Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2013
lượt xem 4
download
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Vĩnh phúc, trên cơ sở đó đánh giá những mặt mạnh, hạn chế về thực trạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đề xuất một số giải pháp mang tính khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Vĩnh Phúc giai đoạn đến năm 2020.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2013
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG THỊ HƢƠNG NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2008 - 2013 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG THỊ HƢƠNG NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2008 - 2013 Chuyên ngành: ĐỊA LÍ HỌC Mã ngành: 60.31.05.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN XUÂN TRƢỜNG THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, dựa trên các nguồn thông tin tư liệu chính thức với độ tin cậy cao và chưa từng được ai công nhận trong bất cứ một công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015 Học viên Hoàng Thị Hƣơng i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám hiệu, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, Cục Thống Vĩnh Phúc, các cơ quan và ban ngành tỉnh Vĩnh Phúc; các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng biết ơn sâu sắc tới: 1. TS. Nguyễn Xuân Trường - Đại học Thái Nguyên, đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành Luận văn này. 2. Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Địa lí và các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này. 3. Các cơ quan sở, ban, ngành tỉnh Vĩnh Phúc, cùng bạn bè đồng nghiệp và người thân đã quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, bản thân tôi đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015 Học viên Hoàng Thị Hƣơng (Khóa học 2013 - 2015) ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan ................................................................................................................ i Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii Mục lục ...................................................................................................................... iii Danh mục viết tắt ....................................................................................................... iv Danh mục các bảng ..................................................................................................... v Danh mục các hình .................................................................................................... vi MỞ ÐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 2 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 2 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu đề tài .................................................... 2 6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 4 7. Những đóng góp của đề tài .................................................................................. 7 8. Cấu trúc đề tài ..................................................................................................... 7 NỘI DUNG ................................................................................................................ 9 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH .................................................................................................. 9 1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh .............................. 9 1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ......................... 9 1.1.1.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ............................. 15 1.1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh .................................. 21 1.1.1.4. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ....... 23 1.1.2. Khái niệm và một số nội dung liên quan đến chỉ số năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương ............................................................................ 24 1.1.2.1. Khái niệm năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương ............ 24 1.1.2.2. Nội dung và tiêu chí liên quan đến đánh giá năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương (PEII) ...................................................................... 25 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 29 iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 1.2.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ................................................................................................................ 29 1.2.2. Hiện trạng năng lực cạnh tranh của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng........ 30 1.2.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh... 31 1.2.3.1. Tỉnh Hải Dương ................................................................................... 31 1.2.3.2. Tỉnh Bắc Ninh ..................................................................................... 32 1.2.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Vĩnh Phúc .................................... 34 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................. 36 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2008 - 2013 ................................................................. 37 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số PCI của Vĩnh Phúc ...................................... 37 2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ ................................................................. 37 2.1.2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội ............................................................ 37 2.1.3. Các chính sách phát triển ........................................................................... 38 2.1.3.1. Cải cách hành chính............................................................................. 38 2.1.3.2. Môi trường đầu tư ................................................................................ 39 2.1.4. Nguồn nhân lực.......................................................................................... 39 2.1.4.1. Quy mô dân số .................................................................................... 39 2.1.4.2. Nguồn lao động .................................................................................. 41 2.1.5. Điều kiện tự nhiên và TNTN ..................................................................... 42 2.2. Thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 – 2013 .. 46 2.2.1. Phân tích quá trình nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2013 .................................................................................... 46 2.2.2. Phân tích các chỉ số cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Vĩnh Phúc ... 50 2.2.2.1. Chỉ số chi phí ra nhập thị trường ......................................................... 51 2.2.2.2. Chỉ số tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất đai .................... 54 2.2.2.3. Chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin ........................................ 56 2.2.2.4. Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước ................. 59 2.2.2.5. Chi phí không chính thức .................................................................... 62 2.2.2.6. Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh ................................ 64 2.2.2.7. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ............................................................... 66 iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 2.2.2.8. Đào tạo lao động .................................................................................. 70 2.2.2.9. Thiết chế pháp lý ................................................................................. 73 2.2.3. Những hạn chế, yếu kém ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc và nguyên nhân ........................................................................................... 76 2.2.3.1. Những hạn chế, yếu kém ..................................................................... 76 2.2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém ......................................... 77 2.2.4. Kết quả về nâng cao chỉ số năng lực hội nhập cấp tỉnh (PEII ) của Vĩnh Phúc từ năm 2010 đến năm 2013 ........................................................................ 80 2.3. Năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc qua cách tiếp cận SWOT ...................... 85 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 87 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH VĨNH PHÚC TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP ...................................... 89 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ................................................................................... 89 3.1.1. Quan điểm.................................................................................................. 89 3.1.2. Mục tiêu ..................................................................................................... 89 3.1.3. Định hướng phát triển ................................................................................ 91 3.1.3.1. Định hướng chung ............................................................................... 91 3.1.3.2. Ðịnh hướng cụ thể ............................................................................... 91 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc ................ 93 3.2.1. Giải pháp chung nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc ......... 93 3.2.2. Giải pháp cụ thể đối với từng chỉ số cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh .... 95 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 105 PHỤ LỤC v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ NGHĨA CBCCVC Cán bộ công chức viên chức CCHC Cải cách hành chính CCHCC Cải cách hành chính công CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CIEM Viện quản lý kinh tế Trung ương DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước ĐP Địa phương GCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng IPA Ban xúc tiến thương mại KT Kinh tế NLCT Năng lực cạnh tranh NN Nhà nước PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PEII Chỉ số năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương THCS Trung học cơ sở VCCI Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Chỉ số PCI vùng đồng bằng sông Hồng năm 2013 ................................... 30 Bảng 1.2. Tổng hợp các chỉ số PCI của Hải Dương giai đoạn 2008 - 2013 .............. 32 Bảng 1.3. Năng lực cạnh tranh của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2008 - 2013 ............. 32 Bảng 1.4. Tổng hợp các chỉ số PCI của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 - 2013 ......... 33 Bảng 1.5. Năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 – 2013 ................ 33 Bảng 2.1. Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 1994) và tốc độ tăng trưởng kinh tế Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2013 .................................... 37 Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2013(Đơn vị: %) ........... 38 Bảng 2.3. Phát triển dân số tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 – 2013 .......................... 40 Bảng 2.4. Hiện trạng nguồn lao động và sử dụng lao động toàn tỉnh giai đoạn 2000- 2013 ............................................................................................... 42 Bảng 2.5. Các chỉ số thành phần PCI của Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2013 ............ 48 Bảng 2.6. Chỉ số PCI của Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2013 ..................................... 48 Bảng 2.7. Điểm số chỉ số chi phí ra nhập thị trường giai đoạn 2008 - 2013 ............. 51 Bảng 2.8. Các chỉ tiêu đánh giá chỉ số chi phí gia nhập thị trường của Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 – 2013 ............................................................................. 52 Bảng 2.9. Điểm số của chỉ số tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất đai giai đoạn 2008 – 2013 ............................................................................. 54 Bảng 2.10. Các chỉ tiêu đánh giá chỉ số tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất giai đoạn 2008 - 2013 ............................................................... 55 Bảng 2.11. Các chỉ tiêu đánh giá chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2013 ............................................................ 57 Bảng 2.12. Điểm số của chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin của tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm ........................................................................... 58 Bảng 2.13. Điểm số của chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước của Vĩnh Phúc qua các năm .................................................... 60 Bảng 2.14. Các chỉ tiêu đánh giá chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước giai đoạn 2008 – 2013 .............................................. 60 Bảng 2.16. Các chỉ tiêu đánh giá chi phí không chính thức của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 – 2013 ............................................................................. 63 Bảng 2.17. Điểm số của chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm ........................................................................... 64 v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Bảng 2.18. Các chỉ tiêu đánh giá chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 – 2013 ............................................. 64 Bảng 2.19. Điểm số của chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm .................................................................................................... 67 Bảng 2.20. Các chỉ tiêu đánh giá dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm .............................................................................................. 67 Bảng 2.21. Điểm số của chỉ số đào tạo lao động của tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm .. 70 Bảng 2.22. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đào tạo lao động tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm .................................................................................................... 71 Bảng 2.23. Điểm số chỉ số thiết chế pháp lý của Vĩnh Phúc qua các năm ................ 74 Bảng 2.24. Các chỉ tiêu cấu thành chỉ số thiết chế pháp lý của tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm ............................................................................................. 74 vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Biểu đồ trọng số các chỉ số thành phần của PCI .......................................15 Hình 1.2. Mô hình chỉ số hội nhập kinh tế cấp địa phương.......................................27 Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2013 ................................................................................................38 Hình 2.2. Lược đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc ..........................................................43 Hình 2.3. Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2013 ...................47 Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện chỉ số PCI của Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2013 ..........49 Hình 2.5. So sánh chỉ số PCI của vĩnh Phúc trong vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2013 (Nguồn: pcivietnam.org) ..........................................................50 Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện các chỉ số thành phần PCI của Vĩnh Phúc năm 2012 và 2013 ..51 Hình 2.7. Kết quả tổng hợp điểm năng lực hội nhập kinh tế quốc tê cấp đại phương năm 2010. .....................................................................................82 Hình 2.8. Thứ hạng năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương của Vĩnh Phúc trong tổng thể cả nước năm 2013 .....................................................84 vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ÐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động điều hành chính sách kinh tế của chính quyền các địa phương. Chỉ số này loại bỏ các yếu tố tự nhiên, xã hội có thể làm cho địa phương này có lợi thế hơn địa phương khác trong phát triển kinh tế. Như vậy, các địa phương đều có cơ hội cạnh tranh ngang nhau trước các chính sách điều hành kinh tế của Nhà nước. Việc địa phương ở vị trí nào trong bảng xếp hạng chính là thước đo năng lực và thể hiện một cách chân thực cách nhìn nhận, tư duy và phương pháp điều hành của bộ máy lãnh đạo từng địa phương. Nói cách khác, đây là câu trả lời của doanh nghiệp và nhà đầu tư trước cung cách quản lý, điều hành chính sách kinh tế của chính quyền địa phương. PCI trở thành thước đo quan trọng để các địa phương tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh trong thời gian tới. Bên cạnh đó, PCI như công cụ hữu hiệu trong quá trình thiết lập chính sách của chính phủ Việt Nam. Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đang là vấn đề được các tỉnh quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh rất coi trọng vấn đề này. Trong những năm qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Vĩnh Phúc liên tục được cải thiện. Từ năm 2009 trở về trước, Vĩnh Phúc luôn là tỉnh đứng trong tốp 10 tỉnh có điểm số cao nhất của cả nước (năm 2008 xếp hạng thứ 3, năm 2009 xếp hạng 6 cả nước). Kết quả này đã đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong những tỉnh có sức hấp dẫn thu hút đầu tư đứng đầu miền Bắc. Tuy nhiên, trong những năm 2010, 2011 và 2012 chỉ số thành phần của Vĩnh Phúc sụt giảm ở mức thấp như: dịch vụ hỗ trợ doanh nghiêp, tính minh bạch, thiết chế pháp lý… dẫn đến xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) ở mức thấp: năm 2010 xếp thứ 15, năm 2012 xếp thứ 43 trong 63 tỉnh/ thành cả nước. Nhờ những chính sách điều hành kinh tế đột phá để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, PCI năm 2013 của Vĩnh Phúc xếp thứ 26 và năm 2014 vươn lên xếp thứ 6. Xuất phát từ thực tế trên tôi quyết định chọn tên đề tài: “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2013” với mong muốn tìm hiểu, phân tích về PCI Vĩnh Phúc, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp mang tính khuyến nghị góp phần khắc phục những điểm yếu kém trong môi trường kinh doanh của tỉnh, đưa Vĩnh Phúc trở thành điểm đến hấp dẫn 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- của các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời tiếp tục duy trì vị trí tốp 10 tỉnh dẫn đầu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Vĩnh phúc, trên cơ sở đó đánh giá những mặt mạnh, hạn chế về thực trạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đề xuất một số giải pháp mang tính khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Vĩnh Phúc giai đoạn đến năm 2020. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các nguồn thông tin tư liệu có chọn lọc, phân tích, tách lọc và tổng hợp tài liệu có liên quan đến những vấn đề lý luận và thực tiễn của năng lực cạnh tranh nền kinh tế cấp tỉnh; một số nội dung liên quan đến năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương, từ đó vận dụng vào nghiên cứu tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2013. - Thu thập thông tin, tư liệu, số liệu về chỉ số PCI tỉnh Vĩnh phúc giai đoạn 2008 - 2013. - Dựa trên các nguồn tài liệu định tính và định lượng, so sánh các nhân tố cấu thành PCI của tỉnh, đánh giá hiện trạng, giải thích nguyên nhân, đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong thời gian tới. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Về lý luận: Nghiên cứu nội dung năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), có mở rộng nghiên cứu đến năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương. - Về thời gian : Thời kì 2008 – 2013. - Về không gian nghiên cứu : Địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh phát triển vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài 5.1. Quan điểm nghiên cứu - Quan điểm tổng hợp: Đòi hỏi xem xét tình hình và triển vọng của tỉnh Vĩnh Phúc và giải pháp trong việc nâng cao PCI một cách khá toàn diện, trên nhiều phương diện, nhiều lĩnh vực. - Quan điểm hệ thống: Vận dụng quan điểm này vào nghiên cứu để có cái nhìn tổng thể về vấn đề cần nghiên cứu, thấy được mối quan hệ logic – biện chứng giữa các yếu tố cấu thành hệ thống trong quá trình vận động và phát triển. 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- - Quan điểm không gian lãnh thổ : Đây là quan điểm đặc thù của Địa lí học. Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có lịch sử từ lâu đời, có nhiều nét văn hóa và bản sắc riêng. Do đó cần phải vận dụng quan điểm lãnh thổ để có thể đánh giá được những mặt thuận lợi và khó khăn của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc phát triển kinh tế, cụ thể nâng cao PCI của riêng mình trong tương lai trên cơ sở là một bộ phận cấu thành nền kinh tế cả nước, góp phần xóa đi khoảng cách phát triển kinh tế giữa các vùng miền trong cả nước - Quan điểm lịch sử : Vận dụng quan điểm này vào nghiên cứu để thấy được sự phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2008 - 2014 từ đó nhận ra được những lợi thế bên cạnh những tồn tại trong phát triển kinh tế. - Quan điểm viễn cảnh: Dựa vào thực trạng, tình hình phát triển của Vĩnh Phúc trong thời gian qua và mối quan hệ mật thiết kinh tế với các tỉnh miền núi Bắc Bộ trong phát triển kinh tế để xác lập được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả PCI . 5.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài 5.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý thông tin tư liệu nguồn Vận dụng phương pháp này sau khi tiến hành thu thập các thông tin về tỉnh Vĩnh Phúc: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, số liệu,…thì nguồn tài liệu được xử lí sao cho phù hợp với thực tế khách quan phù hợp với nội dung của đề tài từ đó có thể rút ra những kết luận khách quan cho đề tài. Trong xử lý thông tin tư liệu nguồn, cần vận dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu thống kê. Phân tổ thống kê: Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Bảng và đồ thị thống kê: Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Đồ thị thống kê được sử dụng với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của hiện tượng. 5.2.2. Phương pháp xử lý số liệu thống kê Phương pháp xử lý số liệu thống kê được sử dụng thường xuyên trong suốt quá trình nghiên cứu. Vận dụng phương pháp này sẽ giúp có cái nhìn vừa bao quát vừa cụ thể nội dung nghiên cứu. Từ số liệu thống kê thì có thể nhận xét được nhiều 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- mặt trong một vấn đề và giúp phát hiện và lược bỏ những nội dung không cần thiết, bổ sung những nội dung còn thiếu. 5.2.3. Phương pháp phân tích SWOT (phân tích các điểm mạnh/ yếu/ cơ hội/ thách thức/ lựa chọn chiến lược phát triển) SWOT là từ viết tắt của các chữ S - Strengths (Điểm mạnh), W - Weakness (Điểm yếu), O - Opportunities (Cơ hội) và T - Threats (Thách thức). Đây là phép phân tích các hoàn cảnh môi trường bên trong và bên ngoài khi xây dựng và phát triển một dự án hoặc một qui hoạch nào đó. Điểm mạnh và điểm yếu liên quan đến môi trường bên trong. Phương pháp SWOT là một công cụ phân tích để có được một cái nhìn toàn thể nhanh chóng của một tình thế phức tạp. Phương pháp này được sao chép từ các xí nghiệp tư nhân đã sử dụng nó như một hướng dẫn để xác định những điểm nút kẹt chính yếu trong tiến trình sản xuất của họ hoặc để xác định các cơ hội nhằm hướng đến các lợi nhuận nhiều hơn trong tương lai. 5.2.4. Phương pháp sơ đồ, biểu đồ Vận dụng phương pháp này để trực quan hóa các mối quan hệ về các số liệu, các sự kiện địa lí bằng hình vẽ. 5.2.5. Phương pháp phỏng vấn sâu Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, nhà chuyên môn, nhà quản lý. Phương pháp chuyên gia cần được thực hiện bằng việc trao đối tham vấn với các vị lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt là các cán bộ trực tiếp tham gia xây dựng báo cáo Chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2014 và định hướng tới năm 2015 - 2020. 5.2.6. Phương pháp thực địa Đây là phương pháp truyền thống của Địa lý học, sử dụng phương pháp này nhằm thu thập được lượng thông tin đáng tin cậy và có ý nghĩa thực tế cao. 6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Thuật ngữ “cạnh tranh” được sử dụng phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, luật chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao; thường xuyên được nhắc tới trong các sách báo chuyên môn, diễn đàn kinh tế cũng như các phương tiện thông tin đại chúng và được sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiều góc độ khác nhau, dẫn đến có rất nhiều khái niệm khác nhau về “cạnh tranh”. Rất nhiều các học giả đã đi vào nghiên cứu để tìm ra một khái niệm chung nhất về “cạnh tranh” nhưng đến nay vẫn chưa có một khái niệm nào thống nhất. 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Trong phạm vi của đề tài chúng tôi chỉ xin đề cập đến mặt cạnh tranh về kinh tế. Năm 1980 Michael Porter đã đưa ra khái niệm về cạnh tranh trong kinh doanh như sau : Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả là giá cả có thể giảm đi. Cạnh tranh là thuộc tính của nền kinh tế thị trường. Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam tồn tại rất nhiều các chỉ số liên quan đến thuật ngữ “cạnh tranh” như : Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI), Chỉ số năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Việc công bố báo cáo các chỉ số hàng năm giúp ích rất nhiều cho công tác điều hành kinh tế. Chỉ số năng lực cạnh tranh không phải là vấn đề mới mẻ và xa lạ đối với các học giả kinh tế trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Rất nhiều tác giả trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu và đưa ra những học thuyết cạnh tranh nổi tiếng như: Các học giả của trường phái cổ điển A.Smith, John Stuart Mill, Darwin và C.Mác và trường phái hiện đại GS. Michael Porter và GS. Jeffrey Shach (Đại học Harvard, Hoa Kỳ) và nhiều đồng nghiệp khác. Các tác giả thuộc trường phái hiện đại đã xây dựng được hệ thống thống kê chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu và xuất bản các cuốn niên giám hàng năm. Từ năm 2006 đến nay, hàng năm nước ta đều có báo cáo về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cùng Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ thực hiện. Trải qua 6 năm ứng dụng, việc nghiên cứu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đã thu được những kết quả khả quan thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.[4] - [10]. Về Báo cáo Năng lực cạnh tranh Việt Nam (VCR), năm 2009, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) và Học viện Năng lực Cạnh tranh Châu Á của Singapore (ACI) phối hợp xây dựng Báo cáo NLCT Quốc gia đầu tiên của Việt Nam. GS Michael E.Porter tham gia vào dự án này với vai trò là Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Quốc tế của ACI và thông qua sự tham gia chỉ đạo về mặt chuyên môn của nhóm cộng sự nghiên cứu của ông tại Học viện 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Chiến lược và NLCT, Đại học Harvard trong quá trình xây dựng báo cáo. Báo cáo này đã được công bố vào cuối tháng 11 năm 2010. [5]. Cùng với việc đề xuất nghiên cứu về năng lực cạnh tranh nói chung, của một số viện nghiên cứu và các nhà khoa học, Đảng và Nhà nước ta sớm nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng luật về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của NN, định huớng XHCN. Sự ra đời Luật cạnh tranh được Quốc hội thông qua ngày 14/12/2004 (Số 23/2004/L-CTN) đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Luật cạnh tranh qui định kiểm soát hành vi hạn chế kinh doanh; Hành vi cạnh tranh không lành mạnh; Cơ quan quản lí cạnh tranh, hội đồng cạnh tranh; Điều tra, xử lí vụ việc cạnh tranh; Điều khoản thi hành. Luật cạnh tranh cũng qui định, trường hợp điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam kí kết hoặc gia nhập có qui định khác với qui định của Luật này thì áp dụng qui định của điều ước quốc tế đó.[2]. Xét trên góc độ địa lý học, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là đối tượng của chuyên ngành địa lý kinh tế và có thể nghiên cứu để phục vụ việc nghiên cứu và giảng dạy về địa lý doanh nghiệp, địa phương, và các phân ngành / hoạt động kinh tế. Nhận thức tầm quan trọng của nghiên cứu năng lực cạnh tranh nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế các doanh nghiệp và địa phương, các nhà địa lí đã vận dụng trong nghiên cứu vùng Đông Bắc, coi đó là hướng đi hợp lý và cần thiết. [21]. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy đây là lĩnh vực khoa học và thực tiễn mới mẻ, cần được nghiên cứu sâu hơn, trên các chiều cạnh kinh tế cũng như chiều cạnh địa lí kinh tế - xã hội nhằm góp phần đổi mới phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Địa lí Việt Nam vì mục đích đổi mới và phát triển. Trong nước đã có rất nhiều nghiên cứu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI): Báo cáo nghiên cứu khoa học: Những nút thắt trong điều hành kinh tế ở Nghệ An nhìn từ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI 2008 ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Đậu Anh Tuấn, phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam; Báo cáo nghiên cứu chính sách - VNCI của TS. Edumund Malesky…. Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh chủ yếu thuộc về bên kinh tế, nhất là các trường kinh tế và thương mại. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó chủ yếu tìm hiểu về những vấn đề năng lực cạnh tranh của các doanh nghiêp, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường (ví dụ: Hàng thủy hải sản, hàng dệt may,…), năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong nước và quốc tế, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân,… 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Báo cáo PCI, công trình nghiên cứu của cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ và có sự cộng tác của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) lần đầu công bố năm 2005 và thực hiện nghiên cứu cho 47 tỉnh thành. Đến nay, PCI đã đi được chặng đường dài. Đã có báo cáo PCI năm thứ 6 thực hiện cho tất cả các tỉnh thành của Việt Nam. Báo cáo PCI đã nêu được những thành công quan trọng, đồng thời cũng chỉ ra những lĩnh vực mà chính phủ và chính quyền của 63 tỉnh thành cần quan tâm cải thiện… Song Báo cáo PCI chỉ là cái nhìn tổng quan, những đánh giá rất chung chứ không phải là riêng biệt cho một tỉnh thành nào. Có một số đề tài nghiên cứu PCI cấp tỉnh và vùng như: Nghiên cứu PCI tỉnh Hải Dương, nghiên cứu PCI vùng Đông Bắc. Từ thực tế đó, luận văn tập trung vào nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Vĩnh Phúc, một tỉnh có những nỗ lực rất lớn trong việc nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và tỉnh đã đạt được những bước tiến đáng kể, song không tránh khỏi những hạn chế. Ở mức độ nghiên cứu cấp tỉnh cụ thể, đã có một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu về nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh: - Luận án Tiến sĩ của tác giả Phan Nhật Thanh với nội dung: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dương. - Luận văn Thạc sĩ của tác giả Trần Thị Hồng Nhung với nội dung: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh tỉnh Hà Giang giai đoạn 2006 - 2012: Hiện trạng và giải pháp. - Một số luận văn thạc sĩ khác liên quan đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên. 7. Những đóng góp của đề tài - Đề tài kế thừa, bổ sung và cập nhật những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để vận dụng vào tỉnh Vĩnh Phúc. - Đề tài đã làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến PCI của tỉnh Vĩnh Phúc và thực trạng PCI của tỉnh giai đoạn 2008 – 2013 theo các chỉ số thành phần. - Đề tài đã đánh giá được vai trò và hiệu quả của PCI bằng phương pháp SWOT. 8. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2013. 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong điều kiện hội nhập. 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh a) Khái niệm cạnh tranh Trên thế giới, năng lực cạnh tranh là khái niệm được hiểu theo nhiều cách khác nhau và chưa có sự thống nhất. Điểm lại lý thuyết cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lịch sử thì đã có hai trường phái tiêu biểu. Đó là trường phái cổ điển và người đại diện là A. Smith, John Stuart Mill, Darwin và C. Mac. Trường phái hiện đại với các đại diện tiêu biểu như Chicago, Harvard, Meuger, Mises…Tuy nhiên, khái niệm năng lực cạnh tranh của Michael Porter - người sáng lập ra lý thuyết cạnh tranh được sử dụng nhiều nhất. Theo Michael Porter thì năng lực cạnh tranh quốc gia được đo bằng sự thịnh vượng, thể hiện qua thu nhập bình quân đầu người và chất lượng cuộc sống. Sự thịnh vượng được quyết định chủ yếu do năng suất lao động và huy động lao động vào quá trình tăng trưởng. Do đó, trong khái niệm cạnh tranh của M. Porter, năng suất là yếu tố quyết định tiêu chuẩn sống bền vững. Với khái niệm này, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng có ý nghĩa là đóng góp và nâng cao chất lượng tăng trưởng và hiệu quả của nền kinh tế. Nghiên cứu về cạnh tranh của M. Porter là khá toàn diện từ cấp độ doanh nghiệp, ngành, cho đến quốc gia, bao trùm cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Cạnh tranh được xác định là nguồn gốc của sự tiến bộ kinh tế ở bất kỳ quốc gia nào. Như vậy, chúng ta có thể hiểu và nhìn nhận dưới góc độ năng lực cạnh tranh của một tỉnh dưới dạng năng lực cạnh tranh quốc gia. Năng lực cạnh tranh của tỉnh là quá trình nâng cao chất lượng tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của một tỉnh. Năng lực cạnh tranh của tỉnh phụ thuộc vào năng suất sử dụng nguồn lực con người, tài nguyên và nguồn vốn có của tỉnh. 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) theo hướng bền vững
130 p | 752 | 109
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 297 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp
103 p | 226 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
103 p | 191 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận
114 p | 197 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau
109 p | 127 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu
175 p | 169 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020
161 p | 150 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá các khu kinh tế cửa khẩu phía Nam dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội - Nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang
136 p | 122 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững
117 p | 180 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch
152 p | 176 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
139 p | 135 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tác động của quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội
195 p | 187 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phân tích kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lí kinh tế - xã hội
115 p | 114 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kì hội nhập
102 p | 118 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang)
126 p | 149 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh An Giang - Thực trạng và định hướng
169 p | 123 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng sử dụng lao động ở các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
151 p | 141 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn