Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố Cần Thơ
lượt xem 11
download
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển NNĐT trên thế giới và ở một số đô thị lớn ở Việt Nam, đề tài vận dụng để phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển nông nghiệp đô thị ở TP. Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố Cần Thơ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Hiền PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Hiền PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Chuyên ngành : Địa lí học Mã số : 8310501 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG VĂN TUẤN Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan, có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Phạm Thị Hiền
- LỜI CÁM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của Quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và những người thân. Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS.Trương Văn Tuấn là người Thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi về mọi mặt; bằng những kinh nghiệm và kiến thức quý báu của Thầy để tôi có thể hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Phòng Sau Đại học, Khoa Địa lý và Quý thầy cô tham gia giảng dạy lớp Địa lý học K28 để tôi có thể hoàn thành quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở NN&PTNT TP. Cần Thơ, UBND TP. Cần Thơ, Cục Thống kê TP. Cần Thơ và các Sở ban ngành đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi có được những số liệu và báo cáo chính xác để thực hiện luận văn của mình. Cuối cùng, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình tôi: Bố mẹ, anh chị và những người thân đã luôn chia sẻ, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Phạm Thị Hiền
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cám ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng số liệu Danh mục các biểu đồ Danh mục các bản đồ MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ ................................................................ 12 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp đô thị .............................................. 12 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 12 1.1.2. Vai trò của nông nghiệp đô thị ................................................................ 15 1.1.3. Đặc điểm của nông nghiệp đô thị ........................................................... 17 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến nông nghiệp đô thị ..................................... 21 1.1.5. Một số lý thuyết liên quan đến phát triển NNĐT ................................... 25 1.1.6. Các tiêu chí đánh giá phát triển NNĐT vận dụng cho nghiên cứu ở Cần Thơ ................................................................................................... 28 1.1.7. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ của NNĐT........................................ 34 1.2. Kinh nghiệm và thực tiễn phát triển nông nghiệp đô thị trên thế giới và ở các đô thị trực thuộc trung ương của Việt Nam ......................................... 39 1.2.1. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp đô thị trên thế giới ............................. 39 1.2.2. Thực tiễn phát triển nông nghiệp đô thị ở các đô thị trực thuộc trung ương của Việt Nam ................................................................................... 42 1.2.3. Bài học cho thành phố Cần Thơ.............................................................. 46 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 47
- Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............... 49 2.1. Vị trí địa lý...................................................................................................... 49 2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội ............................................................................ 51 2.2.1. Dân số và lao động ................................................................................... 51 2.2.2. Thị trường tiêu thụ.................................................................................... 57 2.2.3. Vốn đầu tư ................................................................................................ 58 2.2.4. Khoa học và công nghệ ............................................................................ 60 2.2.5. Công nghiệp hóa và đô thị hóa ................................................................. 62 2.2.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng .................................................. 64 2.2.7. Thể chế và chính sách phát triển nông nghiệp ......................................... 68 2.3. Các nhân tố tự nhiên ....................................................................................... 70 2.3.1. Địa hình .................................................................................................... 70 2.3.2. Đất ............................................................................................................ 71 2.3.3. Khí hậu ..................................................................................................... 72 2.3.4. Nước ......................................................................................................... 74 2.3.5. Sinh vật ..................................................................................................... 75 2.4. Đánh giá chung ............................................................................................... 76 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 79 Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ ................................................................ 80 3.1. Tổng quan về phát triển và vai trò, vị trí của NNĐT ở TP. Cần Thơ ............ 80 3.1.1. Tổng quan ................................................................................................. 80 3.1.2. Vai trò, vị trí của NNĐT ở TP. Cần Thơ đối với kinh tế - xã hội ............ 82 3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp đô thị theo ngành ở TP. Cần Thơ ........... 83 3.2.1. Ngành chăn nuôi....................................................................................... 83 3.2.2. Ngành trồng trọt ....................................................................................... 91 3.2.3. Ngành nuôi trồng thủy sản ..................................................................... 104 3.3. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ NNĐT ở TP. Cần Thơ ........................... 108 3.3.1. Trang trại (nông trại) .............................................................................. 108
- 3.3.2. Hợp tác xã nông nghiệp.......................................................................... 110 3.3.3. Khu nông nghiệp công nghệ cao ............................................................ 113 3.3.4. Vùng chuyên môn hóa NN ..................................................................... 114 3.3.5. Vành đai nông nghiệp xung quanh thành phố ........................................ 116 3.4. Đánh giá chung ............................................................................................. 118 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 122 Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2030 ... 123 4.1. Cơ sở đề xuất định hướng và giải pháp ........................................................ 123 4.1.1. Quan điểm phát triển ............................................................................. 123 4.1.2. Mục tiêu phát triển ................................................................................ 124 4.1.3. Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn TP. Cần Thơ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 ....................................................... 125 4.1.4. Thực trạng phát triển (Thực tiễn) .......................................................... 130 4.2. Định hướng phát triển nông nghiệp TP. Cần Thơ đến năm 2030 ................ 136 4.2.1. Định hướng quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp .............................. 136 4.2.2. Định hướng quy hoạch phát triển các ngành sản xuất ........................... 136 4.3. Giải pháp phát triển NNĐT TP. Cần Thơ đến năm 2030............................. 143 4.3.1. Giải pháp về tổ chức sản xuất ................................................................ 143 4.3.2. Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm .............................................................. 144 4.3.3. Giải pháp về khoa học, công nghệ và khuyến nông ............................... 145 4.3.4. Giải pháp về cơ giới hóa, tự động hóa trong các khâu sản xuất ............ 145 4.3.5. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực ..................................................... 146 4.3.6. Giải pháp về huy động vốn đầu tư ......................................................... 146 4.3.7. Giải pháp về hỗ trợ thích ứng với biến đổi khí hậu................................ 147 Tiểu kết chương 4 ................................................................................................. 148 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 152 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 TP Thành phố 2 ĐTH Đô thị hóa 3 CNH Công nghiệp hóa 4 KT - XH Kinh tế - Xã hội 5 LT-TP Lương thực, thực phẩm 6 HTX Hợp tác xã 7 TT Trang trại 8 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 9 UBND Ủy ban nhân dân 10 RAT Rau an toàn 11 NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao 12 NNĐT Nông nghiệp đô thị 13 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 14 KH - CN Khoa học công nghệ 15 LLLĐ Lực lượng lao động Tiếng Anh TT Chữ viết tắt Nghĩa nguyên gốc Nghĩa tiếng Việt Food and Agriculture Tổ chức lương thực và 1 PAO Organization of the nông nghiệp của Liên Hiệp United Nation Quốc Vietnamese Good Quy trình thực hành nông 2 VietGAP Agricultural Practices nghiệp tốt tại Việt Nam Good Agricultural Quy trình thực hành nông 3 GAP Practices nghiệp tốt United Nations Chương trình phát triển của 4 UNDP Development Programme Liên Hợp Quốc
- DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số TP. Cần Thơ (2017) ...................... 52 Bảng 2.2. Thu nhập bình quân đầu người/tháng của TP. Cần Thơ so với cả nước và một số đô thị trực thuộc Trung ương (giá thực tế) ............. 55 Bảng 2.3. Sự dịch chuyển sử dụng đất tại TP. Cần Thơ (%) ................................ 63 Bảng 3.1. Giá trị sản xuất nông nghiệp TP. Cần Thơ, giai đoạn 2007 – 2017........................................................................................... 81 Bảng 3.2. Giá trị và cơ cấu sản xuất nông nghiệp của TP. Cần Thơ, giai đoạn 2007 – 2017 (giá hiện hành) ........................................................ 81 Bảng 3.3. Số lượng gia súc, gia cầm và các sản phẩm chăn nuôi của TP. Cần Thơ, giai đoạn 2007 - 2017 ........................................................... 84 Bảng 3.4. Số lượng và sản lượng gia cầm của TP. Cần Thơ, giai đoạn 2007-2017 .............................................................................................. 90 Bảng 3.5. Giá trị và cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt của TP. Cần Thơ giai đoạn 2007 – 2017 (giá hiện hành) ................................................. 92 Bảng 3.6. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của TP. Cần Thơ giai đoạn 2007-2017 .................................................................................... 94 Bảng 3.7. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của TP. Cần Thơ giai đoạn 2007 – 2017 .................................................................................. 97 Bảng 3.8. Diện tích, năng suất và sản lượng rau, đậu của TP. Cần Thơ giai đoạn 2007 - 2017 ........................................................................... 97 Bảng 3.9. Tỷ trọng giá trị và diện tích cây ăn quả so với cây lâu năm TP. Cần Thơ giai đoạn 2007 - 2017 .......................................................... 100 Bảng 3.10. Diện tích và sản lượng một số cây ăn quả của TP. Cần Thơ giai đoạn 2007 – 2017 ................................................................................ 101 Bảng 3.11. Diện tích nuôi trồng thủy sản của TP. Cần Thơ giai đoạn 2007 - 2017 ......................................................................................... 105 Bảng 3.12. Diện tích và sản lượng thủy sản của TP. Cần Thơ giai đoạn 2007 - 2017 ......................................................................................... 106 Bảng 3.13. Giá trị và cơ cấu sản xuất thủy sản của TP. Cần Thơ giai đoạn 2007 – 2017 (giá hiện hành) ............................................................... 107
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Thu nhập bình quân đầu người/tháng, năm 2016 phân theo tỉnh vùng ĐBSCL (giá hiện hành) ............................................................. 54 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế, giai đoạn 2007-2017 .... 56 Biểu đồ 3.1. Đàn lợn và sản lượng thịt lợn của TP. Cần Thơ giai đoạn 2007-2017 ........................................................................................... 87 Biểu đồ 3.2. Đàn bò và sản lượng thịt bò của TP. Cần Thơ giai đoạn 2007-2017 ........................................................................................... 88 Biểu đồ 3.3. Đàn gia cầm và sản lượng gia cầm của TP. Cần Thơ giai đoạn 2007-2017 ........................................................................................... 90 Biểu đồ 3.4. Biến động số lượng trang trại TP. Cần Thơ giai đoạn 2007 – 2017 ...................................................................................... 108
- DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính TP. Cần Thơ năm 2017 Bản đồ 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNĐT ở TP. Cần Thơ Bản đồ 3.1. Phát triển và phân bố ngành trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ở TP. Cần Thơ giai đoạn 2007-2017 Bản đồ 3.2. Tổ chức không gian sản xuất của NNĐT TP. Cần Thơ giai đoạn 2007 – 2017
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đô thị hóa là một quá trình tất yếu và mang tính chất toàn cầu. Hiện nay, quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra rất nhanh và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh dẫn đến việc phát triển các khu công nghiệp, các hoạt động kinh tế khác làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, ô nhiễm môi trường đô thị ngày càng trở nên nghiêm trọng. Dân số đô thị tăng đồng nghĩa với nhu cầu lương thực, thực phẩm đáp ứng cho số dân đô thị ngày càng tăng lên, đặc biệt là nguồn lương thực, thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn; nguy cơ thiếu hụt đất nông nghiệp, nguồn lao động nông nghiệp ở các vùng ven đô thị bị mất đất canh tác có thể không có việc làm hoặc thất nghiệp bán thời gian là một nguy cơ tiềm tàng cho những tệ nạn xã hội có thể xảy ra ở các thành phố lớn. Cùng với xu thế phát triển đô thị và tăng dân số đô thị của cả nước, số dân đô thị TP. Cần Thơ không ngừng tăng lên nhanh chóng cùng với nó là sự thay đổi mọi mặt về kinh tế - xã hội. Để phù hợp với áp lực đô thị hóa tạo ra, nông nghiệp đô thị TP. Cần Thơ đang có những bước chuyển mình, hướng người dân chuyển đổi sản xuất phù hợp điều kiện của đô thị, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, phát triển NNĐT ở Thành phố hiện vẫn còn là hình thức khá mới mẻ, nên người dân cần có một hướng đi bài bản trong việc triển khai xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất phù hợp với đặc điểm của từng tiểu vùng và từng khu vực, nhằm hình thành khu sản xuất các sản phẩm phù hợp để khai thác hiệu quả nhất tiềm năng của mình. ĐBSCL trong đó có TP. Cần Thơ là một trong những khu vực đang chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất của biến đổi khí hậu, đặc biệt là ngành sản xuất nông nghiệp. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu như tình hình hạn hán phổ biến hơn, mưa lũ càng nhiều hơn, xuất hiện thời tiết cực đoan… gây khó khăn trong sản xuất. Phát triển NNĐT được xem là một trong những giải pháp nâng cao được năng lực và hiệu quả sản xuất cây trồng vật nuôi trong điều kiện đô thị hóa và biến đổi khí hậu của Thành phố. Phát triển NNĐT cũng là xu hướng chung và giải pháp để xây dựng thành phố xanh, thành phố sinh thái.
- 2 Đó là lý do tác giả chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp đô thị tại TP. Cần Thơ” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Từ cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển NNĐT trên thế giới và ở một số đô thị lớn ở Việt Nam, đề tài vận dụng để phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển nông nghiệp đô thị ở TP. Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên đề tài sẽ thực hiện và hoàn thành những nhiệm vụ sau: - Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển NNĐT, làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu hiện trạng phát triển NNĐT ở TP. Cần Thơ - Phân tích các nhân tố tác động đến phát triển NNĐT tại TP. Cần Thơ - Phân tích và đánh giá hiện trạng phát triển NNĐT ở TP. Cần Thơ - Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp đô thị ở TP. Cần Thơ trong thời gian tới. 2.3. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp đô thị và thực trạng phát triển NNĐT tại TP. Cần Thơ theo ngành và lãnh thổ, trong đó có chú ý đi sâu vào phân tích các ngành, các sản phẩm và những tiểu vùng, khu vực đặc trưng đang phát triển mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng phát triển nông nghiệp đô thị trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2017. Trên cơ sở đó sẽ đề xuất định hướng và một số giải pháp phát triển NNĐT trên địa bàn đến năm 2030. - Về không gian: Phạm vi nghiên cứu là TP. Cần Thơ phân hóa tới các quận, huyện thuộc thành phố. Đề tài sẽ chú ý phân tích sâu một số địa phương phát triển nông nghiệp đô thị điển hình mang lại hiệu quả kinh tế cao tại Thành phố. 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài - Các nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến NNĐT
- 3 + Nghiên cứu về vành đai nông nghiệp: NNĐT là một hình thức đặc thù của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Những nghiên cứu đầu tiên là những nghiên cứu về vành đai nông nghiệp. Người đi tiên phong là Von Thunen (1783 - 1850) với lý thuyết vị trí và lý thuyết chung về sử dụng đất nông nghiệp. Mô hình của ông bước đầu thể hiện ý tưởng về tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp. Von Thunen cho rằng chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ quyết định đến sự phân bố các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Lý thuyết hoặc mô hình vị trí của Von Thunen nói rằng nếu các biến môi trường được giữ cố định thì sản phẩm nông nghiệp sẽ đạt lợi nhuận cao hơn tất cả các sản phẩm khác trong cuộc cạnh tranh về vị thế. Theo ông, để giảm chi phí và tăng lợi nhuận, những sản phẩm có khối lượng lớn, khó bảo quản được sản xuất ở gần Thành phố hơn. Trên cơ sở các giả thiết này, Thunen xây dựng 4 vành đai nông nghiệp xung quanh đô thị, gồm vành 1 là thực phẩm tươi sống, vành 2 là lâm nghiệp, vành 3 lương thực, vành 4 chăn nuôi, ngoài cùng là vùng hoang dã. Mô hình của Thunen đã bước đầu thể hiện việc tổ chức sản xuất nông nghiệp theo lãnh thổ trên cơ sở các giả thuyết ông đặt ra (Johann Heinrich Von Thunen - Academic, Economist - Biography). Từ lý thuyết của Thunen, nhiều nhà khoa học đã phát triển và đưa ra các mô hình về sử dụng đất và phân bố sản xuất nông nghiệp như Sinclair (1967), Boal (1970), Bryant (1973)…trong đó, chú ý là mô hình vành đai xanh - Greenbelt của Boal (1970). Theo Boal, có thể hình thành ba vành đai khác nhau đối với nông nghiệp đô thị. Vành đai thứ nhất tại trung tâm thành phố, đất đai đã quy hoạch ổn định, nông nghiệp đạt được mức lợi nhuận ổn định do có nhiều lợi thế thị trường. Vành đai thứ hai cận kề ngoại ô, quy hoạch đất đai chưa ổn định, lợi nhuận sản xuất nông nghiệp thấp do nông dân không muốn đầu tư mà trông chờ vào sự tăng giá đất do chuyển mục đích sử dụng. Vành đai thứ ba ở ngoài cùng xa thành phố, nông nghiệp phát triển đa dạng và đạt lợi nhuận rất cao trên đơn vị diện tích. Theo ông, công tác quy hoạch và phân vùng nông nghiệp để sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng nhằm bảo vệ môi trường là rất quan trọng cho
- 4 nông nghiệp đô thị và ven đô trong quá trình đô thị hoá (Theories of Agriculture: Locational Theories of Agriculture). Ngoài ra, lý thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp cũng được nhắc đến trong một số bài viết và nghiên cứu của các tác giả Việt Nam như Đặng Văn Phan (Đặng Văn Phan, 2007), Lê Đức Thịnh (Lê Đức Thịnh, 2009). + Nghiên cứu về nông nghiệp ngoại thành hoặc nông nghiệp ven đô: Trước đây, các nhà nghiên cứu của trường phái địa lý Xô Viết đã đạt được nhiều thành công trong việc nghiên cứu loại hình nông nghiệp ngoại thành. Từ thập niên 50, 60 của thế kỷ XX, có nhiều nghiên cứu về nông nghiệp ngoại thành, và xây dựng khái niệm thể tổng hợp ngoại thành. Đáng chú ý là các nhà địa lý Liên Xô như Ivanov K.I., ông quan niệm “Thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành đó là một kiểu tổng hợp đã được hình thành vững chắc về cơ cấu của các xí nghiệp trong thể tổng hợp, về những mối liên hệ sản xuất và kinh tế của các xí nghiệp”. Ông cũng chỉ ra được yếu tố quyết định diện mạo của thể tổng hợp nông nghiệp (TTHNN) gồm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên - kinh tế, chuyên môn hóa của các xí nghiệp nông nghiệp (Ivanov K.I., 1972). Thể THNN ngoại thành gồm các xí nghiệp nông nghiệp chuyên trồng rau xanh, cây thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, lấy thịt, trứng, sữa và các xí nghiệp chế biến. Đặc trưng TTHNN ngoại thành là sản phẩm hàng hóa chủ yếu của chúng do nhu cầu thực phẩm của dân cư thành phố chi phối; các TTHNN ngoại thành hình thành chủ yếu ở xung quanh các thành phố, trung tâm công nghiệp lớn. Ở đây, yếu tố nhu cầu đóng vai trò chủ yếu, còn các yếu tố tự nhiên tuy được tính nhưng đóng vai trò thứ yếu; quy mô của các thể tổng hợp có thể rất khác nhau tùy thuộc vào quy mô dân số của thành phố và trình độ phát triển nông nghiệp (Vũ Thị Mai Hương, 2014). Liên quan đến phát triển nông nghiệp đô thị và ven đô, cũng có khá nhiều nghiên cứu quy mô lớn được thực hiện bởi các cá nhân và tổ chức quốc tế như FAO, UNDP, UNICEF. Có thể kể ra một số nghiên cứu chủ yếu như nghiên cứu về “Nông nghiệp đô thị và ven đô” thuộc “Chương trình đặc biệt về an toàn lương thực” của FAO, mà kết quả (đã được công bố năm 2001) là một cẩm nang hướng dẫn khá chi tiết và có tính ứng dụng cao về các mô hình phát triển nông nghiệp đô thị và ven đô ở các quốc gia đang phát triển trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các nghiên
- 5 cứu của UNDP cũng chỉ ra khá rõ các mô hình nông nghiệp đô thị và ven đô ở một số nước điển hình như mô hình hệ sinh thái “Aqua-terra” ở Inđônêsia, mô hình nông nghiệp xanh (Green core) ở Hà Lan, mô hình “vườn trong thành phố” với kỹ thuật trồng rau thuỷ canh ở Ecuađo và một số nước Châu Phi khác. Các nghiên cứu nói trên đặc biệt tập trung vào việc phổ biến những kinh nghiệm thực tiễn về kỹ thuật và tổ chức sản xuất để phát triển nền nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững và bảo vệ môi trường Ở Việt Nam, tác giả Lê Văn Trưởng (2008) cũng quan tâm đến hướng nghiên cứu này trong bài viết “Xác định một số đặc điểm của nông nghiệp nội thị và nông nghiệp ngoại thị” trên quan điểm địa lý kinh tế - xã hội (Lê Văn Trưởng, 2008). + Nghiên cứu về nông nghiệp đô thị: Các đô thị ra đời đã kéo theo sự hình thành loại hình nông nghiệp mới của nhân loại - nông nghiệp đô thị. Các đô thị ở nhiều quốc gia trên thế giới đã chú ý đến nông nghiệp đô thị rất sớm và họ cũng đã đạt được nhiều thành công trong việc phát triển loại hình nông nghiệp mới này. Bước sang thập kỷ 90 (thế kỷ XX), các nhà nghiên cứu trên thế giới, mà tiên phong là Luc J.A Mougeot (1994) và Drakakis-Smith (1966) đề cập đến vai trò, đặc trưng của NNĐT cũng như những hạn chế thách thức của môi trường đô thị. Các tổ chức quốc tế như PAO, UNDP (PAO, 2013) đưa ra định nghĩa, vai trò của NNĐT; ở Việt Nam có Lê Văn Trưởng (2006) xác định một số đặc điểm của NNĐT từ đó so sánh với nông nghiệp nông thôn. - Nghiên cứu thực tiễn phát triển NNĐT trên thế giới: Một hướng nghiên cứu khác về nông nghiệp đô thị của các chuyên gia nông nghiệp Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á lại quan tâm đến tác động của đô thị hoá đến nông nghiệp đô thị. Trong khi các nhà nghiên cứu Bắc Mỹ (trong những năm 70 và 80) tập trung đánh giá ảnh hưởng của đô thị hoá đến năng suất và sản lượng nông nghiệp trên cơ sở nghiên cứu hoạt động của các nông trại trong điều kiện đô thị hoá, thì các nghiên cứu ở Châu Âu và Châu Á lại quan tâm nhiều hơn đến vai trò của nông nghiệp ven đô đối với bảo vệ cảnh quan môi trường (PAO, 2007). Các nghiên cứu này đã đi đến kết luận là sự phát triển của nông nghiệp ven đô phụ thuộc rất lớn vào các chủ trương, chính sách về kế hoạch hoá đô thị (như nghiên cứu về “Kế hoạch chiến lược phát triển không gian
- 6 xanh cho các khu vực đô thị có mật độ dân cư cao” được trình bày tại hội thảo quốc tế về “Các vấn đề và tương lai phát triển thành phố sinh thái” tổ chức qua mạng năm 2003. Tuy nhiên, vẫn có một vài nghiên cứu điển hình về mô hình phát triển nông nghiệp đô thị đã gắn kết lợi nhuận sản xuất nông nghiệp với chiến lược sử dụng ruộng đất, phân vùng nông nghiệp và bảo vệ môi trường NNĐT đã xuất hiện từ lâu trên thế giới và nhiều quốc gia đã thành công khi phát triển loại hình nông nghiệp này. Bước sang thập kỉ 90 của thế kỉ XX, các nhà nghiên cứu trên thế giới bắt đầu tập trung vào phân tích các đặc điểm kinh tế, xã hội và môi trường của NNĐT. Nghiên cứu của các cá nhân chủ yếu đề cập đến lịch sử phát triển của NNĐT thế giới, mối quan hệ sản xuất nông nghiệp và đô thị, thực tiễn phát triển NNĐT ở các lãnh thổ khác nhau. - Nghiên cứu thực tiễn phát triển NNĐT ở Việt Nam: Ở Việt Nam, nghiên cứu thực tiễn phát triển NNĐT chỉ mới được nghiên cứu trong vài năm trở lại đây. Điển hình có thể kể các nghiên cứu về lịch sử ra đời của NNĐT ở Việt Nam của Lê Văn Trưởng (2008), ông cho rằng mầm mống của nông nghiệp đô thị ở Việt Nam đã xuất hiện xung quanh các thành cổ ngay từ thời phong kiến. Trong thời kỳ Pháp thuộc, nông nghiệp đô thị cũng được chú ý phát triển và có những nét mang dáng dấp của nông nghiệp đô thị hiện đại (Lê Văn Trưởng, 2008). Tình hình phát triển của NNĐT ở Việt Nam trong nghiên cứu của Lê Văn Trưởng (2008) đã đề cập đến 5 đặc điểm của nông nghiệp đô thị Việt Nam và nêu ra một số vấn đề trong phát triển nông nghiệp đô thị. Ông cho rằng, ngoài những nét tương đồng với nông nghiệp đô thị của các nước đang phát triển, nông nghiệp đô thị ở Việt nam cũng có những sắc thái riêng. Đặc biệt, sự phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng sinh thái thu hút được nhiều quan tâm nghiên cứu của Vũ Xuân Đề. Trong một nghiên cứu của mình ông đã đánh giá thực trạng các mô hình sản xuất nông nghiệp của TP. Hồ Chí Minh theo hướng sinh thái và đưa ra các biện pháp phù hợp để phát triển mô hình đó. Luận án của Trần Trọng Phương (2012) - Nghiên cứu phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở TP. Hải Phòng và đề xuất một số mô hình NNĐT sinh thái trong tương lai (Trần Trọng Phương, 2012). Nghiên cứu sự phát triển NNĐT ở Hà Nội - Luận án Vũ Thị
- 7 Mai Hương (Vũ Thị Mai Hương, 2014). Thực trạng và giải pháp phát triển NNĐT ở TP. Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa – Luận văn Trần Quốc Việt (Trần Quốc Việt, 2013). Các nghiên cứu về thực tiễn phát triển NNĐT tại TP. Cần Thơ: Ở TP. Cần Thơ, việc nghiên cứu phát triển NNĐT còn mới mẻ, chưa nhiều. NNĐT được viết trong một số bài báo như “Diện mạo mới cho NNĐT” ở TP. Cần Thơ với 3 bài viết: “NNĐT chuyển mình”, “Trợ lực phát triển vành đai xanh” và “Đầu tư cho công nghệ, đầu ra cho sản phẩm” của Nhóm PV kinh tế -Báo Cần Thơ (2018) hay bài viết “Nông nghiệp đô thị xanh” Báo Xuân dự thi Quận Cái Răng (2018) và một số bài viết khác. Đặc biệt, UBND thành phố cũng đã ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2018 về việc Triển khai thí điểm các mô hình nông nghiệp đô thị gắn với du lịch tại phường Long Tuyền, quận Bình Thủy giai đoạn 2018 – 2020; Quyết định số 2911/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng năm 2025; Quyết định số 955/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc công nhận Làng nghề hoa kiểng Phó Thọ, Bà Bộ; Quyết định số 3382/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Vành đai thực phẩm thành phố Cần Thơ; Đề án Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh thành phố Cần Thơ, Ban hành kèm theo Quyết định số 3425 /QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ; Theo Quyết định số 1294/QĐ-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2008 của UBND TP. Cần Thơ về phê duyệt Chương trình xây dựng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 hay Quyết định số 2231/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Cần Thơ giai đoạn 2012-2020; Quyết định số 1923/QĐ-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2017 của UBND TP. Cần Thơ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo phân vùng chuyển đổi đất nông nghiệp, TP. Cần Thơ được chia làm 2 phân vùng nông nghiệp. Vùng I: Chịu ảnh hưởng thủy triều mạnh thích hợp phát
- 8 triển nông nghiệp đô thị sinh thái (Quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt và huyện Phong Điền). Vùng II: Chịu ảnh hưởng của lũ mạnh, thích hợp sản xuất lương thực, thực phẩm chất lượng cao (Huyện: Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai và quận Cái Răng). Đô thị Cần Thơ ngày một phát triển, ngành nông nghiệp thành phố cũng từng bước chuyển mình theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái. Hiện nay, một số sản phẩm của TP. Cần Thơ đã được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể như dâu Hạ châu - Phong Điền; nấm Bào ngư - phường Thới An Đông, quận Bình Thủy; Rau an toàn - phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, rau muống của HTX Rau an toàn Hòa Phát, quận Ô Môn… Năm 2013, UBND thành phố đã phê duyệt đề án Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh TP. Cần Thơ với 5 vùng chuyên canh gồm: Vùng nuôi cá tra; vùng chuyên canh cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái; vùng rau an toàn, vùng hoa kiểng và vùng nông nghiệp đô thị, các mô hình được thực hiện trên địa bàn các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng và huyện Phong Điền trong giai đoạn 2013-2020 để hình thành các “làng nghề nông nghiệp đô thị”. Tổng quan, các nghiên cứu nói trên đã làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về một số khái niệm, các nội dung, các đặc điểm phân bố và các điều kiện cơ bản của phát triển NNĐT. Thực tiễn phát triển NNĐT của một số đô thị trên thế giới và Việt Nam là các bài học về thực tiễn có ý nghĩa cho phát triển nông nghiệp TP. Cần Thơ. Đây là các tài liệu quí giúp tác giả sẽ kế thừa và vận dụng để nghiên cứu tại TP. Cần Thơ. Tổng quan các nghiên cứu nói trên cũng cho thấy khoảng trống trong nghiên cứu phát triển NNĐT ở TP. Cần Thơ hiện nay là nghiên cứu toàn diện quá trình phát triển dưới góc nhìn của Địa lí học vẫn còn bỏ ngõ, cụ thể bao gồm: [1] Chưa lựa chọn và phân tích một số tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể phù hợp với thực tiễn để đánh giá hiện trạng phát triển của NNĐT của TP. Cần Thơ, [2] Chưa lựa chọn, phân tích, đánh giá vai trò vị trí và ảnh hưởng của các nhân tố tác động của chúng đến sự hình thành và phát triển của NNĐT ở TP. Cần Thơ. [3] Chưa phân tích và đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp theo các nội dung của NNĐT dưới góc nhìn của Địa lý học.
- 9 4. Quan điểm nghiên cứu 4.1. Quan điểm hệ thống NNĐT ở TP. Cần Thơ luôn ảnh hưởng từ sự phát triển KT - XH của thành phố, cũng như những chính sách phát triển nông nghiệp của nước ta. Vì vậy, NNĐT vừa là bộ phận của nền kinh tế đô thị, vừa là hệ thống nhỏ phân cấp từng ngành cụ thể (trồng trọt, chăn nuôi). Trong mỗi ngành lại phân chia ra thành các cây trồng, vật nuôi khác nhau phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, khu vực được tổ chức sản xuất trên không gian nhất định. Do vậy, việc phát triển NNĐT phải được xem xét như một sự vật, hiện tượng trong một hệ thống hoàn chỉnh và không thể tách rời sự phát triển KT – XH của thành phố và cả nước. 4.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ NNĐT phụ thuộc nhiều về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, TNTN và các nhân tố phát triển KT – XH, lịch sử phát triển của lãnh thổ. Nghiên cứu lãnh thổ để thấy sự khác biệt của lãnh thổ đó trên cơ sở đánh giá tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến những nét khác biệt của vùng để hình thành nên cơ cấu cây trồng, vật nuôi điển hình, ứng với từng vùng, từng khu vực cụ thể. 4.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Vận dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh trong việc nghiên cứu phát triển NNĐT ở TP. Cần Thơ nhằm đánh giá thực trạng của vấn đề này trong từng giai đoạn nhất định. Mỗi giai đoạn đều mang một màu sắc và nét đặc trưng riêng. Vì vậy, muốn phân tích, đánh giá được thực trạng và định hướng phát triển NNĐT tại TP. Cần Thơ thì cần đặt vấn đề cần nghiên cứu trong mối quan hệ quá khứ, hiện tại và tương lai. Đặc biệt, các chính sách phát triển KT-XH ở TP. Cần Thơ ảnh hưởng đến sự phát triển của NNĐT trong giai đoạn mà tác giả đang nghiên cứu từ 2007 – 2017; từ đó định hướng và đề xuất giải pháp phát triển NNĐT đến năm 2030. 4.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Phát triển NNĐT có thể gây tác động xấu đến tài nguyên và môi trường như suy thoái đất, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, v.v…Việc phát triển NNĐT phải được dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững nhằm đảm bảo không
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) theo hướng bền vững
130 p | 744 | 109
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 290 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp
103 p | 225 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
103 p | 191 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận
114 p | 197 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau
109 p | 127 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu
175 p | 169 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020
161 p | 149 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá các khu kinh tế cửa khẩu phía Nam dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội - Nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang
136 p | 122 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững
117 p | 177 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch
152 p | 175 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
139 p | 135 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tác động của quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội
195 p | 187 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phân tích kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lí kinh tế - xã hội
115 p | 114 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kì hội nhập
102 p | 117 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang)
126 p | 147 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh An Giang - Thực trạng và định hướng
169 p | 123 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng sử dụng lao động ở các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
151 p | 140 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn