Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thẩm định kinh tế và tài chính dự án Amoniac Phú Mỹ
lượt xem 2
download
Luận văn sẽ tiến hành thẩm định lại dự án trên quan điểm kinh tế để tư vấn cho Chính phủ có nên tiếp tục triển khai hay loại bỏ Dự án, thẩm định trên quan điểm tài chính để làm rõ việc có thể thu hút nguồn vốn ngoài nhà nước hay không vào Dự án Amoniac nhằm phát triển ngành công nghiệp hóa dầu và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa trong nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thẩm định kinh tế và tài chính dự án Amoniac Phú Mỹ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------------------- HỒ THỊ MỸ HẠNH THẨM ĐỊNH KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH DỰ ÁN AMONIAC PHÚ MỸ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------------ CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT HỒ THỊ MỸ HẠNH THẨM ĐỊNH KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH DỰ ÁN AMONIAC PHÚ MỸ Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. DAVID O. DAPICE NGUYỄN XUÂN THÀNH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
- -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23tháng 05 năm 2014 Tác giả luận văn Hồ Thị Mỹ Hạnh
- -ii- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy Nguyễn Xuân Thành và GS.TS. David O. Dapice đã giúp tôi định hướng, gỡ bỏ các khó khăn và gợi ý cho tôi những ý tưởng rất hay và sâu sắc trong quá trình thực hiện Luận Văn. Kế đến, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn đã dành thời gian để giải thích cho tôi hiểu các kiến thức liên quan đến phân tích tài chính và thẩm định dự án. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Chị Nguyễn Đỗ Quyên – Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil), Anh Nguyễn Hồng Châu – Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGas), Anh Phạm Hồng Thái – Tổng Công ty Hóa Chất và Phân bón Dầu khí (PVFCCo), Chị Trương Minh Huệ và Chị Trần Hồng Loan – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chế biến Dầu khí (PVPro), đã hỗ trợ các số liệu cho tôi trong quá trình thực hiện Luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các Quý Thầy cô cùng các cán bộ nhân viên trong Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, tất cả các bạn bè cùng khóa MPP5 đã truyền cho tôi các kiến thức quý báu và các tình cảm yêu thương trong quá trình học tập tại Chương trình. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Vụ Văn Hóa và Giáo dục trực thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, tổ chức đã tài trợ học bổng cho tôi trong suốt quá trình theo học tại FETP. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 05 năm 2014 Học viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Hồ Thị Mỹ Hạnh
- -iii- TÓM TẮT Việc đẩy mạnh chế biến sâu khí thành các sản phẩm hóa dầu đã trở thành chiến lược ưu tiên phát triển của Chính phủ và Ngành Công nghiệp Khí trong những năm gần đây. Do đó, Dự án sản xuất Amoniac từ Khí thiên nhiên với công suất 450,000 tấn/năm đặt tại KCN Phú Mỹ I, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có tổng mức đầu tư khoảng 536 triệu USD (tương đương 11.000 tỷ VNĐ > 1.500 tỷ VNĐ thuộc Dự án nhóm A theo Nghị Định 12/2009/NĐ-CP) đã được Chính phủ phê duyệt đầu tư theo công văn số 741/TTg-KTN ngày 31/5/2012 và giao cho một DNNN cổ phần hóa với vốn nhà nước chi phối là Đạm Phú Mỹ (viết tắt là PVFCCo) đứng ra thực hiện đầu tư. Luận văn tiến hành trả lời ba câu hỏi nghiên cứu như sau: 1) Dự án nhà máy sản xuất Amoniac có khả thi về mặt kinh tế hay không? 2) Dự án nhà máy sản xuất Amoniac có khả thi về mặt tài chính hay không? 3) Chính phủ có nên sử dụng công cụ DNNN cổ phần hóa với vốn nhà nước chi phối như hiện nay để đầu tư vào Dự án Amoniac trong lĩnh vực công nghiệp hóa dầu hay nên khuyến khích sự tham gia của nguồn vốn ngoài nhà nước? Kết quả nghiên cứu của Luận văn như sau: Thứ nhất, Dự án Amoniac khả thi về mặt kinh tế do đó, Chính phủ nên tiếp tục hỗ trợ thủ tục đầu tư triển khai nhanh Dự án. Thứ hai, kết quả tính toán tài chính cho thấy Dự án NH3 có khả thi về mặt tài chính. Do đó, Dự án Amoniac hoàn toàn có thể thu hút được nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước. Thứ ba, tác giả đề xuất hình thức đầu tư cho Dự án Amoniac như sau: Dự án Amoniac nên được thực hiện dưới hình thức đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài và đi kèm với các chính sách gỡ bỏ rào cản như sau: i) Chính phủ cần đưa Dự án Amoniac vào danh mục kêu gọi đầu tư nước ngoài. ii) Chính phủ cần thiết lập giá khí thiên nhiên bán cho Dự án Amoniac theo giá khí thiên nhiên thế giới vì kết quả phân tích cho thấy Dự án vẫn đạt khả thi về tài chính tại mức giá này. iii) Sản phẩm đầu ra Amoniac cần được bán trên thị trường cạnh tranh và không có bảo hộ thương mại.
- -iv- Vì dự án khả thi về mặt kinh tế nhưng có thể khu vực FDI không đầu tư, đề xuất thay thế là Dự án Amoniac được giao cho DNNN Đạm Phú Mỹ đứng ra thực hiện đầu tư. Tuy nhiên, về mặt chính sách, sau khi đầu tư xong thì dự án cần được tiến hành cổ phần hóa hoàn toàn. Cách làm này đảm bảo là một DNNN có thể sử dụng khả năng tiếp cận tốt hơn của mình với tín dụng ngân hàng và năng lực ký kết hợp đồng quản lý rủi ro trong nội bộ PVN và với các DNNN ngoài tập đoàn để thực hiện đầu tư dự án. Nhưng khi dự án đi vào giai đoạn hoạt động kinh doanh thì Nhà nước cần thoái vốn dưới hình thức cổ phần hóa để vừa thu hồi vốn để thực hiện cho mục đích đầu tư khác vừa đảm bảo dự án được vận hành theo cơ chế thị trường. Song song với việc cổ phần hóa là yêu cầu thiết lập lộ trình điều chỉnh giá khí bán cho Dự án từ mức tương đương với giá cho ĐPM hiện nay (hiện đang được trợ giá) lên ngang bằng với mức giá thế giới.
- -v- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. I LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................... II TÓM TẮT .......................................................................................................................... III MỤC LỤC ........................................................................................................................... V DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ............................................................. VII DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................. X DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................................... XI DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................. XII CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ................................................................................................. 1 1.1. Bối cảnh chính sách ...................................................................................................... 1 1.2. V n chính sách, m c i n hi n c c h i n hi n c .............................. 2 CHƯƠNG 2. MÔ TẢ DỰ ÁN ............................................................................................. 4 2.1. Giới hiệ Dự án Amoniac ........................................................................................... 4 2.2. C n cầ iá khí hi n nhi nc n c p cho Dự án Amoniac ................................ 6 2.2.1. Cung cầu khí thiên nhiên......................................................................................... 6 2.2.2. Giá khí thiên nhiên tài chính ................................................................................... 9 2.3. C n cầ sản phẩm Amoniac ...................................................................................... 9 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH KINH TẾ.............................................................................. 12 3.1. Kh n ph n ích kinh ế ............................................................................................. 12 3.2. Tính oán lợi ích chi phí kinh ế Dự án Amoniac ................................................ 14 3.2.1. Lợi ích kinh tế dự án ............................................................................................. 14 3.2.2. Chi phí kinh tế dự án ............................................................................................. 17 3.2.2.1. Chi phí đầu tư kinh tế ban đầu ....................................................................... 17 3.2.2.2. Chi phí kinh tế nguyên liệu khí thiên nhiên .................................................. 20 3.2.2.3. Các chi phí kinh tế vận hành khácngoài chi phí nguyên liệu khí .................. 20 3.2.2.4. Chi phí vốn lưu động kinh tế ......................................................................... 21 3.3. Thiế lập n n lư kinh ế hẩm ịnh ính khả hi kinh ế Dự án ..................... 22 3.4. Ph n ích rủi ro kinh ế dự án ................................................................................... 22
- -vi- 3.4.1. Phân tích độ nhạy .................................................................................................. 22 3.4.2. Mô phỏng Monte-Carlo......................................................................................... 24 3.4.3. Phân tích phân phối ............................................................................................... 25 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ......................................................................... 27 4.1. Khung phân tích tài chính.......................................................................................... 27 4.1.1. Lợi ích tài chính .................................................................................................... 27 4.1.2. Chi phí tài chính .................................................................................................... 27 4.2. Giới hiệ các h n số iả ịnh ầ o ph n ích i chính ................................. 28 4.2.1. Các thông số vĩ mô ................................................................................................ 28 4.2.2. Huy động vốnvà chi phí vốn bình quân trọng số (WACC)................................... 28 4.2.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp và VAT ................................................................... 29 4.3. Kế q ả ph n ích i chính dự án ............................................................................. 29 4.4. Ph n ích rủi ro i chính dự án ................................................................................ 30 4.4.1. Phân tích độ nhạy .................................................................................................. 30 4.4.2. Phân tích mô phỏng Monte Carlo ......................................................................... 31 CHƯƠNG . PHÂN TÍCH HÌNH TH C ĐẦU TƯ ....................................................... 33 .1. Thực rạn các hình h c ầ ư Dự án ron lĩnh ực lọc hóa dầ ại Việ Nam ............................................................................................................................................. 33 .2. Ph n ích các hình h c ầ ư cho Dự án Amoniac ................................................ 34 5.2.1. Hình thức đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước .................................................... 34 5.2.1.1. Hình thức DNNN 100% vốn nhà nước ......................................................... 34 5.2.1.2. Hình thức DNNN cổ phần hóa với vốn nhà nước chi phối ........................... 35 5.2.2. Hình thức đầu tư sử dụng vốn ngoài nhà nước ..................................................... 37 .3. Đ x hình h c ầ ư cho Dự án Amoniac các kiến n hị chính sách ......... 39 CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN ................................................................................................. 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 43 PHỤ LỤC............................................................................................................................ 48
- -vii- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT Từ iế ắ T n heo iến Anh T n heo iến Việ ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á BXD Bộ Xây Dựng BTC Bộ Tài Chính BOT Build-Operate-Transfer Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao BT Build - Transfer Xây dựng – Chuyển giao BTO Build – Transfer - Operate Xây dựng – Chuyển giao – Vận hành CMAI Chemical Market Associates, Inc. CAPM Capital Asset Pricing Model Mô hình định giá tài sản vốn CF Conversion Factor Hệ số chuyển đổi Giá thành sản phẩm đã bao gồm chi phí CFR Cost, Freight vận chuyển đến cảng người mua CPVC Chi phí vận chuyển DSCR Debt Service Coverage Ratio Hệ số an toàn trả nợ DNNN Doanh nghiệp nhà nước DN Doanh nghiệp DNTN Doanh nghiệp tư nhân DKVN Dầu khí Việt Nam DAP Diamoni Phosphate Phân bón DAP ĐPM Đạm Phú Mỹ Economic Opportunity Cost of EOCC Chi phí cơ hội kinh tế của vốn Capital Engineering Procurement and EPC Thiết kế xây dựng mua sắm Construction EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam FOB Free On Board Giá thành sản phẩm tại cảng người bán FEP Foreign Exchange Premium Phí thưởng ngoại hối FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài Tổng công ty Kinh tế Kỹ thuật công GAET nghiệp quốc phòng HĐQT Hội đồng quản trị
- -viii- IRR Interrest Rate of Return Suất sinh lợi nội tại KCN Khu công nghiệp LIBOR London Interbank Offered Rate Lãi suất liên ngân hàng London NPV Net Present Value Giá trị hiện tại ròng NM Nhà máy NĐ Nghị Định NMLD Nhà máy lọc dầu NH3 Ammonia Tên hóa chất Amoniac OER Official Present Rate Tỷ giá hối đoái chính thức PetroVietNam Fertilizer and Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu PVFCCo Chemicals Corporation khí (Đạm Phú Mỹ) PVN PetroVietNam PetroVietNam Gas Joint Stock PVGas Tổng Công ty Khí Việt Nam Corporation PetroVietNam Engineering PVE Tổng Công ty tư vấn thiết kế dầu khí Corporation PetroVietNam Research and Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chế PVPro Development Center for Petroleum biến Dầu khí Processing PV Present Value Giá trị hiện tại PCL Phần còn lại State Capital Investment Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn SCIC Corporation nhà nước SER Shadow Exchange Rate Tỷ giá hối đoái kinh tế SERF Shadow Exchange Rate Factor Hệ số tỷ giá hối đoái kinh tế SA Ammonium Sulphate Phân bón SA SV Switching Value Giá trị hoán chuyển Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản TKV Việt Nam TT Thông tư TMĐT Tổng mức đầu tư United Nations Development UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc Programme VAT Value Added Tax Thuế giá trị gia tăng
- -ix- VPI Vietnam Petroleum Institute Viện Dầu Khí Việt Nam VCSH Vốn chủ sở hữu VCB Vietcombank Ngân hàng Vietcombank WACC Weighted Average Capital Cost Chi phí vốn bình quân trọng số WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
- -x- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1.Giá kinh tế Amoniac năm 2013 ............................................................................ 16 Bảng 3.2. Giá trị hoán chuyển ............................................................................................. 24 Bảng 4.1. Kết quả tính toán hiệu quả tài chính dự án NH3 .................................................. 29
- -xi- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Ứng dụng khí thiên nhiên tại Thái Lan năm 2010 ................................................. 1 Hình 2.1. Cấu trúc dự án ........................................................................................................ 4 Hình 2.2. Vị trí của dự án NH3 .............................................................................................. 5 Hình 2.3.Sơ đồ đường ống dẫn khí thiên nhiên ở Miền Nam Việt Nam ............................... 7 Hình 2.4. Cân đối cung cầu khí Đông Nam Bộ với nguồn cung tiềm năng giai đoạn 2011 – 2039 ....................................................................................................................................... 8 Hình 2.5.Nhu cầu Amoniac nội địa Việt Nam giai đoạn 2015-2040................................... 10 Hình 2.6. Cân bằng Amoniac tại một số nước ở khu vực Châu Á ...................................... 11 Hình 3.1. Dự án sản xuất hàng thay thế nhập khẩu và có thể xuất khẩu không bị biến dạng ............................................................................................................................................. 12 Hình 3.2. Phân tích độ nhạy giá sản phẩm Amoniac, giá khí, chi phí đầu tư ...................... 23 Hình 3.3. Phân tích độ nhạy tỷ lệ xuất khẩu Amoniac sang Hàn Quốc ............................... 24 Hình 3.4. Kết quả chạy mô phỏng NPV kinh tế Dự án ....................................................... 25 Hình 4.1. Phân tích độ nhạy giá sản phẩm Amoniac và chi phí đầu tư ............................... 31 Hình 4.2. Phân tích độ nhạy tỷ lệ xuất khẩu Amoniac sang Hàn Quốc ............................... 31 Hình 4.3. Kết quả mô phỏng tài chính theo quan điểm Tổng đầu tư ................................... 32 Hình 4.4. Kết quả mô phỏng tài chính theo quan điểm Chủ đầu tư .................................... 32
- -xii- DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1.Công nghệ sản xuất Amoniac .............................................................................. 48 Phụ lục 2.Lợi ích kinh tế của Dự án Amoniac ..................................................................... 50 Phụ lục 3. Chi phí kinh tế của Dự án Amoniac ................................................................... 55 Phụ lục 4. Thiết lập ngân lưu kinh tế và thẩm định tính khả thi kinh tế dự án Amoniac .... 74 Phụ lục 5. Phân tích độ nhạy kinh tế dự án Amoniac .......................................................... 75 Phụ lục 6. Kết quả phân tích mô phỏng kinh tế dự án Amoniac và phân tích phân phối kinh tế........................................................................................................................................... 77 Phụ lục 7. Doanh thu tài chính dự án Amoniac ................................................................... 84 Phụ lục 8. Lịch khấu hao ..................................................................................................... 85 Phụ lục 9. Tỷ lệ lạm phát, chỉ số giá và tỷ giá hối đoái ....................................................... 86 Phụ lục 10. Lịch trả nợ vay .................................................................................................. 87 Phụ lục 11. Suất sinh lợi Vốn chủ sở hữu theo Mô hình CAPM trực tiếp, CAPM gián tiếp và WACC bình quân ............................................................................................................ 87 Phụ lục 12. Báo cáo tài chính Dự án Amoniac (trường hợp cơ sở theo CAPM trực tiếp) .. 94 Phụ lục 13. Phân tích độ nhạy tài chính ............................................................................... 97 Phụ lục 14. Kết quả phân tích mô phỏng tài chính .............................................................. 99 Phụ lục 15.Tổng hợp các hình thức đầu tư các dự án lọc dầu và hóa dầu tại Việt Namtừ năm 1998 đến 2013 ............................................................................................................ 105 Phụ lục 16.Thực trạng pháp lý về các nhóm hình thức đầu tư dự án tại Việt Nam ........... 106 Phụ lục 17.Thống kê theo hình thức đầu tư của nguồn vốn FDI từ năm 1998 đến 11/2013 ........................................................................................................................................... 108 Phụ lục 18. Kết quả phân tích tài chính ứng với hai trường hợp hình thức đầu tư đề xuất109
- -1- CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh chính sách Ngành công nghiệp hóa dầu là khâu sau của ngành công nghiệp dầu khí và được coi là biểu trưng của quá trình công nghiệp hóa (Phạm Thái Hưng, 2003). Nguyên liệu đầu vào để phát triển ngành công nghiệp này đến từ tài nguyên thiên nhiên dầu mỏ khí đốt. Mặc dù có tài nguyên thiên nhiên khí được khai thác từ năm 1995, tuy nhiên, cho đến năm 2010, Khí thiên nhiên Việt Nam chủ yếu được dùng để sản xuất điện (chiếm 90%)(PVPro, 2010). Tỷ trọng khí dùng làm nhiên liệu đốt cho sinh hoạt và công nghiệp chế biến chiếm 4%, và chỉ có 6% sử dụng để phát triển công nghiệp hóa dầu (chủ yếu là sản xuất đạm). Trong khi đó, tỷ lệ sử dụng khí thiên nhiên cho phát triển công nghiệp hóa dầu ở Thái Lan là 17% và ở Ả rập Saudi là 50% (Nexant, 2010). Giá trị của tài nguyên thiên nhiên khí bên cạnh sản xuất điện, còn sản xuất ra các sản phẩm hóa chất trung gian làm nguyên liệu đầu vào phát triển ngành công nghiệp hóa dầu có giá trị gia tăng cao từ khí thiên nhiên. Theo báo cáo về các ứng dụng khí thiên nhiên tại Thái Lan của Tập đoàn Dầu khí Thái Lan năm 2010cho thấy, khí thiên nhiên được sử dụng để sản xuất ra điện thì giá trị tăng thêm khoảng 2 lần, trong khi đó, nếu khí thiên nhiên được sử dụng để chế biến sâu hơn tạo ra các sản phẩm hóa dầu như hạt nhựa, sợi tổng hợp,… thì giá trị gia tăngmang lại sẽ tăng thêm từ 9 đến 22 lần. Hình 1.1. n d n khí hi n nhi n ại Thái Lan năm 2010 Nguồn: Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT Group), 2010
- -2- Việc đẩy mạnh chế biến sâu khí thành các sản phẩm hóa dầu đã trở thành chiến lược ưu tiên phát triển của Chính phủ và của ngành công nghiệp khí trong những năm gần đây thể hiện qua quyết định số 459/2011/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015 định hướng đến năm 2025, trong đó nêu rõ “đẩy mạnh đầu tư chế biến sâu khí tự nhiên, đa dạng hóa sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sử dụng của khí và hiệu quả của sản phẩm khí trong nền kinh tế”. Dự ánsản xuất Amoniac(NH3) từ khí thiên nhiên với công suất 450,000 tấn/năm đặt tại Khu công nghiệp (KCN) Phú Mỹ I, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có tổng mức đầu tư (TMĐT) khoảng 536 triệu USD (tương đương 11.000 tỷ VNĐ). Đây là dự án thuộc nhóm A (với TMĐT trên 1.500 tỷ VNĐ) theo Nghị Định 12/2009/NĐ-CPđã được Chính phủ phê duyệt đầu tư theo công văn số 741/TTg-KTN ngày 31/5/2012 và giao cho một Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cổ phần hóa với vốn nhà nước chi phối là Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí- Công ty Cổ phần (viết tắt là PVFCCo) để đứng ra thực hiện đầu tư. PVFCCođược biết với tên gọi phổ biến hơn là Đạm Phú Mỹ (ĐPM) làđơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam, PVN), hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất phân bón và hóa chất Dầu khí. PVFCCo vốn là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước vào năm 2004. Vào ngày 31/8/2007, PVFCCo đã chính thức cổ phần hóa (mã cổ phiếu là DPM) với 60% vốn nhà nước và 40% vốn tư nhân. Theo Luật Doanh Nghiệp 2005, DNNN đã cổ phần hóa có hơn 50% vốn nhà nước thì vẫn được định nghĩa là DNNN. Kể từ khi nhận được phê duyệt đầu tư của Chính phủ theo công văn số 741/TTg-KTN ngày 31/5/2012 đến nay, PVFCCo hiện đang trong giai đoạn chuẩn bị dự án và thu xếp nguồn vốn tài trợ. 1.2. V n chính sách, m c i n hi n c c h i n hi n c Các dự án trong lĩnh vực công nghiệp hóa dầu có đặc thù là cần nguồn vốn đầu tư lớn, công nghệ phức tạp, quy mô công suất cao mới đạt hiệu quả về chi phí,do đó, để triển khai các dự án trong lĩnh vực công nghiệp hóa dầu thì các dự án này cần đạt được tính khả thi về mặt kinh tế và tài chính. Tính khả thi về mặt kinh tế của dự án cho thấy việc triển khai dự án thực sự mang lại lợi ích cho cả quốc gia. Tính khả thi về mặt tài chính tạo ra động cơ để thu hút các nguồn vốnngoài nhà nước tham gia dự án. Dự án Amoniac là một dự án có TMĐT lớn trong lĩnh vực công nghiệp hóa dầu (khoảng 536 triệu USD), nên có thể lợi ích từ dự án không đủ bù đắp chi phí bỏ ra trong cả vòng đời dự án.Do đó, mục tiêu nghiên
- -3- cứu của Luận văn sẽ tiến hành thẩm định lại dự án trên quan điểm kinh tế để tư vấn cho Chính phủ có nên tiếp tục triển khai hay loại bỏ Dự án, thẩm định trên quan điểm tài chính để làm rõ việccó thể thu hút nguồn vốnngoài nhà nước hay không vào Dự án Amoniac nhằm phát triển ngành công nghiệp hóa dầu và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa trong nước. Ngoài ra, các hình thức đầu tư dự án phổ biến trong lĩnh vực công nghiệp bao gồm:DNNN (100% vốn nhà nước hoặc vốn nhà nước chi phối), doanh nghiệp tư nhân (DNTN) trong nước, và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hiện nay, Chính phủ đang sử dụng công cụ DNNN cổ phần hóa với vốn nhà nước chi phối (Đạm Phú Mỹ) đứng ra để thực hiện đầu tư Dự án Amoniac. Do đó, Luận văn sẽ tiến hành phân tích liệu Chính phủ có nên sử dụng công cụ DNNN cổ phần hóa với vốn nhà nước chi phốinhư hiện nay để đầu tư vào dự án Amoniac hay nên khuyến khích sự tham gia của nguồn vốn ngoài nhà nước. Theo mục tiêu nghiên cứu như trên, Luận văn sẽ tiến hành trả lời ba câu hỏi nghiên cứu như sau: 1) Dự án nhà máy sản xuất Amoniac có khả thi về mặt kinh tế hay không? 2) Dự án nhà máy sản xuất Amoniac có khả thi về mặt tài chính hay không? 3) Chính phủ có nên sử dụng công cụ DNNN cổ phần hóa với vốn nhà nước chi phối như hiện nay để đầu tư vào Dự án Amoniac trong lĩnh vực công nghiệp hóa dầu hay nên khuyến khích sự tham gia của nguồn vốn ngoài nhà nước?
- -4- CHƯƠNG 2. MÔ TẢ DỰ ÁN 2.1. Giới hiệ Dự án Amoniac Chủ đầu tư Dự án Amoniac Phú Mỹ là PVFCCo được biết với tên gọi phổ biến là Đạm Phú Mỹ (mã cổ phiếu DPM). Dự án Amoniac Phú Mỹ sản xuất ra hóa chất Amoniac (Tên hóa học là NH3 là hóa chất trung gian để sản xuất ra các loại hóa chất khác, ure, hạt nhựa, nylon,…) từ nguyên liệu khí thiên nhiên Bể Cửu Long và Nam Côn Sơn với công suất 450,000 tấn/năm đặt tạiKCN Phú Mỹ I, Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. TMĐT của dự án Amoniac vào khoảng 536 triệu USD (tương đương 11.000 tỷ VNĐ), trong đó, 30% TMĐT sẽ sử dụng vốn chủ sở hữu của PVFCCo và 70% TMĐT còn lại sẽ đi vay từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Cấu trúc dự án Amoniac được trình bày như sau: Hình 2.1. C rúc dự án Nguồn: Tác giả tự vẽ dựa trên báo cáo khả thi của dự án
- -5- Dự án Amoniac sử dụng nguồn nguyên liệu từ khí thiên nhiên Bể Cửu Long và Bể Nam Côn Sơn nên sẽ ký kết Hợp đồng cung cấp khí với PVGas; Hợp đồng mua hóa chất với các nhà cung cấp quốc tế BASF, Nalco; Hợp đồng lập báo cáo đầu tư và thiết kế cơ sở với VPI-SNC, Hợp đồng EPC dưới hình thức trọn gói chìa khóa trao tay thông qua đấu thầu cạnh tranh quốc tế; Hợp đồng cấp nước với Ban quản lý KCN Đông Xuyên và Phú Mỹ I. Sản phẩm Amoniac với công suất 450 ngàn tấn/năm sản xuất ra sẽ được tiêu thụ cho các nhà máy ở khu vực Miền Nam và khu vực Miền Bắc (chủ yếu là các DNNN thuộc Vinachem và TKV), phần Amoniac dư thừa sẽ được xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc,nơi thiếu hụt nhiều Amoniac nhất trong khu vực Châu Á. Dự án Amoniac được đặt tại khu đất 13,6 ha nằm trong mặt bằng nhà máy Đạm Phú Mỹ, KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Khu đất này được Đạm Phú Mỹ dự phòng cho việc phát triển lĩnh vực hóa chất vào thời điểm thích hợp trong tương lai. Mặt bằng hiện tại của địa điểm hiện đã được giải phóng, san lấp và sẵn sàng cho quá trình xây dựng Nhà máy Amoniac. Địa điểm xây dựng Dự án là Huyện Tân Thành thuộc về địa bàn khó khăn của Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nên sẽ nhận được được các ưu đãi về miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền thuê đất (theo NĐ 108/2006/NĐ-CP). Công nghệ sản xuất hóa chất Amoniac xem tại Phụ lục 1 đính kèm. Hình 2.2. Vị rí của dự án NH3
- -6- 2.2. C n cầ iá khí thiên nhiên c n c p cho Dự án Amoniac 2.2.1. C n cầ khí hi n nhi n Tổng nhu cầu khí thiên nhiên cho Dự án Amoniac với công suất 450,000 ngàn tấn/năm là 0,42 tỷ m3 khí/năm. Lượng khí này sẽ được cung cấp từ các mỏ khí thuộc bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn thông qua các đường ống dẫn khí Bạch Hổ-Dinh Cố, Nam Côn Sơn 1 và Nam Côn Sơn 2. Bên cạnh các mỏ khí hiện hữu, nguồn cung khí trong tương lai sẽ được bổ sung từ việc thu gom và khai thác các mỏ khí nhỏ, mỏ khí cận biên thuộc hai bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn như: Sư Tử Trắng, Thăng Long – Đông Đô, Jade, Emerald, Hải Âu, Thiên Nga, Rồng Vĩ Đại, Kim Cương Tây, Hoàng Hạc, Alpha, Bẫy phía Bắc và Bẫy phía Nam. Nếu tính đến tất cả nguồn cung tiềm năng này, nguồn cung khí cho khu vực Đông Nam Bộ sẽ luôn được duy trì cao hơn 6,6 tỷ m3/năm trong giai đoạn 2011 đến 2039 và đạt đỉnh gần 12 tỷ m3/năm trong giai đoạn 2019 đến 2024. Trong khi đó,tổng nhu cầu khí thiên nhiên theo các hợp đồng cung cấp khí cho các nhà máy điện và đạm hiện hữu trong khu vực này (bao gồm Phú Mỹ 2.2, Phú Mỹ 3, NMĐ thuộc EVN bao gồm Phú Mỹ 1- Phú Mỹ 2.1- Phú Mỹ 4, Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2, NM Đạm Phú Mỹ) luôn duy trì ở mức 5,28 tỷ m3 khí/năm. Do đó, lượng khí thiên nhiên, sau khi đã cung cấp cho các nhà máy điện và đạm hiện hữu này, vẫn còn dư thừa hơn 0,42 tỷ m3 khí/năm để cung cấp cho Dự án Amoniac trong suốt giai đoạn từ 2011 đến 2039. Từ các cơ sở trên, PVN đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công thương, khẳng định đảm bảo đủ nguồn cung cấp khí cho Dự án Nhà máy Amoniac Phú Mỹ với công suất 450 ngàn tấn/năm qua các công văn số 7652/DKVN-B.Khí ngày 25/08/2011, số 8236/DKVN-ĐTPT ngày 12/09/2011, số 9312/DKVN-B.K ngày 12/10/2011 và số 10352/DKVN-B.K ngày 11/11/2011.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 71 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 91 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 72 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi Chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội
107 p | 89 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 76 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông
89 p | 56 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 86 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
119 p | 76 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam
128 p | 39 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 76 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 32 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long
127 p | 43 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách ứng phó với vấn đề giảm sinh ở Hàn Quốc
93 p | 29 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn