Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh Bình Dương
lượt xem 7
download
Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Nhận thức rõ thực trạng phát triển dân số và phát triển giáo dục của tỉnh Bình Dương, trên cơ sở đó phân tích mối quan hệ của phát triển dân số và phát triển giáo dục của tỉnh; dựa vào mối quan hệ giữa dân số và phát triển giáo dục để đưa ra những định hướng, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hợp lí, bền vững phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh Bình Dương trong tương lai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh Bình Dương
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Thị Nguyệt Nga MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Thị Nguyệt Nga MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành : Địa lí học Mã số : 8310501 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN KIM HỒNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc. Kết quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực. Tác giả luận văn Trần Thị Nguyệt Nga
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn, các thầy cô khoa Địa lý Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành đề tài với tất cả sự nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao. Xin chân thành cảm ơn thầy cô trong khoa Địa lý, phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, tác giả cũng chân thành cảm ơn tới các cơ quan, ban ngành tỉnh Bình Dương: Cục thống kê, Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội,… đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp các tư liệu, số liệu tham khảo hữu ích để tác giả hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè và quý đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Trần Thị Nguyệt Nga
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC...............................................................9 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển dân số và phát triển giáo dục.......................................9 1.1.1. Các khái niệm về phát triển và chỉ số đo sự phát triển ................................... 9 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dân số và phát triển giáo dục ........... 12 1.1.3. Dân số và sự phát triển dân số ...................................................................... 14 1.1.4. Các khái niệm và vấn đề liên quan đến giáo dục .......................................... 20 1.1.5. Mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục ........................... 24 1.2. Thực tiễn về phát triển dân số và giáo dục ở Việt Nam .......................................28 1.2.1. Thực tiễn về phát triển dân số Việt Nam ...................................................... 28 1.2.2. Tình hình giáo dục ở Việt Nam..................................................................... 30 1.2.3. Mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục ở Việt Nam ....... 33 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................41 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỀN GIÁO DỤC TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2005 – 2016 .........................................44 2.1. Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh Bình Dương ..........................................................................................44 2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ ................................................................... 44 2.1.2. Các nhân tố tự nhiên ..................................................................................... 45 2.1.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội .......................................................................... 46
- 2.2. Thực trạng phát triển dân số tỉnh Bình Dương .....................................................52 2.2.1. Dân số và tình hình phát triển dân số ............................................................ 52 2.2.2. Cơ cấu dân số ................................................................................................ 54 2.2.3. Gia tăng dân số .............................................................................................. 59 2.2.4. Phân bố dân cư và đô thị hóa ........................................................................ 63 2.2.5. Đánh giá thực trạng phát triển dân số tỉnh Bình Dương ............................... 66 2.3. Thực trạng phát triển giáo dục tỉnh Bình Dương .................................................67 2.3.1. Quy mô .......................................................................................................... 67 2.3.2. Chất lượng giáo dục ...................................................................................... 71 2.3.3. Tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục ........................................ 73 2.3.4. Đánh giá chung về phát triển giáo dục tỉnh Bình Dương ............................. 75 2.4. Mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh Bình Dương ......78 2.4.1. Ảnh hưởng của phát triển dân số đến phát triển giáo dục............................. 78 2.4.2. Ảnh hưởng của giáo dục đến phát triển dân số tỉnh Bình Dương ................. 89 2.4.3. Mối quan hệ giữa cơ cấu dân số theo giới tính và bất bình đẳng giới trong giáo dục .......................................................................................................... 92 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................94 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DÂN SỐ VÀ GIÁO DỤC TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030 ............................................................................................97 3.1. Cơ sở xây dựng định hướng .................................................................................97 3.1.1. Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 97 3.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển ................................................................. 97 3.1.3. Dự báo phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh Bình Dương ............. 101 3.2. Định hướng phát triển dân số và giáo dục tỉnh Bình Dương đến năm 2025, tầm nhìn 2030 ...................................................................................................104 3.2.1. Dân số.......................................................................................................... 104 3.2.2. Giáo dục ...................................................................................................... 105 3.3. Nhóm các giải pháp phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh Bình Dương 106 3.3.1. Những giải pháp phát triển dân số .............................................................. 106
- 3.3.2. Những giải pháp phát triển giáo dục ........................................................... 107 Tiểu kết chương 3 ......................................................................................................116 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................117 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................120 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ĐVHC Đơn vị hành chính H Huyện KCN Khu công nghiệp KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình KT – XH Kinh tế – xã hội THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông Tp Thành phố TX Thị xã
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Số trường học, lớp học và học sinh phổ thông năm học 2005 – 2006, 2010 – 2011 và 2015 – 2016 .......................................................30 Bảng 1.2. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ theo vùng ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016...................................................................................31 Bảng 1.3. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nữ theo trình độ học vấn, 1/4/2016 .................................................................................................35 Bảng 1.4. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) theo trình độ học vấn năm 2016 ...............................................................................................35 Bảng 1.5. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của phụ nữ tại các vùng trong cả nước, 1/4/2016 .......................................................................................39 Bảng 2.1. Tốc độ tăng Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân năm .......47 Bảng 2.2. GRDP theo giá hiện hành (tỷ đồng) và cơ cấu (%) ...............................47 Bảng 2.3. Vốn đầu tư trên địa bàn, giai đoạn 2005 – 2016....................................50 Bảng 2.4. Quy mô dân số của các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ, giai đoạn 2005 – 2016 ...........................................................................................52 Bảng 2.5. Diện tích và dân số các huyện thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương ..........53 Bảng 2.6. Cơ cấu dân số theo giới tính tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2005 – 2016 .......................................................................................................55 Bảng 2.7. Nguồn lao động tỉnh Bình Dương năm 2005 và 2016 ..........................56 Bảng 2.8. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo địa phương ....................................................58 Bảng 2.9. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ, giai đoạn 2005 – 2016 ............58 Bảng 2.10. Tỷ suất sinh thô qua các năm của tỉnh Bình Dương so với cả nước .....59 Bảng 2.11. Tổng tỷ suất sinh qua các năm của tỉnh Bình Dương so với cả nước .......................................................................................................59 Bảng 2.12. Tỷ suất tử thô qua các năm của tỉnh Bình Dương so với cả nước .........60 Bảng 2.13. Tỷ suất gia tăng tự nhiên của Bình Dương và cả nước, giai đoạn 2005 – 2016 ...........................................................................................60
- Bảng 2.14. Mật độ dân số phân theo đơn vị hành chính, giai đoạn 2005 – 2016 .......................................................................................................63 Bảng 2.15. Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn của cả nước, vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam Bộ năm 2016 .........64 Bảng 2.16. Bảng thống kê số trường, lớp, giáo viên và học sinh phổ thông tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2005 - 2016 ...............................................67 Bảng 2.17. Thống kê số trường, lớp phân theo cấp học phổ thông tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005 – 2016 ...............................................................69 Bảng 2.18. Thống kê số trường, lớp phân theo loại hình trường ở các cấp học phổ thông của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005 – 2016 .......................70 Bảng 2.19. Thống kê số giáo viên phổ thông tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005 – 2016 ....................................................................................................71 Bảng 2.20. Tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005 – 2016 .......................................................................................................72 Bảng 2.21. Số học sinh/giáo viên theo các cấp học tỉnh Bình Dương .....................72 Bảng 2.22. Số giáo viên và giáo viên đạt chuẩn theo các cấp học tỉnh Bình Dương ....................................................................................................73 Bảng 2.23. Chi ngân sách giáo dục – đào tạo trong tổng chi ngân sách toàn tỉnh, giai đoạn 2005 – 2016 ...................................................................74 Bảng 2.24. Quy mô dân số và số học sinh phổ thông tỉnh Bình Dương ..................78 Bảng 2.25. Số trường học, số lớp và số giáo viên tỉnh Bình Dương .......................79 Bảng 2.26. Số học sinh phổ thông phân theo huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Bình Dương ....................................................................................81 Bảng 2.27. Cơ cấu dân số trong độ tuổi học sinh phổ thông so với tổng số dân .....83 Bảng 2.28. Số lượng học sinh các cấp phổ thông tỉnh Bình Dương ........................83 Bảng 2.29. Phân bố dân cư và cơ sở vật chất ngành giáo dục phân theo đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương năm 2016 ................................................84 Bảng 2.30. Phụ nữ 15 – 49 tuổi sinh con theo tuổi của người mẹ năm 2016 ..........87 Bảng 2.31. Chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo 5 nhóm thu nhập và tỷ lệ % chi cho giáo dục Bình Dương năm 2016 ..............................88
- Bảng 2.32. Mối quan hệ giữa trình độ giáo dục của dân số với mức sinh và mức tử vong trẻ em của các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam Bộ, năm 2016 ...............................................................................................89 Bảng 2.33. Di dân nội tỉnh giữa các đơn vị hành chính ở tỉnh Bình Dương ...........91 Bảng 2.34. Số học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2016 chia theo giới tính .............................................................93 Bảng 2.35. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo giới tính giai đoạn 2011 – 2016 ....................93 Bảng 3.1. Dự báo dân số Bình Dương đến năm 2025 .........................................101 Bảng 3.2. Dự báo dân số tỉnh Bình Dương theo các đơn vị hành chính ..............101 Bảng 3.3. Dự báo dân số Bình Dương theo các phương án thấp, trung bình và cao ...................................................................................................101 Bảng 3.4. Dự báo tổng tỷ suất sinh (TFR) và mô hình sinh của tỉnh Bình Dương theo các phương án ..................................................................103 Bảng 3.5. Dự báo số lượng học sinh các bậc học tỉnh Bình Dương, 2020 – 2025 .....................................................................................................104
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Biểu đồ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo/đầu người/năm ................................................................................................32 Hình 1.2. Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi sinh con thứ ba trở lên chia theo trình độ học vấn cao nhất đạt được năm 2016.......................................................34 Hình 1.3. Tháp dân số vùng Đông Nam Bộ năm 2016............................................38 Hình 2.1. Tháp dân số tỉnh Bình Dương năm 2005 và 2016 ...................................54 Hình 2.2. Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo nhóm ngành kinh tế, .............57 Hình 2.3. Tỷ suất gia tăng cơ học và gia tăng tự nhiên, giai đoạn 2005 – 2016 ....61 Hình 2.4. Tỷ suất gia tăng cơ học của một số tỉnh, thành trong vùng .....................62 Hình 2.5. Tỷ suất gia tăng dân số tỉnh Bình Dương, vùng Đông Nam Bộ và cả nước, giai đoạn 2005 – 2016....................................................................63 Hình 2.6. Biểu đồ cơ cấu dân số thành thị và nông thôn, ........................................65 Hình 2.7. Biểu đồ số học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương.................68 Hình 3.1. Tháp tuổi Bình Dương năm 2020 và 2030 ............................................102
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dân số và giáo dục có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại mật thiết với nhau. Dân số tác động đến giáo dục một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua quy mô, tốc độ gia tăng dân số, cơ cấu dân số, đô thị hóa và di cư. Giáo dục cũng có ảnh hưởng lớn đến các quá trình dân số. Giáo dục trực tiếp mở rộng, nâng cao sự hiểu biết, ý thức của con người. Do vậy, giáo dục có tác động rất lớn đến sự hiểu biết, thái độ và hành vi dân số của họ như: điều chỉnh mức sinh một cách hợp lý, nguyên nhân và biện pháp hạn chế tỷ lệ tử vong ở trẻ em, sự di dân giữa các khu vực, vùng miền. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa dân số và giáo dục có ý nghĩa quan trọng với các quốc gia, nhất là các nước có quy mô dân số lớn. Nghiên cứu về dân số nhằm góp phần thúc đẩy dân số phát triển ổn định từ đó có những chính sách hợp lý, có trách nhiệm hơn trong việc cân đối phát triển dân số và đầu tư phát triển giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường cũng như sự nghiệp CNH – HĐH và hội nhập nền kinh tế thế giới. Hiện nay, ở nước ta quy mô dân số lớn (92.695,10 nghìn người năm 2016) và tỷ lệ tăng dân số vẫn còn nhanh (1,07% năm 2016). Thêm vào đó, công tác giáo dục đóng vai trò quan trọng góp phần bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao nhằm “đi tắt, đón đầu” rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhận thức rõ vai trò của phát triển dân số và giáo dục, trong Pháp lệnh dân số cũng đã xác định: “Dân số là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước”; còn đối với vai trò của giáo dục, Đảng và Nhà nước ta khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, là khâu đột phá trong sự phát triển đất nước. Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật với các tỉnh trong cả nước và quốc tế. Đây cũng là lợi thế thu hút các nhà đầu tư, dân cư, lao động đến làm ăn, sinh sống làm cho quy mô dân số Bình Dương ngày càng lớn. Những thay đổi về đặc điểm dân số như: quy mô, gia tăng cơ học, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bố dân cư có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là lĩnh vực
- 2 giáo dục. Sự phát triển dân số đã có tác động lớn đối với sự phát triển giáo dục và phát triển giáo dục cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển dân số của của tỉnh Bình Dương. Tác giả nhận thấy nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục của tỉnh Bình Dương có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh Bình Dương” để làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu - Nhận thức rõ thực trạng phát triển dân số và phát triển giáo dục của tỉnh Bình Dương, trên cơ sở đó phân tích mối quan hệ của phát triển dân số và phát triển giáo dục của tỉnh. - Dựa vào mối quan hệ giữa dân số và phát triển giáo dục để đưa ra những định hướng, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hợp lí, bền vững phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh Bình Dương trong tương lai. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển dân số, phát triển giáo dục; mối quan hệ giữa dân số và phát triển giáo dục. - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới dân số và phát triển giáo dục ở tỉnh Bình Dương. - Phân tích thực trạng phát triển dân số, phát triển giáo dục dựa trên các tiêu chí đã lựa chọn và mối quan hệ giữa chúng. Về giáo dục, đề tài chỉ nghiên cứu giáo dục phổ thông (tiểu học, THCS, THPT), đánh giá mặt tích cực và hạn chế của sự phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh Bình Dương. - Đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển hợp lí và bền vững dân số và phát triển giáo dục ở tỉnh Bình Dương trong tương lai. 3. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới dân số và phát triển giáo dục; tìm hiểu thực trạng phát triển dân số và phát triển giáo dục (chủ
- 3 yếu là giáo dục phổ thông), qua đó làm rõ mối quan hệ ảnh hưởng qua lại giữa dân số và giáo dục. - Về không gian: Nghiên cứu mối quan hệ giữa dân số và phát triển giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh Bình Dương và theo ranh giới hành chính đến cấp thành phố, thị xã, huyện; trong đó có so sánh với các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ. - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu tập trung trong giai đoạn 2005 – 2016 và định hướng đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030. 4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm hệ thống Phát triển dân số và phát triển giáo dục là một bộ phận cấu thành của hệ thống KT – XH. Sự thay đổi về quy mô, đặc điểm dân số tác động đến sự phát triển giáo dục và ngược lại. Vì vậy, phải coi các vấn đề dân số và phát triển giáo dục như là các phân hệ nằm trong hệ thống KT – XH hoàn chỉnh, luôn luôn vận động và phát triển không ngừng. Các phân hệ trong hệ thống có mối quan hệ tương hỗ, mật thiết với nhau và có quan hệ với các hệ thống khác. Luận văn vận dụng quan điểm này trong nghiên cứu để tìm ra tác động giữa phát triển dân số với phát triển giáo dục và mối quan hệ qua lại, đồng thời với các hệ thống khác. 4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Việc nghiên cứu các vấn đề dân số và phát triển giáo dục của tỉnh Bình Dương không thể tách rời phát triển dân số và phát triển giáo dục của các tỉnh lân cận của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Vì tỉnh Bình Dương cũng là một bộ phận của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Ngoài ra, phát triển dân số dân số và phát triển giáo dục tỉnh Bình Dương phải được nghiên cứu trong phạm vi toàn tỉnh với những đặc thù của lãnh thổ về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, định hướng phát triển... Dân số và phát triển giáo dục là vấn đề đa chiều và phức tạp, biểu hiện trên nhiều khía cạnh: dân số, giáo dục, KT – XH và cả môi trường. Vì vậy, nghiên cứu dân số và phát triển giáo dục phải dựa trên quan điểm tổng hợp trong khi xác định
- 4 các nội dung, tiêu chí đánh giá cũng như phân tích mối quan hệ của phát triển dân số và phát triển giáo dục. 4.1.3. Quan điểm lịch sử – viễn cảnh Sự phát triển dân số và giáo dục trong quá khứ, tương lai ảnh hưởng rất lớn đến quy mô, đặc điểm dân số và phát triển giáo dục hiện tại. Vì vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục trong mối liên hệ quá khứ – hiện tại – tương lai sẽ làm rõ được bản chất của vấn đề theo một chuỗi thời gian, đảm bảo được tính logic, khoa học và chính xác khi nghiên cứu. Phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh Bình Dương được phân tích theo chuỗi thời gian. Vận dụng quan điểm lịch sử – viễn cảnh, luận văn đã phân tích, thực trạng của từng giai đoạn, trong đó chú ý đến các thời điểm lịch sử quan trọng và những biến động về dân số, giáo dục tỉnh Bình Dương trong điều kiện cụ thể. 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Nghiên cứu những vấn đề dân số phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Phát triển dân số, KT – XH phải đi đôi với sử dụng hợp lí, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống gây ô nhiễm môi trường; kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thống kê Tác giả thu thập số liệu thống kê từ các nguồn đáng tin cậy như Cục Thống kê, Sở Giáo dục và Đào tạo, Chi cục Dân số – KHHGĐ… Trước hết, chúng giúp tác giả tổng quan được các vấn đề về lí luận để tạo ra khung lí thuyết cho đề tài. Các nguồn tài liệu này còn giúp tác giả có hiểu biết sâu sắc hơn về mối quan hệ qua lại giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục. Trong luận văn này, tác giả cố gắng đối chiếu, so sánh các tài liệu thuộc các nguồn khác nhau, sắp xếp, hệ thống lại cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu của đề tài. 4.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp Các số liệu thu thập và tập hợp được sẽ được phân loại, phân tích và so sánh
- 5 nhằm rút ra kết luận cuối cùng. Trong suốt quá trình nghiên cứu, tác giả phân tích, so sánh các chỉ tiêu đánh giá phát triển dân số và phát triển giáo dục của Bình Dương với cả nước và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ. 4.2.3. Phương pháp thực địa Phương pháp thực địa là phương pháp truyền thống và cơ bản trong nghiên cứu địa lí. Tác giả tiến hành nhiều đợt nghiên cứu thực địa tại thành phố, huyện thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương để khảo sát, thu thập thông tin về vấn đề dân số và giáo dục, làm cơ sở để kiểm chứng lại những nhận định trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của luận văn. 4.2.4. Phương pháp bản đồ “GIS” Đây là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa lí. Sử dụng phương pháp này giúp cho các vấn đề nghiên cứu được cụ thể, trực quan và toàn diện hơn. Các bản đồ trong đề tài được thành lập bằng phần mềm Mapinfo, dựa trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập và xử lí. Ngoài ra, đề tài còn thể hiện các mối quan hệ địa lí thông qua hệ thống bảng số liệu và biểu đồ. 4.2.5. Phương pháp chuyên gia Phương pháp chuyên gia nhằm tranh thủ các ý kiến tham vấn, phản biện của các chuyên gia thuộc các lĩnh vực mà học viên cần học hỏi. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả cố gắng trao đổi, xin ý kiến của các thầy cô hướng dẫn, các chuyên gia làm việc ở các sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 4.2.6. Phương pháp dự báo Đề tài sử dụng phương pháp dự báo dựa trên cơ sở tính toán từ các số liệu đã thu thập được và sự phát triển có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và tương lai. 5. Lịch sử nghiên cứu đề tài Mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhiều nhà nghiên cứu về nhân khẩu, chính trị, kinh tế học, xã hội học...
- 6 * Trên thế giới Ở phương Đông và phương Tây đều có lời bàn luận rất chính xác về nhân tố con người trong phát triển kinh tế thông qua giáo dục. Từ xa xưa phương Đông đã bàn về Thụ nhân (trồng người), phương Tây có những công trình phân tích từ thế kỷ XVI-XVIII về giá trị sức lao động và hình thành quan điểm: “Sức lao động lành nghề là bội số của lao động giản đơn. Muốn có lao động lành nghề phải có sự đào tạo nghiêm túc”. Về thực tiễn mối quan hệ giữa dân số và giáo dục trên thế giới có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. “Future population and education trends in the countries of North Africa” của Hassan M. Yousif, Anne Goujon. “Population- Education and Development”, United Nation, Newyork, 2003 báo cáo về mối quan hệ giữa Dân số - Giáo dục và sự phát triển; công trình của Wolfgang Lutz, Viện quốc tế về hệ thống ứng dụng phân tích Luxembourg, Áo năm 1995: nghiên cứu về mối quan hệ, xu hướng phát triển giữa dân số và giáo dục trong tương lai của khu vực đông dân nhất trên thế giới đó là Bắc Phi để đi đến giải quyết vấn đề dân số - giáo dục và phát triển bền vững. Ngoài ra cuốn sách: “Population grow, family planning and economic development” của Jonh England, Thomas Heisse đề cập đến sự gia tăng dân số, về mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số thế giới với vấn đề chăm sóc sức khỏe, vấn đề phát triển nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực, vấn đề phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, vấn đề kế hoạch hóa gia đình trên thế giới. Vấn đề dân số và phát triển giáo dục ở từng khu vực hoặc các quốc gia cũng là mối quan tâm của nhiều nhà khoa học. Mối quan hệ giữa dân số và phát triển trong đó có lĩnh vực giáo dục ở Châu Á và khu vực Thái Bình Dương cũng được thể hiện trong các tác phẩm: “Health, population and development in Asia and the Pacific” của ADB, xuất bản năm 1991. * Ở Việt Nam Một số nghiên cứu từ các cơ quan, ban ngành như Tổng cục Thống kê, Tổng cục dân số – kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), Bộ giáo dục và đào tạo, các cuộc điều tra dân số và nhà ở…
- 7 + Nghiên cứu của Tổng cục Dân số – KHHGĐ dưới sự hỗ trợ của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc về “Dân số và phát triển” làm tài liệu cho chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - KHHGĐ của GS.TS Nguyễn Đình Cử. Trong đó nêu rõ các chỉ tiêu đánh giá, mối quan hệ ảnh hưởng qua lại giữa dân số và giáo dục, đồng thời cũng nêu lên những giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa dân số và giáo dục. + Nghiên cứu của Tổng cục dân số – KHHGĐ năm 2011 “Dân số là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước” đã nêu lên thực trạng dân số của Việt Nam và vấn đề dân số và phát triển ở Việt Nam (trong đó có sự phân tích tác động của dân số và giáo dục). + Công trình nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Kim Hồng về “phát triển dân số và phát triển giáo dục ở thành phố Hồ Chí Minh”, đề tài cấp bộ năm 1995. Đề tài đã phân tích rất rõ về mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng với bài viết đăng trên báo thanh niên tháng 10/2012 về vấn đề dự báo nhu cầu giáo viên trong tương lai thì PGS.TS Nguyễn Kim Hồng cũng nhận định rất rõ mối quan hệ này “Nhân khẩu học là một trong những yếu tố để các nhà nghiên cứu xây dựng chính sách giáo dục hợp lý, gần với thực tế hơn”. + Luận văn thạc sĩ Địa lí học của Lâm Huỳnh Hải Yến “Phát triển dân số và giáo dục tỉnh Long An” năm 2013 đã nêu lên thực trạng phát triển dân số và phát triển giáo dục tại tỉnh Long An cùng định hướng và giải pháp phát trển dân số và giáo dục của tỉnh. + Luận văn thạc sĩ Địa lí học của Hồ Thị Kim Thủy “Mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục quận Bình Tân (Thành phố Hồ Chí Minh)” năm 2015 đã nêu lên mối quan hệ giữa dân số và giáo dục; thực trạng phát triển và định hướng, giải pháp dân số và giáo dục tại quận Bình Tân (Thành phố Hồ Chí Minh). - Tại tỉnh Bình Dương, có một số công trình nghiên cứu dân số và giáo dục như Chiến lược dân số Bình Dương, Báo cáo công tác dân số gia đình và trẻ em – Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em tỉnh Bình Dương. Luận án Tiến sĩ Địa lí học của Nguyễn Thị Hiển “Dân số và phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương” năm 2016 đã có những đóng góp trong nghiên cứu tình hình phát triển dân số tỉnh Bình Dương (giai đoạn 2000 – 2014) và mối quan hệ giữa dân số và phát triển KT – XH tỉnh Bình
- 8 Dương (trong đó có nghiên cứu về giáo dục nhưng ở mức độ khái quát chung trong phát triển KT – XH). Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu đầy đủ và chi tiết về mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh Bình Dương. Các công trình nghiên cứu kể trên sẽ là những tài liệu tham khảo quý giá cho tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh Bình Dương” được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn. 6. Đóng góp của luận văn - Kế thừa, bổ sung và làm sáng tỏ một số vấn đề về lí luận, thực tiễn về dân số và phát triển giáo dục và mối quan hệ giữa chúng để vận dụng vào địa bàn tỉnh Bình Dương. - Lựa chọn các tiêu chí nghiên cứu dân số và phát triển giáo dục để vận dụng vào tỉnh Bình Dương. - Làm rõ các đặc điểm dân số và phát triển giáo dục tỉnh Bình Dương. - Phân tích được mối quan hệ giữa dân số và phát triển giáo dục ở Bình Dương thông qua các tiêu chí cụ thể. - Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển hợp lí dân số và phát triển giáo dục ở tỉnh Bình Dương trong tương lai. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển dân số và phát triển giáo dục. Chương 2: Thực trạng phát triển và mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005 – 2016 Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển dân số và giáo dục tỉnh Bình Dương đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) theo hướng bền vững
130 p | 743 | 109
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 290 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp
103 p | 225 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
103 p | 191 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận
114 p | 197 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau
109 p | 127 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu
175 p | 169 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020
161 p | 149 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá các khu kinh tế cửa khẩu phía Nam dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội - Nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang
136 p | 122 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững
117 p | 177 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch
152 p | 175 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
139 p | 135 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tác động của quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội
195 p | 187 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phân tích kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lí kinh tế - xã hội
115 p | 113 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kì hội nhập
102 p | 117 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang)
126 p | 146 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh An Giang - Thực trạng và định hướng
169 p | 123 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng sử dụng lao động ở các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
151 p | 140 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn