intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và sự bền vững của ngân sách thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

41
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vấn đề chính sách được đặt ra là phân tích tính kém bền vững của ngân sách TPHCM hiện tại. Từ đó, tập trung nghiên cứu về thuế SDĐPNN với vai trò như là một nguồn thu ổn định để góp phần nâng cao tính bền vững của TPHCM trong tương lai. Đề tài còn nhằm mục tiêu đề xuất các kịch bản để tăng số thu thuế SDĐPNN hiện tại và dự báo số thu cho thành phố trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và sự bền vững của ngân sách thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO T ƢỜ ĐẠ ỌC TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---o0o--- PHẠM ANH THI THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP VÀ SỰ BỀN VỮNG CỦA NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬ VĂ T ẠC SĨ C Í SÁC CÔ TP. Hồ Chí Minh, 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO T ƢỜ ĐẠ ỌC TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---o0o--- C ƢƠ T Ì ẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT PHẠM ANH THI THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP VÀ SỰ BỀN VỮNG CỦA NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬ VĂ T ẠC SĨ C Í SÁC CÔ gƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HUỲNH THẾ DU TP. Hồ Chí Minh, 2015
  3. -i- LỜ CAM ĐOA Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 7 năm 2015 Tác giả Phạm Anh Thi
  4. -ii- LỜI CẢM Ơ Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright cùng các thầy cô của chƣơng trình. Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn sự hƣớng dẫn tận tình của Tiến sĩ Huỳnh Thế Du trong suốt quá trình tôi làm luận văn. Xin cảm ơn những ngƣời bạn trong lớp MPP6 đã luôn hỗ trợ tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ trong quá trình thực hiện bài viết. Cuối cùng, tôi muốn tỏ lòng tri ân tới gia đình đã luôn bên cạnh động viên tôi trong suốt thời gian qua. Tác giả Phạm Anh Thi
  5. -iii- TÓM TẮT LUẬ VĂ Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) có vai trò quan trọng về kinh tế, xã hội của Việt Nam nhƣng lại đang bị kìm hãm sự phát triển do cơ chế quản lý thu chi ngân sách. Trong những năm qua, TPHCM chỉ giữ lại chƣa tới 30% tổng ngân sách thu đƣợc, chƣa bằng 10% GRDP của mình. Trong khi đó, Hà Nội đƣợc giữ lại đến 56% nguồn thu, tƣơng đƣơng với 21,9% GRDP, một số thành phố trong khu vực nhƣ Thƣợng Hải, Hồng Kông, Singapore có mức chi ngân sách so với GDP gấp đôi hoặc gấp 3 TPHCM. Thêm vào đó, cấu trúc các nguồn thu không bền vững dẫn đến hệ quả không đủ chi tiêu để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội tƣơng xứng với tiềm năng. Vấn đề đặt ra hiện nay để giải quyết tình trạng kém bền vững của ngân sách thành phố là phải tìm ra các nguồn thu có tính ổn định lâu dài mà thành phố có thể giữ lại để tài trợ cho nhu cầu của mình. Thuế bất động sản (BĐS) thu hàng năm - Thuế SDĐPNN nổi bật lên nhƣ là một nguồn thu tiềm năng. Tuy nhiên, số thu thuế SDĐPNN ở TPHCM những năm qua không đáng kể và chƣa đƣợc chú trọng đúng mức. Cụ thể, số thu năm 2013 chỉ bằng khoảng 10% tiềm năng có thể thu đƣợc, chƣa bằng 0,1% ngân sách địa phƣơng. Những trục trặc đến từ chính sách thuế suất thấp, cơ sở thuế hẹp cộng với quản lý hành thu kém hiệu quả. Sau khi tham khảo kinh nghiệm thế giới cộng với phân tích tình hình thực tế ở Việt Nam, đề tài đã đƣa ra một số gợi ý chính sách nhằm tăng nguồn thu thuế SDĐPNN ở TPHCM. Nhóm kiến nghị thứ nhất đối với Chính phủ liên quan đến việc tăng quyền chủ động cho TPHCM trong quản lý ngân sách thông qua việc cho phép TPHCM đƣợc quyền thí điểm cải cách thuế SDĐPNN. Nhóm kiến nghị thứ hai gợi ý cho TPHCM thực hiện thay đổi theo lộ trình, thông qua 3 kịch bản thuế nhằm đạt đƣợc mục tiêu số thu thuế xấp xỉ 1% GDP, 13% tổng chi ngân sách địa phƣơng (tỉ lệ trung bình của các quốc gia trên thế giới). Các giải pháp cụ thể trong ngắn hạn bao gồm việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu về đất đai, thay đổi giá đất tính thuế, xây dựng hệ thống các điểm nộp thuế, giúp giảm chi phí hành thu, tăng hiệu quả thu thuế. Từ đó, về dài hạn, sẽ mở rộng cơ sở thuế cho cả nhà và đất nhƣ xu hƣớng thuế BĐS trên thế giới và tiếp tục tăng thuế suất để đảm bảo nguồn thu đồng thời cũng đáp ứng đƣợc các mục tiêu về điều tiết thị trƣờng BĐS.
  6. -iv- MỤC ỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................... iii M C L C ....................................................................................................................... iv DANH M C TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................... vi DANH M C BẢNG ....................................................................................................... vii CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................... 1 1.1. Bối cảnh ..................................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 2 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.5. Bố cục nghiên cứu ...................................................................................................... 3 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ................................ 4 2.1. Tính bền vững của ngân sách địa phƣơng ................................................................... 4 2.2. Thuế bất động sản....................................................................................................... 4 2.2.1. Đặc điểm của thuế BĐS ........................................................................................... 5 2.2.2. Yêu cầu cho Thuế BĐS ........................................................................................... 5 2.2.3. Tính khả thi của thuế BĐS ....................................................................................... 6 2.2.3.1. Cơ sở thuế ............................................................................................................ 6 2.2.3.2. Giá tính thuế ......................................................................................................... 6 2.2.3.3. Thuế suất .............................................................................................................. 8 2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia ............................................................................... 8 2.3.1. Thuế bất động sản ở Canada .................................................................................... 8 2.3.2. Thuế bất động sản ở Trung Quốc ............................................................................. 9 2.3.3. Thuế bất động sản ở Indonesia ............................................................................... 10 CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................................................................................................... 12 3.1. Khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính hiện tại.................................................... 12
  7. -v- 3.2. Chính sách chi tiêu đảm bảo cho kinh tế tăng trƣởng ................................................ 14 3.3. Khả năng đáp ứng các nghĩa vụ trong tƣơng lai bằng gánh nặng thuế hiện tại ........... 15 3.4. Khả năng chi trả nghĩa vụ hiện tại mà không chuyển gánh nặng chi phí lên thế hệ tƣơng lai .......................................................................................................................... 16 3.5. So sánh tính bền vững ngân sách TPHCM với một số thành phố trong khu vực ........ 17 3.6. Kết luận về tính bền vững của ngân sách địa phƣơng ................................................ 18 CHƢƠNG 4. ĐỀ XUẤT CẢI CÁCH NHẰM TĂNG SỐ THU THUẾ SỬ D NG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................. 19 4.1. Tiềm năng thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại TPHCM ................................... 19 4.1.1. Ƣớc tính tiềm năng thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ...................................... 19 4.1.2. Phân tích tình hình thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp....................................... 19 4.1.2.1. Tỉ lệ bao phủ ....................................................................................................... 20 4.1.2.2. Tỉ lệ định giá....................................................................................................... 21 4.1.2.3. Doanh thu thuế thu đƣợc trên tổng nghĩa vụ thuế đƣợc lập hóa đơn .................... 22 4.2. Đề xuất cải cách chính sách thuế .............................................................................. 23 4.2.1. Kịch bản 1: Cải thiện công tác quản lý thu thuế ..................................................... 24 4.2.2. Kịch bản 2: Thay đổi thuế suất............................................................................... 24 4.2.3. Kịch bản 3: Thay đổi cơ sở thuế và thuế suất ......................................................... 25 4.3. Kết luận .................................................................................................................... 26 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .................................... 28 5.1. Kết luận .................................................................................................................... 28 5.2. Khuyến nghị chính sách............................................................................................ 29 5.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ .................................................................................. 29 5.2.2. Kiến nghị đối với TPHCM ..................................................................................... 30 5.2.2.1. Tăng số thu thuế SDĐPNN trong ngắn hạn ......................................................... 30 5.2.2.2. Tăng số thu thuế SDĐPNN trong dài hạn ............................................................ 31 5.3. Thảo luận về các kiến nghị chính sách ...................................................................... 32 5.4. Hạn chế của luận văn ................................................................................................ 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 33 PH L C ....................................................................................................................... 37
  8. -vi- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt BĐS : Bất động sản đ.t.g : đồng tác giả ĐVT : Đơn vị tính GDP : Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GRDP : Gross Regional Domestic Product Tổng sản phẩm trong tỉnh IMF : International Monetary Fund Quỹ tiền tệ thế giới NGTK : Niên giám thống kê NHPT : Ngân hàng phát triển NHTG : Ngân hàng thế giới NSCT : Ngân sách cấp trên NSNN : Ngân sách Nhà nƣớc NSQG : Ngân sách quốc gia NSTP : Ngân sách thành phố ODA : Official Development Assistant Nguồn vốn vay ƣu đãi từ nƣớc ngoài OECD : Organization for Economic Co- Tổ chức hợp tác phát triển operation and Development kinh tế SDĐPNN : Sử dụng đất phi nông nghiệp SXKD : Sản xuất kinh doanh TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh UBND : Uỷ ban nhân dân
  9. -vii- A MỤC Ả Bảng 2.1. Giá trị tính thuế và phƣơng pháp tính giá trị trong Thuế BĐS ..................... 7 Bảng 3.1. Thu ngân sách TPHCM so với cả nƣớc ..................................................... 13 Bảng 3.2. Cơ cấu thu ngân sách theo nội dung kinh tế .............................................. 14 Bảng 3.3. Cơ cấu chi ngân sách địa phƣơng.............................................................. 14 Bảng 3.4. Nhu cầu vốn thực và thiếu hụt tài trợ trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng địa phƣơng của TPHCM giai đoạn 2011 – 2015 ............................................................. 16 Bảng 4.1. Tính toán số thu tiềm năng năm 2013 ....................................................... 19 Bảng 4.2. Ƣớc tính doanh thu thuế kịch bản 2 .......................................................... 25 Bảng 4.3. Ƣớc tính doanh thu thuế kịch bản 3 .......................................................... 26
  10. -1- C ƢƠ 1: ỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh Thuế bất động sản (BĐS) là loại thuế tài sản phố biến nhất, đƣợc đánh trên giá trị của BĐS, bao gồm đất và những kiến trúc xây dựng trên đó. “Một chính sách thuế BĐS là thiết yếu và không thể tránh đƣợc”1. Đối với các nƣớc phát triển, loại thuế này đƣợc ví nhƣ một cỗ máy tạo nguồn thu đầy tiềm năng và tƣơng đối ổn định. Hầu hết các quốc gia đang phát triển hay trong quá trình chuyển đổi xây dựng hoặc cải cách thuế BĐS nhằm tạo ra đủ nguồn lực dài hạn cho địa phƣơng. Các sắc thuế BĐS đƣợc áp dụng ở các nƣớc khác nhau phụ thuộc vào mục đích áp dụng chính sách. Một số nƣớc chủ yếu nhằm đến việc cung cấp một nguồn thu chính và ổn định cho chính quyền địa phƣơng thông qua thuế BĐS hàng năm trong khi các nƣớc khác ƣu tiên việc tăng nguồn thu chung (chủ yếu dựa vào thuế chuyển nhƣợng tài sản) hoặc tăng tính hiệu quả và sự công bằng của toàn bộ hệ thống thuế (dựa vào thuế trên lợi ròng hoặc thu từ quà tặng, thừa kế).2 Ở Việt Nam, một số loại thuế đang đƣợc áp dụng cho việc sử dụng đất đai và tài sản nhƣ: Thuế nhà đất, Thuế sử dụng đất nông nghiệp, Thuế chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, tiền lệ phí sử dụng đất, các loại phí thuê đất và mặt nƣớc và lệ phí đăng ký trƣớc bạ. Trong đó, Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN) đƣợc áp dụng từ năm 2012 là loại thuế BĐS đƣợc thu hàng năm, mang tính chất ổn định và dự báo đƣợc. Tuy nhiên, thống kê cho thấy số thu thuế SDĐPNN ở Việt Nam trong những năm qua chiếm tỉ lệ chƣa tới 0.2% trong tổng thu ngân sách nhà nƣớc. Bên cạnh đó, ở Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) con số này cũng đƣợc tính toán chƣa đến 0.1% tổng thu ngân sách địa phƣơng, là con số quá ít.3 Từ đó, nhận thấy rằng tính khả thi của loại thuế này hiện tại vẫn chƣa đạt đƣợc. Với bối cảnh các nguồn thu chiếm tỷ trọng cao hiện nay nhƣ thu từ dầu thô, từ thuế xuất nhập khẩu, từ việc bán đất có xu hƣớng sẽ giảm trong tƣơng lai, điều này đã ảnh hƣởng không nhỏ đến tính ổn định và bền vững của ngân sách TPHCM. Vấn đề đặt ra là phải huy 1 Klibaner (2013). 2 Chi tiết ở Phụ lục 2. 3 Chi tiết ở Phụ lục 3.
  11. -2- động đƣợc nguồn thu có tính bền vững lâu dài để góp phần giúp thành phố trong việc cải thiện mô hình thu chi. Thuế bất động sản (BĐS) nổi bật lên nhƣ là một nguồn thu tiềm năng. Nguồn thu lớn từ đất của TPHCM là thuế môn bài và lệ phí trƣớc bạ mà chủ yếu là từ việc bán đất một lần, là nguồn có xu hƣớng giảm theo thời gian. Trong khi đó, khoản thu thuế hàng năm trên trữ lƣợng của cải lớn nhất, là quỹ đất và số lƣợng công trình xây dựng trên đất lại chiếm một tỉ lệ nhỏ. Đây là hạn chế trong nguồn thu của thành phố, ngƣợc lại, cũng là điều kiện rất tốt để ban hành một loại thuế tài sản hiện đại ở TPHCM (Rosengard và đ.t.g, 2006). 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Vấn đề chính sách đƣợc đặt ra là phân tích tính kém bền vững của ngân sách TPHCM hiện tại. Từ đó, tập trung nghiên cứu về thuế SDĐPNN với vai trò nhƣ là một nguồn thu ổn định để góp phần nâng cao tính bền vững của TPHCM trong tƣơng lai. Đề tài còn nhằm mục tiêu đề xuất các kịch bản để tăng số thu thuế SDĐPNN hiện tại và dự báo số thu cho thành phố trong tƣơng lai. Đề tài chỉ nhằm vào việc phân tích thuế SDĐPNN nhƣ là một công cụ tăng số thu, nên chủ yếu xem xét tinh khả thi của loại thuế này. Tính công bằng và hiệu quả nếu có đề cập đến chỉ là tham khảo cho một số gợi ý chính sách. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài nhằm trả lời ba câu hỏi: Thứ nhất, tính bền vững của ngân sách TPHCM hiện nay nhƣ thế nào? Thứ hai, tính khả thi của thuế SDĐPNN hiện nay nhƣ thế nào? Thứ ba, số thu từ thuế SDĐPNN của TPHCM có khả năng tăng lên bao nhiêu theo những kịch bản khác nhau? 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phƣơng pháp định tính, sử dụng khung lý thuyết của Schick (2005) để đánh giá tính bền vững ngân sách TPHCM. Thêm vào đó, tổng hợp lý thuyết về thuế BĐS, tính khả thi của thuế và phân tích kinh nghiệm quốc tế thông qua ba quốc gia điển hình. Ngoài
  12. -3- ra, nghiên cứu sử dụng nguồn số liệu từ Bảng giá các loại đất năm 2013 do UBND TPHCM quy định, từ Niên giám thống kê (NGTK) TPHCM 2013 và các số liệu tổng hợp từ các nguồn khác nhau cũng nhƣ tính toán của tác giả để làm cơ sở ƣớc tính số thu thuế tiềm năng của TPHCM. 1.5. Bố cục nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc trình bày theo 5 chƣơng, cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1: Giới thiệu. Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và Kinh nghiệm quốc tế. Chƣơng 3: Đánh giá tình hình ngân sách TPHCM. Chƣơng 4: Đề xuất cải cách nhằm tăng số thu thuế SDĐPNN cho TPHCM. Chƣơng 5: Kết luận và khuyến nghị chính sách.
  13. -4- C ƢƠ 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 2.1. Tính bền vững của ngân sách địa phƣơng Địa phƣơng muốn phát triển bền vững thì ngân sách phải bền vững. Tính bền vững của ngân sách là khái niệm đƣợc sử dụng ngày càng phổ biến hiện nay với nhiều cách đánh giá khác nhau. Theo Vũ Đình Ánh (2013, trích trong Đặng Thị Mạnh, 2011), ngân sách bền vững là “một ngân sách luôn có khả năng cung cấp cho nhà nƣớc những công cụ tài chính khả dụng, trong bất kỳ tình huống nào, thu và chi ngân sách nhà nƣớc (NSNN) đều đƣợc kiểm soát một cách chủ động, trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều không đẩy Nhà nƣớc vào tình trạng vỡ nợ”. Nghiên cứu sử dụng khung phân tích tính bền vững ngân sách của Schick (2005). Ngân sách bền vững phải đảm bảo 4 yếu tố: Tình trạng có thể trả nợ (Solvency) - Khả năng của chính phủ trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính; Tăng trƣởng (Growth) - Chính sách chi tiêu đảm bảo cho kinh tế tăng trƣởng; Ổn định (Stability) - Khả năng của chính phủ trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tƣơng lai bằng gánh nặng thuế hiện tại; Công bằng (fairness) - Khả năng của chính phủ trong việc chi trả các nghĩa vụ hiện tại mà không chuyển gánh nặng chi phí lên thế hệ tƣơng lai. 2.2. Thuế bất động sản Thuế là một khoản đóng góp mang tính bắt buộc, là một khoản chuyển giao nguồn lực của ngƣời dân cho chính phủ. Thuế có chức năng tạo nguồn thu cho NSNN, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính phủ, phân bổ nguồn lực, phân phối thu nhập cũng nhƣ là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô. Căn cứ theo đối tƣợng chịu thuế, có thể chia các sắc thuế thành ba loại: thuế thu nhập, thuế tiêu dùng và thuế tài sản. Thuế tài sản là loại thuế có đối tƣợng chịu thuế là giá trị tài sản, bao gồm động sản và BĐS. Thuế BĐS là thuế đánh trên giá trị vốn của đất và các cải tiến, giá trị hàng năm hay tiền thuê đất hoặc giá trị đất theo vị trí. Trong thực tế, thuế BĐS có thể đƣợc áp dụng với khái niệm rộng hơn, bao gồm các loại thuế đánh trên quyền sử dụng, sở hữu và chuyển giao
  14. -5- BĐS (Norregaard, 2013). Tuy vậy, khái niệm quan trọng nhất khi nói đến thuế BĐS trong các nghiên cứu liên quan vẫn là loại thuế đánh hàng năm vì đây là sắc thuế mang đến doanh thu thƣờng xuyên và bền vững nhất. 2.2.1. Đặc điểm của thuế BĐS Theo Enid Slack (2002), thuế BĐS có một số đặc điểm khác biệt và tác động đến việc cải cách thuế. Thứ nhất, thuế BĐS có tính hiển hiện cao. Đây là loại thuế đƣợc trả trực tiếp dƣới hình thức thuế khoán định kỳ, không phụ thuộc vào nguồn thu nhập của ngƣời nộp thuế nhƣ các loại thuế thu nhập. Do đó, ngƣời nộp dễ xác định đƣợc số thuế phải nộp. Thứ hai, về lý thuyết, thuế BĐS là loại thuế có đăng ký nên mang tính chất dễ thu. Thứ ba, nhiều ý kiến cho rằng thuế BĐS tạo gánh nặng cho những ngƣời có thu nhập thấp hơn là những ngƣời có thu nhập cao, nên hầu nhƣ quốc gia nào cũng quy định về những trƣờng hợp miễn giảm thuế. Điều này cũng làm tăng gánh nặng cho việc thực thi các sắc thuế. Cuối cùng, thuế BĐS ngoài mục đích chính là tạo nguồn thu bền vững cho chính quyền địa phƣơng còn có tác dụng điều tiết thị trƣờng BĐS, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Đây cũng là một trong những lí do quan trọng để các quốc gia thực hiện cải cách thuế này. 2.2.2. Yêu cầu cho Thuế BĐS4 Lý thuyết thuế đã xác định các nguyên tắc chung của một hệ thống thuế bền vững là hiệu quả kinh tế (thuế giảm thiểu tổn thất xã hội, cơ sở thuế rộng và thuế suất thấp), công bằng kinh tế (công bằng dọc và công bằng ngang) và khả thi hành chính (đơn giản, minh bạch, giảm chi phí thực thi, tạo ngân sách ròng lớn nhất). Theo Lymer & Hancock (2002), Stiglitz (2000) và James & Nobes (2000), mục tiêu quan trọng nhất của thuế BĐS ở hầu hết các nƣớc là cung cấp tài chính cho chính quyền để chi tiêu công, phân phối lại phúc lợi, điều phối nguồn lực thị trƣờng một cách hiệu quả và kiểm soát vòng quay tiền. Nhƣ vậy, việc tạo ra doanh thu đủ lớn với chi phí tƣơng đối thấp là nhiệm vụ đầu tiên và trƣớc nhất khi áp dụng thuế BĐS (Doherty, 1999).5 Sau khi thực thi một thời gian, đến giai đoạn phân phối lại, tính hiệu quả và công bằng mới là quan trọng hơn. Trong giai đoạn đầu áp dụng 4 Chi tiết ở Phụ lục 4. 5 Kitchen (2003).
  15. -6- thuế BĐS ở Việt Nam nhƣ hiện nay, nghiên cứu chỉ tập trung vào tính khả thi của loại thuế này, cụ thể là số thu thuế và khả năng hành thu của thuế SDĐPNN. 2.2.3. Tính khả thi của thuế BĐS 2.2.3.1. Cơ sở thuế Thuế BĐS có thể đƣợc đánh trên giá trị đất, giá trị công trình trên đất (nhà), giá trị cả đất và nhà hoặc giá trị cho thuê hàng năm.6 Việc chọn lựa cơ sở thuế phụ thuộc vào các quốc gia khác nhau, với mục đích cải cách và việc thực thi khác nhau. Theo tổng hợp của Trịnh Hồng Loan (2010)7, trong tổng cộng 122 quốc gia xem xét, giá trị tài sản là cơ sở thuế đƣợc sử dụng phổ biến nhất (52 quốc gia áp dụng), sau đó là diện tích và giá trị tính thuế hàng năm. Ngoài ra, các nƣớc Trung Bắc Mỹ hay các nƣớc phía Tây (hầu hết là những nƣớc có thu nhập cao) chủ yếu lựa chọn giá trị tài sản làm cơ sở thuế BĐS. Đứng trên góc độ số thu thuế, có thể thấy rằng để có một doanh thu thuế định trƣớc, nếu giá trị BĐS đánh thuế cao chỉ cần áp dụng một mức thuế suất thấp, nhƣng ngƣợc lại, nếu đánh thuế ở cơ sở giá trị BĐS thấp thì mức thuế suất phải cao hơn để đảm bảo doanh thu. (Nguyễn Thị Mỹ Linh, 2012).8 Nhƣ vậy, nếu mục tiêu đạt đƣợc số thu thuế định trƣớc thì với cơ sở thuế rộng, mức thuế suất đƣa ra sẽ thấp hơn và do đó, trong thực tế, có thể sẽ dễ đƣợc chấp nhận hơn. 2.2.3.2. Giá tính thuế Theo Harry Kitchen (2003), một số cách chọn giá trị tính thuế và cách tính giá ở các quốc gia đƣợc tổng hợp lại bao gồm: a. Giá trị thị trường của tài sản trên đất Giá trị thị trƣờng là giá đƣợc xác định tự nguyện bởi ngƣời mua và ngƣời bán. Giá này đƣợc tính theo giá mua bán tài sản trong năm tính thuế hoặc theo các phƣơng pháp định giá 6 Norregaard (2013). 7 Chi tiết ở Phụ lục 5. 8 Ví dụ cụ thể ở Phụ lục 6.
  16. -7- đƣợc sử dụng. Thông thƣờng có ba phƣơng pháp định giá đƣợc sử dụng: cách định giá so sánh, cách định giá khấu hao và cách định giá theo thu nhập (theo tiền thuê thực tế).9 b. Giá trị thị trường của đất Bản chất cách đánh giá theo giá đất là một trƣờng hợp đặc biệt vì tách riêng giá trị của những công trình trên đất ra khỏi giá trị đánh giá. Tuy vậy, việc này là không dễ dàng và khó tính chính xác do đó ít đƣợc sử dụng rộng rãi. c. Giá trị thị trường của cả nhà và đất Với cách đánh giá theo đơn vị, cơ sở thuế là sự kết hợp giữa đất và nhà. Giá trị này có thể xét đến vị trí, điều kiện thị trƣờng hay chất lƣợng cấu trúc của đơn vị nhà đất. Cách đánh giá này đƣợc sử dụng rộng rãi và đƣợc cho là phù hợp với các nƣớc phát triển cũng nhƣ đang phát triển. Bảng 2.1. Giá trị tính thuế và phƣơng pháp tính giá trị trong Thuế ĐS Cơ sở thuế Cách đo lƣờng Một số nƣớc sử dụng Giá so sánh, giá khấu hao hoặc Canada, Hoa Kỳ, Úc, Indonesia, Nhật Giá trị thị trường định giá theo thu nhập Bản Giá trị cho thuê Thu nhập cho thuê ròng Pháp, Morocco, Ấn Độ Số mét vuông của cả nhà và Israel, Phần Lan, Estonia, Cộng hòa Giá trị nhà và đất đất, đƣợc điều chỉnh Séc, Slovakia, Nga Nguồn: Trích trong Harry Kitchen (2003), Property Taxation: Issues in Implementation Bảng tổng hợp giá trị tính thuế và phƣơng pháp tính cho thấy các nƣớc tiên tiến (Canada, Hoa Kỳ) hay các nƣớc đƣợc đánh giá là có hệ thống thuế BĐS tốt (Indonesia) đều sử dụng giá trị thị trƣờng để tính thuế BĐS. Đây là một gợi ý quan trọng cho Việt Nam trong quá trình cải cách loại thuế này. 9 Chi tiết ở Phụ lục 7.
  17. -8- 2.2.3.3. Thuế suất Thuế suất của các loại thuế BĐS đƣợc áp dụng hiện nay có thể phân thành 4 loại: Thuế suất tỉ lệ, Thuế suất cố định, Thuế suất lũy tiến và Thuế suất lũy thoái.10 Hầu hết các quốc gia phát triển chọn thuế suất tỉ lệ vì nó đơn giản và hiệu quả trong thực thi hơn thuế suất lũy tiến, bất chấp nhƣợc điểm có thể tồn tại về việc kém công bằng và có thể tạo ra ít doanh thu hơn. Trong khi đó, thuế suất lũy tiến thƣờng đƣợc áp dụng kèm với việc miễn trừ thuế cho tài sản giá trị thấp. Loại thuế suất này có vẻ nhƣ công bằng hơn vì mục tiêu của nó là giảm gánh nặng thuế cho ngƣời thu nhập thấp và chuyển sang cho ngƣời có thu nhập cao hơn. Tuy vậy, loại này lại khó thực hiện trong thực tế do hệ thống định giá và hệ thống số liệu không hoàn chỉnh. 2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia Ngày nay, chính sách thuế BĐS đang đƣợc sử dụng rộng rãi ở tất cả các nƣớc. Việt Nam hiện đang trong quá trình cải cách hệ thống thuế nên cần nghiên cứu để học hỏi kinh nghiệm ở các quốc gia khác. Đề tài đã chọn ba quốc gia điển hình với điều kiện kinh tế, xã hội cũng nhƣ chính sách thuế khác nhau để tổng hợp và rút ra bài học tham khảo cho nƣớc ta: Canada là một quốc gia Châu Âu có hệ thống thuế hiện đại. Indonesia là nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam với việc cải tổ chính sách thuế BĐS đƣợc đánh giá là khá thành công. Trung Quốc là một quốc gia có đặc điểm văn hóa, xã hội cũng nhƣ chính sách thuế có nhiều nét tƣơng đồng với Việt Nam. 2.3.1. Thuế bất động sản ở Canada Hệ thống đánh giá thống nhất dựa trên giá trị thị trƣờng đƣợc áp dụng ở Canada. Việc đánh giá giá trị tài sản đƣợc thực hiện 3 năm một lần. Theo cách đánh giá này, các chính quyền địa phƣơng định mức thuế suất cho các loại tài sản khác nhau: khu vực nhà ở, khu vực đông dân cƣ (multiresidental), thƣơng mại, công nghiệp, phân phối, nông trại và rừng có quản lý. Ngoài ra, trong các loại này còn có thể đƣợc chia nhỏ ra tùy từng thành phố. 10 Xu (2011); Chi tiết ở Phụ lục 8.
  18. -9- Thuế tài sản đƣợc tính bằng cách sử dụng giá trị thị trƣờng của tài sản đƣợc định giá bởi Tổ chức định giá tài sản đô thị MPAC11, nhân với thuế suất của chính quyền cộng với mức thuế suất giáo dục cho loại tài sản phù hợp. 2.3.2. Thuế bất động sản ở Trung Quốc Thuế BĐS ở Trung Quốc trƣớc đây đƣợc thiết kế tƣơng tự ở Việt Nam, bao gồm 5 loại thuế.12 Tuy nhiên, hệ thống thuế này đƣợc minh chứng là gặp nhiều trục trặc. Thứ nhất, số thu thuế còn hạn chế, nguồn thu cho chính quyền không bền vững. Thứ hai, gánh nặng thuế chủ yếu là vào hoạt động mua bán chứ không phải hoạt động sở hữu. Do đó, từ năm 2003, cải cách thuế BĐS bắt đầu đƣợc đề nghị. 6 thành phố đƣợc chọn làm thử nghiệm vào năm 2006 và đến năm 2007 là 10 thành phố. Mục tiêu của cải cách thuế là xây dựng một hệ thống đánh thuế trên cả đất và nhà dựa trên giá đƣợc xác định hàng năm để tạo ra nguồn thu đáng kể cho chính quyền địa phƣơng. CAMA (Hệ thống kiểm định tin học hóa) đƣợc thực thi ở các thành phố thử nghiệm. Quá trình cải cách đƣợc diễn ra từng bƣớc một từ năm 2005 đến 2011 để xây dựng cơ sở dữ liệu và tính toán các kịch bản thuế thích hợp. Một số kết quả tích cực đáng kể đã đạt đƣợc. Vào năm 2010, doanh thu thuế từ BĐS ở Trung Quốc khoảng bằng 1,6% GDP, gần bằng với doanh thu ở các nƣớc OECD. Tuy nhiên, so với mức trung bình của các quốc gia này, Trung Quốc thu đƣợc nhiều thuế từ giao dịch BĐS và ít các khoản thu từ các BĐS hàng năm hơn.13 Đến năm 2011, Thƣợng Hải và Trùng Khánh bắt đầu thử nghiệm một bƣớc tiến quan trọng trong quá trình này. Đó là thu thuế đối với nhà thứ hai của cƣ dân thành phố và nhà thứ nhất của dân nhập cƣ dựa trên giá giao dịch. Ở Thƣợng Hải, nếu một gia định có nhà với diện tích hơn 60 m2/ngƣời, tài sản đó sẽ đƣợc đánh thuế ở mức 0.4% - 0.6% trên giá tài sản hàng năm. Ở Trùng Khánh, mức thuế suất tập trung nhiều vào việc hạn chế đầu cơ biệt thự và tài sản giá trị lớn, với mức thuế từ 0.5% -1.2% trên giá tài sản mỗi năm. Tuy rằng đến năm 2014, chính sách mới ở hai thành phố này đƣợc chứng minh là đã góp phần vào việc giảm giá BĐS ở các địa phƣơng đó và tăng nguồn thu thuế cho địa phƣơng nhƣng những kết quả này vẫn chƣa đủ thuyết phục. Nhiều nhà chính sách cho rằng tuy 11 Municipal Property Assessment Corporation. 12 Chi tiết ở Phụ lục 9. 13 Brys (2013).
  19. -10- doanh thu có tăng nhƣng chi phí quản lý và đánh giá của Chính phủ cũng tăng cao không kém. Thêm vào đó, thị trƣờng BĐS ở Trung Quốc hạ nhiệt không phải chủ yếu là nhờ sự thay đổi chính sách loại thuế này, mà do từ nửa đầu năm 2014, thị trƣờng lại có dấu hiệu đƣợc “làm ấm” trở lại. Vì các lí do trên, Chính phủ Trung Quốc vẫn đang cân nhắc về việc nhân rộng triển khai cho các tỉnh thành khác. 2.3.3. Thuế bất động sản ở Indonesia14 Trƣớc cải cách, hệ thống thuế Indonesia rất phức tạp gồm 7 loại thuế với các mức thuế suất khác nhau và quản lý bởi các cơ quan khác nhau. Từ 1985, chính phủ bắt đầu thực hiện cải cách giai đoạn 1 và đến 1987, thực hiện cải cách giai đoạn 2 với mục tiêu cải thiện công tác thu thuế. Đối tƣợng chịu thuế là tất cả đất đai và công trình xây dựng với công thức tính nhƣ sau: Thuế BĐS phải nộp = Giá trị BĐS chịu thuế * Tỷ lệ giá trị BĐS chịu thuế * Thuế suất Trong đó: Giá trị BĐS chịu thuế đƣợc định giá trên cơ sở giá trị thị trƣờng: giá trung bình ghi nhận theo mua bán thông thƣờng hoặc giá của BĐS tƣơng đƣơng, 3 năm định giá một lần. Đối với các khu vực phát triển thì định giá hàng năm. Thuế suất đƣợc quy định là 0,5% đối với tất cả công trình xây dựng và đất đai. Cách tính này đơn giản và dễ áp dụng. Điểm sáng trong cải cách thuế BĐS ở Indonesia là việc cải thiện công tác thu thuế bằng cách sử dụng Hệ thống điểm nộp thuế SISTEP (qua ngân hàng, bƣu điện hay ATM) và chế tài cho các trƣờng hợp nộp trễ.15 Những thay đổi về cải tiến quản lý đƣợc phát triển và giới thiệu ở mức thử nghiệm cơ bản vào năm 1989 cho phép chính phủ thực hiện các quy trình kiểm nghiệm, kinh tế hóa việc quản lý và xem xét phản ứng của các nhân viên cho chính sách mới. Khi đƣợc nhận định là thành công, hệ thống này bắt đầu đƣợc áp dụng và nhân rộng từ năm 1994. Với hệ thống SISTEP, hiệu quả thu thuế tăng lập tức từ 65% lên đến 79% trong năm đầu tiên thực hiện. Từ khi thực thi thuế đất và nhà, với sự thay đổi về chính sách và quản lý, doanh thu thuế BĐS tăng từ 154 tỉ Rp vào năm 1985 – 1986 lên 5.200 tỉ vào năm 2001, 14 Rosengard (1998). 15 Chi tiết ở Phụ lục 10.
  20. -11- bình quân tăng 24% mỗi năm từ 1985 – 1986. Doanh thu từ thuế này tiếp tục tăng nhanh từ giữa những năm 1980.16 16 Chi tiết ở Phụ lục 11.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0