Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An
lượt xem 9
download
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An giới thiệu tới các bạn những nội dung về cơ sở lý luận; thực trạng và giải pháp tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Hồng Thấm TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Hồng Thấm TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI TỈNH LONG AN Chuyên ngành : Địa lý học Mã số : 60 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS ĐẶNG VĂN PHAN Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, các số liệu, nội dung trong luận văn là trung thực. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013. Tác giả luận văn Trần Hồng Thấm
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi dã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của thầy cô giáo, người thân trong gia đình, đồng nghiệp và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới những người đã quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Xin gởi lời cảm ơn đến thầy giáo – PGS.TS Đặng Văn Phan – Trường Đại học Dân lập Cửu Long đã nhiệt tình định hướng, dẫn dắt và góp ý đến cuối cùng cho luận văn này. Đặc biệt, xin gởi lời cảm ơn đến Chi cục thống kê tỉnh Long An, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các huyện thuộc vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An, Phân viện Quy hoạch và Phát triển Nông nghiệp miền Nam – Tp. Hồ Chí Minh… đã cung cấp nguồn tài liệu quý báu để tôi hoàn thiện nhanh chóng luận văn này. Cảm ơn những người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, ủng hộ, tạo điều kiện để tôi có đủ thời gian và nghị lực hoàn thành luận văn đúng thời hạn. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013. Tác giả luận văn Trần Hồng Thấm
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các hình Danh mục các bảng MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 T 2 2T Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ T 2 T 2 T 2 NÔNG NGHIỆP ................................................................................... 8 T 2 1.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................ 8 T 2 2T 1.1.1. Tổng quan về Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ........................................... 8 T 2 T 2 1.1.2. Vai trò của sự lựa chọn các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp T 2 đối với phát triển nông nghiệp ................................................................ 11 T 2 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ................... 13 T 2 T 2 1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 17 T 2 2T 1.2.1. Một số hình thức Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trên thế giới ................ 17 T 2 T 2 1.2.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam ....................... 25 T 2 T 2 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng Đồng Tháp T 2 Mười tỉnh Long An .......................................................................................... 29 2T 2.2.1. Vị trí địa lí ............................................................................................... 29 T 2 2T 2.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên tự nhiên .............................................. 31 T 2 T 2 2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 43 T 2 T 2 2.3. Thực trạng Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng Đồng Tháp Mười .................. 55 T 2 T 2 2.3.1. Hoạt động của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh T 2 Long An .................................................................................................. 55 2T 2.3.2. Thực trạng sử dụng đất vùng Đồng Tháp Mười ..................................... 56 T 2 T 2 2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp của vùng ...................... 59 T 2 T 2 2.3.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng Tháp Mười .................... 63 T 2 T 2
- 2.3.5. Mức độ tổ chức các hình thức lãnh thổ nông nghiệp vùng Đồng Tháp T 2 Mười tỉnh Long An ................................................................................. 82 T 2 2.3.6. Cánh đồng mẫu lớn – một trong những hình thức sản xuất nông T 2 nghiệp mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao ............................................. 89 T 2 2.3.7. Nông nghiệp và nông thôn mới – những thành tựu đạt được ................. 92 T 2 T 2 2.3.8. Những tồn tại và thách thức trong khai thác tài nguyên, xây dựng cơ T 2 sở hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng Tháp Mười ........... 93 T 2 3.1. Những căn cứ ban đầu ....................................................................................... 95 T 2 2T 3.1.1. Kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Long An đến 2020.... 95 T 2 T 2 3.1.2. Giải pháp phát triển nông – lâm - ngư nghiệp tỉnh Long An .................. 96 T 2 T 2 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng T 2 Đồng Tháp Mười tỉnh Long An ...................................................................... 97 T 2 3.2.1. Phân vùng nông nghiệp ........................................................................ 97 T 2 T 2 3.2.2. Phân nhóm sản phẩm nông nghiệp ....................................................... 99 T 2 T 2 3.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp trong T 2 nền kinh tế thị trường theo hướng hiện đại và bền vững ................... 100 T 2 3.2.4. Đầu tư và phát triển nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp T 2 và cơ chế quản lí hiệu quả .................................................................. 114 T 2 3.2.5. Liên kết nông – công – dịch vụ, chuyên môn hóa sản xuất ............... 119 T 2 T 2 3.2.6. Đầu tư nâng cấp và xây mới hệ thống cơ sở hạ tầng .......................... 120 T 2 T 2 3.2.7. T 2 Đầu tư vốn, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến và đào tạo nhân lực .. 123 T 2 3.2.8. Tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ, đổi mới tổ chức, hoàn T 2 thiện cơ chế chính sách và hình thành các dự án đầu tư .................... 125 T 2 3.2.9. Xây dựng cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa ... 127 T 2 T 2 3.2.10. Hoàn thiện chương trình nông nghiệp, nông dân và nông thôn mới .. 129 T 2 T 2 3.2.11. Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp và bảo vệ môi trường ................ 130 T 2 T 2 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 131 T 2 T 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 134 T 2 2T PHỤ LỤC T 2 2T
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ĐTM : Đồng Tháp Mười (thuộc Long An) “ĐTM” : Đồng Tháp Mười (thuộc Đồng bằng sông Cửu Long) GTSX : Gía trị sản xuất HTX : Hợp tác xã KT-XH : Kinh tế - xã hội KH-CN : Khoa học - công nghệ TCLTNN : Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. T 2 Thống kê diện tích các loại đất của vùng phân theo huyện – thị ...................... 33 T 2 Bảng 2.2. T 2 Mực nước đỉnh lũ một số vị trí trong vùng Đồng Tháp Mười .......................... 39 T 2 Bảng 2.3. T 2 Diễn biến diện tích rừng của vùng Đồng Tháp Mười qua các năm ................. 41 T 2 Bảng 2.4. T 2 Số đơn vị hành chính, diện tích, dân số và mật độ dân số trung bình của Đồng Tháp Mười ................................................................................................... 44 2T Bảng 2.5. T 2 Mật độ dân số và bình quân đất nông nghiệp Đồng Tháp Mười 45 T 2 Bảng 2.6. T 2 Dân số trung bình năm 2011 phân theo giới tính, thành thị - nông thôn theo đơn vị hành chính của vùng .................................................................................. 46 T 2 Bảng 2.7. T 2 GDP và ngành sản xuất chính của các huyện vùng ĐTM ................................ 47 T 2 Bảng 2.8. T 2 Diện tích tưới của các công trình thủy lợi tỉnh Long An đến năm 2009 .......... 50 T 2 Bảng 2.9. T 2 Hiện trạng sử dụng đất của vùng phân theo huyện – thị .................................... 57 T 2 Bảng 2.10. GTSX và cơ cấu GTSX nông lâm ngư nghiệp vùng Đồng Tháp Mười ......... 60 T 2 T 2 Bảng 2.11. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi vùng Đồng Tháp Mười ........................... 72 T 2 T 2 Bảng 2.12. Số hợp tác xã của vùng Đồng Tháp Mười, năm 2011 ....................................... 86 T 2 T 2 Bảng 3.1. T 2 Quy mô sản xuất ngành chăn nuôi ..................................................................... 107 T 2 Bảng 3.2. T 2 Quy mô sản xuất ngành lâm nghiệp Đồng Tháp Mười ................................... 108 T 2 Bảng 3.3. T 2 Một số chỉ tiêu quy hoạch phát triển sản xuất thủy sản đến năm 2020 .......... 112 T 2
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ hành chính vùng đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Long An ............30 T 2 T 2 Hình 2.2. Lượng mưa theo tháng, năm 2009 ..........................................................37 T 2 T 2 Hình 2.3. Lưu lượng nước ngầm khai thác của vùng Đồng Tháp Mười ................38 T 2 T 2 Hình 2.4. Cơ cấu ngành sản xuất chia theo nông hộ ..............................................61 T 2 T 2 Hình 2.5. Biểu đồ phân bố diện tích rừng vùng Đồng Tháp Mười năm 2011 ...............75 T 2 T 2 Hình 3.1. Bản đồ phân vùng nông nghiệp vùng Đồng Tháp Mười ........................98 T 2 T 2 Hình 3.2. Mô hình phát triển bền vững ................................................................131 T 2 T 2 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1. Mối liên kết 4 nhà trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ ........................129 T 2 T 2
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sản xuất nông nghiệp là một bộ phận không thể thiếu trong tổng thể KT-XH của vùng ĐTM tỉnh Long An nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng chương trình nông thôn mới và phát huy vai trò chủ thể của người nông dân trong nền kinh tế thị trường và hội nhập, là nhiệm vụ chiến lược góp phần tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự xã hội, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng coi trọng chất lượng và gia tăng giá trị, gắn sức sản xuất với công nghiệp chế biến và kết nối chặt chẽ với thị trường tiêu thụ. Tập trung đầu tư xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi xác định là nông sản hàng hóa chủ lực có lợi thế cạnh tranh, trên cơ sở sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng cơ cấu phát triển cân đối, hài hòa và vững chắc trong cơ cấu ngành nông nghiệp và các ngành liên quan: nông nghiệp – thủy sản, nông nghiệp – lâm nghiệp, trồng trọt – chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp hợp lí, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn, xây dựng mô hình canh tác tối ưu nhằm gia tăng giá trị sản lượng và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp phải đi đôi với xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH-HĐH, dân chủ hóa và hợp tác hóa. Đồng thời chú trọng nâng cao dân trí, đào tạo sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực ở nông thôn, tạo sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa khu vực nông thôn và khu vực đô thị. Xây dựng các hình thức sản xuất canh tác trên quy mô lớn, liên kết 4 nhà để có thể phát triển bền vững cả về mặt KT-XH và cảnh quan môi trường. Đặc biệt chú trọng ứng dụng công nghệ cao, hệ thống canh tác tối ưu, hướng tới nền nông nghiệp
- 2 "an toàn" với sản phẩm hàng hóa là nông nghiệp có độ an toàn thực phẩm cao, coi đây là một bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp. Vùng ĐTM đã từng là một trong những vùng khó khăn nhất trong vấn đề sản xuất kinh tế và phát triển đời sống nông thôn của cả nước. Nhưng hiện hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra với quy mô ngày càng lớn cả về số lượng lẫn chất lượng, trở thành vùng sản xuất lúa hàng đầu của cả nước, việc phát huy thế mạnh của các hình thức TCLTNN là một trong những vấn đề quan trọng để cải thiện và nâng cao GTSX trong nông nghiệp, nhất là trong thời kì hội nhập nền kinh tế thị trường hiện nay. "Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An" sẽ mang lại những kết quả nhất định trong quá trình nghiên cứu, sẽ góp phần đánh giá lại thực trạng và đưa ra một số giải pháp cho vấn đề phát triển nông nghiệp của vùng ĐTM tỉnh Long An và cả tỉnh Long An hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đề tài liên quan nông nghiệp ĐTM có: - Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, Quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao phục vụ chế biến xuất khẩu vùng Đồng Tháp Mười, 2012. Tổng quan nền nông nghiệp của tỉnh và phân tích khả năng phát triển của cây lúa chất lượng cao ở 25 xã thuộc 5 huyện thuộc ĐTM tỉnh theo hướng phục vụ chế biến xuất khẩu. - Hội thảo chuyên đề: “Thực trạng và giải pháp sau 25 năm phát triển Đồng Tháp Mười” tổ chức tại tỉnh Đồng Tháp 18.08.2012, về những sự thay đổi rất tích cực và trở thành một trong những vựa lúa lớn nhất cả nước của vùng. Đồng thời nêu ra một số mặt tiêu cực, những mặt chưa phát huy được của vùng trong quá trình phát triển kinh tế, từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể cho phát triển vùng. - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Long An, Quy hoạch phát triển nông – lâm – ngư nghiệp tỉnh Long An đến năm 2020, 2012. Thực trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh và quy hoạch phát triển đến năm 2020, trong đó đề cập đến sự hoạt động và phát triển của một số huyện thuộc ĐTM của tỉnh qua thực trạng phát triển, các bảng số liệu thống kê, những đặc điểm tự nhiên...
- 3 - Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An, Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tế - xã hội Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, 2012. Giới thiệu tổng thể phát triển KT-XH tỉnh, hoạt động kinh tế của từng ngành và các vùng: Vùng Đồng Tháp Mười, Vùng phía Tây, Vùng hạ. - Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An, Sơ kết thực hiện “Cánh đồng mẫu lớn” năm 2012 và ghi chép sổ tay sản xuất lúa theo VietGAP năm 2012, của tỉnh Long An được xây dựng tập trung tại vùng ĐTM tỉnh Long An, nhằm xem xét lại tình hình thực hiện, hoạt động của mô hình sản xuất nông nghiệp này – một trong những mô hình được đánh giá có hiệu quả nhất trong sản xuất nông nghiệp hiện nay và đưa ra một số giải phát khắc phục những hạn chế nhất định để có thể nhân rộng hình thức sản xuất này lớn mạnh hơn. - “ Đồng Tháp Mười – 10 năm khai thác và phát triển kinh tế -xã hội (1985 – 1995)”, 1997 của Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia – Nêu các quá trình khai thác, đặc điểm các điều kiện tự nhiên, KT-XH, đưa ra các căn cứ khoa học nhằm định hướng và một số giải pháp phát triển kinh tế vùng ĐTM. - “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Đồng Tháp Mười (2001 - 2010)”, 2000 của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – Phân tích các nguồn lực, hiện trạng sử dụng chúng của vùng “ĐTM” đưa ra các mục tiêu nhằm định hướng và đưa ra một số giải pháp phát triển kinh tế vùng “ĐTM” - “ Xác lập căn cứ khoa học cho quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười – Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp”, 1998 của Trung tâm Nghiên cứu miền Nam - Phân tích các nguồn lực, xác lập căn cứ khoa học cho vùng ngập lũ “ĐTM” đưa ra các phương án phát triển KT-XH trên những căn cứ khoa học đề xuất đến năm 2020 - Báo cáo chuyên đề “Đánh giá khả năng đất đai để phát triển nông – lâm nghiệp của vùng Đồng Tháp Mười”, 1998 của Trung tâm Bản đồ Tài nguyên tổng hợp – Nêu tổng quan về vị trí, đặc điểm tự nhiên, KT-XH và phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên tác động đến sử dụng đất, thực trạng sử dụng đất và xác lập căn cứ khoa học định hướng phát triền tài nguyên đất vùng “ĐTM”.
- 4 - Các “Văn bản báo cáo tình hình phát triển nông – lâm – ngư nghiệp của tỉnh Long An” vào các năm 2005, 2010, 2011 cùng với “ Kết quả tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và thủy sản năm 2006 và năm 2011”– của Phòng Nông nghiệp trực thuộc Tổng cục Thống kê tỉnh Long An – Nêu các giá trị về: số lượng, chất lượng, thuộc tính, cấu trúc… của các vật nuôi, cây trồng, cơ sở vật chất, kĩ thuật hạ tầng… nhận xét: nguyên nhân và kết quả về mức độ tăng trưởng, sự chênh lệch giữa các đối tượng và qua một số năm theo đơn vị hành chính huyện, tỉnh, xã. - Các “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội” của các huyện thuộc vùng ĐTM tỉnh Long An đến năm 2010 bao gồm Mộc Hóa, Tân Thạnh, Đức Huệ và đến năm 2020 gồm Tân Hưng, Vĩnh Hưng và Thạnh Hóa – Phân tích, đánh giá, định hướng và đưa ra những phương án cụ thể để phát huy các nguồn lực để góp phần phát triển KT-XH địa phương hiệu quả hơn. - “Niên giám Thông kê”, 2005 và 2011 của các huyện trong vùng Đồng tháp Mưởi tỉnh Long An của Phòng Thống kê các huyện thiết lập - Thống kê các chuỗi dữ liệu số và số hóa các dữ liệu phân theo từng lĩnh vực tự nhiên, dân cư và KT-XH theo đơn vị hành chính huyện và xã. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu - Đánh giá tiềm năng phát triển nông – lâm – ngư nghiệp và các hình thức tổ chức lãnh thổ nông – lâm – ngư nghiệp các huyện vùng ĐTM tỉnh Long An. - Đưa ra một số giải pháp để phát huy hiệu quả hoạt động các hình thức TCLTNN góp phần xây dựng phát triển nền nông nghiệp toàn diện, bền vững, tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, gia tăng giá trị, sản lượng, lợi nhuận và thu nhập trên một đơn vị diện tích trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh các sản phẩm ngành nông nghiệp trong thời gian tới; thay đổi bộ mặt nông thôn trong nền kinh tế thị trường. 3.2. Nhiệm vụ Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
- 5 - Thông qua nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng nội dung phát triển các hình thức TCLTNN của Việt Nam và tỉnh Long An, nhằm định hướng phát triển các hình thức TCLTNN vùng ĐTM thuộc tỉnh Long An. - Phân tích tiềm năng, hiện trạng phát triển các hình thức TCLTNN của vùng ĐTM thuộc tỉnh Long An. - Trên cơ sở lý luận về TCLTNN nhằm xây dựng phát triển nông nghiệp của tỉnh và vùng ĐTM tỉnh Long An, đưa ra một số giải pháp phát triển hình thức TCLTNN vùng ĐTM thuộc tỉnh Long An. 4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 4.1. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu sâu các vấn đề có liên quan đến TCLTNN, phát triển nông nghiệp theo cơ cấu ngành, các hình thức sản xuất nông nghiệp, mối liên hệ giữa nông nghiệp và nông thôn. Qua đó, đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của các hoạt động sản xuất nông nghiệp, để có những giải pháp hiệu quả cho ngành và cải thiện chất lượng cuộc sống người làm nông nghiệp, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao trong thời kì mới. Về không gian: giới hạn trong phạm vi địa bàn phát triển nông nghiệp các huyện: Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ, Thủ Thừa (4 xã Bắc Thủ Thừa) và Bến Lức (3 xã ở Tây sông Vàm Cỏ) tỉnh Long An. Về thời gian: Luận văn nghiên cứu sâu về Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng ĐTM thuộc tỉnh Long An trong giai đoạn 2000 - 2020 4.2. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu tổng quan các cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc TCLTNN phát triển ngành nông nghiệp vùng ĐTM tỉnh Long An trong mối liên hệ phát triển nông nghiệp và tình hình phát triển KT-XH của tỉnh trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới. Phân tích tiềm năng, hiện trạng và đề xuất một số giải pháp cho các hình thức sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp với hiệu quả kinh tế cao cho vùng ĐTM tỉnh Long An.
- 6 5. Các phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu sử dụng Trong suốt quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp khác nhau, bổ sung, hỗ trợ nhau tạo điều kiện để hoàn thành luận văn có cơ sở khoa học. 5.1. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp Dựa trên cơ sở các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài có được trong quá trình tìm hiểu, thu thập liên quan đến nội dung đề tài: tài liệu nghiên cứu về tỉnh Long An, vùng “ĐTM”, vùng ĐTM tỉnh Long An, các số liệu thống kê của tỉnh, huyện qua các năm, các loại bản đồ, các ảnh chụp về lãnh thổ... nhằm thống kê, mô tả, so sánh, đối chiếu, tổng hợp để đưa ra một cái nhìn tổng thể, xác thực mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sản xuất của ngành nông nghiệp, các hình thức sản xuất phân hóa theo lãnh thổ, hiện trạng phát triển nền nông nghiệp... đưa ra giải pháp cụ thể cho sự phát triển nền nông nghiệp cho vùng ĐTM của tỉnh và tỉnh nhà trong thời gian sắp tới. 5.2. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Là phương pháp đặc thù của nghiên cứu địa lý nói chung và địa lý nông nghiệp nói riêng. Phương pháp này xuyên suốt trong quá trình tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu. Một số nội dung được xúc tích hơn, dễ so sánh, rõ ràng hơn nhờ sự hỗ trợ của các bản đồ, biểu đồ qua các bản đồ về thực trạng sản xuất nông nghiệp nhằm đưa ra những giải pháp cho TCLTNN cho vùng ĐTM tỉnh Long An. 5.3. Phương pháp thực địa Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp này luôn được coi trọng nhằm có được cái nhìn thực tế về đặc trưng lãnh thổ nghiên cứu. 5.4. Phương pháp khai thác phần mềm của hệ thống thông tin Các chương trình phần mềm xử lý các thông tin như Excel, Word, Mapinfo… được sử dụng để xử lý, phân tích kết quả điều tra và thể hiện qua các bảng thống kê, các bản đồ, biểu đồ, sơ đồ… thể hiện trong đề tài. Nguồn số liệu sử dụng trong luận văn: được thu thập từ: niên giám thống kê của tỉnh Long An và 6 huyện thuộc ĐTM của tỉnh, từ các báo cáo tổng kết tình hình
- 7 phát triển KT-XH của ngành và các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan như đã nêu ở phần tài liệu tham khảo. 6. Những đóng góp mới của luận văn Hệ thống hóa, làm rõ và đánh giá các nội dung: các nhân tố ảnh hưởng, hiện trạng TCLTNN và những giải pháp cụ thể cho quá trình phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao nhất nhưng vẫn đảm bảo duy trì môi trường sinh thái và vấn đề an sinh xã hội dần cải thiện và ổn định. Sưu tầm, phân tích, tổng hợp và rút ra một số bài học kinh nghiệm, kế thừa và phát huy những thế mạnh và hạn chế những điểm yếu trong quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp cho vùng ĐTM của tỉnh nói riêng và cả tỉnh Long An nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn: ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, mục lục, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An.
- 8 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Tổng quan về Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp - Tổ chức lãnh thổ là gì? Theo E.B. Alaev “ Khái niệm tổ chức lãnh thổ xã hội, trong nghĩa rộng của từ này bao gồm những vấn đề liên quan đến phân công lao động theo lãnh thổ, phân bố các lực lượng sản xuất, có sự khác biệt về vùng trong quan hệ sản xuất, mối quan hệ tương hỗ giữa xã hội và thiên nhiên, cũng như các vấn đề chính sách về vùng KT- XH. Ở một nghĩa hẹp hơn, nó bao gồm các phạm trù như tổ chức lãnh thổ hành chính của nhà nước, quản lí vùng về sản xuất, sự hình thành các thành tạo lãnh thổ về tổ chức – kinh tế, sự xác định các khách thể vùng của quản lí, sự phân vùng KT-XH...” “Tổ chức lãnh thổ xã hội là sự kết hợp các cơ cấu lãnh thổ đang hoạt động (bố trí, sắp xếp dân cư, các hoạt động sản xuất, sử dụng tài nguyên thiên nhiên…), được liên kết lại bởi các cơ cấu quản lí với mục đích tái sản xuất cuộc sống cua3 xã hội phù hợp với các mục đích và trên cơ sở các quy luật kinh tế hiện hành trong hình thái KT-XH đó.” Ở Việt Nam “Tổ chức không gian” KT-XH và “Tổ chức lãnh thổ” KT-XH gần như đồng nghĩa trong khoa học địa lý. Chúng tôi hiểu tổ chức lãnh thổ KT-XH dưới hai khía cạnh: Thứ nhất, tổ chức lãnh thổ như toàn bộ quá trình hay hành động của con người nhằm phân bố các cơ sở sản xuất và dịch vụ, phân bố dân cư, sử dụng tự nhiên, có tính đến các mối quan hệ, liên hệ của chúng, các sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng. Các hành động này thực hiện phù hợp với các mục tiêu của xã hội và trên cơ sở các quy luật kinh tế hoạt động trong hình thái KT-XH ấy. Mục tiêu cơ bản của tổ chức lãnh thổ là nhằm tiết kiệm lao động xã hội nhờ cải thiện cơ cấu sản xuất-lãnh thổ của nền kinh tế và cải thiện cơ cấu tổ chức sản xuất của đất nước hay của từng vùng
- 9 cụ thể. Tổ chức lãnh thổ cũng nhằm phát triển tổng hợp, có hiệu quả cao nền sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên. Có thể nói, tổ chức lãnh thổ KT-XH là một biện pháp quan trọng nhằm phát triển bền vững. Thứ hai, tổ chức lãnh thổ KT-XH còn được hiểu như sự kết hợp của các cấu trúc lãnh thổ đang hoạt động: cấu trúc lãnh thổ quần cư, cấu trúc không gian xã hội, cấu trúc không gian sản xuất, cấu trúc không gian sử dụng tự nhiên…Ở đây không thể bỏ qua một số nội dung phân vùng và cả quy hoạch vùng. Đó là xác định các tỷ lệ và quan hệ hợp lý về phát triển KT-XH giữa các ngành trong một vùng, giữa các vùng nhỏ trong vùng lớn, giữa các vùng lớn trong một quốc gia và trên mức độ nào đó có xét đến các mối liên kết giữa các quốc gia. Các cấu trúc này được thống nhất lại bởi các cơ cấu quản lý quá trình tái sản xuất xã hội. Theo cách hiểu này, thì khi nghiên cứu tổ chức lãnh thổ KT-XH của một vùng nhất định, ta phải nghiên cứu các cấu trúc không gian thành phần. Cũng với cách tiếp cận tổ chức lãnh thổ như vậy thì cấu trúc của một vùng (lãnh thổ) còn bao gồm các điểm, các “cực”, các nút và các dải, các tuyến lực và một không gian bề mặt. Các yếu tố đó có quan hệ, sức hút lan toả và ảnh hưởng lẫn nhau. Một sơ đồ tổ chức mới cho lãnh thổ nước nhà cần tôn trọng nguyên tắc sau: - Đảm bảo tính thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của cả nước, tạo ra được tính gắn kết, tính không chia cắt của quốc gia. Điều đó phải được thể hiện trong mọi đường lối chính sách, kinh tế cũng như chính trị xã hội. - Đảm bảo sự gắn bó, đặc biệt theo chiều ngang giữa các địa phương, các tỉnh, giữa Trung ương và địa phương. Theo Lê Bá Thảo một sơ đồ tổ chức lãnh thổ mới nhất thiết phải đề cập đến các vấn đề sau: “Đánh giá các nguồn nội lực của Việt Nam xét về mặt phân bố không gian. Lập các kịch bản biểu diễn khuynh hướng và các thách thức cần vượt qua. Nếu có điều kiện cần phân tích luôn các khuynh hướng chính của các địa phương, trong đó chú ý tới các sự mất cân bằng hiện nay và dự kiến sự tiến triển của chúng trong tương lai, thí dụ đến năm 2020. Các hành động cần thực hiện trước mắt và lâu dài”
- 10 - Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (TCLTNN) là gì? TCLTNN là một hình thức của tổ chức KT-XH. Theo K.I. Ivanov (1974), TCLTNN được hiểu là hệ thống liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp trong nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên cơ sở, quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác hóa, cho phép sử dụng hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh tổng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất. Vậy: - Phân công lao động theo lãnh thổ cùng với việc kết hợp với tự nhiên, kinh tế, lao động là cơ sở đề hình thành các mối liên hệ qua lại theo không gian. - Khía cạnh ngành và khía cạnh lãnh thổ quyện chặt với nha trong quá trình tổ chức lãnh thổ. - Các đặc điểm không gian của sản xuất phần lớn bắt nguồn từ tính chất của việc khai thác và sử dụng các điều kiện sản xuất hiện có. - Hiệu quả là tiêu chuẩn hàng đầu trong việc TCLTNN. TCLTNN không phải là bất biến. Nói cách khác hình thái kinh tế - xã hội nào thì có kiểu TCLTNN tương ứng như thế. Hiện nay, TCLTNN gắn bó mật thiết với cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, một cuộc cách mạng phát triển rất mạnh mẽ và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. TCLTNN liên quan chặt chẽ với hệ thống lãnh thổ nông nghiệp. Đây là các phân hệ sản xuất và chế biến nông phẩm có mối quan hệ khắng khít với nhau. Hệ thống lãnh thổ nông nghiệp bao gồm: nhóm xí nghiệp liên quan trực tiếp đến đất đai và nhóm xí nghiệp liên quan gián tiếp đến đất đai và nhóm xí nghiệp có liên quan đến cả hai đặc điểm này tùy theo từng thời kì. Ở nhiều nước kinh tế phát triển đã hình thành các hệ thống lãnh thổ nông nghiệp, trong đó phẩm biến rộng rãi nhất là các hệ thống lãnh thổ sản xuất và chế biến các sản phẩm chăn nuôi. Ví dụ như các hệ thống lãnh thổ sản xuất thịt sữa và các hệ thống lãnh thổ sản xuất và chế biến sữa ở các nước Tây Âu, Bắc Mĩ. Quá trình xuất hiện các hệ thống lãnh thổ nông nghiệp mới và đang hoàn thiện các hệ thống lãnh thổ nông nghiệp hiện có trong điều kiện hiện nay không chỉ tiêu
- 11 biểu cho ngành chăn nuôi. Quá trình này, ngày càng xâm nhập sâu vào ngành trồng trọt, nhất là các phân ngành sản xuất các sản phẩm phải qua chế biến công nghiệp. Việc hình thành các hệ thống lãnh thổ trong ngành trồng trọt cũng dựa trên cơ sở chuyên môn hóa theo giai đoạn, tập trung hóa, hợp tác hóa và liên hợp hóa sản xuất. Các hệ thống lãnh thổ nông nghiệp không những không mâu thuẫn, mà còn làm rõ thêm nội dung và cấu trúc của các hình thức TCLTNN với tất cả các mối liên hệ qua lại phức tạp của chúng. Trong các loại hệ thống lãnh thổ thì các hệ thống lãnh thổ sản xuất vật chất đóng vai trò chủ đạo. Mặt khác, người ta coi các hình thức TCLTNN như một hệ thống động, phức tạp, có nhiều thông số bao gồm một số hệ thống nhỏ có mối liên hệ với nhau. Mỗi thành phần chủ yếu của hệ thống do các thành phần ở cấp thấp hơn chi phối. Đến lượt mình, thành phần này lại bị các thành phần cấp thấp hơn nữa quyết định… Từ đó muốn tìm tình trạng tối ưu của hệ thống thì phải xem xét các thành phần ở cấp thấp chứ không phải chỉ nghiên cứu những thành phần chủ yếu của nó. Như vậy, có thể khẳng định rằng việc phát hiện và dự báo các hệ thống lãnh thổ nông nghiệp có quan hệ hữu cơ với nghiên cứu vấn đề TCLTNN. 1.1.2. Vai trò của sự lựa chọn các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đối với phát triển nông nghiệp Tổ chức lãnh thổ nói chung và TCLTNN nói riêng có nội dung rất rộng bao gồm về nhiều mặt, từ sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tất cả những hoạt động đó diễn ra ở các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp, ở một số hình thức tổ chức lãnh thổ nhất định. Vì vậy, muốn có các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp trước hết phải hình thành nên các hình thức TCLTNN – tổ chức ra các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Trong hệ thống nông nghiệp có nhiều hình thức TCLTNN khác nhau. Mỗi hình thức có vai trò, vị trí và thích hợp với những điều kiện sản xuất khác nhau. Vì vậy, các hình thức TCLTNN có vai trò rất quan trọng. Cụ thể: - Lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp thích hợp cho phép khai thác một cách đầy đủ và hợp lí nhất các nguồn lực của nông nghiệp, làm cho sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao. Ngược lại, nếu lựa chọn các hình thức sản
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) theo hướng bền vững
130 p | 742 | 109
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 290 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp
103 p | 225 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
103 p | 191 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận
114 p | 197 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau
109 p | 127 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu
175 p | 169 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020
161 p | 149 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá các khu kinh tế cửa khẩu phía Nam dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội - Nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang
136 p | 122 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững
117 p | 177 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch
152 p | 175 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
139 p | 135 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tác động của quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội
195 p | 187 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phân tích kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lí kinh tế - xã hội
115 p | 112 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kì hội nhập
102 p | 117 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang)
126 p | 146 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh An Giang - Thực trạng và định hướng
169 p | 123 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng sử dụng lao động ở các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
151 p | 140 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn