Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp để phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
lượt xem 8
download
Luận văn hướng đến mục tiêu làm rõ những vấn đề lý luận về thực hiện chính giao đất lâm nghiệp, cụ thể là giao đất trong phát triển kinh tế hộ gia đình; Đồng thời luận văn đánh giá thực trạng thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Từ đó, luận văn sẽ đề xuất những giải pháp tăng cường thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp tại huyện Hiệp Đức trong phát triển kinh tế hộ gia đình trong thời gian đến.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp để phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ theo quy định và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Quảng Nam, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận văn Bùi Thị Bích Hạnh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP ...................................................................................... 8 1.1. Khái niệm, vai trò của chính sách giao đất lâm nghiệp ............................ 8 1.2. Quy trình tổ chức thực hiện chính sách .................................................. 15 1.3. Các yếu tố tác động đến công tác thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp ............................................................................................................. 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM .......... 23 2.1. Khát quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu của huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam có liên quan đến thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp phát triển kinh tế hộ gia đình................................................. 23 2.2. Tình hình thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp để phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.......................... 27 2.3. Đánh giá chung về công tác giao đất lâm nghiệp và giao rừng trên địa bàn huyện Hiệp Đức....................................................................................... 56 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM ................................................................................... 64 3.1. Phương hướng, quan điểm, mục tiêu thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp để phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. ................................................................................................... 64 3.2. Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ........................... 66 3.3. Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai .......................................... 67 3.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ....................................................... 67
- 3.5. Củng cố tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đất đai; tăng cường phối hợp giữa các phòng, ban liên quan với các xã, thị trấn .................................................................................................................. 69 3.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra................................................. 70 KẾT LUẬN ................................................................................................... 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 CP Chính phủ 2 NQ Nghị quyết 3 NĐ Nghị định 4 GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 5 GĐGR Giao đất giao rừng 6 SDĐ Sử dụng đất 7 TN&MT Tài nguyên và môi trường 8 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 9 TW Trung ương 10 UBND Ủy ban nhân dân 11 KHKT Khoa học kỹ thuật 12 CSHT Cơ sở hạ tầng 13 KT-XH Kinh tế - xã hội 14 QLNN Quản lý nhà nước 15 DT Diện tích 16 KNKL Khuyến nông khuyến lâm 17 LTQD Lâm trường quốc doanh 18 GTSX Giá trị sản xuất 19 NN Nông nghiệp 20 HTX Hợp tác xã
