intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Sinh kế cho hộ dân tộc Khmer nghèo trường hợp phường 2, xã Lạc Hòa và xã Vĩnh Hải tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

53
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích sinh kế của HDT Khmer nghèo tại phường 2, xã Lạc Hòa, xã Vĩnh Hải thuộc TXVC, tỉnh Sóc Trăng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và ý kiến chuyên gia, tác giả đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm cải thiện sinh kế cho HDT Khmer nghèo tại địa bàn nghiên cứu

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Sinh kế cho hộ dân tộc Khmer nghèo trường hợp phường 2, xã Lạc Hòa và xã Vĩnh Hải tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT HÀ MỸ TRANG SINH KẾ CHO HỘ DÂN TỘC KHMER NGHÈO TRƯỜNG HỢP PHƯỜNG 2, XÃ LẠC HÒA VÀ XÃ VĨNH HẢI TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT HÀ MỸ TRANG SINH KẾ CHO HỘ DÂN TỘC KHMER NGHÈO TRƯỜNG HỢP PHƯỜNG 2, XÃ LẠC HÒA VÀ XÃ VĨNH HẢI TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG Chuyên ngành: Chính Sách Công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Malcolm McPherson ThS. Đinh Vũ Trang Ngân
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 Tác giả Hà Mỹ Trang
  4. ii LỜI CẢM TẠ Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Th.S Đinh Vũ Trang Ngân và TS Malcolm McPherson đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu này. Quý Thầy/Cô đã tận tình chia sẻ cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực nghiên cứu. Hơn thế nữa, Quý Thầy/Cô đã động viên để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Thứ hai, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cô tại Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright đã trang bị cho tôi đầy đủ kiến thức thông qua các bài giảng tại Chương trình. Tôi xin đặc biệt cảm ơn Thầy Đinh Công Khải, Thầy Lê Việt Phú, Thầy Huỳnh Thế Du, Thầy Phạm Duy Nghĩa, Thầy Vũ Thành Tự Anh và Cô Lê Thị Quỳnh Trâm đã khơi gợi, góp ý để tôi có thể lựa chọn hướng nghiên cứu phù hợp. Thứ ba, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Anh Trương Minh Hòa, Chị Phạm Hoàng Minh Ngọc và các Anh/Chị tại Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright đã hỗ trợ tôi về kỹ thuật và các thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện luận văn. Thứ tư, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các Anh, Chị, Em học viên khóa MPP6, MPP7 đã hỗ trợ, động viên, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu. Tôi đặc biệt cảm ơn Bạn Đỗ Vũ Gia Linh (MPP6) đã chia sẻ cho tôi những kinh nghiệm cần thiết cho việc nghiên cứu. Thứ năm, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Cô/Chú/Anh/Chị và các hộ dân tại phường 2, xã Lạc Hòa và xã Vĩnh Hải đã hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu tại địa phương. Và rất cảm ơn Quý chuyên gia đã có những góp ý thiết thực, giúp tôi có cơ sở để đưa ra các giải pháp khả thi nhất. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Gia đình, Trường Đại học Cần Thơ và Quý Thầy, Cô, Quý Đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian tham gia khóa học Chính sách công tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 Tác giả Hà Mỹ Trang
  5. iii TÓM TẮT Nghiên cứu này tìm hiểu về sinh kế của hộ dân tộc Khmer nghèo, trên cơ sở đánh giá nguồn vốn sinh kế của hộ nhằm đề ra các giải pháp thiết thực góp phần cải thiện sinh kế cho hộ. Nghiên cứu được thực hiện tại phường 2, xã Lạc Hòa, xã Vĩnh Hải, thuộc thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Đối tượng nghiên cứu là sinh kế của các hộ dân tộc Khmer nghèo và bối cảnh dễ tổn thương của các hộ. Với việc sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững của Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID, 1999), nghiên cứu đã tiến hành phân tích năm yếu tố của nguồn vốn sinh kế để đánh giá những rào cản trong việc cải thiện sinh kế của các hộ dân tộc Khmer nghèo. Kết quả phân tích cho thấy, trình độ dân trí thấp, đông con, sự thiếu kết nối giữa đào tạo và giới thiệu việc làm khiến các hộ không thể cải thiện sinh kế từ nguồn vốn con người. Thứ hai, diện tích đất nhỏ hẹp, xu hướng biến đổi khí hậu, tình trạng khai thác tận diện tài nguyên rừng ngập mặn khiến các hộ không thể thoát nghèo bằng phương pháp truyền thống là dựa vào trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thủy sản. Thứ ba, nguồn vốn vật chất của hộ dân tộc Khmer nghèo rất thiếu thốn. Hầu hết các hộ phải sống trong các ngôi nhà đã hư hỏng nặng và ngoài đê nên rủi ro sập đổ luôn tồn tại. Sự bất cân xứng thông tin trong việc cấp nhà vệ sinh khiến nhiều hộ không có nhà vệ sinh sử dụng. Thứ tư, tình trạng thiếu vốn sản xuất, nguồn thu nhập không đủ để bù đắp chi tiêu khiến các hộ không có dòng vốn dư thừa để tái sản xuất. Đồng thời, những rào cản trong việc tiếp cận vốn vay giá rẻ và tình trạng đảo nợ của ngân hàng chính sách là nguyên nhân khiến các hộ phải vay nặng lãi với lãi suất trung bình 120%/năm, làm hạn chế việc thực hiện kế hoạch sinh kế của hộ. Thứ năm, tình trạng hoạt động của các tổ chức đoàn thể chỉ mang tính hình thức, chưa thiết thực nên không thu hút và huy động được sự tham gia của các hộ dân. Với những hạn chế như đã phân tích thì công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phát triển giáo dục, đặc biệt là hoạt động tuyền truyền giáo dục ý thức cho người dân, tăng cường hỗ trợ vốn và gia tăng hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội là các giải pháp cần làm. Đồng thời, chính sách đa dạng hóa sinh kế phù hợp với từng nhóm đối tượng có đất và không có đất là cần thiết. Cụ thể như, chiến lược lấy ngắn nuôi dài gồm trồng trọt kết hợp với chăn nuôi, chiến lược giao rừng cùng với phát triển đánh bắt gần bờ sẽ giải quyết được tình trạng khai thác tận diệt nguồn tài nguyên thủy sản ven bờ. Quan trọng nhất, thu hút được doanh nghiệp đến đầu tư để giải quyết lao động tại chỗ, góp phần giúp hộ cải thiện cuộc sống và giảm nghèo.
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................................ ii TÓM TẮT .............................................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ...........................................................................................................vii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................................................... 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ...................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................... 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 2 1.5. Cấu trúc dự kiến .............................................................................................................. 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH .......................................... 3 2.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................................ 3 2.2. Khung phân tích .............................................................................................................. 3 2.3. Các nghiên cứu đi trước .................................................................................................. 6 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 9 3.1. Tiến trình nghiên cứu ...................................................................................................... 9 3.2. Thiết kế bảng câu hỏi .................................................................................................... 10 3.3. Chọn địa bàn nghiên cứu .............................................................................................. 10 3.4. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................................ 10 3.5. Phương pháp phân tích số liệu ...................................................................................... 11 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................ 12 4.1. Nguồn vốn sinh kế của HDT Khmer nghèo ................................................................. 12 4.1.1. Nguồn vốn con người ............................................................................................ 12 4.1.2. Nguồn vốn tự nhiên ............................................................................................... 16 4.1.3. Nguồn vốn vật chất ............................................................................................... 18 4.1.4. Nguồn vốn tài chính .............................................................................................. 22 4.1.5. Nguồn vốn xã hội ................................................................................................ 225 4.2. Bối cảnh dễ bị tổn thương ............................................................................................. 30 4.3. Chiến lược sinh kế ứng phó tổn thương........................................................................ 31
  7. v 4.4. Ý kiến phỏng vấn chính quyền và chuyên gia .............................................................. 32 4.4.1. Ý kiến phỏng vấn chính quyền ............................................................................. 32 4.4.2. Ý kiến phỏng vấn chuyên gia ................................................................................ 33 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ...................................... 34 5.1. Kết luận ..............................................................................................................34 5.2. Khuyến nghị chính sách .............................................................................................. 345 5.2.1. Nhóm chính sách về nguồn vốn con người ........................................................... 35 5.2.2. Nhóm chính sách về nguồn vốn tự nhiên .............................................................. 35 5.2.3. Nhóm chính sách về nguồn vốn tài chính ............................................................. 35 5.2.4. Nhóm chính sách về nguồn vốn vật chất .............................................................. 35 5.2.5. Nhóm chính sách về nguồn vốn xã hội ................................................................. 36 5.2.6. Nhóm chính sách hỗ trợ sinh kế trực tiếp ............................................................. 36 5.3. Hạn chế của đề tài ......................................................................................................... 37 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 378 Phụ lục ................................................................................................................................. 42
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long HDT Hộ dân tộc KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình KPT Khung phân tích NVS Nhà vệ sinh TXVC Thị xã Vĩnh Châu Tiếng Anh CARE Cooperative for American Remittances to Europe CIDA Canadian International Development Agency DFID United Kingdom Department for International Development OXFAM Oxford Committee for Famine Relief UNDP United Nations Development Programme
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Cách tính cỡ mẫu ................................................................................................. 10 Bảng 4.1: Thông tin chung về hộ gia đình ........................................................................... 12 Bảng 4.2: Tình trạng đi học của trẻ trong độ tuổi đi học ..................................................... 14 Bảng 4.3: Diện tích đất và tình trạng sở hữu của hộ ............................................................ 16 Bảng 4.4: Tình hình nhà ở của hộ ........................................................................................ 18 Bảng 4.5: Tài sản sinh hoạt của hộ ...................................................................................... 21 Bảng 4.6: Tài sản sản xuất của hộ ....................................................................................... 21 Bảng 4.7: Thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người/tháng ................................................ 22 Bảng 4.8: Bảng mô tả thời vụ trong năm. ............................................................................ 31
  10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Khung phân tích sinh kế bền vững DFID (1999) .................................................. 4 Hình 3.1: Tiến trình nghiên cứu ............................................................................................. 9 Hình 4.1: Quyết định chọn nơi khám chữa bệnh của các hộ ............................................... 15 Hình 4.2: Tình trạng tưới tiêu của hộ .................................................................................. 16 Hình 4.3: Nguồn gốc của nhà ở của hộ ................................................................................ 18 Hình 4.4: Nhà vệ sinh của hộ . ............................................................................................ 19 Hình 4.5: Nguồn điện sinh hoạt của hộ ............................................................................... 20 Hình 4.6: Tình hình vay vốn của hộ .................................................................................... 23 Hình 4.7: Tỷ lệ hộ tham gia các tổ chức xã hội ................................................................... 25 Hình 4.8: Mạng lưới quan hệ xã hội của các hộ .................................................................. 27 Hình 4.9: Bối cảnh dễ bị tổn thương trong năm vừa qua..................................................... 30 Hình 4.10: Một số kế hoạch sinh kế do hộ đề xuất .............................................................. 31
  11. ix DANH MỤC HỘP Hộp 4.1: Sai lầm trong suy nghĩ của một hộ về vấn đề sinh con đông ................................ 13 Hộp 4.2: Chia sẻ của cán bộ hội phụ nữ về tình trạng trẻ em không đi học ........................ 15 Hộp 4.3: Chia sẻ của một hộ nghèo cùng cực tại xã Vĩnh Hải ............................................ 23 Hộp 4.4: Chia sẻ của một số cán bộ đoàn thể ...................................................................... 26
  12. x DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình .................................................................. 42 Phụ lục 2: Bản đồ hành chính Thị Xã Vĩnh Châu .............................................................. 54 Phụ lục 3: Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 54 Phụ lục 4: Danh sách các khóm, ấp phỏng vấn ................................................................... 55 Phụ lục 5: Các bước thu thập số liệu ................................................................................... 56 Phụ lục 6: Vòng xoáy nghèo ................................................................................................ 56 Phụ lục 7: Khung phân tích sinh kế bền vững của OXFAM (1993) ................................... 57 Phụ lục 8: Khung phân tích sinh kế bền vững của CARE (1994) ....................................... 58 Phụ lục 9: Khung phân tích sinh kế bền vững của UNDP (1995) ....................................... 59 Phụ lục 10: Khung phân tích sinh kế bền vững của DFID (1999) ...................................... 60 Phụ lục 11: Trích Quyết định 09 qui định về chuẩn hộ nghèo, cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015 (QĐ09/2011/QĐ-TTg). .......................................................................... 60 Phụ lục 12: Trích Quyết định 95 Qui định về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 – 2020 (QĐ59/2015/QĐ-TTg) ............................................................................................. 61 Phụ lục 13: Trích Nghị định 75 Qui định về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020 (NĐ75/2015/NĐ-CP). ............................................................................ 62 Phụ lục 14: Trích Thông tư quy định thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội (TT190/2014/TT-BTC). ..................................................................... 65 Phụ lục 15: Trích Quy định về chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (QĐ29/2013/QĐ-TTg) ......................................................................................................... 65 Phụ lục 16: Trích Quyết định về việc cho vay phát triển sản xuất đối với hộ nghèo dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 – 2015 (Quyết định 54/2012/QĐ-TTg) ... 66 Phụ lục 17: Trích Quyết định về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở (Quyết định 167/2008/QĐ-TTg) .............................................................................................................. 67 Phụ lục 18: Hình ảnh sưu tập trong quá trình đi thực địa .................................................... 68
  13. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Chương 1 trình bày về bối cảnh và tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. Chương này cũng đề cập đến mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và sẽ được giải quyết trong các chương sau dựa vào các thông tin được thu thập từ quá trình khảo sát. 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Giảm nghèo bền vững là trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020 (Quốc hội, 2015, trang 3). Trong đó, đối tượng ưu tiên là người dân tộc thiểu số sống tại địa bàn đặc biệt khó khăn, với ba mục tiêu chính là tăng thu nhập bình quân đầu người, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển cơ sở hạ tầng xã hội. Xét tại phường 2, xã Lạc Hòa và xã Vĩnh Hải là ba xã đặc biệt khó khăn của thị xã Vĩnh Châu (TXCV), có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Vị trí địa lý của các xã cách xa các trung tâm kinh tế lớn của khu vực và cả nước, cụ thể cách thành phố Cần Thơ khoảng 110 km, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 260 km. Đồng thời, với cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế nên địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư và thực thi các chính sách cải thiện sinh kế cho hộ dân tộc (HDT) Khmer nghèo như chính sách giới thiệu việc làm, chính sách chuyển đổi sinh kế mới. Ngoài ra, tình hình biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế của HDT Khmer nghèo sống tại địa bàn. Theo Phùng Đức Chính (2015, trang 37), Henckes (2014, trang 7), Phạm Lê Mỹ Duyên và đ.t.g (2012, trang 253) thì tình hình biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên đang ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của HDT Khmer nghèo không có điều kiện chuyển đổi sinh kế. Theo Võ Văn Sen và Trần Nam Tiến (2011, trang 17-20), có gần 60% HDT Khmer ở TXVC sống tại các vùng ngập mặn, quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên không được xác định rõ. Kết quả là nhiều HDT Khmer nghèo đã tham gia vào các hoạt động sinh kế không bền vững và khai thác tận diệt nguồn tài nguyên ven biển. Tuy địa phương đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ sinh kế cho HDT Khmer nghèo như chính sách hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ vốn và nhiều chính sách liên quan khác nhưng kết quả đạt được còn nhiều hạn chế. Cụ thể, số hộ nghèo tại TXVC đã tăng từ 47% (2011) lên 51% (2012), trong đó, HDT Khmer nghèo chiếm trên 30% (2012). Theo Smith và đ.t.g (2013, trang 30) nếu tình trạng nghèo không được giải quyết sẽ gia tăng tội phạm và tình trạng bần cùng hóa sẽ càng trầm trọng hơn. Do đó, việc đề ra các giải pháp sinh kế phù hợp nhằm giúp các HDT Khmer nghèo tại TXVC thoát nghèo bền vững là vô cùng cấp thiết.
  14. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích sinh kế của HDT Khmer nghèo tại phường 2, xã Lạc Hòa, xã Vĩnh Hải thuộc TXVC, tỉnh Sóc Trăng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và ý kiến chuyên gia, tác giả đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm cải thiện sinh kế cho HDT Khmer nghèo tại địa bàn nghiên cứu. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi thứ nhất, các chính sách của nhà nước tác động ra sao đến sinh kế của HDT Khmer nghèo tại phường 2, xã Lạc Hòa, xã Vĩnh Hải thuộc TXVC, tỉnh Sóc Trăng? Để trả lời câu hỏi này tác giả tiến hành thu thập số liệu thứ cấp được cung cấp bởi địa phương và phỏng vấn trực tiếp các HDT Khmer nghèo tại địa bàn nghiên cứu. Câu hỏi thứ hai, những chính sách nào cần thực hiện để cải thiện sinh kế cho HDT Khmer nghèo tại phường 2, xã Lạc Hòa, xã Vĩnh Hải thuộc TXVC, tỉnh Sóc Trăng? Câu hỏi này được giải quyết căn cứ vào các phân tích, đánh giá và tham vấn ý kiến chuyên gia. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các chính sách có liên quan đến HDT Khmer nghèo, tài sản sinh kế của các HDT Khmer nghèo, bối cảnh dễ bị tổn thương của các HDT Khmer nghèo và những khó khăn mà các hộ đang gặp phải. Họ tên của các HDT Khmer nghèo và cận nghèo (gọi chung là HDT Khmer nghèo) đã được mã hóa nhằm đảm bảo tính bảo mật cho đáp viên. Phạm vi nghiên cứu tập trung vào sinh kế của HDT Khmer nghèo sống tại phường 2, xã Lạc Hòa, xã Vĩnh Hải thuộc TXVC, tỉnh Sóc Trăng (Xem phụ lục 3). 1.5. Cấu trúc dự kiến Nghiên cứu được trình bày gồm 5 chương. Chương 1 đề cập đến bối cảnh nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, bố cục của luận văn. Chương 2 trình bày về cơ sở lý thuyết, đánh giá các khung phân tích (KPT) sinh kế bền vững trên thế giới, lược khảo các nghiên cứu đi trước và xác định KPT được lựa chọn làm cơ sở nghiên cứu. Chương 3 tập trung vào xây dựng tiến trình nghiên cứu, lập bảng câu hỏi nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, phương pháp thu thập số liệu và phân tích số liệu. Dựa trên số liệu thu thập từ quá trình khảo sát, Chương 4 sẽ trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm phân tích nguồn vốn sinh kế, bối cảnh dễ bị tổn thương, những khó khăn của hộ, chiến lược sinh kế do hộ đề xuất và đánh giá về ý kiến chuyên gia. Cuối cùng, Chương 5 sẽ trình bày kết luận chung của đề tài và thảo luận các khuyến nghị chính sách nhằm cải thiện sinh kế cho HDT Khmer nghèo tại địa bàn nghiên cứu.
  15. 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về sinh kế, sinh kế bền vững, giới thiệu các khung phân tích sinh kế phổ biến trên thế giới. Đồng thời, đề xuất khung phân tích của nghiên cứu này và kết quả của các nghiên cứu đi trước. 2.1. Cơ sở lý thuyết Nghèo là một định nghĩa phức tạp, theo Khandker (2000) nghèo là một hiện tượng đa chiều, là sự thiếu hụt các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống và không thể tiếp cận đầy đủ với cơ sở hạ tầng cơ bản. Riêng Liên Hợp Quốc (2008) đã đưa ra khái niệm nghèo đa chiều (6 chiều) trong đó tập trung vào “y tế, giáo dục và điều kiện sống” (UN, 2008, trích trong Nguyễn Ngọc Sơn, 2012, trang 19). Sinh kế là hoạt động mà con người sử dụng nguồn vốn vật chất và phi vật chất để tạo ra thu nhập nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu. Sinh kế chỉ bền vững khi con người có thể tồn tại và phát triển trước những cú sốc của tự nhiên và xã hội. Quan trọng hơn, hoạt động sinh kế của con người không được làm ảnh hưởng tiêu cực đến phúc lợi của thế hệ tương lai (Chambers và Conway, 1991). Theo Ashley và Carney (1999, trang 4-7), con người được xem là nhân tố trung tâm để thực hiện sinh kế bền vững. Con người tác động vào các nguồn vốn sinh kế để có thể tồn tại trong môi trường có nhiều rủi ro, thách thức. 2.2. Khung phân tích Trên thế giới có nhiều KPT sinh kế được sử dụng nhằm đề ra các giải pháp góp phần cải thiện sinh kế cho con người. Theo Krantz (2001, trang 21-27) khi sử dụng KPT sinh kế bền vững bên cạnh những điểm mạnh cũng cần phải khắc phục những điểm hạn chế của KPT này. Về mặt tích cực, theo Hussein và Nelson (1998), Chambers (1995, trang 191- 192), cách tiếp cận sinh kế bền vững rất thích hợp cho việc phân tích hoạt động sinh kế của các hộ nghèo. Việc phân tích tài sản sinh kế và bối cảnh dễ bị tổn thương sẽ giúp nhà nước đưa ra các chính sách phù hợp, nhằm cải thiện sinh kế cho hộ nghèo (Serrat, 2008). Về mặt hạn chế, theo Krantz (2001, trang 21-27) để sử dụng KPT này thì phải có những tiêu chí rõ ràng để đo lường chuẩn nghèo, phải đặt hộ nghèo trong bối cảnh của địa bàn mà họ sinh sống, cần quan tâm đến các vấn đề về giới và bất bình đẳng.
  16. 4 Trên cơ sở khái niệm sinh kế bền vững của Chambers và Conway (1991), nhiều tổ chức trên thế giới đã đưa ra các KPT sinh kế nhằm phục vụ cho hoạt động của tổ chức như OXFAM (1993), CARE (1994), UNDP (1995) hay DFID (1999) (Xem phụ lục 7, 8, 9, 10). Theo Holloway (2002) và Krantz (2001, trang 21-27), trong những KPT sinh kế bền vững đã nêu thì KPT sinh kế bền vững của DFID (1999) là KPT được sử dụng rộng rãi nhất, vì nó khắc phục nhược điểm của các KPT đi trước. Ra đời vào năm 1997 dựa trên khái niệm sinh kế bền vững của Chambers và Conway (1991), được phát triển và hoàn thiện bởi Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID). KPT sinh kế bền vững của DFID (1999) được xây dựng nhằm đưa ra các giải pháp giảm nghèo, tập trung vào 6 yếu tố chính là “Lấy con người làm trung tâm”, “Có sự tham gia của người dân”, “Có sự phối hợp ở nhiều cấp độ”, “Có sự hợp tác giữa các khu vực trong xã hội”, “Có tính bền vững”, “Có tính năng động và linh hoạt cao”. KPT sinh kế bền vững DFID (1999) vừa kế thừa vừa khắc phục hạn chế của những KPT đi trước. Giống như KPT sinh kế bền vững của OXFAM (1993), KPT sinh kế bền vững của DFID (1999) quan tâm đến tài sản sinh kế của hộ nghèo trong những bối cảnh bất lợi. KPT sinh kế bền vững của DFID (1999) còn quan tâm đến các vấn đề về giới và sự phát triển bền vững (Carney và đ.t.g, 1999). Dựa trên số liệu thứ cấp và sơ cấp, DFID đã tạo ra các bức ảnh chụp nhanh về đời sống của hộ nghèo. Ngoài ra, với ý kiến chuyên gia, DFID (1999) đã xây dựng được các giải pháp rõ ràng và thiết thực góp phần “tăng thu nhập, tăng phúc lợi, tăng tính ổn định, giảm tổn thương, đảm bảo an ninh lương thực và duy trì tính bền vững khi sử dụng nguồn vốn tự nhiên”. Hình 2.1: Khung phân tích sinh kế bền vững DFID (1999) Nguồn: Tác giả dịch và vẽ lại theo khung phân tích sinh kế bền vững của DFID (1999)
  17. 5 Qua hình 2.1 cho thấy KPT sinh kế bền vững của DFID (1999) gồm bốn vấn đề chính là bối cảnh bất lợi, tài sản sinh kế, cơ cấu & quy trình chuyển đổi và kết quả sinh kế. Theo Kates và đ.t.g (1985, trang 17) bối cảnh bất lợi là việc con người gặp phải những vấn đề khó khăn trong cuộc sống và không thể chống lại những bất lợi đó. Theo Wisner và đ.t.g (2003, trang 3) thì bối cảnh bất lợi là tình trạng mà sinh kế của con người bị đe dọa do nhiều tác nhân trong cuộc sống gây ra. Cụ thể hơn, DIFD (1999) chia bối cảnh bất lợi thành 3 nhóm. Thứ nhất, các cú sốc là những sự kiện bất ngờ, những rủi ro không lường trước được như tại nạn, bệnh tật, khủng hoảng kinh tế, làm ảnh hưởng đến tài sản sinh kế của hộ nghèo. Thứ hai, xu hướng bất lợi là những vấn đề gây ra tác động tiêu cực đến hộ nghèo như xu hướng di cư, sự suy giảm tài nguyên, xu hướng biến đổi khí hậu. Thứ ba, tính mùa vụ như tình trạng được mùa mất giá, khi đến mùa thu hoạch lượng cung nông sản tăng lên cao hơn lượng cầu làm giá nông sản giảm, thiếu việc làm khi hết vụ hoặc sản lượng đánh bắt cá giảm trong mùa khô đều làm ảnh hưởng đến đời sống của hộ nghèo. KPT sinh kế bền vững của DFID (1999) phân nguồn vốn sinh kế làm năm loại là vốn con người, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính và vốn xã hội trong đó: Vốn con người, đề cập lần đầu tiên bởi Theodore Schultz (1961), vốn con người có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế thông qua việc gia tăng năng suất lao động, được đo lường bởi các yếu tố như giáo dục, đào tạo và y tế (Cummins và đ.t.g, 2009, trang 2; Goldin, 2014; S.Becker, 1995, trang 2; Healy và đ.t.g, 2002, trang 20). Vốn con người là những kiến thức, kỹ năng, các ý tưởng sáng tạo, tình trạng sức khỏe và khả năng thích nghi trước các cú sốc, giúp con người thực hiện các chiến lược sinh kế đa dạng nhằm cải thiện cuộc sống (Slaus và Jacobs, 2011, trang 97; Carney và đ.t.g, 1999). Vốn tự nhiên, đề cập phổ biến từ năm 1990 là một thuật ngữ dùng để kết nối giữa hoạt động của con người và hệ sinh thái tự nhiên. Theo Perkins và đ.t.g (1992) vốn tự nhiên là những loại tài nguyên của quốc gia, nếu nguồn vốn này bị khai thác quá mức sẽ dẫn đến tận diệt nguồn tài nguyên. Vốn tự nhiên gồm các loại tài nguyên thiên nhiên được con người khai thác, phục vụ cho hoạt động sống của con người (Slaus và Jacobs, 2011). Vốn tự nhiên có vai trò quan trọng đối với hoạt động sinh kế của hộ nghèo, đặc biệt là các HDT thiểu số có lối sống hòa nhập với thiên nhiên. Các hộ này sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc từ tự nhiên, tính mùa vụ của tự nhiên như mùa mưa, mùa khô hay giai đoạn sinh trưởng của động thực vật tự nhiên.
  18. 6 Vốn vật chất, theo Siddiqui (2009, trang 6) đây là nguồn vốn được con người tạo ra nhằm phục vụ cho hoạt động của con người, ví dụ như các loại cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm hay phương tiện vận tải công cộng. Phương tiện sản xuất và phương tiện sinh hoạt cũng có vai trò quan trọng góp phần thực hiện chiến lược sinh kế của hộ. Vốn tài chính, bao gồm các nguồn lực được hỗ trợ chính thức như tiền vay từ ngân hàng, từ các chương trình của chính phủ thông qua hoạt động trợ cấp hoặc các nguồn tài chính phi chính thức như hụi, vay nặng lãi, sự hỗ trợ của người thân hoặc các tổ chức phi chính phủ (Phan Đình Khôi, 2012, trang 145-146; Menkhoff và Rungruxsirivorn, 2009, trang 3-4). Trên cơ sở các nguồn lực tài chính, sẽ giúp con người có thể lựa chọn các chiến lược sinh kế phù hợp (Carney và đ.t.g, 1999). Tuy nhiên, cần cẩn trọng trong việc lựa chọn các nguồn vốn không chính thức có chi phí cao, bởi vì các nguồn vốn này thường không bền vững đối với việc thực hiện các chiến lược sinh kế. Vốn xã hội, là sự tương tác giữa hộ nghèo và các đối tượng trong xã hội như quan hệ họ hàng, làng xã hay câu lạc bộ, đội, nhóm. Ngoài ra, vốn xã hội còn xem xét đến vấn đề phong tục, tập quán, pháp luật và các cơ chế chính sách ở địa phương. Theo Healy và đ.t.g (2002) vốn xã hội là việc xây dựng những mạng lưới dựa trên các chuẩn mực chung nhằm kết nối các cá nhân và các nhóm người trong xã hội để đạt được những mục tiêu tích cực cho tổ chức hay cộng đồng. Các cơ cấu và quy trình chuyển đổi, là sự tương tác giữa các khu vực khác nhau trong xã hội như khu vực công, khu vực tư, các cá nhân hay tổ chức. Các mối quan hệ này được điều tiết và chi phối mạnh mẽ bởi pháp luật, thể chế, các chính sách của nhà nước và đặc điểm văn hóa vùng miền. Dựa vào nguồn vốn sinh kế, trong bối cảnh của cơ cấu và quy trình chuyển đổi hiện hữu, các chiến lược sinh kế như đầu tư vào những loại hình sản xuất phù hợp sẽ được lựa chọn nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân một cách bền vững. Tóm lại, từ khái niệm sinh kế bền vững cũng như phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các KPT sinh kế phổ biến thì KPT sinh kế bền vững của DFID (1999) được đánh giá là công cụ hiệu quả, khắc phục nhiều hạn chế của KPT đi trước và được nhiều nghiên cứu sử dụng, vì vậy tác giả sử dụng KPT này làm KPT cho đề tài nghiên cứu. 2.3. Các nghiên cứu đi trước Đỗ Vũ Gia Linh (2015, trang 1-59) “Cải thiện sinh kế cho người dân trong yêu cầu bảo tồn tài nguyên_Tình huống nghiên cứu tại ấp 5, xã Mà Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng
  19. 7 Nai”. Với 37 quan sát, nghiên cứu sử dụng KPT sinh kế bền vững của DFID (2001) để đánh giá tài sản sinh kế của các hộ nghèo trong bối cảnh di dời các hộ ra khỏi địa bàn cư trú nhằm mục tiêu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Điểm nổi bật của nghiên cứu là đưa ra được các giải pháp thiết thực như di cư, phát triển hạ tầng, phát triển giáo dục, hỗ trợ trực tiếp cho các hộ dân nhằm cải thiện sinh kế cho người dân. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa phân tích cụ thể những thuận lợi và bất lợi về hoạt động sinh kế hiện tại của các hộ. Nguyễn Xuân Vinh (2014, trang 1-38) “Chính sách sinh kế kết hợp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: tình huống xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau”. Với 34 quan sát, nghiên cứu sử dụng KPT sinh kết bền vững của DFID (1999) để đánh giá tài sản sinh kế của các hộ nghèo sống trong vùng đệm của vườn quốc gia U Minh. Những hộ nghèo được đề cập trong nghiên cứu sống chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự nhiên nhưng do tình trạng cạn kiệt tài nguyên và việc ban hành chính sách bảo vệ rừng nên hoạt động sinh kế của các hộ là không phù hợp. Một số giải pháp tiêu biểu như phát triển hoạt động đánh bắt xa bờ; phát triển chăn nuôi gia súc khép kín; nuôi tôm quảng canh; công khai minh bạch chính sách của nhà nước và hoàn thiện các qui định về khai thác nguồn lợi thủy sản. Tuy nhiên, việc phân tích các loại tài sản sinh kế chưa gắng kết với các chính sách cụ thể tại địa phương mà chỉ đi sâu mô tả về các loại tài sản sinh kế của hộ. Lâm Quang Lộc (2014, trang 1-39) “Những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của người dân tộc Khmer tại Đồng bằng Sông Cửu Long”. Với dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình (2010), đề tài nghiên cứu tình trạng nghèo của HDT Khmer tại ĐBSCL. Bằng phương pháp định lượng và định tính tác giả đã xác định các yếu tố gồm “giáo dục, nguồn vốn tín dụng, diện tích đất, loại hình sinh kế, khu vực sinh sống, cơ sở hạ tầng, các chương trình hỗ trợ, giới tính chủ hộ, quy mô hộ, tỷ lệ người phụ thuộc và yếu tố văn hóa” có ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của HDT Khmer. Các giải pháp tiêu biểu gồm tăng cường nhận thức của người dân, thực hiện chương trình hỗ trợ có điều kiện nhằm cải thiện cuộc sống cho HDT Khmer nghèo. Tuy nhiên, với dữ liệu thứ cấp nên nghiên cứu chưa đưa ra các trường hợp điển hình về tình trạng nghèo của HDT Khmer và chưa đề cập được thực trạng cụ thể về tài sản sinh kế của các HDT Khmer nghèo. Từ các nghiên cứu đi trước cho thấy, việc sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững của DFID (1999) là phù hợp để phân tích thực trạng nghèo của HDT Khmer. Các giải pháp từ các nghiên cứu đi trước sẽ được dùng làm điểm tham chiếu và được xem xét trong bối cảnh cụ thể của đề tài, nhằm giúp đề tài có cơ sở đề ra các khuyến nghị chính sách phù
  20. 8 hợp. Tuy nhiên, các nghiên cứu ở trên cũng còn tồn tại một số hạn chế như đã phân tích và sẽ được khắc phục trong nghiên cứu này. Cụ thể như, đề tài sẽ phân tích chi tiết các sinh kế hiện hữu nhằm có cơ sở đề ra các giải pháp phù hợp cho từng nhóm sinh kế của hộ. Việc đi sâu vào các chính sách có liên quan đến sinh kế của hộ sẽ được phân tích cụ thể nhằm đề ra các giải pháp phù hợp và thông qua việc phân tích các tình huống điển hình sẽ làm cho bài viết có cái nhìn trực quan nhất về tình trạng nghèo của HDT Khmer nghèo tại địa bàn nghiên cứu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0