1<br />
<br />
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
<br />
ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH<br />
<br />
ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TRUYỀN THUYẾT<br />
DÂN GIAN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN<br />
<br />
TP Hồ Chí Minh – 2013<br />
<br />
2<br />
<br />
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
<br />
ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH<br />
<br />
ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TRUYỀN THUYẾT<br />
DÂN GIAN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
<br />
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC<br />
Mã số: 62.22.32.01<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
PGS. TS. NGUYỄN TẤN PHÁT<br />
<br />
TP Hồ Chí Minh – 2013<br />
<br />
3<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Truyền thuyết là một thể loại tự sự dân gian có vị trí quan trọng trong<br />
nền văn học của mỗi dân tộc. Nghiên cứu về truyền thuyết cũng chính là<br />
nghiên cứu về lịch sử, văn hóa của dân tộc, quốc gia. Việc phân loại và<br />
nghiên cứu về đặc trưng của hệ thống các tác phẩm truyền thuyết dân gian<br />
vùng ĐBSCL là chưa được đặt ra.<br />
Nghiên cứu về thể loại truyền thuyết dân gian của người Việt ở vùng<br />
ĐBSCL là việc làm cần thiết và có ý nghĩa đối với giảng viên, giáo viên, sinh<br />
viên và học sinh trong quá trình giảng dạy, học tập phần văn học địa phương<br />
tại các trường phổ thông, cao đẳng, đại học trong khu vực ĐBSCL.<br />
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu<br />
Vì đề tài có liên quan đến vấn đề lý thuyết thể loại truyền thuyết nên ở<br />
phần này chúng tôi sẽ đề cập đến những công trình nghiên cứu liên quan<br />
đến vấn đề đặc trưng của thể loại truyền thuyết và những công trình nghiên<br />
cứu về thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL.<br />
3. Đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là truyền thuyết dân gian người<br />
Việt được hình thành và lưu truyền ở vùng ĐBSCL.<br />
3.2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Luận án hướng tới những mục tiêu chính sau đây: Xác định cơ sở hình<br />
thành đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL; Phân tích và đề xuất<br />
được những tiêu chí cơ bản để nhận diện các tác phẩm truyền thuyết dân<br />
gian vùng ĐBSCL; Xác lập được các loại, các tiểu loại truyền thuyết dân gian<br />
vùng ĐBSCL; Phân tích và xác định đặc trưng của thể loại truyền thuyết dân<br />
gian vùng ĐBSCL.<br />
3.3. Phạm vi nghiên cứu<br />
LA chủ yếu giới hạn sự nghiên cứu ở việc xác định đặc trưng thể loại<br />
truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL dựa trên việc khảo sát và phân tích đặc<br />
<br />
4<br />
<br />
trưng cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của hai loại truyền<br />
thuyết có số lượng văn bản lớn đó là: Truyền thuyết địa danh và truyền<br />
thuyết nhân vật.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Phương pháp nghiên cứu liên ngành; Phương pháp thống kê; Phương pháp<br />
so sánh; Phương pháp sưu tầm điền dã.<br />
5. Đóng góp của luận án: Luận án có những đóng góp cụ thể như sau:<br />
- Xác định được những cơ sở lịch sử - xã hội, cơ sở văn hóa góp phần<br />
hình thành nên những đặc trưng của thể loại truyền thuyết dân gian vùng<br />
ĐBSCL.<br />
- Xác lập được một số tiêu chí cơ bản để nhận diện và phân loại truyền<br />
thuyết dân gian nói chung, truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL nói riêng.<br />
- Tổng hợp và giới thiệu được bức tranh tổng quan và mô tả đặc điểm<br />
của các tài liệu sưu tầm, sưu khảo, các công trình nghiên cứu về thể loại<br />
truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL.<br />
- Hệ thống và phân loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL (gồm 3 loại<br />
và 11 tiểu loại). Bổ sung vào kho tàng truyền thuyết Việt Nam 210 tác phẩm<br />
truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL.<br />
- Là công trình đầu tiên tìm ra những đặc trưng của thể loại truyền<br />
thuyết dân gian vùng ĐBSCL trong một chỉnh thể vừa đa dạng vừa thống<br />
nhất. Từ đó góp phần khẳng định giá trị, vị trí của thể loại truyền thuyết dân<br />
gian vùng ĐBSCL trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.<br />
Chương 1<br />
TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG –<br />
CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐẶC TRƯNG VÀ MỘT SỐ TIÊU CHÍ<br />
ĐỂ NHẬN DIỆN THỂ LOẠI<br />
1.1. Cơ sở hình thành đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian<br />
vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)<br />
1.1.1. Cơ sở lịch sử - xã hội: Luận án (LA) đã xác định được những cơ<br />
sở lịch sử - xã hội cơ bản góp phần hình thành đặc trưng thể loại truyền<br />
thuyết dân gian vùng ĐBSCL như đặc điểm dân cư và thành phần dân tộc,<br />
<br />
5<br />
<br />
lịch sử hình thành vùng đất, lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm v.v.<br />
1.1.2. Cơ sở văn hóa: LA đã tiến hành nghiên cứu các đặc điểm dân<br />
cư, thành phần dân tộc, đặc điểm tâm lý, tính cách, đặc điểm tôn giáo, đặc<br />
điểm môi trường tự nhiên của vùng ĐBSCL. Những đặc điểm này đã có tác<br />
động, ảnh hưởng đến quá trình sáng tạo, lưu truyền, tiếp nhận đồng thời góp<br />
phần tạo nên những đặc trưng của thể loại truyền thuyết dân gian trên vùng<br />
đất mới phía Nam.<br />
1.2. Một số tiêu chí nhận diện thể loại truyền thuyết dân gian vùng<br />
ĐBSCL<br />
1.2.1. Cơ sở xác định các tiêu chí để nhận diện thể loại truyền thuyết<br />
dân gian<br />
LA khảo sát và phân tích các tài liệu, các công trình nghiên cứu bàn về<br />
vấn đề đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian để làm cơ sở xác định các<br />
tiêu chí nhận diện thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL.<br />
1.2.2. Một số tiêu chí để nhận diện thể loại truyền thuyết dân gian vùng<br />
ĐBSCL<br />
Thứ nhất, xét về mặt nội dung, truyền thuyết dân gian ở vùng ĐBSCL<br />
phải chứa đựng nội dung dân tộc – lịch sử. Thứ hai, trong thể loại truyền<br />
thuyết, tác giả dân gian bao giờ cũng thể hiện những quan điểm, thái độ, tình<br />
cảm của mình đối với các nhân vật lịch sử, các vấn đề, các sự kiện lịch sử<br />
trong quá khứ. Thứ ba, mặc dù ở thể loại truyền thuyết có vấn đề thiêng hóa<br />
thực tại, có các yếu tố kỳ ảo nhờ các biện pháp nghệ thuật hư cấu, tưởng<br />
tượng, phóng đại của tác giả dân gian trong quá trình kể lại diễn biến cốt<br />
truyện nhưng ở thể loại truyện này, bao giờ cũng phải chứa đựng các yếu tố<br />
thuộc về niềm tin. Thứ tư, một điểm cơ bản được coi như là một tiêu chí để<br />
nhận diện thể loại truyền thuyết dân gian ở vùng ĐBSCL đó là nội dung dân<br />
tộc - lịch sử của truyền thuyết phải được thể hiện cụ thể bằng những vấn đề<br />
có liên quan đến lịch sử cộng đồng vùng ĐBSCL.<br />
Tiểu kết chương 1<br />
Những đặc điểm mang tính đặc trưng của vùng ĐBSCL như trong LA<br />
đã phân tích là cơ sở hình thành hệ thống các tác phẩm văn học dân gian,<br />
<br />