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 So sánh về cơ cấu sử dụng đất trước và sau giao đất 31 Diện tích đất lâm nghiệp đưa vào sử dụng sau giao, 2.2 33 khoán của các hộ điều tra tại huyện Hiệp Đức 2.3 Vốn đầu tư vào đất lâm nghiệp sau khi giao, khoán 34 Diễn biến các loại đất rừng của huyện Hiệp Đức 2.4 36 trước và sau giao đất lâm nghiệp 2.5 Sự thay đổi về tài nguyên rừng trước và sau giao đất 38 2.6 Biến động thảm thực vật tại ô điều tra số 01 40 2.7 Biến động thảm thực vật tại ô điều tra số 02 40 2.8 Biến động thảm thực vật tại ô điều tra số 03 41 2.9 Diễn biến về chất lượng đất lâm nghiệp 43 Phân loại nhóm hộ điều tra theo diện tích đất lâm 2.10 46 nghiệp 2.11 Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ 47 Nhận thức của hộ gia đình về quyền và nghĩa vụ đối 2.12 53 với rừng và đất rừng được giao Nguồn cung cấp kiến thức kỹ thuật cho sản xuất lâm 2.13 55 nghiệp của các hộ gia đình
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là một loại hàng hóa sản xuất đặc biệt, là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, thành phần không thể thiếu của môi trường sống. Việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất là một việc quan trọng đối với tất cả quốc gia. Ở Việt Nam, chính sách và pháp luật về lĩnh vực quản lý đất được hình thành và hoàn thiện từng bước. Năm 1988, Luật đất đai đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời, đánh dấu một bước chuyển mình của nền kinh tế đất nước. Trước những yêu cầu đổi mới, Luật này được sửa đổi bổ sung phù hợp với tình hình hình thực tế ở từng giai đoạn. Luật đất đai đã cụ thể rõ quan hệ sản xuất trong nông nghiệp và được xác lập trên cơ sở giao đất cho các hộ gia đình sử dụng và ổn định lâu dài. Cùng với sự ra đời của luật đất đai, Chính phủ đã ban hành một số chính sách quan trọng thuộc lĩnh vực quản lý rừng và đất rừng. Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định 01/CP ngày 01/11/1995 về giao khoán và sử dụng đất vào mục đích nông lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước; Nghị định 163/CP ban hành ngày 29/07/1998 bổ sung và thay thế một số điều trong Nghị định 02/CP. Những chính sách này cùng với những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã tạo động lực, khuyến khích người dân tham gia nhận đất nhận rừng, đầu tư vốn và nhân lực để sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế. Thực tiễn những năm qua cho thấy, chính sách giao đất đã thực sự đi vào cuộc sống người dân, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống, nhiều hộ nông dân có thu nhập khá từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất được giao. Tuy nhiên quá trình triển khai, thực hiện công tác 1
- giao đất lâm nghiệp ở huyện Hiệp Đức vẫn còn một số hạn chế đó là: Địa phương Huyện Hiệp Đức chưa phát huy tốt tiềm năng thế mạnh về sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện nhà, quá trình triển khai còn lúng túng, không đồng bộ giữa các xã; kinh phí đầu tư cho công tác thực hiện chính sách giao đất chưa đáp ứng được yêu cầu; tình trạng tranh chấp đất đai, xâm lấn đất rừng phòng hộ thường xuyên xảy ra; sử dụng đất lãng phí và hiệu quả không cao, công tác xây dựng quy hoạch sử dụng đất (SDĐ) không phù hợp thực tế, phá vỡ cân bằng môi trường sinh thái và tác động môi trường ngày càng nặng nề. Những hạn chế trên cho thấy việc tiếp tục thực thiện tốt chính sách giao đất lâm nghiệp là yêu cầu bức thiết đối với sự phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần vào sự phát triển chung kinh tế - xã hội của huyện. Vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá quá trình thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam là một việc làm hết sức cần thiết, có một ý nghĩa quan trọng hiện nay. Đó là lý do tôi tiến hành nghiên cứu Đề tài Luận văn Thạc sĩ: “Thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp để phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Giao đất là chính sách lớn, quan trọng của Đảng và Nhà nước, nó tác động trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì thế, ở Việt Nam những năm qua có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà quản lý, nghiên cứu sinh và học viên cao học liên quan vấn đề này. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu sau đây: Đề tài cấp bộ (2005): “Đánh giá tình hình thực hiện Quyết định 178/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách hưởng lợi đối với cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng được giao, được thuê và nhận khoán rừng, đất lâm nghiệp”, Tiến sỹ Nguyễn Nghĩa Biên và các cộng sự thuộc Trường đại học Lâm nghiệp đã tiến hành nghiên cứu. Đề tài đã đánh giá tình hình thực hiện chính sách hưởng lợi theo quyết định 2
- 178/2001/QĐ-TTg và đề xuất sửa đổi, bổ sung góp phần hoàn thiện cơ chế hưởng lợi đối với các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng được giao , được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần xây dựng chính sách quản lý và khuyến khích phát triển rừng của các hộ nông dân” của tác giả Nguyễn Đình Tư và Nguyễn Văn Tuấn, đã tiến hành nghiên cứu phân tích các cơ sở lý luận vào cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống chính sách, chế độ quản lý và khuyến khích phát triển rừng cho các hộ gia đình nông dân. Trên cơ sở tổng kết đánh giá hệ thống chính sách, chế độ hiện hành, bước đầu đề xuất các khuyến nghị về việc hoàn thiện hệ thống chế độ, chính sách quản lý và khuyến khích phát triển rừng của cá hộ gia đình nông dân. Đề tài “Những định hướng và giải pháp bước đầu nhằm đổi mới việc giao đất giao rừng ở miền núi” của Nguyễn Đình Tư đã xem xét tình hình giao đất từ năm 1968 - 1992, đánh giá được thực trạng sau khi nhận đất, nhận rừng, đề tài cũng đã chỉ ra được những định hướng và những giải pháp cơ bản nhằm đổi mới công tác giao đất lâm nghiệp ở miền núi. Đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần xây dựng chính sách quản lý và khuyến khích phát triển rừng của các hộ nông dân” của tác giả Nguyễn Đình Tư và Nguyễn Văn Tuấn, đã tiến hành nghiên cứu phân tích các cơ sở lý luận vào cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống chính sách, chế độ quản lý và khuyến khích phát triển rừng cho các hộ gia đình nông dân. Trên cơ sở tổng kết đánh giá hệ thống chính sách, chế độ hiện hành, bước đầu đề xuất các khuyến nghị về việc hoàn thiện hệ thống chế độ, chính sách quản lý và khuyến khích phát triển rừng của cá hộ gia đình nông dân. Đề tài “Tìm hiểu tác động của giao đất giao rừng đến phát triển kinh tế - xã hội - môi trường tại xã Văn Lăng huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên” của 3
- nhóm tác giả trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên (Đặng Kim Vui, Lý Văn Trọng, Lê Sỹ Trung) đã tiến hành đánh giá hiệu quả của việc thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp trên phạm vi ở một xã miền núi. Đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp Nhà nước giao cho hộ gia đình” của tác giả Nguyễn Thị Lai - Viện Khoa học lâm nghiệp đã tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ gia đình đã thực hiện trên đất lâm nghiệp trên cơ sở đó đề ra những khuyến nghị thiết thực với mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại huyện Yên Bình, tỉnh Bắc Thái, đề tài đã tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của việc canh tác các mô hình sản xuất chính trên đất lâm nghiệp được giao của hộ gia đình. Nghiên cứu các báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Đất đai năm 2003 của UBND huyện, báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ từ năm 2010- 2020 của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hiệp Đức đã chỉ ra những nguyên nhân của thành công trong việc triển khai thực hiện chính sách giao đất, giao rừng và hạn chế trong thực tế giao đất và đề xuất những định hướng giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước (QLNN) về đất đai trên địa bàn huyện Hiệp Đức. Các báo cáo chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá sâu thực trạng công tác QLNN về đất trên địa bàn huyện Hiệp Đức mà không đánh giá cụ thể giữa lý luận và thực tiển thực hiện giao đất lâm nghiệp . Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu gần đây của các tác giả chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp để phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam; trong giai đoạn hiện nay, tình trạng quy hoạch đất ồ ạt không có trọng tâm trọng điểm, việc xâm hại, tàn phá rừng ngày càng gia tăng, biến đổi khi hậu ngày càng phức tạp và khó lường. Qua nghiên cứu thực tế hiện nay, tác giả Luận văn thấy cần phân tích làm rõ hơn một số vấn đề về lý luận và thực tiển, đánh giá thực trạng, đề xuất, kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả hơn 4
- nữa trong thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp để chính sách thật sự chất lượng và hiệu quả ở huyện Hiệp Đức. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn hướng đến mục tiêu làm rõ những vấn đề lý luận về thực hiện chính giao đất lâm nghiệp, cụ thể là giao đất trong phát triển kinh tế hộ gia đình; đồng thời luận văn đánh giá thực trạng thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Từ đó, luận văn sẽ đề xuất những giải pháp tăng cường thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp tại huyện Hiệp Đức trong phát triển kinh tế hộ gia đình trong thời gian đến. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp, tổng quan vŕ nhận xét thực hiện chính sách hiện giao đất ở Việt Nam. - Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp vŕ giao rừng trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam; phát hiện vấn đề, ưu điểm và hạn chế cùng nguyên nhân. - Đề xuất hoàn thiện các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực hiện hiện chính sách giao đất giao lâm nghiệp, cụ thể là nghiên cứu giải pháp tăng cường thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp và giao rừng để phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian nghiên cứu: Trên địa bàn Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. 5
- Phạm vi thời gian thu thập, phân tích số liệu: Từ năm 2015 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn vận dụng tiếp cận đa ngành và phương pháp nghiên cứu chính sách thực hiện giao đất lâm nghiệp; cách tiếp cận quy phạm về chu trình chính sách từ kế hoạch, xây dựng đến thực hiện và đánh giá chính sách giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của các chủ thể chính sách. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn đồng thời thu thập, khai thác thông tin, tổng hợp thông tin, xử lý phân tích, so sánh số liệu từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài như các văn kiện, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, tham khảo kế thừa các tài liệu có liên quan đến đề tài, báo cáo thống kê của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến vấn đề thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam nói chung và thực tế tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài góp phần làm rõ thêm những vấn đề về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiển đối với tổ chức thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp và chính sách giao rừng; đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác thực hiện chính sách giao đất, giao rừng trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam để phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong công cuộc đổi mới và đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước trong giai đoạn hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và đánh giá tổng quát thực trạng, bất cập trong công tác tổ chức thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp, tác giả đưa ra những giải pháp để hoàn thiện thực hiện chính sách tốt hơn. 7. Kết cấu của luận văn 6
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở về chinh sách giao đất lâm nghiệp. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp và giao rừng trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp và giao rừng để phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. 7
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP 1.1. Khái niệm, vai trò của chính sách giao đất lâm nghiệp 1.1.1. Giao đất lâm nghiệp Đất là hàng hóa đặc biệt, tư liệu sản xuất quan trọng, đất được sử dụng với nhiều mục tiêu khác nhau trong đời sống KT- XH, đặc biệt trong hoạt động nông lâm nghiệp, tạo nên không gian sinh sống, tiến hành các hoạt động sản xuất công nghiệp, cung cấp dịch vụ và các hoạt động khác của con người; Ở Việt Nam, quan điểm về đất đai đã được Đảng ta nêu rất rõ: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt; là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước, là nguồn sống của nhân dân”. Đây là khái niệm phù hợp thực tiễn, phản ánh đúng vai trò, ý nghĩa của đất đai đối với đất nước và con người Việt Nam. Đất lâm nghiệp: Đất lâm nghiệp được hiểu là đất được sử dụng cho mục đích bảo vệ và phát triển rừng phục vụ cho môi trường sinh thái và đời sống của con người. Với nghĩa như vậy, thời gian qua các nội dung quản lý về đất lâm nghiệp được Bộ NN-PTNT và Bộ TN-MT cùng phối hợp thực hiện. “Đất lâm nghiệp là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; đất đang khoanh nuôi để phục hồi rừng; đất mới trồng rừng nhưng chưa thành rừng; đất đang trồng rừng hoặc đã giao, cho thuê để trồng rừng và diện tích đất trống trong các khu rừng đặc dụng hoặc diện tích đất trống được bảo vệ trong các khu rừng khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng”. Dựa trên hiện trạng sử dụng đất, đất lâm nghiệp có thể phân thành hai loại: (1) Đất có rừng; (2) Đất chưa có rừng được quy hoạch để phát triển, 8
- phục hồi rừng. Phân theo tiêu chí quản lý và mục đích sử dụng, Luật Đất đai 2013 quy định đất lâm nghiệp thuộc nhóm đất nông nghiệp. Đất lâm nghiệp gồm: Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng. Cụ thể: - Đất rừng sản xuất là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; Đất rừng phòng hộ là đất để sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; Đất rừng đặc dụng là đất để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. - Giao đất: Theo quy định của pháp luật về đất đai, giao đất hay giao quyền sử dụng đất là một hoạt động của Nhà nước, theo đó là việc Nhà nước giao đất cho các đối tượng có đủ điều kiện để thực hiện các quyền về đất đai. Luật Đất đai 2013 quy định rõ: "Nhà nước giao quyền sử dụng đất là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất". Đối tượng giao đất: Thuật ngữ giao đất, giao rừng (GĐGR) được sử dụng tương đối thường xuyên trong các văn bản của các cơ quan quản lý, các cơ quan thông tin đại chúng và ngôn ngữ hàng ngày, tuy nhiên thực tế GĐGR được hiểu theo nhiều cách khác nhau, với đất đai được trao cho các nhóm sử dụng theo cơ chế và chính sách khác nhau do Trung ương và địa phương quy định: (i) Giao đất-rừng cho các tổ chức của Nhà nước (ii) giao đất-rừng cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng, và (iii) giao khoán đất-rừng cho các hộ gia đình, cá nhân. Luật Đất đai năm 2013 quy định, đối tượng Sử dụng đất theo hình thức giao không thu tiền: Đối tượng duy nhất theo hình thức này là các hộ Gia 9
- đình được nhà nước giao đất nhà nước, và thỏa mãn 2 điều kiện: phải trực tiếp sản xuất và diện tích đất được giao phải nằm trong hạn mức (không quá 3 ha với đất nhà nước trồng cây hàng năm và không quá 30 ha với đất nhà nước trồng cây lâu năm, nếu ngoài hạn mức rồi thì phải thuê). Đối tượng này không phải trả tiền nhưng vẫn được hưởng đầy đủ quyền nhất: thừa kế, cho, tặng, thế chấp, ..Đối tượng Sử dụng đất theo hình thức giao có thu tiền, chỉ có 2 đối tượng: Đối với hộ Gia đình cá nhân sử dụng đất ở bao giờ cũng được cấp Quyền sử dụng đất lâu dài và có thu tiền; Cho các tổ chức kinh tế trong nước (không bao gồm doanh nghiệp nước ngoài) xây dựng, kinh doanh nhà ở để bán (đây cũng là hình thức duy nhất cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh nhà ở). 1.1.2. Chính sách giao đất lâm nghiệp Chính sách là sản phẩm của quá trình ra Quyết định lựa chọn các vấn đề, mục tiêu, giải pháp để giải quyết vấn đề của xã hội. Hay nói cách khác, chính sách là chuổi những hành động mang tính quyền lực của nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề thực tế hay thúc đẩy các vấn đề ưu tiên mà người làm chinh sách (tổ chức, cá nhân, nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, các tổ chức quần chúng, các loại hình doanh nghiệp…) đã đưa ra. Cụ thể hơn, trong bài nghiên cứu bàn về khái niệm chính sách công, tác giả Hồ Việt Hạnh với các cách tiếp cận chính sách công từ nhiều góc độ đã cung cấp cách nhìn mới, có tính gợi mở về chính sách công gắn với thực tiễn Việt Nam. Trên cơ sở tiếp cận đó, tác giả cho rằng “Chính sách công là những quyết định của chủ thể được trao quyền lực công nhằm giải quyết các vấn đề về lợi ích chung của cộng đồng”. Hay chính sách công ở tầm khái quát nhất chính là công cụ để Đảng cầm quyền và chính quyền thể hiện thái độ, hành vi ứng xử của mình về việc giải quyết các vấn đề của đất nước, của thực tiễn đời sống cộng đồng thông qua chương trình hành động với các giải pháp can thiệp nhằm đạt được mục tiêu quản lý của mình. 10
- Trên cơ sở tham khảo các cách tiếp cận khác nhau về chính sách công, có thể đi đến một định nghĩa: Chính sách công là định hướng hành động do nhà nước lựa chọn để giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng phù hợp với thái độ chính trị trong mỗi thời kỳ nhằm giữ cho xã hội phát triển theo định hướng. Chính sách giao đất lâm nghiệp là sách lược và kế hoạch cụ thể để đạt được mục đích là giao đất lâm nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần phát triển KT-XH. Luật Đất đai năm 2013 được ban hành, đây là văn bản luật đánh giá một cách toàn diện các chính sách của của Đảng và trên cơ sở thực tiễn phát triển của nền kinh tế thị trường, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó nội dung về giao quyền sử dụng đất có nhiều đổi mới mang tính đột phá quan trọng, cụ thể: Đã quy định cụ thể điều kiện được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư nhằm lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực thực hiện dự án. Có thể thấy, chính sách về giao đất lâm nghiệp luôn được Nhà nước ta quan tâm và triển khai từ rất sớm. Tuy nhiên, theo thời gian các chính sách được điều chỉnh, thay đổi và bổ sung để phù hợp với điều kiện thực tiễn. Do đó, đến nay đã có hơn 6 Luật, 15 Nghị định, quyết định của Chính phủ và nhiều văn bản luật của các Bộ ngành được ban hành để phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam. Cụ thể, Nhà nước đã không ngừng ban hành và bổ sung nhiều chính sách về đất đai, lâm nghiệp để đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả của công tác giao đất lâm nghiệp (GĐLN) đảm bảo phát triển bền vững, một số chính sách cơ bản như: - Luật Đất đai (các năm 1987, 1993, 2003, 2013). - Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (năm1991 và năm 2004). - Quyết định số 179-CP ngày 12/11/1968 của Hội đồng Chính phủ về một số chính sách đối với hợp tác xã có kinh doanh nghề rừng. 11
- - Quyết định số 184 - HĐBT, ngày 06/11/1982 của Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh giao đất, giao rừng cho tập thể và nhân dân trồng cây, gây rừng. - Quyết định số 327-HĐBT, ngày 15/9/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chính sách sử dụng đất trồng, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước. - Nghị định số 01/CP ngày 01/01/1995 của Chính phủ quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp nhà nước. - Nghị định số 02/CP ngày 15/3/1995 của Chính phủ ban hành quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. - Quyết định 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước các cấp về rừng và đất lâm nghiệp; - Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. - Quyết định số 178/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. - Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh. - Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng; - Quyết định số 106/2006/QĐ-BNN ngày 29/11/2006 của Bộ NN & PTNT về ban hành quy chế quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn. 12
- - Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020. - Thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT/BNN-BTC ngày 03/9/2003 của Bộ NN&PTNT và Bộ Tài chính về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. - Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ NN&PTNT về Hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn. - Thông tư Liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 của Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp. 1.1.3. Vai trò của chính sách giao đất lâm nghiệp trong phát triển kinh tế hộ gia đình Giao đất là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xã hội ở địa bàn nông thôn, đồng thời nâng cao tính trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ, phát triển rừng. Chính sách giao đất lâm nghiệp góp phần đảm bảo an ninh môi trường, cải thiện chất lượng tài nguyên rừng, phát triển lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo thị trường đất đai và việc làm, qua đó cải thiện nguồn vốn sinh kế và thu nhập cho người dân, nhất là dân cư sống dựa vào rừng. Giao đất nông nghiệp nói chung và giao đất lâm nghiệp nói riêng còn có vai trò trong phát kinh tế và phải đạt được cả về mục tiêu về xã hội bởi nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia. Cụ thể, sau năm 1986, bước vào thời kỳ đổi mới, nền kinh tế chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, coi kinh tế hộ gia đình là đơn vị kinh tế cơ bản tự chủ. Đồng thời, ngành lâm nghiệp đã có 13
- bước chuyển từ lâm nghiệp Nhà nước sang lâm nghiệp xã hội, người dân trở thành một trong những lực lượng thiết yếu bảo vệ, phát triển vốn rừng cả về chất và lượng. Trong bối cảnh đó, nhiều văn bản pháp qui đã được ban hành nhằm đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng, chú trọng nhiều hơn đến các thành phần tư nhân, hộ gia đình phù hợp với Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Nhà nước giao đất cho các hộ gia đình và cá nhân đã phát huy được hiệu quả sau khi được nhà nước giao đất, nhà nước giao phương tiện sinh kế cho nhân dân, các cá nhân, tổ chức nhận bảo vệ, chăm sóc, nuôi trồng, khai thác và tận dụng sản phẩm của rừng để giải quyết việc làm, tang thu nhập và triển kinh tế hộ gia đình. Vì vậy, mọi chính sách để phát triển trên lĩnh vực nông, lâm nghiệp áp dụng chung cho Quốc gia cần được cụ thể hoá cho phù hợp với từng vùng, địa phương nhằm thúc đẩy phát triển các mô hình hiệu quả trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, cung ứng sản phẩm sạch, an toàn phục vụ thị trường tiêu dùng. Giao đất còn giữ vai trò cần thiết trong tiến trình hướng đến mục tiêu quản lý rừng bền vững, tang độ che phủ của rừng, tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, duy trì đa dạng sinh học và hỗ trợ môi trường sống trên cơ sở phân quyền quản lý (Trần Thị Tuyết, 2019). Giao đất, giao rừng được xem là công cụ thu hút các thành phần trong xã hội tham gia vào quản lý rừng, góp phần hạn chế các tác động tiêu cực, tăng cường chất lượng tài nguyên rừng và giảm tải cho lực lượng quản lý Nhà nước, đồng thời từng bước cải thiện sinh kế dân cư. Thực vậy, giao đất, giao rừng với việc trao quyền và bảo đảm quyền sở hữu, sử dụng là điều kiện, tiền đề cho sản xuất ổn định bởi sự duy trì và gia tăng nguồn vốn sinh kế của các thành phần kinh tế thông qua cải thiện tư liệu sản xuất, đảm bảo cơ hội đầu tư phát triển, kết 14
- hợp với sự hỗ trợ về mặt tài chính, kiến thức và vật chất đã giúp các chủ thể thay đổi nhận thức, gia tăng giá trị rừng theo hướng bền vững. 1.2. Quy trình tổ chức thực hiện chính sách 1.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách Xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện chính sách là công việc hết sức quan trọng, diễn ra trong một thời gian dài do đó cần lập kế hoạch, chương trình thật sát, với tình hình của mổi địa phương, phân công nhiệm vụ cụ thể, hợp lý và khoa học để các bên có liên quan triển khai thực hiện chính sách một cách chủ động hoàn toàn và đảm bảo tuân thủ theo đúng quan điểm, mục tiêu, yêu cầu của chủ thể ban hành đề ra để thực hiện chính sách một cách chủ động và hiệu quả. Kế hoạch triển khai thực thi chính sách giao đất lâm nghiệp bao gồm các nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, lập kế hoạch tổ chức điều hành và thực hiện cần đảm bảo những ý tưởng dự kiến đạt được về cơ quan chủ trì và các cơ quan trong công tác phối hợp thực hiện; số lượng và chất lượng nhân sự tham gia thực hiện; những dự kiến về trách nhiệm của cán bộ quản lý và công chức thực hiện; cơ chế tác động giữa các cấp thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp. Thứ hai, xác định thời gian triển khai thực hiện, dự kiến thời gian duy trì chính sách và dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ công tác tuyên truyền chính sách đến khi tổng kết rút kinh nghiệm. Mỗi bước cần có mục tiêu cần đạt được cụ thể và dự kiến thời gian cho việc thực hiện các mục tiêu. Thứ ba, xác định kế hoạch cung cấp các nguồn nhân lực, vật lực về trang thiết bị kỹ thuật, các nguồn lực tài chính... Thứ tư, lên kế hoạch kiểm tra về thực hiện tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực thi chính sách. Thứ năm, xây dựng dự kiến về nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành; về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức và các đơn vị 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 88 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 80 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 67 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 77 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 48 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 70 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 47 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 46 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 31 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 48 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
24 p | 50 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn