Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Tác động của các yếu tố đặc trưng tới thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu các yếu tố đặc trưng của ngân hàng tác động đến thanh khoản, đặc biệt là các yếu tố liên quan đến hoạt động cho vay như tăng trưởng tín dụng, tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn trong tổng cho vay; để từ đó đánh giá việc Thông tư 36 tăng tỷ lệ cho vay trung dài hạn từ nguồn vốn ngắn hạn sẽ tác động đến thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam theo chiều hướng nào, cần có các biện pháp chính sách gì nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản xảy ra.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Tác động của các yếu tố đặc trưng tới thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT BÙI THỊ NGỌC LAN TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẶC TRƯNG TỚI THANH KHOẢN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh, 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT BÙI THỊ NGỌC LAN TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẶC TRƯNG TỚI THANH KHOẢN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ QUẾ GIANG Thành phố Hồ Chí Minh, 2016
- -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 7 năm 2016. Tác giả Bùi Thị Ngọc Lan
- -ii- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin được chân thành cảm ơn cô Trần Thị Quế Giang đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin được cảm ơn thầy Đinh Công Khải, thầy Lê Việt Phú, anh Hoàng Văn Thắng, bạn Huỳnh Ngọc Chương đã cung cấp cho tôi những lời khuyên hữu ích về kinh tế lượng. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, các anh chị trợ giảng trong Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright suốt thời gian hai năm học qua đã truyền đạt cho tôi cả tri thức và cách sống, đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ để tôi có thể vượt qua những khó khăn trong học tập. Cảm ơn các anh chị và các bạn học viên MPP7 đã cùng đồng hành trong hai năm học, cùng động viên và giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập nhiều gian nan. Cảm ơn gia đình đã luôn ở bên cạnh, động viên, quan tâm lo lắng và tạo mọi điều kiện cho tôi được học tập. Hai năm ở FETP thực sự là một trải nghiệm với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, và tôi xin được chân thành cảm ơn tất cả.
- -iii- TÓM TẮT Cuối năm 2014, để góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN trong đó nới tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn đối với các ngân hàng thương mại lên tới 60%, tăng gấp đôi so với quy định trước đó. Một năm sau khi Thông tư 36 được ban hành, tín dụng tăng trưởng mạnh, trong đó tín dụng trung dài hạn tăng cao, chiếm tỷ trọng gần 50% tổng dư nợ tín dụng; từ đó làm dấy lên nhiều quan ngại về rủi ro thanh khoản đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Vì vậy nghiên cứu này đặt ra mục tiêu tìm hiểu các yếu tố đặc trưng của ngân hàng tác động đến thanh khoản, đặc biệt là các yếu tố liên quan đến hoạt động cho vay như tăng trưởng tín dụng, tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn trong tổng cho vay; để từ đó xem xét việc Thông tư 36 tăng tỷ lệ cho vay trung dài hạn từ nguồn vốn ngắn hạn tác động theo chiều hướng nào đến thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại, và cần có các biện pháp chính sách gì nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản xảy ra. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của 24 ngân hàng thương mại, trong khoảng thời gian 2008-2014. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng với phương pháp ước lượng mô hình các tác động cố định. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thứ nhất, tăng trưởng tín dụng làm giảm khả năng thanh khoản. Mối quan hệ này được phản ánh qua cuộc khủng hoảng thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2011, rõ nét nhất là tình trạng tăng trưởng tín dụng đột biến năm 2007, kéo theo cuộc đua lãi suất năm 2008 và những biến động lãi suất liên tục sau đó. Thứ hai, ngân hàng đẩy mạnh cho vay trung dài hạn trên tổng cho vay khiến khả năng thanh khoản giảm, rủi ro thanh khoản tăng lên. Thực tế tại Việt Nam cho thấy, năm 2007-2008, các ngân hàng đã tập trung mạnh vào cho vay chứng khoán, bất động sản, đa phần là những khoản vay trung dài hạn và có tính rủi ro cao. Thứ ba, các yếu tố đặc trưng khác của ngân hàng như quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều với thanh khoản; nợ xấu có tác động ngược chiều với thanh khoản; tuy nhiên các yếu tố này không có ý nghĩa thống kê. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn đề xuất một số khuyến nghị chính sách. Với Ngân hàng Nhà nước: Thứ nhất, cần thận trọng trong các giải pháp khuyến khích tăng trưởng tín
- -iv- dụng, đặc biệt cần thận trọng khi thông qua nới lỏng các chỉ tiêu về quản lý thanh khoản, tránh việc đánh đổi an toàn thanh khoản để đạt tăng trưởng tín dụng bằng mọi cách. Thứ hai, việc sửa đổi Thông tư 36, trong đó siết lại tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn là cần thiết. Thứ ba, Ngân hàng nhà nước nên xây dựng lộ trình áp dụng các chỉ số đảm bảo thanh khoản (LCR) và chỉ số tài trợ ổn định ròng (NSFR) thay thế cho các chỉ số quản lý thanh khoản hiện tại. Thứ tư, cần tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, không phân biệt đối xử giữa ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại nhà nước; tái cấu trúc các ngân hàng quy mô nhỏ, thường xuyên gặp khó khăn về thanh khoản. Thứ năm, cần kiểm toán vốn để xác định lại mức vốn chủ sở hữu mà các ngân hàng đang thực sự nắm giữ, kiên quyết xử lý tình trạng sở hữu chéo. Với các ngân hàng thương mại, cần cân đối giữa hoạt động cho vay và hoạt động quản lý thanh khoản, duy trì tỷ lệ tài sản thanh khoản chất lượng cao ở mức hợp lý; thận trọng trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng, đặc biệt với các khoản tín dụng trung, dài hạn. Từ khóa: Thanh khoản, rủi ro thanh khoản, Thông tư 36.
- -v- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................................ iii MỤC LỤC .................................................................................................................................v DANH MỤC CÁC CHỮ KÝ HIỆU, VIẾT TẮT .................................................................. viii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................................x DANH MỤC PHỤ LỤC .......................................................................................................... xi CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ........................................................................................................1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu ......................................................................................................1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .....................................................................................3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................4 1.4 Phương pháp nghiên cứu và các nguồn thông tin ..........................................................4 1.5 Cấu trúc của luận văn.....................................................................................................4 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..........................................................................................5 2.1 Các khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản. ...................................................5 2.2 Các phương pháp đo lường thanh khoản. ......................................................................6 2.2.1 Các nghiên cứu trước khủng hoảng tài chính 2007 – 2008 ...............................6 2.2.2 Quy định của Basel ............................................................................................7 2.2.3 Các quy định của Việt Nam ...............................................................................8 2.3 Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản. ..........................................................................10 2.4 Các yếu tố tác động tới thanh khoản. ...........................................................................12 2.4.1 Quy mô ngân hàng và thanh khoản .................................................................12 2.4.2 Vốn chủ sở hữu và thanh khoản.......................................................................13 2.4.3 Tăng trưởng cho vay và thanh khoản ..............................................................14
- -vi- 2.4.4 Tỷ lệ cho vay trung dài hạn và thanh khoản ....................................................15 2.4.5 Rủi ro tín dụng và thanh khoản ........................................................................15 CHƯƠNG 3 MÔ TẢ DỮ LIỆU .............................................................................................21 3.1 Nguồn dữ liệu ..............................................................................................................17 3.2 Mô tả dữ liệu ................................................................................................................17 3.2.1 Thanh khoản của các ngân hàng. .....................................................................17 3.2.2 Quy mô ngân hàng. ..........................................................................................19 3.2.3 Vốn chủ sở hữu ................................................................................................20 3.2.4 Tăng trưởng cho vay ........................................................................................22 3.2.5 Tỷ trọng cho vay trung dài hạn trong tổng cho vay .........................................24 3.2.6 Nợ xấu ..............................................................................................................26 3.3 Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. ......................................................28 3.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................28 3.3.2 Phương pháp ước lượng mô hình ....................................................................31 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH. ................................32 4.1 Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình ....................................................................32 4.2 Phân tích và thảo luận kết quả . ....................................................................................35 4.2.1 Tác động của tăng trưởng cho vay đến thanh khoản. ........................................35 4.2.2 Tác động của tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng cho vay đến thanh khoản ..38 4.2.3 Tác động của quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, nợ xấu tới thanh khoản ......44 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH. .........................................46 5.1 Kết luận. .........................................................................................................................46 5.2 Khuyến nghị chính sách. ................................................................................................46 5.2.1 Đối với Ngân hàng nhà nước ..............................................................................46 5.2.2 Đối với Ngân hàng thương mại...........................................................................48
- -vii- 5.3 Hạn chế của luận văn. ....................................................................................................48 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................49 PHỤ LỤC ................................................................................................................................56
- -viii- DANH MỤC CÁC CHỮ KÝ HIỆU, VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Basel Basel Committee on Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng Banking Supervision BCTC Báo cáo tài chính BĐS Bất động sản CLRM Classical Linear Mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển Regression Model ECB Euro Central Bank Ngân hàng trung ương Châu Âu FE/ FEM Fixed Effects Model Mô hình các tác động cố định LCR Liquidity Coverage Ratio Chỉ số đảm bảo thanh khoản NFSR Net Stable Funding Ratio Chỉ số tài trợ ổn định ròng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại PVFC Tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam RRTK Rủi ro thanh khoản TCTD Tổ chức tín dụng TDH Trung dài hạn Thông tư 36 Thông tư 36/2014/TT-NHNN TMCP Thương mại cổ phần TP Thành phố
- -ix- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Mô tả các biến ..........................................................................................................30 Bảng 4.1 Kết quả ước lượng mô hình .....................................................................................32 Bảng 4.2 Kết quả ước lượng mô hình sau khi khắc phục các vi phạm ...................................34 Bảng 4.3 Cho vay bất động sản ...............................................................................................39
- -x- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1 Tỷ lệ dự trữ thanh khoản trung bình qua các năm ....................................................18 HÌnh 3.2 Thống kê mô tả biến LIQ .........................................................................................19 Hình 3.3 Quy mô tổng tài sản trung bình qua các năm. ..........................................................19 HÌnh 3.4 Thống kê mô tả biến SIZE ........................................................................................20 Hình 3.5 Quy mô vốn chủ sở hữu trung bình qua các năm .....................................................21 Hình 3.6 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản trung bình qua các năm ...............................21 Hình 3.7 Thống kê mô tả biến CAP.........................................................................................22 Hình 3.8 Tỷ lệ tăng trưởng cho vay trung bình qua các năm ..................................................23 Hình 3.9 Thống kê mô tả biến LG ...........................................................................................24 HÌnh 3.10 Tỷ trọng cho vay trung dài hạn trung bình qua các năm ........................................25 Hinh 3.11 Thống kê mô tả biến MLTD ...................................................................................26 Hình 3.12 Tỷ lệ nợ xấu trung bình qua các năm ......................................................................26 Hình 3.13 Tỷ lệ nợ xấu và tài sản có khác trung bình qua các năm ........................................27 Hình 3.14 Thống kê mô tả biến NPL .......................................................................................28 Hình 4.1 Tăng trưởng tín dụng qua các năm ...........................................................................35 Hình 4.2 Tăng trưởng cho vay và khả năng thanh khoản của Eximbank ................................37 Hình 4.3 Tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng cho vay và khả năng thanh khoản của Eximbank .................................................................................................................................38 Hình 4.4 Tỷ trọng cho vay bất động sản trên tổng dư nợ tại thời điểm tháng 12/2008 ...........40 Hình 4.5 Tỷ trọng cho vay bất động sản trên tổng cho vay trung dài hạn của Eximbank .......41 Hình 4.6 Tỷ trọng các khoản vay chia theo ngành nghề trên tổng cho vay trung dài hạn của BIDV tháng 12/2015 ................................................................................................................42
- -xi- Hình 4.7 Tỷ trọng các khoản vay chia theo ngành nghề trên tổng cho vay trung dài hạn của VPBank tháng 12/2015 ............................................................................................................43 Hình 4.8 Tỷ trọng các khoản vay chia theo ngành nghề trên tổng cho vay trung dài hạn của Techcombank tháng 12/2015 ...................................................................................................43 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Kết quả ước lượng mô hình FEM. ..........................................................................56 Phụ lục 2. Kết quả ước lượng mô hình FEM (Phương pháp LSDV). .....................................56 Phụ lục 3. So sánh hai phương pháp ước lượng. .....................................................................57 Phụ lục 4. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến ...........................................................................57 Phụ lục 5. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến .................................................................59 Phụ lục 6. Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi ................................................59 Phụ lục 7. Kết quả ước lượng mô hình sau khi khắc phục vi phạm . ......................................60 Phụ lục 8. Danh sách các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu....................................................60
- -1- CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Hoạt động kinh doanh truyền thống của ngân hàng là nhận tiền gửi và cho vay. Trong quá trình kinh doanh, ngân hàng thường xuyên phải đối mặt với các loại rủi ro, một trong số đó là rủi ro thanh khoản. Mất thanh khoản sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực không chỉ với bản thân ngân hàng mà còn với toàn xã hội. Ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu rút tiền của người gửi tiền khiến họ hoang mang, mất niềm tin. Ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu giải ngân cho các khoản cấp tín dụng khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn. Thiếu thanh khoản buộc các ngân hàng phải chạy đua huy động vốn, đẩy lãi suất huy động rồi theo đó là lãi suất cấp tín dụng tăng cao. Khi lãi suất tiền gửi tăng, nguồn tiền tập trung gửi vào ngân hàng thay vì chảy vào tiêu dùng và các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh. Khi lãi suất cấp tín dụng cao làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến tăng giá thành sản phẩm – dịch vụ. Giá cả nhiều hàng hóa – dịch vụ tăng dẫn đến lạm phát tăng, ảnh hưởng tới đời sống người dân. Chi phí đầu vào tăng nhưng đầu ra tiêu thụ khó khăn do tiêu dùng giảm, doanh nghiệp giảm quy mô đầu tư dẫn đến giảm tăng trưởng kinh tế. Rủi ro thanh khoản đã xảy ra trong thực tế, ở cả Việt Nam và trên thế giới. Tiêu biểu và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn của Mỹ xảy ra vào tháng 8 năm 2007. Khởi đầu từ việc bùng nổ tín dụng bất động sản, đến khi bong bóng bất động sản vỡ, nợ xấu gia tăng, thị trường tài chính Mỹ dần rơi vào khủng hoảng thanh khoản. Chính phủ Mỹ đã phải can thiệp trên quy mô lớn chưa từng có, để tránh sự sụp đổ của hệ thống tài chính (Trần Phan Huy Hiệu, 2015). Cuộc khủng hoảng cho thấy chính việc không chú trọng đến vấn đề thanh khoản đã khiến nhiều ngân hàng phải phá sản. Cuộc khủng hoảng đã làm lộ rõ những lỗ hổng của công tác quản lý thanh khoản trong hệ thống ngân hàng Mỹ nói riêng và hệ thống ngân hàng toàn cầu nói chung (Lê Đạt Chí, 2011).
- -2- Sau khủng hoảng tài chính 2008, Uỷ ban giám sát ngân hàng Basel đã phải ban hành những quy tắc bổ sung để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro cho các ngân hàng. Basel III ra đời, bên cạnh những yêu cầu về vốn chặt chẽ hơn, đã đưa ra những tiêu chuẩn về thanh khoản đối với hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM). Basel III đã thiết lập một khuôn khổ về quản lý rủi ro thanh khoản, gồm chỉ số đảm bảo thanh khoản (liquidity coverage ratio) được đưa vào áp dụng chính thức năm 2015 và chỉ số tài trợ ổn định ròng (net stable funding ratio) dự kiến được đưa vào áp dụng chính thức năm 2018. Tại Việt Nam, trong giai đoạn 2008-2011, hệ thống NHTM cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu thanh khoản trầm trọng, dẫn đến các cuộc chạy đua lãi suất. Từ đầu năm 2008, lãi suất qua đêm liên ngân hàng liên tiếp lập các kỷ lục 20%, 25%, và đỉnh điểm là 27%/năm (Viết Chung, 2012). Các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động, phá rào lãi suất trần. Ở thời điểm cuối năm 2011, trong khi trần lãi suất huy động là 14%/năm thì hầu hết các ngân hàng trả lãi suất cho người gửi tiền đến 18%/năm, thậm chí 23%/năm cho những khoản tiền gửi ngắn hạn. Hoạt động huy động vàng, ngoại tệ tăng mạnh nhằm bù đắp sự thiếu hụt tiền đồng (Phạm Hà Nguyên, 2013). Các chuyên gia nhận định, nguyên nhân là do trong giai đoạn này, các NHTM đã tăng trưởng tín dụng quá nóng, đặc biệt tập trung vào cho vay chứng khoán, bất động sản; cơ cấu đầu tư không hợp lý và tỷ lệ nợ xấu gia tăng làm tăng sự mất cân đối về kì hạn giữa tài sản nợ và tài sản có, đẩy các ngân hàng rơi vào khó khăn thanh khoản. Bên cạnh đó, nguyên nhân còn từ những yếu kém trong công tác quản trị thanh khoản, công tác dự báo và phân tích thị trường (Nguyễn Hiền, 2008). Giai đoạn căng thẳng thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam đã qua nhưng rủi ro thanh khoản bất cứ lúc nào cũng có thể quay trở lại. Cuối năm 2014, để góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN (Thông tư 36) quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư 36 chính thức có hiệu lực thi hành từ 1/2/2015 và cho phép các NHTM dùng đến 60% vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, tăng gấp đôi so với quy định trước đó.
- -3- Theo số liệu thống kê của NHNN, tổng dư nợ tín dụng cả nước tính đến tháng 11/2015 là 4.586 nghìn tỷ đồng, tăng 15,5% so với cùng kì năm 2014. Trong đó, tín dụng trung dài hạn tăng rất nhanh (29%) và chiếm tỷ trọng gần 50% tổng dư nợ tín dụng (Minh Anh, 2016). Tại TP Hồ Chí Minh, tổng dư nợ tín dụng đến cuối năm 2015 đạt trên 1,23 triệu tỉ đồng, tăng 15,6% so với cuối năm 2014. Dư nợ tín dụng trung và dài hạn cuối năm 2015 đạt khoảng 711 nghìn tỷ đồng, tăng 28,7% và chiếm 57,6% tổng dư nợ tín dụng (T. Thu, 2016). Tại Hà Nội, tổng dư nợ cho vay đến cuối tháng 12/2015 đạt 1.208 nghìn tỷ đồng, tăng 19,5% so với năm 2014, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 17,9%, dư nợ trung dài hạn tăng 22,3% (Cục thống kê TP Hà Nội). Sự ra đời của Thông tư 36 cùng diễn biến tình hình tín dụng trong thời gian qua, đặc biệt là tình trạng tập trung mạnh vào cho vay trung dài hạn lại dấy lên những quan ngại từ phía các chuyên gia về rủi ro thanh khoản đối với hệ thống NHTM Việt Nam. Chỉ sau hơn một năm ban hành, Ngân hàng Nhà nước đã phải sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN bằng việc ban hành Thông tư 06/2016/TT-NHNN, trong đó tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn được giảm theo lộ trình từ 60% xuống 50% từ 1/1/2017 và 40% từ 1/1/2018. Rủi ro thanh khoản bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra và cần phải có cơ chế phòng ngừa hiệu quả. Vậy, liệu những lo ngại của các chuyên gia và việc sửa đổi Thông tư 36 có là cần thiết? Tăng trưởng tín dụng, đặc biệt tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn trong tổng cho vay có thực sự tác động tiêu cực tới khả năng thanh khoản của các ngân hàng? Đó là những vấn đề được đặt ra trong nghiên cứu này. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu các yếu tố đặc trưng của ngân hàng tác động đến thanh khoản, đặc biệt là các yếu tố liên quan đến hoạt động cho vay như tăng trưởng tín dụng, tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn trong tổng cho vay; để từ đó đánh giá việc Thông tư 36 tăng tỷ lệ cho vay trung dài hạn từ nguồn vốn ngắn hạn sẽ tác động đến thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam theo chiều hướng nào, cần có các biện pháp chính sách gì nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản xảy ra.
- -4- Xuất phát từ bối cảnh và mục tiêu, đề tài “Tác động của các yếu tố đặc trưng tới rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” nghiên cứu và trả lời hai câu hỏi sau: - Các yếu tố liên quan đến hoạt động cho vay như tăng trưởng tín dụng, tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn trong tổng cho vay tác động như thế nào đến khả năng thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam? - Cần có những giải pháp chính sách gì để ngăn chặn rủi ro thanh khoản xảy ra? 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các ngân hàng thương mại thuộc hệ thống NHTM Việt Nam. Do hạn chế về nguồn số liệu nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vào khoảng thời gian từ 2008 đến 2014. Khoảng thời gian này bao phủ cả giai đoạn căng thẳng thanh khoản 2008-2011 và giai đoạn thanh khoản ổn định sau đó. 1.4 Phương pháp nghiên cứu và các nguồn thông tin Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (kết hợp định lượng và phân tích định tính) để xem xét tác động của các yếu tố đặc trưng ngân hàng đến thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam. Luận văn sử dụng dữ liệu bảng với phương pháp ước lượng mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM), tiến hành kiểm định các vi phạm giả thuyết của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển và phân tích kết quả hồi quy trên mô hình cuối cùng đã được xử lý các vi phạm. Nguồn dữ liệu sử dụng trong luận văn được thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam. 1.5 Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm năm phần. Chương 1 giới thiệu về vấn đề nghiên cứu được trình bày như trên. Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đó về thanh khoản, các yếu tố đặc trưng của ngân hàng tác động đến thanh khoản, từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Chương 3 giới thiệu về nguồn dữ liệu, mô tả dữ liệu. Chương 4 trình bày các kết quả ước lượng và kiểm định mô hình, phân tích kết quả hồi quy. Chương 5 là kết luận và các khuyến nghị chính sách nhằm tác động vào các yếu tố đặc trưng có ảnh hưởng tới thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam.
- -5- CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Các khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản Ở góc độ tài sản, thanh khoản là khả năng chuyển hóa thành tiền của tài sản và ngược lại. Ở góc độ của một doanh nghiệp, thanh khoản là khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Với ngân hàng thương mại (một loại hình doanh nghiệp đặc thù), thì thanh khoản là khả năng tức thời để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong hoạt động kinh doanh như: nhu cầu rút tiền gửi, giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết, thanh toán và các giao dịch tài chính khác (Nguyễn Văn Tiến, 2015). Theo Duttweiler (2010), “do thực hiện bằng tiền mặt, thanh khoản chỉ liên quan đến các dòng lưu chuyển tiền tệ”. Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đủ lượng tiền mặt cho các nghĩa vụ tài chính tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng phải huy động vốn với giá cao hoặc bán tài sản với giá thấp. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không đủ quỹ tiền mặt, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc phải chuyển đổi với chi phí cao, thậm chí không thể chuyển đổi để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. Basel và các tác giả khác nhau, ở những thời điểm khác nhau đã có những định nghĩa và chú trọng tới những khía cạnh khác nhau của rủi ro thanh khoản. Năm 2000, Ủy ban Basel đã định nghĩa thanh khoản như là khả năng tăng quỹ về tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ khi chúng đến hạn. Ủy ban giới thiệu 14 nguyên tắc chính về quản lý và giám sát thanh khoản, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết kế các giải pháp quản lý khác nhau để quản lý thanh khoản hàng ngày. Đồng thời, trong phân tích của mình, Basel chỉ rõ mối liên hệ giữa rủi ro thanh khoản và các rủi ro điển hình khác trong kinh doanh ngân hàng, như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động. Năm 2006, Basel hợp nhất các nguyên tắc đề ra năm 2000. Theo cách phân loại của ECB (2002), Basel phân biệt rủi ro thanh khoản thành rủi ro thanh khoản tài trợ (funding liquidity risk) và rủi ro thanh khoản thị trường (market liquidity risk).
- -6- Rủi ro thanh khoản tài trợ là rủi ro khi một ngân hàng không đủ vốn để đáp ứng các khoản nợ khi chúng đến hạn. Rủi ro thanh khoản tài trợ phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn thanh khoản: thứ nhất là từ người gửi tiền; thứ hai là thị trường (ngân hàng có thể bán các tài sản trên thị trường hoặc tạo thanh khoản thông qua chứng khoán hóa; NHTM cũng có thể có được nguồn thanh khoản thông qua thị trường liên ngân hàng hoặc vay mượn trực tiếp từ ngân hàng trung ương). Rủi ro thanh khoản thị trường là rủi ro khi một ngân hàng không thể bán được tài sản của họ trên thị trường với thời gian ngắn, chi phí thấp và ít tác động về giá. Rủi ro thanh khoản thị trường phụ thuộc vào mức độ phát triển của thị trường. Tháng 2 năm 2008, Basel xuất bản “Liquidity risk: Management and Supervisory Challenges”, trong đó định nghĩa thanh khoản là khả năng tăng quỹ tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ khi chúng đến hạn, và xem rủi ro thanh khoản là rủi ro mà nhu cầu thanh toán vượt quá khả năng tăng nợ phải trả mới hoặc thanh khoản hóa tài sản. Tháng 9 năm 2008, Basel tiếp tục xuất bản “Principles for sound liquidity risk management and supervision” (“Sound Principles”), trong đó định nghĩa thanh khoản là khả năng mà một ngân hàng tăng quỹ tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không xảy ra các thua lỗ không thể chấp nhận được. “Sound Principles” cung cấp những hướng dẫn chi tiết về quản lý rủi ro và giám sát rủi ro thanh khoản tài trợ. Basel nhấn mạnh: những nguyên tắc này sẽ giúp hoạt động quản lý rủi ro trở nên tốt hơn, nhưng chỉ khi nó được thực hiện đầy đủ bởi các ngân hàng và các nhà giám sát. Để củng cố cho việc thực hiện các nguyên tắc trong “Sound Principles”, tháng 12 năm 2010, Basel xuất bản “Basel III: International framework for liquidity risk measurement, standards and monitoring”, trong đó phát triển hai tiêu chuẩn tối thiểu về thanh khoản tài trợ: chỉ số đảm bảo thanh khoản (LCR) và chỉ số tài trợ ổn định ròng (NSFR), với mục tiêu thúc đẩy khả năng phục hồi thanh khoản trong ngắn hạn và dài hạn cho hệ thống ngân hàng. 2.2 Các phương pháp đo lường thanh khoản 2.2.1 Các nghiên cứu trước khủng hoảng tài chính 2007-2008
- -7- Trước khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007–2008, đã có nhiều nghiên cứu về thanh khoản ngân hàng và rủi ro thanh khoản. Nhiều tỷ lệ đo lường thanh khoản được đưa ra, tuy nhiên chưa nhận được sự thống nhất của các nhà nghiên cứu. Vodova (2011) chỉ ra có 2 phương pháp cơ bản để đo lường thanh khoản là phương pháp khe hở thanh khoản và các tỷ lệ thanh khoản. Khe hở thanh khoản là sự khác nhau giữa các tài sản có và nợ phải trả ở cả hiện tại và tương lai. Khe hở thanh khoản dương phản ánh sự thiếu hụt thanh khoản. Vodova cũng đưa ra một loạt các tỷ lệ đo lường rủi ro thanh khoản là: Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản, tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tiền gửi và vay mượn ngắn hạn, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi và tài trợ ngắn hạn. Các tỷ lệ thanh khoản giúp nhận ra những xu hướng thanh khoản chính. Các tỷ lệ này sau đó được nhiều tác giả khác sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm của họ. Federico (2012) trong nghiên cứu về phát triển chỉ số đo lường rủi ro thanh khoản, cũng nêu ra một số tỷ lệ đo lường rủi ro thanh khoản phổ biến là: Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản; tỷ lệ cho vay trên tài sản; tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn trên tổng vốn huy động; tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn bán buôn trên tổng nguồn vốn huy động; tỷ lệ tài sản thanh khoản trên vốn huy động ngắn hạn... Các tỷ lệ này là những tỷ lệ được tính toán từ số liệu trên bảng cân đối kế toán. Một số tỷ lệ tập trung vào khoản mục tài sản có trên bảng cân đối kế toán, một số tập trung vào khoản mục nợ phải trả, một số kết hợp cả hai. Tuy nhiên, theo Federico, những tỷ lệ phản ánh đặc trưng thanh khoản của tài sản có trong mối tương quan với nợ phải trả có tính tổng hợp và phù hợp hơn. 2.2.2 Quy định của Basel Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007–2008 cho thấy các ngân hàng thiếu những mô hình dự báo tốt để quản lý thanh khoản. Sau khủng hoảng, tháng 12 năm 2010, Ủy ban Basel đã phát hành những nguyên tắc và hướng dẫn mới về quản lý thanh khoản, một phần của Basel III. Ủy ban đã nêu bật tầm quan trọng của quản lý thanh khoản tốt và định nghĩa hai tỷ lệ mới để đo lường thanh khoản: tỷ lệ đảm bảo thanh khoản (đo lường rủi ro thanh khoản ngắn hạn) và tỷ lệ tài trợ ổn định ròng (đo lường rủi ro thanh khoản dài hạn).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 88 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 78 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 67 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 76 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 48 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 68 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 45 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 46 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 31 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 45 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
24 p | 50 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn