Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển nông nghiệp tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006-2016
lượt xem 5
download
Luận văn trình bày tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp để vận dụng nghiên cứu hiện trạng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp và định hướng phát triển nông nghiệp trên địa bàn theo hướng hiện đại, coi trọng chất lượng, gia tăng giá trị và bền vững.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển nông nghiệp tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006-2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Thị Mỹ Kiều PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2006 - 2016 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Thị Mỹ Kiều PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2006 - 2016 Chuyên ngành : Địa lí học Mã số : 8310501 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đàm Nguyễn Thùy Dương Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan, có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Trần Thị Mỹ Kiều
- LỜI CẢM ƠN Với tất cả tình cảm của mình, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Đàm Nguyễn Thùy Dương, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, các Thầy, Cô của Khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi về tinh thần, kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợicho tôi hoàn thành luận văn. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh; Thư viện tỉnh Tây Ninh, và đặc biệt là bà con nông dân ở các huyện Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, TP Tây Ninh,.... đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu, thông tin và điều tra thực địa. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các bạn học viên yêu quý đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Trần Thị Mỹ Kiều
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình Danh mục các bản đồ MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP .......................................................................................9 1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................9 1.1.1. Các khái niệm ...............................................................................................9 1.1.2. Vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội .....................14 1.1.3. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ..........................................................16 1.1.4. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp ........................17 1.1.5. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cấp tỉnh ................................21 1.1.6. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển nông nghiệp vận dụng cho tỉnh Tây Ninh.....................................................................................................25 1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển nông nghiệp ở Việt Nam và vùng Đông Nam Bộ ...........................................................................................................28 1.2.1. Tình hình phát triển nông nghiệp ở Việt Nam ............................................28 1.2.2. Tình hình phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Bộ ....................................30 1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Tây Ninh .....................................................32 Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................34 Chương 2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TÂY NINH ...........................................................................................35 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Tây Ninh .........................................................................................................35
- 2.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ .....................................................................35 2.1.2. Nhóm nhân tố tự nhiên ...............................................................................37 2.1.3 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội .....................................................................46 2.1.4. Đánh giá chung ...........................................................................................56 2.2. Hiện trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh......................................58 2.2.1. Khái quát về phát triển Nông - Lâm - Thủy sản của tỉnh Tây Ninh ..........58 2.2.2. Hiện trạng phát triển nông nghiệp..............................................................61 2.2.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh .............102 2.2.4. Nhận xét chung về hiện trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh...................................................................................................106 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................111 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2030 ................................113 3.1. Căn cứ để xây dựng định hướng ..................................................................113 3.2. Định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 ................................................................................................119 3.2.1. Định hướng phát triển nông nghiệp theo ngành .......................................119 3.2.2. Định hướng phát triển nông nghiệp theo lãnh thổ ....................................127 3.2.3. Định hướng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ........129 3.3. Các giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Tây Ninh .....................................130 3.3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách..............................................................130 3.3.2. Giải pháp về quy hoạch .........................................................................131 3.3.3. Giải pháp về đầu tư vốn .........................................................................132 3.3.4. Giải pháp về khoa học công nghệ, giống ...............................................133 3.3.5. Giải pháp về thị trường, quảng bá, tiếp thị, quản lý chất lượng và tiêu thụ sản phẩm ...................................................................................135 3.3.6. Giải pháp về nguồn nhân lực .................................................................136 3.3.7. Giải pháp về xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ nông nghiệp ............................................................................................138
- 3.3.8. Tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp ............................................................................................139 3.3.9. Giải pháp về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ...........................................140 3.3.10. Phát triển chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản ...........141 3.3.11. Giải pháp về sản xuất và bảo vệ môi trường .........................................142 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................144 KẾT LUẬN ..............................................................................................................145 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN .....................................................................................................151 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm LĐ Lao động BĐKH Biến đổi khí hậu NGTK Niên giám thống kê BQĐN Bình quân đầu người N - L - TS Nông - lâm - thủy sản BQLT Bình quân lương thực NN Nông nghiệp BVTV Bảo vệ thực vật NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn CCN Cụm công nghiệp NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao CLC Chất lượng cao NNƯDCNC Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao CNHN Công nghiệp hàng năm KCN Khu công nghiệp CNLN Công nghiệp lâu năm KHCN Khoa học công nghệ CN - XD Công nghiệp - Xây dựng KHKT Khoa học kỹ thuật CNCB Công nghiệp chế biến KT - XH Kinh tế - xã hội CNH Công nghiệp hóa Nxb Nhà xuất bản CTK Cục thống kê PTNT Phát triển nông thôn DT Diện tích RAT Rau an toàn DTTN Diện tích tự nhiên SL Sản lượng DV Dịch vụ TB Trung bình ĐHSP Đại học Sư phạm TCLT Tổ chức lãnh thổ ĐNB Đông Nam Bộ TCTK Tổng cục Thống kê ĐTH Đô thị hóa TNBQ Thu nhập bình quân ĐVT Đơn vị tính TP Thành phố GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn TT Trang trại GTSX Giá trị sản xuất UBND Ủy ban nhân dân GT Gieo trồng ƯDCNC Ứng dụng công nghệ cao
- HCM Hồ Chí Minh VAC Vườn ao chuồng HTX Hợp tác xã HĐH Hiện đại hóa Tiếng Anh Chữ viết Chữ viết đầy đủ Nghĩa tiếng Việt GAP Good Agricultural Practices Quy trình thực hành nông nghiệp IPM Integrated Pest Management Quản lý dịch hại tổng hợp VietGAP Vietnamese Good Agricultural Quy trình thực hành nông nghiệp tốt Practices tại Việt Nam
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Quy mô dân số và dân số nông thôn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016 ..............................................................................................47 Bảng 2.2. Nguồn LĐ và LĐ trong NN của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016 ..............................................................................................47 Bảng 2.3. Vốn đầu tư cho nông nghiệp và KH - CN tỉnh Tây Ninh ........................54 Bảng 2.4. GTSX và tốc độ tăng trưởng GTSX các ngành trong N - L - TS của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016 (theo giá so sánh năm 2010) ........59 Bảng 2.5. Quỹ đất và diễn biến tình hình sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016 .....................................................................61 Bảng 2.6. GTSX các ngành NN của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016 .............63 Bảng 2.7. Cơ cấu diện tích, giá trị sản lượng các loại cây LT có hạt chính của tỉnh Tây Ninh năm 2016 ..........................................................................70 Bảng 2.8. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa đông xuân, lúa hè thu và lúa mùa của Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016................................................73 Bảng 2.9. Hiện trạng phát triển của nhóm cây lương thực tỉnh Tây Ninh so với Đông Nam Bộ và cả nước năm 2016.................................................76 Bảng 2.10. Tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng thuốc lá, lạc, vừng của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016 .......................................................82 Bảng 2.11. Diện tích, sản lượng của thuốc lá, lạc và vừng của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016 ..............................................................................83 Bảng 2.12. Diện tích, sản lượng và năng suất cao su của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016 .....................................................................................85 Bảng 2.13. Diện tích, sản lượng của điều, dừa và hồ tiêu của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016 ..............................................................................87 Bảng 2.14. Diện tích, sản lượng, năng suất của cây mãng cầu tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 -2016 ...............................................................................89 Bảng 2.15. Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả của tỉnh Tây Ninh .....................91 Bảng 2.16. Hiện trạng phát triển của nhóm cây công nghiệp và cây ăn quả chủ lực tỉnh Tây Ninh so với Đông Nam Bộ và cả nước năm 2016 ..............91
- Bảng 2.17. Số lượng gia súc và gia cầm của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 -2016 ...............................................................................................93 Bảng 2.18. Đàn gia cầm và sản phẩm từ đàn gia cầm của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016 .....................................................................................97 Bảng 2.19. Hiện trạng phát triển của ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm tỉnh Tây Ninh so với Đông Nam Bộ và cả nước năm 2016 ...................................98 Bảng 2.20. Biến động diện tích một số cây trồng chính theo đơn vị hành chính của tỉnh Tây Ninh năm 2016 so với 2006 ..............................................100
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng GRDP của Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016 (theo giá so sánh 2010) ............................................................................48 Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu GRDP phân theo nhóm ngành kinh tế của Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016 (giá hiện hành) .....................................................49 Hình 2.3. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GTSX các ngành trong N - L – TS của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016 (giá so sánh năm 2010) ................60 Hình 2.4. Biểu đồ cơ cấu GTSX ngành N - L - TS của tỉnh Tây Ninh năm 2006 và năm 2016 (giá hiện hành)...........................................................60 Hình 2.5. TNBQ/tháng của lao động trong ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016 ..............................................................................62 Hình 2.6. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GTSX ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016 (theo giá so sánh năm 2010) .......................64 Hình 2.7. Biểu đồ cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016 (giá hiện hành) ............................................................65 Hình 2.8. Biểu đồ cơ cấu GTSX ngành trồng trọt của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016 .....................................................................................66 Hình 2.9. Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây chính của Tây Ninh năm 2006 và năm 2016 ...................................................................67 Hình 2.10. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng sản lượng các nhóm cây trồng chính của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016 ................................................68 Hình 2.11. Biểu đồ diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016 .....................................................................69 Hình 2.12. BQLT/người của tỉnh Tây Ninh, Đông Nam Bộ và cả nước giai đoạn 2006 - 2016 .....................................................................................70 Hình 2.13. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng, năng suất lúa của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016 .......................................................71 Hình 2.14. Biểu đồ cơ cấu diện tích và sản lượng lúa theo các đơn vị hành chính của tỉnh Tây Ninh năm 2016 ..........................................................74
- Hình 2.15. Biểu đồ diện tích và sản lượng ngô của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016 ..............................................................................................75 Hình 2.16. Biểu đồ cơ cấu diện tích và giá trị sản lượng các loại cây CNHN của tỉnh Tây Ninh năm 2016....................................................................78 Hình 2.17. Biểu đồ diện tích, sản lượng khoai mì cả năm của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016. .............................................................................79 Hình 2.18. Diện tích, sản lượng mía cả năm của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016. .............................................................................................80 Hình 2.19. Biểu đồ cơ cấu diện tích và giá trị sản lượng cây CNLN của tỉnh Tây Ninh năm 2016 .................................................................................84 Hình 2.20. Biểu đồ cơ cấu diện tích và giá trị sản lượng một số cây ăn quả của tỉnh Tây Ninh năm 2016 ..........................................................................88 Hình 2.21. Biểu đồ cơ cấu sản lượng thịt hơi và cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi tỉnh Tây Ninh năm 2016 ..........................................................................93 Hình 2.22. Biểu đồ số đàn lợn và sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016 ..............................................................94 Hình 2.23. Biểu đồ số đàn bò và sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016 ..............................................................95 Hình 2.24. Biểu đồ thể hiện số đàn trâu và sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016 ................................................96 Hình 2.25. Biểu đồ số lượng trang trại phân theo ngành hoạt động của tỉnh Tây Ninh năm 2006 và 2016..................................................................103 Hình 3.1. Biểu đồ cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh năm 2016, định hướng 2020 và 2030. ...................................................116
- DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ STT Tên bản đồ Sau trang 1 Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh 34 2 Bản đồ các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và 36 phân bố nông nghiệp tỉnh Tây Ninh 3 Bản đồ các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát 45 triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Tây Ninh 4 Bản đồ phát triển và phân bố ngành trồng trọt tỉnh Tây Ninh 65 giai đoạn 2006 - 2016. 5 Bản đồ phát triển và phân bố ngành chăn nuôi tỉnh Tây Ninh 92 giai đoạn 2006 - 2016 6 Bản đồ tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Tây Ninh giai đoạn 103 2006 - 2016 7 Bản đồ định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Tây Ninh đến 120 năm 2030
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ khi ra đời cho đến nay, nông nghiệp (NN) luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế nói chung và đảm bảo sự sinh tồn của loài người nói riêng. Đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, NN là ngành sản xuất giữ vai trò quan trọng cung cấp vốn cho phát triển kinh tế. Năm 2016, ở nước ta có đến 67,9 % lao động ở nông thôn tham gia hoạt động sản xuất NN đóng góp 734.830 tỷ đồng vào tổng sản phẩm quốc gia, xuất khẩu hàng đầu các mặt hàng nông sản, lương thực và nằm trong nhóm 5 nước xuất khẩu lớn nhất. Như nhiều tỉnh thành khác của Việt Nam, Tây Ninh cũng là một tỉnh có ngành NN giữ vai trò quan trọng. Là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Ninh có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên như nhiệt, ẩm dồi dào của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mang tính chất cận xích đạo; quỹ đất NN tương đối khá, địa hình bằng phẳng, có khả năng thích nghi với nhiều loại cây trồng; nguồn nước mặt ngọt phong phú từ sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, hồ Dầu Tiếng,...; sinh vật đa dạng, phong phú với nhiều giống cây trồng, vật nuôi quý, có chất lượng và giá trị kinh tế cao; và điều kiện kinh tế xã hội (KT - XH) như dân số đông đặc biệt là đại bộ phận dân số ở nông thôn (dân cư nông thôn chiếm 77,74% năm 2016); có nhiều tiềm năng về khoa học công nghệ (KH - CN); nhiều nhà đầu tư có tiềm năng lớn về vốn và năng lực kinh doanh, nhiều nông sản có thương hiệu; có hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi (đặc biệt là hệ thống giao thông, cơ sở chế biến...) tạo thuận lợi cho nông nghiệp Tây Ninh phát triển. Trong thời gian qua, NN là ngành kinh tế chủ lực của Tây Ninh. Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, khu vực Nông - Lâm - Thủy sản (N - L - TS) luôn chiếm tỷ trọng cao nhất: từ 36,21% đến 40,47% giai đoạn 2006 - 2012. Mặc dù tỷ trọng này có xu hướng giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn chiếm tới 26,16% năm 2016. Trong sản xuất N - L - TS, nông nghiệp là ngành chiếm vị trí quan trọng nhất với quy mô giá trị sản xuất (GTSX) lớn và không ngừng tăng (năm 2016 đạt 24.188 tỷ đồng (giá so sánh) tăng gấp 1,63 lần so với năm 2006, trung bình tăng 5%/năm trong
- 2 giai đoạn 2006 - 2016). Trong cơ cấu GTSX N - L - TS của tỉnh, GTSX nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao từ 74,1% đến 86,1% trong giai đoạn 2006 - 2016. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) và liên kết " 4 nhà" bước đầu thực hiện đem lại hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân trong tỉnh và tạo ra nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến (CNCB) trên địa bàn đặc biệt là với các ngành chế biến mía đường, khoai mì, cao su, chế biến thức ăn gia súc,.... góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm cho 189.759 lao động (năm 2016), xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập giúp cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư nông thôn,... Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận ấy thì nông nghiệp Tây Ninh còn gặp phải những khó khăn như: chưa khai thác hiệu quả các thế mạnh của tỉnh, phát triển chưa tương xứng tiềm năng, nhiều nông sản thế mạnh lại có quy mô không lớn, quy trình sản xuất nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn GAP, mô hình nông nghiệp ƯDCNC và liên kết " 4 nhà" chưa có nhiều cơ hội để phổ biến rộng rãi, quy hoạch cây trồng vật nuôi còn mang tính lý thuyết nên điệp khúc "được mùa mất giá" vẫn thường xảy ra,... Những khó khăn trên cần được nghiên cứu kỹ càng và toàn diện nhằm tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp khắc phục để sản xuất nông nghiệp Tây Ninh vừa tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng; góp phần đảm bảo an ninh lương thực, dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP); lại vừa bảo vệ môi trường sinh thái, thật sự trở thành ngành quyết định bước đi lên của tỉnh trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay. Vì thế tác giả chọn đề tài "Phát triển nông nghiệp tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 -2016" làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp để vận dụng nghiên cứu hiện trạng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp và định hướng phát triển nông nghiệp trên địa bàn theo hướng hiện đại, coi trọng chất lượng, gia tăng giá trị và bền vững.
- 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp. - Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh. - Phân tích hiện trạng phát triển nông nghiệp theo ngành và theo lãnh thổ của tỉnh Tây Ninh. - Đề xuất một số giải pháp và định hướng phát triển nông nghiệp cho địa phương theo hướng hiện đại, coi trọng chất lượng, gia tăng giá trị và bền vững. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Phạm vi về không gian nghiên cứu Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh theo các đơn vị hành chính hiện nay bao gồm 1 thành phố và 8 huyện. 3.2. Phạm vi về thời gian nghiên cứu Phân tích thực trạng phát triển NN từ năm 2006 đến năm 2016, thời gian dự báo đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 3.3. Phạm vi về nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển nông nghiệp theo nghĩa hẹp do lâm nghiệp và thủy sản ít có ý nghĩa kinh tế (năm 2016, ngành lâm nghiệp chỉ đạt 548,4 tỉ đồng, chiếm 1,9% giá trị sản xuất khu vực N - L - TS của tỉnh Tây Ninh; ngành thủy sản có giá trị tương ứng là 702,8 tỉ đồng và 2,5%). Trong ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp, đề tài tập trung vào hai phân ngành là trồng trọt và chăn nuôi, riêng dịch vụ nông nghiệp do có tỉ trọng trong GTSX ngành nông nghiệp rất thấp nên luận văn không tách riêng mà lồng ghép trong phân tích hai phân ngành trên. Trong từng ngành, đề tài sẽ phân tích các nội dung như vai trò, cơ cấu, tình hình sản xuất và phân bố. Riêng về cơ cấu, đề tài chỉ tập trung vào cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ.
- 4 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài 4.1. Những nghiên cứu ở Việt Nam có liên quan đến đề tài Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, không ngành sản xuất nào có thể thay thế được. Nó giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết các nước đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, có rất nhiều công trình của các bộ, ngành, viện nghiên cứu cũng như rất nhiều tác giả, chuyên gia, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh…tìm hiểu, nghiên cứu ngành kinh tế này: - Kinh tế nông thôn ở Việt Nam - Vai trò và định hướng phát triển trong thời gian tới, báo cáo của Trung tâm Thông tin - Tư liệu Kinh tế nông thôn ở Việt Nam. Báo cáo nêu bật vai trò quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế; sự chuyển dịch tích cực của cơ cấu kinh tế nông thôn. Những thành tựu của nông nghiệp và thách thức đối với sự phát triển kinh tế nông thôn và định hướng phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam trong thời gian tới. - Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp nông thôn của Đặng Kim Sơn và Hoàng Thu Hà (2002), tác giả đã đề cập đến ba vấn đề lớn: thứ nhất là một số quan niệm mới về nền NN phát triển trong một nông thôn phát triển; thứ hai là một số vấn đề về phát triển NN nông thôn trên thế giới trong đó tác giả trình bày những bước phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp thế giới và tác động của nó, toàn cầu hóa kinh tế đối với sự phát triển NN nông thôn đồng thời chỉ ra vai trò của nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và của người nông dân trong phát triển nông nghiệp nông thôn; thứ ba là những đổi mới, thành công, thách thức và tiếp tục đổi mới trong phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. - Nông nghiệp, nông thôn Nam Bộ hướng tới thế kỷ 21, của tác giả Lâm Quang Huyên (2002). Tác giả đã nghiên cứu phát triển sản xuất NN toàn diện ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ; xây dựng cơ sở phục vụ NN và các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tiêu biểu ở hai vùng kinh tế này, qua đó tác giả cũng nêu ra một số chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn và định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn nước ta trong thế kỷ 21.
- 5 - Phát triển nông nghiệp Việt Nam: Thành tựu và hạn chế của tác giả Phạm Thị Thanh Bình - Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới. Tác giả đã nêu ra bốn thành tựu và sáu hạn chế chính của nông nghiệp Việt Nam cũng như phân tích những nguyên nhân đồng thời đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế đó. - Phát triển nông, lâm, thủy sản ở thành phố Hà Nội của Lê Mỹ Dung - luận án tốt nghiệp tiến sĩ Địa lí Trường ĐHSP Hà Nội (2014). Tác giả tập trung nghiên cứu vai trò, cơ cấu, tình hình sản xuất và phân bố ngành nông nghiệp của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2008 - 2014. - Phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Thạch Thành, Thanh Hóa: Hiện trạng và giải pháp của Đặng Văn Tuấn - luận văn thạc sĩ Địa lí Trường ĐHSP TP.HCM (2015). Luận văn tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững cũng như phân tích hiện trạng phát triển nông nghiệp của huyện Thạch Thành trong giai đoạn 2005 - 2014. 4.2. Những nghiên cứu ở Tây Ninh có liên quan đến đề tài Đối với Tây Ninh, phát triển NN có ý nghĩa to lớn, quyết định bước đi lên của tỉnh trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên vấn đề NN chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. Đã có một vài đề tài nghiên cứu về nông nghiệp của tỉnh như: - Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp Tây Ninh theo hướng sản xuất hàng hóa của Mai Xuân Nhàn - luận văn thạc sĩ thạc sĩ Địa lí Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TP.HCM) (2006). Ở luận văn này tác giả chủ yếu nghiên cứu và trình bày về hiện trạng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh trong giai đoạn 2000 - 2005. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tây Ninh: thực trạng và định hướng của Phạm Thị Thùy Dương - luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Địa lí Trường ĐHSP TP.HCM (2011). Tác giả cũng đề cập đến sự phát triển kinh tế và việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, thành phần kinh tế và theo lãnh thổ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong đó có chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2000 - 2010. - Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Tây Ninh. Đề án đã phân tích hệ
- 6 thống các nguồn lực liên quan đến phát triển nông nghiệp đồng thời đánh giá thực trạng cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong đó, có đánh giá thực trạng về cơ cấu chung toàn ngành nông nghiệp và thực trạng cơ cấu đối với từng lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Tất cả các công trình trên là nguồn tài liệu tham khảo vô cùng quý giá cho tôi khi thực hiện đề tài này. Tuy nhiên trong nội dung của luận văn này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu “Phát triến nông nghiệp ở tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006 - 2016”. 5. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Hệ quan điểm 5.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Còn gọi là quan điểm vùng, là quan điểm đặc thù của địa lý. Trong thực tế các sự vật hiện tượng địa lý luôn có phân hóa không gian làm cho chúng có sự khác nhau giữa nơi này với nơi khác. Sự khác biệt đó còn gọi là sự sai biệt lãnh thổ. Do đó khi nghiên cứu phải tìm hiểu mối quan hệ bên trong lãnh thổ và mối quan hệ giữa lãnh thổ nghiên cứu với các lãnh thổ lân cận. Các hệ thống tự nhiên, KT - XH của Tây Ninh có sự khác biệt cả về ngoại diện cũng như nội hàm, nhưng chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau trong chừng mực nhất định. Quan điểm này được vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm phát hiện các mối quan hệ hữu cơ trong tổng thể. Nông nghiệp là một trong những bộ phận cấu thành của hệ thống KT - XH. Vì vậy khi nghiên cứu hiện trạng phát triển nông nghiệp không thể tách rời khỏi sự phát triển KT - XH chung của tỉnh Tây Ninh. Trong khi nghiên cứu ảnh hưởng phát triển KT - XH, tôi đã xem xét, phân tích, đánh giá, tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố đối với tiềm năng phát triển nông nghiệp. Trên cơ sở đó giải quyết tốt mối quan hệ giữa tự nhiên và KT - XH, đảm bảo phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững. Do đó trong quá trình nghiên cứu sự phát triển của nông nghiệp phải có cái nhìn tổng hợp. 5.1.2. Quan điểm hệ thống Theo quan điểm này, địa lý của một tỉnh là một hệ thống bao gồm các điều kiện tự nhiên cũng như KT - XH. Như vậy về mặt địa lí tự nhiên của Tây Ninh tồn tại các hệ thống cấp thấp hơn, bao gồm các hệ thống khí hậu, đất đai, địa hình, thực - động
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) theo hướng bền vững
130 p | 752 | 109
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 297 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp
103 p | 226 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận
114 p | 198 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau
109 p | 127 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu
175 p | 169 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020
161 p | 150 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá các khu kinh tế cửa khẩu phía Nam dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội - Nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang
136 p | 122 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững
117 p | 180 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch
152 p | 176 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
139 p | 135 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tác động của quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội
195 p | 187 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phân tích kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lí kinh tế - xã hội
115 p | 114 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kì hội nhập
102 p | 118 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang)
126 p | 149 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tổ chức lãnh thổ khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
154 p | 142 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh An Giang - Thực trạng và định hướng
169 p | 123 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng sử dụng lao động ở các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
151 p | 141 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn