intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2017

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

19
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2017 trên địa bàn huyện Khoái Châu thuộc tỉnh Hưng Yên. Đề xuất một số giải pháp cũng định hướng phát triển nông nghiệp của huyện trong giai đoạn tiếp theo. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2017

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ MƠ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ MƠ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2017 Ngành: Địa lý học Mã số: 8310501 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển nông nghiệp huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2017” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Luận văn hoàn toàn trung thực, là quá trình tích lũy tri thức, nghiên cứu khoa học và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin sử dụng trong đề tài đã được chỉ rõ nguồn gốc, các tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ. Thành tựu, những đóng góp luận văn xuất phát từ những cơ sở lý luận và nghiên cứu thực tiễn trong quá trình học tập. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Mơ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban chủ nhiệm khoa Địa lí và các thầy cô giáo trong khoa Địa lí trường Đại học sư phạm Thái Nguyên. Đặc biệt, với tất cả tình cảm chân thành của mình, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo, PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường - người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn thầy. Trong quá trình thực hiện đề tài, em còn nhận được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, Phòng sau đại học trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Khoái Châu, Sở kế hoạch và đầu tư huyện Khoái Châu, Cục thống huyện Khoái Châu, Sở tài nguyên môi trường tỉnh Hưng Yên,… Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp, người thân đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn! Hưng Yên, tháng 4 năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Mơ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT........................................................ iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................. v DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................ vi MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ, giới hạn nghiên cứu ............................................................. 4 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ................................................................... 5 5. Đóng góp chính của đề tài ........................................................................................ 7 6. Cấu trúc đề tài ........................................................................................................... 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ....... 8 1.1. Cơ sở lí luận ....................................................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................... 8 1.1.2. Vai trò sản xuất .................................................................................................. 8 1.1.3. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ................................................................ 10 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ................. 12 1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp .................................................. 16 1.1.6. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp .............................................. 17 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 20 1.2.1. Khái quát về phân bố nông nghiệp và phát triển nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2010 - 2017 ........................................................... 20 1.2.2. Một số nét cơ bản nông nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2017........... 25 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 28 Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2017 ............................... 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng phát triển nông nghiệp huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên ......................................................................................................... 29 2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ ........................................................................... 29 2.1.2. Nhân tố tự nhiên............................................................................................... 32 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................. 37 2.1.4. Đánh giá chung ................................................................................................ 43 2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Khoái Châu giai đoạn 2010 - 2017 ...... 45 2.2.1. Khái quát chung phát triển nông nghiệp huyện Khoái Châu ........................... 45 2.2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Khoái Châu theo ngành ................. 51 2.2.3. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp huyện Khoái Châu ............... 73 2.2.4. Đánh giá chung ................................................................................................. 78 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 80 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN KHOÁI CHÂU ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030.............................................................................................. 81 3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển nông nghiệp huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên ....................................................................................... 81 3.1.1. Quan điểm phát triển........................................................................................ 81 3.1.2. Mục tiêu phát triển ........................................................................................... 82 3.1.3. Định hướng phát triển nông nghiệp huyện Khoái Châu đến năm 2020, tầm nhìn tới 2030 .................................................................................................... 84 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp huyện Khoái Châu ...................................................................................................... 90 3.2.1. Tăng cường quản lý giám sát nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch, lựa chọn một số sản phẩm có lợi thế để lập dự án, triển khai thực hiện........................................................................................................... 90 3.2.2. Đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ, công tác khuyến nông và cơ giới hoá trong sản xuất .................................................................. 90 3.2.3. Giải pháp sử dụng đất và tích cực dồn thửa đổi ruộng và tích tụ ruộng đất phục vụ sản xuất nông nghiệp.......................................................................... 91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. 3.2.4. Củng cố, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, quản lý trong nông nghiệp, nông thôn .............................................. 92 3.2.5. Gắn tái cơ cấu ngành với đẩy mạnh thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới ......................................................................................... 92 3.2.6. Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý và quản lý chất lượng sản phẩm nâng cao giá trị gia tăng.................................... 93 3.2.7. Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công ............................................................................................................. 93 3.2.8. Phát triển dịch vụ nông nghiệp ........................................................................ 93 3.2.9. Giải pháp về vốn đầu tư ................................................................................... 93 3.2.10. Cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước ... 94 3.2.11. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách để tạo động lực cho phát triển sản xuất nông nghiệp ............................................................................... 94 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 95 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 97 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BĐKH Biến đổi khí hậu BQLT Bình quân lương thực CCGTSX Cơ cấu giá trị sản xuất CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSHT Cơ sở hạ tầng CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật ĐBSH Đồng Bằng Sông Hồng ĐBSL Đồng bằng sông Cửu Long ĐDSH Đa dạng sinh học ĐKTN, TNTN Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ĐTH Đô thị hóa GDP Tổng sản phẩm quốc nội GTSX Giá trị sản xuất HTX, HTXNN Hợp tác xã, hợp tác xã nông nghiệp HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp. KHKT, KHCN Khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ KT - XH Kinh tế - xã hội NN Nông nghiệp NTM Nông thôn mới PTBV Phát triển bền vững PTNT Phát triển nông thôn TCH Toàn cầu hóa TCLTNN Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp TT Thị trấn TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân VTĐL Vị trí địa lý XHCN Xã hội chủ nghĩa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. GTSX nông - lâm - thủy sản vùng ĐBSH giai đoạn 2010 - 2017 ................... 20 Bảng 1.2. Cơ cấu sản xuất và GTSX nông nghiệp ĐBSH giai đoạn 2010 - 2017 .. 20 Bảng 1.3. Số lượng gia súc, gia cầm ĐBSH, giai đoạn 2010 - 2017 ...................... 23 Bảng 1.4. Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2017.....27 Bảng 1.5. Giá trị sản xuất và cơ cấu GTSX nông nghiệp Hưng Yên giai đoạn 2001 - 2011 ............................................................................................ 27 Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số huyện Khoái Châu năm 2017 ......... 30 Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất huyện Khoái Châu năm 2017 ............................. 34 Bảng 2.3. Cơ cấu lao động đang làm trong các doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế huyện Khoái Châu năm 2010 - 2017 .......................................... 39 Bảng 2.4. Vốn đầu tư huyện Khoái Châu theo giá hiện hành giai đoạn 2010 - 2017 ... 41 Bảng 2.5. Giá trị sản xuất phân theo khu vực kinh tế của huyện Khoái Châu giai đoạn năm 2010 - 2017 ...................................................................... 47 Bảng 2.6. Quy mô và tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp theo giá so sánh huyện Khoái Châu giai đoạn 2010 - 2017............................................... 49 Bảng 2.7. GTSX và cơ cấu GTSX nông nghiệp của huyện Khoái Châu theo giá hiện hành giai đoạn 2010 - 2017 ............................................................. 50 Bảng 2.8. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá hiện hành phân theo nhóm cây trồng giai đoạn từ 2010 tới 2017 ...................................................... 51 Bảng 2.9. Diện tích các loại cây trồng giai đoạn 2010 - 2017 ............................... 53 Bảng 2.10. Năng suất, sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người huyện Khoái Châu giai đoạn 2010 - 2017 ......................................................... 55 Bảng 2.11. Diện tích và sản lượng lúa theo vụ của huyện Khoái Châu giai đoạn 2010 - 2017 ............................................................................................. 57 Bảng 2.12. Diện tích, sản lượng, năng suất trồng lúa phân theo đơn vị hành chính (24 xã, 01 thị trấn) huyện Khoái Châu giai đoạn 2012 - 2017...... 58 Bảng 2.13. Diện tích và sản lượng lúa theo vụ của huyện Khoái Châu năm 2014 và 2017 phân theo đơn vị hành chính ..................................................... 60 Bảng 2.14. Phát triển cây ngô của huyện Khoái Châu giai đoạn 2010 - 1017 .......... 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. Bảng 2.15. Diện tích, sản lượng, năng suất cây bột có củ của huyện Khoái Châu giai đoạn 2010 - 2017.............................................................................. 61 Bảng 2.15. Diện tích và sản lượng cây rau đậu của huyện Khoái Châu giai đoạn 2010 - 2017 ............................................................................................ 63 Bảng 2.16. Diện tích, sản lượng một số cây công nghiệp hàng năm của huyện Khoái Châu giai đoạn 2010 - 2017 ......................................................... 64 Bảng 2.17. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây ăn quả chính của huyện Khoái Châu giai đoạn 2010 - 2017 ......................................................... 65 Bảng 2.18. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi của huyện Khoái Châu giai đoạn 2010 - 2017 ..................................................................................... 66 Bảng 2.19. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá hiện hành giai đoạn 2010 - 2017 ... 67 Bảng 2.20. Sản xuất thủy sản huyện Khoái Châu giai đoạn 2010 - 2017 ................. 70 Bảng 2.22. Giá trị ngành dịch vụ nông nghiệp huyện Khoái Châu giai đoạn 2010-2017 .............................................................................................. 73 Bảng 2.23. Phân bố trang trại huyện Khoái Châu theo đơn vị hành chính giai đoạn 2006 - 2011 .................................................................................... 75 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Cơ cấu GTSX nông nghiệp vùng ĐBSH giai đoạn 2010 - 2017 ....... 21 Hình 1.2. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2017.................................................................................... 26 Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên................ 31 Hình 2.2. Bản đồ các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp huyện Khoái Châu ......................................................................... 33 Hình 2.3. Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Huyện Khoái Châu năm 2017 .. 35 Hình 2.4. Quy mô dân số huyện Khoái Châu giai đoạn 2010 - 2017 ........... 38 Hình 2.5. Bản đồ thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Khoái Châu ...... 46 Hình 2.6. Diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt huyện Khoái Châu giai đoạn 2010 -2017 ..................................................................... 54 Hình 2.7. Diện tích, sản lượng lúa huyện Khoái Châu giai đoạn 2010 -2017..... 56 Hình 2.8. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá hiện hành giai đoạn 2010 - 2017 .......................................................................... 67 Hình 2.9. Giá trị sản phẩm thu được trên 1ha đất trồng trọt và mặt nước nuôi trồng thủy sản ........................................................................ 70 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nông nghiệp là một thành phần ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, sản xuất trực tiếp ra LTTP vụ nhu cầu cần thiết cho con người, mặt khác còn cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành kinh tế khác, góp phần rất quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, và an ninh chính trị của các quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Việt Nam tiến lên từ một nước thuần nông, từng phải nhập khẩu lương thực hiện nay đã vươn lên trở thành một trong số các nước xuất khẩu gạo lớn thế giới hiện nay. Năm 2017, xuất khẩu gạo của nước ta với sản lượng lớn thứ ba thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan (đạt 5,789 triệu tấn với doanh thu 2,6 tỉ USD),... Hiện nay, dù các ngành khác như công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh mẽ song nông nghiệp vẫn là ngành có vai trò cốt yếu giữ gìn đảm bảo an ninh lương thực cho con người ở mỗi quốc gia. Hưng Yên là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng mà còn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, bao gồm 09 huyện: Kim Động, Ân Thi, Khoái Châu, Yên Mỹ, Tiên Lữ, Phù Cừ, Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, và TP. Hưng Yên. Tỉnh có bước phát triển cả về kinh tế lẫn xã hội vượt bậc những năm qua.Một trong những định hướng của tỉnh trong giai đoạn sắp tới là hướng tới phát triển một cách bền vững cả về kinh tế và xã hội trong đó có cả ngành nông nghiệp. Khoái Châu là một huyện của tỉnh Hưng Yên với 25 đơn vị hành chính gồm 24 xã và 01 thị trấn, ngành nông nghiệp khoảng 40 % tổng giá trị sản xuất và khoảng 70% lao động làm việc trong lĩnh vực này. Được sự chỉ đạo và quan tâm của các cấp và ban ngành, huyện đã cố gắng khai thác hiệu quả những tiềm năng hiện có nhằm đáp ứng cho sản xuất ngành nông nghiệp góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân được nâng cao. Chính vì, sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún, sức cạnh tranh còn thấp một phần do chất lượng của các sản phẩm nông sản, mặt khác ứng dụng KHCN làm tăng năng suất chất lượng cây trồng, con vật nuôi hạn chế, chưa gắn chặt với nhu cầu thị trường trong sản xuất, khai thác, sử dụng chưa hợp lý mọi tiềm năng, lợi thế của các địa phương. Cho nên, phát triển nông nghiệp một cách hiệu quả ở huyện Khoái Châu hiện nay không những là vấn đề lớn đặt ra cho địa phương, mà còn trở thành vấn đề được chính quyền cấp tỉnh quan tâm, nhất là việc khai thác thế mạnh trong sản xuất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. NN của huyện (cây ăn quả, cây lấy bột, cây rau đậu, cây hoa màu… kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm). Chính vì những lí do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2017” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành địa lí học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Được coi là ngành kinh tế quan trọng và không thể có ngành nào thay thế được nên ngành nông nghiệp và các khía cạnh của nó đã trở thành những vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm chú ý trong nhiều công trình nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước có ý nghĩa trong thực tiễn đời sống. 2.1. Trên thế giới Ở thế kỉ XVIII, Chủ nghĩa trọng nông đã hình thành ở Đức, Ba Lan, Thụy Sĩ và một số quốc gia khác, nhưng đặc biệt phát triển ở Pháp. Người đầu tiên và tiêu biểu cho học thuyết này là Francois Quesnay (1694-1774). Chủ nghĩa này cho rằng “Nguồn gốc thuần túy sự giàu có của mỗi quốc gia là từ sản xuất nông nghiệp hay các dạng phát triển đất đai khác” [28]. Tác giả kinh tế Francois Quesnay được coi là một trong những tiền thân phái kinh tế học cổ điển của Adam Smith sau này. Cũng trong thời gian này, Jean Fourastie người Pháp một nhà kinh tế học đã nghiên cứu một cách tổng hợp, có hệ thống và đưa ra lý thuyết “Ba khu vực hoạt động kinh tế - xã hội”. Theo lý thuyết này “Tất cả các hoạt động kinh tế chia thành 3 khu vực hoạt động cơ bản (nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ). Trong đó, nông nghiệp là ngành cung cấp tư liệu sinh hoạt cho con người,… và việc sản xuất ra tư liệu sinh hoạt là một trong những điều kiện đầu tiên cho sự sống của họ và của mọi lĩnh vực sản xuất nói chung” (dẫn theo [23]). Còn “Học thuyết kinh tế” của C.Mác khẳng định: “Sự phát triển nông nghiệp giữ vai trò rất quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của xã hội loài người bởi vì con người trước hết phải có ăn rồi sau đó mới đến các hoạt động khác” (dẫn theo [11]). Trong cuốn “Những giai đoạn phát triển kinh tế” (1960) của tác giả lịch sử kinh tế Mỹ Waller W.Rostow đã đưa ra một cách tổng hợp theo lịch sử về những bước khởi đầu về quá trình phát triển kinh tế hiện đại ở 5 châu lục. Mô hình Rostow, trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia được chia thành năm giai đoạn, ở trong xã hội truyền thống, hoạt động nông nghiệp thuần túy và mang những đặc trưng nổi bật nhưng năng suất thấp, không có tích lũy, tự túc tự cấp, nông nghiệp có sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. lượng tăng nguyên nhân chính mở rộng diện tích đất canh tác (quảng canh) hoặc bắt đầu có cải tiến về tưới tiêu, thủy lợi, giống cây trồng mới. Đến các giai đoạn sau, nông nghiệp được đầu tư KHKT và thương mại hóa, có vai trò quan trọng trong giữ nấc thang phát triển toàn nhân loại. 2.2. Ở Việt Nam Dưới phương diện góc độ của lí thuyết kinh tế học, nông nghiệp được coi là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu ngành của nền kinh tế. Những lí thuyết về ngành này được đề cập và phân tích trong các công trình của các tác giả: Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng: “Giáo trình kinh tế nông nghiệp”, Đinh Phi Hổ “Kinh tế học nông nghiệp bền vững”, Đỗ Kim Chung và Phạm Đình Vân “Kinh tế nông nghiệp”, bao gồm những vấn đề: lí thuyết cung cầu, những thành phần tác động đến tăng trưởng nông nghiệp, công cụ định lượng trong đánh giá sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững là như thế nào, những vấn đề về kinh tế nông thôn đặc biệt những yếu tố có thể tác động đến tăng trưởng và phát triển nông nghiệp… Là một trong những cơ sở lí luận cần thiết quá trình nghiên cứu, để phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Một số nghiên cứu khác đã minh chứng rất sâu sắc, phân tích thực trạng vấn đề “Tam nông” - nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta những năm gần đây như: “Thực trạng của nông thôn và đề xuất các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân hiện nay” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn tháng 4/2007; “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới” (2007) của tác giả Lê Quang Phi, NXB Chính trị quốc gia; “Bàn về một số vấn đề ở nông thôn nước ta hiện nay” (2007) tác giả Hồ Văn Thông, NXB Chính trị quốc gia; “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau”(2008) của tác giả Đặng Kim Sơn, NXB Chính trị quốc gia. Trong cuốn “Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam” xuất bản năm 2008 của tác giả Đặng Văn Phan đã đề cập tới vấn đề lí luận lẫn thực tiễn của TCLTNN như khái niệm, nhân tố hình thành, hình thức TCLT nông nghiệp nói chung, thực trạng TCLTNN Việt Nam nói riêng. Tác giả Đỗ Thị Minh Đức chủ biên của sách “Giáo trình địa lí kinh tế xã hội Việt Nam” tập 1 xuất bản năm 2009 đã đánh giá cụ thể và sâu sắc các nguồn lực tự nhiên và kinh tế xã hội đối với sự phát triển nông nghiệp và địa lí các ngành nông nghiệp ở Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. Tác giả Nguyễn Minh Tuệ của các cuốn sách “Địa lí kinh tế - xã hội đại cương” (2005) và “Địa lí nông lâm thủy sản Việt Nam” (2013) đã đưa ra hệ thống những cơ sở và lí luận lẫn thực tiễn rất cụ thể và vai trò của nó trong hệ thống kinh tế - xã hội, đời sống con người nói riêng,các nhân ảnh hưởng phân bố và phát triển của nông nghiệp nói chung. Đặc biệt, trong cuốn “Địa lí nông lâm thủy sản Việt Nam” (2013), đã đánh giá chi tiết về địa lí các ngành nông nghiệp, những vùng nông nghiệp tại Việt Nam. Qua các công trình trên, các tác giả đều nhấn mạnh vai trò khó có thể thay thế ngành nông nghiệp đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, đồng thời khẳng định sự phân hóa đa dạng theo ngành và theo không gian địa lí của sản xuất nông nghiệp và làm sáng tỏ một số hình thức TCLTNN cơ bản trên thế giới cũng như ở Việt Nam. 2.3. Ở Hưng Yên Liên quan tới vấn đề nông nghiệp địa bàn tỉnh Hưng Yên phải kế tới một số nghiên cứu sau: “Kết quả cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp thủy sản trên địa bàn huyện Khoái Châu” (2011) của chi cục thống kê huyện Khoái Châu, lịch sử ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên(1945- 2010) của Sở NNPTNT tỉnh Hưng Yên. Các luận văn thạc sĩ “Quản lí kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên” của tác giả Hoàng Xuân Cường (ĐHQG Hà Nội năm 2014), “Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên đại bàn huyện khoái châu tỉnh Hưng Yên” của tác giả Vũ Thị Ánh Thuận (Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội năm 2008). Các công trình nghiên cứu trên điều có giá trị đặc biệt quan trong, cụ thể là mặt lý luận khoa học, là cơ sở khoa học giúp tác giả kế thừa và vận dụng vào nghiên cứu đề tài “Phát triển nông nghiệp ở Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2017”. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ, giới hạn nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2017 trên địa bàn huyện Khoái Châu thuộc tỉnh Hưng Yên. Đề xuất một số giải pháp cũng định hướng phát triển nông nghiệp của huyện trong giai đoạn tiếp theo. 3.2. Nhiệm vụ - Tổng quan cơ sở lí luận về phát triển ngành nông nghiệp để vận dụng vào địa bàn cấp huyện dưới góc độ địa lí học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. - Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp của huyện Khoái Châu. - Phân tích thực trạng phát triển và phân bố nông nghiệp của huyện Khoái Châu giai đoạn 2010- 2017. - Đề xuất các giải pháp phát NN của Khoái Châu đến năm 2020 tầm nhìn tới năm 2030. 3.3. Giới hạn nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu và đánh giá sự phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện với 24 xã và 01 thị trấn. - Về thời gian: Số liệu được sử dụng trong luận văn được sử dụng và cập nhập trong giai đoạn 2010 - 2017. - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích mọi nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển nông nghiệp theo nghĩa hẹp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, trọng tâm nghiên cứu sự phân bố và phát triển nông nghiệp theo ngành, theo lãnh thổ. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm 4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Tư duy địa lí là tư duy gắn với lãnh thổ, vì bất cứ đối tượng địa lí nào cũng gắn với một lãnh thổ cụ thể. Quan điểm lãnh thổ cho rằng, tất cả các đối tượng nghiên cứu không tách rời lãnh thổ mà có mối quan hệ với những lãnh thổ xung quanh cả trên phương diện tự nhiên cũng như phương diện kinh tế - xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu nội dung đề tài phải gắn với lãnh thổ, phải đặt đối tượng nghiên cứu trong một không gian lớn hơn mới so sánh, cắt nghĩa một cách chính xác và khoa học. Quan điểm lãnh thổ được vận dụng trong nghiên cứu của đề tài thấy đã cho thấy sự phân hóa khá rõ rệt trong phát triển nông nghiệp giữa huyện Khoái Châu với các huyện khác trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và lý giải những nguyên nhân tạo nên sự khác nhau đó. 4.1.2. Quan điểm lịch sử-viễn cảnh Các sự vật hiện tượng địa lí đều phát sinh phát triển riêng của nó dù lớn hay nhỏ. Vận dụng quan này vào việc nghiên cứu đề tài, thấy được những thay đổi của tất cả mọi nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển ngành nông nghiệp Khoái Châu qua từng giai đoạn phát triển, trên cơ sở đó giúp đánh giá xác thực nhất các triển vọng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. phát triển ngành nông nghiệp. Khi vận dụng quan điểm này thấy được quá trình hình thành và phát triển ngành nông nghiệp của huyện ở khứ lẫn hiện tại và tương lai. 4.1.3. Quan điểm hệ thống Nông nghiệp được coi là hệ thống, trong đó bao gồm các phân hệ (hệ thống nhỏ) các quan hệ có mối tác động qua lại mật thiết với nhau. Đồng thời bản thân đối tượng cũng chỉ là một phần trong những hệ thống lớn hơn, chỉ cần sự thay đổi một phân hệ nào đó sẽ ảnh hưởng các hoạt động chung của toàn bộ hệ thống. Quan điểm này được vận dụng trong nghiên cứu nông nghiệp ở huyện Khoái Châu có nghĩa luôn xem xét nền nông nghiệp của địa phương là một hệ thống, theo ngành và lãnh thổ. Bản thân nền nông nghiệp có mối liên hệ và chịu ảnh hưởng tác động của các ngành kinh tế khác trong huyện như dịch vụ lẫn công nghiệp cũng như trong phạm vi tỉnh Hưng Yên. 4.1.4. Quan điểm kinh tế Quan điểm kinh tế thể hiện điển hình qua chỉ tiêu tốc độ phát triển, hiệu quả kinh tế,... trong nền cơ chế thị trường, đem lại lợi nhuận trong sản xuất và tất nhiên khó có thể chấp nhận sự thua lỗ liên tục. Tuy vậy, cần tránh xu hướng có thể gặp phải là phải đạt mục tiêu phát triển kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng bằng mọi giá mà bỏ qua các khía cạnh như môi trường, văn hóa,… 4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được yêu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Quá trình có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển xã hội, phát triển kinh tế lẫn bảo vệ mặt môi trường. Quan điểm phát triển bền vững khi vận dụng vào cho thấy nghiên cứu các vấn phát triển nông nghiệp của địa bàn phải đặt trong các mối quan hệ giữa môi trường và xã hội để đảm bảo sự phát triển của hiện tại mà không làm tổn hại đến sự phát triển của thế hệ tương lai. 4.2. Phương pháp 4.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích, so sánh và tổng hợp tài liệu: Thu thập tài liệu thông qua nhiều nguồn như: sách báo, tạp chí, các đề tài nghiên cứu có liên quan, số liệu thống kê tỉnh Hứng Yên và huyện Khoái Châu, tranh ảnh, bản đồ. Khi tiến hành phân tích cần phải chọn lọc những tài liệu nhằm đáp ứng được yêu cầu cần thiết của đề tài, đây là phương pháp truyền thống được vận dụng trong nghiên cứu kinh tế - xã hội trong đó có nông nghiệp cũng là những vấn đề phức tạp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. 4.2.2. Phương pháp thống kê kinh tế: Phương pháp này được sử dụng để xử lí các số liệu đã thu thập được theo mục đích đề tài đặt ra, chỉ số phát triển được tính toán, tỉ trọng của các ngành qua các giai đoạn, các thời kì để thấy được sự tăng trưởng. 4.2.3. Phương pháp thực địa: Đây là phương pháp cần thiết để bổ sung cho các tư liệu đã thu thập được có cơ sở thực tiễn. Mặt khác, cơ sở giúp đánh giá, kết luận của đề tài mang tính khách quan và xác thực hơn. 4.2.4. Phương pháp bản đồ - GIS: Bản đồ là những tài liệu tham khảo và cũng là sản phẩm của quá trình nghiên cứu nhằm thể hiện thực trạng kinh tế, phân bố của các hiện tượng địa lí và các mối quan hệ lãnh thổ trong không gian. Vì vậy, sử dụng bản đồ được coi là nguồn tư liệu quan trọng và cũng sử dụng bản đồ - GIS như là một phương tiện phản ánh các kết quả nghiên cứu về các vấn đề phát triển và phân bố của nông nghiệp huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên thông qua hệ thống các bản đồ chuyên đề. 5. Đóng góp chính của đề tài - Đúc kết trên cơ sở có chọn lọc cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn phát triển nông nghiệp vào vận dụng và nghiên cứu ở địa bàn của huyện Khoái Châu. - Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố nông nghiệp Khoái Châu. - Làm hiện rõ bức tranh phát triển và phân bố nông nghiệp huyện Khoái Châu giai đoạn 2010 - 2017. - Đề xuất được một số các giải pháp phát triển NN huyện Khoái Châu theo hướng phát triển hiệu quả và bền vững. 6. Cấu trúc đề tài Đề tài bao gồm mở đầu, nội dung, kết luận, phụ lục và các tiều liệu tham khảo. Phần nội dung đề tài gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp của huyện Khoái Châu. Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng phát triển nông nghiệp và thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2017. Chương 3: Định hướng và một số giải pháp về phát triển nông nghiệp của huyện Khoái Châu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm Quan niệm theo nghĩa hẹp: Nông nghiệp là ngành sản xuất của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng và phát triển cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm. Nông nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm các ngành: trồng trọt, chăn nuôi và ngành dịch vụ nông nghiệp. Quan niệm theo nghĩa rộng: Nông nghiệp là tổ hợp các ngành gắn liền với quá trình sinh học gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Phát triển nông nghiệp: “ Phát triển nông nghiệp là một tổng thể các biện pháp nhằm tăng sản lượng sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường trên cơ sở khai thác các nguồn lực trong nông nghiệp một cách hợp lý và từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất[17]”. 1.1.2. Vai trò sản xuất Từ khi hình thành cho hiện tại, ngành đóng góp lớn trong phát triển kinh tế nói chung mà còn đảm bảo tồn tại và phát triển của loài người nói riêng. Ăngghen đã khẳng định: “Nông nghiệp là ngành có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ thế giới cổ đại và hiện nay, nông nghiệp lại càng có ý nghĩa như thế” (dẫn theo [20]). Cụ thể, ngành có những vai trò to lớn như sau: 1.1.2.1. Nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm cho đời sống con người Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế ở hầu như tất cả các quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang phát triển. Hầu hết sản phẩm của ngành nhằm phục vụ nhu cầu cần thiết cho đời sống, đảm bảo cơ bản về nhu cầu về nguồn dinh dưỡng cho đời sống của con người. Chưa có một ngành nào dù có thể hiện đại phát triển tới đâu có thể thay thế được nông nghiệp, mặc dù các một số sản phẩm công nghiệp đáp ứng không hề nhỏ nhu cầu trên. Trong bối cảnh hiện nay, khi sự bùng nổ dân số và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở thập kỷ gần đây cùng với khí hậu ngày càng biến đổi mang tính toàn cầu tác động nguy hại đến sản xuất của nền nông nghiệp TG, kéo theo sau đó những hệ lụy khôn lường về an ninh LTTP của nhân loại. Đảm bảo an linh về lương thực trở thành một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. yêu cấp bách cầu thiết yếu của toàn cầu. Sản xuất NN nâng cao trình độ sản xuất, ứng dụng yếu tố khoa học lẫn công nghệ tiên tiến trong sản xuất cần chú trong. Bên cạnh lương thực, nông nghiệp còn có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của con người thông qua việc cung cấp các thực phẩm giàu đạm, lipit, cũng như các sản phẩm ngành chăn nuôi nâng cao thể trạng và tăng tuổi thọ của con người, đảm bảo khả năng tái sản xuất xã hội. 1.1.2.2. Nông nghiệp cung cấp sản phẩm vào đầu cho công nghiệp nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung Các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm như may mặc, đồ uống… tất cả đều sử dụng các nguyên liệu thiết yều từ sản phẩm nông nghiệp. Các quốc gia đang phát triển “Nguyên liệu từ nông sản là bộ phận đầu vào chủ yếu để phát triển công nghiệp chế biến và nhiều ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Mặt khác, thông qua công nghiệp chế biến, nông sản có giá trị được tăng lên và đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế. Chính vì thế, xét trên nhiều khía cạnh, nông nghiệp có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển và phân bố của nhóm ngành công nghiệp chế biến. Nông nghiệp cũng là ngành tạo ra nguồn vốn lớn cho phát triển của kinh tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa. Nguồn vốn từ ngành nông nghiệp có thể tạo ra bằng nhiều cách: tiết kiệm của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản… Việc huy động nguồn vốn từ nông nghiệp sẽ tạo động lực quan trọng,chúng góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa” [13]. 1.1.2.3. Nông nghiệp tạo ra nhiều việc làm, cung cấp lao động cho nhu cầu tái sản xuất mở rộng của công nghiệp Ngành đã thu hút đông đảo lực lượng lao động, đặc biết đối với các nước đang phát triển. Nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị. Bước vào giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, phần lớn dân cư sống bằng nông nghiệp và tập trung sống ở khu vực nông thôn. Chính vì thế, khu vực nông nghiệp, nông thôn thực sự là nguồn dự trữ nhân lực dồi dào cho phát triển công nghiệp và đô thị. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, một mặt tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác thúc đẩy năng suất lao động nông nghiệp không ngừng tăng lên, lực lượng lao động giải phóng ngày càng nhiều. Số lao động này dịch chuyển, bổ sung cho phát triển công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2