Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích trục trặc trong việc tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Phú Yên
lượt xem 8
download
Đề tài này nghiên cứu về những trục trặc trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện nay. Trên cơ sở đó, tìm những giải pháp nâng cao chất lượng trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT, cũng như những giải pháp nhằm hướng tới thực hiện chính sách BHYT toàn dân một cách hiệu quả và bền vững.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích trục trặc trong việc tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT -------------------------------- CHÂU CÔNG THÁI PHÂN TÍCH TRỤC TRẶC TRONG VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT --------------------------- CHÂU CÔNG THÁI PHÂN TÍCH TRỤC TRẶC TRONGVIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. PHẠM DUY NGHĨA TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
- -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Ngày tháng năm 2015 Tác giả Châu Công Thái
- -ii- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với ba mẹ, vợ và những ngƣời thân yêu trong gia đình của tôi, những ngƣời đã luôn sát cánh ủng hộ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian của khóa học. Tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Phạm Duy Nghĩa, ngƣời đã có những trao đổi chân thành, cởi mở với tôi trong suốt quá trình học tại trƣờng và cho tôi những lời khuyên bổ ích, giúp tôi hoàn thành đƣợc luận văn này. Tôi gửi đến các cán bộ của cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, Sở Y tế, Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, Sở Tài chính tỉnh Phú Yên lời biết ơn sâu sắc vì sự giúp đỡ tận tình trong tham gia phỏng vấn và cung cấp thông tin giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy Cô của Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, cũng nhƣ tạo môi trƣờng thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu tại trƣờng. Và sau cùng tôi gửi lời cảm ơn đến các bạn học viên MPP6, những ngƣời đã luôn quan tâm giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập tại trƣờng. Ngày tháng năm 2015
- -iii- TÓM TẮT Chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng của Nhà nƣớc, đƣợc bắt đầu thực hiện từ năm 1992, là cơ chế tài chính vững chắc nhằm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân do Nhà nƣớc tổ chức thực hiện. Chính sách BHYT đã nhiều lần sửa đổi, nhất là từ khi có Luật BHYT (2008), quyền lợi của ngƣời tham gia BHYT đƣợc đảm bảo và ngày càng mở rộng. Đặc biệt, từ khi có Luật BHYT sửa đổi, bổ sung (2014) có hiệu lực từ 01/01/2015, quỹ BHYT đã mở rộng phạm vi thanh toán dịch vụ y tế cho bệnh nhân có thẻ BHYT và chủ yếu cho các đối tƣợng chính sách, dễ bị tổn thƣơng và ngƣời có thu nhập thấp. Qua đó, chính sách BHYT đã thu ngày càng nhiều đối tƣợng tham gia và Việt Nam đang hƣớng đến mục tiêu BHYT toàn dân và giao cho các địa phƣơng thực hiện tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội của mình. Tuy nhiên, cho đến nay Phú Yên mới chỉ bao phủ đƣợc 62,25% dân số tỉnh tham gia BHYT. Qua quá trình nghiên cứu cho thấy, có các nguyên nhân chính dẫn đến việc hạn chế tham gia BHYT: một là, ngƣời dân chƣa đƣợc cung cấp thông tin đầy đủ để hiểu hết các quyền lợi và lợi ích của việc tham gia BHYT mang lại; hai là, chất lƣợng hệ thống khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế còn thấp chƣa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân; ba là, mức tuân thủ tham gia BHYT của những đối tƣợng bắt buộc nhƣ doanh nghiệp còn thấp; bốn là, khả năng chi trả phí tham gia BHYT còn hạn chế của đối tƣợng ngƣời cận nghèo và lao động phi chính thứcdẫn đến tình trạng lựa chọn ngƣợc, trong khi ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp khó để có thể hỗ trợ miễn phí cho họ. Do đó, để Phú Yên thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân một cách hiệu quả và bền vững, đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp vàđƣa ra một số khuyến nghị nhƣ sau: Thứ nhất, chính quyền địa phƣơng các cấp của tỉnh Phú Yên cần thiết lập mô hình mạng lƣới và hợp tác giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội với các cơ quan chuyên môn các cấp trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT nhƣ tăng cƣờng các hoạt động thông tin, tuyên truyền về chính sách BHYT đến ngƣời dân; chia sẻ thông tin đối tƣợng có trách nhiệm tham gia BHYT, thanh tra, kiểm tra, xử phạt và nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh. Từ đó xác lập trách nhiệm giải trình của các cấp chính quyền và các ngành. Thứ hai, chính quyền tỉnh Phú Yên cần đầu tƣ cải thiện về cơ bản chất lƣợng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh và có cơ chế khuyến khích các cơ sở y tế tƣ nhân cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh BHYT để giảm tải cho cơ sở y tế công lập. Thứ ba, chính quyền tỉnh Phú Yên cân đối nguồn ngân sách địa phƣơng và nguồn quỹ BHYT kết dƣ hàng năm đƣợc sử dụng để hỗ trợ mức phí BHYT cho ngƣời có thu nhập trung bình và đề xuất với Chính phủ cần có sự cam kết hỗ trợ miễn phí BHYT cho ngƣời cận nghèo và hỗ trợ một phần cho lao động phi chính thức.
- -iv- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii TÓM TẮT ....................................................................................................................... iii MỤC LỤC ....................................................................................................................... iv CÁC KHÁI NIỆM ............................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH .............................................................................................................. ix DANH MỤC HỘP ..................................................................................................................x DANH MỤC PHỤ LỤC ....................................................................................................... xi CHƢƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................1 1.1. Bối cảnh và vấn đề chính sách..................................................................................1 1.2. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................4 1.2.1. Mục tiêu của đề tài.............................................................................................4 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................4 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................4 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................4 1.3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ............................................................................5 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................................................5 1.5. Cấu trúc của đề tài ....................................................................................................6 CHƢƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ VÀ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN ...................................7 2.1. Khái quát về chính sách bảo hiểm y tế .....................................................................7 2.2. Khái quát kinh nghiệm tổ chức thực hiện BHYT toàn dân ......................................8 2.2.1. Kinh nghiệm các nƣớc thực hiện thành công bao phủ BHYT toàn dân .....................................................................................................................8
- -v- 2.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng tổ chức thực hiện lộ trình tiến tới bao phủ BHYT toàn dân.............................................................................11 CHƢƠNG 3: MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG TRONG VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHYT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY ..................15 3.1. Vị trí, vai trò của cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên trong bộ máy chính quyền địa phƣơng tỉnh Phú Yên ...................................................................15 3.2. Mối quan hệ giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội với chính quyền địa phƣơng trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện nay...................................................................................................................18 3.2.1. Bao phủ BHYT về dân số .......................................................................................19 3.2.1.1. Nhóm do ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động đóng ............................20 3.2.1.2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng ..........................................................23 3.2.1.3. Nhóm do ngân sách Nhà nƣớc đóng................................................................24 3.2.1.4. Nhóm đƣợc ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ mức đóng .........................................24 3.2.1.5. Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình..........................................................28 3.2.2. Bao phủ gói quyền lợi về BHYT hay phạm vi dịch vụ y tế đƣợc đảm bảo và bao phủ về chi phí hay mức độ đƣợc bảo hiểm .................................................31 CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ......................................36 4.1. Kết luận...................................................................................................................36 4.2. Khuyến nghị chính sách .........................................................................................37 4.3. Hạn chế của đề tài ...................................................................................................39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................40 PHỤ LỤC .......................................................................................................................46
- -vi- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ tiếng Việt BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CQĐP Chính quyền địa phƣơng CBVC Cán bộ, viên chức DN Doanh nghiệp HCSN Hành chính sự nghiệp HĐND Hội đồng nhân dân HSSV Học sinh sinh viên LĐ Lao động LĐTBXH Lao động, Thƣơng binh và Xã hội KCB Khám chữa bệnh KT-XH Kinh tế - Xã hội Luật BHYT sửa đổi, bổ sung Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế NLĐ Ngƣời lao động QLNN Quản lý Nhà nƣớc UBND Ủy ban nhân dân WHO World Health Organization -Tổ chức Y tế Thế giới
- -vii- CÁC KHÁI NIỆM 1.Cai quản bằng mạng lưới và hợp tác: là quyết định có ý thức của Chính phủ bằng cách tạo ra một mạng lƣới các tổ chức ngoài Chính phủ để thực hiện chính sách thông qua quyền lực để hợp đồng, tài trợ và bắt buộc. Vì thế, mạng lƣới là sự sáng tạo của các nhà hoạch định chính sách chứ không phải một bộ phận xảy ra một cách tự nhiên của xã hội rộng lớn. Theo đó, khu vực công sẽ đƣợc chuyển hóa từ một “Nhà nước cung ứng dịch vụ sang một người tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng các dịch vụ”.1 2. Chính quyền địa phương Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á, chính quyền địa phương là những đơn vị của chính quyền trực tiếp cung cấp dịch vụ cho các công dân tại cấp trung gian thấp và thấp nhất.2 Ở Việt Nam, chính quyền địa phương đƣợc khái niệm là hệ thống các cơ quan Nhà nƣớc ở địa phƣơng bao gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, đƣợc tổ chức ở các đơn vị hành chính ba cấp (tỉnh, huyện và xã) nhằm đảm bảo việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phƣơng, quyết định các vấn đề của địa phƣơng do luật định, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nƣớc cấp trên.3 3. Phân cấp quản lý Nhà nước là quá trình chuyển giao quyền hạn, trách nhiệm từ các cơ quan cấp trung ƣơng xuống các cơ quan cấp địa phƣơng, hoặc chuyển giao trách nhiệm đó cho khu vực kinh tế tƣ nhân, nhờ đó các quy trình điều hành cũng nhƣ phục vụ có hiệu quả cao hơn và đáp ứng nhanh hơn các yêu cầu của xã hội.4 Có ba mức độ phân cấp trong lĩnh vực hành chính (mức độ phân chia quyền lực giữa các cấp chính quyền): i) Phi tập trung (hay tản quyền): là mức độ phân cấp thấp nhất, các cơ quan cùng ngành trong phạm vi cả nƣớc thực hiện các chính sách do cơ quan trung ƣơng ban hành. ii) Ủy quyền: chính quyền địa phƣơng đƣợc trao quyền quyết định và quản lý theo hƣớng dẫn của cấp chính quyền cao hơn. 1 Kamarck (2014) và xem Phụ lục 1. 2 Ngân hàng Phát triển Châu Á (2003, tr. 148). 3 Quốc hội (2013). 4 Ninh Ngọc Bảo Kim và Vũ Thành Tự Anh (2008, tr. 9).
- -viii- iii) Phân quyền: là mức độ phân cấp hành chính cao nhất. Theo đó, chính quyền địa phƣơng đƣợc chuyển giao hoàn toàn chức năng ra quyết định, quản lý và tài chính. 4. Thông tin bất cân xứng: Thông tin bất cân xứng xảy ra khi trong giao dịch, một bên có thông tin đầy đủ hơn và tốt hơn bên còn lại. Trong cuộc sống của cá nhân và xã hội, bất cân xứng thông tin là trình trạng rất phổ biến.5 Thông tin bất cân xứng gây ra những hệ quả nhƣ lựa chọn ngƣợc hay lựa chọn bất lợi,rủi ro đạo đức hay tâm lý ỷ lại, vấn đề ngƣời ủy quyền – ngƣời thừa hành.6 5. Trách nhiệm giải trình là việc sử dụng các thông tin chính xác và dễ tiếp cận để làm cơ sở đánh giá công việc có thực hiện tốt hay không. Trách nhiệm giải trình cũng bao gồm các cơ chế khen thƣởng và xử phạt để khuyến khích hiệu quả công việc.7 Có hai loại trách nhiệm giải trình: i) Trách nhiệm giải trình hƣớng lên trên: Các cá nhân hay tổ chức chú trọng vào các nguyên tắc, quy định và kiểm soát từ trên xuống, nhấn mạnh tới việc tuân thủ các quy định và hƣớng dẫn trong hệ thống cấp bậc. ii) Trách nhiệm giải trình theo hƣớng xuống dƣới: Các cá nhân hay tổ chức chú trọng tới kết quả mà họ đƣợc giao và có cơ chế khen thƣởng khi hoàn thành tốt nhiệm vụ và chịu hệ quả khi không hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. 6. Quản lý Nhà nước là hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc sử dụng quyền lực Nhà nƣớc có tính cƣỡng chế đơn phƣơng để thực thi quyền lực Nhà nƣớc tiến hành đối với tất cả các cá nhân, tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hƣớng thống nhất của Nhà nƣớc.8 5 Đặng Văn Thanh (2013). 6 Xem Phụ lục 2. 7 Ngân hàng Thế giới (2009). 8 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2014, tr. 5).
- -ix- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Độ bảo phủ BHYT về dân số của cả nƣớc giai đoạn 1993 – 2013 ....................1 Hình 1.2: Tỷ lệ tham gia BHYT của các nhóm đối tƣợng tại tỉnh Phú Yên (2013) .................................................................................................................2 Hình 1.3: So sánh một số chỉ tiêu về chất lƣợng khám chữa bệnh của Phú Yên với một địa phƣơng ............................................................................................3 Hình 2.1: Khái niệm không gian ba chiều của bao phủ BHYT toàn dân ..........................7 Hình 3.1: Vị trí cơ quan BHXH tỉnh Phú Yên trong bộ máy chính quyền địa phƣơng tỉnh Phú Yên .......................................................................................17 Hình 3.2: Độ bảo phủ BHYT về dân số của tỉnh Phú Yên giai đoạn 1993 - 2013 .................................................................................................................20 Hình 3.3: Phối hợp khai thác thu BHYT đối với lao động trong doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc ................................................................................................21 Hình 3.4: Sơ đồ khai thác thu BHYT đối với ngƣời thuộc hộ gia đình cận nghèo ................................................................................................................26 Hình 3.5: Sơ đồ khai thác thu BHYT đối với ngƣời tự đóng theo hộ gia đình ................28 Hình 3.6: Tình hình cân đối quỹ BHYT của nhóm đối tƣợng tham gia theo hộ gia đình (2009 – 2013) .....................................................................................30
- -x- DANH MỤC HỘP Hộp 3.1: Tình hình tham gia BHYT đối với DN ngoài Nhà nƣớc ................................ 21 Hộp 3.2: Thanh tra, xử phạt hành chính về lĩnh vực BHYT đối với DN ngoài quốc doanh ...................................................................................................... 22 Hộp 3.3: Hỗ trợ đóng BHYT cho các đối tƣợng từ ngân sách địa phƣơng ................... 25 Hộp 3.4: Tình hình triển khai thu BHYT đối với học sinh, sinh viên do NSNN hỗ trợ............................................................................................................... 25 Hộp 3.5: Khả năng chi trả phí BHYT ảnh hƣởng đến việc tham gia BHYT của hộ gia đình cận nghèo ..................................................................................... 27 Hộp 3.6: Sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với Sở Y tế trong việc thực hiện chính sách BHYT ........................................................................................... 33
- -xi- DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Lý thuyết về thông tin bất cân xứng ............................................................... 46 Phụ lục 2: Lý thuyết về tổ chức và quản lý công ............................................................. 48 Phụ lục 3: Tình hình thu NSNN của tỉnh Phú Yên giai đoạn 2009 – 2013 ..................... 50 Phụ lục 4: Các nhóm đối tƣợng tham gia BHYT năm 2013 tại Phú Yên ........................ 51 Phụ lục 5: Danh mục các văn bản chỉ đạo từ trung ƣơng đến địa phƣơng về việc thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân .................................................................... 52 Phụ lục 6: Kinh nghiệm của các nƣớc tổ chức thực hiện BHYT toàn dân ...................... 54 Phụ lục 7: Biên chế ngành BHXH tỉnh Phú Yên đến thời điểm 31/12/2013................... 56 Phụ lục 8: Lộ trình bao phủ các đối tƣợng có trách nhiệm tham gia BHYT từ 1992 - 2014 ..................................................................................................... 57 Phụ lục 9: Mức đóng góp của từng nhóm đối tƣợng vào quỹ BHYT (Năm 2013) ............................................................................................................... 58 Phụ lục 10: Tình hình khảo sát DN ngoài Nhà nƣớc thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến ngày 31/3/2014 .............................................. 59 Phụ lục 11: Tình hình thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc giai đoạn 2009 - 2013 ..................................................................................... 60 Phụ lục 12: Kinh phí hoạt động thông tin, truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN giai đoạn 2009 – 2013............................................................ 61 Phụ lục 13: Tổng hợp tình hình khám chữa bệnh BHYT giai đoạn 2009 - 2013 .............. 62 Phụ lục 14: Quyền lợi của một số đối tƣợng có thẻ BHYT đƣợc mở rộng theo Luật BHYT sửa đổi bổ sung (2014) so với Luật BHYT (2008) .................... 63 Phụ lục 15: Luật BHYT sửa đổi, bổ sung (2014) nâng mức hƣởng chi phí KCB của một số đối tƣợng đƣợc quỹ BHYT thanh toán ......................................... 64 Phụ lục 16: Danh sách phỏng vấn ...................................................................................... 66
- -1- CHƢƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Bối cảnh và vấn đề chính sách Bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân là mục tiêu mà nhiều nƣớc đang theo đuổi nhằm đảm bảo công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế có chất lƣợng và phòng ngừa rủi ro tài chính khi không may bị bệnh tật, ốm đau.Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến nay trong số hơn 60 nƣớc thực hiện cơ chế tài chính thông qua BHYT thì đã có 27 nƣớc đã thành công bao phủ BHYT toàn dân nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc và các nƣớc Tây Âu…9 Ở Việt Nam, chính sách BHYT bắt đầu thực hiện từ năm 1992.10 Sau hơn 20 năm thực hiện, chính sách BHYT đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng và là một trong những chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, là cơ chế tài chính vững chắc nhằm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân khi không may gặp rủi ro bệnh tật, ốm đau.11 Qua đó góp phần tích cực trong ổn định đời sống của nhân dân, thực hiện công bằng, ổn định chính trị - xã hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội (KT-XH) phát triển của đất nƣớc. BHYT đã thu hút ngày càng nhiều đối tƣợng tham gia (năm 1993: 3,79 triệu ngƣời, đến năm 2013: hơn 61 triệu ngƣời chiếm gần 70% dân số cả nƣớc) (Hình1.1). Hình 1.1: Độ bảo phủ BHYT về dân số của cả nƣớc giai đoạn 1993 – 2013 100 80% 90 70% 80 60% 70 60 50% triệu ngƣời 50 40% 40 30% 30 20% 20 10 10% 0 0% 1993 1998 2005 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng dân số Số ngƣời tham gia BHYT Tỷ lệ dân số tham gia BHYT (%) Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2013); Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2014). 9 Trung tâm Thông tin Khoa học - Viện nghiên cứu lập pháp (2013). 10 Quốc Hội (1992) và Hội đồng Bộ trƣởng (1992). 11 Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội (2013).
- -2- Với kết quả trên, để thực hiện mục tiêu tiến tới BHYT toàn dân, chính quyền trung ƣơng giao cho các địa phƣơng có trách nhiệm tổ chức thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân tùy vào điều kiện KT-XH của mình.12 Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, với dân số khoảng 883.200 ngƣời, trong đó 76,7% dân số sống ở nông thôn và là một tỉnh có số thu ngân sách thấp.13 Phú Yên cũng đã triển khai thực hiện chính sách BHYT từ năm 1992. Việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT do cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) Phú Yên đảm nhiệm, là cơ quan trung ƣơng đóng trên địa bàn tỉnh. Sau 20 năm thực hiện chính sách, toàn tỉnh mới chỉ bao phủ 62,25% dân số tham gia BHYT. Đối tƣợng không tham gia chủ yếu là ngƣời lao động (NLĐ) trong các doanh nghiệp (DN) ngoài Nhà nƣớc; ngƣời cận nghèo đƣợcngân sách Nhà nƣớc (NSNN) hỗ trợ một phần mức phí BHYT; đối tƣợng tự đóng BHYTtham gia theo hộ gia đình, gồm lao động (LĐ) phi chính thức, thân nhân NLĐ (Hình 1.2).14 Hình 1.2: Tỷ lệ tham gia BHYT của các nhóm đối tƣợng tại tỉnh Phú Yên (2013) 100% 80% 60% 40% 20% 0% Đối Hộ cận Doanh Học sinh Hành Đối Đối tƣợng tự nghèo nghiệp sinh viên chính sự tƣợng do tƣợng do đóng nghiệp NSNN cơ quan theo hộ đóng BHXH gia đình đóng Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên (2014). Việc quyết định tham gia BHYT của ngƣời dân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ khả năng chi trả mức phí, chất lƣợng khám chữa bệnh (KCB), chi phí KCB đƣợc bảo hiểm hay quyền lợi đƣợc bảo hiểm, độ tuổi, thông tin về chính sách BHYT, nhận thức về chăm sóc 12 Thủ tƣớng Chính phủ (2013). 13 Xem Phụ lục 3. 14 Xem Phụ lục 4.
- -3- sức khỏe.15 Để đảm bảo quyền lợi và thu hút nhiều ngƣời tham gia BHYT, chính sách BHYT ngày càng mở rộng phạm vi thanh toán chi phí KCB cho ngƣời có thẻ BHYT và có nhiều chính sách hỗ trợ mua thẻ BHYT cho các đối tƣợng dễ tổn thƣơng, thu nhập thấp từ nguồn NSNN. Tuy nhiên, nhiều ngƣời dân chƣa nắm bắt thông tin về chính sách BHYT, không có khả năng chi trả phí BHYT. Bên cạnh đó, hiện trạng về hạ tầng y tế cơ sở và chất lƣợng dịch vụ y tế chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ngƣời dân nhƣ tình trạng quá tải của bệnh viện, thủ tục hành chính trong KCB rƣờm rà, nguồn nhân lực y tế cơ sở vẫn còn thiếu.16 So với mặt bằng chung cả nƣớc và các địa phƣơng tƣơng đồng về điều kiện phát triển KT-XH, tỉnh Phú Yên vẫn còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng y tế và chất lƣợng KCB (Hình 1.3). Hình 1.3: So sánh một số chỉ tiêu về chất lƣợng khám chữa bệnh của Phú Yên với một địa phƣơng a) Số giƣờng bệnh/vạn dân (2009-2013) b) Số cán bộ y tế/vạn dân (2013) 50 12 40 10 8 30 6 20 4 10 2 0 0 2009 2010 2011 2012 2013 Bác sĩ Y sĩ Y tá Nữ hộ Cả nƣớc Phú Yên Cả nƣớc Phú Yên sinh Ninh thuận Quảng trị Ninh thuận Quảng trị Nguồn: Tổng cục thống kê (2009 – 2013). Theo kinh nghiệm quốc tế, hầu hết các quốc gia đã thực hiện BHYT toàn dân đều do Nhà nƣớc có vai trò chỉ đạo, điều hành và có sự tham gia của mọi thành phần trong xã hội.17 Việc Chính phủ ƣu tiên về mở rộng diện bao phủ về dân số hơn mở rộng quyền lợi thì có thể là một rào cản đối với việc mở rộng diện bao phủ cộng đồng.18 Do đó, để khắc phục tình trạng trên, đòi hỏi cần sự can thiệp của Nhà nƣớc mà cụ thể cần có sự phối hợp giữa 15 Bhat & Jain (2006). 16 Bộ Y tế & nhóm đối tác (2013). 17 Trung tâm Thông tin Khoa học - Viện nghiên cứu lập pháp (2013). 18 Kwon (2009), trích trong Somanathan Aparnaa và đ.t.g (2014).
- -4- cơ quan BHXH với chính quyền địa phƣơng (CQĐP) tỉnh Phú Yên trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn tỉnh với hai mục tiêu chính đƣợc trung ƣơng giao là vừa mở rộng độ bao phủ BHYT về dân số và vừa nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB. Do đó, với nguồn lực hạn chế của tỉnh Phú Yên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để công tác phối hợp giữa cơ quan BHXH với các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh hiệu quả hơn hƣớng tới thực hiện chính sách BHYT toàn dân nhằm đảm bảo nguồn tài chính y tế cho việc chăm sóc sức khỏe nhân dân một cách hiệu quả và bền vững. 1.2. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu của đề tài Đề tài này nghiên cứu về những trục trặc trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện nay. Trên cơ sở đó, tìm những giải pháp nâng cao chất lƣợng trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT, cũng nhƣ những giải pháp nhằm hƣớng tới thực hiện chính sách BHYT toàn dân một cách hiệu quả và bền vững. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Những trục trặc nào trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện nay? Câu hỏi 2: Những giải pháp nào để cải thiện chất lƣợng công tác tổ chức thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn tỉnh Phú Yên để hƣớng tới thực hiện lộ trình BHYT toàn dân một cách hiệu quả và bền vững? 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
- -5- 1.3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài này không hƣớng đến nghiên cứu đánh giá về chính sách BHYT mà chủ yếu tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa CQĐP với cơ quan BHXH trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn tỉnh Phú Yên, từ đó tìm các giải pháp cải thiện chất lƣợng công tác phối hợp này, cũng nhƣ các giải pháp nhằm hƣớng đến BHYT toàn dân. Đề tài quan sát và thu thập số liệu từ năm 2009 đến năm 2013 để dùng cho phân tích. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện trả lời những câu hỏi nghiên cứu, đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính: (i) Sử dụng khung phân tích kinh tế để chứng minh, nhƣ lý thuyết kinh tế học về thông tin bất cân xứng; lý thuyết quản trị Nhà nƣớc về quản lý Nhà nƣớc, phân cấp, phân quyền và lý thuyết quản lý công: Cai quản bằng mạng lƣới và hợp tác. (ii) Sử dụng khái niệm bao phủ BHYT toàn dân của WHO (2010) để làm căn cứ đánh giá việc thực hiện chính sách BHYT ở tỉnh Phú Yên. (iii) Nghiên cứu các văn bản luật và dƣới luật quy định chức năng, quyền hạn của cơ quan BHXH và các sở, ban, ngành, các văn bản luật, báo cáo của các cơ quan liên quan đến việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT. (iv) Phỏng vấn sâu các cán bộ của các sở, ban, ngành liên quan đến việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT. (v) Phƣơng pháp so sánh việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT của tỉnh Phú Yên với kinh nghiệm các nƣớc trên thế giới và kinh nghiệm của các địa phƣơng trong nƣớc đã tổ chức thực hiện thành công BHYT toàn dân, đặt trong bối cảnh cụ thể. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả mối quan hệ giữa cơ quan BHXH với CQĐP trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT, cũng nhƣ những giải pháp để tiến tới BHYT toàn dân.
- -6- 1.5. Cấu trúc của đề tài Kết cấu đề tài bao gồm 4 Chƣơng. Trong chƣơng 1, tác giả giới thiệu bối cảnh chính sách, mục tiêu nghiên cứu, từ đó xác định câu hỏi chính sách và trình bày phƣơng pháp cũng nhƣ giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Trong chƣơng 2, tác giả trình bày khái quát về chính sách BHYT và kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách BHYT toàn dân. Trong chƣơng 3, tác giả nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội với chính quyền địa phƣơng trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện nay. Trong chƣơng cuối, tác giả tóm tắt quá trình nghiên cứu và và trên cơ sở đó, tác giả đƣa ra những khuyến nghị chính sách để đạt đƣợc mục tiêu tiến tới BHYT toàn dân một cách hiệu quả và bền vững.
- -7- CHƢƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ VÀ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN 2.1. Khái quát về chính sách bảo hiểm y tế Theo WHO, BHYT nhằm tạo ra dịch vụ y tế tốt hơn và công bằng hơn về mặt tài chính để bảo vệ sức khỏe cho ngƣời tham gia và bảo vệ trƣớc rủi ro về kinh tế do ốm đau, bệnh tật.19 Do vậy, hƣớng đến BHYT toàn dân là để đảm bảo tất cả ngƣời dân có thể phòng ngừa đƣợc rủi ro về sức khỏe, tiếp cận các dịch vụ KCB có chất lƣợng mà không có nguy cơ rủi ro về tài chính ở hiện tại và trong tƣơng lai.20 BHYT toàn dân của WHO (2010) đƣợc tiếp cận đầy đủ trên cả ba phƣơng diện về chăm sóc sức khỏe: (1) Bao phủ về dân số, tức là tỷ lệ dân số tham gia BHYT; (2) Bao phủ gói quyền lợi về BHYT, tức là phạm vi dịch vụ y tế đƣợc đảm bảo; và (3) Bao phủ về chi phí hay mức độ đƣợc bảo hiểm để giảm mức chi trả từ tiền túi của ngƣời bệnh (Hình 2.1). Hình 2.1: Khái niệm không gian ba chiều của bao phủ BHYT toàn dân 3. Tỷ lệ chi Mở rộng phí Tăng tỷ gói dịch đƣợc lệ chi trả vụ chi trả Tăng tỷ lệ bao phủ Quỹ đóng góp 2. Dịch hiện tại vụ đƣợc bao phủ 1. Tỷ lệ dân số đƣợc bao phủ Nguồn: World Health Organization (2010). Ở Việt Nam, BHYT là một chính sách xã hội do Nhà nƣớc tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của ngƣời sử dụng lao động, các tổ chức và cá nhân, để thanh toán chi phí KCB cho ngƣời tham gia BHYT khi không may bị ốm đau. BHYT mang tính xã hội, 19 Lê Thị Hồng Phƣợng (2005). 20 WHO (2013).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 88 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 71 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 80 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 49 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 78 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 74 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 46 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 48 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
24 p | 51 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn