Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phân tích hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại thị trường Pháp
lượt xem 13
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là góp phần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch của Việt Nam đối với thị trường Pháp thông qua đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Mơi các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phân tích hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại thị trường Pháp
- ®¹i häc quèc gia hµ néi Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ Nh©n v¨n ------------------------------ §µo Ngäc Anh Ph©n tÝch ho¹t ®éng xóc tiÕn du lÞch ViÖt Nam t¹i thÞ tr-êng Ph¸p LuËn v¨n th¹c sÜ du lÞch (ch-¬ng tr×nh ®µo t¹o thÝ ®iÓm) Hµ Néi, 2007
- ®¹i häc quèc gia hµ néi Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ Nh©n v¨n §µo Ngäc Anh Ph©n tÝch ho¹t ®éng xóc tiÕn du lÞch ViÖt Nam t¹i thÞ tr-êng Ph¸p Chuyªn ngµnh: Du lÞch häc M· sè: LuËn v¨n th¹c sÜ du lÞch (ch-¬ng tr×nh ®µo t¹o thÝ ®iÓm) Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TS. NguyÔn V¨n L-u Hµ Néi, 2007
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AFD: Cơ quan phát triển Pháp ASEAN: Các nước Đông Nam Á CNN: Hãng truyền hình EU: Cộng đồng châu Âu EURO: Đồng tiền chung châu Âu FAMTRIP: Chuyến đi dành cho hãng lữ hành FASEP: Quỹ trợ giúp đặc biệt cho doanh nghiệp của Pháp FDI: Đầu tư nước ngoài FSP: Quỹ đoàn kết ưu tiên Pháp GDP: Tổng thu nhập quốc nội JNTO: Cơ quan Du lịch quốc gia Nhật Bản MICE: Loại hình du lịch hội nghị, hội thảo, sự kiện NATO: Khối phòng thủ Bắc Đại Tây dương NTOs: Cơ quan/tổ chức quản lý nhà nước về du lịch ODA: Viện trợ phát triển chính thức PR: Quan hệ công chúng PRESSTRIP: Chuyến đi dành cho các nhà báo được mời TAT: Cơ quan Du lịch quốc gia Thái Lan TTG: Tạp chí chuyên đề về Du lịch của Thái Lan TURESPANA: Cơ quan du lịch quốc gia Tây Ban Nha UEO: Tổ chức phòng thủ của EU UNESCO: Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc UNWTO: Tổ chức Du lịch Thế giới USD: Đồng đô la Mỹ
- MỤC LỤC Trang MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 01 Chương 1. THỊ TRƯỜNG DU LỊCH PHÁP VỚI DU LỊCH VIỆT 06 NAM…………... 1.1. Thông tin khái quát về nước Pháp ……………………………………….. 06 1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu ………………………………………………. 06 1.1.2 Dân số và lao động…………………………………………………………... 07 1.1.3. Điều kiện kinh tế…………………………………………………………….. 08 1.1.4. Thể chế chính trị…………………………………………………………….. 10 1.1.5. Chính sách đối ngoại và quốc phòng………………………………………... 12 1.2. Quan hệ hợp tác Việt Nam – Pháp trong lĩnh vực ngoại giao, …………. 13 kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật 1.2.1. Quan hệ ngoại giao ………………………………………………………… 13 1.2.2. Quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật ……………………… 15 1.2.3. Thông tin về Du lịch Pháp ………………………………………………… 18 1.3. Đặc điểm thị trường du lịch Pháp ……………………………………….. 20 1.3.1. Cách thức đi du lịch của người Pháp……………………………………….. 20 1.3.2. Đặc điểm và xu hướng chung trong tiêu dùng du lịch ……………………... 22 của khách du lịch Pháp 1.3.3. Một số đặc điểm của khách Pháp đi Việt Nam du lịch …………………….. 24 1.4. Quan hệ hợp tác về du lịch giữa Việt Nam và Pháp ……………………. 27 1.4.1. Các hoạt động hợp tác đã triển khai và kết quả …………………………… 27 1.4..2. Một số định hướng hợp tác du lịch hai nước thời gian tới 29 …………………. Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN CỦA DU LỊCH ……………. 30 VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG PHÁP 1
- 2.1. Khái quát hoạt động xúc tiến quảng bá của Du lịch Việt Nam 30 2.1.1. Hệ thống chính sách văn bản pháp lý và bộ máy xúc tiến …………………. 30 quảng bá của Du lịch Việt Nam 2.1.2. Họat động quáng bá xúc tiến của Du lịch Việt Nam ……………………… 33 tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm thời gian qua 2.2. Hoạt động quảng bá xúc tiến của Du lịch Việt Nam vào thị trường Pháp…. 38 2.2.1. Mục tiêu của hoạt động quảng bá vào thị trường Pháp …………………….. 38 2.2.2. Tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá của Du lịch Việt Nam…………… 39 vào thị trường Pháp 2.3. Đánh giá hoạt động xúc tiến của Du lịch Việt Nam tại thị trường 57 Pháp…. 2.3.1. Kết quả điều tra về tác động của các hoạt động xúc tiến của Du lịch ……… 57 Việt Nam đối với du khách Pháp đến Việt Nam 2.3..2. Những kết quả đã đạt được…………………………………………………. 62 2.3.3. Một số hạn chế và nguyên nhân ……………………………………………. 66 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XÚC 68 TIẾN QUẢNG BÁ DU LỊCH VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG PHÁP 3.1. Định hướng, quan điểm chung của Việt Nam về công tác xúc tiến ……. 68 quảng bá du lịch 3.2. Kinh nghiệm tổ chức quảng bá, xúc tiến du lịch của một số nước …… 69 trên thế giới và rút ra bài học có thế vận dụng cho Việt Nam 3.2.1. Kinh nghiệm tổ chức quảng bá, xúc tiến du lịch của một số nước …………. 69 trên thế giới 3.2.2. Một số bài học rút ra từ công tác quảng bá xúc tiến du lịch ………………... 73 của một số nước có thể vận dụng cho Việt Nam 3.3. Một số giải pháp cơ bản góp phần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến ……… 75 du lịch Việt Nam tại thị trường Pháp 3.3.1. Giải pháp chung ……………………………………………………………. 75 3.3. 2. Một số giải pháp cụ thể ……………………………………………………. 79 3.4. Một số kiến nghị …………………………………………………………... 87 3.4. 1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường ………………………………… 87 2
- 3.4. 2. Tăng cường các hoạt động xúc tiến du lịch tại các thị trường …………….. 87 du lịch trọng điểm 3.4. 3. Tạo cơ chế, chính sách nguồn tài chính cho hoạt động xúc tiến ………… 88 quảng bá du lịch Việt Nam 3.4.4. Tăng cường phối hợp liên ngành trong hoạt động xúc tiến quảng bá …….. 90 của du lịch Việt Nam 3.4.5. Quảng bá và khai thác hiệu quả phương tiện truyền thông ………………. 91 KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………….. 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 3
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), năm 2006, người dân trên toàn cầu đã thực hiện trên 840 triệu chuyến du lịch. Trong số các nước có du lịch phát triển, Pháp đứng hàng đầu thế giới về đón khách du lịch quốc tế và cũng là một trong nước có số người đi du lịch ra nước ngoài lớn [31] Từ lâu, với Du lịch Việt Nam, Pháp luôn được đánh giá là thị trường chiến lược, truyền thống và quan trọng. Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 đã xác định Pháp là thị trường khách quan trọng [13]. Thực tế Pháp vẫn là một trong những nước có số lượng khách đến Việt Nam du lịch đông. Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý về nguyên tắc cho phép thành lập thí điểm Văn phòng đại diện của Du lịch Việt Nam tại Pháp. Tuy nhiên, thị trường du lịch Pháp thời gian qua phát triển chưa mạnh, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Sau một thời gian dài tăng trưởng mạnh về lượng khách (những năm 90), gần đây tập khách này có xu hướng phát triển chậm. Sở dĩ có tình trạng này là do nhiều nguyên nhân, nhưng đáng kể nhất là Du lịch Việt Nam thời gian qua chưa chú trọng đúng mức tới việc nghiên cứu và triển khai xúc tiến một cách toàn diện và có hiệu quả trên thị trường này nhằm thúc đẩy lượng khách nước này và các nước có sử dụng tiếng Pháp. Bên cạnh vai trò là một nguồn cung cấp khách lớn cho Du lịch Việt Nam, Pháp còn là nước có vị trí quan trọng, nằm ở trung tâm của châu Âu, là nơi tập trung nhiều nhất các hãng lữ hành, các văn phòng đại diện du lịch của các nước trên thế giới. Thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến trên thị trường Pháp, Du lịch Việt Nam có thể tiếp cận một cách thuận lợi đối với thị trường châu Âu và khối các nước có sử dụng tiếng Pháp. 1
- Chính vì những lý do trên, việc phân tích đánh giá các biện pháp xúc tiến mà ngành Du lịch đã thực hiện để làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển thị trường khách quan trọng này có ý nghĩa chiến lược đối với ngành Du lịch Việt Nam cũng như đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Việc phát triển thị trường này không những chỉ góp phần tăng nguồn khách Pháp mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự tăng trưởng khách đến Việt Nam từ các thị trường nói tiếng Pháp và các nước châu Âu. Vì vậy đề tài “Phân tích hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại thị trường Pháp ” được chọn để làm luận văn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ở trong nước, cho đến nay, đã có một số tài liệu nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới nội dung mà luận văn nghiên cứu như đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm” do Tổng cục Du lịch Việt Nam và Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch chủ trì năm 2005. Đề tài này đã tiến hành phân loại và xác định những thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến của du lịch Việt Nam nói chung. Trong nội dung nghiên cứu của đề tài này, thị trường Pháp được xác định làm một thị trường trọng điểm. Tuy nhiên các nghiên cứu và giải pháp của đề tài này chỉ mang tính khái quát chung cho du lịch Việt Nam mà chưa đi sâu tập trung vào một thị trường cụ thể nào. Ngoài ra, cũng đã có một số nghiên cứu, bài báo trong nước viết về đặc tính và xu hướng đi du lịch của khách Pháp. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch (cả cấp trung ương và địa phương) cùng nhiều cơ quan nghiên cứu du lịch đã tổ chức một số hội thảo về hoạt động xúc tiến của du 2
- lịch Việt Nam. Những nghiên cứu này đều đưa ra những định hướng và giải pháp chung cho hoạt động xúc tiến của du lịch Việt Nam. Các nghiên cứu kể trên đã đề cập nhiều đến đặc điểm thị trường du lịch của Pháp và Việt Nam cũng như đã cung cấp những thông tin cơ bản về đặc điểm và xu hướng ra nước ngoài của thị trường khách Pháp nói chung. Nhìn chung cho đến nay, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách toàn diện về hoạt động xúc tiến của du lịch Việt Nam trên thị trường Pháp. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá một cách tổng thể thực trạng và đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm tăng cường và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến trên thị trường Pháp có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với du lịch Việt Nam trong giai đoạn này. 3. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là góp phần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch của Việt Nam đối với thị trường Pháp thông qua đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. 3.2. Nội dung nghiên cứu: Để giải quyết được các mục tiêu đã đề ra, luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung chính như sau: - Những nét chính về đất nước, con người truyền thống văn hoá, lịch sử của Pháp - Mối quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hoá trong lịch sử và hiện tại giữa Pháp và Việt Nam. - Quan hệ hợp tác về du lịch giữa Việt Nam và Pháp 3
- - Những đặc điểm tiêu dùng cơ bản của khách du lịch Pháp - Thực trạng hoạt động xúc tiến của du lịch Việt Nam trên thị trường Pháp. - Đánh giá những thành công và hạn chế trong hoạt động xúc tiến của du lịch Việt Nam trên thị trường Pháp trong thời gian qua. - Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong hoạt động xúc tiến du lịch. - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh và tăng cường hiệu quả hoạt động xúc tiến của du lịch Việt Nam trên thị trường Pháp trong thời gian tới. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4.1. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các hoạt động xúc tiến của du lịch Việt Nam tại thị trường Pháp. Việc điều tra đánh giá tác động của hoạt động xúc tiến đối với du khách Pháp đến Việt Nam được tiến hành tại địa bàn Hà Nội, Quảng Ninh, Hoà Bình, Lào Cai và Hà Tây. - Về thời gian: Các số liệu thứ cấp đưa vào phân tích được thu thập trong gian đoạn từ 1998 đến 2006. Các số liệu sơ cấp được điều tra trong thời gian 06 tháng từ tháng 11/2006 đến tháng 5/2007. Các định hướng, giải pháp đưa ra nhắm tới giai đoạn từ 2008 đến 2015. - Về nội dung: Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu và tập hợp các thông tin về thị trường du lịch Pháp với Việt Nam; phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến của Du lịch Việt Nam tại thị trường Pháp trong giai đoạn từ 1998 đến 4
- nay và qua đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cơ bản nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến Du lịch Việt Nam tại Pháp cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động này. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu chính vào các hoạt động xúc tiến của du lịch Việt Nam tại thị trường Pháp. 5. Phương pháp nghiên cứu Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp luận cho quá trình phân tích kết luận các vấn đề nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: tổng hợp, phân tích các thông tin, số liệu thứ cấp được khai thác từ các tài liệu của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các nghiên cứu Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, mạng internet...; điều tra xã hội học các số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp điều tra chọn mẫu; ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp và lấy ý kiến chuyên gia. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1. Thị trường du lịch Pháp với Du lịch Việt Nam Chương 2. Thực trạng hoạt động xúc tiến của Du lịch Việt Nam tại thị trường Pháp Chương 3. Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến Du lịch Việt Nam tại thị trường Pháp 5
- Chương 1 THỊ TRƯỜNG DU LỊCH PHÁP VỚI DU LỊCH VIỆT NAM 1.1. Thông tin khái quát về nước Pháp 1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu Nước Cộng hoà Pháp, Thủ đô là Paris, nằm ở Tây châu Âu, có diện tích 551,602 km2, là cầu nối giữa các nước Bắc Âu, địa Trung Hải và Trung Âu. Về phía Tây, nước Pháp giáp với Đại Tây Dương; phía Bắc giáp biển Măng Sơ; phía Đông giáp Bỉ, Đức, Thụy sỹ, Italia; phía Nam giáp biển Địa Trung Hải và Tây Ban Nha. Nước Pháp có hình dáng sáu cạnh: ba cạnh giáp biển và ba cạnh giáp đất liền, có chiều dài và chiều rộng khá cân đối (trong vòng 1.000km). Chính vì lý do đó Pháp còn được gọi là đất nước mang hình lục lăng. Đường biên giới nước Pháp trải dài trên 5.500km, trong đó có khoảng 3.000 km biên giới trên bộ và gần 30.000 km biên giới giáp biển. Địa hình của nước Pháp rất đa dạng, có đủ ba loại hình cơ bản của châu Âu, với miền Bắc là địa hình đồng bằng rộng lớn; miền Trung là các bình nguyên, cao nguyên có độ cao ở mức trung bình và thấp; miền Nam là địa hình núi thuộc dãy Aples. Độ cao trung bình của nước Pháp là 342m. Gần 2/3 lãnh thổ của Pháp nằm ở độ cao dưới 20m so với mực nước biển. Khí hậu nằm trong vùng khí hậu ôn đới, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Núi chiếm 1/5 diện tích lãnh thổ nước Pháp. 3/5 diện tích là đồng bằng, cao nguyên thấp và đồi. Nước Pháp có một mạng lưới sông ngòi dày đặc, hình rẻ quạt. Hầu như không có vùng nào ở Pháp là không có sông chảy qua. Một số sông chính là: sông Loire (1010 km) dài nhất ở Pháp, sông Seine (776 km), sông Rhône (520km)... Ngoài ra còn phải kể đến con sông Rhin dài 6
- 195km tạo thành đường biên giới Pháp - Đức, đồng thời còn là nguồn cung cấp thuỷ điện quan trọng. Khí hậu của Pháp khá ôn hoà do vị trí địa lý nằm trong vành đai khí hậu ôn đới, đồng thời lại nằm kề bên biển Đại Tây Dương và địa Trung Hải với nhiệt độ trung bình từ 15-200C. Khí hậu nước Pháp được chia làm 3 vùng chính là khí hậu lục địa (ở phía Đông đất nước), khí hậu đại dương (ở phía Tây đất nước) và khí hậu địa Trung Hải (ở phía Nam đất nước). Ngoài ra nước Pháp còn có vùng khí hậu ôn đới ở khu vực vùng núi có nơi độ cao trên 1.500m. Tại những khu vực này, mùa đông thường kéo dài và rất lạnh, có nhiều tuyết còn mùa hè ngắn, hay có mưa. Những nơi ở độ cao trên 3.000m có tuyết phủ quanh năm [32]. 1.1.2. Dân số và lao động Nước Pháp là nước có lịch sử lâu đời ở Châu Âu. Tổ tiên của người Pháp là người Gô Loa 1.000 năm trước Công nguyên. Tới năm 59 trước Công nguyên xứ Gôn bị đế chế La Mã chinh phục và đô hộ trong 400 năm và chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hóa La Mã. Thế kỷ 18, nền văn minh Pháp và tiếng Pháp phát triển rực rỡ ở Châu Âu với kỷ nguyên ánh sáng và các nhà triết học nổi tiếng như Mông téc xki ơ, Vôn te, Rút xô... Cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789 đã đi vào lịch sử với Bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. Năm 1871, Công xã Paris - cuộc cách mạng vô sản đầu tiên thắng lợi ở Pháp, nhưng chỉ tồn tại được một thời gian ngắn. Nước Pháp trải qua nhiều nền Cộng hòa, nay là nền Cộng hòa thứ 5. Dân số nước Pháp là trên 60 triệu, đứng thứ 2 trong EU, sau Đức (82 triệu). Tuổi thọ bình quân là 79 tuổi. GDP đầu người đứng thứ 4 châu Âu sau Hà Lan, Ireland và Đức. Tôn giáo chủ yếu là Thiên Chúa giáo. 7
- Dân cư của Pháp phân bố tập trung ở khu vực Paris (chiếm 18% tổng dân số); miền Tây (chiếm 14%); miền đông (chiếm 10%); bờ biển Địa Trung Hải (chiếm 12%) [32]. Trong những thập kỷ cuối thế kỷ XX, dân số ở nông thôn có xu hướng chuyển ra thành thị để sinh sống, làm ăn nên thành thị là nơi có mật độ dân cư cao. Ngày nay, người Pháp có xu hướng rời xa các trung tâm công nghiệp để về sống ở các vùng lân cận và ngoại ô các thành phố lớn, khu công nghiệp lớn. Ở Pháp, hơn 70% dân số sống ở thành phố; trong đó 57 thành phố có số dân trên 100.000 dân và có 3 thành phố trên 1 triệu dân (Paris, Lyon, Marseille) [32]. Sự phân bố lao động trong các ngành nghề của Pháp không cân đối, chiếm tỷ lệ cao nhất là công nhân khoảng 28%, nhưng số lượng công nhân đang có chiều hướng giảm đi và nhân viên văn phòng tăng lên. Lao động nam ở Pháp chiếm tỷ trọng cao hơn lao động nữ và số người làm việc trong khu vực dịch vụ chiếm khoảng 65%. 1.1.3. Điều kiện kinh tế Nước Pháp giàu quặng sắt, than, bô xít, potate, với 2/3 diện tích là đồng bằng và cao nguyên, đất đai phì nhiêu, khí hậu ôn đới thuận lợi cho canh tác và chăn nuôi. Pháp là cường quốc kinh tế thứ 5 của thế giới với GDP đạt 1.654 USD, đứng thứ 4 trong EU sau Hà Lan, Ailen và Đức; là cường quốc nông nghiệp đứng thứ 2 thế giới (sau Mỹ) và thứ nhất ở châu Âu (tỷ trọng 6% GDP Pháp), là cường quốc thương mại thứ 4 trên thế giới (chiếm 5,2% thị phần xuất khẩu và 5% thị phần nhập khẩu). Pháp cũng là cường quốc khoa học - công nghệ với nhiều lĩnh vực nổi tiếng như hàng không vũ trụ, vô tuyến viễn thông, y tế, 8
- vi sinh, hoá chất... Đồng thời Pháp đứng thứ 4 thế giới về thu hút FDI và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Cơ cấu kinh tế của Pháp với nông nghiệp chiếm khoảng 4%, công nghiệp chiếm khoảng 24,5%, dịch vụ chiếm khoảng 71%. Xuất khẩu của Pháp đứng thứ 4 thế giới, chiếm 5,3% thị trường thế giới, chủ yếu là xe hơi, thiết bị văn phòng, thiết bị giao thông vận tải, xây dựng sân bay, máy móc... Nhập khẩu cũng đứng thứ 4 thế giới, sau Mỹ, Đức, Nhật. 63% trao đổi mậu dịch của Pháp là với các đối tác trong EU. Về nông nghiệp, Pháp là nước đứng đầu Châu Âu về sản xuất và xuất khẩu nông sản. Tuy chỉ có 6% lao động làm việc trong nông nghiệp, hàng năm Pháp xuất siêu khoảng 6,6 tỷ USD hàng nông sản gồm lúa mỳ, rượu nho, các sản phẩm thịt và sữa. năng suất lao động nông nghiệp cao, công nghiệp chế biến rất phát triển. Công nghiệp thực phẩm chiếm 5% GDP. Pháp thiếu nhiên liệu, hầu như phải nhập toàn bộ nhu cầu về dầu lửa, khoảng 70-80 triệu tấn/năm. Ngoài khai thác than, Pháp đẩy mạnh sản xuất năng lượng nguyên tử, hiện đã chiếm 75% sản xuất điện của Pháp nhằm giảm bớt lệ thuộc vào sự biến động của thị trường nhiên liệu. Công nghiệp và dịch vụ mũi nhọn là chế tạo cơ khí, nhất là sản xuất ô tô (thứ 4 thế giới với các công ty như PSA Peugeot- Citroen, Renault, hai công ty này chiếm 24% thị phần Châu Âu); hàng không (thứ 3 thế giới với các công ty lớn như EADS, Ariane space, Airbus, Dasault Avion); thiết bị giao thông vận tải (xe lửa cao tốc, tàu điện ngầm); vật liệu xây dựng, thiết bị (Lafarge, Pechiney; viễn thông (Alcatel, France Telecom, Bouygue); công nghiệp dược (thứ 5 thế giới, Rhone Poulen); mỹ phẩm cao cấp; dịch vụ của Pháp rất phát triển trong hệ thống tài chính và ngân hàng (đứng thứ 2 thế giới); Pháp còn là nước đứng vào loại hàng đầu thế giới về thu hút khách du 9
- lịch, hàng năm đón trên 70 triệu lượt khách. Về thu hút đầu tư nước ngoài, Pháp đứng thứ 4 thế giới sau Mỹ, Anh và Trung Quốc, đứng thứ 2 Châu Âu sau Anh. Pháp cũng đứng thứ 4 thế giới về đầu tư ra nước ngoài. Thu nhập quốc dân (GDP) tính theo đầu người của nước Pháp là 25.860 USD [32], xếp thứ 5 trên thế giới sau Thụy Sỹ, Nhật Bản, Mỹ và Singapore. 1.1.4. Thể chế chính trị Quốc khánh Pháp là ngày 14 tháng 7. Cộng hòa Pháp theo chế độ Nghị viện - Tổng thống. Tổng thống là người lãnh đạo cao nhất về chính sách đối ngoại và quốc phòng. Thủ tướng đứng đầu Chính phủ, có trách nhiệm trước Quốc hội, giữ quyền xây dựng Luật trong phạm vi của mình và đảm bảo thi hành luật. Hiến pháp ngày 04/10/1958 liên tiếp được sửa đổi, những nội dung được sửa đổi là: Bầu cử Tổng thống theo phương thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp (năm 1962), bổ sung mục liên quan đến trách nhiệm hình sự của các thành viên Chính phủ (năm 1993), thiết lập kỳ họp duy nhất ở Nghị viện và mở rộng quy mô trưng cầu dân ý (năm 1995), rút ngắn nhiệm kỳ Tổng thống từ 7 năm xuống 5 năm (năm 2000). Tổng thống do phổ thông đầu phiếu trực tiếp bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm Theo Hiến pháp, Tổng thống là lãnh đạo cao nhất về chính sách đối ngoại và quốc phòng. Thủ tướng đứng đầu Chính phủ, có trách nhiệm trước Quốc hội, giữ quyền xây dựng luật và đảm bảo thi hành pháp luật. Quyền lập pháp thuộc về Nghị viện, gồm Quốc hội và Thượng viện. Quốc hội do phổ thông đầu phiếu trực tiếp bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm (577 đại biểu). Thượng viện được bầu gián tiếp (do các ủy viên Hội đồng Vùng, tỉnh 10
- và các nghị sĩ Quốc hội bầu ra), nhiệm kỳ là 9 năm, sau 3 năm bầu lại 1/3. Với việc bỏ phiếu bất tín nhiệm, Quốc hội có thể bãi miễn Chính phủ. Đảng phái chính trị của Pháp chia thành 2 nhóm chính là các Đảng cánh tả và các Đảng cánh hữu. Các đảng phái cánh tả bao gồm các đảng chính là Đảng Xã hội, thành lập năm 1905; Đảng Cộng sản, thành lập 1920 và Đảng Xanh thành lập năm 1984. Đảng Xã hội chủ trương chính sách kinh tế cứng rắn, phát triển chính sách xã hội, quản lý chủ nghĩa tư bản bằng cách phân phối lại thu nhập trong xã hội, giảm bớt sự cách biệt giữa người giàu và nười nghèo, có đường lối tương đối gắn với các đảng xã hội dân chủ ở châu Âu. Đảng Cộng sản theo đường lối mác xít, với mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng con đường hòa bình. Đảng Xanh chủ trương đoàn kết, có trách nhiệm đối với hành tinh và trách nhiệm công dân. Ngoài ra còn có các đảng khác như Phong trào Công dân (Mouvement des citoyens); Đảng Xã hội cấp tiến (Parti Radical Socialiste); Đảng đấu tranh công nhân (Lutte Ouvrière)... Các đảng phái cánh hữu gồm Đảng tập hợp vì nền cộng hoà, Liên minh vì nền dân chủ Pháp, Đảng lực lượng dân chủ, Đảng tập hợp vì nước Pháp, Đảng cực hữu mặt trận quốc gia. Đảng tập hợp vì nền Cộng hòa ra đời năm 1976, theo chủ nghĩa Đờ Gôn (De Gaulle), đề cao tự chủ của Pháp, chính sách độc lập về đối ngoại và quốc phòng, chủ trương một Nhà nước mạnh trong việc hiện đại hóa kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Đảng Liên minh với nền dân chủ Pháp ra đời năm 1978, tập hợp các đảng Dân chủ Tự do (Démocratie Libérale), Đảng Cấp tiến (Parti Radical), Đảng Nhân dân vì nền Dân chủ Pháp (Parti populaire pour la Démocratie francaise). Đảng lực lượng Dân chủ (Force Démocrate -FD) có khuynh hướng trung hữu. Đảng Tập hợp vì nước Pháp - Rassemblement pour la France thành lập tháng 11/1999, tập 11
- hợp một bộ phận tách ra từ RPR và Phong trào vì nước Pháp cũ. Đảng cực hữu Mặt trận quốc gia – Front National thành lập năm 1972. Tại cuộc bầu cử Tổng thống 5/2002, Đảng này đã lợi dụng tâm lý chán nản của dân chúng trong một số vấn đề như nhập cư, thất nghiệp nên lần đầu tiên đã lọt được vào vòng 2 [32]. 1.1.5. Chính sách đối ngoại và quốc phòng Pháp là nước cổ động mạnh nhất cho việc hình thành một thế giới đa cực, trong đó EU phải đóng một vai trò nòng cốt. Pháp cho rằng cần cải tổ, tăng cường vai trò của các thiết chế kinh tế, chính trị quốc tế để hình thành những cơ chế “quản lý” toàn cầu hóa, hạn chế các tác động tiêu cực của nó. Cách nhìn nhận này được tóm tắt trong khái niệm mà Tổng thống Pháp J. Chirac luôn cổ động từ nhiều năm nay, đó là “làm chủ toàn cầu hóa và làm cho toàn cầu hóa mang tính nhân bản hơn”[32]. Trọng tâm đối ngoại của Pháp là Châu Âu, an ninh và phát triển, tăng cường vị trí và ảnh hưởng của Pháp trên các mặt: xây dựng liên minh Châu Âu thành công, củng cố an ninh, hòa bình ở châu Âu, củng cố trục Pháp - Đức, lấy đó làm nòng cốt thúc đẩy liên kết trong khối EU, thực hiện đồng tiền chung duy nhất ở châu Âu, tăng cường xây dựng lực lượng nòng cốt châu Âu trong NATO, tăng cường ảnh hưởng và vị trí kinh tế tại các khu vực có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. Pháp chú trọng kéo Anh tham gia sâu hơn vào quá trình liên kết và xây dựng lực lượng nòng cốt châu Âu, tăng cường vai trò của UEO thành tổ chức phòng thủ của EU, làm hạt nhân châu Âu trong NATO. Đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Pháp điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường quan hệ quan hệ với khu vực này trên 12
- tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, an ninh, văn hóa, khoa học kỹ thuật, môi trường, năng lượng, chống tội phạm có tổ chức... Về kinh tế thương mại, Pháp đặt mục tiêu tăng gấp 3 lần thị phần thương mại tại khu vực này trong 10 năm. Về chính trị, thiết lập sự đối thoại chính trị thường xuyên giữa Pháp với các nước trong khu vực. Pháp ủng hộ sự phát triển của ASEAN, kêu gọi ASEAN mở rộng trở thành trụ cột ở châu Á bên cạnh Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ trong việc duy trì ổn định và hòa bình ở khu vực. Về chính sách quốc phòng, Pháp đã xác định lại chiến lược quốc phòng sau chiến tranh lạnh, coi mối đe dọa trực tiếp vào nước Pháp không còn nữa, do đó việc xây dựng lực lượng quốc phòng sẽ nằm trong khuôn khổ đa phương (trong NATO, trong UEO, hay trong khuôn khổ Liên hợp quốc) và trong khuôn khổ các Hiệp định song phương với các nước, đặc biệt với các nước châu Phi. Hiện nay Pháp đã thực hiện chính sách cải cách quốc phòng, xây dựng quân đội chuyên nghiệp, bãi bỏ chế độ nghĩa vụ quân sự, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự tự nguyện, cắt giảm ngân sách quốc phòng và quân số, xây dựng quân đội dựa trên 4 lực lượng: răn đe hạt nhân, phòng ngừa, triển khai nhanh và bảo vệ an ninh trong nước. 1.2. Quan hệ hợp tác Việt Nam - Pháp trong lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, văn hoá và khoa học kỹ thuật 1.2.1. Quan hệ ngoại giao Việt Nam và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ ngày 12/4/1973. Từ đó đến nay, quan hệ giữa hai nước đã trải qua nhiều giai đoạn. Từ năm 1975 đến năm 1978: Sau khi Việt Nam giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Việt Nam và Pháp tăng cường quan hệ nhiều mặt và ký một 13
- loạt nghị định thư tài chính với ta như Hiệp ước hợp tác kinh tế và công nghiệp, Hiệp định hợp tác văn hóa – giáo dục, đào tạo, giảng dạy tiếng Pháp... Đỉnh cao quan hệ là chuyến thăm Pháp của Thủ tướng Phạm Văn Đồng tháng 4/1977. Sau đó quan hệ kinh tế song phương có những bước chuyển tích cực. Trong những năm 80, quan hệ hai nước bị ngưng đọng. Các nước phương Tây thi hành chính sách cô lập Việt Nam, vu cáo Việt Nam đưa quan vào Campuchia và vấn đề thuyền nhân Việt Nam, nhưng thái độ của Pháp có mức độ. Từ năm 1989, quan hệ Việt Nam – Pháp được cải thiện trở lại, nhất là từ khi Việt Nam bước đầu giành được những thắng lợi, kết quả trong chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế. Pháp đã đi đầu trong số các nước phương Tây trong việc khai thông quan hệ với Việt Nam. Pháp coi việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam là một trong những chính sách đối ngoại cần ưu tiên ở khu vực. Pháp mong muốn khôi phục sự ảnh hưởng của mình tại Đông Dương cũ thông qua Việt Nam và cũng hy vọng Việt Nam là chiếc cầu nối quan trọng trong hợp tác của Pháp với các nước trong khu vực. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp R. Dumas thăm Việt Nam đầu 1990 và Bộ trưởng Ngoại giao sau này là Thủ tướng Alain Juppé đã tuyên bố “... nước Pháp nằm ở giữa châu Âu đang ngày càng trở nên thống nhất và Việt Nam ở giữa châu Á đã hòa giải và đang tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, hai nước chúng ta có thể cùng nhau làm nên nhiều việc lớn...”. Pháp đã nối lại viện trợ phát triển cho Việt Nam, thúc đẩy quan hệ trên mọi lĩnh vực, hỗ trợ Việt Nam giải tỏa quan hệ với các tổ chức tài chính và tiền tệ quốc tế, ủng hộ Việt Nam thiết lập và tăng cường quan hệ với Liên minh châu Âu. Đỉnh cao quan hệ trong giai đoạn này là việc Tổng thống Francois Mitterrand thăm Việt Nam tháng 2/1993. Đây là Tổng thống Pháp và Tổng 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực vườn quốc gia Cát Tiên - tỉnh Đồng Nai
124 p | 1268 | 124
-
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình
31 p | 985 | 100
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Du lịch học: Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (tỉnh Lào Cai)
13 p | 640 | 93
-
Luận văn thạc sĩ du lịch: Các giải pháp hạn chế tính mùa vụ của hoạt động du lịch biển Cửa Lò
26 p | 506 | 75
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 305 | 68
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 290 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội
115 p | 142 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình trong thời kì hội nhập
10 p | 207 | 34
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực tại Nha Trang (Khánh Hòa)
115 p | 316 | 34
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực đường phố tại Nha Trang (Khánh Hòa)
115 p | 125 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa
124 p | 114 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch Homestay ở Sa Pa (Lào Cai)
13 p | 179 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh hóa
109 p | 64 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch sáng tạo ở Việt Nam
109 p | 88 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
125 p | 78 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Liên kết phát triển sản phẩm du lịch Thái Nguyên với một số tỉnh phía bắc Việt Nam - Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái
151 p | 53 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển nhân lực du lịch tỉnh Cao Bằng
129 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại và Dịch vụ Du lịch Hoàn Hảo
131 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn