intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển nông nghiệp huyện Hóc Môn (thành phố Hồ Chí Minh)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

47
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

rên cơ sở vận dụng những vấn đề lí luận và thực tiễn về nông nghiệp và phát triển nông nghiệp dưới góc độ Địa lí học, đề tài đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh; từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp có hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển nông nghiệp huyện Hóc Môn (thành phố Hồ Chí Minh)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Bùi Thị Thanh Nhàn PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN HÓC MÔN (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Bùi Thị Thanh Nhàn PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN HÓC MÔN (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) Chuyên ngành : Địa lí học Mã số : 8310501 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN KIM HỒNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó. Tác giả luận văn Bùi Thị Thanh Nhàn
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, động viên rất quý báu, chân tình của nhiều cá nhân và tập thể trong và ngoài trường. Tôi xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô khoa Địa lí, quý thầy cô giảng viên sau Đại học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong thời gian tôi theo học tại trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, giảng viên lớp cao học Địa lí K28, thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình tôi thực hiện luận văn. Tôi xin kính cảm ơn Ban lãnh đạo và nhân viên Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Thống kê huyện Hóc Môn, Phòng Kinh tế huyện Hóc Môn, Lãnh đạo Công ty Bò sữa Đông Thạnh, Hóc Môn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu thực hiện đề tài. Tôi kính gửi lời cảm ơn đến bạn bè, người thân, gia đình đã động viên, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2019 Tác giả luận văn Bùi Thị Thanh Nhàn
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình Danh mục bản đồ MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP .......................................................... 8 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 8 1.1.1. Các khái niệm .............................................................................................. 8 1.1.2. Vai trò của nông nghiệp ............................................................................ 10 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp ................. 11 1.1.4. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển nông nghiệp vận dụng cho cấp huyện ............................................................................................ 17 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 20 1.2.1. Phát triển nông nghiệp ở Việt Nam ........................................................... 20 1.2.2. Phát triển nông nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ .......................................... 25 1.2.3. Phát triển nông nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh ................................... 29 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 36 Chương 2. .......................... CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................ 39 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh................................................................................................ 39 2.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ ................................................................... 39 2.1.2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ............................................... 41
  6. 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................... 47 2.1.4. Đánh giá chung .......................................................................................... 52 2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Hóc Môn......................................... 54 2.2.1. Khái quát chung......................................................................................... 54 2.2.2. Các ngành nông nghiệp .............................................................................. 57 2.2.3. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ......................................... 79 2.2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển nông nghiệp ............................... 86 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 89 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................... 90 3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển ................................................. 90 3.1.1. Quan điểm .................................................................................................. 90 3.1.2. Mục tiêu ...................................................................................................... 92 3.1.3. Định hướng phát triển nông nghiệp............................................................ 95 3.2. Một số giải pháp phát triển nông nghiệp ........................................................... 97 3.2.1. Nguồn vốn ................................................................................................. 97 3.2.2. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ....................................................... 98 3.2.3. Nguồn nhân lực ......................................................................................... 99 3.2.4. Ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ..... 99 3.2.5. Thị trường tiêu thụ và thương hiệu............................................................ 99 3.2.6. Chính sách phát triển nông nghiệp .......................................................... 100 3.2.7. Khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường .... 101 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 102 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 105 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa ĐTH : Đô thị hóa GDP : Tổng sản phẩm trong nước GRDP : Tổng sản phẩm trên khu vực GTSX : Giá trị sản xuất NGTK : Niên giám thống kê NT, NN, TS : Nông thôn, nông nghiệp, thủy sản NN và PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh VietGAP : Thực hành nông nghiệp tốt Việt Nam (Vietnamese Good Agricultural Practices) UBND : Ủy ban nhân dân
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Quy mô và tỉ trọng nông, lâm, thủy sản trong GDP, giai đoạn 2010- 2017 (theo giá thực tế). ......................................................................... 20 Bảng 1.2. Tốc độ tăng trưởng GDP và nhóm ngành nông, lâm, thủy sản nước ta, giai đoạn 2010 - 2017 (giá so sánh 2010) ........................................ 20 Bảng 1.3. Quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta phân theo nhóm ngành kinh tế giai đoạn 2010 - 2017 ..................................................... 21 Bảng 1.4. GTSX và cơ cấu GTSX nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2010 - 2016 .... 22 Bảng 1.5. GTSX và cơ cấu GTSX nông nghiệp nước ta giai đoạn 2006 - 2016 (theo giá thực tế) ................................................................................... 23 Bảng 1.6. GTSX và cơ cấu GTSX ngành trồng trọt, giai đoạn 2006 - 2016......... 23 Bảng 1.7. GTSX và cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi phân theo nhóm vật nuôi ở nước ta, giai đoạn 2006 - 2016 .......................................................... 25 Bảng 1.8. GTSX và cơ cấu GTSX nông nghiệp theo giá hiện hành của các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ năm 2016. ........................................... 26 Bảng 1.9. Diện tích và cơ cấu diện tích các loại cây trồng vùng Đông Nam Bộ năm 2016 ............................................................................................... 27 Bảng 1.10. Quy mô, tỷ trọng nông, lâm, thủy sản trong GRDP và tốc độ tăng trưởng .................................................................................................... 30 Bảng 1.11. Vị trí của nông nghiệp trong giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2010-2017 ..................................... 31 Bảng 1.12. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của TP HCM ............................................................................................................... 31 Bảng 1.13. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (theo giá hiện hành) phân theo nhóm cây trồng ở TP HCM giai đoạn 2010-2016 ............................................................................................. 32 Bảng 1.14. Diện tích và sản lượng một số cây trồng chủ lực ở TP HCM năm 2016 ............................................................................................... 33 Bảng 1.15. GTSX và cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi theo nhóm vật nuôi theo giá hiện hành TP HCM, giai đoạn 2010-2016. ..................................... 34
  9. Bảng 1.16. Số lượng gia súc, gia cầm và sản phẩm chăn nuôi ở thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2017 ............................................................. 35 Bảng 2.1. Đơn vị hành chính, diện tích, dân số và mật độ dân số huyện Hóc Môn năm 2017 ...................................................................................... 40 Bảng 2.2. Diện tích và cơ cấu các nhóm đất huyện Hóc Môn .............................. 41 Bảng 2.3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Hóc Môn, giai đoạn 2006-2016 ............ 42 Bảng 2.4. Dân số và gia tăng dân số ở huyện Hóc Môn, giai đoạn 2007-2017 .... 47 Bảng 2.5. Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Hóc Môn, giai đoạn 2011-2017 ........ 54 Bảng 2.6. GTSX và cơ cấu GTSX các ngành kinh tế huyện Hóc Môn, giai đoạn 2010 - 2017 (theo giá thực tế) ...................................................... 55 Bảng 2.7. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Hóc Môn, giai đoạn 2011-2018 .................................................................... 56 Bảng 2.8. Diện tích và cơ cấu diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây trồng huyện Hóc Môn năm 2008 .......................................................... 57 Bảng 2.9. Diện tích và cơ cấu diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây trồng huyện Hóc Môn, giai đoạn 2012-2018 ........................................ 59 Bảng 2.10. Diện tích, năng suất và sản lượng cây lương thực huyện Hóc Môn, giai đoạn 2008-2018.............................................................................. 60 Bảng 2.11. Diện tích và sản lượng lúa cả năm huyện Hóc Môn, giai đoạn 2008-2018 ............................................................................................. 62 Bảng 2.12. Diện tích và sản lượng rau các loại huyện Hóc Môn so với thành phố, giai đoạn 2008-2017...................................................................... 63 Bảng 2.13. Diện tích, năng suất và sản lượng cây mía huyện Hóc Môn, giai đoạn 2008-2018.............................................................................. 66 Bảng 2.14. Diện tích cây ăn quả của huyện Hóc Môn so với thành phố ................ 67 Bảng 2.16. Số lượng các loại gia súc, gia cầm huyện Hóc Môn giai đoạn 2010-2018 ............................................................................................. 71 Bảng 2.17. Diện tích nuôi trồng thủy sản ................................................................ 74 Bảng 2.18. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản trong ngành nông - lâm - thủy sản huyện Hóc Môn........................................................... 75
  10. Bảng 2.19. Số lượng hộ nông nghiệp phân theo ngành sản xuất huyện Hóc Môn, giai đoạn 2006-2016 .................................................................... 80 Bảng 2.20. Số lượng hộ nông nghiệp phân theo đơn vị hành chính huyện Hóc Môn năm 2016 ...................................................................................... 81 Bảng 2.21. Số lượng trang trại phân theo loại hình sản xuất chính của trang trại chia theo xã. .......................................................................................... 83 Bảng 2.22. Số lượng trang trại và tỷ lệ trang trại huyện Hóc Môn so với thành phố giai đoạn 2013-2017....................................................................... 85 Bảng 3.1. Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp huyện Hóc Môn. ........................... 94
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. GTSX và cơ cấu GTSX các loại cây trồng ở TP HCM năm 2010 và 2016 .................................................................................................. 33 Hình 2.1. Biểu đồ diện tích và cơ cấu diện tích sử dụng đất huyện Hóc Môn năm 2006 và năm 2016 ......................................................................... 43 Hình 2.2. Biểu đồ diện tích và sản lượng cây lương thực (trong đó có lúa) huyện Hóc Môn năm 2008 và năm 2018. ............................................. 61
  12. DANH MỤC BẢN ĐỒ Bản đồ hành chính huyện Hóc Môn, Thành Phố Hồ Chính Minh ........................... 38 Bản đồ các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp huyện Hóc Môn........... 46 Bản đồ thực trạng phát triển và phân bố nông nghiệp huyện Hóc Môn. .................. 58 Bản đồ các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp huyện Hóc Môn...................... 84
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vai trò của nông nghiệp: Cung cấp lương thực, thực phẩm, đảm bảo việc ăn uống của con người, xã hội dù có phát triển tới đâu vẫn cần đến hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực. Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 2.095,4 km2 (chiếm 0,63% diện tích cả nước), dân số năm 2018 là 8,60 triệu người (chiếm 9,1 % dân số Việt Nam), đứng đầu cả nước. Quỹ đất sản xuất nông nghiệp 66,6 nghìn ha (chiếm 31,8% diện tích tự nhiên và 51,4% diện tích đất nông nghiệp). Thành phố Hồ Chí Minh có 4.224,0 nghìn lao động (chiếm hơn 50,0% dân số thành phố), và 97,4 nghìn lao động, trong đó lao động ở nông thôn có 777,9 nghìn người (chiếm 18,4% số lao động đang làm việc toàn Thành phố). + Khu vực nông, lâm, thủy sản năm 2017 chiếm 0,83% GRDP với 8,03 tỉ đồng, nhưng thu hút 1,7% lao động, riêng nông nghiệp chiếm 69,7% (Nguồn Niên giám thống kê 2017 Thành phố Hồ Chí Minh), (chỉ bằng 53% giá trị sản xuất công nghiệp), song tạo ra khối lượng lương thực, thực phẩm (rau, đậu…) và thịt hơi xuất chuồng khá lớn để cung cấp cho dân cư, khu công nghiệp, khu đô thị… của thành phố. Nông nghiệp thành phố tập trung ở 5 huyện ngoại thành (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ) với 59,2 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp (88,9% quỹ đất sản xuất nông nghiệp toàn Thành phố)… Hóc Môn là 1 trong 5 huyện ngoại thành trong 24 đơn vị hành chính của Thành phố, năm 2017 Hóc Môn có diện tích 109,2 km2 (chiếm 5,2% diện tích tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh), đứng thứ 5/24 đơn vị hành chính và thứ 4/5 huyện ngoại thành (chỉ trên huyện Nhà Bè); dân số có 446,1 nghìn người, (chiếm 5,1% dân số toàn Thành phố), xếp thứ 9/24 đơn vị hành chính và thứ 2/5 huyện ngoại thành (Nguồn Niên giám thống kê 2017 Thành phố Hồ Chí Minh). Huyện Hóc Môn có quỹ đất sản xuất nông nghiệp khá lớn (5.394,9 ha, chiếm 49,4% diện tích tự nhiên của huyện và 8,1% quỹ đất sản xuất nông nghiệp toàn thành phố, đây là cơ sở thuận lợi để phát
  14. 2 triển nông nghiệp, cung cấp lương thực, thực phẩm cho khu vực trung tâm, khu công nghiệp, khu dân cư… Trên thực tế, năm 2017, huyện Hóc Môn về diện tích đứng thứ 3/10 đơn vị hành chính có trồng lúa (1.820 ha), và sản lượng lúa (8.446 tấn), thứ 3 về diện tích và sản lượng rau sau huyện Củ Chi và Bình Chánh. Hóc Môn là huyện tôi đang sinh sống nên tôi mong muốn mang kiến thức đã học về Địa lí học ứng dụng vào sự phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng của địa phương. Vì lý do này tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN HÓC MÔN (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)” 2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu đề tài Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài nông nghiệp, nghiên cứu về hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn về nông nghiệp nói chung cũng như nông nghiệp dưới góc độ địa lí học nói riêng. Dưới góc độ kinh tế nông nghiệp chúng tôi thấy có các tác giả: Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng, Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997), Đặng Kim Sơn, Hoàng Thu Hòa (2002) đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của kinh tế nông nghiệp, bao gồm: đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển nông nghiệp, lý thuyết kinh tế nông nghiệp, các vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững, tác giả đã tham khảo và chọn lọc những khái niệm, những công thức để vận dụng vào đề tài. Dưới góc độ Địa lí học, các tác giả Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) Địa lí kinh tế xã hội đại cương; Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (đồng chủ biên) (2015) Địa lí nông lâm thủy sản Việt Nam, đã đề cập đến cơ sở lí luận và thực tiễn ở Việt Nam về địa lí nông, lâm, thủy sản; thực trạng phát triển và phân bố nông, lâm, thủy sản; các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Đây là nền tảng lí thuyết quan trọng để tác giả chọn lọc hệ thống hóa và vận dụng vào đề tài luận văn ở huyện Hóc Môn. Tiêu biểu là các đề tài của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2003) “Nghiên cứu luận cứ khoa học của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá” tác giả Lê Xuân Bá (2012), Từ đó đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho nông dân, nông thôn trong quá trình
  15. 3 CNH-HĐH đất nước. Bên cạnh đó là các nghiên cứu của Đặng Văn Phan (2008) “Tổ chức lãnh thổ Nông nghiệp Việt Nam”. Đại học Nông nghiệp Hà Nội 1 (2007) “Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam”; Viện kinh tế (2003) “Nghiên cứu xây dựng các mô hình nông nghiệp sinh thái phù hợp trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả Đoàn Văn Điếm (2005) “Khí tượng nông nghiệp”… Những nghiên cứu về nông nghiệp TP HCM đã có rất nhiều đề tài được công bố như Luận văn Thạc sĩ của Trương Thị Thùy Trang (2018).”Tiềm năng và định hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thành phố Hồ Chí Minh”. Khoa học Địa lí. “Tình hình phát triển cơ khí hóa nông nghiệp, nông thôn ở TP HCM" và “Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở TP HCM” do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM nghiên cứu; Các công trình “Nghiên cứu xây dựng các mô hình nông nghiệp sinh thái phù hợp trong tiến trình CNH - HĐH và ĐTH ở TP HCM" do Vũ Xuân Đề làm chủ nhiệm đề tài. Ngoài ra Sở NN & PTNT TP HCM có đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển Nông nghiệp đô thị ở TP HCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”, đó là những tài liệu để tác giả tham khảo, kế thừa, vận dụng vào nghiên cứu vấn đề phát triển nông nghiệp huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ 3.1. Mục tiêu Trên cơ sở vận dụng những vấn đề lí luận và thực tiễn về nông nghiệp và phát triển nông nghiệp dưới góc độ Địa lí học, đề tài đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh; từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp có hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường trong tương lai. 3.2. Nhiệm vụ 1. Nhằm thực hiện các mục tiêu, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
  16. 4 Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận và thực tiễn về nông nghiệp và phát triển nông nghiệp dưới góc độ Địa lí học để vận dụng vào địa bàn huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp ở huyện Hóc Môn. 3. Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu. 4. Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp của huyện Hóc Môn có hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường trong tương lai. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài nghiên cứu nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, trong đó tập trung vào các nội dung sau: + Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp gồm: vị trí địa lí; điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội. + Sự phát triển và phân bố nông nghiệp, đi sâu vào hai phân ngành chăn nuôi và trồng trọt. Về chăn nuôi chú ý phân tích giá trị sản xuất ngành chăn nuôi phân theo nhóm vật nuôi và sản phẩm (bò, lợn và gia cầm và sản lượng thịt lợn xuất chuồng). Về trồng trọt, trên cơ sở giá trị sản xuất và diện tích gieo trồng, đi sâu vào cây hàng năm (lúa, rau,…) + Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở cấp huyện (nông hộ, trang trại, vùng chuyên canh và tiểu vùng nông nghiệp…) - Về thời gian: Tập trung vào giai đoạn 2010-2018 và định hướng đến năm 2020- 2025. - Về không gian: Nghiên cứu toàn bộ lãnh thổ huyện Hóc Môn. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm hệ thống Sự phát triển nông nghiệp huyện Hóc Môn là một thể thống nhất và hoàn chỉnh, đồng thời nông nghiệp còn là một bộ phận sản xuất trong cơ cấu kinh tế của huyện, trong ngành nông nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh và của cả vùng Đông Nam Bộ. Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau. Khi một thành phần
  17. 5 thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi các thành phần còn lại có thể theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Vì vậy khi đưa ra chính sách, giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Hóc Môn cần phải xem xét tác động dây chuyền của chúng đến các nhân tố khác trong cơ cấu kinh tế của huyện, của thành phố Hồ Chí Minh và của vùng Đông Nam Bộ. 5.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Các đối tượng địa lí luôn luôn có tính lãnh thổ, tức là được đặt trong một không gian nhất định, giữa chúng có mối quan hệ đan xen, chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau tạo nên một thể thống nhất. Khi nghiên cứu vấn đề phát triển nông nghiệp, tác giả đặt phạm vi nghiên cứu trong một không gian nhất định - Vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp huyện Hóc Môn, đồng thời đặt trong mối quan hệ với ngành nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh và nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ. Dựa trên quan điểm tổng hợp lãnh thổ để đánh giá tác động của nhân tố tự nhiên, kinh tế – xã hội đối với phát triển nông nghiệp huyện Hóc Môn. Từ đó đưa ra định hướng và giải pháp để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp huyện Hóc Môn. 5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Do các đối tượng địa lí và các quá trình kinh tế - xã hội luôn vận động trong không gian và thay đổi theo thời gian, sự phát triển nông nghiệp cũng nằm trong quy luật đó. Vì vậy khi nghiên cứu các đối tượng địa lí và các quá trình kinh tế - xã hội, người nghiên cứu phải đặt chúng trong bối cảnh lịch sử nhất định để tìm ra những quy luật vận động và phát triển trong quá khứ, hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai. Để từ đó đưa ra giải pháp và kế hoạch phát triển hợp lí. 5.1.4. Quan điểm phát triển sinh thái và bền vững Phát triển bền vững có tính chiến lược lâu dài, là mục tiêu động lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Trong cơ cấu ngành kinh tế, nông nghiệp là ngành phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, tài nguyên thiên nhiên đang bị suy thoái, môi trường bị ô nhiễm không chỉ còn mang tính địa phương mà đã trở thành vấn đề mang tính khu vực, toàn cầu. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải phát triển bền vững vừa đảm bảo phát triển kinh tế, ổn định xã
  18. 6 hội và bảo vệ môi trường. Hiện nay Việt Nam và thế giới đang hướng tới phát triển nông nghiệp xanh, sạch, nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp công nghệ cao. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu Mọi nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở kế thừa, học tập các thành tựu nghiên cứu trước đó. Vì vậy thu thập và xử lí tài liệu có vai trò quan trọng. Trong nghiên cứu phát triển nông nghiệp huyện Hóc Môn, tác giả sử dụng tài liệu đã được xuất bản của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực địa lí, các công trình đã được công bố, các báo cáo, các tài liệu từ các cơ quan có liên quan, số liệu thống kê, các tài liệu từ Internet… Các tài liệu rất đa dạng và phong phú cần phải thu thập có chọn lọc và xử lí sao cho phù hợp với thực tế khách quan và đạt được mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp này được thực hiện tốt, là cơ sở quan trọng để thực hiện các phương pháp khác đạt hiệu quả cao. 5.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp Các tài liệu sau khi thu thập được sẽ được sắp xếp, phân loại, phân tích so sánh nhằm rút ra những kết luận khoa học. Việc phân tích số liệu thống kê rất quan trọng, các số liệu được đưa ra là những con số “biết nói” làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu. Để từ đó thấy được sự phát triển nông nghiệp huyện Hóc Môn, sự thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Đồng thời so sánh với một số huyện của thành phố Hồ Chí Minh và vị trí nông nghiệp của huyện trong vùng Đông Nam Bộ. 5.2.3. Phương pháp thực địa Khảo sát thực địa là phương pháp luôn gắn liền với học tập và nghiên cứu địa lí. Để có đầy đủ những thông tin cần thiết, ngoài những tài liệu, số liệu đã thu thập được thì tác giả đi khảo sát thực địa sẽ cung cấp thêm các kiến thức thực tế, từ đó có hiểu biết hơn và đưa ra nhận định chính xác về nông nghiệp huyện Hóc môn. 5.2.4. Phương pháp bản đồ, GIS Đây là một trong những phương pháp đặc thù của địa lí. Việc xây dựng các bản đồ chuyên đề rất quan trọng và không thể thiếu. Thông qua các bản đồ, biểu đồ thể hiện được kết quả nghiên cứu trực quan sinh động nhất. Trong phương pháp này, tác giả sử dụng phần mềm ArcGIS và hệ thống thông tin địa lí.
  19. 7 5.2.5. Phương pháp chuyên gia Để đảm bảo tính khoa học, tính chính xác và thực tiễn, việc tham khảo các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lí có vai trò quan trọng. Trong quá trình nghiên cứu vấn đề phát triển nông nghiệp Hóc Môn, phương pháp chuyên gia được sử dụng qua việc tham khảo ý kiến các chuyên gia của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hóc môn, Phòng thống kê huyện Hóc Môn… 5.2.6. Phương pháp dự báo Phương pháp này dùng để đề xuất các giải pháp, định hướng, phương án quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện Hóc Môn. 6. Những đóng góp của luận văn - Ý nghĩa khoa học: Kế thừa và cập nhật cơ sở lý luận và thực tiễn về nông nghiệp và phát triển nông nghiệp dưới góc độ Địa lí học để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu. - Ý nghĩa thực tiễn: Làm rõ được những lợi thế và hạn chế của các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp. Đưa ra bức tranh phát triển nông nghiệp (dưới góc độ Địa lý học) ở huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh theo khía cạnh ngành và các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cấp huyện. Đề xuất được các giải pháp phát triển có hiệu quả nông nghiệp ở huyện Hóc môn trong tương lai. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được cấu trúc làm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nông nghiệp và phát triển nông nghiệp Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển nông nghiệp ở huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Định hướng và phát triển nông nghiệp huyện Hóc Môn đến năm 2025, dự báo đến năm 2030.
  20. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm - Nông nghiệp Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam: “Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp”. Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (nuôi trồng); còn nông nghiệp theo nghĩa hẹp chỉ có trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nộng nghiệp - Phát triển nông nghiệp Dựa trên cơ sở khái niệm phát triển kinh tế, phát triển nông nghiệp là: “quá trình thăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế, quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của nền kinh tế, thể hiện ở ba khía cạnh, một là tăng trưởng kinh tế (GDP và GDP/ người), hai là chuyển dịch cơ cấu kinh tế và ba là các yếu tố xã hội, mục tiêu cuối cùng của sự phát triển” Từ đó quan niệm về phát triển nông nghiệp như sau: Phát triển nông nghiệp là sự thay đổi mọi mặt trong sản xuất nông nghiệp trong một thời kì nhất định, bao gồm sự gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, sự chuyển dịch và hoàn thiện về cơ cấu nông nghiệp và sự nâng cao về hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của sản xuất nông nghiệp. - Nông nghiệp sinh thái Nền nông nghiệp sinh thái là “nền nông nghiệp kết hợp hài hòa những ưu điểm, tích cực của hai nền nông nghiệp: Nông nghiệp hóa học và nông nghiệp hữu cơ một cách hợp lí và có chọn lọc nhằm thỏa mãn nhu cầu hiện tại nhưng không gây hại đến các nhu cầu của thế hệ tương lai (nông nghiệp bền vững) thỏa mãn nhu cầu ngày
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0