intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển kinh tế huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

27
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế dưới góc độ Địa lí học, đề tài có mục tiêu là đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, phân tích thực trạng phát triển kinh tế huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế huyện có hiệu quả trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển kinh tế huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ HUYỀN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ HUYỀN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành: Địa lí học Mã ngành: 60.31.05.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Các thông tin, số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 15/6/2016 Tác giả NGUYỄN THỊ HUYỀN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNi http://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo (bộ phận Sau đại học) Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và các thầy giáo, cô giáo Khoa Địa lí đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, UBND huyện Thuận Thành, Phòng Thống kê huyện Thuận Thành và cơ quan chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, cung cấp tài liệu và những thông tin quan trọng cho tôi trong quá trình nghiên cứu điền dã. Dù đã tôi đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, nhưng do còn hạn chế về trình độ chuyên môn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý và giúp đỡ quý báu của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 15/6/2016 Tác giả NGUYỄN THỊ HUYỀN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNii http://www.lrc.tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan ................................................................................................................. i Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii Mục lục ........................................................................................................................ iii Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ........................................................................ iv Danh mục các bảng ........................................................................................................ v Danh mục các biểu đồ ................................................................................................... vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 1 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài....................................................... 4 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 5 5. Đóng góp chính của luận văn .......................................................................... 7 6. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 8 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ............................................................................................................ 9 1.1. Cơ sở lí luận về phát triển kinh tế................................................................. 9 1.1.1. Các khái niệm và quan niệm về phát triển kinh tế - xã hội ....................... 9 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế...................................... 16 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế cho cấp huyện ........................... 21 1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 22 1.2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng ... 22 1.2.2. Vài nét về phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh ............................................. 24 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 28 Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN THUẬN THÀNH .............................................. 29 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế huyện Thuận Thành ...... 29 2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ .................................................................. 29 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .......................................... 29 2.1.3. Kinh tế - xã hội ........................................................................................ 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn
  6. 2.1.4. Đánh giá chung ........................................................................................ 43 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế huyện Thuận Thành ..................................... 45 2.2.1. Khái quát chung ....................................................................................... 45 2.2.2. Phát triển kinh tế theo ngành ................................................................... 46 2.2.3. Sự phân hoá lãnh thổ kinh tế - xã hội của huyện .................................... 63 2.2.4. Đánh giá chung ........................................................................................ 66 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 67 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN THUẬN THÀNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN NĂM 2030 ...... 68 3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển .......................................... 68 3.1.1. Quan điểm................................................................................................ 68 3.1.2. Mục tiêu phát triển ................................................................................... 69 3.1.3. Định hướng phát triển .............................................................................. 71 3.2. Những giải pháp cơ bản .............................................................................. 77 3.2.1. Huy động và khai thác nguồn vốn ........................................................... 77 3.2.2. Quy hoạch và phát triển đồng bộ cơ sở hạ thầng các khu công nghiệp ... 78 3.2.3. Quy hoạch sử dụng đất ............................................................................. 79 3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực ........................................................................ 80 3.2.5. Áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đời sống ................................................................................................ 80 3.2.6. Khoa học công nghệ và môi trường ........................................................ 81 3.2.7. Giải pháp về thị trường ............................................................................ 81 3.2.8. Phát huy sức mạnh tổng hợp các thành phần kinh tế ............................. 82 3.2.9. Giải pháp phát triển bền vững ................................................................. 82 3.2.10. Giải pháp về cải cách hành chính .......................................................... 83 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 83 KẾT LUẬN....................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 86 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ ANQP An ninh quốc phòng BCVT Bưu chính viễn thông CN Công nghiệp CN-XD Công nghiệp - xây dựng CNH-HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá ĐBSH Đồng bằng sông Hồng DT Diện tích ĐTCĐ Điện thoại cố định ĐTDĐ Điện thoại di động ĐTNN Đầu tư nước ngoài DV Dịch vụ ĐVT Đơn vị tính GTSX Giá trị sản xuất HĐND Hội đồng nhân dân HSSV Học sinh sinh viên HTX Hợp tác xã KCN Khu công nghiệp KHCN Khoa học công nghệ KT-XH Kinh tế - xã hội KTNT Kinh tế nông thôn KTTĐ Kinh tế trọng điểm NS Năng suất N-L-TS Nông, lâm và thủy sản PT-TH Phát thanh - truyền hình SL Sản lượng TBA Trạm biến áp THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTCN Tiểu thủ công nghiệp TW Trung ương UBND Uỷ ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa VAC Vườn – ao – chuồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng các loại đất đai huyện Thuận Thành năm 2014 ...... 31 Bảng 2.2: Tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng tự nhiên ............................ 34 Bảng 2.3: Dân số trung bình phân theo đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thuận Thành đoạn 2005 - 2014 ........................................................ 34 Bảng 2.4: Lao động trên địa bàn huyện Thuận Thành ...................................... 35 Bảng 2.5: Các lễ hội chính của huyện Thuận Thành......................................... 36 Bảng 2.6: Giá trị sản xuất và giá trị sản xuất /người của Thuận Thành giai đoạn 2005 - 2014 (Giá thực tế) ......................................................... 45 Bảng 2.7: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất huyện Thuận Thành giai đoạn 2005 - 2014 (Giá thực tế) .................................................... 46 Bảng 2.8: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông-lâm-thuỷ sản của huyện Thuận Thành giai đoạn 2005 - 2014 ......................... 47 Bảng 2.9: Gía trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Thuận Thành giai đoạn 2005 - 2014 ................................................. 47 Bảng 2.10: Sản xuất lương thực có hạt giai đoạn 2005 - 2014 ......................... 48 Bảng 2.11: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa giai đoan 2005 – 2014 ........ 48 Bảng 2.12: Diện tích, năng suất và sản lượng cây mầu lương thực huyện Thuận Thành giai đoạn 2005 - 2014 ................................................. 49 Bảng 2.13: Diện tích, năng suất, sản lượng cây công nghiệp giai đoạn 2005 - 2014 ........................................................................................ 50 Bảng 2.14: Số lượng gia súc, gia cầm giai đoạn 2005 - 2014 ........................... 51 Bảng 2.15: Sản lượng thịt hơi xuất chuồng giai đoạn 2005 - 2014................... 52 Bảng 2.16: Tình hình sản xuất ngành thủy sản của giai đoạn 2005 - 2014 ...... 53 Bảng 2.17: Giá trị sản xuất công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp huyện Thuận Thành giai đoạn 2005 - 2014 (giá thực tế) ............................. 57 Bảng 2.18: Hoạt động vận tải của huyện Thuận Thành giai đoạn 2005 - 2014 ...... 60 Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế theo khu vực huyện Thuận Thành đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 ............................................................ 70 Bảng 3.2: Quy mô chăn nuôi của huyện Thuận Thành đến năm 2020 ............. 73 Bảng 3.3: Diện tích, năng suất và sản lượng thuỷ sản huyện Thuận Thành đến năm 2020 .................................................................................... 73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNv http://www.lrc.tnu.edu.vn
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ................... 30 Hình 2.2: Biểu đồ quy mô dân số huyện Thuận Thành giai đoạn 2005 - 2014 ...... 33 Hình 2.3: Bản đồ nguồn lực phát triển kinh tế huyện Thuận Thành ................. 43 Hình 2.4: Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Thuận Thành giai đoạn 2005 - 2014............................................................. 46 Hình 2.5: Biểu đồ giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện Thuận Thành giai đoạn 2005 - 2014 ...................................... 55 Hình 2.6: Bản đồ thực trạng phát triển kinh tế huyện Thuận Thành ................. 65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vi http://www.lrc.tnu.edu.vn
  10. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thuận Thành là một huyện đồng bằng, nằm ở phía nam của tỉnh Bắc Ninh, diện tích đất tự nhiên của huyện là 117,9 km2. Trong những năm gần đây kinh tế huyện Thuận Thành đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện còn ở mức khiêm tốn, cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch chậm, thu nhập và đời sống của nhân dân còn thấp và gặp nhiều khó khăn. Trong giai đoạn tới, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với huyện Thuận Thành. Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thuận Thành đến năm 2020 đã nêu rõ: “xây dựng huyện Thuận Thành phát triển toàn diện, phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh của khu vực, vững chắc an ninh, quốc phòng. Dự thảo quy hoạch đưa ra 3 phương án phát triển cho huyện Thuận Thành trong tương lai, đặt ra những chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội cụ thể cho từng ngành, lĩnh vực. Theo đó, phấn đấu đến năm 2020, huyện Thuận Thành sẽ có tốc độ tăng trưởng trên 12%, tập trung vào các ngành kinh tế chính như: Dệt may, thực phẩm, chế biễn gỗ công nghệ cao, du lịch và thương mại…”. Để kinh tế huyện Thuận Thành phát triển đúng hướng và đạt mục tiêu đề ra cần phải có những chính sách và giải pháp đồng bộ. Vì vậy việc đánh giá đầy đủ tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế để từ đó đưa ra giải pháp phát triển phù hợp và bền vững nền kinh tế của huyện trong giai đoạn sắp tới là một vấn đề cấp thiết. Với mong muốn góp phần vào việc phát triển bền vững nền kinh tế của Thuận Thành, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển kinh tế huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Trên thế giới Phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kinh tế nói riêng có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ và địa phương. Đây là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, các cơ quan chuyên ngành. Dưới góc độ Địa lí học Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN1 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  11. nghiên cứu kinh tế cấp huyện đã thu hút được nhiều nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu và có nhiều công trình cũng như đề tài của nhiều luận văn thạc sĩ, Tiến sĩ Nhiều học giả Phương Tây cũng đã cống hiến cho nhân loại nhiều học thuyết về phát triển kinh tế có giá trị như W.Rostow (người Mỹ) với Lí luận về các giai đoạn phát triển kinh tế; Lí luận về cơ cấu kinh tế (kết cấu kinh tế) của Lewis, Feller, Ranis. Các quan điểm Chủ nghĩa phát triển, thuyết thể chế của Raul Prebisch (Achentina), Thuyết định hướng tương lai đã nghiên cứu sâu sắc về phát triển kinh tế. Nhà kinh tế học E. Wayne Nafziger trong tác phẩm “ Kinh tế học của các nước đang phát triển” cho rằng: Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế theo những thay đổi về phân phối sản lượng và cơ cấu kinh tế. Thuyết về “ cái vòng luẩn quẩn” và “cú huých” từ bên ngoài của Samuellson. Quan điểm kinh tế của Marx các yếu tố của quá trình tái sản xuất: Theo ông có bốn yếu tố tác động đến quá trình tái sản xuất là: đất đai, lao động, vốn và tiến bộ khoa học kĩ thuật. Mô hình giữa vốn và tăng trưởng của Harrod (Anh) và Dormar (Mỹ). 2.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về phát triển kinh tế - xã hội. Các công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển kinh tế tiêu biểu là: - “Địa lí kinh tế xã hội đại cương” Nguyễn Minh Tuệ và nnk (2005);“Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam” Lê Thông và nnk (2011), đã cung cấp cơ sở lí luận về tăng trưởng và phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế. Trên cơ sở này, tác giả vận dụng cho đề tài nghiên cứu của mình. Ngoài ra còn một số sách tham khảo khác cũng có giá trị cả về lí luận và thực tiễn cho hướng nghiên cứu luận văn như: “ Việt Nam đất nước, con người” GS Lê Thông chủ biên, NXB GDVN 2009, Việt Nam các tỉnh, thành phố, GS Lê Thông chủ biên NXB GDVN 2010, Các vùng kinh tế ở Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) NXB GDVN 2009….Trong các cuốn sách này các tác giả đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển kinh tế nói chung của vùng ĐBSH và thủ đô Hà Nội nói riêng. - Bộ kế hoạch và Đầu tư, Viện chiến lược phát triển (2009), các vùng, tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương: Tiềm năng và triển vọng đến năm 2020, Nxb Quốc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN2 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  12. gia. Bộ Kế Hoạch và đầu tư, Quy hoạch phát triển nhân lực các tỉnh vùng núi phía Bắc giai đoạn 2010 - 2020. Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo tinh thần của nghị quyết 39/NQ-TW của bộ Chính trị đưa ra cuối năm 2006, Bộ kế hoạch và đầu tư đã hoàn thành bản “ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020”, tháng 4 năm 2012. Các công trình này đã cung cấp những thông tin về điều kiện, thực trạng và triển vọng phát triển kinh tế- xã hội theo các vùng và từng tỉnh đồng thời đã phân tích các số liệu về kinh tế - xã hội của 671 huyện đến năm 2004 là cơ sở để tác giả đối chiếu, so sánh trong quá trình viết luận văn. - Cuốn sách các tỉnh, thành phố Việt Nam gồm 6 tập: + Tập 1- Các tỉnh và thành phố Đồng Bằng Sông Hồng. + Tập 2 - Các tỉnh vùng Đông Bắc. + Tập 3 - Các tỉnh, vùng Tây Bắc và vùng Bắc Trung Bộ. + Tập 4 - Các tỉnh, thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. + Tập 5 - Các tỉnh, thành phố cực Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. + Tập 6 - Các tỉnh và thành phố Đồng bằng sông Cửu Long. - Một số đề tài luận văn thạc sĩ nghiên cứu cấp huyện đã được bảo vệ ở trường ĐHSP, ĐH Thái Nguyên, tiêu biểu là: + Kinh tế huyện Sóc Sơn giai đoạn 2005-2010 với tầm nhìn đến năm 2020 (2012) của Nguyễn Xuân Tuấn, Trường ĐHSP - Đại học Thái Nguyên. + Phát triển kinh tế huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2006-2010 (2012) của Hoàng Thị Thắm, Trường ĐHSP - Đại học Thái Nguyên. + Kinh tế huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2006 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (2013) của Ngô Văn Chiến, Trường ĐHSP - Đại học Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN3 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  13. + Kinh tế Mỹ Đức thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình, năm 2004, Trường ĐHSP Hà Nội. + Kinh tế Yên Dũng trong thời kỳ đổi mới, tác giả Nguyễn Văn Lượng, năm 2006. Trường ĐHSP Hà Nội. + Phát triển kinh tế huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 – 2013, tác giả Đào Thị Hà, năm 2014, Trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên Đây cũng là tài liệu tham khảo để xây dựng bộ khung luận văn và những nội dung nghiên cứu dưới góc độ địa lí học. Đối với huyện Thuận Thành đã có khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu quá trình phát triển của huyện: Nghiên cứu sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Thuận Thành, Bắc Ninh giai đoạn 2000 - 2010 của Nguyễn Văn Thanh, năm 2012, Trường ĐHSP - Đại học Thái Nguyên. Tuy nhiên vấn đề phát triển kinh tế của huyện Thuận Thành giai đoạn 2005 - 2014 cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào ở trình độ thạc sĩ. Vì vậy tôi quyết định lựa chọn huyện Thuận Thành, nơi tôi sinh ra và lớn lên làm địa bàn nghiên cứu phát triển kinh tế. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 3.1. Mục tiêu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế dưới góc độ Địa lí học, đề tài có mục tiêu là đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, phân tích thực trạng phát triển kinh tế huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế huyện có hiệu quả trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau: - Đúc kết cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế dưới góc độ Địa lí học để vận dụng vào địa bàn cấp huyện. - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. - Phân tích thực trạng phát triển kinh tế huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2014. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN4 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  14. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển ổn định và bền vững nền kinh tế của huyện đến năm 2020, và tầm nhìn đến năm 2030. 3.3. Giới hạn đề tài - Về nội dung tập trung nghiên cứu các thế mạnh và hạn chế của các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ở huyện Thuận Thành cũng như thực trạng phát triển kinh tế theo nhóm ngành và ngành; sự phân hóa theo lãnh thổ, đặc biệt là nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (cụm công nghiệp, khu công nghiệp, làng nghề), dịch vụ (giao thông, thương mại, du lịch). - Về lãnh thổ: Nghiên cứu toàn bộ huyện Thuận Thành, có đi sâu xuống cấp xã và cụm xã ngoài ra đề tài có so sánh với một số huyện trong Bắc Ninh và toàn tỉnh. - Về thời gian nghiên cứu: Số liệu phân tích được thực hiện trong khoảng thời gian từ 2005 - 2014, định hướng đến 2020 và tầm nhìn năm 2030. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm hệ thống Tính hệ thống làm đề tài trở nên lôgic, thông suốt và sâu sắc. Trong đề tài này việc nghiên cứu hiện trạng phát triển kinh tế huyện Thuận Thành được đặt trong vấn đề phát triển kinh tế của tỉnh và cả nước. Đồng thời Thuận Thành cũng được coi là một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất, trong đó bao gồm các hệ thống con (như các cụm xã, các xã). Các hệ thống có mối quan hệ tương tác, mật thiết với nhau. Vì vậy cần phải tìm hiểu các mối quan hệ qua lại, các tác động ảnh hưởng giữa các yếu tố trong một hệ thống và giữa các hệ thống để đánh giá chính xác vấn đề nghiên cứu. 4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Huyện Thuận Thành là một thể tổng hợp bao gồm các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, tác động ảnh hưởng và chi phối lẫn nhau. Quan điểm tổng hợp thể hiện rõ việc xem xét hiện trạng phát triển kinh tế trong mối liên hệ tác động qua lại giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Mọi sự vật hiện tượng Địa lý đều tồn tại và phát triển trong một không gian lãnh thổ nhất định. Khi nghiên cứu phải tìm hiểu sự ảnh hưởng của lãnh thổ đến khía cạnh nghiên cứu, tìm ra các qui luật phát triển và đưa ra những định hướng tốt nhằm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN5 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  15. khai thác có hiệu quả những tiềm năng của huyện. Đặc biệt chú ý tới sự khác biệt lãnh thổ trong quá trình phát triển kinh tế. Các khu vực khác nhau, kết hợp với sự phân hóa không gian, cũng như việc tổ chức hợp lí quá trình sản xuất sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. 4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh vào nghiên cứu phát triển kinh tế huyện Thuận Thành, để thấy được những biến đổi của các yếu tố kinh tế trong từng giai đoạn phát triển và xu hướng chuyển dịch các ngành kinh tế trong huyện. Từ đó đánh giá được hiện trạng và dự báo xu hướng phát triển kinh tế đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Những giải pháp cho sự phát triển kinh tế - xã hội phải dựa trên quan điểm bền vững. Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống ô nhiễm môi trường, kết hợp hài hòa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu Để phân tích và đánh giá tình hình phát triển kinh tế của một lãnh thổ, cần phải có thông tin về nhiều khía cạnh khác nhau của các ngành và lãnh thổ. Cụ thể trong luận văn này, tác giả phải thu thập những dữ liệu bằng số liệu thống kê, bằng văn bản và dữ liệu không gian (bản đồ) từ nhiều nguồn khác nhau như các báo cáo, các văn kiện, văn bản chính thức, niên giám thống kê và có sự thống nhất về thời gian. 4.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp Trên cơ sở những dữ liệu đã thu thập, bằng phương pháp phân tích tổng hợp phân tích tình hình phát triển kinh tế, những yếu tố ảnh hưởng, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và từ đó tìm ra những giải pháp nhằm phát triển các ngành kinh tế của huyện Thuận Thành. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN6 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  16. 4.2.3. Phương pháp thống kê toán học Từ những số liệu đã được thu thập, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu, tính toán các chỉ số phát triển, tính tỉ trọng các ngành so với tổng thể, so sánh, đánh giá để thấy được vị trí và sự chuyển biến của nền kinh tế huyện Thuận Thành thời kì công nghiệp hóa. 4.2.4. Phương pháp khảo sát thực địa Đây là phương pháp dùng để kiểm tra lại mức độ chính xác của các số liệu đã được thu thập, trên cơ sở khảo sát, tìm hiểu trực tiếp các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã, các cụm công nghiệp, các hoạt động dịch vụ và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Từ đó thu thập thêm những thông tin, tích lũy thêm những hiểu biết về địa phương để từ đó đề xuất những giải pháp. 4.2.5. Phương pháp bản đồ và GIS Bản đồ: phản ánh sự phân bố không gian, các mối liên hệ của các đối tượng địa lý kinh tế theo lãnh thổ. Sử dụng công nghệ GIS: để số hóa và vẽ các bản đồ, biểu đồ một cách chính xác mang tính khoa học cao. 4.2.6. Phương pháp dự báo Trong quá trình nghiên cứu đề tài Phát triển kinh tế huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, tác giả đã tham khảo và sử dụng một cách có chọn lọc kết quả từ Báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu kinh tế xã hội nhiệm kỳ đại hội Đảng 2011-2015 huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, UBND huyện Thuận Thành; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thuận Thành đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh Bắc Ninh, 2015. Đồng thời sử dụng phép ngoại suy trên cơ sở phân tích thực trạng để đưa ra được những dự báo có tính khả thi. 5. Đóng góp chính của luận văn - Kế thừa, bổ sung và làm rõ được cơ sở lí luận thực tiễn về phát triển kinh tế nói chung và ở địa bàn cấp huyện để vận dụng vào huyện Thuận Thành. - Làm sáng tỏ được lợi thế và cơ hội, các hạn chế và thách thức đối với phát triển kinh tế của huyện Thuận Thành. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN7 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  17. - Nhận diện thực trạng nền kinh tế của huyện Thuận Thành trong giai đoạn 2005 - 2014 dưới góc độ địa lí học. - Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển kinh tế huyện Thuận Thành đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế. Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển kinh tế huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN8 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  18. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.1. Cơ sở lí luận về phát triển kinh tế 1.1.1. Các khái niệm và quan niệm về phát triển kinh tế - xã hội 1.1.1.1. Các khái niệm a) Phát triển Theo quan điểm triết học, phát triển là khái niệm chỉ sự thay đổi về quy mô và chất lượng của một sự vật, một hiện tượng trong thời gian và không gian nhất định. Sự thay đổi này bao hàm cả tăng lên và giảm đi về quy mô và sự thay đổi chất lượng của sự vật, một hiện tượng trong thời gian và không gian nhất định. Như vậy, phát triển là khái niệm về sự tồn tại và vận động không ngừng của sự vật, hiện tượng trong một thời gian và không gian cụ thể. Trong sự phát triển nói chung thì phát triển kinh tế là bộ phận quan trọng nhất. Song phát triển kinh tế không thể là mục đích phải đạt được bằng mọi giá, mà phải góp phần để đạt được mục tiêu chung của toàn bộ sự phát triển [23]. b) Khái niệm phát triển kinh tế Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) mọi mặt về kinh tế trong một thời điểm nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội [15]. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Là quá trình biến đổi cả về chất và lượng; nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội. Theo cách hiểu trên nội dung của phát triển kinh tế gồm: - Sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên mỗi đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất và thực hiện các mục tiêu khác của sự phát triển. - Sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế. Để phân biệt các giai đoạn phát triển kinh tế hay so Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN9 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  19. sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau, người ta dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành mà quốc gia đó đạt được. - Sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối cùng cảu sự phát triển kinh tế trong mỗi quốc gia là tăng trưởng kinh tế hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà việc xóa bỏ đói nghèo, suy dinh dưỡng, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, nước sạch, giáo dục, tuổi thọ bình quân tăng… Hoàn thiện tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển. Phát triển kinh tế bền vững: Từ thập niên 70, 80 của thế kỉ XX, khi tăng truởng kinh tế của nhiều nước trên thế giới đã đạt được tốc độ khá cao, người ta bắt đầu lo nghĩ đến những ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng trưởng nhanh đó đến tương lai con người và vấn đề phát triển bền vững được đặt ra. Đến năm 1987, trong báo cáo về Tương lai của chúng ta đã khẳng định phát triển kinh tế và môi trường là không thể tách rời và phát triển bền vững là “sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”. Điểu kiện để phát triển bền vững là phải có sự chuyển giao các nguồn lực cho phát triển KTXH, sao cho thế hệ tương lai vẫn có đủ số lượng nguồn lực không ít hơn những gì mà thế hệ tương lai hiện đang có, để họ có mức sống bằng hoặc tốt hơn so với thế hệ hiện tại. Như vậy, phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà cả về kinh tế - xã hội và môi trường nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của con người ở các thế hệ hiện tại và tương lai [15]. c) Khái niệm về tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh quy mô tăng lên hay giảm đi của nền kinh tế ở năm này so với năm trước đó hoặc của thời kỳ này so với thời kỳ trước đó. “Tăng trưởng kinh tế theo nghĩa chung nhất, là mức tăng lượng của cải (tài sản) trong một thời kỳ nhất định” [15]. Tăng trưởng kinh tế có thể biểu hiện bằng quy mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng lên hay giảm đi nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm của nền kinh tế giữa năm hay các thời kỳ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 10 http://www.lrc.tnu.edu.vn
  20. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế, do đó tăng trưởng kinh tế không phản ánh được sự biến đổi của cơ cấu KT­XH, đời sống tinh thần và văn hoá của dân cư, không đánh giá chính xác phúc lợi của các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội, chênh lệch giàu nghèo, chênh lệch nông thôn và thành thị có thể tăng cao và bất bình đẳng xã hội. Tăng trưởng có thể cao nhưng chất lượng cuộc sống có thể không tăng, môi trường có thể bị huỷ hoại, tài nguyên bị khai thác quá mức, cạn kiệt, nguồn lực có thể sử dụng không hiệu quả. 1.1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá về tăng trưởng kinh tế [19] a. Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross output) Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kì nhất định. Tổng giá trị sản xuất có thể được tính theo hai cách. Thứ nhất, đó là tổng doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị, các ngành trong toàn bộ nền kinh tế. Thứ hai, tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồm chi phí trung gian (IC) và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ (VA). b. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross domestic Product) GDP là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ quốc gia tạo nên. Đại lượng này thường được tiếp cận theo các cách khác nhau: Về phương diện sản xuất: GDP là tổng giá trị gia tăng của các ngành, các khu vực sản xuất và dịch vụ trong nước sau khi đã trừ đi các chi phí trung gian. Về phương diện tiêu dùng: GDP được xác định là tổng giá trị của tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia đình (C), các khoản chi tiêu của chính phủ (G), tổng đầu tư tích luỹ tài sản (I), giá trị kim ngạch xuất khẩu trừ kim ngạch nhập khẩu (X - M). Về phương diện thu nhập: GDP được xác định trên cơ sở các khoản hình thành thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu, gồm: thu nhập của người có sức lao động dưới hình thức tiền công và tiền lương (w); thu nhập của người có đất cho thuê (R), thu nhập của người có tiền cho vay (In), thu nhập của người có vốn (pr), khấu hao vốn cố định (Dp) và thuế kinh doanh (Tl). c. Tổng thu nhập quốc dân (GNI - Gross national income) GNI là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước tạo nên trong khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này bao gồm các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 11 http://www.lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2