Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Tái cấu trúc ngân hàng - Tình huống Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam
lượt xem 4
download
Luận văn sẽ phân tích tình huống Eximbank, qua đó so sánh và chỉ ra những điểm còn hạn chế trong các qui định về quản trị bên trong ngân hàng cũng như cơ chế giám sát của các cơ quan chức năng đối với hoạt động giám sát ngân hàng ở Việt Nam. Từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao năng lực quản trị, đảm bảo các NHTMCP tư nhân hoạt động an toàn, hiệu quả và ngăn chặn các rủi ro cho hệ thống ngân hàng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Tái cấu trúc ngân hàng - Tình huống Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT LÊ THỊ LỆ THU TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG: TÌNH HUỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT LÊ THỊ LỆ THU TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG: TÌNH HUỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM Chuyên ngành: Chính Sách Công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN THỊ QUẾ GIANG
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 08 năm 2017 Học viên Lê Thị Lệ Thu
- ii LỜI CẢM TẠ Đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô Trần Thị Quế Giang, người trực tiếp hướng dẫn tôi từng bước, chịu khó lắng nghe tôi nói, dành thời gian nhận xét, góp ý và định hướng để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Đồng thời, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm kích sâu sắc của mình đối với Cô, cảm ơn Cô đã động viên ,chia sẻ và giúp tôi tiếp tục thực hiện luận văn khi tôi có ý định từ bỏ sau những biến cố lớn xảy ra trong gia đình. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cô tại Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright đã trang bị cho tôi đầy đủ kiến thức để có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin đặc biệt cảm ơn Thầy Nguyễn Xuân Thành, người đã đưa ra gợi ý, định hướng để tôi có thể lựa chọn đề tài nghiên cứu phù hợp. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các Anh, Chị, Em học viên khóa MPP8 đã hỗ trợ, động viên, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn, đặc biệt là em Lê Trần Phước Huy. Tôi xin cảm ơn gia đình, Mẹ và anh chị em đã luôn chia sẻ, giúp đỡ và động viên tôi. Đặc biệt tôi xin cảm ơn người bạn đời của mình, người đã gánh vác hầu hết công việc, động viên tinh thần và chăm sóc chu đáo hai con, giúp tôi có thể yên tâm và dành thời gian để hoàn thành luận văn này. Và cuối cùng, luận văn này tôi xin dành tặng cho người Cha đã quá cố của mình, người có ảnh hưởng lớn nhất trong quá trình trưởng thành của tôi, luôn cho tôi những lời khuyên kịp thời trong những lúc tôi cảm thấy khó khăn. Với món quà muộn này tôi cầu mong Cha tôi sẽ an lòng và siêu thoát. TP.HCM, ngày 10 tháng 08 năm 2017 Học viên Lê Thị Lệ Thu
- iii TÓM TẮT Ngân hàng thương mại cổ phần giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Sự sụp đổ của một ngân hàng có thể gây ra những hệ quả đáng kể như: tác động đến hệ thống thanh toán, hệ thống bảo hiểm tiền gửi, mất lòng tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng, dẫn đến việc rút tiền ồ ạt, gây khủng hoảng thanh khoản,.. thông qua đó tác động đến toàn bộ nền kinh tế. Do đó, việc nhận diện đúng và đủ những rủi ro trong hệ thống ngân hàng là nhiệm vụ hết sức quan trọng của cơ quan điều tiết, giám sát nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động ổn đinh, bền vững. Tuy nhiên, kết quả của đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 1 (2011-2015) cho thấy các tiêu chuẩn đánh giá, xác định các vấn đề rủi ro trong hệ thống ngân hàng cũng như các giải pháp nhằm thực hiện việc tái cơ cấu là chưa hiệu quả. Các ngân hàng yếu kém sau khi tái cơ cấu lại càng yếu kém hơn, hay các ngân hàng được đánh giá là hiệu quả nhất lại nhanh chóng trở nên yếu kém và trường hợp ngân hàng Eximbank là một điển hình. Tình huống Eximbank cho thấy tồn tại một cấu trúc sở hữu chồng chéo, phức tạp dẫn đến việc phân tách giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát ngân hàng. Các qui định về minh bạch thông tin chưa đảm bảo tính minh bạch, chưa có những hướng dẫn, qui định nhằm đánh giá mức độ phù hợp và đúng đắn trong hoạt động của các chủ sở hữu ngân hàng. Điều này đã tạo điều kiện cho nhóm cổ đông kiểm soát thao túng, định hướng nguồn lực của ngân hàng vào các hoạt động nhằm trục lợi cho cá nhân, hoặc cho nhóm kiểm soát mà không quan tâm đến lợi ích và giá trị lâu dài của ngân hàng. Ngoài ra, việc giám sát và thực thi luật của các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, chưa đảm bảo các luật được thực thi, đồng thời chế tài chưa đủ mạnh nên chưa ngăn chặn được các hành vi trục lợi cá nhân và lợi ích nhóm. Qua tình huống Eximbank, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng tính minh bạch, tăng khả năng đánh giá mức độ phù hợp của HĐQT, Ban kiểm soát nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nội bộ ngân hàng. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất nhóm khuyến nghị nhằm tăng hiệu quả giám sát của cơ quan chức năng trong hoạt động của ngân hàng, đảm bảo các rủi ro được phát hiện kịp thời trước khi gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tất cả các bên liên quan, đặc biệt là cổ đông nhỏ, người gởi tiền và rộng hơn nữa là sự phát triển ổn định, lành mạnh của thị trường tài chính và cả nền kinh tế.
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................... ii TÓM TẮT ........................................................................................................................ iii MỤC LỤC ....................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... vi DANH MỤC TÊN CỦA CÁC NGÂN HÀNG, CÔNG TY TÀI CHÍNH ........................ viii DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ................................................................................... x DANH MỤC HỘP ........................................................................................................... xi DANH MỤC PHỤ LỤC.................................................................................................. xii Chƣơng 1. TỔNG QUAN VÀ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH ............................................... 1 1.1. Bối cảnh vấn đề nghiên cứu ...................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi chính sách ............................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 3 1.2.2. Câu hỏi chính sách ................................................................................................... 3 1.3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 3 1.4. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................... 4 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH ....................................... 5 2.1. Quản trị công ty ....................................................................................................... 5 2.2. Quản trị ngân hàng thương mại ................................................................................ 6 2.2.1. Quản trị nội bộ ngân hàng ........................................................................................ 8 2.2.1.1. Cơ cấu sở hữu ...................................................................................................... 8 2.2.1.2. Cơ cấu quản lý .................................................................................................... 9 2.2.2. Quản trị bên ngoài ngân hàng ................................................................................. 10 2.2.2.1. Khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động quản trị ngân hàng ở Việt Nam................ 11 2.2.2.2. Cơ chế giám sát đối với hoạt động của NHTM................................................... 11 2.2.2.3. Qui định về việc minh bạch thông tin ................................................................. 12 2.3. Các nguyên tắc của Basel về tăng cường quản trị công ty trong ngân hàng ............. 13 2.4. Tổng quan các nghiên cứu trước ............................................................................. 14 2.5. Thiết kế giả thiết nghiên cứu và khung phân tích .................................................... 15
- v Chƣơng 3. TÁI CẤU TRÚC EXIMBANK .................................................................. 16 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Eximbank .......................... 16 3.1.1. Lịch sử hình thành .................................................................................................. 16 3.1.2. Quá trình phát triển và đi đến giai đoạn suy thoái .................................................. 16 3.2. Cơ cấu quản trị nội bộ và vai trò giám sát của cơ quan chức năng đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng ................................................................................................. 21 3.2.1. Cấu trúc sở hữu của Eximbank ............................................................................... 21 3.2.2. Tác động của cấu trúc sở hữu lên việc hình thành cơ cấu bộ máy quản lý và hiệu quả hoạt động của ngân hàng ................................................................................................ 24 3.2.3. Mức độ minh bạch thông tin trong ngân hàng Eximbank ........................................ 34 3.2.4. Vai trò giám sát của NHNN đối với hoạt động của Eximbank ................................ 37 3.3. Kế hoạch tái cấu trúc Eximbank ............................................................................. 39 CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ................................ 40 4.1. Kết luận ................................................................................................................. 40 4.2. Khuyến nghị chính sách ......................................................................................... 40 4.2.1. Tăng cường hiệu quả quản trị trong nội bộ ngân hàng............................................. 40 4.2.1.1. Các tiêu chí nhằm đảm bảo lựa chọn các TV HĐQT phù hợp ............................ 40 4.2.1.2. Tính độc lập và quyền hạn thực tế của Ban kiểm soát ........................................ 41 4.2.2. Nâng cao vai trò giám sát của NHNN ................................................................ 41 4.2.2.1. Xây dựng các qui định nhằm đảm bảo tính minh bạch thông tin ......................... 41 4.2.2.2. Tăng hiệu quả giám sát thông qua việc tăng tính thực thi luật và chế tài đủ mạnh, đủ tính răn đe .................................................................................................................. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 45 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 50
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TĂT BCTC Báo cáo tài chính BCTN Báo cáo thường niên BĐH Ban điều hành BĐS Bất động sản BGĐ Ban Giám đốc BKS Ban kiểm soát CIC Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam CP Cổ phần CSH Chủ sở hữu CTCP Công ty cổ phần ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông ĐHCĐ Đại hội cổ đông ĐHCĐTN Đại hội cổ đông thường niên Eximland Công ty cổ phần Bất động sản Eximland GDCK Giao dịch chứng khoán GTCG Giấy tờ có giá HAG Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai HĐQT Hội đồng quản trị IFC Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Tiếng Anh: Organization for Economic Co-operation and Development) ROE Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROEA Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân ROAA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân SMBC Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation TCTD Tổ chức tín dụng TGĐ Tổng Giám đốc
- vii TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTNHNN Thanh tra Ngân hàng Nhà nước TV HĐQT Thành viên hội đồng quản trị UBCK Ủy ban Chứng khoán VAMC Công ty quản lý tài sản VAMC (Tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam) VCSH Vốn chủ sở hữu VDS Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt VN Việt Nam VND Việt Nam đồng VOF Quỹ đầu tư VOF (VinaCapital Vietnam Opportunity Fund) VSIC Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
- viii DANH MỤC TÊN CỦA CÁC NGÂN HÀNG, CÔNG TY TÀI CHÍNH Ngân hàng Mã Viết tắt NHTMCP Á Châu ACB ACB NHTMCP Xây Dựng* CBB CBBank NHTMCP Đông Á EAB EAB NHTMCP Xuất Nhập Khẩu EIB Eximbank NHTMCP Đệ Nhất FCB FicoBank NHTMCP Dầu khí Toàn cầu* GPB GP Bank NHTMCP Đại Tín* GTP Trust bank NHTMCP Nhà Hà Nội* HBB HabuBank NHTMCP Nam Á NAB Nam A Bank NHTMCP Nam Việt NVB NaviBank NHTMCP Đại Dương OJB OceanBank Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC NHTMCP Sài Gòn* SCB SCB NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội SHB NHTMCP Sài Gòn Thương tín STB Sacombank NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa* TNB Tin Nghia Bank NHTMCP Tiên Phong TPB TienPhongBank NHTMCP Ngoại thương Việt Nam VCB Vietcombank NHTMCP Phương Tây* WEB WesternBank Ghi chú: * Các ngân hàng đã được tái cấu trúc qua các hình thức mua bán, sáp nhập, hợp nhất
- ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Tóm tắt thông tin tài chính EIB, 2006-2011 (tỷ VND) ..................................... 17 Bảng 3.2. Tóm tắt thông tin tài chính EIB, 20011-2015 (tỷ VND) ................................... 19 Bảng 3.3. Phân tích tình hình nợ xấu của EIB giai đoạn 2009 - 2016 (tỷ VND) ............... 20 Bảng 3.4. Đại diện cho các nhóm cổ đông sở hữu Eximbank (Tháng 3/2015) .................. 23 Bảng 3.5. Cho vay Xây dựng, Kinh doanh Tài sản và Tư vấn (BĐS), Cá nhân và công cộng, cho vay các ngành nghề khác của Eximbank 2008-2015 (Tỷ VND) ....................... 25 Bảng 3.6. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối (Tỷ VND) ..................... 27 Bảng 3.7. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của EIB giai đoạn 2006-2016 (Tỷ VNĐ)28
- x DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 2.1. Mô hình quản trị công ty trong ngân hàng .......................................................... 7 Hình 2.2. Sơ đồ khái quát cơ cấu quản lý trong ngân hàng thương mại cổ phần ............... 10 Hình 2.3. Thiết kế các giả thiết tác động lên hiệu quả hoạt động của Eximbank .............. 15 Hình 3.1. Tăng trưởng tài sản EIB giai đoạn 2006 – 2011 ................................................ 17 Hình 3.2. Tăng trưởng lợi nhuận của EIB giai đoạn 2006 – 2011 ..................................... 18 Hình 3.3. Diễn biến nợ xấu và lợi nhuận của Eximbank giai đoạn 2011 – 2015 ............... 20 Hình 3.4. Cấu trúc sở hữu của Eximbank (12/2005)......................................................... 21 Hình 3.5. Sở hữu chồng chéo giữa ACB, Eximbank, Sacombank và một số NHTMCP nhỏ (5/2012) .......................................................................................................................... 22 Hình 3.6. Cấu trúc sở hữu Eximbank theo tỷ lệ đại diện của mỗi nhóm cổ đông (3/2015) 23 Hình 3.7. 21 NHTM có tỷ trọng cho vay BĐS trên 20% tổng dư nợ vào cuối năm 2007 .. 25 Hình 3.8. Tỷ trọng cho vay Xây dựng, Kinh doanh Tài sản và Tư vấn (BĐS), Cá nhân và công cộng, cho vay các ngành nghề khác so với tổng dư nợ ............................................. 26 Hình 3.9. Cơ cấu Tài sản và nguồn vốn của EIB giai đoạn 2006 – 2016........................... 29 Hình 3.10. Biến động lãi suất liên ngân hàng qua đêm (%/năm) ...................................... 30
- xi DANH MỤC HỘP Hộp 1. Thông tin nhóm cổ đông từ công ty Âu Lạc ......................................................... 57 Hộp 2. Một số sai phạm trong qui trình cho vay của Eximbank do HĐQT ký quyết định . 31 Hộp 3. Diễn biến tranh giành quyền lực giữa các nhóm cổ đông mới ở Eximbank ........... 33 Hộp 4. Qui định tỷ lệ sở hữu cổ phần............................................................................... 58 Hộp 5. Một số giao dịch cho vay các bên liên quan của Eximbank .................................. 35 Hộp 6. HĐQT chậm công bố thông tin cho cổ đông......................................................... 36 Hộp 7. Thông tin HĐ tín dụng Eximbank cấp cho HAG .................................................. 38 Hộp 8. Những vướng mắc của các TCTD trong việc triển khai tiêu chí phân loại dư nợ theo ngành kinh tế khi áp dụng thông tư 31/2013/TT-NHNN .................................................. 59
- xii DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bộ máy quản trị, điều hành NHTMCP (Luật các TCTD, 2010) ....................... 50 Phụ lục 2: 14 nguyên tắc về tăng cường quản trị công ty đối với các tổ chức ngân hàng, trích trong Các nguyên tắc tăng cường quản trị công ty đối với các tổ chức ngân hàng của Ủy Ban Basel (2010) ....................................................................................................... 52 Phụ lục 3: Thông tin giao dịch thỏa thuận cổ phiếu EIB với khối lượng lớn giai đoạn 2009- 2016 ................................................................................................................................ 55 Phụ lục 4: Phân tích tình hình phát triển mảng ngân hàng bán lẻ của Eximbank ............... 56
- 1 CHƢƠNG 1. BỐI CẢNH VÀ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH 1.1. Bối cảnh vấn đề nghiên cứu Khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu năm 2008 là cú sốc từ bên ngoài tác động mạnh lên nền kinh tế và thị trường tài chính trong nước, đặc biệt là hệ thống ngân hàng vốn đã tiềm ẩn những yếu kém tích tụ từ trước. Giai đoạn 2006-2010, hàng chục ngân hàng nông thôn được nâng lên thành ngân hàng đô thị, bên cạnh đó là sự ra đời của một số ngân hàng theo “phong trào” đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Cùng với sự gia tăng về số lượng là sự tăng nhanh về vốn trong hệ thống ngân hàng1. Các ngân hàng gia tăng nhanh về vốn nhưng năng lực quản trị lại không tăng lên tương ứng, còn nhiều bất cập so với qui mô tốc độ tăng trưởng tín dụng, cộng với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, bất động sản trong giai đoạn 2006-2007, và sụp đổ của các thị trường này sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho hệ thống ngân hàng bộc lộ rõ những yếu kém, dễ tổn thương, đe dọa gây đổ vỡ hệ thống dẫn đến yêu cầu cấp thiết phải thực hiện tái cấu trúc hệ thống. Theo Claessens (1998), tái cấu trúc ngân hàng là hướng tới việc sắp xếp, nâng cao khả năng quản trị điều hành của ngân hàng thương mại (NHTM) để đảm bảo an toàn hệ thống và hình thành hệ thống các NHTM có sức mạnh tài chính thật sự, khả năng quản lý, kiểm soát rủi ro và quản trị tốt. (Nguyễn Hồng Yến, 2013) Trước yêu cầu cấp thiết phải thực hiện việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, ngày 01/03/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Ðề án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011-2015 kèm theo Quyết định 254/QÐ-TTg. NHNN đã đề ra sáu nội dung cần tập trung tái cấu trúc: (1) bảo đảm thanh khoản và khả năng chi trả; (2) giám sát các TCTD mất thanh khoản tạm thời và các TCTD yếu kém; (3) sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD; (4) xử lí nợ xấu; (5) tăng vốn tự có và (6) lành mạnh hóa quản trị. (Nguyễn Xuân Thành, 2016). 1 Giai đoạn 2006 – 2010 là giai đoạn hệ thống ngân hàng bùng nổ về vốn khi Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2006/NĐ-CP quy định mức vốn pháp định tối thiểu của NHTMCP là 1.000 tỷ đồng đến cuối năm 2008 và 3.000 tỷ đồng đến cuối năm 2010
- 2 Mặc dù NHNN đã có một số nỗ lực nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra và đã đạt một số kết quả nhất định như: các ngân hàng yếu kém như SCB, TNB, TPB,..đã được tái cơ cấu2; có lộ trình giảm tình trạng sở hữu chéo; thành lập tổ chức VAMC để xử lí nợ xấu,.. Tuy nhiên, những nỗ lực trên có vẻ như vẫn chưa “bắt mạch”, “chẩn đoán” đúng và đủ những rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống ngân hàng, dẫn đến hệ thống vẫn tiếp tục bộc lộ nhiều yếu kém: (1) hàng loạt những vụ án nghiêm trọng liên tiếp xảy ra như: vụ án bầu Kiên (ACB), Hà Văn Thắm (Oceanbank); (2) các ngân hàng yếu kém đã được tái cấu trúc lại càng yếu kém hơn như trường hợp NH Xây dựng 3; (3) hay sự xuống dốc “một cách bất ngờ” của những NHTMCP được NHNN xếp vào nhóm hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống như ngân hàng Eximbank, Đông Á4,.. Tại thời điểm bắt đầu đề án tái cơ cấu, Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (sau đây sẽ gọi là Eximbank) được NHNN xếp vào nhóm 1, là nhóm các NH hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống. Tuy nhiên, chỉ sau đó một năm, trong bối cảnh NHNN đang nỗ lực thực hiện tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém, xử lí các vấn đề được cho là rủi ro trong hệ thống thì Eximbank bắt đầu đi xuống và dần rơi vào khủng hoảng khi lợi nhuận liên tục suy giảm, tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong hệ thống và xảy ra hàng loạt vụ tai tiếng liên quan đến nhân sự cấp cao, dẫn đến tình trạng phải thực hiện tái cấu trúc. Eximbank là một trong những ngân hàng niêm yết sớm5, có cấu trúc sở hữu phân tán và cổ đông chiến lược là một ngân hàng nước ngoài. Về mặt lý thuyết, với cấu trúc sở hữu như vậy thì Eximbank sẽ hoạt động hiệu quả vì: (1) không bị thao túng bởi nhóm cổ đông lớn nắm quyền kiểm soát như trong các ngân hàng có cấu trúc sở hữu tập trung, các nhóm cổ 2 9 ngân hàng TMCP bắt buộc phải tái cơ cấu trong đợt 1 gồm: SCB; TNB; FCB; HBB; TPB; NVB; WEB; GTB và GPB. Phương án tái cơ cấu: Hợp nhất 3 ngân hàng SCB, TNB và FCB; NVB và TPB tái cơ cấu với sự tham gia của cổ đông mới; Sáp nhập HBB vào SHB; Hợp nhất WEB và PVFC; GTB bán lại cho cổ đông mới và đổi tên thành Ngân hàng Xây Dựng (Nguyễn Xuân Thành, 2016) 3 Năm 2015, NHNN đã ra quyết định mua bắt buộc 3 NHTMCP với giá 0 đồng là NH Xây dựng Việt Nam, NH Đại dương và GP.Bank (Tùng Lâm – Kim Tiền, 2016) 4 NH Eximbank (nhóm 1) là ngân hàng niêm yết đầu tiên bị đưa vào diện cảnh báo do lợi nhuận chưa phân phối bị âm trong hai năm liên tiếp, cụ thể là âm 834 tỷ đồng vào năm 2014 và 817 tỷ đồng vào năm 2015 (T.Thu, 2016); Đông Á (nhóm 2) bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt sau khi NHNN công bố kết quả thanh tra toàn diện ngân hàng này (Lệ Chi, 2015) 5 Theo thông tin công bố trên website của Sở GDCK TP.HCM, Eximbank (mã CK là EIB) là một trong số ít NH được niêm yết và giao dịch trên sàn GDCK. EIB được niêm yết trên sàn HOSE từ ngày 20/10/2009, chỉ sau ACB và STB, cùng năm với VCB, CTG và SHB
- 3 đông có cơ hội bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ; (2) cổ đông chiến lược là một ngân hàng nước ngoài, với kinh nghiệm quản trị quốc tế và công nghệ tiên tiến sẽ mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn; (3) với các yêu cầu cao hơn và kiểm soát chặt chẽ hơn về tính minh bạch thông tin của UBCK đối với các doanh nghiệp niêm yết sẽ làm cho nhóm quản trị và điều hành hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, diễn biến ở Eximbank dường như đi ngược với kỳ vọng khi thanh tra ngân hàng nhà nước công bố hàng loạt các sai phạm cho thấy ngân hàng này không đảm bảo tính minh bạch, quyền lợi cổ đông thiểu số không được đảm bảo và nhiều sai phạm là do TV HĐQT, Ban điều hành trực tiếp gây ra. Bên cạnh đó, những sai phạm ở Eximbank còn cho thấy sự thiếu chặt chẽ trong việc giám sát, thực thi luật của các cơ quan chức năng hoặc thực thi nhưng chế tài chưa đủ mạnh, chưa đủ tính răn đe đối với các sai phạm của ngân hàng. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn sẽ phân tích tình huống Eximbank, qua đó so sánh và chỉ ra những điểm còn hạn chế trong các qui định về quản trị bên trong ngân hàng cũng như cơ chế giám sát của các cơ quan chức năng đối với hoạt động giám sát ngân hàng ở Việt Nam. Từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao năng lực quản trị, đảm bảo các NHTMCP tư nhân hoạt động an toàn, hiệu quả và ngăn chặn các rủi ro cho hệ thống ngân hàng. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ phân tích và trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: 1. Nguyên nhân dẫn đến những trục trặc của ngân hàng Eximbank là gì? 2. Khung quản trị và cơ chế giám sát hoạt động NHTM của NHNN có đủ để đảm bảo các NHTMCP tư nhân hoạt động an toàn và hiệu quả? 1.3. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Trên cơ sở phân tích và so sánh, luận văn tập trung phân tích tình huống ngân hàng Eximbank (giai đoạn từ sau năm 2005) nhằm so sánh thực trạng giám sát và quản trị ngân hàng Việt Nam so với các chuẩn mực quản trị và giám sát ngân hàng quốc tế.
- 4 Về mặt số liệu, thông tin sử dụng trong bài viết, tác giả chủ yếu sử dụng các nguồn thông tin được công bố chính thức của ngân hàng và các doanh nghiệp có liên quan như: Bản cáo bạch, báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, bài viết cũng sử dụng dữ liệu từ các nghiên cứu của chuyên gia, báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán và một số trang thông tin chuyên về tài chính như StoxPlus, Vietstock, CafeF,.. Riêng dữ liệu giao dịch thỏa thuận cổ phiếu của ngân hàng Eximbank, tác giả lấy thông tin từ website của công ty chứng khoán VnDirect. Mặc dù ưu tiên lấy dữ liệu từ những nguồn công bố chính thức, tuy nhiên, do tính chất nhạy cảm của tình huống nghiên cứu, có một số thông tin nội bộ của ngân hàng không công bố chính thức nên tác giả có cân nhắc sử dụng một số nguồn thông tin được công bố trên một số website khác và trích dẫn nguồn tham khảo rõ ràng. 1.4. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 4 chương. Chương 1 trình bày tổng quan về tình hình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1 và những vấn đề đang tồn tại, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận văn. Chương 2 trình bày khung phân tích trong đó trình bày lý thuyết về quản trị công ty và những khác biệt của quản trị công ty trong ngân hàng, từ đó xây dựng một khung quản trị gồm quản trị bên trong và bên ngoài ngân hàng nhằm đảm bảo hoạt động ngân hàng hiệu quả. Chương 3 tập trung phân tích tình huống Eximbank, từ đó chỉ ra những hạn chế trong qui định về khung quản trị ngân hàng và cơ chế giám sát của các cơ quan chức năng đối với hoạt động ngân hàng ở Việt Nam dẫn đến những rủi ro và bất ổn trong hệ thống ngân hàng. Chương 4 đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm hoàn thiện khung quản trị ngân hàng hiệu quả và cơ chế giám sát đảm bảo phát hiện sớm các rủi ro cũng như tính minh bạch và công bằng cho các bên liên quan trong hoạt động ngân hàng.
- 5 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 2.1. Quản trị công ty Quan niệm về quản trị công ty sẽ khác nhau ở các quốc gia do sự khác nhau về thể chế pháp luật, văn hóa, đặc tính và sự phát triển của thị trường tài chính tại mỗi nước. Theo OECD (2004), “Quản trị công ty là một loạt các mối quan hệ giữa Ban giám đốc, HĐQT, các cổ đông và các bên có liên quan khác trong một doanh nghiệp. Quản trị công ty còn là một cơ chế để thông qua đó xác định mục tiêu của doanh nghiệp, phương tiện để đạt được mục tiêu đó và theo dõi kết quả thực hiện. Quản trị công ty tốt cần tạo được sự khuyến khích đối với Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc để thực hiện các mục tiêu vì lợi ích công ty và cổ đông, và phải tạo điều kiện giám sát hiệu quả. Sự tồn tại của hệ thống quản trị công ty hiệu quả trong phạm vi một công ty và trong cả nền kinh tế nói chung góp phần tạo nên sự tin tưởng là nền tảng cho sự vận hành của kinh tế thị trường” . Quản trị công ty tốt cần tạo được sự khuyến khích để HĐQT và BGĐ thực hiện các mục tiêu vì lợi ích chung của công ty và cổ đông, đồng thời phải có cơ chế giám sát hiệu quả. Thông thường, trong các CTCP, chủ sở hữu hoặc là trực tiếp điều hành công ty hoặc thuê Giám đốc điều hành nhưng đa số là sẽ thuê Giám đốc điều hành, đặc biệt là ở những công ty có cấu trúc sở hữu phân tán. Chủ sở hữu sẽ ủy quyền cho Giám đốc để điều hành và quản lý công ty. Một vấn đề cơ bản trong mối quan hệ “ủy quyền – thừa hành” là sự bất cân xứng thông tin giữa bên ủy quyền và bên thừa hành, cộng với sự mâu thuẫn lợi ích giữa người sở hữu và người điều hành sẽ dẫn đến việc người điều hành sử dụng nguồn lực không hiệu quả, thay vì tối đa hóa lợi ích của công ty và cổ đông, người điều hành sẽ có xu hướng tối đa hóa lợi ích của bản thân họ. Bên cạnh mối quan hệ ủy quyền – thừa hành giữa chủ sở hữu và người điều hành thì trong CTCP còn tồn tại mối quan hệ ủy quyền – thừa hành giữa cổ đông nhỏ bên ngoài công ty và cổ đông lớn có quyền kiểm soát bên trong công ty và mối quan hệ ủy quyền – thừa hành giữa HĐQT và Ban Giám đốc,.. Do đó, việc xây dựng một môi trường quản trị tốt với các cơ chế khuyến khích và giám sát hiệu quả các hoạt động của HĐQT và BĐH nhằm đảm bảo lợi ích chung của công ty là quan trọng và cần thiết. Ngân hàng với chức năng và ngành nghề kinh doanh đặc thù, có vai trò quan trọng đối với sự ổn định và bền vững của toàn bộ nền kinh tế, đồng thời mối quan hệ ủy quyền – thừa
- 6 hành trong ngân hàng còn phức tạp hơn nhiều so với trong CTCP nên quản trị công ty trong ngân hàng thương mại trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới, từ những nước phát triển như Châu Âu, Mỹ, Nhật,..đến các nước đang phát triển với hệ thống tài chính đang trong giai đoạn sơ khai. 2.2. Quản trị ngân hàng thƣơng mại Về cơ bản, ngân hàng cũng là một tổ chức kinh doanh, do đó quản trị ngân hàng vẫn nằm trong khuôn khổ chung của quản trị công ty. Tuy nhiên, do tính đặc thù của ngành nghề kinh doanh nên ngân hàng có một số điểm khác biệt so với các công ty phi tài chính khác. Thứ nhất là vấn đề thông tin bất cân xứng, lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức trong ngân hàng phức tạp hơn nhiều so với các ngành nghề kinh doanh khác. Trong ngân hàng, mối quan hệ ủy quyền – thừa hành không chỉ tồn tại giữa các đối tượng trong nội bộ doanh nghiệp như chủ sở hữu và HĐQT/Ban điều hành, giữa cổ đông nhỏ và cổ đông lớn, giữa HĐQT và Ban điều hành mà còn tồn tại sự bất cân xứng thông tin giữa nội bộ và bên ngoài như giữa ngân hàng với người đi vay và giữa người gửi tiền với ngân hàng. Vấn đề ủy quyền – thừa hành nghiêm trọng nhất là giữa chủ sở hữu với ban điều hành và giữa cổ đông ngân hàng với các chủ nợ. Với đặc thù kinh doanh của ngành là trung gian tài chính, huy động tiết kiệm và cho vay lại, với một đồng vốn chủ sở hữu thì ngân hàng có thể huy động thêm khoảng 9 đồng, do đó tỷ lệ đòn bẩy của ngành ngân hàng rất cao, điều này làm cho chủ sở hữu ngân hàng có xu hướng hành xử theo hướng chấp nhận rủi ro cao hơn, vì khi rủi ro xảy ra thì gánh nặng sẽ dồn lên vai người gửi tiền, họ sẽ gánh chịu thiệt hại cao hơn gấp nhiều lần so với chủ sở hữu ngân hàng. (Vũ Thành Tự Anh và cộng sự, 2013) Thứ hai là sự phá sản của một ngân hàng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế và làm tăng chi phí xã hội (điều này hầu như không xảy ra ở những ngành nghề kinh doanh khác), điều này ảnh hưởng đến hành vi của các chủ thể khác và các cơ quan quản lý đối với hoạt động của ngân hàng thương mại; Thứ ba là ngân hàng hoạt động trên cơ sở các điều lệ, qui định riêng và được giám sát bởi các đơn vị quản lý nhà nước chuyên biệt như Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban giám sát tài chính,..; Và cuối cùng là những qui định của cơ quan quản lý nhằm đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng đôi khi phản tác dụng, làm thay đổi hành vi của chủ sở hữu, cấp quản lý và điều hành
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 71 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 91 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 72 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 76 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 86 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 50 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 81 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch cộng đồng tại Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
112 p | 67 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 76 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 41 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 53 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 50 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 57 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn