Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch
lượt xem 8
download
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu đặc điểm phân hóa cảnh quan Khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, làm sáng tỏ tiềm năng và thực trạng khai thác tài nguyên du lịch của khu vực; xác lập luận cứ khoa học cho phát triển du lịch khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở phân tích, đánh giá cảnh quan cho một số loại hình phát triển du lịch, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành du lịch khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN VĂN KHÁNH ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC RỪNG QUỐC GIA YÊN TỬ - TỈNH QUẢNG NINH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC THÁI NGUYÊN - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN VĂN KHÁNH ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC RỪNG QUỐC GIA YÊN TỬ - TỈNH QUẢNG NINH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ngành: Địa lí tự nhiên Mã số: 8 44 02 17 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ HỒNG THÁI NGUYÊN - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số và tài liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào khác, nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Khánh i
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch" tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của các cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng đã hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình. Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học vừa qua. Kính xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Đại học sư phạm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Địa lí, Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. TÁC GIẢ LUẬN VĂN ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ.............................................................................. vi MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài ............................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 3 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ................................................................... 3 5. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ................................. 6 6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................ 11 7. Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 11 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC RỪNG QUỐC GIA YÊN TỬ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ................................................................................... 12 1.1. Cơ sở lý luận về đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch ..... 12 1.1.1. Quan niệm về cảnh quan ................................................................................... 12 1.1.2. Lý luận chung về nghiên cứu cảnh quan .......................................................... 14 1.1.3. Lý luận chung về đánh giá cảnh quan (ĐGCQ) ............................................... 21 1.1.4. Các hệ thống phân loại phổ biến trong nghiên cứu CQ .................................... 26 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu cảnh quan phục vụ phát triển du lịch ........ 30 1.2.1. Định hướng sử dụng CQ cho phát triển du lịch ................................................ 30 1.2.2. Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu cảnh quan của vườn quốc gia Yên Tử ....... 30 iii
- Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH RỪNG QUỐC GIA YÊN TỬ ............ 33 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ................................................................................ 33 2.1.1. Vị trí địa lý - phạm vi ranh giới và diện tích .................................................... 33 2.1.2. Địa hình - Tài nguyên địa mạo ......................................................................... 36 2.1.3. Khí hậu - Tài nguyên khí hậu ........................................................................... 38 2.1.4. Thủy văn - Tài nguyên nước ............................................................................. 41 2.1.5. Rừng - Tài nguyên động, thực vật .................................................................... 41 2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................................... 50 2.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế ............................................................................. 50 2.2.2. Dân cư, lao động ............................................................................................... 51 2.2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ........................... 52 2.3. Hiện trạng phát triển du lịch ................................................................................ 54 2.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên .............................................................................. 54 2.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ............................................................................. 57 2.3.3. Hiện trạng phát triển du lịch ............................................................................. 58 2.3.4. Hiện trạng tổ chức lãnh thổ du lịch .................................................................. 61 2.3.5. Khả năng liên kết du lịch của rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh trong không gian phát triển du lịch các tỉnh phía Bắc ................................................ 62 Chương 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH RỪNG QUỐC YÊN TỬ ......................... 64 3.1. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch................................. 64 3.1.1. Lựa chọn đối tượng đánh giá ............................................................................ 64 3.1.2. Xây dựng thang đánh giá .................................................................................. 66 3.1.3. Tiến hành đánh giá ............................................................................................ 69 3.1.4. Đánh giá kết quả ............................................................................................... 70 3.2. Định hướng phát triển bền vững du lịch rừng Quốc gia Yên Tử đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025 ............................................................................................... 72 3.2.1. Cơ sở xây dựng định hướng.............................................................................. 72 3.2.2. Định hướng phát triển du lịch rừng Quốc gia Yên Tử ..................................... 75 3.2.3. Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch ................................................................ 76 3.2.4. Các giải pháp thực hiện .................................................................................... 79 3.2.5. Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch ............................... 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 86 iv
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường Công ty CPPT : Công ty cổ phần phát triển CQ : Cảnh quan DL : Du lịch ĐGCQ : Đánh giá cảnh quan ĐKTN : Điều kiện tự nhiên GDP : Tổng thu nhập quốc nội GIS : Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý KT - XH : Kinh tế - Xã hội KV : Khu vực NCCQ : Nghiên cứu cảnh quan PTBV : Phát triển bền vững SX : Sản xuất TB : Trung bình TNTN : Tài nguyên thiên nhiên VNĐ : Việt Nam đồng CNTT : Công nghệ thông tin iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. So sánh các điều kiện địa lý, cấu trúc CQ và hoạt động du lịch .............. 17 Bảng 2.1. Các yếu tố thời tiết rừng Quốc gia Yên Tử giai đoạn 2009 - 2013 .......... 39 Bảng 2.2. Thống kê số loài thực vật rừng Yên Tử .................................................... 44 Bảng 2.3. Danh mục các loài thực vật quý hiếm Rừng quốc gia Yên Tử ................ 45 Bảng 2.4. Thống kê các loài động vật Rừng quốc gia Yên Tử ................................. 46 Bảng 2.5. Các loài động vật quý hiếm Rừng quốc gia Yên Tử ................................ 49 Bảng 2.6. Dân số của khu vực rừng Quốc gia Yên Tử ............................................. 51 Bảng 2.7. Hoạt động kinh doanh tại các khu du lịch của rừng Quốc gia Yên Tử .... 60 Bảng 3.1. Các cấp phân vị và hệ thống chỉ tiêu phân vùng ...................................... 65 Bảng 3.2. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên các tiểu vùng địa lí tự nhiên Yên Tử .............................................................................................................. 70 Bảng 3.3. Đánh giá mức độ thuận lợi để phát triển du lịch bền vững tại các tiểu vùng Yên Tử ............................................................................................. 71 v
- DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1: Sơ đồ quy trình đánh giá cảnh quan ........................................................25 Hình 2.1. Bản đồ vị trí địa lý khu vực rừng Quốc gia Yên Tử ............................... 35 Hình 2.2. Bản đồ địa hình khu vực rừng Quốc gia Yên Tử ....................................37 Hình 2.3. Bản đồ nhiệt độ khu vực rừng Quốc gia Yên Tử ....................................40 Hình 2.4. Bản đồ hiện trạng thực vật khu vực rừng Quốc gia Yên Tử ...................48 vi
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thập kỉ gần đây, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng và là một ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội góp phần bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Chiến lược phát triển phát triển du lịch Việt Nam tầm nhìn đến năm 2020 đã xác định trong Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: Liên kết chặt chẽ các ngành liên quan đến hoạt động du lịch để đầu tư phát triển một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm, đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đặc biệt hơn nữa là khai thác những thế mạnh về điều kiện tự nhiên để phục vụ cho phát triển du lịch. Đối với tỉnh Quảng Ninh, hiện nay ngành du lịch của tỉnh chỉ không chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP toàn tỉnh mà còn là ngành kinh tế chủ đạo, với mục tiêu phát huy lợi thế, tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh, phát triển công nghiệp vẫn chiếm ưu thế nên tỉnh Quảng Ninh mặc dù vẫn hướng tới mục đích phát triển kinh tế theo con đường công nghiệp song bên cạnh đó đã rất chú trọng tới việc phát triển và nâng cao chất lượng du lịch trong toàn tỉnh, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở vùng trung du và miền núi. Để phát triển du lịch ngoài kinh nghiệm, trình độ của con người thì các nhân tố tự nhiên đóng một vai trò hết sức quan trọng. Thành phố Uông Bí nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh, có diện tích đồi núi, rừng tương đối lớn, nét đặc trưng này cũng là thuận lợi nhưng cũng là thách thức trong quá trình phát triển kinh tế của thành phố. Với tiềm năng đất đai, khí hậu, khoáng sản, tài nguyên phong phú, thành phố Uông Bí hội tụ tất cả các điều kiện để phát triển toàn diện các ngành kinh tế cả công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch. Đặc biệt là tài du lịch và tài nguyên khoáng sản phong phú đã tạo nên những điều kiện để thành phố phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng. Tuy nhiên, việc quan tâm đầu tư để khai thác các nguồn lực của thành phố phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế hiện nay còn chưa tương xứng. Tuy tiềm năng để phát triển kinh tế của thành phố rất mạnh nhưng công tác khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó còn thiếu tính lâu dài và đồng bộ trên toàn khu vực, thiếu 1
- cơ sở khoa học. Để có quy hoạch phát triển kinh tế bền vững, phát huy được thế mạnh của thành phố, cần có những nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nhân văn đảm bảo phát triển bền vững kinh tế - xã hội của thành phố Uông Bí. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch” nhằm góp phần đề xuất giải pháp khai thác tốt các tiềm năng tự nhiên phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của thành phố Uông Bí nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục tiêu - Nghiên cứu đặc điểm phân hóa cảnh quan Khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, làm sáng tỏ tiềm năng và thực trạng khai thác tài nguyên du lịch của khu vực. - Xác lập luận cứ khoa học cho phát triển du lịch khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở phân tích, đánh giá cảnh quan cho một số loại hình phát triển du lịch, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành du lịch khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh. 2.2. Nhiệm vụ Để hoàn thành những mục tiêu trên, luận văn phải giải quyết những nhiệm vụ sau: 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Xác định cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu đề tài. 2. Thu thập các dữ liệu, số liệu, tài liệu, bản đồ có liên quan ở vùng nghiên cứu. 3. Phân tích đặc điểm, sự phân hóa các hợp phần tự nhiên, xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan và thành lập bản đồ cảnh quan khu vực rừng Quốc gia Yên tử, tỷ lệ 1:50.000 làm cơ sở để đánh giá các loại hình du lịch trong lãnh thổ nghiên cứu. 4. Đánh giá cảnh quan khu vực rừng Quốc gia Yên Tử cho mục đích phát triển du lịch. 5. Đề xuất một số định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên, tổ chức không gian phát triển du lịch theo hướng bền vững khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh. 2
- 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Về không gian, thời gian - Bao gồm toàn bộ phần diện tích của khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh. - Về mặt thời gian: Luận văn sử dụng các số liệu từ năm 2005 cho đến nay 3.2. Về nội dung - Đối tượng là các nhân tố địa hình, khí hậu, sinh vật ảnh hưởng tới sự phát triển và hoạt động du lịch khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh. - Luận văn nghiên cứu sự phân hóa điều kiện tự nhiên trong địa bàn khu vực rừng quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh - Luận văn đi sâu nghiên cứu, đánh giá các thành địa hình, khí hậu, sinh vật khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, xác định mức độ thuận lợi hay không thuận lợi của từng thành phần đối với phát triển các loại hình du lịchkhác nhau và đề xuất định hướng không gian phát triển du lịch bền vững khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm tổng hợp Quan điểm tổng hợp là quan điểm chủ đạo, giữ vai trò kim chỉ nam cho mọi nghiên cứu địa lý mà các đối tượng được nằm trong tổng hòa các mối liên hệ giữa chúng với nhau. Quan điểm tổng hợp yêu cầu và đặt ra cho các nhà nghiên cứu phải nhìn nhận sự vật hiện tượng địa lý trong mối quan hệ tương tác nhau bởi mỗi một sự vật hiện tượng trong giới vô cơ và hữu cơ đều có những quy luật vận động phức tạp. Các ngành kinh tế phát triển trên cơ sở hệ thống tương đối toàn diện từ nguồn lực tự nhiên cho đến các nguồn lực kinh tế xã hội. Mỗi ngành kinh tế có tính đặc thù riêng, tuy nhiên, một nền kinh tế muốn phát triển bền vững phải đảm bảo mối quan hệ liên ngành, tổng hợp có hệ thống của các thành phần kinh tế. Như vậy, khi nghiên cứu tới cấu trúc, chức năng để đánh giá thuận lợi và khó khăn của thành phố Uông Bí, không chỉ xem xét từng bộ phận của tự nhiên mà phải nghiên cứu một cách toàn diện các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các 3
- mối quan hệ tương tác giữa chúng. Ngoài ra còn chú ý đến các điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường trong mối quan hệ tổng hợp với các điều kiện tự nhiên để từ đó đề xuất các định hướng bố trí không gian phát triển du lịch thích hợp với từng điều kiện của các phường, xã trong thành phố Uông Bí. 4.2.2. Quan điểm hệ thống Quan điểm hệ thống chính là cơ sở cho phép xác định lãnh thổ nghiên cứu là một hệ thống lớn chứa đựng các hệ thống con trong nó, đồng thời cũng là hệ thống con trong mối liên hệ với các lãnh thổ cấp cao hơn, tạo nên sự phân hóa đa dạng của lãnh thổ. Hệ địa sinh thái là một hệ thống động lực hở và tự điều chỉnh có ranh giới xác định và có sự thống nhất biện chứng giữa các thành phần cấu tạo. Quan điểm hệ thống là quan điểm khoa học chung, phổ biến và là đặc trưng của địa lý học. Quan điểm hệ thống cho phép phân tích, xác định mối quan hệ hữu cơ trong hoạt động khai thác - sử dụng tài nguyên và phát triển kinh tế - xã hội thành phố Uông Bí. Bên cạnh đó, hệ địa sinh thái thành phố cũng là một hệ thống động lực có khả năng thay đổi theo thời gian, vì vậy, cần có sự quan tâm đúng mức khi tiến hành phân tích, đánh giá, vạch ranh giới các đơn vị CQ trong một thời gian phù hợp, cụ thể nhằm phân tích đánh giá và đưa ra các định hướng phát triển du lịch đúng đắn trên địa bàn thành phố Uông Bí. 4.2.3. Quan điểm lãnh thổ Quan điểm lãnh thổ là quan điểm mang tính đặc thù của các đối tượng, hiện tượng địa lí hay nói một cách khác mọi sự vật hiện tượng đều có sự phát sinh, phát triển trên một lãnh thổ nhất định, chúng có sự phân hoá không gian nội tại nhưng cũng có mối quan hệ mật thiết với các lãnh thổ xung quanh về cả tự nhiên và kinh tế xã hội. Mỗi cảnh quan đều phát sinh và hình thành phát triển gắn với một không gian cụ thể, sự thay đổi bất cứ một thành phần tự nhiên trong một bộ phận lãnh thổ từ miền núi hay vùng gò đồi cũng đều có liên quan đến các bộ phận lãnh thổ khu vực đồng bằng và ngược lại. Vì vậy quan điểm lãnh thổ được vận dụng để tiến hành nghiên cứu cảnh quan rừng Quốc gia Yên Tử và đặt trong mối liên hệ cho việc xây dựng chiến lược kinh tế đồng bộ của toàn tỉnh Quảng Ninh. 4
- 4.2.4. Quan điểm lịch sử Mỗi thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên đều có quá trình phát sinh, phát triển và biến đổi không ngừng theo thời gian. Mỗi đơn vị cảnh quan phải mất một thời gian dài để hình thành. Trong quá trình phát triển các đặc trưng riêng hầu như đã bị biến đổi. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích, xử lí và tổng hợp tài liệu Khi đã xác định được phương hướng của đề tài thì để có cái nhìn khái quát, cụ thể về khu vực nghiên cứu thì phương pháp thu thập, phân tích, xử lí và tổng hợp tài liệu là rất cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Các tài liệu, số liệu thống kê được phân tích chọn lọc và tổng hợp lại để phù hợp với yêu cầu của đề tài. Trên cơ sở đó tiến hành lập đề cương chuẩn bị cho công tác thực địa để kiểm chứng, bổ sung cập nhật tài liệu, bảo đảm tính đúng đắn và tính chính xác của việc điều tra nghiên cứu tổng hợp điều kiện địa lý lãnh thổ phù hợp với mục đích nghiên cứu. 4.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa Đây là phương pháp truyền thống, bắt buộc khi nghiên cứu các vấn đề tài nguyên thiên nhiên và môi trường, nhất là đối với địa lý tự nhiên tổng hợp. Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập, bổ sung tài liệu, tìm hiểu thực tế ở lãnh thổ nghiên cứu và kiểm chứng kết quả nghiên cứu, điều tra tổng hợp về điều kiện tự nhiên và tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực, bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật số liệu, thông tin đã thu thập. 4.2.3. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS) Đây là một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho việc biểu diễn các thành quả nghiên cứu - đánh giá cảnh quan. Với nhiều tính năng ứng dụng cao trong nghiên cứu địa lý mà phương pháp bản đồ, hệ thông tin địa lý (GIS) là các phương pháp không thể thiếu trong các công trình nghiên cứu cảnh quan. Trong đề tài, phương pháp GIS được vận dụng để chuẩn hóa, phân loại, tích hợp các lớp dữ liệu hợp phần cảnh quan, chồng xếp các lớp dữ liệu, xây dựng các bản đồ chuyên đề. 4.2.4. Phương pháp phân tích và đánh giá cảnh quan Đánh giá cảnh quan là đánh giá tổng hợp các giá trị kinh tế của ĐKTN và TNTN của tổng thể lãnh thổ cho mục tiêu phát triển KT - XH, mô hình hoá các hoạt động giữa tự nhiên với KT -XH phục vụ cho việc dự báo những biến đổi của môi trường, điều chỉnh các tác động của con người, xây dựng cơ sở cho việc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. 5
- Sau khi có kết quả nghiên cứu CQ, tác giả tiến hành các bước đánh giá CQ tuần tự từ việc lựa chọn chỉ tiêu, phân cấp chỉ tiêu, xác định trọng số, thang điểm, xác định các nhân tố giới hạn; phương pháp tính điểm, phân chia mức độ thích hợp (thuận lợi) của các đơn vị CQ với các loại hình sản xuất; nhóm gộp các cấp thuận lợi để thể hiện lên bản đồ… Nội dung nghiên cứu và các bước tiến hành ĐGCQ đã được các nhà CQH xây dựng. 4.2.5. Phương pháp chuyên gia Phương pháp chuyên gia là cách mang lại những phản hồi có giá trị, bám sát nhất vào đề tài nghiên cứu dựa trên những nhận định, phân tích, phản hồi từ việc tác giả đã tiếp xúc và trao đổi với cán bộ quản lí địa phương, người dân địa phương ở các điểm khảo sát nhằm thu thập nhanh thông tin về tình hình sử dụng tài nguyên, tình hình sản xuất, hoạt động KT-XH địa phương. Các thông tin được thu thập, chọn lọc phù hợp với mục đích nghiên cứu, bổ sung cho luận văn. Nhờ có sự nhìn nhận khách quan từ các nhân chứng mà đề tài mang tính ứng dụng cũng như chân thực hơn. 5. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 5.1. Các công trình nghiên cứu cảnh quan trên Thế giới Nghiên cứu cảnh quan phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ, có rất nhiều công trình của các tác giả thuộc nhiều trường phái khác nhau.. Giai đoạn từ cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 được coi là giai đoạn đặt nền móng cho sự hình thành khái niệm cảnh quan, với nhiều công trình nghiên cứu về cảnh quan của các tác giả thuộc nhiều trường phái khác nhau từ trường phái Nga (Liên Xô cũ) và các nước Đông Âu đến trường phái nghiên cứu cảnh quan của Tây Âu và Bắc Mĩ. Học thuyết về cảnh quan được sáng lập ra bởi nhà bác học Nga L.S. Berg với tiền đề là học thuyết của V.V. Dokutsaev về địa tổng thể và các đới thiên nhiên. Đến năm 1913, L.S. Berg đã đưa khái niệm cảnh quan vào trong khoa học địa lí và ông cho rằng chính cảnh quan là đối tượng nghiên cứu của khoa học địa lí. Đến năm 1931, L.S. Berg công bố tác phẩm “Các đới cảnh quan địa lí Liên Xô” (tập 1) - công trình nổi tiếng là cơ sở để hoàn thiện lí luận cảnh quan. Cảnh quan học thực sự phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ nhất 1945. Đóng góp to lớn vào việc hoàn thiện và phát triển lý thuyết nghiên cứu cảnh quan phải kể đến công lao của các nhà địa lý Xô Viết. 6
- Năm 1947, N.A.Xôntxev đã trình bày những tổng hợp lý luận đầu tiên, ông phát triển các quan niệm về cảnh quan trong các công trình trước đó của L.G.Ramenxki, X.V.Kalexnik, đưa ra một định nghĩa mới, rõ ràng hơn về hình thái cảnh quan. Từ đó bắt đầu có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận cảnh quan và các vấn đề liên quan. Đầu tiên là các nghiên cứu của B.B. Pôlưnôv, tiếp đó A.I. Pérelman đã nghiên cứu về sự di động của các nguyên tố hoá học trong cảnh quan và yếu tố hoá học trong phân chia cảnh quan. Tác giả M.A.Glazôpxkaia đã tiến hành xây dựng những nguyên tắc phân loại địa hoá các cảnh quan một cách cụ thể hơn và đưa ra hệ thống phân loại các cảnh quan địa phương. Hướng nghiên cứu địa vật lý cảnh quan do A.L.Armand đề xuất, ông đã sử dụng các phương pháp vật lý hiện đại để nghiên cứu mối tác động qua lại giữa các thành phần cấu tạo nên CQ. Năm 1955, hội nghị chuyên đề cảnh quan học được triệu tập ở Lêningrat và liên tiếp sau đó là các Hội nghị Khoa học về các vấn đề cảnh quan học được tổ chức gần như hàng năm. Từ đó các nhà nghiên cứu cảnh quan học Xô Viết đã dần hoàn thiện lý luận, phương pháp nghiên cứu, ứng dụng cảnh quan học, mở rộng các công trình nghiên cứu và thành lập bản đồ cảnh quan ở nhiều tỷ lệ khác nhau, nghiên cứu về nguyên tắc, phương pháp xây dựng bản đồ, phân loại cảnh quan, vấn đề sử dụng học thuyết cảnh quan trong thực tiễn qua các công trình của N.I.Mikhailôv, V.B.Xôtsava (1956), N.A.Gvozdetxki (1963), X.V.Kalexnik (1964), A.G.Ixatsenko (1965), P.N.Minkov, V.X.Preobrazenxki (1966), N.A.Xôntxev, V.I.Prôkaev (1971)... Sự ra đời của “Cảnh quan học ứng dụng” phải kể đến công lao to lớn của A.G. Ixatsenko. Ông là một nhà cảnh quan tiêu biểu khác của Nga có nhiều công trình có giá trị. Năm 1961, ông đã hoàn thành công trình “Bản đồ cảnh quan Liên Xô, tỉ lệ 1: 4.000.000 và vấn đề phương pháp nghiên cứu cảnh quan”. Năm 1969, ông cho ra đời tác phẩm “Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên”, trong đó ông đã trình bày những cơ sở lí thuyết và các nguyên tắc cơ bản trong phân vùng địa lý tự nhiên. Đến năm 1974, ông cùng với A.A. Shliapnikov công bố công trình “Về những nội dung của bản đồ cảnh quan địa lý”. Năm 1976, ông tiếp tục xuất bản cuốn “Cảnh quan học ứng dụng” - công trình thể hiện tầm nhìn và khả năng nắm bắt thực tiễn rất nhạy bén của ông khi đưa quan điểm ứng dụng vào cảnh quan học. Những năm sau, một loạt các 7
- công trình về cảnh quan ứng dụng cũng được hoàn thành như: “Nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho các sơ đồ quy hoạch vùng” (E.M. Rakovskaia, I.R. Dorphman - 1980); “Phương pháp đánh giá cảnh quan sinh thái nhằm mục đích phát triển tối ưu lãnh thổ” (M. Ruzichka, M. Miklas - 1980). So với Nga và Đông Âu, các nghiên cứu cảnh quan tại Tây Âu và Bắc Mĩ xuất hiện muộn hơn, chỉ thực sự bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 và lúc đầu với những quan niệm không khác xa nhau. Một trong những nhà lý luận cảnh quan đầu tiên người Đức là Z.Passarge (1866- 1958), ông đã có những công trình về các đới cảnh quan trên Trái Đất. Sau đó các nhà địa lý người Đức cũng đã tiến hành thành lập bản đồ cảnh quan và chủ yếu dựa trên nghiên cứu cấu tạo hình thái cảnh quan, lấy các đơn vị sinh cảnh để phân chia cảnh quan. Tác giả G.Bertrand (Pháp) năm 1968, trong công trình “Phong cảnh tự nhiên toàn cầu”, coi phong cảnh là một bộ phận sinh thái có thể nhận thấy của cảnh quan. Vì thế mà ở Pháp, thuật ngữ “Phong cảnh (Paysage)” được sử dụng thay cho thuật ngữ cảnh quan. Các nhà địa lí Mĩ như M.Khactoxơ, D.Uitttơlxli cũng tập trung nghiên cứu địa lí khu vực nhưng cũng trên quan điểm của các nhà địa lí Xô Viết. 5.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Người đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu đánh giá cảnh quan để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam này chính là Nguyễn Đức Chính và Vũ Tự Lập. Năm 1963, các ông đã công bố tác phẩm “Địa lý tự nhiên Việt Nam”, trong đó trình bày rõ về các nguyên tắc cơ bản của phân vùng cảnh quan và áp dụng cho lãnh thổ Việt Nam. Cũng trong năm đó, đã có nhiều bài báo nghiên cứu về vấn đề phân vùng địa lý tự nhiên, ví dụ như: “Cơ sở lí luận của phân vùng địa lý tự nhiên” (Nguyễn Đức Chính, V.G. Zavrie); “Về vấn đề xác định nội dung các danh từ dùng để chỉ các đơn vị phân vị cơ bản trong phân vùng địa lý tự nhiên tổng hợp tỉ lệ khác nhau” (V.G. Zavrie, Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập); “Phương pháp luận và phương pháp phân vùng địa lý tổng hợp tỉ lệ trung bình (V.G. Zavrie, Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Văn Nhưng). 8
- Đến năm 1976, Vũ Tự Lập với sự giúp đỡ của E.M.Murzaev và V.G. Zavriev đã hoàn thành công trình “CQ địa lí miền Bắc Việt Nam” - được xem là một công trình tổng hợp hết sức công phu có giá trị học thuật lớn lao đối với khoa học địa lí Việt Nam hiện đại. Hệ thống phân vùng CQ gồm 16 cấp, từ Quyển địa lý đến Điểm địa lý, được chia làm 3 đoạn, 2 dãy (theo quy luật địa đới và phi địa đới) và 2 nhánh (cho khu vực miền núi và khu vực đồng bằng), đưa ra 527 cá thể cảnh địa lý [22]. Tại Hội thảo về CQ sinh thái (Hà Nội - 1992), ông và Nguyễn Thành Long đánh dấu sự mở đầu hướng nghiên cứu sinh thái trong CQ học Việt Nam với bài “Tiếp cận sinh thái trong nghiên cứu CQ”. Năm 1994, ông và Huỳnh Nhung hoàn thành “Quan niệm về CQ, hệ sinh thái, sự phát triển của CQ học và sinh thái học CQ” - làm rõ hơn mối quan hệ giữa CQ và sinh thái học. Cũng năm này, ông và Nguyễn Văn Nhưng báo cáo về “Chu trình vật chất, trao đổi năng lượng trong một số CQ Việt Nam” - cho thấy quan điểm sinh thái được vận dụng linh hoạt hơn trong nghiên cứu CQ Việt Nam. Ngoài các hướng nghiên cứu truyền thống, Việt Nam cũng tiếp cận rất nhanh các hướng nghiên cứu CQ có ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin. Có thể kể đến là Nguyễn Thành Long với công trình “Nghiên cứu CQ Tây Nguyên trên cơ sở ảnh vệ tinh Landsat” (1987); Phạm Hoàng Hải và nnk với công trình “Xây dựng BĐCQ sinh thái tỉnh Thanh Hoá tỉ lệ 1: 200.000 trên cơ sở sử dụng các tư liệu viễn thám” (1990); Nguyễn Văn Vinh và Nguyễn Cẩm Vân với “Thành lập BĐCQ đồng bằng Nam Bộ tỉ lệ 1: 250.000 bằng tư liệu viễn thám” (1992). Một trong những hướng nghiên cứu được tiến hành rất mạnh thời gian gần đây là hướng nghiên cứu, đánh giá CQ phục vụ mục đích phát triển bền vững lãnh thổ, mà tiêu biểu là các công trình của Phạm Hoàng Hải. Năm 1988, ông hoàn thành công trình “Vấn đề lí luận và phương pháp đánh giá tổng hợp tự nhiên cho mục đích sử dụng lãnh thổ - ví dụ vùng Đông Nam Bộ”. Kế đến vào năm 1990, trong Chương trình 48B, ông cùng Nguyễn Trọng Tiến và nhóm nghiên cứu đã tiến hành “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên dải ven biển Việt Nam cho phát triển sản xuất nông - lâm”. Năm 1993, ông cùng Nguyễn Thượng Hùng thực hiện “Đánh giá tổng hợp cho mục đích sử dụng và khai thác hợp lí tài nguyên Tây Nguyên”. Vào 1997, Nhà xuất bản Giáo dục đã công bố “Cơ sở CQ học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam” của ông cùng Nguyễn Thượng Hùng và 9
- Nguyễn Ngọc Khánh - công trình được đánh giá cao bởi những miêu tả chi tiết các quy luật và đặc trưng của các CQ nhiệt đới gió mùa Việt Nam trên cơ sở một hệ thống phân loại tương đối thống nhất cho toàn lãnh thổ và theo các miền, các vùng CQ riêng biệt; đồng thời công trình cũng đề cập một cách khá đầy đủ, sâu sắc những biến đổi của tự nhiên nói chung và CQ nói riêng dưới tác động của con người, từ đó đưa ra các giải pháp, các hướng tiếp cận khoa học tin cậy nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường. Có những nghiên cứu đánh giá tổng hợp cả điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội như đề tài độc lập cấp nhà nước của GS.TS Trần Nghi làm chủ nhiệm “Đánh giá tổng hợp tài nguyên, điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội nhằm định hướng phát triển bền vững khu vực biên giới phía Tây từ Thanh Hóa đến Kon Tum” - Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Hay luận án Tiến sĩ của TS.Lê Năm “Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên - Huế, trường ĐHSP Hà Nội, 2004” - Trường Đại học Sư phạm Huế. Nhìn chung các đề tài đã vận dụng cơ sở lý luận của nghiên cứu đánh giá tổng hợp ĐKTN nhằm phục vụ phát triển KT - XH của một địa phương cụ thể. Thêm vào đó là các bản đồ cảnh quan và đánh giá CQ đã được các nhà CQ học và các nhà địa lý tổng hợp xây dựng nên trong hơn 30 năm qua, giúp cho lĩnh vực nghiên cứu CQ của nước ta ngày càng có những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc. Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng” của Tiến sĩ Nguyễn Đăng Tiến năm 2016 hay đề tài“ Nghiên cứu tính đa dạng thực vật và cấu trúc rừng tại rừng quốc gia Yên Tử ” đã có những đánh giá tổng hợp về cảnh quan của một tỉnh miền núi khá đặc trưng và kết quả đánh giá có tính ứng dụng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch, nông nghiệp và lâm nghiệp. 5.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh Đối với tỉnh Quảng Nình nhìn chung các đề tài cũng như các luận án Tiến sĩ về việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên để phục vụ phát triển du lịch còn khá mới mẻ, chưa có nhiều đề tài. Một số công trình nghiên cứu về tỉnh Quảng Ninh cũng chỉ xoay quay từng khía cạnh nông nghiệp, trồng rừng, cải tạo đất, canh tác trên các loại đất,... mà chưa đề cập đến mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên cấu thành 10
- nên thể tổng hợp địa lí tự nhiên (cảnh quan). Chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên để phục vụ phát triển du lịch khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh. 6. Đóng góp của đề tài - Hệ thống hóa, vận dụng có chọn lọc những cơ sở lý luận, phương pháp đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch vào điều kiện cụ thể của lãnh thổ khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh. - Trên cơ sở quan điểm địa lý ứng dụng, đề tài đã xây dựng bản đồ tổng hợp làm cơ sở phục vụ cho việc đánh giá tiềm năng điều kiện tự nhiên và bố trí cây trồng trong phát triển du lịch Khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh - Đánh giá được tiềm năng điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển du lịch bằng một hệ thống chỉ tiêu tổng hợp theo quy định của các ngành du lịch. - Đề tài đã đề xuất được phương án sử dụng các điều kiện tự nhiên hợp lý kết hợp với tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch ở lãnh thổ nghiên cứu. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết quả nghiên cứu và kết luận, luận văn được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh Chương 2: Các nhân tố thành tạo cảnh quan và đặc điểm cảnh quan rừng Quốc gia Yên Tử thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. Chương 3: Đánh giá cảnh quan rừng quốc gia Yên Tử và đề xuất định hướng phát triển du lịch khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố Cần Thơ
148 p | 698 | 177
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) theo hướng bền vững
130 p | 770 | 109
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 310 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang
135 p | 405 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu
175 p | 173 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020
161 p | 151 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá các khu kinh tế cửa khẩu phía Nam dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội - Nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang
136 p | 122 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững
117 p | 180 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch
152 p | 180 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Hiện trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh Bình Dương
134 p | 168 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
139 p | 136 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tác động của quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội
195 p | 191 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kì hội nhập
102 p | 119 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phân tích kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lí kinh tế - xã hội
115 p | 121 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng phát triển bền vững các khu công nghiệp huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa
141 p | 140 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang)
126 p | 153 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tổ chức lãnh thổ khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
154 p | 143 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh An Giang - Thực trạng và định hướng
169 p | 126 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn