intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo, Bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Thi Thui | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

38
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu Học viên tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức cấp xã tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam để từ đó xác định căn cứ để đề xuất các giải pháp mang tính thiết thực, hiệu quả. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo, Bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> PHAN VĂN PHỜ<br /> <br /> THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO,<br /> BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TỪ THỰC TIỄN<br /> THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG<br /> <br /> HÀ NỘI, năm 2018<br /> 1<br /> <br /> VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> PHAN VĂN PHỜ<br /> <br /> THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO,<br /> BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TỪ THỰC TIỄN<br /> THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM<br /> <br /> Chuyên ngành: Chính sách công<br /> Mã số: 834.04.02<br /> <br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br /> TS. NGUYỄN MINH PHÚ<br /> <br /> HÀ NỘI, năm 2018<br /> 2<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trong bộ máy Nhà nước xây dựng nền hành chính hiện đại nhằm phục vụ tốt<br /> nhu cầu, lợi ích cho nhân dân, trong đó cán bộ, công chức lại càng có vai trò quyết<br /> định đến hiệu quả tất yếu của bộ máy công quyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng<br /> khẳng định rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi vấn đề, gốc có tốt thì ngọn mới tốt”;<br /> Hiệu lực, hiệu quả, chất lượng của bộ máy nhà nước đều phụ thuộc vào trình độ,<br /> năng lực, phẩm chất của đội ngũ này, đặc biệt là cán bộ, công chức ở cấp cơ sở.<br /> Hệ thống chính trị của nước ta có 4 cấp. Chính vì vậy, cấp xã là đơn vị hành<br /> chính cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính bốn cấp ở nước ta (cấp trung ương,<br /> cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã). Năng lực và hiệu quả hoạt động của công chức cấp<br /> xã có vai trò tác động trực tiếp đến việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp<br /> phần đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của đất nước trong mọi thời kỳ, mọi giai<br /> đoạn cách mạng, đặc biệt là trong giai đoạn cách mạng mới ngày nay cũng như<br /> nước ta đã và đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hiệu quả.<br /> Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói rằng “Cấp xã là nơi gần gũi nhân dân nhất,<br /> là nền tảng hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi”. Đội ngũ<br /> cán bộ cấp xã luôn có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân<br /> dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà<br /> nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân,<br /> phát triển kinh tế- xã hội; đồng thời họ phải thực sự là những người tận tâm, tận lực,<br /> gương mẫu, “thật thà nhúng tay vào việc”, “nói đi đôi với làm”, “biết vận động dân<br /> cho đúng và cho khéo”, “không để sót một người nào”, “phải thực sự óc nghĩ, mắt<br /> trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm” để cho “dân tin tưởng, dân yêu mến,<br /> dân giúp đỡ, dân ủng hộ, dân bảo vệ” (Hồ Chí Minh). Chính vì vậy, Hội nghị Trung<br /> ương khóa IX đã ra nghị quyết về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị<br /> ở cơ sở xã, phường, thị trấn, nội dung nghị quyết đã xác định: “ Xây dựng đội ngũ<br /> cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của<br /> <br /> 3<br /> <br /> Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy<br /> sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân; trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác<br /> đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở” là<br /> một trong những vấn đề cơ bản nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống<br /> chính trị cơ sở.<br /> Điện Bàn là thị xã đồng bằng thuộc tỉnh Quảng Nam. Điện Bàn được Ủy ban<br /> thường vụ Quốc hội ra nghị quyết công nhận là thị xã vào tháng 3 năm 2015. Là Thị<br /> xã đang ra sức nỗ lực phát triển nhanh, bền vững để sớm trở thành một trong những<br /> trung tâm kinh tế động lực phát triển ở phía Bắc của tỉnh Quảng Nam. Để thực hiện<br /> thắng lợi mục tiêu này thì một trong những giải pháp mang tính nền tảng, tác động<br /> trực tiếp đến hiệu quả công việc, đó là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công<br /> chức của thị xã nói chung, trong đó có công chức xã, phường nói riêng. Tuy nhiên,<br /> trong thời gian qua đánh giá lại đã cho thấy rằng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ<br /> chưa gắn với yêu cầu, tiêu chuẩn và chức danh quy hoạch, sử dụng cán bộ, chất<br /> lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác cán<br /> bộ trong giai đoạn cách mạng mới. Đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay trên địa bàn<br /> thị xã Điện Bàn nhất là cán bộ, công chức cấp xã vẫn còn những hạn chế, bất cập<br /> nhất định; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy đảng, hiệu lực, hiệu<br /> quả quản lý nhà nước không cao, trình độ năng lực, tinh thần trách nhiệm của một<br /> bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ, việc tổng kết, đánh<br /> giá để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức<br /> chậm được tiến hành, hiệu quả chưa đi vào chiều sâu, thiết thực.<br /> Từ những lý do nêu trên học viên chọn đề tài: “Thực hiện chính sách đào tạo,<br /> Bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” để<br /> nghiên cứu làm luận văn cao học chuyên ngành chính sách công.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài<br /> Chính sách cán bộ, công chức là hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng và<br /> Nhà nước đối với đội ngũ CBCC, là công cụ và các giải pháp nhằm xây dựng đội<br /> ngũ CBCC đồng bộ, có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của mỗi thời kỳ cách mạng.<br /> <br /> 4<br /> <br /> Chính sách CBCC bao gồm: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chính sách sử dụng và<br /> quản lý CBCC, chính sách đảm bảo lợi ích động viên CBCC.<br /> Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này học viên xin phép chỉ được nghiên<br /> cứu chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, mà cụ thể là thực hiện chính sách đào<br /> tạo, bồi dưỡng đối với công chức cấp xã.<br /> Nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và đào tạo, bồi<br /> dưỡng đội ngũ công chức cấp xã nói riêng, từ trước tới nay đã có nhiều nhà nghiên cứu,<br /> các nhà hoạch định chính sách quan tâm nghiên cứu và đã có nhiều công trình khoa<br /> học đăng tải từ Trung ương đến địa phương, ở các Học viện, nhà trường, có thể kể đến<br /> một số công trình tiêu biểu sau:<br /> - Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và tác giả Trần<br /> Xuân Sầm đồng chủ biên: Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ<br /> cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, NXB Chính trị quốc<br /> gia, Hà Nội, năm 2001.<br /> - Tác giả Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương đồng chủ biên: Cơ sở lý<br /> luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, NXB Chính trị Quốc gia Hà<br /> Nội, năm 2004.<br /> - Sách: Pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Việt Nam hiện<br /> nay- Những vấn đề lý luận và thực tiễn. TS. Mạc Minh Sản, Nxb. Chính trị - Hành<br /> chính, 2009.<br /> - Tác giả Nguyễn Thị Hồng Hải chủ biên: Hỏi đáp về quản lý cán bộ công<br /> chức cấp xã, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2013.<br /> Những công trình nghiên cứu khoa học nêu trên, đã đi sâu vào nghiên cứu cơ<br /> sở lý luận và thực tiễn về cán bộ, công chức; chủ yếu tiếp cận và phân tích về cơ sở<br /> lý thuyết, cơ sở pháp lý và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trên thực tế.<br /> Việc nghiên cứu về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ công<br /> chức cấp xã hầu như chưa được đề cập đến.<br /> Ngoài các công trình nêu trên, trong thời gian gần đây đã có rất nhiều công<br /> trình khoa học, nhiều luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu về vấn đề này, đơn cử một số<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0