội nhập kể từ đầu thế kỉ 21 đã tạo cơ hội xuất khẩu cá tra sang nhiều thị trƣờng và có những bƣớc phát triển mạnh mẽ. Từ năm 2000-2014, tốc độ tăng trƣởng trung bình hàng năm về diện tích 8,7%, sản lƣợng 31,6%, kim ngạch xuất khẩu 143,7%2. Năm 2014, chỉ riêng ngành cá tra đóng góp 22,56% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nƣớc, đạt khoảng 1.768 tỷ USD3. Tính đến tháng 8/2015, cả nƣớc có 220 doanh nghiệp đăng ký khai hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra4. Tuy nhiên, quá trình phát triển của ngành cá tra không thực sự dễ dàng khi luôn gặp phải những khó khăn và trở ngại: vụ kiện chống bán phá giá kéo dài từ năm thứ ba sau khi cá tra bƣớc chân vào thị trƣờng Mỹ đến nay chƣa chấm dứt; các thị trƣờng chính liên tục áp đặt rào cản kỹ thuật khắt khe hơn dẫn đến tình trạng cấm nhập khẩu cá tra (tại EU, Nga, Mỹ, Brazil,…); cạnh tranh gay gắt khiến các doanh nghiệp đua nhau giảm giá cá tra xuất khẩu khiến cả chất lƣợng và lợi nhuận giảm5... Những khó khăn đã cho thấy ngành cá tra tồn tại những điểm yếu về năng lực cạnh tranh khi mà những năm gần đây hộ nuôi dần bỏ ao, doanh nghiệp dần bỏ xƣởng. Yếu tố cốt lõi biểu hiện năng lực cạnh tranh chính là năng suất của ngành liên tục giảm từ 217.48 tấn/ha (2012) xuống còn 190.37 tấn/ha (2014)6. Khi không tự giải quyết đƣợc các vấn đề trên, các doanh nghiệp đã kiến nghị đến các cơ quan quản lý có liên quan và thúc đẩy Chính phủ đã ban hành Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra. Với mục tiêu quản lý và phát triển ổn định 2 Tính toán dựa trên phụ lục 1 3 Báo cáo của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ (30/07/2015), Hội nghị Bàn giải pháp, chính sách thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ cá tra tại ĐBSCL 4 Hiệp hội Cá tra Việt Nam (05/08/2015) 5 Thiên Linh (2012), Xuất khẩu cá tra: Cạnh tranh không lành mạnh (03/12/2012), Bản tin xuất khẩu (Số 290, tr.10-11) 6 Phụ lục 1
- 2 ngành cá tra trên toàn chuỗi sản xuất, NĐ 36 là cơ hội để cải thiện hình ảnh, nâng cao vị thế sản phẩm cá tra Việt Nam, cải thiện năng lực cạnh tranh của ngành7. Tuy nhiên, một số điều khoản của Nghị định đã không giúp giải quyết đƣợc vấn đề của ngành mà còn gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp8. Tƣơng lai của ngành cá tra đòi hỏi phải nghiên cứu và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của cụm ngành từ đó xác định rõ vấn đề then chốt về năng lực cạnh tranh mà cụm ngành đang gặp phải. Luận văn kết hợp đánh giá ƣu và nhƣợc điểm của chính sách hiện tại rồi dựa vào kinh nghiệm đó đề xuất giải pháp thích hợp nhất giúp tháo gỡ những khó khăn của cụm ngành. Đề tài “Phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành cá tra ĐBSCL” dựa vào khung phân tích bốn yếu tố của năng lực cạnh tranh theo mô hình kim cƣơng của Michael Porter để phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của cụm ngành cá tra ĐBSCL nhằm tìm ra vấn đề then chốt về năng lực cạnh tranh mà cụm ngành đang gặp phải. Từ đó đề xuất chính sách hiệu quả nhất nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh cụm ngành cá tra ĐBSCL. 1.2. Câu hỏi nghiên cứu 1) Đâu là những vấn đề then chốt trong thực trạng năng lực cạnh tranh mà cụm ngành cá tra ĐBSCL đang gặp phải? 2) Các cơ quan chính phủ và các hiệp hội cần có chính sách cần thiết gì để cải thiện năng lực cạnh tranh của cụm ngành cá tra ĐBSCL? 7 Ngọc Thủy (2014), Nghị định 36: Cần có lộ trình và thông tư hướng dẫn, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, truy cập này 26/12/2015 tại địa chỉ http://vasep.com.vn/Tin-Tuc/785_35873/Nghi-dinh- 36-Can-co-lo-trinh-va-Thong-tu-huong-dan.htm 8 Đỗ Hƣơng (2015), Công văn số 82/2015/CV-VASEP: Xem xét, sửa đổi Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra để tiếp tục triển khai nghị định trong thời gian tới, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, truy cập này 26/12/2015 tại địa chỉ http://vasep.com.vn/Thu-Vien-Van- Ban/73_40741/Cong-van-so-822015CV-VASEP-Xem-xet-sua-doi-Nghi-dinh-362014ND-CP-ve-nuoi-che- bien-va-xuat-khau-ca-tra-de-tiep-tuc-trien-khai-Nghi-dinh-trong-thoi-gian-toi.htm
- 3 1.3. Phạm vi nghiên cứu Cụm ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra nuôi (Pangasius hypophhalmus) chủ yếu trên địa bàn các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu chủ yếu ở giai đoạn từ năm 2000-2015. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài thực hiện phƣơng pháp phân tích định tính dựa trên nền tảng khung phân tích Lý thuyết phân tích cụm ngành để nhận dạng ngành cá tra ĐBSCL, xác định phạm vi, cấu trúc của cụm ngành để hiểu một cách sâu sắc hơn về từng yếu tố của cụm ngành. Sau đó, sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, mô tả và phân tích những thông tin và số liệu diễn biến hoạt động trong 14 năm gần đây của ngành để phân tích, so sánh, đánh giá nhằm thấy rõ vấn đề về năng lực cạnh tranh mà ngành cá tra ĐBSCL đang gặp phải. Bƣớc thứ hai, phân tích các yếu tố tại bốn đỉnh của mô hình kim cương phát triển bởi Micheal Porter9 bao gồm các điều kiện nhân tố sản xuất, các điều kiện cầu, bối cảnh và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, các ngành ngành công nghiệp hỗ trợ và các tổ chức có liên quan để phát hiện điểm then chốt trong vấn đề năng lực cạnh tranh của cụm ngành. Việc phỏng vấn các chuyên gia trong ngành cá tra, các cá nhân làm việc lâu năm trong ngành bao gồm: kỹ sƣ, nhân viên kinh doanh, công nhân, hộ nông dân… giúp tăng cƣờng tính xác thực của các nguồn thông tin và có đƣợc nhận xét đúng đắn về cụm ngành. Sau khi xác định rõ vấn đề then chốt về năng lực cạnh tranh mà cụm ngành đang gặp phải và kết hợp đánh giá ƣu và nhƣợc điểm của chính sách hiện tại, đề xuất giải pháp thích hợp nhất giúp tháo gỡ những khó khăn của cụm ngành trong bối cảnh hiện nay của cụm ngành cá tra ĐBSCL. 9 Competitiveness in the Food Industry, Porter 1990, p.127
- 4 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC 2.1. Cụm ngành và xác định phạm vi cấu trúc cụm ngành Micheal Porter - học giả nghiên cứu và đóng góp nhiều nhất cho việc phát triển khái niệm cụm ngành và xây dựng khung phân tích cho việc áp dụng khái niệm cụm ngành để nghiên cứu đến các vấn đề về năng lực cạnh tranh. Ông đƣa ra khái niệm thống nhất đƣợc sử dụng dựa trên các nghiên cứu năm 1990, 1998, 2008 về cụm ngành nhƣ sau: Cụm ngành là sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp, các nhà cung ứng và các doanh nghiệp có tính liên kết cũng như của các công ty trong các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ (ví dụ như các trường đại học, cục tiêu chuẩn, hiệp hội thương mại…) trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau. Khái niệm cụm ngành nhấn mạnh vai trò của sự tập trung về mặt địa lý của hoạt động kinh tế và tính liên kết. Vị trí địa lý không chỉ thể hiện đƣợc vai trò quan trọng trong cạnh tranh và phát triển cụm ngành dựa vào lợi thế so sánh mà còn dựa vào hệ sinh thái mà doanh nghiệp tồn tại. Tính liên kết thể hiện sự tƣơng hỗ và sự cộng hƣởng của các tác động lan tỏa tích cực bởi các công ty sản xuất sản phẩm bổ trợ và các công ty cùng cạnh tranh và trở nên năng động hơn. Nhƣ vậy, việc xác định cụm ngành về mặt địa lý và tính liên kết đóng vai trò quan trọng trong bƣớc phân tích năng lực cạnh tranh của cụm ngành cá tra ĐBSCL. Việc xác định phạm vi và cấu trúc cụm ngành (hay vẽ sơ đồ cụm ngành) đòi hỏi sự thấu hiểu đối với các bộ phận của cụm ngành, mối liên kết tƣơng hỗ giữa chúng, cũng nhƣ mối liên hệ giữa bản thân cụm ngành đang nghiên cứu với các cụm ngành có liên quan. Các thành phần của một cụm ngành điển hình bao gồm các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng, các doanh nghiệp ở thƣợng nguồn và hạ nguồn, các doanh nghiệp cung ứng chuyên biệt, các đơn vị cung cấp dịch vụ, các ngành liên quan (về sản xuất, công nghệ và quan hệ khách hàng), các thể chế hỗ trợ (tài chính, giáo dục, nghiên cứu, và cơ sở hạ tầng)… Theo Porter (2008, tr.216), để xác định các bộ phận của cụm ngành thì nên bắt đầu với một (hoặc một số) công ty lớn đại diện cho hoạt động cốt lõi của cụm ngành, sau đó tìm kiếm
- 5 các công ty/ tổ chức thƣợng nguồn ( ví dụ công ty cung cấp nguyên liệu) và hạ nguồn (hậu cần xuất khẩu, nhà bán lẻ) trong chuỗi theo chiều dọc. Bước tiếp theo là nhìn theo chiều ngang để xác định các ngành công nghiệp liên quan (các cơ sở sản xuất sản phẩm, dịch vụ có tính chất bổ sung), hoặc sử dụng chung một số nhân tố đầu vào chuyên biệt, hoặc các kênh phân phối và truyền thông tƣơng tự nhau. Sau đó, xác định các tổ chức cung cấp cho các thành viên của cụm ngành những kỹ năng chuyên môn, công nghệ, thông tin, vốn, cơ sở hạ tầng hoặc những đầu vào thiết yếu khác. Cuối cùng, tìm kiếm các cơ quan thuộc chính phủ hoặc các thể chế, cơ chế quản lý có ảnh hƣởng đáng kể đến hoạt động của các thành viên trong cụm ngành. 2.2. Khung phân tích mô hình kim cƣơng của Micheal Porter Mô hình kim cƣơng đƣợc hình thành dựa theo quan niệm của Porter (2008) về cạnh tranh. Mô hình kim cƣơng đề cập đến bốn thuộc tính định hình nên năng lực cạnh tranh của cụm ngành: điều kiện về yếu tố sản xuất, các điều kiện cầu, các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan, chiến lƣợc công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa (Hình 2-1) Porter (2008) cho rằng những lợi thế về nhân tố sản xuất chỉ là điều cần mà không là điều kiện đủ cho cạnh tranh. Vai trò của đổi mới sáng tạo và sự khác biệt chiến lƣợc ngày càng đóng vai trò then chốt. Hiệu quả đạt đƣợc nếu chỉ dựa vào các nhân tố đầu vào (nhƣ lao động và tài nguyên rẻ) sẽ không đủ để duy trì thế vị cạnh tranh, mà lợi thế quyết định nằm ở khả năng tăng cƣờng tốc độ cải thiện hiệu quả nhờ gia tăng năng suất. Những điều kiện về nhân tố sản xuất: vị trí địa lý, nguồn lao động có kỹ năng, nguồn tài sản vật chất, nguồn kiến thức, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng. Doanh nghiệp trong cụm ngành đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh khi yếu tố sản xuất tạo điều kiện thuận lợi với chi phí thấp và chất lƣợng cao. Các điều kiện cầu: nhu cầu trong và ngoài nƣớc về sản phẩm và dịch vụ. Kết cấu, quy mô và hình mẫu tăng trƣởng của cầu trong nƣớc, mức độ đòi hỏi của khách hàng, cầu trong nƣớc dự báo cầu ở các thị trƣờng tiêu thụ. Trƣờng hợp nếu cầu trong nƣớc chậm phảm ứng với những nhu cầu mới ở các nƣớc khá thì các công ty nội địa sẽ bất lợi vì các quốc gia khác thích nghi sớm hơn và dễ dàng chiếm lĩnh thị trƣờng. Bối cảnh chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp: những điều kiện ảnh hƣởng đến việc tạo lập, tổ chức và quản lý doanh nghiệp; đặc điểm của các đối thủ cạnh tranh. Đây là nhân tố thƣờng đóng vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia trong một ngành. Cạnh
- 6 tranh góp phần giúp công tu giảm chi phí, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ và cải tiến công nghệ. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và các tổ chức có liên quan: các nhà cung ứng và phân phối hỗ trợ ngành và cụm. Vai trò của các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan đặc biệt quan trọng trong việc hình thành năng lực cạnh tranh quốc tế của một quốc gia. Giúp các công ty áp dụng các phƣơng pháp và công nghệ mới từ nhà cung cấp. Ngƣợc lại, các công ty góp phần ảnh hƣởng đến nỗ lực cải tiến kĩ thuật công nghệ của nhà cung cấp và cũng là nơi thử nghiệm sản phẩm đầu ra. Các tổ chức có liên quan trực tiếp đến ngành thƣờng là các hiệp hội có vai trò đại diện cho tiếng nói của doanh nghiệp. Đôi khi hiệp hội cũng có vai trò là kênh truyền dẫn chính sách. Các chính sách của chính phủ tác động điều tiết hoạt động của cụm ngành theo định hƣớng. Hình 2-1. Các nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh địa phƣơng Môi trƣờng nội địa khuyến khích các dạng đầu tƣ và nâng cấp bền vững thích hợp Cạnh tranh quyết liệt giữa các đối thủ tại địa phƣơng Bối cảnh cạnh tranh và chiến lƣợc của doanh nghiệp Các điều kiện CỤM NGÀNH Các điều kiện cầu nhân tố sản xuất Số lƣợng và chi phí của Những khách hàng nội địa nhân tố đầu vào: Các ngành CN hỗ trợ và sành sỏi và đòi hỏi khắt khe Tài nguyên thiên nhiên các tổ chức có liên quan Nhu cầu của khách hàng (nội địa) dự báo nhu cầu ở Tài nguyên con ngƣời những nơi khác Tài nguyên vốn Sự hiện diện của các nhà cung cấp Nhu cầu nội địa bất thƣờng Cơ sở hạ tầng vật chất nội địa có năng lực ở những phân khúc chuyên Cơ sở hạ tầng quản lý Sự hiện hữu của ngành công biệt hóa có thể đƣợc đáp Cơ sở hạ tầng thông tin nghiệp cạnh tranh có liên quan ứng trên toàn cầu Cơ sở hạ tầng khoa học và công Nguồn: Porter (2008, tr. 227) nghệ Như vậy, phân tích NLCT của cụm ngành chính là phân tích, đánh giá các yếu tố trong mô hình kim cương, phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa các nhân tố để tìm ra đâu là yếu tố then chốt ảnh hưởng lớn đến NLCT cụm ngành.
- 7 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc Dự án phát triển nuôi trồng thủy sản theo chuẩn thƣơng mại tại Việt Nam (Sustaining Ethical Aquaculture Trade 2009-2013), đƣợc thực hiện bởi trƣờng Đại học Cần Thơ, tập trung vào nghiên cứu các bên liên quan dọc theo chuỗi giá trị ngành hàng cá tra để tìm hiểu và nhận diện các vấn đề phát triển bền vững liên quan đến việc sản xuất và thƣơng mại ngành hàng này (trong phạm vi Việt Nam và Quốc tế). Dự án SEAT đã có đóng góp trong việc đánh giá nhận thức của các bên liên quan về yếu tố phát triển bền vững của ngành hàng cá tra trong tƣơng lai. Tuy nhiên, dự án còn hạn chế khi chƣa có đánh giá về bối cảnh và chiến lƣợc cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang kiểm soát việc sản xuất, kinh doanh cá tra cũng nhƣ chƣa nêu đƣợc giải pháp cụ thể giúp các bên liên quan giải quyết các khó khăn của ngành trong thời điểm hiện tại. Nghiên cứu của Võ Thành Danh (2014), Thị trƣờng cá tra Việt Nam – Phân phối thu nhập chuỗi – Giá thành sản xuất cá tra nguyên liệu, đăng trên tạp chí Khoa học Trƣờng Đại học Cần Thơ, tr. 38-44, cung cấp những số liệu về giá thành sản xuất cá tra nguyên liệu, phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị ngành cá tra. Kết quả góp phần quan trọng trong việc giúp ngƣời nuôi và doanh nghiệp trong việc đƣa ra các quyết định sản xuất phù hợp, tầm quan trọng của việc liên kết giữa các bên liên quan. Mặc dù vậy, việc đánh giá các quan điểm dựa trên góc nhìn khó khăn của ngƣời nuôi và doanh nghiệp sẽ dẫn đến hạn chế trong việc đƣa ra các chính sách quản lý từ góc nhìn của thị trƣờng. Vì không phải lúc nào việc hỗ trợ về kinh phí hay kĩ thuật cũng đạt kết quả tốt. Cần dựa vào bối cảnh và các góc nhìn khác nhau để đƣa ra các khuyến nghị chính sách tốt cho toàn ngành. Nhƣ vậy, nghiên cứu Phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành cá tra ĐBSCL bổ khuyết cho các nghiên cứu trƣớc bằng cách đánh giá dựa trên quan điểm cụm ngành và dựa trên bối cảnh cạnh tranh hiện tại. Các hỗ trợ, khuyến nghị chính sách không những nhằm mục tiêu phát triển toàn cụm ngành trong tƣơng lai mà còn giúp giải thích và giải quyết những khó khăn trƣớc mắt của ngành.
- 8 CHƢƠNG 3 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH CÁ TRA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3.1. Cụm ngành cá tra đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 3.1.1. Sự hình thành và phát triển cụm ngành cá tra tại ĐBSCL Dựa vào lợi thế tự nhiên, nghề nuôi cá tra hình thành ở bốn nƣớc hạ lƣu sông Mekong gồm Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Vào mùa mƣa, nông dân vớt cá tra bột đổ về từ thƣợng nguồn sau đó đem thả vào ao để ƣơng giống và nuôi thả cá tra với năng suất cao. Một số nƣớc khác trong khu vực nhƣ Malaysia, Indonesia cũng bắt đầu nuôi cá tra có hiệu quả từ những thập niên 70-80. Nghề nuôi cá tra tại ao cũng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam tại ĐBSCL từ nửa đầu thế kỉ 20 với kỹ thuật nuôi hạn chế, sản lƣợng thấp. Đến những năm 1964, hình thức nuôi cá bè bắt nguồn từ Biển Hồ (Campuchia) đã đƣợc áp dụng tại Châu Đốc với chỉ 4 bè nuôi. Sau đó lan sang Tân Châu (An Giang) và Hồng Ngự (Đồng Tháp). Qua thập niên 70, do quá trình lƣu dƣỡng có đầu tƣ thức ăn cho cá ăn nên cá phát triển tốt và đạt hiệu quả, cộng thêm liên tục bổ sung kinh nghiệm và cải tiến kỹ thuật, nuôi cá bè đã trở thành ngành nghề hoàn chỉnh. Sản lƣợng cá tra theo đó cũng gia tăng, đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu thụ trong hộ gia đình và nhu cầu tiêu dùng của địa phƣơng. Những năm 1980, hai doanh nghiệp Agrifish và Angitexim của An Giang bắt đầu thực hiện chế biến và tìm cách đƣa sản phẩm cá tra sang Úc và các quốc gia khác. Nhờ giá rẻ và hƣơng vị phù hợp thị hiếu, sản phẩm cá tra ngày càng đƣợc ƣa chuộng ở thị trƣờng nƣớc ngoài thúc đẩy phong trào nuôi cá tra bè ở An Giang chiếm hơn 90% diện tích ao nuôi cá ở nông thôn10. Nhu cầu tiêu thụ cá tra ngày càng gia tăng, trong khi lƣợng cá bột vớt đƣợc ngày càng giảm do chịu tác động của biến đổi khí hậu và sự khai thác quá mức của con ngƣời. Nghề nuôi cá bè bƣớc sang giai đoạn mới do quy định của nhà nƣớc về bảo vệ nguồn lợi thủy sản nên nghiêm cấm việc khai thác cá bột trên sông. Vấn đề thiếu hụt cá giống đã thúc đẩy nghiên cứu sinh sản nhân tạo 10 Nguyễn Hữu Hiệp (2011), Chuyện kể về nghề nuôi cá basa trong bè ở An Giang, Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh An Giang, truy cập ngày 23/05/2015 tại địa chỉ http://sokhcn.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/0- 4_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwN3DwsLA08jc0Njd18PI2NXQ_2CbEdFAHgZ0vc! /?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sokhcn/siteofsokhcn/tapchikhcn/2009/200904/2009041 6
- 9 thay cho nguồn cá bột vớt tự nhiên. Năm 1996, các cơ quan nghiên cứu là Đại học Cần Thơ, RIA 2 và Công ty Agrifish – An Giang đã nghiên cứu nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ và cho đẻ nhân tạo. Sinh sản nhân tạo cá tra đã giúp nghề nuôi cá bè phát triển rất nhanh, nguồn giống không còn lệ thuộc thiên nhiên cùng với việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học đã hạn chế đƣợc dịch bệnh, giảm tỉ lệ hao hụt, thức ăn sử dụng bằng loại thức ăn viên công nghiệp, hạn chết thất thoát phần thức ăn dƣ thừa, giảm hệ số chuyển hóa thức ăn. Không dừng lại đó, việc nghiên cứu thành công nuôi cá tra thịt trắng trong ao đã giúp nâng tầm và giá trị của sản phẩm. Thành công này giúp đƣa ngành nuôi trồng và chế biến cá tra xuất khẩu bƣớc vào giai đoạn phát triển thịnh vƣợng. Nhờ vậy, cũng trong năm năm này, công ty Agrifish đã có lô hàng xuất khẩu cá tra sang Mỹ đầu tiên. Năm 1998, việc Việt Nam gia nhập Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dƣơng (APEC), hội nhập sâu, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới đã đẩy sản lƣợng cá tra xuất khẩu tăng đột biến vào thị trƣờng Mỹ. Việc mở rộng xuất khẩu vào thị trƣờng này đã làm nhiều hộ dân trên dọc các bờ sông Cửu Long tham gia vào nghề nuôi cá tra và thu đƣợc nhiều lợi nhuận. Từ đó, cụm ngành cá tra dần đƣợc hình thành dọc hai dòng sông Tiền, sông Hậu và phát triển mạnh tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long và Tiền Giang. Tiềm lực lớn của ngành cá tra cộng hƣởng với đà phát triển của đất nƣớc đã khiến cho ngành cá tra tăng trƣởng thần kỳ. Không chỉ tại Việt Nam mà trên thế giới, sản phẩm cá tra xuất xứ từ ĐBSCL đã đƣợc nhắc đến nhiều hơn và lƣợng tiêu thụ cũng tăng rất mạnh. Chỉ trong vòng 8 năm kể từ năm 2000, diện tích ao nuôi tăng 2,81 lần từ mức 2.123 ha lên đến 5.973 ha; sản lƣợng cá nuôi trong những năm này tăng 13 lần11. Những con số trên đã cho thấy đƣợc mức độ tăng trƣởng và sức lan tỏa của cụm ngành cá tra tại ĐBSCL. Nếu xét ba thƣớc đo về xuất khẩu của cụm ngành. Thứ nhất, xét về giá trị kim ngạch xuất khẩu (giá trị tuyệt đối). Theo số liệu của UN Comtrade năm 2014, kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam từ ĐBSCL đạt hơn 1,720 tỷ USD12. Thứ hai, xét về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn cầu. Cũng theo UN Comtrade, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cá tra chiếm 90.3% tổng kim ngạch xuất khẩu trên toàn thế giới13. Thứ ba, xét về thay đổi tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn cầu. Tính toán từ những số liệu của UN Comtrade, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu 11 Phụ lục 1 12 Phụ lục 2 13 Phụ lục 2
- 10 trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn cầu tăng 0.53 điểm % so với năm 201314. Nhƣ vậy có nghĩa là, ngành cá tra ĐBSCL đã đƣợc chứng minh là một cụm ngành xuất khẩu lớn của quốc gia cần đƣợc chú trọng phát triển. Để thể hiện rõ tầm quan trọng và tiềm năng phát triển của ngành cá tra ĐBSCL ta thực hiện so sánh về thị phần và thay đổi thị phần kim ngạch xuất khẩu của cụm ngành cá tra ĐBSCL với các cụm ngành xuất khẩu khác trong nƣớc. Ba cụm ngành khác đƣợc chọn để so sánh là lúa gạo, tôm và cây ăn quả. Đây là ba cụm ngành nông nghiệp và thủy sản xuất khẩu nổi bật trong nƣớc dựa trên lợi thế tự nhiên của quốc gia. Hình 3-1. Thị phần và thay đổi thị phần của một số cụm ngành xuất khẩu của Việt Nam so với thế giới năm 2014 Nguồn: Tính toán số liệu từ UN Comtrade (Phụ lục 3) Dựa vào hình 3-1 về thị phần và thay đổi thị phần của một số cụm ngành xuất khẩu của Việt Nam so với thế giới năm 2014 ta thấy đƣợc ngành cá tra đầy tiềm năng và thực sự quan trọng đối với Việt Nam. Nếu nhƣ cây ăn quả mới chỉ là một cụm ngành nhỏ với năng lực xuất khẩu giới hạn thì lúa gạo, tôm và cá tra lại mang lại kim ngạch xuất khẩu rất cao15. Nhƣng khi so sánh thị phần xuất khẩu của năm 2014 và năm 2012 thì cá tra đang chứng tỏ đƣợc lợi thế cạnh tranh của mình với 90,3% thị phần thế giới và thay đổi thị phần tăng 0.99 điểm % trong khi tôm và lúa gạo chỉ chiếm khoảng 10% thị phần thế giới và đang có xu hƣớng sụt giảm mạnh16. 14 Phụ lục 2 15 Kim ngạch xuất khẩu: cá tra trên 1,7 tỷ USD, lúa gạo trên 5,8 tỷ USD, tôm trên 2,5 tỷ USD (Phụ lục 3) 16 Thị phầm tôm giảm 3,49 điểm % và lúa gạo giảm 10,38 điểm % (Phụ lục 3)
- 11 Nhiều quan điểm thống nhất cho rằng yếu tố cốt lõi của năng lực cạnh tranh quốc gia là năng suất. Tuy nhiên tình hình hoạt động trong những năm gần đây cho thấy ngành cá tra ĐBSCL đang gặp vấn đề về giảm năng lực cạnh tranh. Cụ thể, năng suất trong 3 năm gần đây (2012-2014) có xu hƣớng giảm và chƣa có dấu hiệu tăng trở lại (hình 3-2). Sự sụt giảm này bao gồm cả sự sụt giảm về diện tích và sản lƣợng nuôi trồng17. Nguyên nhân dẫn đến việc sụt giảm năng suất gồm nguyên nhân khách quan từ thị trƣờng bên ngoài và nguyên nhân chủ quan do nội lực yếu. Phần phân tích các yếu tố theo mô hình kim cƣơng giúp chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này để có biện pháp khắc phục hiệu quả. Hình 3-2. Diện tích và năng suất cá tra các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 2000–2014 Nguồn: Tổng hợp báo cáo của các Sở NN & PTNT và Tổng cục thủy sản giai đoạn 2000-2014 (Phụ lục 1) 3.1.2. Sơ đồ cụm ngành cá tra ĐBSCL Chuỗi cung ứng của ngành hàng cá tra theo Dự án phát triển nuôi trồng thủy sản theo chuẩn thƣơng mại SEAT trong nghiên cứu 4 năm tại Việt Nam đƣợc thực hiện bởi đại học Cần Thơ đã chỉ ra phân lớp chuỗi giá trị ngành hàng cá tra bao gồm 6 nhóm: nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào (giống, thức ăn, hóa chất), nhà sản xuất (cá nhân, hợp đồng, công ty), thƣơng lái thu mua, cơ sở chế biến (chế biến xuất khẩu thủy sản, chế biến phụ phẩm), công ty thƣơng mại (đại lý, nhà xuất khẩu), nhà bán lẻ (trong nƣớc, nƣớc ngoài). (Hình 3-3) 17 Phụ lục 1
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 88 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 73 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 83 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 49 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 78 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 74 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 50 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 46 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 48 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
24 p | 51 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn