Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề bản chất và đặc trưng của Văn học trong giáo trình Lý luận Văn học Việt Nam từ những năm 1960 đến nay
lượt xem 38
download
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề bản chất và đặc trưng của Văn học trong giáo trình Lý luận Văn học Việt Nam từ những năm 1960 đến nay gồm có 4 chương. Trong đó, chương 1 - Sự vận động quan niệm về vấn đề bản chất xã hội của Văn học; chương 2 - Sự vận động quan niệm về bản chất thẩm mỹ của Văn học ; chương 3 - Sự vận động quan niệm về bản chất ngôn ngữ của Văn học; chương 4 - Sự vận động quan niệm về bản chất và đặc trưng Văn học - những guyên nhân cơ bản.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề bản chất và đặc trưng của Văn học trong giáo trình Lý luận Văn học Việt Nam từ những năm 1960 đến nay
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Gấm VẤN ĐỀ BẢN CHẤT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HỌC TRONG GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NHỮNG NĂM 1960 ĐẾN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Gấm VẤN ĐỀ BẢN CHẤT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HỌC TRONG GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NHỮNG NĂM 1960 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số : 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Hoài Thanh Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Lê Thị Gấm Tôi thực hiện đề tài Vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học trong giáo trình lý luận văn học Việt Nam từ những năm 1960 đến nay dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Hoài Thanh, tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012. Tôi cam đoan việc sử dụng những trích dẫn khoa học có liên quan theo đúng qui định của cơ sở đào tạo. Ngoài ra, những nhận định, đánh giá, kết luận về vấn đề bản chất và đặc trưng văn học trong giáo trình lý luận văn học Việt Nam là của tôi và chưa được công bố ở bất cứ công trình khoa học nào khác. Lê Thị Gấm
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. 3 MỤC LỤC ............................................................................................................................ 4 MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu đề tài ...................................................................... 10 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................ 11 5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 13 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................. 13 7. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 14 Chương 1: SỰ VẬN ĐỘNG QUAN NIỆM VỀ VẤN ĐỀ BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA VĂN HỌC ........................................................................................................................... 15 1.1. Vận động kế thừa ................................................................................... 15 1.1.1. Đối tượng của văn học ................................................................................17 1.1.2. Văn học là một hình thái ý thức thuộc thượng tầng kiến trúc ....................20 1.1.3. Văn học và hiện thực ..................................................................................22 1.1.4. Văn học và các hình thái ý thức thượng tầng kiến trúc ..............................24 1.1.5. Tính khuynh hướng của văn học ................................................................26 1.1.6. Chức năng của văn học ...............................................................................30 1.2. Vận động đổi mới tư duy về một số vấn đề cơ bản của bản chất xã hội ......................................................................................................................... 32 1.2.1. Vấn đề văn học và hiện thực .......................................................................33 1.2.2. Vấn đề văn học và chính trị ........................................................................36 1.2.3. Vấn đề chức năng của văn học ...................................................................40 Chương 2: SỰ VẬN ĐỘNG QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT THẨM MỸ CỦA VĂN HỌC .................................................................................................................................... 49 2.1. Quan niệm về bản chất thẩm mỹ của văn học trong giáo trình lý uận văn học trước năm 1986 ............................................................................... 50 2.1.1. Hình tượng nghệ thuật ................................................................................51 2.1.2. Điển hình nghệ thuật ...................................................................................54
- 2.2. Quan niệm về bản chất thẩm mỹ của văn học trong giáo trình lý luận văn học sau năm 1986 ................................................................................... 57 2.2.1. Lý tưởng thẩm mỹ và sáng tạo nghệ thuật..................................................58 2.2.2. Hình tượng nghệ thuật và phản ánh thẩm mỹ.............................................65 Chương 3: SỰ VẬN ĐỘNG QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT NGÔN NGỮ CỦA VĂN HỌC .................................................................................................................................... 69 3.1. Ngôn từ - chất liệu sáng tạo văn học..................................................... 72 3.2. Những nhận thức mới về bản chất ngôn ngữ của văn học ................. 78 3.2.1. Giáo trình Dẫn luận thi pháp học (2005) ....................................................81 3.2.2. Giáo trình Lý luận văn học (nhập môn) (2010) .........................................84 Chương 4: SỰ VẬN ĐỘNG QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT VÀ ĐẶC TRƯNG VĂN HỌC: NHỮNG GUYÊN NHÂN CƠ BẢN ...................................................................... 95 4.1. Điều kiện lịch sử xã hội và đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam........................................................................................ 95 4.1.1. Giai đoạn từ 1945 đến năm 1986 ................................................................95 4.1.2. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay ..................................................................97 4.2. Sự phát triển của sáng tác văn học giai đoạn sau năm 1986............. 98 4.2.1. Bình diện ý thức nghệ thuật ........................................................................99 4.2.2. Bình diện nghệ thuật sáng tác ...................................................................104 4.2.3. Bình diện ngôn từ nghệ thuật ....................................................................106 4.3. Đổi mới tư duy lý luận văn học ........................................................... 107 4.3.1. Nhận thức mới về vị trí, đối tượng, nhiệm vụ của lý luận văn học ..........107 4.3.2. Đổi mới mô thức lý luận văn học .............................................................111 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 125 THƯ MỤC THAM KHẢO ............................................................................................. 129
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam được coi là một trong ba dấu mốc quan trọng nhất của nước ta ở thế kỷ XX. Từ đây, một chặng đường mới, những vận hội mới được mở ra: giao lưu với các nền kinh tế, văn hóa khác nhau trên thế giới. Mọi phương diện của đời sống thay đổi. Văn học cũng không ngoại lệ. Từ năm 1986 đến nay, đặc biệt là thời kỳ đầu đổi mới, hoạt động sáng tác văn học có nhiều tìm tòi, mạnh dạn đổi mới và đạt được thành tựu quan trọng trên nhiều bình diện. Kết quả là chúng ta có một bức tranh văn học đa dạng đề tài phản ánh, phong phú thể loại, đặc sắc về phong cách và khuynh hướng thẩm mỹ. 25 năm qua, lý luận văn học nước ta cũng có nhiều chuyển biến quan trọng, trưởng thành hơn trong tư duy, nhuần nhị hơn trong kiến giải vấn đề. Tuy nhiên, tình hình văn học trong nước và thế giới có chiều hướng vận động biến đổi không ngừng, nhiều vấn đề đang đặt ra, đỏi hỏi lý luận văn học cần giải quyết rốt ráo. Do đó, đổi mới lý luận hơn nữa là xu hướng tất yếu. Bên cạnh đó, lý luận cũng có nhu cầu được “ngoái nhìn” thường xuyên, để đánh giá những thành tựu đạt được và nhận diện những khiếm khuyết ngay trên cơ thể của mình, từ đấy mà xây dựng cơ sở vững chãi cho những thay đổi mới. Trước yêu cầu như vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, nắm bắt diện mạo nền lý luận văn học nước nhà trong chiều vận động lịch sử của nó. Giáo trình lý luận văn học (bậc đại học) là một trong những bộ phận quan trọng của diện mạo chung ấy. Trong xu hướng nhận thức lại, giáo trình lý luận đã được nhiều người quan tâm đề cập, khảo sát chuyên sâu và cũng đã đạt được một số thành quả nhất định, đáng trân trọng. Tuy nhiên, nhiều vấn đề quan trọng khác chưa được quan tâm, hoặc đã được nêu ra nhưng chưa giải
- 2 quyết rốt ráo. Xuất phát từ tình hình thực tế, từ những yêu cầu nội tại của đối tượng, chúng tôi cho rằng nghiên cứu đề tài Vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học trong giáo trình lý luận văn học Việt Nam từ những năm 1960 đến nay là cần thiết và có tính khả thi, nhằm góp một tiếng nói cụ thể, một góc nhìn thiết thực vào việc đánh giá bức tranh toàn cảnh quá trình vận động đổi mới tư duy lý luận văn học Việt Nam trong hơn năm mươi năm qua. 2. Lịch sử vấn đề Bước sang những năm cuối thế kỷ XX đầu của thế kỷ XXI, nhận thức được vai trò vị trí của giáo trình lý luận văn học đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn học nước nhà, một số người trong giới chuyên môn đã quan tâm nghiên cứu vấn đề nội dung giáo trình lý luận văn học nước ta. Bước sang đầu thế kỷ XXI, vấn đề giáo trình lý luận văn học thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều người trong giới học thuật. Năm 2003, Tập san Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh đăng bài: Sự vận động của lý luận văn học mác xít ở Việt Nam từ sau 1954 qua hệ thống giáo trình lý luận văn học của Nguyễn Văn Hà. Tác giả khảo sát 8 bộ giáo trình lý luận văn học Việt Nam từ 1958 đến 1993. Từ những mô tả khái quát về hình thức và bố cục nội dung các giáo trình, tác giả kết luận: hệ thống vấn đề của lý luận văn học mác xít ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện, cách kiến giải các luận điểm ngày càng nhuần nhuyễn, khoa học, khách quan hơn. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho rằng hệ thống giáo trình lý luận văn học vẫn còn nhiều điều bất cập như: nặng về lý thuyết khái quát trong khi đó tính thực tiễn hạn chế, ôm đồm quá nhiều vấn đề ngoài phạm vi văn học dẫn đến chồng chéo, trùng lặp nội dung. Những mặt hạn chế này, theo tác giả là khiến cho giáo trình của nước ta trở nên nặng nề, không kích thích được tinh thần học tập của đa số sinh viên, học viên.
- 3 Quan tâm đến vấn đề giáo trình lý luận văn học, nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thiện có bài: Về việc biên soạn giáo trình lý luận văn học bậc đại học ở ta năm mươi năm qua, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số 5/2006. Ở bài viết này ông không đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận cụ thể, mà chỉ dừng lại ở mức mô tả khái quát đặc điểm bố cục trình bày của các giáo trình. Trên cở sở đó, ông cho rằng mỗi bộ giáo trình lý luận văn học ở nước ta đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng và nhìn chung việc biên soạn giáo trình lý luận có xu hướng ngày càng hiện đại hơn. Ông cũng đề xuất hướng tiếp cận với các giáo trình ở các nước tiên tiến nhằm khắc phục hạn chế và hiện đại hóa hơn nữa giáo trình trong nước. Lấy hệ thống giáo trình lý luận văn học Việt Nam ở hai giai đoạn trước và sau đổi mới (1986) làm đối tượng nghiên cứu, cả hai bài viết nêu trên đều chỉ dừng lại ở mức mô tả khái quát. Có thể tìm thấy ở đây một vài nhận xét về vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học được kiến giải trong các giáo trình, tuy nhiên nhận xét còn ở dạng sơ lược, minh họa, chưa được đào sâu, phân tích kỹ lưỡng. Quan tâm đến các vấn đề của giáo trình lý luận văn học bậc đại học, nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương có bài: Môn lý luận văn học trong nhà trường đại học (Tạp chí Nghiên cứu văn học số 4/2006). Ông cho rằng: “Mỗi bộ đều có đều có những thế mạnh và ưu điểm riêng…”. Những giáo trình ra đời ở thời kỳ sau, về nhiều mặt, đã hiện đại hóa hơn giáo trình ở thời kỳ trước. Tuy nhiên, cũng theo ông, lý luận văn học ở ta, trong đó có giáo trình lý luận văn học, đang “chậm trễ, nếu không muốn nói là tụt hậu, so với sáng tác” và “so với chính nó, nghĩa là so với những yêu cầu đặt ra cho nó như một bộ môn khoa học, vừa quan hệ với sáng tác, mà cũng độc lập so với sáng tác”. Trong khi đó “tỉ lệ người đọc sách lý luận văn học đông nhất hiện nay không phải là những nhà sáng tác mà là sinh viên các ngành ngữ văn và văn hóa
- 4 nghệ thuật”. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới nền lý luận nước nhà như hiện nay thì việc đổi mới chương trình và giáo trình lý luận văn học bậc đại học giữ vai trò quan trọng trong việc giúp sinh viên văn khoa sửa chữa những khiếm khuyết trong tiếp nhận, hình thành công chúng lý tưởng cho đời sống văn học, từ đó đổi mới toàn bộ cơ thể văn học của chúng ta. Vì vậy, ông nêu ra mấy đề nghị cải tiến chương trình giảng dạy và cấu trúc giáo trình. Về cấu trúc nội dung, theo ông, “giáo trình lý luận văn học nên tập trung vào bốn chủ điểm là văn học và xã hội, văn học và văn hóa, văn học và cái đẹp, văn học và ngôn ngữ”, giải quyết được các mối quan hệ này sẽ đồng thời giải quyết sáng tỏ vấn đề cơ bản nhất là bản chất và đặc trưng của văn học. Vẫn với vấn đề thay đổi hệ hình biên soạn giáo trình lý luận văn học, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử chọn góc quy chiếu khác. Trong bài: Lý luận văn học nước ngoài hiện nay và phương hướng biên soạn giáo trình lý luận văn học Việt Nam trong tương lai (Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 12/2009), ông cho rằng để có những đánh giá thỏa đáng đối với hệ thống giáo trình lý luận văn học của nước ta hiện nay, việc tham bác hướng biên soạn giáo trình ở các nước khác là điều cần thiết. Ông viết: “Để có cơ sở đánh giá và xây dựng chương trình cũng như giáo trình lý luận văn học nước nhà hiện nay, một công cụ cần kíp là tìm hiểu chương trình và giáo trình lý luận văn học ở các nước có nền lý luận văn học phát triển”. Cũng trong bài viết này, ông đã tìm hiểu hiện tình biên soạn giáo trình lý luận văn học ở các nước tiên tiến như Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc. Trên cơ sở tiếp nhận những hạt nhân hợp lý từ nhiều nguồn giáo trình trên thế giới, ông đề xuất hướng biên soạn mới đối với giáo trình lý luận văn học Việt Nam theo 5 điểm: cắt bỏ các vấn đề lý luận văn học lỗi thời, thay vào đó là những vấn đề lý luận văn học hiện đại; nâng cao tính vấn đề và tính nghiên cứu của khái niệm lý luận nhằm kích thích tư duy người học; cấu trúc hệ thống vấn đề linh hoạt; đa dạng hóa hệ
- 5 thống giáo trình lý luận theo mục đích đào tạo của mỗi trường, mỗi cấp học; nội dung giáo trình cần được đầu tư nghiên cứu, kiến giải vấn đề phù hợp thực tiễn văn học Việt Nam. Được đề xuất từ những nhà giáo nhiều năm giảng dạy môn lý luận văn học ở trường đại học đồng thời là những nhà nghiên cứu nhiều kinh nghiệm, những kiến giải nói trên có ý nghĩa quan trọng để cho việc tham khảo hướng hợp lý hóa việc biên soạn giáo trình lý luận văn học bậc đại học. Trên thực tế, hai nhà nghiên cứu Trần Đình Sử và Huỳnh Như Phương cũng đã biên soạn những giáo trình lý luận văn học ít nhiều theo hướng giải quyết vấn đề mà các ông đã đặt ra (Trần Đình Sử viết Giáo trình lý luận văn học, tập 1 Bản chất và đặc trưng văn học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2007; Huỳnh Như Phương viết Lý luận văn học (nhập môn), Nxb Đại học Quốc gia Thành phố HCM, Tp. HCM, 2010). Ngoài những công trình và bài báo khoa học lấy giáo trình lý luận văn học làm đối tượng nghiên cứu chính như đã nói ở trên, chúng tôi cũng tìm thấy ở một số công trình, bài báo khoa học khác đã thực hiện khảo sát, tổng quan, đánh giá các chặng đường phát triển của nền lý luận văn học Việt Nam, trong đó có đề cập đến giáo trình lý luận bậc đại học như là một bộ phận của đối tượng cần được nghiên cứu. Nhà nghiên cứu Phương Lựu – người chủ biên đã hai bộ giáo trình lý luận văn học lớn (biên soạn năm 1986-1988 và năm 2002-2006) – luôn quan tâm nhìn nhận, đánh giá mỗi chặng đường phát triển của nền lý luận văn học nước nhà, trong đó có việc biên soạn giáo trình giảng dạy. Bởi, theo ông, “khi phải tiến hành một phong trào cải cách thay đổi mạnh mẽ, thì cần phải kiểm kê lại trước đó, nhất là giai đoạn cận kề đã có những tiền đề gì, những dự báo trăn trở như thế nào, không phải chỉ vì công bằng đối với lịch sử, mà chủ yếu là để xác định cho thật trúng những bước đi tiếp theo”. Năm 2005 chẳng hạn,
- 6 khi đã có một độ lùi thời gian nhất định, ông nhìn lại Những trăn trở tiến bước của lý luận văn học giai đoạn 1975-1985 (Tạp chí Giáo dục – Thời đại, số 12, tháng 5/2005). Trong bài viết, ông đã dành một phần để bàn về những vấn đề “chung quanh tình hình nghiên cứu giảng dạy lý luận văn học ở đại học” của một thời “vang bóng”. Vì, theo ông, “cho dù xét nghiêng ở khía cạnh nào, thì khi nói về tình hình học thuật chung, cũng không thể bỏ qua trường Đại học có thể và cần trở thành một trung tâm khoa học theo đúng mô hình tổ chức khoa học của xã hội hiện đại”. Ngoài những phân tích, lý giải tình hình giảng dạy, biên soạn giáo trình lý luận văn học ở Đại học Sư phạm Hà Nội, chúng ta có thể tìm thấy ở đây những dẫn chứng được phân tích, đối sánh giữa phần nguyên lý tổng quát của giáo trình Lý luận văn học do ông chủ biên, xuất bản năm 1986 với giáo trình do Nguyễn Lương Ngọc chủ biên, xuất bản nhiều lần ở thời kỳ trước đó. Ông chỉ ra một số điểm khác biệt, tiến bộ trong cách bố cục, kiến giải vấn đề bản chất và đặc trưng văn học giữa giáo trình của Đại học Sư phạm Hà Nội xuất bản năm 1986-1988 với những giáo trình lý luận giai đoạn trước. Cụ thể là “khắc phục mạnh mẽ căn bệnh xã hội học thường thể hiện bằng lắm thứ “tính”, đặc biệt “không hề nêu tính đảng” ở phần nguyên lý tổng quát mà chuyển nó vào chương “Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa” ở tập sau (Phương pháp sáng tác và các trào lưu văn học), nghĩa là không còn coi nó như một khía cạnh cố hữu của bản chất và đặc trưng văn học. Những vấn đề khác, ông cho rằng, không còn như cũ. Tính giai cấp chẳng hạn, giáo trình đã lý giải “một cách biện chứng”. Quan trọng hơn, giáo trình này đã “thêm vào những vấn đề đặc trưng văn học” và là giáo trình đầu tiên ở Việt Nam “đề cập đến đặc trưng của văn học với tư cách là một bộ môn nghệ thuật”. Sự tiến bộ tư duy lý luận trong giáo trình văn học cũng từng được ông nhấn mạnh ở Lời nói đầu của giáo trình Lý luận văn học, tập 1, Văn học, nhà văn, bạn đọc (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội,
- 7 2001). Ông viết: “Quy luật là cứ 10 năm trôi qua, thì tư duy lý luận văn học mới mẻ, mà nghiêm chỉnh có thể vận dụng vào việc giảng dạy trong nhà trường, không thể hoàn toàn chứa đựng trong cái khung của giáo trình cũ nữa”. Điều này cũng có nghĩa, sự thay đổi, tiến bộ trong cách kiến giải các vấn đề lý luận, trong đó có vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học ở các giáo trình là tất yếu. Giáo trình lý luận văn học cũng được Nguyễn Thị Hồng Hạnh quan tâm, khảo sát trong luận văn Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay (Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008). Như đã nói ở phần Mở đầu, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu chính của luận văn tác giả chỉ tập trung khảo sát những bộ giáo trình lý luận văn học có liên quan tới vấn đề chủ nghĩa hiện thực giai đoạn từ 1975 đến nay, mà không đề cập đến các vấn đề nguyên lý tổng quát của văn học ở các bộ giáo trình khác. Tuy nhiên ở luận văn này, để làm sáng tỏ vấn đề chủ nghĩa hiện thực tác giả cũng đồng thời khảo sát khái niệm “văn học phản ánh hiện thực” trong các tiểu luận, chuyên khảo về lý luận văn học ở Việt Nam thuộc giai đoạn nói trên. Vì vậy, thành quả nghiên cứu của luận văn ít nhiều cho ta một góc nhìn về vấn đề bản chất và đặc trưng văn học trong lý luận văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975. Ngoài những công trình nói trên, giáo trình lý luận văn học cũng được nhắc đến trong các bài báo khoa học, chuyên luận: Một chặng đường đổi mới lý luận văn học Việt Nam (1986-2011) của Cao Hồng (Nxb Hội Nhà văn, H, 2011), Góp phần bàn về lý luận văn học ở Việt Nam trong lịch sử của nó của Phong Lê (in trong Về văn học Việt Nam hiện đại nghĩ tiếp…, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H, 2005), Lý luận văn học trước yêu cầu đổi mới và phát triển của Phan Trọng Thưởng (Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 12/2004),… Tuy nhiên, ở những chuyên luận, bài viết này giáo trình lý luận văn học chỉ
- 8 được nhắc đến như những ví dụ minh họa riêng lẻ, rời rạc, không tập trung soi rọi bất cứ vấn đề chuyên biệt nào của giáo trình. Riêng ở chuyên luận Một chặng đường đổi mới lý luận văn học Việt Nam (1986-2011), tác giả Cao Hồng cung cấp cho người đọc cái nhìn từ bao quát đến chi tiết các vấn đề vận động của lý luận văn học Việt Nam giai đoạn sau 1986, trong đó có một số khía cạnh thuộc về vấn đề bản chất và đặc trưng văn học như: mối quan hệ giữa văn học và chính trị, văn học và hiện thực. Vì vậy, dù chuyên luận này không nghiên cứu chuyên sâu về bản chất và đặc trưng văn học trong lý luận văn học Việt Nam, nhưng một số vấn đề lý luận cơ bản mà tác giả khảo sát có thể cung cấp cho chúng tôi một số thông tin cần thiết để tham bác, đối sánh khi đi vào nghiên cứu sự vận động quan niệm vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học trong các giáo trình lý luận bậc đại học. Như vậy, theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay nghiên cứu về lý luận văn học Việt Nam có khoảng 10 công trình, bài báo khoa học đề cập đến giáo trình lý luận văn học trên cả hai phương diện tổng quát và cụ thể. Đấy chưa phải là con số lớn, nhưng qua các công trình, chuyên luận, bài báo nói trên cho thấy một số nhà nghiên cứu đã nỗ lực bao quát đối tượng và mang đạt được những thành tựu nhất định, đáng trân trọng. Thứ nhất, các nhà nghiên cứu đã hướng tới bao quát hệ thống giáo trình lý luận văn học Việt Nam trong lịch sử hình thành và phát triển của ngành, đồng thời nghiên cứu phân tích bố cục giáo trình trong mối quan hệ với chương trình đào tạo thực tế của bậc đại học. Thứ hai, từ chỗ bao quát đối tượng, các nhà nghiên cứu đã hướng tới khái quát thành tựu và hạn chế của giáo trình lý luận văn học bậc đại học, đồng thời phóng chiếu những đặc điểm ấy lên quá trình hình thành và phát triển của nền lý luận văn học Việt Nam. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng hệ vấn đề và cách luận giải vấn đề trong giáo trình lý
- 9 luận văn học ở nước ta ngày càng hoàn diện, nhuần nhuyễn, khách quan, và khoa học hơn. Ngày nay ở các giáo trình lý luận văn học, giọng điệu chính luận không còn là chủ âm và tư duy lý luận quanh những vấn đề căn bản của văn học cũng có nhiều chuyển biến quan trọng. Tuy nhiên, nội dung kiến thức cũng như bố cục của giáo trình vẫn còn nhiều hạn chế cho thấy một khoảng cách không nhỏ giữa lý luận giáo khoa với thực tiễn sáng tác văn học trong nước và trình độ lý luận văn học thế giới. Thứ ba, trước yêu cầu của thực tiễn văn học và đời sống, nhìn chung các nhà nghiên cứu đều nhận thức: đổi mới là nhu cầu thiết yếu của nền lý luận văn học Việt Nam, trong đó có giáo trình lý luận văn học bậc đại học. Nhiều đề xuất, giải pháp đã được đưa ra nhằm hướng đến cải tiến việc biên soạn giáo trình sao cho vừa bắt nhịp đặc thù riêng của đời sống văn học Việt Nam vừa tiến gần nền trình độ chung của lý luận văn học thế giới, mà vẫn phù hợp và đạt hiệu quả tiếp nhận đối với đa số người học. Mặc dù hệ thống giáo trình đã được quan tâm nghiên cứu và đạt được một số thành tựu nhất định, song những công trình, bài viết nói trên vẫn chưa cung cấp đủ cứ liệu cho phép chúng ta hình dung bức tranh cụ thể, toàn diện về vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học trong suốt lịch sử biên soạn giáo trình lý luận văn học bậc đại học ở nước ta. Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay ở nước ta chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu sự vận động tư duy lý luận xung quanh vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học trong lịch sử lý luận văn học Việt Nam nói chung, giáo trình lý luận văn học nói riêng. Trong khi đó, bản chất và đặc trưng của văn học là những vấn đề cơ bản, trọng yếu và bao trùm với bất cứ nền lý luận văn học nào. Thông qua quan điểm và cách kiến giải những vấn đề này có thể nhận thấy diện mạo, tính chất của một mô thức lý luận văn học được xây dựng trên nền tảng triết học, mỹ học nào, đồng thời cũng thấy được
- 10 ở đấy phần nào đặc điểm tính cách và đặc điểm tư duy của một cộng đồng, dân tộc. Tình hình hiện nay của nền lý luận văn học nước nhà đang đặt ra nhiều câu hỏi cần được giải quyết bài bản, rốt ráo. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng mọi vấn đề của lý luận văn học chỉ có thể giải quyết thỏa đáng khi mà những vấn đề thuộc bản chất và đặc trưng của văn học được kiến giải một cách nhuần nhị, thống nhất. Vì vậy, chúng tôi thiết nghĩ đã đến lúc cần có một công trình nghiên cứu sự vận động tư duy về vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học trong lịch sử lý luận Việt Nam. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một luận văn, chúng tôi giới hạn nghiên cứu vấn đề này trong giáo trình lý luận văn học Việt Nam từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX đến nay (2012). Kế thừa thành tựu khoa học của những người đi trước, chúng tôi kỳ vọng nghiên cứu Vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học trong giáo trình lý luận văn học Việt Nam từ những năm 1960 đến nay một cách thấu đáo, có hệ thống nhằm tái hiện phần nào quá trình vận động tư duy của lý luận văn học nước ta hơn 50 năm qua, góp phần nhận diện, đánh giá một cách khoa học, khách quan về nền lý luận văn học Việt Nam, trong đó có giáo trình lý luận văn học bậc đại học. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Nghiên cứu Vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học trong giáo trình lý luận văn học Việt Nam từ những năm 1960 đến nay, chúng tôi nhằm hướng đến các mục đích sau: • Phác họa quá trình vận động quan niệm về vấn đề bản chất và đặc trưng văn học qua các giáo trình lý luận văn học được biên soạn và giảng dạy phổ biến ở Việt Nam, bậc đại học, từ những năm 60 của thế kỷ XX đến nay (2012).
- 11 • Xác định được những điểm tiến bộ và những hạn chế của các giáo trình lý luận văn học Việt Nam trong quan niệm về vấn đề bản chất và đặc trưng văn học. • Cuối cùng, thông qua kết quả nghiên cứu quá trình vận động quan niệm về bản chất và đặc trưng văn học, chúng tôi kỳ vọng xác định và lý giải được xu hướng vận động tư duy lý luận văn học ở nước. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Thực hiện đề tài này, người viết đặt trọng tâm nghiên cứu ở những vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học trong lý luận văn học. Đây là vấn đề căn bản nhưng phức tạp luôn thu hút sự quan tâm, bàn luận của giới học thuật thế giới và trong nước. Trong khuôn khổ luận văn, người viết cố gắng khu biệt vấn đề trên ba phương diện cơ bản: phương diện xã hội, phương diện thẩm mỹ - nghệ thuật, và phương diện ngôn ngữ. Những vấn đề khác của lý luận văn học nếu có nhắc đến ở đây thì chỉ nhằm mục đích minh chứng vai trò “rường cột” của vấn đề bản chất, đặc trưng đối với chúng. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các giáo trình lý luận văn học Việt Nam được xuất bản từ năm những 1960 đến nay (2012). Giáo trình lý luận văn học theo chúng tôi quan niệm là những công trình lý luận đã, đang được sử dụng vào mục đích giảng dạy ở khoa văn của các trường đại học Việt Nam, đặc biệt ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh – hai trung tâm học thuật lớn của nước ta. Giáo trình có thể được biên soạn bởi những tác giả là nhà nghiên cứu, nhà giáo đang giảng dạy tại các trường đại học. Căn cứ theo hai tiêu chí như vậy, chúng tôi thống kê có khoảng 30 giáo trình lý luận được biên soạn trong suốt hơn 50 năm qua. Tuy nhiên, xuất phát từ mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát nội dung đối với các giáo trình trình bày những vấn đề nguyên lý lý luận văn học và giáo trình chuyên đề (dành
- 12 cho hệ đại học) có nội dung gần với vấn đề bản chất văn học, nhìn từ góc độ lý luận. Theo đó, chúng tôi tiến hành khảo sát vấn đề bản chất và đặc trưng văn học ở 8 giáo trình, xuất bản ở cả hai giai đoạn trước và sau năm 1986. Cụ thể: Sơ thảo nguyên lý văn học (Nguyễn Lương Ngọc biên soạn, 1961), Nguyên lý văn học, tập 1 (tập thể tổ lý luận văn học các trường đại học sư phạm biên soạn,1965; năm 1976 đổi tên là Cơ sở lý luận văn học, tập 1), Cơ sở lý luận văn học, tập 1(Nguyễn Lương Ngọc chủ biên, 1980), Lý luận văn học, tập 1(Phương Lựu chủ biên, 1986), Lý luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên, 1992), Lý luận văn học, tập 1: Văn học, nhà văn, bạn đọc (Phương Lựu chủ biên, 2002), Giáo trình Dẫn nhập thi pháp học (Trần Đình Sử biên soạn, 2005) Lý luận văn học (nhập môn) (Huỳnh Như Phương biên soạn, 2010). Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi gặp khó khăn trong việc tiếp cận với những văn bản xuất bản lần đầu, đặc biệt là các giáo trình xuất bản từ năm 1986 về trước. Trong trường hợp này, để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi chọn cách tiếp cận với các văn bản tái bản. Ngoài những giáo trình khảo sát chính như trên, người viết cũng quan tâm đến một số công trình, chuyên luận lý luận văn học được xuất bản ở Việt Nam, bao gồm cả những công trình lý luận văn học nước ngoài đã được dịch ra tiếng Việt. Nghiên cứu những công trình này sẽ giúp chúng tôi có cái nhìn bao quát, có cơ sở cho những nhận định, đánh giá về vị trí, vai trò cũng như các bước vận động của đối tượng nghiên cứu theo chiều đồng đại và lịch đại. Tuy nhiên, khi nghiên cứu những công trình lý luận ngoài giáo trình, chúng tôi chỉ chọn lọc những quan niệm, kiến giải có liên đến vấn đề bản chất và đặc trưng văn học. Và như vậy, mức độ nghiên cứu đối với loại công trình, tài liệu này chỉ mang tính chất tham khảo, đối sánh, góp phần làm sáng tỏ đối tượng mà chúng tôi đang khảo sát: vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học trong giáo trình lý luận văn học Việt Nam từ những năm 1960 đến nay.
- 13 5. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ yêu cầu của bản thân đối tượng nghiên cứu và theo mục đích của công trình, chúng tôi thực hiện công việc nghiên cứu theo các phương pháp sau: • Phương pháp lịch sử – phát sinh: nhằm tìm hiểu sự vận động của việc biên soạn giáo trình lý luận văn học dưới tác động của lịch sử chính trị, xã hội. • Phương pháp hệ thống – cấu trúc: nghiên cứu từng vấn đề bản chất và đặc trưng văn học trong mối quan hệ với tổng thể của nó (hệ thống vấn đề, mỗi giáo trình và giữa các giáo trình). • Phương pháp lịch sử – chức năng: đánh giá vai trò, vị trí của đối tượng nghiên cứu (các giáo trình ở các trường đại học) cũng như của các nhà biên soạn trong giai đoạn văn học có nhiều biến động này. • Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu các giáo trình lý luận khác nhau theo chiều đồng đại và lịch đại. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Luận văn thành công có có thể làm tài liệu tham khảo học tập cho sinh viên, học viên cao học khi tiếp cận vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học. Đồng thời, luận văn cũng có thể được sử dụng như một nguồn tham khảo cho các nhà nghiên cứu để thực hiện biên soạn giáo trình chuyên môn trong thời gian tới. Về mặt khoa học, vấn đề bản chất và đặc trưng văn học là một hệ vấn đề cơ bản nhưng phức tạp. Cơ bản, bởi nó xác định bản thể của đối tượng. Phức tạp, bởi bản thân văn học là một loại hình nghệ thuật đa biến, không dễ dàng có được sự nhất quán giữa các nhà nghiên cứu, giữa các thời kỳ khác nhau; mặt khác, lý luận văn học, đặc biệt là vấn đề bản chất và đặc trưng văn học, còn chịu sự tác động lớn từ những yếu tố ngoài nó như chính trị, lịch sử -
- 14 xã hội, triết học, văn hóa,... Muốn đánh giá, cải biến một đối tượng không gì hơn là xuất phát từ những vấn đề thuộc bản thể của chính nó, rồi lấy đó làm nền tảng, cơ sở để phát triển những vấn đề liên quan. Đề tài tuy chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở giáo trình lý luận văn học bậc đại học nhưng cũng góp một tiếng nói, một góc nhìn vào việc đánh giá toàn diện nền lý luận văn học nước ta hơn nửa thế kỷ qua. 7. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 3 phần Phần mở đầu Các chương Chương 1: Sự vận động quan niệm về bản chất xã hội của văn học Chương 2: Sự vận động quan niệm về bản chất thẩm mỹ của văn học Chương 3: Sự vận động về bản chất ngôn ngữ của văn học Chương 4: Sự vận động quan niệm về bản chất và đặc trưng của văn học: Những nguyên nhân cơ bản Phần kết luận
- 15 Chương 1: SỰ VẬN ĐỘNG QUAN NIỆM VỀ VẤN ĐỀ BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA VĂN HỌC Hơn nửa thế kỷ qua, vấn đề bản chất xã hội của văn học trong lịch sử lý luận văn học Việt Nam nói chung, giáo trình lý luận nói riêng luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu. Không kể đến các chuyên luận, các bài báo lẻ, chỉ nhìn vào bố cục chương mục của các giáo trình lý luận văn học Việt Nam cũng có thể nhận diện sự ưu tiên, thậm chí tôn xưng bản chất xã hội trong khi trình bày những vấn đề nguyên lý chung của văn học. Những vấn đề mang tính chất xã hội chứ không phải những vấn đề mang tính thẩm mỹ nghệ thuật hay ngôn ngữ luôn được đặt ra và giải quyết trước hết. Ở góc độ tổng quát, có thể phác thảo một bộ khung vấn đề bản chất xã hội của văn học được triển khai gần như đồng bộ trong hầu hết giáo trình lý luận văn học Việt Nam từ những năm 1960 đến nay, gồm các luận điểm: nguồn gốc, đối tượng của văn học; văn học với hiện thực đời sống xã hội; văn học với các hình thái ý thức xã hội khác; tính khuynh hướng; chức năng của văn học. Mặc dù vậy, quan niệm, cách kiến giải vấn đề bản chất xã hội trong giáo trình lý luận không phải luôn bị đóng khung một chỗ, mà có những bước vận động đáng ghi nhận trên cả hai mạch kế thừa và đổi mới. 1.1. Vận động kế thừa Không có gì khởi đi bằng con số không. Sự hình thành và phát triển của giáo trình lý luận văn học Việt Nam cũng vậy, là sự kết hợp và tác động qua lại giữa nhiều yếu tố khách quan, chủ quan trong đó có sự kế thừa những luồng tư tưởng, tri thức trước nó. Phần này, từ góc nhìn lịch đại, chúng tôi chú ý những điểm tương đồng trong quan điểm và cách giải quyết vấn đề bản chất xã hội của văn học giữa các giáo trình, điều mà nhiều người cực đoan gọi là sự “rập khuôn” của hệ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du)
86 p | 312 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cái tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại Việt Nam
87 p | 238 | 53
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 266 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 318 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam
150 p | 193 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 121 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 116 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 215 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 154 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 170 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 168 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 104 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 175 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 146 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 125 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 162 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 149 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản
171 p | 99 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn