Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2011
lượt xem 13
download
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2011 tập trung tìm hiểu về cơ sở lý luận; thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2011.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2011
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Thu Trang CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Thu Trang CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 Chuyên ngành : Địa lý học Mã số : 60 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
- LỜI CAM ĐOAN Luận văn "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 – 2011" được hoàn thành trong sự nỗ lực của bản thân, dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Thị Bích Hà và sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của gia đình và bạn bè. Tôi xin cam đoan luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của bản thân, là văn bản duy nhất và không trùng với bất kỳ luận văn nào của các tác giả khác. Các thông tin, số liệu trong luận văn có tính trung thực và chính xác, được cung cấp bởi các Sở và ban ngành của huyện Tân Phú và tỉnh Đồng Nai. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Lê Thị Thu Trang
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Bích Hà, người nhiệt tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thị Xuân Thọ, các thầy cô giáo trong khoa Địa Lý, Phòng Sau Đại học và các phòng ban trong trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn UBND tỉnh Đồng Nai, Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, UBND huyện Tân Phú, phòng Tài nguyên Môi trường, phòng Kinh tế Hạ tầng, phòng Thống Kê, phòng Lao động Thương binh - Xã hội, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hoá gia đình huyện Tân Phú và các ban ngành khác của huyện Tân Phú, đã cung cấp cho tôi những tư liệu hữu ích trong luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng các thầy, cô trường THPT Đoàn Kết, và xin cảm ơn gia đình đã động viên, luôn giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình thực hiện luận văn, dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian và kiến thức còn hạn chế cũng như cách nhìn nhận vấn đề chưa toàn diện nên không tránh khỏi những sai sót nhất định. Vì vậy, tác giả kính mong sự đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô và các bạn đọc, để luận văn được hoàn thiện với nội dung sâu sắc hơn. Tác giả trân trọng cảm ơn!
- MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, biểu đồ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ .................................................................................... 8 1.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế .................................................... 8 1.1.1. Các khái niệm ............................................................................................ 8 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ....................... 17 1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................ 21 1.2.1. Tổng quan về chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng KTTĐ phía Nam ........ 21 1.2.2. Tổng quan về chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai ..................... 25 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 30 Chương 2. HIỆN TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 .............. 33 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến CDCCKT huyện Tân Phú.................................... 33 2.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ huyện Tân Phú - Đồng Nai ..................... 33 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .......................................... 35 2.1.3. Kinh tế - xã hội ........................................................................................ 43 2.1.4. Đánh giá chung ........................................................................................ 55 2.2. Hiện trạng CDCCKT huyện Tân Phú thời kỳ 2000 - 2011 ............................ 58 2.2.1. Khái quát chung ....................................................................................... 58 2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ................................................... 61 2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế ............................... 84 2.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ................................................ 85
- 2.3. Đánh giá hiện trạng CDCCKT huyện Tân Phú thời kỳ 2000-2011 ............... 94 2.3.1. Những mặt đã đạt được............................................................................ 94 2.3.2. Những khó khăn và thách thức ................................................................ 95 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 99 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020 ............................................................................... 101 3.1. Cơ sở định hướng, quan điểm, mục tiêu và định hướng .............................. 101 3.1.1. Cơ sở định hướng................................................................................... 101 3.1.2. Quan điểm phát triển ............................................................................. 105 3.1.3. Mục tiêu phát triển KT - XH huyện Tân Phú đến năm 2020 ................ 106 3.1.4. Xây dựng các các phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..................... 108 3.1.5. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tân Phú ....................... 113 3.2. Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tân Phú ...................... 125 3.2.1. Nhóm giải pháp chung ........................................................................... 125 3.2.2. Nhóm giải pháp riêng ............................................................................ 128 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 139 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 144
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCLĐ Cơ cấu lao động CCKT Cơ cấu kinh tế CDCCKT Chuyển dịch cơ cấu kinh tế CNH Công nghiệp hoá CN – XD Công nghiệp – xây dựng HĐH Hiện đại hoá GSS 1994 Giá so sánh năm 1994 GTSX Giá trị sản xuất GDP Tổng sản phẩm trên địa bàn KV I Khu vực I (nông, lâm nghiệp và thuỷ sản) KV II Khu vực II (công nghiệp – xây dựng) KV III Khu vực III (dịch vụ) TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNHHMTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TTCN Tiểu thủ công nghiệp VA Giá trị gia tăng VLXD Vật liệu xây dựng UBND Uỷ ban nhân dân
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. GDP và GDP/ người vùng KTTĐPN giai đoạn 2000 - 2010 .......... 22 Bảng 1.2. Cơ cấu GDP vùng KTTĐPN giai đoạn 2000 - 2010 ...................... 22 Bảng 1.3. Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế của vùng KTTĐPN .............. 23 Bảng 1.4. GTSX công nghiệp vùng KTTĐPN giai đoạn 2000 - 2010 ............ 23 Bảng 1.5. GDP và cơ cấu GDP Đồng Nai theo khu vực kinh tế ....................... 25 Bảng 1.6. Cơ cấu GTSX khu vực I tỉnh Đồng Nai (2000 -2011) .................... 26 Bảng 1.7. Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp Đồng Nai (2000 -2011) ............. 27 Bảng 1.8. Cơ cấu GTSX ngành công nghiệp Đồng Nai (2000 -2011) ............. 27 Bảng 1.9. Cơ cấu GDP khu vực III phân theo ngành tỉnh Đồng Nai ............... 28 Bảng 1.10. Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế tỉnh Đồng Nai ............ 29 Bảng 1.11. GTSX công nghiệp tỉnh Đồng Nai phân theo lãnh thổ ..................... 30 Bảng 2.1. Diện tích tự nhiên theo đơn vị hành chính huyện Tân Phú.............. 34 Bảng 2.2. Cơ cấu diện tích các nhóm đất chính trên địa bàn huyện Tân Phú.......... 37 Bảng 2.3. Cơ cấu sử dụng đất huyện Tân Phú thời kỳ 2000 - 2011 ............... 39 Bảng 2.4. Cơ cấu sử dụng đất nông, lâm, ngư nghiệp huyện Tân Phú ........... 40 Bảng 2.5. Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2011 ............ 40 Bảng 2.6. Cơ cấu diện tích các nhóm đất rừng năm 2011 ................................. 41 Bảng 2.7. Cơ cấu dân số chia theo nhóm tuổi huyện Tân Phú năm 2011 ......... 43 Bảng 2.8. Quy mô và chuyển biến dân số huyện Tân Phú thời kỳ 2000 - 2011.......... 44 Bảng 2.9. Diện tích, dân số, mật độ dân số của huyện Tân Phú năm 2011 ............. 44 Bảng 2.10. Dân số lao động huyện Tân Phú thời kỳ 2000 - 2011...................... 47 Bảng 2.11. Cơ cấu giá trị gia tăng huyện Tân Phú giai đoạn 2000 - 2011 ......... 60 Bảng 2.12. Cơ cấu GTSX khu vực I huyện Tân Phú giai đoạn 2000 - 2011........... 62 Bảng 2.13. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng chủ yếu huyện Tân Phú ............ 64 Bảng 2.14. Tốc độ tăng sản lượng cây trồng chủ yếu của huyện Tân Phú ......... 65 Bảng 2.15. Tình hình phát triển chăn nuôi huyện Tân Phú ................................. 67 Bảng 2.16. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển thuỷ sản .......... 68 Bảng 2.17. Cơ cấu ngành công nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện Tân Phú ......... 72 Bảng 2.18. Cơ cấu GTSX ngành CN - XD huyện Tân Phú ................................ 74 Bảng 2.19. Hiện trạng phát triển ngành dịch vụ .................................................. 79 Bảng 2.20. Cơ cấu GTSX KV III ở huyện Tân Phú năm 2007 .......................... 79
- Bảng 2.21. Khối lượng vận chuyển, luân chuyển hàng hoá và hành khách ........... 82 Bảng 2.22. GTSX phân theo các thành phần kinh tế của huyện Tân Phú ........... 84 Bảng 2.23. GTSX , tỉ trọng GTSX huyện Tân Phú theo lãnh thổ ....................... 86 Bảng 2.24. Cơ cấu GTSX các khu vực kinh tế huyện theo lãnh thổ ................... 89 Bảng 3.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế theo phương án I ............................. 109 Bảng 3.2. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế theo phương án II............................ 110 Bảng 3.3. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế theo phương án III .......................... 112 Bảng 3.4. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng chủ yếu.................................... 115 Bảng 3.5. Sản lượng các loại cây trồng chủ yếu ước tính đến năm 2020 ....... 116 Bảng 3.6. Tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi ............................................. 117 Bảng 3.7. GTSX, giá trị gia tăng ngành CN - XD huyện đến năm 2020 ........ 118 Bảng 3.8. Dự báo chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp huyện Tân Phú........ 119 Bảng 3.9. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư huyện Tân Phú đến năm 2020 ............ 120 Bảng 3.10. Dự báo dân số và cơ cấu lao động huyện Tân Phú đến năm .......... 121 Bảng 3.11. Dự báo cơ cấu GTSX huyện Tân Phú theo thành phần kinh tế ........ 123 Bảng 3.12. Dự báo cơ cấu GTSX theo khu vực kinh tế huyện đến năm 2020. ......... 124
- DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ Hình. 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai ............................................................ 24 Hình. 2.2. Bản đồ hành chính huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai ................................. 32 Hình. 2.3. Bản đồ mật độ dân số huyện Tân Phú năm 2011 ..................................... 46 Hình. 2.4. Bản đồ cơ cấu giá trị sản xuất huyện Tân Phú ......................................... 90 Hình. 2.5. Bản đồ phân vùng kinh tế huyện Tân Phú .............................................. 92
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Cơ cấu GDP Đồng Nai theo khu vực kinh tế ....................................26 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của huyện Tân Phú ...............48 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010...............................52 Biểu đồ 2.3. Tổng giá trị sản xuất (giá thực tế) huyện Tân Phú ............................58 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu giá trị sản xuất huyện Tân Phú giai đoạn 2000 - 2011 .........59 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu GTSX khu vực I huyện Tân Phú giai đoạn 2000 - 2011 ......63 Biểu đồ 2.6. Tốc độ tăng bình quân vật nuôi huyện Tân Phú (2000 - 2011) ........66 Biểu đồ 2.7. Cơ cấu sản lượng thuỷ sản huyện Tân Phú .......................................69 Biểu đồ 2.8. GTSX ngành CN - XD huyện Tân Phú giai đoạn 2000 – 2011) .....71 Biểu đồ 2.9. Cơ cấu GTSX ngành CN - XD giai đoạn 2000 - 2011 .....................75 Biểu đồ 2.10. Cơ cấu ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp .............................77 Biểu đồ 2.11. Cơ cấu GTSX theo lãnh thổ của huyện Tân Phú ..............................87 Biểu đồ 3.1. Dự báo cơ cấu kinh tế của tỉnh Đồng Nai .......................................103 Biểu đồ 3.2. Dự báo cơ cấu giá trị gia tăng huyện Tân Phú đến năm 2020 ........114 Biểu đồ 3.3. Dự báo tỉ trọng ngành chăn nuôi trong tổng GTSX nông nghiệp ...117 Biểu đồ 3.4. Dự báo cơ cấu vốn đầu tư huyện Tân Phú đến năm 2020 ..............120 Biểu đồ 3.5. Dự báo cơ cấu lao động huyện Tân Phú đến năm 2020..................122
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một xu hướng tất yếu của nền kinh tế hiện nay. Hòa cùng với xu thế phát triển của đất nước, huyện Tân Phú cũng đạt được những bước phát triển trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng chuyển dịch còn chậm, khu vực nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị gia tăng và giá trị sản xuất. Với một huyện vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Đồng Nai, nền kinh tế còn kém phát triển, đời sống dân cư còn thấp, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy tiềm năng của vùng không lớn, nhưng chưa khai thác triệt để tiềm năng của vùng. Nhằm tạo nên một sự phát triển, sự chuyển dịch kinh tế theo hướng tốt nhất, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư tại huyện Tân Phú nói riêng và cả tỉnh nói chung. Với mong muốn đóng góp một phần công sức bé nhỏ của mình cho sự phát triển của huyện nhà, tác giả đã đi đến quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2011”. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu: Vận dụng cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vào nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đến năm 2011. Đưa ra định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy cơ cấu kinh tế của huyện Tân Phú, khai thác tiềm năng của vùng và phù hợp với xu thế phát triển CNH - HĐH của tỉnh và của đất nước. * Nhiệm vụ: Tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế, và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đánh giá các nguồn lực tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tân Phú.
- 2 Tổng hợp tư liệu và phân tích hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện giai đoan 2000 - 2011. Đánh giá những thành tựu đạt được và những hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới. Đưa ra định hướng chuyển dịch cơ cấu theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ của huyện trong thời gian tới. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Nội dung nghiên cứu Làm rõ vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phân tích ảnh hưởng của các nguồn lực tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành gồm: Cơ cấu giá trị sản xuất, cơ cấu lao động . Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ gồm: Cơ cấu giá trị sản xuất của các địa phương theo khu vực kinh tế và tỉ trọng so với toàn huyện. Đưa ra những định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện đến năm 2020. 3.2. Về phạm vi lãnh thổ nghiên cứu Luận văn chủ yếu nghiên cứu trên phạm vi lãnh thổ huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, bao gồm 18 đơn vị hành chính, gồm 1 thị trấn Tân Phú và 17 xã: Phú Thịnh, Phú Bình, Phú Xuân, Phú Sơn, Phú Lộc, Đắc Lua, Nam Cát Tiên, Phú Điền, Trà Cổ, Phú Trung, Phú Lâm, Tà Lài, Phú Thanh, Phú An, Phú Lập, Thanh Sơn, Núi Tượng. 3.3. Về thời gian nghiên cứu Nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tân Phú từ năm 2000 đến năm 2011. Định hướng và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện đến năm 2020.
- 3 4. Lịch sử nghiên cứu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có vai trò quan trong trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Đồng thời đây cũng là một xu hướng phát triển tất yếu của đất nước, của khu vực và thế giới. Do vậy, trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói riêng đã có nhiều tác giả và nhiều công trình nghiên cứu được công bố. Một số công trình mang tính quốc gia như: - Nguyễn Trần Quế (2004), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21, Nhà xuất bản Khoa học xã hội - Hà Nội nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, thành phần kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng. - Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam , Nhà xuất bản khoa học xã hội - Hà Nội nghiên cứu về tổng quan về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch ngành kinh tế và thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành Việt Nam đến năm 2020. - Ngô Doãn Vịnh (2006), Những vấn đề chủ yếu về kinh tế phát triển, nghiên cứu những vấn đề chủ yếu về kinh tế phát triển như: quan niệm về nền kinh tế quốc dân, tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, cơ cấu của nền kinh tế, đầu tư phát triển. Tác giả đã đưa ra các cơ sở lý luận, những quan điểm, lý thuyết của các nhà nghiên cứu nổi tiếng thế giới, đồng thời trình bày những khảo nghiệm, ứng dụng đối với nền kinh tế nước ta . - Đỗ Hoài Nam (1996), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và phát triển những ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội - Hà Nội. trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam như: - “Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ các ngành kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” của T.S Trần Du lịch, PGS.TS. Đặng Văn Phan (chủ nhiệm đề tài), năm 2004. - “Định hướng phát triển vùng kinh tế Đông Nam Bộ thời kì 1990 - 2000”, viện Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh (1992).
- 4 - Viện kinh tế Tp. Hồ Chí Minh (2002), Hướng chuyển dịch kinh tế ngành thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Trẻ - Tp. Hồ Chí Minh, phân tích cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế thành phố, đặc biệt là công nghiệp và thương mại - dịch vụ từ đó xác định lợi thế so sánh cạnh tranh của ngành này và đề xuất các chính sách, giải pháp và biện pháp để thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế thành phố Hồ Chí Minh… Ở tỉnh Đồng Nai cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo từng giai đoạn. Các đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một khía cạnh nào đó về kinh tế xã hội như: - Luận văn “Nghiên cứu hiện trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Nai”, năm 2008 của Nguyễn Thị Thanh Dung nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1995 - 2005. - Luận văn “Dân số và lao động của Đồng Nai”, năm 2010 của Đào Thị Dung - “Ảnh hưởng của Đô Thị Hóa đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất ở tỉnh Đồng Nai”, năm 2011. Riêng ở huyện Tân Phú chưa có đề tài nào nghiên cứu về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nào. Một số bài viết chủ yếu thể hiện trong một số báo cáo của UBND huyện Tân Phú, các ban ngành, niên giám thống kê của huyện Tân Phú… Tất cả các nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo quý báo cho tác giả khi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2011”. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận 5.1.1 Quan điểm hệ thống Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tân phú là một hệ thống hoàn chỉnh gồm nhiều tầng bậc, bản thân nó là sự hợp thành của nhiều hệ thống khác nhau hợp thành, đồng thời lại là một bộ phận của hệ thống lớn hơn - hệ thống kinh tế xã hội. Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tân Phú cũng có mối quan hệ chặt chẽ
- 5 với môi trường xung quanh, bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế xã hội và ngược lại. Đó là một hệ thống luôn luôn vận động và không ngừng phát triển. Vì vậy khi nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tân Phú cần phải xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, và xem xét mối tương quan đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, của vùng Đông Nam Bộ và của cả nước. 5.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tân Phú phải phụ thuộc nhiều nguồn lực khác nhau, chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động chi phối lẫn nhau tạo nên thế mạnh riêng cho từng vùng trong huyện. Song cơ cấu lãnh thổ kinh tế huyện vẫn là một thể tổng hợp hoàn chỉnh, vẫn nằm trong một chỉnh thể chung của tỉnh, của vùng, của cả nước. Do vậy khi nghiên cứu nguồn lực phát triển kinh tế của huyện, phải xem xét, phân tích, đánh giá, tìm hiểu các mối quan hệ qua lại giữa các nguồn lực tự nhiên, nguồn lực kinh tế xã hội, nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài. Từ đó đưa ra những giải pháp, định hướng, phát triển có tính đồng bộ, tổng hợp nhằm khai thác tối đa tiềm năng, và những lợi thế của huyện tạo động lực thúc đẩy kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống huyện nhà. 5.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh Để đánh giá một cách chính xác về hiện trạng và đưa ra những định hướng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tương lai đúng đắn và phù hợp, ta cần phải nghiên cứu được nguồn gốc phát sinh, quá trình diễn biến của các yếu tố trong không gian và diễn biến theo thời gian cụ thể. Vì vậy việc vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh vào nghiên cứu đề tài là vấn đề cần thiết. 5.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Hệ sinh thái là một hệ thống trong đó các nhân tố tự nhiên đều có sự đồng nhất tương đối và gắn kết với nhau, chi phối, quy định lẫn nhau, không thể tách rời nhau.
- 6 Hiện nay phát triển phải gắn với phát triển bền vững và trở thành mục tiêu phát triển KT - XH ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam cũng vậy, phát triển KT - XH phải gắn liền với việc bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường, phát triển đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm tổn thương khả năng của các thế hệ tương lai. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu Đây là phương pháp cơ bản, quan trọng vì việc thu thập tài liệu, số liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu là cơ sở để viết đề tài. Việc thu thập tài liệu từ những nguồn như sách báo, tạp chí khoa khoa học, internet, niên giám thống kê, các báo cáo, quy hoạch tổng thể của sở, ban, ngành,… từ những nguồn tài liệu đó là cơ sở nhận xét, đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện một cách chính xác. 5.2.2. Phương pháp thống kê toán học Đây là cơ sở để phân tích định lượng, lựa chọn những giá trị đúng nhất, gắn liền với cơ sở thực tiễn. Đồng thời đây cũng là phương pháp được sử dụng trong việc phân tích, dự báo và lựa chọn các giải pháp phù hợp cho định hướng phát triển. 5.2.3. Phương pháp phân tích so sánh Trong quá trình nghiên cứu đề tài, việc vận dụng phương pháp phân tích, so sánh mang lại nhiều lợi ích. Thông qua việc phân tích, so sánh, đối chiếu các số liệu thống kê để thấy được quá trình chuyển dịch cơ cấu qua các giai đoạn. Từ đó rút ra được những nội dung tổng hợp nhất, đầy đủ nhất giải quyết tốt hơn nhiệm vụ và mục tiêu đề ra. 5.2.4. Phương pháp khảo sát thực địa Đây là một phương pháp không thể thiếu được trong nghiên cứu Địa Lý. Thông qua phương pháp thực địa ta có thể thẩm định mức độ tin cậy của các số liệu, báo cáo, xâm nhập thực tế để có nhận xét đúng đắn và giải pháp thiết thực hơn. Trên cơ sở nghiên cứu địa bàn huyện nhà, đây là một điều kiện thuận lợi để tiến hành và khai thác phương pháp này một cách tốt nhất.
- 7 5.2.5. Phương pháp bản đồ, biểu đồ. Đây là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa Lý, sử dụng phương pháp này giúp cho các vấn đề nghiên cứu được cụ thể, trực quan sinh động hơn. Các bản đồ trong đề tài có thể được tác giả xử lý, thành lập dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục; phần nội dung chính của đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2011” được chia thành 3 chương như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2000 - 2011 - Chương 3: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đến năm 2020.
- 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.1.1. Các khái niệm 1.1.1.1. Cơ cấu “Cơ cấu” là cách tổ chức các thành phần, nhằm thực hiện một chức năng của chỉnh thể nào đó”[24, tr.223]. Xét về mặt triết học, cơ cấu là một phạm trù phản ánh cấu trúc bên trong của một số đối tượng, là tập hợp những mối liên hệ cơ bản tương đối ổn định giữa các yếu tố cấu thành đối tượng đó, trong một thời gian, không gian nhất định. Trong khi phân tích quá trình phân công lao động chung, Kark Marx đã viết: “Cơ cấu là sự phân chia về chất lượng theo một tỷ lệ về số lượng của quá trình sản xuất xã hội”. “Cơ cấu” là một phạm trù của triết học, nó thể hiện cấu trúc bên trong cũng như tỉ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành một hệ thống và là thuộc tính của một hệ thống nhất định. Nền kinh tế của một quốc gia được xem xét như một hệ thống với nhiều bộ phận hợp thành. Các bộ phận này, có mối quan hệ mật thiết với nhau theo một trật tự nào đó trong một giai đoạn lịch sử cụ thể. Nói một cách đơn giản có thể coi đó là một bộ khung của khái niệm cơ cấu kinh tế [26, tr.201]. Tóm lại, cơ cấu là những bộ phận cấu thành một hệ thống và là thuộc tính của hệ thống đó, trong đó có các bộ phận cấu thành nên hệ thống này chiếm một tỉ trọng nhất định và có mối quan hệ với nhau giữa các bộ phận trong hệ thống. Do đó, khi nghiên cứu cơ cấu phải đứng trên quan điểm hệ thống. 1.1.1.2. Cơ cấu kinh tế Khái niệm: Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế (CCKT) của xã hội theo Kark Marx là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật
- 9 chất. Mác đồng thời nhấn mạnh, khi phân tích cơ cấu, phải chú ý đến cả hai khía cạnh là chất lượng và số lượng, cơ cấu chính là sự phân chia về chất và tỉ lệ về số lượng của những quá trình sản xuất xã hội. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (1995) thì cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Hay cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong những không gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, được thể hiện cả về mặt định tính lẫn định lượng, cả về số lượng và chất lượng, phù hợp với mục tiêu được xác định của nền kinh tế [4]. Như vậy, CCKT được hiểu là tổng thể những những yếu tố cấu thành nền kinh tế, đó là các ngành sản xuất, các thành phần kinh tế và các vùng kinh tế. Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau được biểu hiện cả về chất và lượng tùy thuộc vào mục tiêu của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Đặc điểm: Cơ cấu kinh tế là vấn đề có nội dung rộng, biểu hiện mối quan hệ giữa sản xuất và lực lượng sản xuất của nền kinh tế. CCKT là một hệ thống ràng buộc, có các đặc trưng chủ yếu là mang tính khách quan và tính lịch sử. Đồng thời, cơ cấu kinh tế là một hệ thống động, gắn với sự biến đổi phát triển không ngừng của các yếu tố và các bộ phận cấu thành. Muốn phát huy tác dụng của CCKT, CCKT phải trải qua một quá trình, một thời gian nhất định. Thời gian này dài hay ngắn tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại CCKT. Vì vậy, các loại cơ cấu thường không tồn tại một cách cố định bất biến mà có sự thay đổi, chuyển dịch, phù hợp với biến động của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Như vậy, CCKT không những quy định về số lượng và tỉ lệ, giữa các yếu tố và bộ phận cấu thành biểu hiện về lượng (là sự tăng trưởng của hệ thống), mà còn thể
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang
143 p | 326 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 296 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
103 p | 191 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp
103 p | 226 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận
114 p | 197 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Vấn đề tổ chức du lịch sinh thái ở Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh
110 p | 113 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau
109 p | 127 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu
175 p | 169 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020
161 p | 149 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững
117 p | 180 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá các khu kinh tế cửa khẩu phía Nam dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội - Nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang
136 p | 122 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch
152 p | 175 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
139 p | 135 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phân tích kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lí kinh tế - xã hội
115 p | 114 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kì hội nhập
102 p | 117 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang)
126 p | 149 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh An Giang - Thực trạng và định hướng
169 p | 123 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng sử dụng lao động ở các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
151 p | 140 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn