Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Tác động của chính sách đất đai đến hiệu quả sử dụng nước trong sản xuất lúa tại đồng bằng sông Cửu Long
lượt xem 4
download
Nghiên cứu này dựa trên đánh giá tác động của chính sách đất đai, thông qua diện tích, sự phân mảnh đến hiệu quả sản xuất lúa của hộ gia đình ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Việc ước tính giá trị sản phẩm biên sẽ giúp chỉ ra tác động đến hiệu quả sử dụng và tìm hiểu mức độ tác động của diện tích, sự phân mảnh đến hiệu quả sử dụng nước và các yếu tố đầu vào. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ đưa ra các khuyến nghị chính sách và cách thức thực hiện phù hợp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Tác động của chính sách đất đai đến hiệu quả sử dụng nước trong sản xuất lúa tại đồng bằng sông Cửu Long
- -0- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT CAO TIẾN SĨ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017 1
- -1- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT CAO TIẾN SĨ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ VIỆT PHÚ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017 2
- -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là luận văn do chính tôi thực hiện. Mọi số liệu và trích dẫn trong luận văn này điều được dẫn nguồn với độ chính xác nhất mà tôi có thể làm. Và đây là luận văn không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế TPHCM hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 8 năm 2017 Tác Giả Cao Tiến Sĩ
- -ii- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Lê Việt Phú người đã hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Trong quá trình làm việc tôi luôn nhận được sự góp ý, động viên chân thành của Thầy. Đồng thời tôi xin cảm ơn đến thầy Vũ Thành Tự Anh, và tất cả các thầy cô, cán bộ, nhân viên tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Việt Nam, bộ phận thư viện và tổ thông tin đã hỗ trợ trong quá trình học tập và cung cấp kiến thức cần thiết để tôi có thể hoàn thành hai năm học tại trường. Cám ơn các bạn trong khóa học MPP8 đã có những chia sẻ kiến thức cũng như hỗ trợ trong quá trình học tập. Những gắn kết trong quá trình học tập là một kinh nghiệm quý báu để hợp tác phát triển trong tương lai. Bên cạnh đó, tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang đã có những góp ý và chia sẻ với tôi trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu luận văn. Tôi chân thành cảm ơn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang đã tạo điều kiện cho tôi được phỏng vấn cán bộ Sở và nông dân để có thêm nguồn tài liệu cho luận văn. Sau cùng, tôi muốn cám ơn gia đình, bạn bè đã khích lệ và tạo những điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn thạc sỹ này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 8 năm 2017 Tác giả Cao Tiến Sĩ
- -iii- TÓM TẮT Những năm gần đây, sản xuất lúa ở ĐBSCL gặp nhiều khó khăn do chịu tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới sử dụng nước do sử dụng quá mức dẫn đến thiếu nước mùa khô, nước biển dâng và sự xâm nhập mặn vào sâu đất liền. Trong các nghiên cứu, diện tích canh tác và các chính sách đất đai được xem là các yếu tố có tác động tới hiệu quả sản xuất nông nghiệp tại ĐBSCL, vùng nông nghiệp lớn nhất cả nước. Mặc dù chính sách đất đai đã có nhiều thay đổi nhưng vẫn chưa thật sự giải thoát cho người nông dân muốn mở rộng diện tích đất canh tác để sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Do đó, nghiên cứu“Tác động của chính sách đất đai đến hiệu quả sử dụng nước trong sản xuất lúa tại đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện với mong muốn đo lường tác động chính sách đất đai đến hiệu quả sử dụng nước ở các hộ trồng lúa trong giai đoạn 2008 đến 2014 và ước lượng các yếu tố khác tác động đến hiệu quả sử dụng nước. Kết quả nghiên cứu giai đoạn 2008 đến 2014 chỉ ra rằng hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, trong đó nước còn thấp. Nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu suất thay đổi theo quy mô của nước tăng dần theo diện tích canh tác, diện tích có tác động tích cực đến hiệu quả dùng nước và hiệu quả các yếu tố đầu vào, còn số thửa và đặc điểm địa hình có tác động tiêu cực tới hiệu quả các yếu tố đầu vào. Các đầu vào khác có những thay đổi tích cực trong những năm gần đây thì việc dùng nước đa phần vẫn chưa có nhiều thay đổi hoặc có xu hướng giảm. Đồng thời, kết quả khảo sát định tính cho thấy ngoài diện tích đất tác động đến hiệu quả dùng nước thì địa hình đất, vị trí đất còn tác động đến lượng nước sử dụng. Khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong hướng dẫn sản xuất hiệu quả nhưng chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả dùng nước trong sản xuất. Các khảo sát hiệu quả sử dụng nước còn phụ thuộc vào kinh nghiệm nên việc bơm tưới hiệu quả còn nhiều hạn chế. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị chính sách như sau: (i) Thực hiện thí điểm mở rộng diện tích thông qua việc tích tụ ruộng đất để cho phép sản xuất trên quy mô lớn qua chuyển nhượng, tổ hợp tác, hợp tác xã và các hiệp hội như cánh đồng mẫu lớn hay các trang trại xuất lớn, đồng thời thực hiện các biện pháp hỗ trợ từ nhà nước; (ii) Đẩy mạnh khuyến nông nhằm tăng hiệu quả và chất lượng sản xuất lúa, bên cạnh quan tâm, hướng dẫn người dân sử dụng nước trong sản xuất hiệu quả qua các hội thảo, tập huấn.
- -iv- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii TÓM TẮT ............................................................................................................................. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU BẢNG ................................................................................................ viii DANH MỤC HÌNH .............................................................................................................. ix CHƯƠNG 1 – MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1.1. Bối cảnh .................................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu .................................................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 3 1.4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.6. Bố cục nghiên cứu: ................................................................................................... 4 CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI VÀ LÝ THUYẾT HIỆU QUẢ ............................................................................................................................................ 5 2.1. Lịch sử hình thành chính sách đất đai và hạn điền ................................................... 5 2.1.1. Trước 1975 ........................................................................................................ 5 2.1.2. Sau 1975 ............................................................................................................ 5 2.2. Hiệu quả và đo lường hiệu quả ................................................................................. 7 2.2.1. Khái niệm hiệu quả ........................................................................................... 7 2.2.2. Đo lường hiệu quả ............................................................................................. 8 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước .............................................................................. 9 CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 13 3.1. Khung phân tích ..................................................................................................... 13 3.2. Phương pháp phân tích hiệu quả tương đối và hiệu quả kỹ thuật .......................... 14
- -v- 3.2.1. Phương pháp phân tích hiệu quả tương đối: ................................................... 14 3.2.2. Phương pháp phân tích hiệu quả kỹ thuật (TE&IE)........................................ 15 3.2.3. Cách lựa chọn biến trong mô hình SPF .......................................................... 18 3.2.4. Mô hình Beta dùng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật ............................................................................................................................. 19 CHƯƠNG 4 –KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 21 4.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở ĐBSCL ....................................................... 21 4.2. Kết quả phân tích hiệu quả tương đối:.................................................................... 26 4.3. Kết quả phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) .............................................................. 28 4.3.1. Sản lượng và chi phí sản xuất lúa ................................................................... 28 4.3.2. Kết quả hồi quy mô hình biên ngẫu nhiên (SFA) ........................................... 29 4.3.3. Thống kê mô tả mối quan hệ giữa đặc điểm đất đai đến hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nước trồng lúa................................................................................... 30 4.3.3.1. Thống kê mô tả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả dùng nước......................... 30 4.3.3.2. Tác động của phân mảnh, diện tích canh tác đến hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả dùng nước: .................................................................................................................. 32 4.3.3.3. Tác động của diện tích đến chi phí tiết kiệm nước: ................................... 34 4.3.4. Kết quả phân tích sử dụng mô hình Beta và OLS cho các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất lúa và sử dụng nước ....................................................................... 35 4.3.4.1. Hiệu quả kỹ thuật (TE) ............................................................................... 35 4.3.4.2. Hiệu quả dùng nước (IE) ............................................................................ 37 4.4. Phỏng vấn các hộ nông dân .................................................................................... 38 4.4.1. Thông tin hộ sản xuất ............................................................................................. 38 4.4.2. Ảnh hưởng đất đai đến các yếu tố đầu vào trong sản xuất ..................................... 41 4.4.3. Chính sách hỗ trợ và khuyến nông ......................................................................... 42 CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .................................... 44
- -vi- 5.1. Kết luận .................................................................................................................. 45 5.2. Khuyến nghị chính sách ......................................................................................... 46 5.3. Hạn của đề tài: ........................................................................................................ 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 48 PHỤ LỤC ............................................................................................................................. 53
- -vii- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ Viết Tắt Diễn giải ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long HTX Hợp tác xã IE Hiệu quả kỹ thuật của nước tưới tiêu ITCE Hiệu quả kỹ thuật của nước tưới tính trên chi phí tiết kiệm nước OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế SFA Phân tích biên ngẫu nhiên TCTK Tổng cục Thống kê TE Hiệu quả kỹ thuật TFP Năng suất các nhân tố tổng hợp THCS Trung học cơ sở TRS Tỷ lệ thay thế kỹ thuật VHLSS Số liệu điều tra mức sống hộ gia đình VNĐ Việt Nam đồng XHCN Xã hội Chủ Nghĩa
- -viii- DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 3.1 - Mô tả các biến trong mô hình SPF. ................................................................... 18 Bảng 3.2 – Mô tả các biến trong mô hình hồi quy beta. ...................................................... 19 Bảng 4. 1 – Sản lượng lúa theo diện tích qua các năm. ...................................................... 28 Bảng 4.2- Độ co giãn các yếu tố sản xuất và hiệu suất thay đổi theo quy mô theo diện tích của trồng lúa ở ĐBSCL................................................................................. 30 Bảng 4.3– Thống kê mô tả hiệu quả kỹ thuật và số mảnh đất hộ sử dụng. .......................... 33 Bảng 4.4 – Thống kê khảo sát các hộ trồng lúa và cán bộ nông nghiệp. ............................ 38 Bảng 4.5 – Đặc điểm của hộ sản xuất lúa. .......................................................................... 39 Bảng 4.6 – Thống kê đặc điểm đất và dùng nước tưới. ....................................................... 40
- -ix- DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 – Những thay đổi trong chính sách đất đai của Việt Nam trước và sau năm 1975. .............7 Hình 3.2 - Phương pháp ước lượng hiệu quả nước tưới....................................................................16 Hình 3.3 – Mô tả hàm sản xuất biên ngẫu nhiên. ..............................................................................17 Hình 4.1 – Tình hình sử dụng đất ở khu vực ĐBSCL. .......................................................................22 Hình 4.2 – Diện tích đất lúa ĐBSCL từ năm 2005 đến năm 2014.....................................................23 Hình 4.3 – Diện tích gieo trồng lúa các năm 2005,2010 và 2014. ....................................................23 Hình 4.4 – Năng suất lúa các năm 2005, 2010, 2014. .......................................................................24 Hình 4.5 – Sản lượng lúa qua các năm 2005, 2010, 2014. ................................................................25 Hình 4.6 – Diện tích trồng lúa bình quân trên người ở ĐBSCl qua các năm....................................26 Hình 4.7- Các chi phí thành phần trong sản xuất lúa qua các năm. .................................................29 Hình 4.8- Hiệu quả kỹ thuật trung bình việc sử dụng đầu vào và nước ...........................................31 Hình 4.9 – Thống kê mô tả số hộ đạt hiệu quả kỹ thuật.....................................................................32 Hình 4.10 - Thay đổi diện tích trong mẫu dữ liệu và hiệu quả dùng nước qua các năm...................34 Hình 4.11 - Tác động của diện tích đến chi phí tiết kiệm nước. ........................................................35
- -1- CHƯƠNG 1 – MỞ ĐẦU 1.1. Bối cảnh Bắt đầu đổi mới từ những năm 1980, kinh tế Việt Nam chuyển dần sang kinh tế thị trường, xác lập quyền sử dụng đất cá nhân, đồng thời thu hút đầu tư tư nhân và giảm dần vai trò của nhà nước. Việc mở rộng đất đai và cải cách đã dẫn đến sự gia tăng sản lượng gạo và thu nhập của người dân. Điều này được thể hiện qua năng suất các nhân tố tổng hợp, thu nhập ròng của lúa gạo từ năm 1985 đến năm 2006. Nếu so sánh từ 1990 đến năm 2013, sản xuất nông nghiệp đã tăng gấp đôi về sản lượng, trong đó lúa gạo chiếm 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2012 (Báo cáo rà soát Nông nghiệp và Lương thực của OECD, 2015). Nhưng những vùng trồng lúa lớn trong những năm trước năm 2012 có sản lượng giảm được xác định bởi ảnh hưởng ràng buộc thể chế chính sách sử dụng đất đai, các quyền sở hữu, các dịch vụ khuyến nông và tín dụng (Kompas và đ.t.g, 2012). Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam thường tồn tại dưới dạng quy mô sản xuất nhỏ, manh mún. Các hộ có quy mô nhỏ có thể bị phân mảnh nhiều hơn và sự phân mảnh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất cây trồng, gia tăng sử dụng lao động gia đình và các chi phí khác, bằng chứng hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ phía bắc Việt Nam trên quy mô nhỏ được chứng minh rằng có kết quả thấp hơn (Pham Van Hung và đ.t.g, 2006). Trong khi đó, nghiên cứu của Ho Dinh Bao (2012) cho thấy sự tích tụ ruộng đất, thay vì sản xuất manh mún có tác động tích cực tới năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP). Cùng với đó, đất nông nghiệp ngày càng giảm đi, lao động trong nông nghiệp giảm còn 59% (Tổng cục Thống kê, 2012) trong tổng lao động, đã dẫn đến nhu cầu tăng hiệu quả sản xuất để thúc đẩy phát triển kinh tế. Báo cáo rà soát nông nghiệp của OECD (2015, trang 267) cũng cho thấy việc đất đai manh mún ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo nguồn cung cho các nhà máy chế biến (Trường hợp tài liệu của PACIFIC Hòa Bình trong việc thu mua dưa chuột với 600 nông dân và trên 350 hécta cho nhiều tỉnh thành. Các hộ quy mô nhỏ làm cản trở sự hội nhập của nhà sản xuất vào chuỗi cung ứng, gây khó khăn cho nhà máy chế biến do không đảm bảo nguồn cung thường xuyên từ các hộ này). Như thế, mặc dù giải quyết được một bộ phận lao động nông thôn, sản xuất quy mô nhỏ và phân tán có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sản xuất nông nghiệp.
- -2- Bên cạnh đó, quyền sử dụng đất là điều kiện để thúc đẩy đầu tư trong nông nghiệp, điều kiện để tích tụ và đầu tư dài hạn vào đất đai, tiếp cận vay vốn từ ngân hàng. Nghị quyết số 26 – NQ/TW đã xác định sở hữu đất toàn dân và mở rộng hạn mức theo quy hoạch, cơ chế bảo vệ đất lúa bền vững. Quyết định số 2270/QĐ-TTg thực hiện Kết luận 28-KL/TW, trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, thể chế quản lý về điều hành chính sách đất đai. Luật đất đai 2013, vẫn quy định về quản lý nhà nước và điều 129 quy định hạn mức không quá 05 hécta cho nhiều loại đất gồm đất trồng cây hàng năm, nuôi thủy sản và làm muối ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); cùng với đó, các quy định không đầy đủ dẫn đến những tranh chấp trong thu hồi đất. Tuy nhiên, trong Nghị quyết tháng 2/2017 được Thủ tướng ký đồng thuận mở rộng hạn điền, quyền sử dụng đất trong nông nghiệp. Như vậy, việc tích tụ ruộng đất đã được công nhận nhưng quyền sở hữu của người dân trên diện tích canh tác chưa thực sự được công nhận nên cũng chưa thu hút mạnh đầu tư. Biến đổi khí hậu cũng đang và sẽ tác động rất lớn đến sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL. Vùng ĐBSCL được đánh giá có mức độ phát triển kinh tế - xã hội tương đối thấp so với các vùng sinh thái khác (Garschagen và đ.t.g, 2012), đồng thời được dự đoán sẽ gặp nhiều khó khăn do kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào tài nguyên tự nhiên, và có tới 60% lượng nước bắt nguồn từ bên ngoài (Báo cáo ra soát nông nghiệp, 2015, trích trong FAO AQUASTAT, 2013). ĐBSCL đã phát triển hệ thống thủy lợi, chuyển đổi đất nông nghiệp và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp nhằm đảm bảo nhu cầu sống tương đối ổn định cho người dân địa phương, nhưng để phát triển kinh tế thì các điều kiện môi trường hiện không đáp ứng đủ yêu cầu. Ngoài ra, những hiểm họa từ dòng chảy sông Mekong cũng đe dọa khiến biến đổi môi trường khu vực ngày càng trầm trọng (Kuenzer và Renaud, 2012; ICEM, 2013; Smajgl và đ.t.g, 2015). Báo cáo của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam từ năm 2008 – 2017 cho thấy mức độ nhiễm mặn được đo lường có thể đi sâu vào đất liền lên đến hơn 80km tại cửa sông Vàm Cỏ Tây qua các năm khô hạn. Như vậy, thiếu nước, kèm với sự xâm ngập mặn, phèn và sự suy giảm nguồn nước ngầm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân nơi đây. Câu hỏi đặt ra lúc này là chính sách đất đai, diện tích manh mún có ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả sản xuất cũng như sử dụng các yếu tố đầu vào. Việc tích tụ ruộng đất, một vấn đề đang được quan tâm đặc biệt có đảm bảo tăng hiệu quả, phát triển bền vững hay tác động như thế nào đến các vấn đề xã hội khác như công ăn việc làm. Luận văn “Tác động của chính sách đất đai đến hiệu quả sử dụng nước trong sản xuất lúa ở ĐBSCL” sẽ
- -3- nghiên cứu việc sử dụng nước và tích tụ ruộng đất ở khu vực ĐBSCL nhằm đi tìm lời giải cho những vấn đề trên. 1.2. Mục tiêu Nghiên cứu này dựa trên đánh giá tác động của chính sách đất đai, thông qua diện tích, sự phân mảnh đến hiệu quả sản xuất lúa của hộ gia đình ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Việc ước tính giá trị sản phẩm biên sẽ giúp chỉ ra tác động đến hiệu quả sử dụng và tìm hiểu mức độ tác động của diện tích, sự phân mảnh đến hiệu quả sử dụng nước và các yếu tố đầu vào. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ đưa ra các khuyến nghị chính sách và cách thức thực hiện phù hợp. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn tập trung phân tích để trả lời ba câu hỏi nghiên cứu: 1. Tác động của chính sách hạn điền và vấn đề tích tụ ruộng đất đến hiệu quả trồng lúa như thế nào? 2. Có phải hạn chế diện tích đất lúa ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nước hay không? 3. Các khuyến nghị chính sách để nâng cao hiệu quả sử dụng nước ở ĐBSCL là gì? 1.4. Đối tượng nghiên cứu Luận văn chủ yếu nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào, tập trung vào yếu tố nước sử dụng trong sản xuất lúa ở ĐBSCL. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu điều tra hộ gia đình VHLSS từ năm 2008 đến năm 2014, lọc ra các dữ liệu thu thập được của các hộ ở ĐBSCL cùng với phỏng vấn cán bộ nông nghiệp, hộ trồng lúa có diện tích lớn và nhỏ để có những câu trả lời cụ thể hơn từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp định lượng và định tính, sử dụng thống kê mô tả, suy luận dựa trên các số liệu thống kê. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính trong kinh tế lượng để ước lượng các tham số trong mô hình. Ngoài ra, phân tích định tính được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn các đối tượng liên quan như cơ quan quản lý, hộ nông dân nhằm đánh giá cụ thể hơn các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất. Từ đó, nghiên cứu đề xuất tìm ra các giá trị để kết luận tính hiệu quả của sử dụng các nguồn lực và khuyến nghị các chính sách.
- -4- 1.6. Bố cục nghiên cứu: CHƯƠNG 1 – MỞ ĐẦU Giới thiệu lý do cần thiết để thực hiện đề tài, đồng thời đề ra những mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu cần thực hiện để đạt được để giải quyết tính cấp thiết của đề tài. CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI VÀ LÝ THUYẾT HIỆU QUẢ Đưa ra các khái niệm, nghiên cứu trước và kinh nghiệm các nước để từ đó hình thành nên ý tưởng, mô hình nghiên cứu của đề tài. CHƯƠNG 3 – THIÊT KẾ NGHIÊN CỨU Dựa trên các nghiên cứu trước, các nghiên cứu thực nghiệm để có những cơ sở hình thành mô hình nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực nghiên cứu. CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ mô hình nghiên cứu, sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính phân tích để đưa ra kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên bộ số liệu thu được. CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Kết quả mô hình sẽ đưa ra những yếu tố tác động cụ thể, hiệu quả sử dụng để từ đó đánh giá và khuyến nghị những chính sách quản lý.
- -5- CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI VÀ LÝ THUYẾT HIỆU QUẢ 2.1. Lịch sử hình thành chính sách đất đai và hạn điền Chính sách đất đai của ĐBSCL qua thời gian có nhiều thay đổi cùng nhiều yếu tố tác động văn hóa tác đến. Trước năm 1975, đất đai được chính quyền miền Nam quản lý theo hướng thị trường trong khi tại miền Bắc đất đai được xác định sở hữu toàn dân và quản lý theo kiểu XHCN. Sau khi thống nhất đất nước 1975, chính sách đất đai của miền Bắc được áp dụng trên toàn quốc với sự kiểm soát toàn diện. Cho đến đầu những năm 1980, chính sách đất đai bắt đầu có sự thay đổi theo hướng thị trường. Ngoài ra, quá trình phân chia ruộng đất trong mỗi gia đình còn tác động đến phân mảnh trên diện tích đất canh tác. Quá trình đó có thể tóm lược như sau: 2.1.1. Trước 1975 Trước 1975, cải cách chính sách ruộng đất có sự khác biệt giữa hai miền. Miền Bắc thực hiện cải cách ruộng đất vào những năm 1953 – 1956 nhằm xóa bỏ các hình thức sở hữu phong kiến, tiêu diệt các thành phần chống đối chính phủ. Cải cách này nhằm mang lại công bằng cho xã hội, làm cho “người cày có ruộng” theo các nước trong khối XHCN. Trong khi đó, miền Nam thực hiện cải cách điền địa với hai đợt phân phối lại ruộng đất trong khuôn khổ chương trình “Cải cách nông nghiệp và phát triển nông thôn” và “người cày có ruộng”. Chính sách này được thực hiện từ năm 1955 – 1963, 1970 – 1973, bằng các sắc dụ số 2, 7, 28, 57 và sắc lệnh 003/60. Trong các sắc dụ cải cách lần 1 quy định mức giá thuê đất, thời hạn thuê và giao trả của tá điền; địa chủ được quy định sở hữu hạn điền 100 hécta. Các phần còn thừa sẽ được “truất hữu” và bán lại cho người thiếu ruộng không quá 5 hécta, các phần “truất hữu” sẽ được trả bằng tiền mặt và trả chậm. Tuy nhiên, chính sách này của miền Nam đã dẫn tới kết quả là 2% chủ đất sở hữu 45% đất đai và hơn một nửa người cày không có ruộng. Trong lần hai, điền chủ giữ tối đa 15 hécta ở miền Nam và 5 hécta ở miền Trung, đất không trực canh sẽ bị “truất hữu” và bồi thường theo thời giá, chủ đất được trả 20% tiền mặt và 80% công khố phiếu với lãi suất 10% trong tám năm với giá trị đất ruộng là 2.5 lần năng suất thóc mảnh đất. Kết quả lần hai có khoảng 5 triệu người có đất, 20% phú nông và tư sản trung nông sở hữu 10% diện tích đất canh tác. 2.1.2. Sau 1975 Sau khi thống nhất đất nước, chính sách đất đai của miền Bắc được áp dụng chung trên cả nước. Chính sách đất đai theo Nghị quyết 24 tháng 9/1975 thực hiện hợp tác hóa nông
- -6- nghiệp và hướng theo các nước XHCN bằng hình thức tập thể hóa, tập đoàn sản xuất. Giai đoạn từ năm 1976 đến 1985, đại hội Đảng lần thứ IV tháng 12/1976 đã quyết định xây dựng HTX theo khu vực xã. Sau đó, các chỉ thị 57/CT-TƯ ngày 14/3/1978 và chỉ thị 43/CT-TƯ ngày 15/11/1978 đã xóa bỏ toàn bộ các hình thức sản xuất miền Nam trước 1975 và cải tạo theo hướng XHCN miền Bắc. Trong giai đoạn này, Chỉ thị 100 ngày 13/1/1980 quy định khoán việc sử dụng ruộng đất đến nhóm và từng lao động trong HTX nhiều hơn nhưng vẫn quản lý rất chặt chẽ. Cùng với đó, chỉ thị 19, 29, 35 và 56 điều chỉnh ruộng đất theo hướng XHCN, giao đất rừng và việc kế thừa đất rừng, đã cho phép sử dụng đất mà HTX chưa sử dụng để sản xuất, áp dụng các hình thức quan hệ hợp tác và phát triển kinh tế hộ gia đình (Nguyễn Đình Bồng, 2013). Sự thay đổi rõ nhất bắt đầu từ năm 1986, đại hội Đảng VI đã làm thay đổi nền kinh tế - xã hội Việt Nam, chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sự thay đổi này khởi đầu từ chỉ thị 100, hay còn gọi “khoán 100” với mục đích khoán sản phẩm cho người lao động trong sản xuất nông nghiệp. Tiếp đó là luật đất đai ra đời năm 1993 nhằm thể chế hóa chính sách đất đai và điều chỉnh, quy định các mối quan hệ kinh tế. Chính sách này kèm theo các nghị định 64/CP và 02/CP chỉ bó hẹp trong nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề về chuyển nhượng, kinh doanh, kế thừa, chuyển đổi, chuyển nhượng và thế chấp cụ thể. Tuy nhiên, luật đất đai 1993 gặp khó khăn khi giải quyết các vấn đề khi hoạt động mua bán đất đai ngày càng nhiều nên đã được bổ sung một số điều vào ngày 02/12/1998. Sau đó, luật này tiếp tục được sửa đổi bổ sung và ban hành vào ngày 1/10/2001, trong đó thay đổi khung giá, thuế chuyển quyền sử dụng, tính giá trị tài sản giao đất và bồi thường, quy hoạch và kế hoạch sử dụng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Luật đất đai năm 2003 tiếp tục sửa đổi và bổ sung một số điều, thừa nhận quyển sử dụng đất trong thị trường bất động sản. Đến năm 2013, luật đất đai tiếp tục được sửa đổi để phù hợp với thị trường đất đai, cho phép người nước ngoài xây dựng nhà mua bán và cho thuê. Nhưng luật mới này vẫn hạn chế về thời hạn quyền sử dụng đất từ 20 đến 50 năm, diện tích sử dụng (không quá 3 hécta đối với thành phố trực thuộc trung ương và 2 hécta cho các tỉnh thành còn lại), về lựa chọn cây trồng, trao đổi và chuyển giao đất nông nghiệp. Tóm lại, chính sách đất đai ở Việt Nam thay đổi thường xuyên và không dự báo được trong dài hạn. Nếu như trước năm 1975, chính sách đất đai có sự khác biệt giữa hai miền Nam-Bắc, thì sau năm 1975 chính sách này theo hướng kế hoạch hóa tập trung như ở các
- -7- nước XHCN. Sau đó, tình hình kinh tế - xã hội nhiều thay đổi, tác động của hội nhập đã thúc đẩy quá trình cải cách đất đai qua các luật đất đai 1993, 2003 và 2013. Theo đó, chuyển từ chính sách quản lý toàn diện sang chuyển quyền sử dụng cho các cá nhân nhưng vẫn xác định quyền sở hữu tập thể trên đất đai. Chính sách đất đai vì thế đã tạo được động lực phát triển trong những năm mở cửa, giao quyền cho các cá nhân sản xuất, tuy nhiên vẫn còn hạn chế về quyền sở hữu, giới hạn về thời hạn và diện tích nên khả năng sản xuất và đầu tư còn hạn chế. Hình 2.1 – Những thay đổi trong chính sách đất đai của Việt Nam trước và sau năm 1975. Miền Nam Năm1975-1978, Năm 1986, Năm 1998, 2001 Luật đất đai Cải cách điền áp dụng hợp tác chuyển đổi sang bổ sung điều 2013, cho phép địa hai lần vào hóa nông nghiệp nền kinh tế thị chỉnh khung người nước năm 1955 – theo mô hình trường định giá, chuyển ngoài xây dựng 1963, 1970 – các nước hướng XHCN. nhượng, tính giá mua bán và cho 1973, mua bán XHCN. trị tài sản giao thuê bất động theo thị trường. đất,.. sản. 1975 Miền Bắc Chỉ thị 1980, Chỉ thị 1993, Luật đất đai Cải cách ruộng khoán sử dụng thể chế hóa 2003, thừa nhận đất năm 1953 - ruộng đất và các chính sách đất quyền sử dụng 1956 theo mô chỉ thị điều đai. đất trong thị hình XHCN. chỉnh sử dụng trường bất động dất chưa canh sản. tác. Nguồn: Dựa theo Wikipedia và Nguyễn Đình Bồng, 2013. 2.2. Hiệu quả và đo lường hiệu quả 2.2.1. Khái niệm hiệu quả Khái niệm hiệu quả đề cập trong nghiên cứu này được hiểu cách chung nhất là xem xét và lựa chọn các nguồn lực sao cho có kết quả cao nhất. Hiệu quả có thể bao gồm cả ba yếu tố sử dụng nguồn lực ít bị lãng phí, sản xuất với chi phí thấp nhất, và sản xuất để đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của con người. Khái niệm này được hiểu trong sản xuất nông nghiệp là tổng hợp các hao phí lao động để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp. Điều này được diễn đạt bằng cách so sánh kết quả sản xuất đạt được so với chi phí lao động và vật chất mà
- -8- người sử dụng đã bỏ ra. Trong đó có thể kể đến việc sử dụng các nguồn lực đất, lao động và các nguồn lực tiềm năng dự trữ khác. Trong các nghiên cứu về kinh tế học khu vực công, một khái niệm hiệu quả được sử dụng phổ biến là hiệu quả Pareto. Stiglitz (2015) đề cập đến hiệu quả Pareto mà ở đó không có người nào khấm khá hơn mà không làm thiệt hại đến người khác. Hiệu quả Pareto có được thông qua một thị trường cạnh tranh và phân phối ban đầu thích hợp hơn. Để đạt được hiệu quả Pareto cần phải đạt được hiệu quả trao đổi, hiệu quả sản xuất và hiệu quả tổ hợp sản phẩm. Ngoài ra, một số khái niệm hiệu quả khác được đề cập đến như hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế trong sản xuất theo các khái niệm kinh tế học. Cụ thể, hiệu quả kinh tế được hiểu là đạt được khi tăng sản lượng mà không sử dụng nhiều yếu tố đầu vào khi sản xuất ra cùng đơn vị sản phẩm. Sử dụng hiệu quả nguồn lực được thể hiện ở chi phí có thể tiết kiệm được hơn khi sử dụng công nghệ mới so với việc sử dụng công nghệ cũ. 2.2.2. Đo lường hiệu quả Có nhiều phương pháp để đo lường hiệu quả nhưng đo lường hiệu quả việc sử dụng nước trong sản xuất lúa có thể được tính toán qua các yếu tố không thuộc lĩnh vực kinh tế, bên cạnh việc đánh giá từ khía cạnh tài chính. Trong định nghĩa của McGucrin và đ.t.g (1992) cho rằng tỷ lệ sử dụng nước hiệu quả là lượng nước thực tế sử dụng theo mùa vụ được bơm tưới trên bề mặt đất trồng cây, việc sử dụng công nghệ phun nước có thể làm tăng hiệu quả tưới tiêu. Hiệu quả sử dụng nước theo định nghĩa được xem là một biện pháp vật lý của một công nghệ cụ thể về mức độ quản lý thay vì khả năng quản lý hiệu quả được định nghĩa bởi Farrell (1957). Công nghệ có thể không hiệu quả về mặt kỹ thuật do không được quản lý đúng cách có thể sử dụng nhiều nước hơn và do đó được đánh giá không hiệu quả kỹ thuật. Stiglitz (2015) cho rằng hiệu quả sản xuất đạt được khi tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên giữa hai yếu tố đầu vào phải bằng nhau giữa các doanh nghiệp. Như vậy, lợi ích biên gắn với sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa bằng với chi phí biên và khi lợi ích biên thấp hơn chi phí biên thì việc giảm sản xuất sẽ mang lại lợi ích cho xã hội. Có thể phân hiệu quả thành hai loại là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Trong đó, hiệu quả kỹ thuật do áp dụng các biện pháp kỹ thuật có thể giúp người nông dân đạt được sản lượng tối đa với công nghệ nhất định. Còn hiệu quả phân phối được biết như là khả năng tối ưu các yếu tố đầu vào theo tỷ lệ với mức giá tương ứng (Farrell, 1957; Coelli
- -9- và đ.t.g ,2005). Ước lượng hiệu quả về mặt kỹ thuật là ước tính các đầu vào và đầu ra sản lượng mà không tác động đến giá. Hiệu quả có thể xét đến hiệu quả theo quy mô mà ở đó mức tăng năng suất đạt đến mức tiềm năng trong sản xuất, hay không hiệu quả khi tăng đầu vào nhưng có thể làm giảm sản lượng đầu ra, hiệu quả kỹ thuật một cách thuần túy (Farrell, 1957). Hiệu quả kỹ thuật trong thước đo của Farrell là khả năng sản xuất tối đa của đơn vị sản lượng đầu ra và đầu vào cho trước. Sự thay đổi theo quy mô đóng góp vào thay đổi hiệu quả kỹ thuật, có thể hiểu rằng đó là sự đóng góp đầu vào và đầu ra. Sự đóng góp về trình độ và thái độ quản lý là sự thay đổi về kỹ thuật thuần túy. Cụ thể hơn, hiệu quả kỹ thuật (TE – Technical Efficiency) là tích của hiệu quả theo quy mô (SE – Scale Efficieny) và hiệu quả kỹ thuật thuần túy (PE – Pure Technical Efficiency). Vì vậy, muốn tác động nâng cao hiệu quả kỹ thuật sản xuất thì cần phải tác động thay đổi hiệu quả kỹ thuật theo quy mô và kỹ thuật thuần túy. 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước Sử dụng các mô hình biến ngẫu nhiên trên cơ sở lý thuyết hàm sản xuất để nghiên cứu hiệu quả sản xuất thường được sử dụng trong nông nghiệp. Trong đó, lý thuyết hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (Stochastic Production Frontier – SPF) được thực hiện trong các phân tích nông nghiệp như trong nghiên cứu của Hoang Trieu Huy (2013), Hoang Vu Linh (2007), Huynh Viet Khai và Mitsuyasu Yabe (2011), Kompas và đ.t.g (2012), Markussen và đ.t.g (2016), Ho Dinh Bao (2012), Pham Van Hung và đ.t.g (2007), Giang Thị Ngan Dao (2013). Linde-Rahr (2005) nghiên cứu hiệu quả phân bổ của các hộ gia đình Việt Nam dựa trên dữ liệu điều tra 296 hộ gia đình. Tác giả so sánh tỷ suất lợi nhuận và tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên trong sản xuất bằng hàm sản xuất translog và thực hiện qua ba kiểm định khác biệt. Trong đó, kiểm định tính bằng nhau của các giá trị biên của suất sinh lời, sau đó tác giả dùng kiểm định t để so sánh sự bằng nhau cho các giá trị tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên. Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra các tham số, nếu có ý nghĩa sẽ giải thích được hiệu quả của các đầu vào gồm lao động và cả đầu vào khác như phân, thuốc, đất, vốn và nước tưới tiêu; đặc tính của hộ, chất lượng đất và khu vực trồng . Đồng thời, tác giả chỉ tập trung vào hai loại cây trồng là lúa và mía ước lượng hiệu quả phân bổ trong gieo trồng trên giả định tối đa hóa lợi nhuận. Kết quả cho thấy không thể kết luận các yếu tố sử dụng trong sản xuất lúa
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 71 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 91 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 72 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 76 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang
71 p | 89 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
119 p | 76 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 50 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 81 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam
128 p | 39 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 76 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 32 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long
127 p | 43 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 50 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 57 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn