Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Hiện trạng biến động mục đích sử dụng đất huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000-2016
lượt xem 8
download
Mục tiêu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng đất để tìm ra những nguyên nhân và bất cập chủ yếu dẫn đến biến động của việc sử dụng đất trong bối cảnh CNH-HĐH, đô thị hóa của huyện Củ Chi giai đoạn 2000-2016,để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng đất hợp lý và hiệu quả cho địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Hiện trạng biến động mục đích sử dụng đất huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000-2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đào Minh Sang HIỆN TRẠNG BIẾN ĐỘNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2000 - 2016 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đào Minh Sang HIỆN TRẠNG BIẾN ĐỘNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2000 - 2016 Chuyên ngành : Địa lí học Mã số : 8310501 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM ĐỖ VĂN TRUNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Người thực hiện Đào Minh Sang
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cá nhân và tổ chức. Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Phạm Đỗ Văn Trung, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Người đã cho em những kỹ năng và kiến thức quý báu về phương pháp nghiên cứu khoa học, sự nhiệt tình và tâm huyết với công việc. Thầy là người luôn động viên để em có thể hoàn thành. Em cũng xin cảm ơn Phòng Sau Đại học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện để giúp đỡ em hoàn thành khóa học này. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cơ quan ban ngành: Sở Tài nguyên Môi trường TP Hồ Chí Minh, UBND Huyện Củ Chi, Phòng tài nguyên môi trường huyện Củ Chi, Văn phòng Đăng kí đất đai Thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp tài liệu và giúp đỡ em hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin gởi lời biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn đồng hành giúp đỡ em trong quá trình học tập. Mặc dù có nhiều nổ lực, nhưng do hạn chế thời gian và nghiên cứu cùng với các điều kiện khách quan chủ quan của bản thân nên đề tài sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự cảm thông và chỉ bảo của Quý Thầy Cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Tp. Hồ Chí Minh, 30/9/2019 Học viên Đào Minh Sang
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng số liệu Danh mục các hình vẽ MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT ........................................... 6 1.1. Cơ sở lí luận......................................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm và vai trò của đất .......................................................... 6 1.1.2. Phân loại hiện trạng sử dụng đất .................................................... 8 1.1.3. Sử dụng đất và quản lí sử dụng đất .............................................. 10 1.1.4. Những điều kiện tác động đến biến động sử dụng đất ................. 11 1.1.5. Đánh giá biến động sử dụng đất................................................... 14 1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................... 17 1.2.1. Tình hình sử dụng và biến động sử dụng đất ở Việt Nam ........... 17 1.2.2. Tình hình sử dụng và biến động sử dụng đất ở Thành phố Hồ Chí Minh...................................................................................... 18 Chương 2. HIỆN TRẠNG BIẾN ĐỘNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......... 20 2.1. Khái quát huyện Củ Chi .................................................................... 20 2.2. Những điều kiện ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất huyện Củ Chi ................................................................................................ 20 2.2.1. Các điều kiện tự nhiên ................................................................. 20 2.2.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ............................................... 23
- 2.2.3. Thực trạng môi trường và biến đổi khí hậu ................................ 27 2.2.4. Các yếu tố kinh tế xã hội ............................................................. 29 2.2.5. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Củ Chi.......................................................................................... 35 2.3. Tình hình biến động sử dụng đất huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................... 38 2.3.1. Hiện trạng sử dụng vốn đất ......................................................... 38 2.3.2. Tình hình biến động sử dụng đất trên phạm vi toàn huyện ........ 47 2.3.3. Tình hình biến động sử dụng đất trên phạm vị các xã của huyện Củ Chi ............................................................................... 60 2.3.4. Phân tích nguyên nhân biến động sử dụng đất............................ 70 2.3.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất ........................................................................... 71 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025 ................... 76 3.1. Cơ sở xây dựng định hướng ............................................................... 76 3.1.1. Phương hướng sử dụng đất ......................................................... 76 3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Củ Chi đến năm 2020 ..................................................................................... 77 3.1.3. Tiềm năng và tồn tại trong quá trình sử dụng đất huyện Củ Chi.......................................................................................... 84 3.1.4. Dự báo xu thế biến động giai đoạn 2015-2025 ........................... 91 3.2. Định hướng sử dụng đất huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 ............................................................................................ 93 3.2.1. Định hướng sử dụng đất ............................................................... 93 3.2.2. Giải pháp thực hiện phương án sử dụng đất ................................ 98 KẾT LUẬN................................................................................................... 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 104 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KT –XH : kinh tế xã hội HTSDĐ : hiện trạng sử dụng đất BĐSDĐ : Biến động sử dụng đất
- DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1. Hiện trạng biến động đất thành phố Hồ Chí Minh 2000-2016 .................................................................................... 19 Bảng 2.1. Thống kê các nhóm đất của huyện Củ Chi ................................. 24 Bảng 2.2. Dân số huyện củ chi giai đoạn 2005 – 2016 ............................... 29 Bảng 2.3. Dân số, diện tích và mật độ dân số trung bình huyện Củ Chi năm 2016 .................................................................................... 30 Bảng 2.4. Bảng số liệu cơ cấu gdp của huyện củ chi phân theo ngành kinh tế năm 2000-2016 ................................................................ 33 Bảng 2.5. Thống kê sử dụng đất năm 2016 theo đơn vị hành chính ........... 39 Bảng 2.6. Cơ cấu sử dụng các nhóm đất chính huyện Củ Chi năm 2016 ..................................................................................... 40 Bảng 2.7. Cơ cấu sử dụng nhóm đất nông nghiệp huyện Củ Chi năm 2016 ..................................................................................... 40 Bảng 2.8. Cơ cấu sử dụng nhóm đất nông nghiệp huyện Củ Chi năm 2016 ..................................................................................... 43 Bảng 2.9. Cơ cấu sử dụng các loại đất chính 2000-2016 ............................ 47 Bảng 2.10. Tình hình biến động các nhóm đất chính ở huyện Củ Chi giai đoạn 2000-2016 .................................................................... 48 Bảng 2.11. Tình hình sử dụng và biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2005.................................................................................. 49 Bảng 2.12. Tình hình sử dụng và biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2016.................................................................................. 50 Bảng 2.13. Tình hình biến động nhóm đất nông nghiệp 2000-2016 ............. 53 Bảng 2.14. Tình hình sử dụng và biến động đất phi nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2010 ......................................................................... 55 Bảng 2.15. Tình hình sử dụng và biến động đất phi nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2016 ......................................................................... 57
- Bảng 2.16. Tình hình biến động nhóm đất phi nông nghiệp 2000-2016 ....... 59 Bảng 2.17. Biến động diện tích đất nông nghiệp 2010-2018 (ha)................. 61 Bảng 2.18. Tỉ lệ biến động sử dụng đất nông nghiệp 2010-2018 ................. 62 Bảng 2.19. Tỉ lệ biến động sử dụng đất nông nghiệp 2010-2018 ................. 62 Bảng 2.20. Tỉ lệ biến động đất nông nghiệp 2010-2018 ............................... 63 Bảng 2.21. Biến động diện tích đất phi nông nghiệp 2010-2018 (ha) .......... 65 Bảng 2.22. Tỉ lệ biến động đất phi nông nghiệp 2010-2018 ......................... 66 Bảng 2.23. Tỉ lệ biến động đất phi nông nghiệp 2010-2018 ......................... 67 Bảng 2.24. Một số chỉ tiêu hiện trạng và định mức sử dụng đất ................... 74 Bảng 3.1. Dự báo dân số các xã huyện Củ Chi đến năm 2025 ................... 80
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1. Biểu đồ cơ cấu sử dụng nhóm đất huyện Củ Chi 2000 – 2016 ....... 47
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng của sự sống, là nguồn tài nguyên hữu hạn. Đất vừa là tư liệu sản xuất không gì có thể thay thế, vừa là địa bàn cư trú của người dân, các cơ sở kinh tế và an ninh quốc phòng. Quá trình khai thác sử dụng đất luôn gắn liền với quá trình phát triển của xã hội. Nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao khi trình độ phát triển của xã hội càng cao. Trong quá trình phát triển của nhân loại, con người số lượng ngày càng nhiều, mà đất đai có giới hạn về không gian. Đất đai ngày càng khan hiếm và quý báu hơn đối với con người. Vì vậy mà việc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững luôn là nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi phải cân nhắc kỹ càng và hoạch định khoa học hơn để sử dụng nguồn đất đai cho phù hợp, hiệu quả đáp ứng nhu cầu chung của con người. Nghiên cứu biến động mục đích sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng với thực tiễn sản xuất, bảo vệ môi trường, đối với công tác quy hoạch và bảo vệ nguồn tài nguyên, đặc biệt trước sự suy giảm nhanh của nguồn tài nguyên này dưới sức ép của tốc độ gia tăng dân số, CNH –HĐH nông nghiệp và nông thôn như hiện nay. Sự thay đổi tích cực hoặc tiêu cực của mỗi loại hình sử dụng đất là bức tranh phản ánh chân thực và rõ nét nhất thực trạng phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Do vậy cần phải sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. Việc này đòi hỏi phải cân nhắc kỹ càng và hoạch định khoa học hơn để sử dụng nguồn đất đai cho phù hợp, hiệu quả đáp ứng nhu cầu chung của con người. Huyện Củ Chi nằm phía tây bắc Thành phố Hồ Chí Minh diện tích 43.496,58 ha, chiếm 20,74% diện tích toàn thành phố. Huyện là một trong những địa bàn chịu áp lực từ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh nói chung và huyện Củ Chi nói riêng đã tác động rất lớn đến quá trình sử dụng đất.
- 2 Những phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện là vô cùng cần thiết, để phát huy tiềm năng sẵn có, hướng tới sử dụng hợp lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường, đồng thời thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới. Chính vì những luận điểm trên nên đề tài luận văn “Hiện trạng biến động mục đích sử dụng đất huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000- 2016” được đặt ra. Đây sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn để đưa ra phương án định hướng sử dụng đất đai bền vững, hoạch định chính sách khoa học hơn, định hướng sử dụng đất hợp lý hơn trong từng giai đọan phát triển. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu: Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng đất để tìm ra những nguyên nhân và bất cập chủ yếu dẫn đến biến động của việc sự dụng đất trong bối cảnh CNH-HĐH, đô thị hóa của huyện Củ Chi giai đoạn 2000-2016,để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng đất hợp lý và hiệu quả cho địa phương. Để thực hiện mục tiêu cần phải giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tổng quan cơ sở lí luận về đất đai và sử dụng đất đai. - Thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến hiện trạng sử dụng đất tại huyện Củ Chi. - Phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất huyện Củ Chi giai đoạn 2000 – 2016. Xác định nguyên nhân gây biến động sử dụng đất. - Đề ra định hướng và những giải pháp sử dụng đất huyện Củ Chi nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội và qui hoạch sử dụng đất đến năm 2025. 3. Giới hạn nghiên cứu - Về không gian nghiên cứu: địa bàn huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh. - Về thời gian và nội dung nghiên cứu: + Nghiên cứu, phân tích biến động sử dụng đất trên phạm vi toàn huyện 2000-2016
- 3 + Nghiên cứu biến động sử dụng đất đến cấp xã 2010-2018 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu Quan điểm hệ thống: Xem xét đất đai của Củ Chi là một bộ phận cấu thành của đất thành phố Hồ Chí Minh. Quy hoạch sử dụng đất của huyện cần đặt trong tổng thể quy hoạch chung của thành phố. Quan điểm tổng hợp: tài nguyên đất có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố tự nhiên cũng như các yếu tố kinh tế - xã hội khác. Quan điểm này là cơ sở để đánh giá tổng hợp về hiện trạng sử dụng đất huyện Củ Chi và dự đoán khả năng biến động hiện trạng sử dụng đất. Quan điểm thực tiễn: Quan điểm này được vận dụng để đánh giá hiện trạng sử dụng lãnh thổ, định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên lãnh thổ với những khuyến nghị và giải pháp có tính khả thi. Quan điểm lịch sử: thời gian là một yếu tố quan trọng nhất đánh dấu sự biến động của các loại đất. Vì thế khi nghiên cứu vấn đề trên quan điểm lịch sử sẽ thấy được sự biến động sâu sắc của chúng và phân tích đánh giá nguyên nhân dẫn tới những biến động đó. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập, phân tích thống kê kinh tế - xã hội: thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các tài liệu về đất đai, số liệu thống kê của các ban ngành và cơ quan; sách, báo, tạp chí... có liên quan đến nội dung của luận văn; thu thập thông tin về tình hình KT - XH của huyện Củ Chi qua các báo cáo hàng năm; tài liệu thống kê, kiểm kê các năm 2000, 2005, 2010, 2016; bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005, 2010, 2016. - Phương pháp bản đồ: Sử dụng phần mềm Mapinfo để biên tập các bản đồ đơn tính. Thành lập bản đồ biến động sử dụng đất các giai đoạn trung gian: 2000 - 2005, 2005 - 2010, 2010 - 2016 và giai đoạn tổng thể 2000 – 2016. -
- 4 - Phương pháp chuyên gia: phương pháp này được sử dụng để tham vấn chuyên môn các nhà quản lý, nhà nghiên cứu về chuyên môn bằng toạ đàm, hội thảo để từ đó lựa chọn những ý kiến tối ưu của họ nhằm phục vụ cho việc xây dựng báo cáo. - Phương pháp thực địa: nhằm thẩm định tính chính xác của tài liệu đồng thời bổ sung kiến thức thực tế cho vấn đề nghiên cứu. 5. Lịch sử nghiên cứu Lịch sử nghiên cứu sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam Các công trình nghiên cứu biến động sử dụng đất trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thường được công bố thành hai hướng chính. Thứ nhất, hướng nghiên cứu ứng dụng bao gồm các kỹ thuật, thuật toán chiết xuất thông tin từ dữ liệu viễn thám và mô hình hóa quá trình biến động sử dụng đất. Thứ hai là hướng nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất, lớp phủ với các yếu tố kinh tế, xã hội và chính sách (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2015). Huyện Củ Chi BĐSDĐ là một vấn đề luôn được nêu ra trong các báo cáo quy hoạch sử dụng đất và trong các đề án phát triển kinh tế - xã hội của huyện Củ Chi. Ở một phạm vi nhất định trong các báo cáo này việc nghiên cứu BĐSDĐ chỉ dừng lại ở các con số thống kê, kiểm kê mà chưa đi sâu vào đánh giá, phân tích những biến động đó có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sinh thái cũng như quá trình phát triển kinh tế xã hội. Do vậy vẫn tồn tại những bất cập trong vấn đề sử dụng đất như diện tích đất nông nghiệp giảm, suy thoái đất ở một số nơi do xói mòn và khai thác chưa hợp lí, ô nhiễm môi trường đất… Đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất huyện Củ Chi phục vụ mục tiêu phát triển KT - XH là một vấn đề mới, hiện nay chưa có tác giả nào đề cập tới. Kết quả nghiên cứu của luận văn có đóng góp nhất định về mặt lí luận và thực tiễn, góp phần xây dựng chiến lược phát triển KT - XH của huyện Củ Chi.
- 5 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được cấu trúc thành 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu biến động sử dụng đất Chương 2: Hiện trạng biến động mục đích sử dụng đất của huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Định hướng sử dụng đất huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025
- 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT 1.1.Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm và vai trò của đất 1.1.1.1. Khái niệm Đất là một dạng vật chất tự nhiên hình thành trong quá trình kiến tạo của trái đất. Theo nghĩa thổ nhưỡng đất là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Thành phần cấu tạo của đất gồm các hạt khoáng chiếm 40%, hợp chất humic 5%, không khí 20% và nước 35%. Khái niệm về đất V.V. Đôcutraiep (1846-1903) người Nga là người đầu tiên đã xác định một cách khoa học về đất rằng: Đất là tầng ngoài của đá bị biến đổi một cách tự nhiên dưới tác dụng tổng hợp của nhiều yếu tố. Theo Đôcutraiep: Đất trên bề mặt lục địa là một vật thể thiên nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp cực kỳ phức tạp của 5 yếu tố: Sinh vật, đá mẹ, địa hình, khí hậu và tuổi địa phương. Đất đai là một từ ghép gồm đất và đai. Đai là vành đai xung quanh khu đất, thửa đất, nó chỉ phạm vi ranh giới cụ thể của đất. Đất đai chỉ một khu đất, thửa đất cụ thể không phải là đất chung chung hoặc đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp. Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển, bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của các yếu tố: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và con người. Đất là môi trường để con người sinh và sinh vật trên cạn sinh trưởng và phát triển, là địa bàn cho các quá trình biến đổi và phân hủy các phế thải khoáng hữu cơ, là địa bàn để lọc nước cung cấp nước cho các quá trình tự nhiên, cho sự sống và phát triển KT-XH (Đào Tiến Bản, 2005). Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau: "đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của
- 7 môi trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, bề mặt, thổ nhưỡng, dáng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy,...). Các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa. ..)". Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã khẳng định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật” (Quốc hội, 2014). Như vậy đất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người với hai nghĩa: đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông, lâm nghiệp. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế-xã hội, đất đai là điều kiện lao động. Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng như không thể có sự tồn tại của loài người. Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của con người, điều kiện sống cho động vật, thực vật và con người trên trái đất. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và các công trình thuỷ lợi khác. Đất đai cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, xây dựng như gạch ngói, xi, măng, gốm sứ…Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định, là thước đo sự giầu có của một quốc gia. Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộc sống, bảo hiểm về tài chính, như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là một nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng. 1.1.1.2. Vai trò Đất đai đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của loài người,
- 8 là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Vai trò cơ bản của đất đai trong việc hỗ trợ con người và các hệ sinh thái trên cạn khác được FAO (1995a) (Nguyễn Thị Thu HiềN, 2015) tổng hợp bao gồm: - Đất đai là nơi lưu trữ tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội, cung cấp không gian cho con người để ở, để xây dựng khu công nghiệp và vui chơi giải trí. - Đất là nơi sản xuất, cung cấp thức ăn, gỗ, củi và các vật liệu sinh học khác. Đất là môi trường sống của mọi sinh vật: con người, động thực vật, vi sinh vật. - Đất là yếu tố quyết định sự cân bằng năng lượng và chu trình thủy văn toàn cầu, vừa là nguồn phát vừa là bể chứa để giảm thiểu khí nhà kính. - Đất là nơi lưu trữ và vận chuyển nguồn tài nguyên nước mặt, nước ngầm, lưu trữ các nguồn tài nguyên và khoáng sản cho con người. - Đất là bộ đệm, bộ lọc và biến đổi hóa học các chất ô nhiễm. - Lưu trữ và bảo vệ các bằng chứng, ghi chép lịch sử như hóa thạch, bằng chứng về khí hậu cổ, tàn tích khảo cổ,...) - Cho phép hoặc cản trở sự di cư của các loài động vật, thực vật và con người trong một khu vực hoặc giữa khu vực này với những khu vực khác. 1.1.2. Phân loại hiện trạng sử dụng đất HTSDĐ là trạng thái lớp phủ bề mặt đất bao gồm lớp phủ tự nhiên và nhân tác, phản ảnh trạng thái sử dụng quỹ đất thông qua các loại hình sử dụng đất. HTSDĐ luôn thay đổi dưới tác động của các qui luật tự nhiên và những hoạt động kinh tế xã hội của con người. Việc phân loại HTSDĐ nhằm mục đích dễ dàng quản lí đất đai và quy hoạch sử dụng hợp lý. Ở Việt Nam việc phân loại HTSDĐ đã được ban hành theo quy định của điều 10 Luật đất đai 2013 (Bộ Tư Pháp, 2013) căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
- 9 - Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất: + Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác + Đất trồng cây lâu năm + Đất rừng sản xuất + Đất rừng phòng hộ + Đất rừng đặc dụng + Đất nuôi trồng thuỷ sản + Đất làm muối + Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ - Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất: + Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị + Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp + Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh + Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm. + Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ. + Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng + Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ + Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa + Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng + Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ
- 10 - Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. HTSDĐ hằng năm thông qua các báo cáo thống kê, kiểm kê các địa phương ngoài 3 nhóm đất trên còn có nhóm đất dưới nước chưa sử dụng. Trong luận văn, tác giả sử dụng cách phân loại theo quy định của điều 10 Luật đất đai 2013. 1.1.3. Sử dụng đất và quản lí sử dụng đất 1.1.3.1. Sử dụng đất Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ giữa con người với đất đai trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Quy luật phát triển kinh tế - xã hội cùng với yêu cầu bền vững về mặt môi trường cũng như hệ sinh thái quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới lợi ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với vai trò là nhân tố cơ bản của sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất được thể hiện ở các khía cạnh sau: - Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất. - Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất. - Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế sử dụng đất. - Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một cách kinh tế, tập trung, thâm canh (Phạm Văn Chung, 2017). 1.1.3.2. Quản lí sử dụng đất Quản lý sử dụng đất được đặt dươi sự kiểm soát nhà nước thông qua các bộ luật được ban hành. Ở Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) theo hướng bền vững
130 p | 743 | 109
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 290 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp
103 p | 225 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
103 p | 191 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận
114 p | 197 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau
109 p | 127 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu
175 p | 169 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020
161 p | 149 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá các khu kinh tế cửa khẩu phía Nam dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội - Nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang
136 p | 122 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững
117 p | 177 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch
152 p | 175 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
139 p | 135 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tác động của quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội
195 p | 187 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phân tích kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lí kinh tế - xã hội
115 p | 113 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kì hội nhập
102 p | 117 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang)
126 p | 147 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh An Giang - Thực trạng và định hướng
169 p | 123 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng sử dụng lao động ở các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
151 p | 140 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn