intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá hiện trạng và đề xuất công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo phù hợp trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

51
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá mức độ ô nhiễm và công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo từ các hộ gia đình và các trang trại chăn nuôi heo quy mô công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Từ đó, đề xuất các biện pháp xử lý nước thải phù hợp cho các hộ dân và các trang trại chăn heo công nghiệp nhằm bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá hiện trạng và đề xuất công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo phù hợp trên địa bàn tỉnh Bình Phước

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM --------------- NGUYỄN CAO TRÍ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO PHÙ HỢP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ Thuật Môi Trường Mã ngành: 60520320 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM --------------- NGUYỄN CAO TRÍ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO PHÙ HỢP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ Thuật Môi Trường Mã ngành: 60520320 HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TSKH Nguyễn Công Hào TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2014
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : GS.TSKH Nguyễn Công Hào (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày … tháng … năm … Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 GS.TSKH Lê Huy Bá Chủ tịch 2 PGS.TS Phạm Hồng Nhật Phản biện 1 3 TS. Trịnh Hoàng Ngạn Phản biện 2 4 PGS.TS Thái Văn Nam Ủy viên 5 TS. Nguyễn Lệ Hà Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV GS.TSKH Lê Huy Bá
  4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2014 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Nguyễn Cao Trí Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 27/01/1984. Nơi sinh: Xã Cam Hòa, Huyện Cam Lâm, Tỉnh Khánh Hòa. Chuyên ngành: Kỹ Thuật Môi Trường MSHV: 60520320 I- Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO PHÙ HỢP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC II- Nhiệm vụ và nội dung: - Đánh giá tình hình thu gom và xử lý nước thải của các cơ sở chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Bình Phước ( bao gồm hộ dân và trang trại quy mô công nghiệp). - Phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm chính của nước thải và đánh giá các biện pháp xử lý nước thải của các cơ sở chăn nuôi heo hộ gia đình và các trang trại chăn nuôi heo quy mô công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước. - Nghiên cứu và đề xuất công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo phù hợp cho các cơ sở chăn nuôi heo hộ gia đình và các trang trại chăn nuôi heo tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Phước. - Phân tích tính khả thi của công nghệ xử lý lựa chọn. III- Ngày giao nhiệm vụ: (Ngày bắt đầu thực hiện LV ghi trong QĐ giao đề tài): Tháng 06/2014 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: Tháng 12/2014 V- Cán bộ hƣớng dẫn: GS.TSKH Nguyễn Công Hào CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) GS. TSKH. Nguyễn Công Hào
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Cao Trí
  6. ii LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn GS.TSKH Nguyễn Công Hào đã tận tình hướng dẫn, động viên và tạo điều kiện thuận lợi, cùng những ý kiến đóng góp sâu sắc nhất cho em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô và Cán bộ của Trường Đại Học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh đã hết long giảng dạy, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Cảm ơn các học viên lớp Cao học môi trường đã hỗ trợ tôi trong quá trình học tập để hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập. Tác giả luận văn Nguyễn Cao Trí
  7. iii TÓM TẮT Luận văn cao học ”Đánh giá hiện trạng và đề xuất công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo phù hợp trên địa bàn tỉnh Bình Phước” đã thực hiện được các nội dung sau: Luận văn đã tổng quan được tình hình nghành chăn nuôi heo tại Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Luận văn đã phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm chính của nước thải chăn nuôi heo khi chưa được xử lý và khi có các biện pháp xử lý khác. Qua việc đánh giá hiện trạng áp dụng các công nghệ xử lý nước thải tại các cơ sở chăn nuôi heo hộ gia đình và các trang trại chăn nuôi heo công nghiệp cho thấy: - Hầu hết các cơ sở chăn nuôi heo hộ gia đình đều có hầm biogas để xử lý nước thải và không có các biện pháp xử lý tiếp theo. - Tất cả các trang trại chăn nuôi heo công nghiệp đều có bể biogas và hầu hết có hệ thống xử lý nước thải tiếp sau. Tuy nhiên, các chỉ tiêu ô nhiễm vẫn còn cao hơn mức cho phép nhiều lần. Luận văn đã tính toán, đề xuất công nghệ xử lý phù hợp cho các cơ sở chăn nuôi hộ gia đình và các trang trại quy mô công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
  8. iv ABSTRACT Master degree thesis "evaluate the situation and propose suitable technologies for waste water treatment of swine breeding in the Binh Phuoc province " has completed the following contents: Thesis has an overview of the situation of pig breeding industry in Vietnam and Binh Phuoc province. Thesis analysed the main indicators of pig wastewater when it was not untreated and when the other treatment methods were applyed. When assess the present status of wastewater treatment technology in the household pig breeding and industrial pig farms. The results shown that: - Most of the household pig breeding have biogas for waste water treatment without the other subsequent methods . - All of the pig industrial farms have biogas and most of them have waste water treatment system. However, the polluted indicators are still higher than standard. Thesis was calculated, proposed suitable waste water treatment technologies for the household pig breeding and industrial pig farms in the Binh Phuoc province.
  9. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii TÓM TẮT .............................................................................................................. iii ABSTRACT ............................................................................................................iv MỤC LỤC ................................................................................................................ v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................ix DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ........................................................................... x DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... xii CHƢƠNG I: MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2 1.4. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................. 4 1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................4 1.4.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................4 1.4.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu........................................................5 1.4.3.1. Phương pháp luận ............................................................................. 5 1.4.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ........................................................ 5 1.5. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 8 1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ........................................................................................8 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.........................................................................................8 CHƢƠNG II: TỔNG QUAN .................................................................................. 9 2.1. Tổng quan về chất thải chăn nuôi heo ............................................................. 9 2.1.1. Thành phần chất thải rắn trong các cơ sở chăn nuôi heo ..........................................9 2.1.2. Thành phần nước thải trong các sơ sở chăn nuôi heo ...............................................9 2.1.3. Thành phần khí thải trong các sơ sở chăn nuôi heo ............................................... 11 2.1.4. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi heo đối với môi trường:................................ 12 2.2. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo .................... 14
  10. vi 2.2.1. Phương pháp xử lý cơ học ....................................................................................... 14 2.2.2. Phương pháp hóa học ............................................................................................... 15 2.2.3. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.......................................................... 16 2.2.3.1. Phương pháp sinh học kị khí ........................................................... 16 2.2.3.2. Phương pháp sinh học hiếu khí ....................................................... 22 2.2.3.3. Phương pháp sinh học thiếu khí khử nitơ ........................................ 26 2.2.3.4. Phương pháp sinh học tự nhiên ....................................................... 28 2.2.3.5. Phương pháp sinh học kết hợp trong xử lý nước thải chăn nuôi heo ...................................................................................................................... 30 2.3. Tổng quan về xử lý nước thải chăn nuôi heo trên thế giới và Việt Nam ....... 31 2.3.1. Trên thế giới .............................................................................................................. 31 2.3.2. Tại Việt Nam............................................................................................................. 31 2.4. Tổng quan về tình hình chăn nuôi heo tại tỉnh Bình Phước .......................... 32 2.4.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của tỉnh Bình Phước ...................................... 32 2.4.2. Hiện trạng phát triển các trang trại nuôi heo tại tỉnh Bình Phước ......................... 35 2.4.2.1. Hiện trạng........................................................................................ 35 2.4.2.2 Đánh giá kết quả chăn nuôi .............................................................. 37 2.4.2.3 Định hướng phát triển các trang trại chăn nuôi heo tại tỉnh Bình Phước đến năm 2020 .................................................................................... 39 2.4.3 Thực trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Bình Phước ................................................................................................................................... 40 2.4.3.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ....................................... 40 2.4.3.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường nước mặt ........................................ 40 2.4.3.3 Thực trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi heo ............. 42 2.5. Một số loại bệnh nguy hiểm thường gặp ở heo ............................................. 43 2.5.1. Bệnh heo tai xanh ..................................................................................................... 43 2.5.2. Bệnh lở mồm long móng ......................................................................................... 45 2.5.3. Biện pháp xử lý khi xảy ra ổ dịch ............................................................................ 48
  11. vii CHƢƠNG III: HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC .............................................................. 50 3.1. Hiện trạng xử lý nước thải của các cơ sở chăn nuôi heo quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bình Phước: .............................................................................. 50 3.2. Hiện trạng xử lý nước thải của các trang trại chăn nuôi heo quy mô trang trại công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước: .......................................................... 54 3.3. Đánh giá hiệu quả của các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo hiện tại của các hộ gia đình và các trang trại heo quy mô công nghiệp ....................... 62 3.3.1. Hiệu quả của phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo quy mô hộ gia đình . 62 3.3.2. Hiệu quả của các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo quy mô trang trại công nghiệp.......................................................................................................................... 63 CHƢƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO PHÙ HỢP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC....................... 66 4.1. Đề xuất sơ đồ công nghệ xử lý nước thải phù hợp cho các cơ sở chăn nuôi hộ gia đình ................................................................................................................ 66 4.1.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ đề xuất cho các cơ sở chăn nuôi hộ gia đình......... 66 4.1.2. Công trình đơn vị của dây chuyền công nghệ xử lý nước đề xuất cho cơ sở chăn nuôi heo hộ gia đình............................................................................................................ 67 4.1.2.1. Bể Biogas......................................................................................... 67 4.1.2.2. Bể lọc kỵ khí giá thể xơ dừa ............................................................. 69 4.2. Đề xuất sơ đồ xử lý nước thải phù hợp cho các trang trại chăn nuôi heo công nghiệp .................................................................................................................. 72 4.2.1. Sơ đồ công nghệ lựa chọn ........................................................................................ 73 4.2.2. Thuyết minh sơ đồ dây chuyền công nghệ lựa chọn ............................................. 74 4.2.3. Các công trình đơn vị trong quy trình công nghệ lựa chọn ................................... 76 4.2.3.1. Bể Biogas và bể lọc kỵ khí giá thể xơ dừa ....................................... 76 4.2.3.2. Bể điều hòa ...................................................................................... 77 4.2.3.3. Bể Anoxic......................................................................................... 77 4.2.3.4. Bể Aerotank ..................................................................................... 77
  12. viii 4.2.3.5. Bể lắng 2.......................................................................................... 78 4.2.3.6. Hồ sinh học tùy nghi ........................................................................ 80 4.3. Đánh giá quy trình công nghệ đề xuất .......................................................... 81 4.3.1. Ưu điểm, nhược điểm của quy trình công nghệ đề xuất........................................ 81 4.3.2. Sự phù hợp của quy trình công nghệ đề xuất đối với địa bàn tỉnh Bình Phước .. 84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 86 A. KẾT LUẬN .................................................................................................... 86 B. KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 88
  13. ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BKHCNMT Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường BOD Nhu cầu ôxy sinh hóa BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường COD Nhu cầu ôxy hóa học DO Hàm lượng ôxy hòa tan ĐTM Đánh giá tác động môi trường KCN Khu Công nghiệp KHCN Khoa học Công nghệ KHKT Khoa học Kỹ thuật KKPTCN Khuyến khích phát triển chăn nuôi N-NH3 Hàm lượng nitơ trong amoniac N-NO3 Hàm lượng nitơ trong nitrát TSS Tổng chất rắn lơ lửng SBR Bể hoạt động gián đoạn SS Hàm lượng chất rắn lơ lửng STN&MT Sở Tài nguyên và Môi trường TCMT Tiêu chuẩn Môi trường TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam UASB Bể xử lý bằng lớp bùn kị khí với dòng nước đi từ dưới lên UBND Ủy ban Nhân dân XLNT Xử lý nước thải WETI Viện nước và Công nghệ Môi trường QCVN Quy chuẩn Việt Nam
  14. x DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1. Thành phần hóa học của phân heo ............................................................ 9 Bảng 2.2. Thành phần hóa học của hỗn hợp nước thải tươi và nước thải sau 7 ngày ................................................................................................................................ 10 Bảng 2.3. Thành phần và tính chất của nước thải chăn nuôi heo ............................. 11 Bảng 2.4 . Hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng phương pháp keo tụ hóa học và phương pháp keo tụ hóa học kết hợp với điện hóa ....................................... 15 Bảng 2.5. Thành phần khí trong hỗn hợp khí Biogas .............................................. 20 Bảng 2.6: Chất lượng nước thải đầu vào theo điều tra tại các hộ nuôi heo gia đình và các trang trại chăn nuôi heo tập trung ...................................................................... 41 Bảng 2.7: Số liệu nước thải sau khi xử lý tại các hộ nuôi heo gia đình và các trang trại chăn nuôi heo tập trung ..................................................................................... 41 Bảng 3.1. Tính chất nước thải trước và sau hầm biogas của hộ nuôi Nguyễn Hữu Châu ........................................................................................................................ 51 Bảng 3.2. Hiệu suất xử lý nước thải trước và sau hầm biogas của hộ nuôi Nguyễn Hữu Châu ................................................................................................................ 51 Bảng 3.3. Tính chất nước thải trước sau hầm biogas của hộ nuôi Lê Thị Trang ..... 52 Bảng 3.4. Hiệu suất xử lý nước thải sau hầm biogas của hộ nuôi Lê Thị Trang ...... 53 Bảng 3.5. Tính chất nước thải trước và sau hầm biogas của hộ nuôi Trần Thị Thanh ................................................................................................................................ 53 Bảng 3.6. Hiệu suất xử lý nước thải sau hầm biogas của hộ nuôi Trần Thị Thanh .. 54 Bảng 3.7. Tính chất nước thải trước, sau hầm biogas và sau bể lắng 2 của trang trại Lộc Ninh 4 .............................................................................................................. 56 Bảng 3.8. Hiệu suất xử lý nước thải sau hầm biogas của trang trại Lộc Ninh 4 ...... 56 Bảng 3.9. Hiệu suất xử lý nước thải của bể aerotank tại trang trại Lộc Ninh 4 ....... 56 Bảng 3.10. Tính chất nước thải trước, sau hầm biogas và sau bể lắng 2 của trang trại Phú Vinh ................................................................................................................. 59 Bảng 3.11. Hiệu suất xử lý nước thải sau hầm biogas của trang trại Phú Vinh ....... 59 Bảng 3.12. Hiệu suất xử lý nước thải của bể aerotank tại trang trại Phú Vinh ........ 59
  15. xi Bảng 3.13. Tính chất nước thải trước, sau hầm biogas và sau bể lắng 2 của trang trại Bù Gia Mập ............................................................................................................. 61 Bảng 3.14. Hiệu suất xử lý nước thải sau hầm biogas của trang trại Bù Gia Mập ....... 61 Bảng 3.15. Hiệu suất xử lý nước thải của hồ sinh học tại trang trại Bù Gia Mập .... 61 Bảng 3.16. Hiệu suất xử lý nước thải của bể biogas tại các hộ chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Bình Phước ................................................................................................ 62 Bảng 3.17. Hiệu suất xử lý nước thải của bể biogas tại các trang trại chăn nuôi heo quy mô công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước .................................................. 63 Bảng 3.18. Hiệu suất xử lý nước thải của bể aerotank tại các trang trại chăn nuôi heo quy mô công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước ........................................... 64 Bảng 4.1. Bảng tính thể tích bể biogas và kiểm tra tải trọng thể tích ...................... 69 Bảng 4.2. Bảng tính thể tích bể kỵ khí giá thể xơ dừa và kiểm tra tải trọng thể tích71 Bảng 4.3. Các thông số thiết kế hồ sinh học ............................................................ 80 Bảng 4.4. So sánh quy trình hiện tại và quy trình công nghệ đề xuất ...................... 83
  16. xii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Song chắn rác .......................................................................................... 14 Hình 2.2. Cấu tạo của bể UASB .............................................................................. 18 Hình 2.3. Xử lý sinh học bằng quá trình bùn hoạt tính ............................................ 24 Hình 2.4. Các thiết bị khuấy trộn............................................................................. 25 Hình 2.5. Các quá trình sinh hóa xử lý nước thải trong hồ sinh học ........................ 30 Hình 2.6. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước ........................................................ 33 Hình 2.7. Trại chăn nuôi heo theo kiểu chuồng lạnh tại Bình Phước ...................... 36 Hình 2.8 Mô hình nuôi heo trên nền nệm lót sinh học tại xã Lộc Thiện, huyện Lộc Ninh......................................................................................................................... 37 Hình 3.1. Hầm biogas hộ nuôi Nguyễn Hữu Châu .................................................. 50 Hình 3.2. Cơ sở chăn nuôi heo của hộ nuôi Lê Thị Trang ....................................... 52 Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải trại heo Lộc Ninh 4 ............... 55 Hình 3.4. Bể lắng 2 trại heo Lộc Ninh 4 .................................................................. 57 Hình 3.5. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải trại heo Phú Vinh .................. 58 Hình 3.6. Nhà đặt máy thổi khí của hệt hống xử lý nước thải trang trại Bù Gia Mập ................................................................................................................................ 60 Hình 3.7. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải trại heo Hớn Quản ................ 60 Hình 3.8. Dây chuyền công nghệ đơn giản phù hợp với cơ sở chăn nuôi hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bình Phước ................................................................................... 66 Hình 3.9. Giá thể xơ dừa ......................................................................................... 70
  17. 1 CHƢƠNG I: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất nước ta ngày càng phát triển, nhu cầu đời sống mọi người ngày càng cao, dẫn đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Tài nguyên nước là một trong nguồn tài nguyên quan trọng cần được sử dụng có hiệu quả. Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng có hiệu quả chúng ta cần phải xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Với đà tăng dân số hiện nay, nhu cầu sử dụng thực phẩm của Việt Nam ngày một tăng cao. Trong đó ngành chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn thịt gia súc, gia cầm cho thị trường tiêu dùng. Đặc biệt là ngành chăn nuôi heo, cung cấp một lượng thịt rất lớn cho người dân. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi heo cũng gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Quan trọng nhất là vấn đề nước thải từ các hoạt động sản xuất hàng ngày. Trong hầu hết các trang trại chăn nuôi heo của Việt Nam, hầu như toàn bộ lượng nước thải phát sinh đều không được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn.Nồng độ COD, BOD, Nitơ, photpho cao trong nước thải chăn nuôi heo khi thải ra sông suối, làm giảm trầm trọng hàm lượng DO trong nước và gây phú dưỡng hóa. Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống của thủy sinh vật, mà còn gián tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân trong khu vực. Ngoài ra, nước thải chăn nuôi heo có chứa một lượng vi khuẩn, virut gây bệnh đáng kể. Khi nước thải chưa được xử lý đúng tiêu chuẩn thải ra ngoài, sẽ gây ô nhiễm vi khuẩn gây bệnh cho nguồn nước. Hệ quả là gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và lây lan dịch bệnh cho cả người và động vật. Vì vậy, vấn đề xử lý đạt chuẩn các chất thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi heo là vô cùng cấp bách, đặc biệt là vấn đề nước thải. Điều này nhằm giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
  18. 2 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, ngành chăn nuôi đang đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho thị trường tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên, các chất thải phát sinh trong hoạt động sản xuất là một vấn đề nghiêm trọng cần được giải quyết. Không khí phát sinh từ chuồng trại có nồng độ các khí H2S, NH3 cao. Nước thải thì chứa nồng độ ô nhiễm chất hữu cơ nghiêm trọng. Do ý thức về bảo vệ môi trường của hầu hết các hộ dân và chủ trang trại quy mô công nghiệp còn thấp và kinh phí để đầu tư, vận hành hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn còn cao. Nên hầu hết các cơ sở chăn nuôi heo ở Việt Nam chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Tại Việt Nam, công tác xử lý nước thải trong chăn nuôi heo đã được quan tâm từ lâu. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào điều kiện thực tế của từng địa phương nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng. Tại Bình Phước, nước thải từ các cơ sở chăn nuôi heo hộ gia đình và trang trại quy mô công nghiệp sau khi qua bể Biogas được thải trực tiếp ra môi trường hoặc qua hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa đủ tiêu chuẩn xả thải ra môi trường. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp đến chất lượng nguồn nước cấp cho người dân. Ngoài ra, chất lượng nước ngầm cũng bị suy giảm đáng kể từ chính các dòng thải này. Vì vậy, đề tài “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo phù hợp trên địa bàn tỉnh Bình Phước” là cần thiết, nhằm đánh giá đúng hiện trạng ô nhiễm và đề xuất công nghệ xử lý phù hợp cho các cơ sở hộ gia đình và trang trại quy mô công nghiệp, để cho nghành chăn nuôi heo phát triển bền vững. 1.3. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi heo. Nhưng tập trung chủ yếu vào nước thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi heo vì đây đang là vấn đề nổi trội nhất trên địa bàn tỉnh Bình Phước hiện nay.
  19. 3 Do đặc trưng của tỉnh có rất nhiều diện tích trồng cao su, nên các trang trại chăn nuôi heo tập trung hầu hết nằm sau trong các vườn cao su, rất xa khu dân cư. Nên vấn đề mùi hôi phát sinh từ hoạt động chăn nuôi không gây ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư. Mặc khác phân chuồng cũng được tận dụng làm phân bón vi sinh, cung cấp một lượng phân hữu cơ hữu ích cho các vườn cao su xung quanh trang trại. Vấn đề ảnh hưởng môi trường đang được quan tâm tại địa bàn tỉnh là nước thải xuất phát từ hoạt động chăn nuôi gây ô nhiễm nguồn nước mặt nghiêm trọng trong thời gian dài nhưng chưa được xử lý triệt để. Đề tài nghiên cứu chọn 03 trang trại chăn nuôi heo quy mô công nghiệp và 03 cơ sở chăn nuôi heo quy mô gia đình tại 3 huyện khác nhau của tỉnh để tiến hành khảo sát thực tế vì các nguyên nhân sau: Các huyện Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Gia Mập là các huyện có số lượng đàn heo tập trung nhiều nhất tỉnh Bình Phước. Ngoài các cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại công nghiệp ( quy mô lớn hơn 8000 con), trên địa bàn tỉnh còn có nhiều các cơ sở chăn nuôi quy mô hộ gia đình ( quy mô từ 100 – 500 con). Những ảnh hưởng môi trường của các cơ sở chăn nuôi này đang là vấn đề được cộng đồng quan tâm. Hầu hết các trang trại chăn nuôi quy mô công nghiệp trên địa bàn tỉnh chỉ xử lý nước thải bằng bể biogas và hồ sinh học. Do tính chất của nước thải chăn nuôi heo, nên chỉ có công trình hồ sinh học sau biogas là không thể xử lý triệt để được nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải. Nên đề tài lựa chọn các trang trại có công trình xử lý bổ sung sau biogas và trước hồ sinh học, nhằm tìm kiếm công nghệ thích hợp đang được áp dụng. Các trang trại chăn nuôi quy mô công nghiệp được khảo sát như sau: Trang trại heo Lộc Ninh 4, quy mô 12000 con heo hậu bị của Công Ty TNHH An Phú Khánh Bình Phước tại xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
  20. 4 Trang trại heo Phú Vinh, quy mô 10200 con heo hậu bị của công ty Cổ Phần Phú Vinh tại xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. - Trang trại heo Bù Gia Mập, quy mô 10000 con heo hậu bị của Công Ty TNHH An Phú Khánh Bình Phước tại xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Các cơ sở chăn nuôi quy mô hộ gia đình được khảo sát như sau: - Cơ sở chăn nuôi heo hậu bị, quy mô 150 con của hộ ông Nguyễn Hữu Châu tại xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. - Cơ sở chăn nuôi heo hậu bị, quy mô 150 con của hộ bà Trần Thị Thanh tại xã Minh Tâm, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước. - Cơ sở chăn nuôi heo hậu bị, quy mô 200 con của hộ bà Lê Thị Trang tại xã Thanh Lương, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước. 1.4. Mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là đánh giá mức độ ô nhiễm và công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo từ các hộ gia đình và các trang trại chăn nuôi heo quy mô công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Từ đó, đề xuất các biện pháp xử lý nước thải phù hợp cho các hộ dân và các trang trại chăn heo công nghiệp nhằm bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Phước. 1.4.2. Nội dung nghiên cứu - Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm nước thải chăn nuôi heo đặc trưng trước và sau khi thu gom, xử lý của các hộ dân và các trang trại quy mô công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Qua đó, đánh giá thực trạng ô nhiễm nước thải chăn heo và các biện pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo đang được áp dụng tại tỉnh Bình Phước. - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo phù hợp cho các hộ dân và các trang trại quy mô công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước. - Phân tích tính khả thi của công nghệ lựa chọn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1