intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:129

37
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở tổng quan lý luận và thực tiễn về thương mại và nội thương nói riêng và lý luận về PTBV đề tài tập trung vào đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển ngành thương mại (chủ yếu nội thương) tỉnh Tuyên Quang dưới góc độ Địa lý học. Từ đó đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ngành thương mại (chủ yếu nội thương) tỉnh Tuyên Quang theo hướng hội nhập và bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐOÀN THỊ THÙY DUNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC THÁI NGUYÊN - 2017
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐOÀN THỊ THÙY DUNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 60.31.05.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Vân Anh THÁI NGUYÊN - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Vũ Vân Anh. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực. Tác giả xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về nghiên cứu của mình. Tác giả luận văn Đoàn Thị Thùy Dung i
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường ĐHSH - Đại học Thái Nguyên, các thầy cô giáo khoa Địa lý trường Đại Học sư phạm - ĐH Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS. Vũ Vân Anh - người đã luôn tâm huyết và nhiệt tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Xin gửi tấm lòng tri ân tới gia đình của tôi. Những người thân yêu trong gia đình luôn là những nguồn động viên lớn lao, luôn dành cho tôi sự quan tâm, giúp đỡ trên mọi phương diện để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Đoàn Thị Thùy Dung ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... v DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vi MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu.................................................................................................... 2 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu ............................................................. 9 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ................................................................. 10 5. Đóng góp chính của đề tài ...................................................................................... 13 6. Cấu trúc của đề tài .................................................................................................. 13 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI BỀN VỮNG ................................................................................... 14 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 14 1.1.1. Một số khái niệm .............................................................................................. 14 1.1.2. Vai trò, chức năng của phát triển thương mại .................................................. 17 1.1.3. Đặc điểm thương mại........................................................................................ 19 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại bền vững (chủ yếu hoạt động nội thương) ........................................................................................... 21 1.1.5. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ thương mại (nội thương) ........................... 26 1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 31 1.2.1. Khái quát về phát triển thương mại bền vững Việt Nam.................................. 31 1.2.2. Khái quát về phát triển thương mại vùng TDVMNBB .................................... 34 1.3. Vận dụng đánh giá phát triển thương mại bền vững cấp tỉnh.............................. 35 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 37 Chương 2: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG ........... 38 iii
  6. 2.1. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang .................................................................................................... 38 2.1.1. Vị trí, phạm vi lãnh thổ ..................................................................................... 38 2.1.2. Kinh tế - xã hội ................................................................................................. 40 2.1.3. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ................................................... 47 2.1.4. Đánh giá chung ................................................................................................. 49 2.2. Phân tích thực trạng phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang theo nội dung của các tiêu chí bền vững .......................................................... 50 2.2.1. Quy mô tăng trưởng thương mại bền vững ...................................................... 50 2.2.2. Chất lượng tăng trưởng của thương mại trên địa bàn ....................................... 57 2.2.3. Lao động và phát triển trong lĩnh vực thương mại ........................................... 60 2.2.4. Chỉ số hàng hóa thân thiện với môi trường ...................................................... 61 2.3. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh (nội thương) .............................................................................................. 65 2.3.1. Chợ truyền thống .............................................................................................. 65 2.3.2. Các loại hình thương mại khác ......................................................................... 67 2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ............................................................................................ 74 2.4.1. Thành tựu .......................................................................................................... 74 2.4.2. Hạn chế ............................................................................................................. 76 2.4.2. Những hạn chế, tồn tại ...................................................................................... 78 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ...................................................................... 78 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2020. TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025......................................................................... 83 3.1. Cơ sở đưa ra định hướng ..................................................................................... 83 3.1.1. Bối cảnh quốc tế, khu vực ................................................................................ 83 3.1.2.Bối cảnh trong nước........................................................................................... 84 3.1.3. Bối cảnh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang .......................................................... 85 3.1.4. Dự báo yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại bền vững tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 ....................................................................................... 86 iv
  7. 3.1.5. Quy hoạch phát triển thương mại bền vững tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 ......... 90 3.2. Quan điểm phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ...... 93 3.2.1.Quan điểm phát triển.......................................................................................... 93 3.2.2. Mục tiêu phát triển ............................................................................................ 94 3.3. Định hướng phát triển .......................................................................................... 95 3.3.1. Định hướng phát triển các hệ thống thị trường nội địa..................................... 95 3.3.2. Định hướng phát triển thương mại điện tử ....................................................... 97 3.3.3. Định hướng phát triển Trung tâm thông tin thương mại .................................. 98 3.4. Giải pháp phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ........ 99 3.4.1.Giải pháp về chính sách phát triển thương mại ................................................. 99 3.4.2. Mở rộng liên kết, hợp tác phát triển thương mại ............................................ 100 3.4.3 Giải pháp thúc đẩy liên kết giữa thị trường Tuyên Quang với các thị trường ngoài nước có tính chiến lược ............................................................ 101 3.4.4. Giải pháp về nguồn nhân lực phát triển thương mại ...................................... 102 3.4.5. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại ...................................................... 102 3.4.6. Giải pháp bảo vệ môi trường của Thương mại bền vững ............................... 102 3.4.7. Giải pháp ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nói chung và thương mại bền vững nói riêng của tỉnh ...... 103 3.4.8. Chính sách khuyến khích xuất khẩu và xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với sở hữu trí tuệ ..................................................................................... 104 3.4.9. Chính sách thu hút vốn phát triển thương mại................................................ 104 3.4.10. Đổi mới phương thức và năng lực quản lý Nhà nước đối với phát triển thương mại bền vững trên địa bàn ................................................................. 106 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 106 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 110 PHỤ LỤC....................................................................................................................... v
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ, ngữ đầy đủ 1 CNH- HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa 2 DN Doanh nghiệp 3 DTDVTD Doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 GDP Tổng sản phẩm trong nước 5 HĐNT Hoạt động ngoại thương 6 HNQT Hội nhập quốc tế 7 KHCN Khoa học công nghệ 8 LHQ Liên hợp quốc 9 PTBV Phát triển bền vững 10 TDVMNBB Trung du vùng miền núi bắc bộ 11 TM Thương mại 12 TMBLHH Tổng mức bán lẻ hàng hóa 13 TNTN Tài nguyên thiên nhiên 14 WB Ngân hàng thế giới 15 XNK Xuất nhập khẩu iv
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. TMBLHH và DTDVTD và cơ cấu theo thành phần kinh tế (giá thực tế) giai đoạn 2005- 2015 (Đơn vị: %) .......................................................... 31 Bảng 1.2. TMBLHH và DTDVTD theo vùng của nước ta năm 2015 ...................... 33 Bảng 1.3. TMBLHH và DTDVTD vùng TDVMNBB giai đoạn 2005 - 2013 theo giá hiện hành ........................................................................................... 34 Bảng 2.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 2006 - 2015 ... 50 Bảng 2.2: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 - 2012 ............................................................................................. 51 Bảng 2.3: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa tỉnh Tuyên Quang so với cả nước ....... 53 Bảng 2.4: Tổng số doanh nghiệp kinh doanh thương mại toàn tỉnh giai đoạn 2006 - 2012 .. 54 Bảng 2.5: Số hộ kinh doanh thương mại .................................................................... 55 Bảng 2.6. Độ mở của nền kinh tế tỉnh Tuyên Quang (ĐV: 1000 USD) ..................... 56 Bảng 2.7: So sánh ngành Thương mại với các ngành kinh tế trong GDP tỉnh Tuyên Quang (giá so sánh) ..................................................................... 57 Bảng 2.8. Lao động trong các cơ sở kinh doanh thương mại giai đoạn 2006 - 2012 ........ 61 Bảng 2.9. Thống kê hàng hóa thân thiện môi trường phân theo nhóm hàng của tỉnh Tuyên Quang .................................................................................... 63 Bảng 2.10. Số DN gây ô nhiễm môi trường của tỉnh Tuyên Quang .......................... 64 Bảng 2.11. Một số chỉ tiêu cơ bản về mạng lưới xăng dầu tỉnh Tuyên Quang .......... 69 Bảng 2.12: Một số chỉ tiêu cơ bản về mạng lưới cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng tỉnh Tuyên Quang năm 2012 .................................................... 71 Bảng 2.13: Dự báo dân số tỉnh Tuyên Quang ............................................................ 87 Bảng 2.14. Dự báo thu nhập bình quân đầu người ..................................................... 88 Bảng 2.15. Dự báo lao động trong ngành thương mại tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020.. 89 v
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Biểu đồ cơ cấu TMBLHH và DTDVTD theo ngành kinh doanh ...............32 Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang .........................................................39 Hình 2.2: Bản đồ phát triển thương mại tỉnh Tuyên Quang ........................................73 vi
  11. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Thương mại thuộc nhóm ngành dịch vụ, có lịch sử phát triển lâu đời và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế đất nước bởi nó đảm nhiệm vai trò giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các ngành, các vùng, các nước với nhau. Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói “phi thương bất phú” hay rộng hơn là “phi dịch bất hoạt”, bởi vì nếu không có ngành thương mại thì các hoạt động sản xuất vật chất cũng như nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của đời sống con người không thể được đảm bảo, được thỏa mãn, đồng thời yếu tố kích thích tái sản xuất, phát triển kinh tế, tăng nhu cầu, điều chỉnh nhu cầu về nguồn hàng sẽ không thể xảy ra. So với các nhóm ngành sản xuất vật chất thì tỷ trọng của nhóm ngành dịch vụ nói chung và ngành thương mại nói riêng trong GDP của cả nước khá cao (43,3% năm 2013, riêng thương mại là 13,4%)[6]. Đặc biệt, việc gia nhập WTO đã và đang làm cho ngành thương mại có cơ hội phát triển mạnh mẽ, mở rộng thị trường, giao lưu trao đổi. Thực tế đã chứng minh, trong những năm qua, thương mại ở nước ta đã có những bước chuyển mình vượt trội. Tuy nhiên, còn có nhiều vấn đề đặt ra từ sự hội nhập, trong đó vấn đề cơ bản nhất là trao đổi hàng hóa và khả năng cạnh tranh với thị trường thế giới. Phát triển bền vững là chủ trương là mục tiêu quan trọng xuyên suốt trong các văn kiện tài liệu của Đảng, chiến lược chính sách của Việt Nam. Đặc biệt, vấn đề phát triển bền vững trong các ngành kinh tế, trong đó có thương mại bền vững. Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đang có nhiều lợi thế về tài nguyên và con người, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao để phát triển một nền kinh tế đa dạng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tổng diện tích là có: 5.867,9 Km2, dân số: 760.289 người (năm 2015), bao gồm 07 đơn vị hành chính: Thành phố Tuyên Quang (đô thị loại III) và 6 huyện: Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na 1
  12. Hang và Lâm Bình. Nền kinh tế nông-lâm nghiệp chiếm ưu thế, mô hình kinh tế trang trại kết hợp nông lâm. Trong bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Tuyên Quang xếp ở vị trí thứ 56/63 tỉnh thành [25] Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng với tốc độ khá cao, GDP tăng bình quân năm 2014 đạt 15,52%; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 25,0 triệu đồng/người/năm; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp (nông lâm nghiệp chiếm 26%; công nghiệp - xây dựng 34,5%; dịch vụ 39,5%); thu ngân sách tỉnh năm 2014 đạt trên 65,487 triệu USD; giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 61,44 triệu USD[25]. Tuy nhiên so với tiềm năng và nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng thì hoạt động thương mại của tỉnh còn nhiều bất cập như khả năng lưu thông và trao đổi hàng hóa do cơ sở hạ tầng còn hạn chế, sự cạnh tranh của các thị trường trong và ngoài nước, chất lượng sản phẩm chưa cao, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật (mạng lưới cửa hàng bán lẻ, chợ, siêu thị…) chưa hợp lý. Do vậy, việc lựa chọn và thực hiện đề tài “Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” có ý nghĩa lí luận và thực tiễn. Việc nghiên cứu đề tài là cơ hội để tác giả vừa củng cố kiến thức địa lý học nói chung và thương mại nói riêng, vừa tăng thêm sự hiểu biết về ngành kinh tế của tỉnh Tuyên Quang. 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Trên thế giới Thương mại nói chung và phát triển thương mại bền vững có vai trò quan trọng trong hệ thống các ngành kinh tế quốc dân. Do đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này dưới nhiều khía cạnh khác nhau: Kinh tế thương mại nói chung, nội thương và ngoại thương nói riêng; hoạt động kinh tế thương mại dưới góc độ địa lý học (bao gồm cả nội thương và ngoại thương), hoạt động phát triển thương mại bền vững… 2
  13. Trên thế giới, Martin, Will (2003), “Trung Quốc gia nhập WTO: Một số bài học cho Việt Nam”, Diễn đàn Việt Nam sẵn sàng gia nhập WTO”. Chevalier, Alain (2004), “Tổng quan về Dự án VIE/61/94 Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu ở Việt Nam”, bài trình bày tại Hội thảo về xúc tiến thương mại ngày 15 tháng 9, Hà Nội. Burke Fred & Nguyen, Anne- Laure (2006), Trợ cấp xuất khẩu và việc gia nhập WTO của Việt Nam, tham luận trình bày tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 3 tháng 3 năm 2006. Sebastian Edwards, Nora Claudia Lustig (1997), “Thị trường lao động ở châu Mỹ Latinh: kết hợp bảo trợ xã hội với linh hoạt thị trường”. Công trình mô tả một cách toàn diện thực trạng hoạt động của các tổ chức lao động hiện có ở châu Mỹ Latinh, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của các tổ chức này. Công trình cũng đưa ra những khó khăn gặp phải trong quá trình cải cách thị trường lao động ở các nước châu Mỹ Latinh trong thời gian qua; những xu hướng trong cải cách thị trường sức lao động và những vấn đề cần giải quyết đối với thị trường lao động ở châu Mỹ Latinh như: vấn đề chất lượng lao động, vấn đề cung - cầu lao động trên thị trường, vấn đề tiền lương, vấn đề quản lý lao động Caroleo, Floro Ernesto; Destefanis, Sergio (biên soạn) (2006), “Thị trường lao động châu Âu”. Cuốn sách cung cấp một số khái niệm về thị trường lao động và kinh nghiệm phối hợp giữa các nền kinh tế châu Âu trong phát triển thị trường lao động. Đặc biệt, tập trung nghiên cứu việc phát triển thị trường lao động trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của các nước Đông Âu. Cuốn sách cũng thực hiện nghiên cứu trên một số lĩnh vực cụ thể như: ảnh hưởng của những cú sốc kinh tế đến việc làm (khu vực, quốc gia, ngành); mối quan hệ giữa hiệu quả thị trường lao động và vấn đề thất nghiệp; tính linh hoạt của tiền lương trong các nước thành viên EU và vai trò của thị trường sức lao động đối với nền kinh tế; vấn đề việc làm và thất nghiệp Quan niệm “phát triển bền vững” xuất hiện từ những năm đầu của thập kỷ 80 của thế kỷ 20 và chính thức được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 trong báo 3
  14. cáo “Tương lai của chúng ta” của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới thuộc Liên hiệp quốc vào năm 1987 với hàm ý “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” . Những năm sau đó, trên bình diện quốc tế, vấn đề phát triển bền vững ngày càng được nhiều các quốc gia quan tâm và trở thành yêu cầu phát triển trên phạm vi toàn cầu. Tại Hội nghị thượng đỉnh quốc tế tại Rio de Janeiro, Brazil năm 1992, các quốc gia đã đồng thuận thông qua tuyên bố Rio, xác định các hành động cho sự phát triển bền vững của toàn thế giới trong thế kỷ thứ 21. Đây là những nguyên tắc chung nhất để các quốc gia có thể vận dụng vào việc xây dựng các nguyên tắc phát triển bền vững cho phù hợp với điều kiện của nước mình. Sau Hội nghị này, Chính phủ nhiều nước đã xây dựng chương trình Nghị sự 21 quốc gia [7]. 2.2. Việt Nam - Nghiên cứu về thương mại Đề cập đến cơ sở lý luận của hoạt động thương mại trong đó có nội thương trước hết phải kể đến các giáo trình của các tác giả: Đặng Đình Đào “Giáo trình kinh tế thương mại” (2012). NXB Thống kê Hà Nội [17]; ; Viện nghiên cứu thương mại, 2007. “Giải pháp phát triển các mô hình kinh doanh chợ”. Đề tài khoa học cấp bộ ; Nguyễn Thị Nhiễu, (2007). “Nghiên cứu các hoạt động bán buôn, bán lẻ của một số nước và kinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam”. Đề tài khoa học cấp bộ ; Đinh Văn Thành, 2005. “Đánh giá thực trạng và định hướng tổ chức các kênh phân phối một số mặt hàng chủ yếu ở nước ta từ năm 2001 đến nay”[31]. Đề tài khoa học cấp bộ. Ngoài ra còn có các bài viết được đăng trên các kỷ yếu và tạp chí: Bộ Thương mại, 2011 Kỷ yếu hội thảo “Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020”. Nhà xuất bản Công thương Hà Nội[5]; Nguyễn Thị Nhiễu, (2006). “Siêu thị - phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam”. NXB Lao động - xã hội; Ngân hàng phát triển Châu Á”, 2007. “Siêu thị và người nghèo ở Việt Nam”… 4
  15. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế” - Bộ Thương mại và Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội - 2003 đã phân tích khá cụ thể về các vấn đề của thương mại[28]. Gần đây nhất, trong cuốn “Địa lý dịch vụ, tập II: Địa lý thương mại và du lịch” của hai tác giả Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông (đồng chủ biên) [35],các giáo trình “Địa lý kinh tế - xã hội đại cương” Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), “Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam” Lê Thông (chủ biên) đã đề cập khá chi tiết và đầy đủ về các vấn đề của nội thương dưới góc độ địa lý học[35]. Nhìn chung có thể thấy về nội thương nói riêng đã được nghiên cứu trên rất nhiều giáo trình, các công trình khoa học, làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho quá trình nghiên cứu của tác giả vận dụng vào địa bàn cấp tỉnh. Một số chính sách và giải pháp chủ yếu cấp bách nhằm phát triển quan hệ thương mại khu vực biên giới Việt - Trung. Đây là đề tài nghiên cứu cấp bộ, của Bộ thương mại, hoàn thành năm 2000; đã tập trung đi sâu nghiên cứu thực trạng các hoạt động thương mại tại khu vực biên giới Việt - Trung, đánh giá hệ thống chính sách mậu dịch biên giới của Trung Quốc và ảnh hưởng của nó tới môi trường thương mại khu vực biên giới Việt -Trung; trên cơ sở đó đã đưa ra các quan điểm và đề xuất các giải pháp chủ yếu để thúc đẩy sự phát triển thương mại khu vực biên giới Việt - Trung[19]. Phương hướng phát triển kinh tế cửa khẩu biên giới Việt - Trung trong giai đoạn tới, trên Tạp chí Thông tin Kinh tế - Xã hội, số 1 năm 2003. Bài viết đã xác định vị trí, vai trò của một số cửa khẩu quốc tế trên tuyến biên giới Việt - Trung và đưa ra một số ưu tiên trong định hướng phát triển KTCK trong thời gian tới[27]. Phát triển thương mại trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng của TS. Nguyễn Văn Lịch, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2005, đã đi sâu phân tích và làm rõ những luận cứ khoa học của việc xây dựng hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; đánh giá thực trạng phát triển thương mại trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - 5
  16. Hà Nội - Hải Phòng; phân tích tác động của hành lang kinh tế đối với việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và đưa ra các giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại khu vực hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Các giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) [27]; đề tài cấp bộ do TS Nguyễn Văn Lịch chủ nhiệm, Hà Nội năm 2005, đã phân tích và làm rõ được vai trò của việc phát triển thương mại giữa Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; đánh giá được thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, Trung Quốc; đề xuất quan điểm, dự báo và một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, Trung Quốc. Ngoài ra, còn nhiều bài viết đăng tải trên các kỷ yếu hội thảo như Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng” tại Lào Cai, tháng 11/2005; Kỷ yếu Hội thảo khoa học giữa Học viện Tài chính (Việt Nam) và Học viện kinh tế tài chính Quảng Tây (Trung Quốc) “Kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc triển vọng và giải pháp thúc đẩy”, tổ chức tại Hà Nội, 2006; Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Các giải pháp phát triển hai hành lang một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc trong bối cảnh mới” tổ chức tại Lào Cai tháng 12/2007… - Nghiên cứu về phát triển bền vững Ở Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững đã được nhận thức khá sớm và ngày càng được hoàn thiện, thể hiện trong nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng. Ngay từ Đại hội lần thứ III (năm 1960) và Đại hội lần thứ IV (năm 1976), Đảng ta đã đặt ra mục tiêu rõ ràng: “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Đại hội lần thứ VII, Đảng ta đã đề ra: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn 6
  17. hóa, bảo vệ môi trường”; Đại hội VIII đã nhấn mạnh: “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái”; Đại hội lần thứ IX đã thông qua mục tiêu chiến lược 10 năm (2001- 2010) tập trung: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”; Đại hội lần thứ X chỉ rõ: “Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững hơn, gắn với phát triển con người”[14]. Quán triệt quan điểm của Đảng, Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cũng đã khẳng định rất rõ mục tiêu tổng quát là: “Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài”. Như vậy, cho đến nay, các khái niệm về phát triển bền vững tuy có sự khác nhau ở phạm vi, nhưng đều phản ánh bản chất chung của phát triển là sự kết hợp giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội, môi trường một cách hài hòa, linh hoạt và ổn định. Ở nước ta mới xác định chính thức quan niệm và các nội dung cơ bản của phát triển bền vững đất nước, thể hiện tại văn bản "Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam" (ban hành kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004)[37]. Về phương diện cơ sở khoa học, có một thực tế là cho đến nay, chính sách phát triển các lĩnh vực (công nghiệp, nông nghiệp, thương mại...) và gắn với quản lý nhà nước là các ngành ở nước ta thường được hoạch định trên cơ sở quan niệm nhằm phục vụ phát triển bền vững đất nước chứ chưa phải đích thực là phát triển bền vững lĩnh vực (ngành). Hiện đã có những nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài về phát triển bền vững thương mại với những nội dung cơ bản và cũng rất cần sự chính thức hóa, trước hết cho hoạch định chính sách phát triển lĩnh vực thương mại. Tại 7
  18. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 153/2004/QĐ-TTg nói trên đã yêu cầu các bộ ngành, địa phương “căn cứ vào Định hướng chiến lược về phát triển bền vững ở Việt Nam, xây dựng và thực hiện Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Bộ, ngành và địa phương mình” [37]và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã có Thông tư số 01/2005/TT-BKH ngày 9/3/2005 hướng dẫn triển khai Quyết định nói trên của Thủ tướng Chính phủ. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến những vấn đề lý thuyết về phát triển thương mại bền vững, mạng lưới chợ, chỉ ra vị trí, tầm quan trọng của thương mại, tình hình phát triển hoạt động thương mại tại các tỉnh. Tuy nhiên, một loạt vấn đề mà các công trình nghiên cứu đã công bố chưa được đề cập hoặc được đề cập nhưng chưa có hệ thống và là nhiệm vụ mà chủ đề luận văn này cần giải quyết là: Khái niệm về thương mại và thương mại bền vững; nội hàm của các khái niệm này; cơ sở thực tiễn của phát triển thương mại; nội dung của các tiêu chí đánh giá phát triển thương mại bền vững. Thực trạng phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện nay; thành tựu và hạn chế của phát triển thương mại bền vững trong thời gian qua. Quan điểm, phương hướng và những giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển thương mại bền vững tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới. Đối với Tuyên Quang, trong những năm vừa qua vấn đề phát triển kinh tế xã hội nói chung và thương mại nói riêng luôn giành được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang. Tuyên Quang là một tỉnh có tiềm năng rất lớn về thương mại. Do vậy, được sự quan tâm rất nhiều của các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh tham gia nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu như: Dự án quy hoạch phát triển mạng lưới TTTM và siêu thị đến năm 2020 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang, năm 2009[25]. 8
  19. Dự án điều chỉnh, bổ sung cục bộ quy hoạch mạng lưới chợ, trung tâm thương mại và siêu thị tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020; Quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại nông thôn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, năm 2015… Như vậy, qua quá trình tìm hiểu các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam thì mỗi công trình nghiên cứu đều có đóng góp tích cực ở các góc độ tiếp cận khác nhau. Các công trình chỉ dừng lại ở việc phân tích rõ tiềm năng, nguồn lực, hiện trạng và xác định khung pháp lý hướng tới PTBV cho KTXH của tỉnh chưa đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu vấn đề PTTMBV. Do vậy, việc nghiên cứu PTTMBV trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang là hoàn toàn cấp thiết. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Trên cơ sở tổng quan lý luận và thực tiễn về thương mại và nội thương nói riêng và lý luận về PTBV đề tài tập trung vào đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển ngành thương mại (chủ yếu nội thương) tỉnh Tuyên Quang dưới góc độ Địa lý học. Từ đó đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ngành thương mại (chủ yếu nội thương) tỉnh Tuyên Quang theo hướng hội nhập và bền vững. 3.2. Nhiệm vụ - Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về hoạt động thương mại nói chung và PTBV, vận dụng cho địa bàn cấp tỉnh. - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố hoạt động thương mại (chủ yếu nội thương) bền vững tỉnh Tuyên Quang. - Phân tích thực trạng phát triển thương mại (tập trung vào nội thương) theo nội dung của tiêu chí bền vững trong giai đoạn 2005 - 2013. - Đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động thương mại bền vững của tỉnh trong tương lai. 3.3. Giới hạn - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động thương mại bền vững hoạt động (trong đó chủ yếu là hoạt động nội thương) dưới góc độ địa lý học, cụ thể là: 9
  20. + Đánh giá các nhân tố (kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên…) ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động thương mại bền vững tỉnh Tuyên Quang. + Phân tích thực trạng phát triển và phân bố hoạt động thương mại theo nội dung của các tiêu chí bền vững, tập trung nghiên cứu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, các mặt hàng chính và một số hình thức chủ yếu của hoạt động nội thương (chợ, siêu thị…). + Đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động thương mại bền vững của tỉnh trong tương lai. - Về phạm vi lãnh thổ: Nghiên cứu hoạt động thương mại bền vững (chủ yếu nội thương) trên địa bàn tỉnh với sự phân hóa theo các huyện, thị xã, thành phố, có chú ý so sánh với các tỉnh lân cận. - Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong giai đoạn 2006- 2013, định hướng đến năm 2020 tầm nhìn 2025. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ Mỗi lãnh thổ địa lý có những đặc điểm riêng và nghiên cứu Địa lý là phải tìm ra được những nét tương đồng, khác biệt giữa các lãnh thổ đó. Trong đề tài này, quan điểm lãnh thổ được tác giả vận dụng qua việc đánh giá, so sánh các tiềm năng cũng như thực trạng, giải pháp phát triển ngành thương mại của tỉnh với các tỉnh xung quanh nhằm làm nổi bật nét độc đáo, riêng biệt của tỉnh Tuyên Quang. Các đối tượng địa lý là các địa tổng thể nên đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách tổng hợp. Quan điểm tổng hợp được tác giả vận dụng qua việc đánh giá những thành tựu trong hiện trạng phát triển hoạt động nội thương tỉnh Tuyên Quang, là kết quả tổng hợp của những nhân tố tác động mà ở đó nổi bật hơn cả là các nhân tố về vị trí địa lý, hạ tầng cơ sở, nguồn lao động, đường lối chính sách… 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2