Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
lượt xem 0
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài ''Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn'' nhằm lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ năm 2010 đến nay, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn .
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI NGUYỄN HỒNG HẠNH GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI, NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI NGUYỄN HỒNG HẠNH GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢCÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. Phạm Hùng HÀ NỘI, NĂM 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng nội dung của bản luận văn này chưa được nộp cho bất kỳ một chương trình cấp bằng cao học nào cũng như bất kỳ một chương trình cấp bằng nào khác.Và công trình nghiên cứu này là của riêng cá nhân tôi, không sao chép từ bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Hồng Hạnh i
- LỜI CẢM ƠN Để nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tác giả còn nhận được sự giúp đỡ từ các cá nhân, tổ chức từ trong và ngoài trường. Vậy qua đây tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể thầy cô giáo trong Trường Đại Thủy Lợi, đặc biệt là thầy cô thuộc khoa Kinh tế và Quản lý đã dạy dỗ, dìu dắt tác giả trong suốt thời gian tác giả học tại trường giúp tác giả có kiến thức chuyên sâu về kinh tế và quản lý. Tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm, chăm sóc, động viên tác giả trong quá trình học tập, tích lũy kiến thức. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Hùng, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong thời gian thực tập tác giả đã cố gắng để hoàn thành luận văn của mình, tuy nhiên khó tránh khỏi thiếu xót. Vì vậy mong nhận được sự nhận xét, bổ sung của thầy cô. Tác giả xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Hồng Hạnh ii
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.................................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................................ vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ................................. viii MỞ ĐẦU......................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP............................ 5 1.1 Khái niệm Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Doanh nghiệp .................... 5 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp .........................................................5 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm quản lý và quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiêp ...........................................................................................................8 1.2 Các nội dung, vai trò ảnh hưởng đến công tác QLNN đối với hoạt động của các doanh nghiệp ............................................................................................................. 17 1.2.1 Chủ thể Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp ................17 1.2.2 Các nội dung công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp....................................................................................................................17 1.2.3 Vai trò công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp ...............................................................................................................................23 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLNN đối với hoạt động của các doanh nghiệp ........................................................................................................................ 25 1.3.1 Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với quản lý nhà nước về hoạt động của doanh nghiệp .................................................................................25 1.3.2 Mức độ hoàn thiện của các quy định pháp luật liên quan .........................26 1.3.3 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước .............................................................26 1.3.4 Phẩm chất đạo đức và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức ...............27 1.3.5 Cơ chế giám sát hoạt động quản lý nhà nước ............................................27 1.3.6 Vai trò của báo chí .....................................................................................28 1.3.7 Yếu tố hội nhập quốc tế .............................................................................28 1.4 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................................... 29 Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 31 iii
- CHƯƠNG 2. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN 32 2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ......................... 32 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................ 32 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn từ năm 2012 đến 2016 .............. 33 2.1.3. Thực trạng doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn .................................................... 34 2.2 Công tác QLNN đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ................... 35 2.2.1 Các chủ thể có thẩm quyền tổ chức quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ...................................................... 35 2.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp .... 37 2.2.3 Hỗ trợ đào tạo người lao động và lãnh đạo doanh nghiệp........................... 38 2.2.4 Kiểm tra, kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.. 40 2.3 Đánh giá công tác QLNN ................................................................................... 41 2.3.1 Những kết quả đạt được về quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ............................................................. 41 2.3.2 Những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn........................................................................ 59 2.3.3 Đánh giá tình hình thực tế khảo sát doanh nghiệp ...................................... 64 2.3.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN đối với hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn........................................................................ 67 Kết luận Chương 2 .................................................................................................... 69 CHƯƠNG 3. CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN ........................................................................................ 70 3.1 Định hướng phát triển của nhà nước và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh...... 70 3.1.1 Doanh nghiệp là bộ phận cấu thành quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta ................................................................ 70 3.1.2 Hỗ trợ và tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp trong đầu tư, kinh doanh, gắn với ổn định kinh tế, chính trị, xã hội và bảo vệ môi trường ................................. 71 3.1.3 Hoạt động của doanh nghiệp phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật, mọi hoạt động quản lý nhà nước đều trên cơ sở pháp luật ................................... 72 iv
- 3.1.4 Đảm bảo phát triển doanh nghiệp một cách hài hòa về quy mô, phân bố hợp lý các đơn vị kinh tế ..............................................................................................74 3.1.5 Phát triển doanh nghiệp gắn với việc xây dựng hệ thống chính trị xã hội vững vàng dưới sự lãnh đạo của Đảng .................................................................75 3.1.6 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm doanh nghiệp ..............76 3.2 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ................................................................. 77 3.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho sự phát triển của doanh nghiệp ...............................................77 3.2.2 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đối với kinh doanh .........................79 3.2.3 Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước liên quan đến doanh nghiệp ...............79 3.2.4 Hoàn thiện các chính sách kinh tế ...............................................................81 3.2.5 Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động của doanh nghiệp .........86 3.2.6 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp .........................................................................................................87 3.2.7 Giải pháp từ phía doanh nghiệp ...................................................................89 3.2.8 Các giải pháp khác .......................................................................................89 Kết luận Chương 3 ................................................................................................95 KẾT LUẬN................................................................................................................................... 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 98 v
- DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Tổ chức quản lý doanh nghiệp ...................................................................... 36 Hình 2.2. Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp ................................................................. 50 Hình 2.3. Tốc độ tăng trưởng về vốn đăng ký của các doanh nghiệp ........................... 50 vi
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn theo loại hình .................................................34 Bảng 2.2: Nguồn kinh phí hỗ trợ cho đào tạo từ 2012-2016 .........................................39 Bảng 2.3. Số lượt kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.........40 Bảng 2.4: Doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng qua các năm........................................49 Bảng 2.5: Doanh nghiệp thành lập mới trung bình qua các giai đoạn ..........................49 vii
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ Từ viết tắt Từ viết đầy đủ BĐKH Biến đổi khí hậu CNH Công nghiệp hoá CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long KT-XH Kinh tế - xã hội MTQG Mục tiêu quốc gia NTM Nông thôn mới XD Xây dựng XHCN Xã hội chủ nghĩa viii
- MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp (DN) là tài sản quan trọng của mỗi quốc gia, là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Doanh nghiệp phát triển góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định, nâng cao mức sống cho người dân, góp phần đảm bảo trật tự và an sinh xã hội. Vì vậy tạo điều kiện và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó quan trọng nhất là nhà nước. Nhà nước với vị trí là trung tâm của hệ thống chính trị, trong mối quan hệ với doanh nghiệp, Nhà nước có vai trò tạo tiền đề, tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, đồng thời định hướng cho doanh nghiệp phát triển đi theo đúng mục tiêu mà Nhà nước đã đề ra. Tất cả những nhiệm vụ đó được thể hiện thông qua hệ thống pháp luật của Nhà nước, trên cơ sở pháp luật, Nhà nước phải đảm bảo việc thực hiện pháp luật của tất cả các doanh nghiệp trong xã hội - Đó chính là hoạt động quản lý của Nhà nước. Đối với doanh nghiệp, mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu trong kinh doanh, Nhà nước ta bên cạnh việc ban hành pháp luật còn phải thường xuyên tuyên truyền, vận động doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Và để đảm bảo cho việc doanh nghiệp thực thi đúng pháp luật, Nhà nước đã giao cho các cơ quan chức năng, cơ quan chuyên ngành thẩm quyền quản lý Nhà nước (QLNN) theo từng lĩnh vực cụ thể, trong đó bao gồm cả quản lý doanh nghiệp theo lĩnh vực phụ trách. Các doanh nghiệp sau khi thành lập sẽ thực hiện các hoạt động kinh doanh theo ngành, nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký, và đối với từng loại ngành nghề, doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật về ngành nghề đó đồng thời chịu sự quản lý của cơ quan chuyên môn của lĩnh vực đó. Trong hoạt động của doanh nghiệp, các doanh nhân chính là những người thực hiện nhiệm vụ chèo lái con tàu doanh nghiệp đó, trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước, chính các doanh nhân là những người tiên phong trên mặt trận kinh tế, chính vì vậy doanh nhân được coi là lực lượng quan trọng trong xã hội cần được bảo vệ, tôn vinh và khuyến khích phát triển. Nghị quyết số: 09-NQ/TW, ngày 09/12/2011 của Bộ Chính trị (khoá XI) về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam 1
- trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã khẳng định quan điểm của Đảng ta là: Đội ngũ doanh nhân là lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có năng lực, trình độ và phẩm chất, uy tín cao, sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững và bảo đảm độc lập, tự chủ của nền kinh tế. Thực hiện Nghị quyết số: 09-NQ/TW, Ban thường vụ tỉnh ủy Lạng Sơn đã ban hành Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 23/8/2012 về triển khai thực hiện Nghị quyết số: 09- NQ/TW, ngày 09/12/2011 của Bộ Chính trị (khoá XI) về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; một trong những chỉ đạo quan trọng của Chỉ thị là: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN của các cấp chính quyền, sự phối kết hợp đồng bộ, chặt chẽ của các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đối với việc xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Vì vậy, có thể coi phát triển doanh nhân là nội dung quan trọng nhất trong chương trình phát triển doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là một nội dung không mới do đây là hoạt động thường xuyên của các cơ quan nhà nước ở Lạng Sơn, nhưng cho đến nay chưa có một đề tài nghiên cứu một cách đầy đủ và sâu sắc về cả lý luận và thực tiễn về vấn đề này, vì vậy tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” làm luận văn thạc sĩ. 2 Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ năm 2010 đến nay, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động của các doanh 2
- nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp. Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Về thời gian: Đánh giá hiện trạng công tác quản lý nhà nước đối vơi hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng giai đoạn 2012-2016. Giải pháp nâng cao hiệu quả giai đoạn 2017-2022. 4 Phương pháp nghiên cứu Kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phỏng vấn điều tra, phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp lịch sử cụ thể để phân tích luận giải nhằm giải quyết vấn đề một cách khách quan toàn diện. 5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về QLNN đối với hoạt động của các doanh nghiệp, góp phần vào việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của QLNN nói chung và QLNN đối với hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Những kiến nghị của Luận văn góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật của Nhà nước ta đặc biệt là của tỉnh Lạng Sơn trong hoạt động QLNN đối với các doanh nghiệp. 3
- 6. Kết quả dự kiến đạt được - Nghiên cứu cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với hoạt động của các doanh nghiệp; - Đánh giá thực trạng công tác QLNN đối với hoạt động của các doanh nghiệp; - Đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tiễn tỉnh Lạng Sơn trong việc đổi mới và hoàn thiện pháp luật về nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động của các doanh nghiệp, góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả QLNN đối với hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tới. 4
- CHƯƠNG 1. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp - Khái niệm doanh nghiệp Ở mỗi nước, trong mỗi thời kỳ khác nhau, tuỳ thuộc vào những điều kiện cụ thể của nền kinh tế mà pháp luật quy định mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh thích hợp. Pháp luật là công cụ của Nhà nước để tạo lập và vận hành nền kinh tế thị trường thông qua việc xác định các mô hình cơ bản của tổ chức sản xuất, quy định địa vị pháp lý của mỗi loại chủ thể kinh doanh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa. Với chính sách kinh tế của Nhà nước được ghi nhận trong Hiến pháp như vậy nên có nhiều chủ thể kinh doanh (còn gọi là các đơn vị kinh doanh) tham gia thực hiện các hoại động kinh doanh trong nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta. Nhóm chủ thể kinh doanh quan trọng nhất và là đối tượng điều chỉnh chủ yếu của pháp luật kinh tế là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp Việt Nam có địa điểm kinh doanh chính và có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động theo đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà đầu tư nước ngoài được tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam với các hiện diện như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc mở chỉ nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam. 5
- Trong một số lĩnh vực thương mại, nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh trong trường hợp không có hiện diện tai Việt Nam. Theo khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2014 thì: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Như vậy, thuật ngữ “doanh nghiệp" được dùng để chỉ một chủ thể kinh doanh độc lập, được thành lập và hoạt động dưới nhiều mô hình cụ thể với tên gọỉ khác nhau. Những chủ thể này có những đặc trưng pháp lý và trong việc thành lập và hoạt động, nó phải thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định. - Các đặc điểm của doanh nghiệp Doanh nghiệp với tư cách là tổ chức kinh tế có những đặc điểm là cơ sở để phân biệt với hộ kinh doanh hoặc với các cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức kinh tế như cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức xã hội. Thứ nhất, doanh nghiệp phải có tên riêng. Tên riêng của doanh nghiệp là yếu tố hình thức nhưng là dấu hiệu đầu tiên xác định tư cách chủ thể độc lập của doanh nghiệp trên thương trường. Tên doanh nghiệp là cơ sở để Nhà nước thực hiện QLNN đối với doanh nghiệp và cũng là cơ sở phân biệt chủ thể trong quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau và với người tiêu dùng. Tên doanh nghiệp được ghi trong con dấu của doanh nghiệp và mỗi chủ thể kinh doanh độc lập với tư cách là doanh nghiệp, dù thuộc loại hình hoặc kinh doanh trong lĩnh vực nào cũng đều được cấp và sử dụng một con dấu doanh nghiệp. Thứ hai, doanh nghiệp, phải có tài sản. Mục đích chủ yếu và trước tiên của doanh nghiệp là hoạt động kinh doanh với những đặc trưng là đầu tư tài sản và để thu lợi về tài sản. Bởi vậy, điều kiện tiên quyết và cũng là nét đặc trưng lớn của doanh nghiệp là phải có một mức độ tài sản nhất định. Tài sản là điều kiện hoạt động và cũng là mục đích hoạt động của doanh nghiệp. Trong điều kiện thởi đại ngày nay, không thể nói đến việc thành lập một doanh nghiệp, thậm chí không thể thực hiện được một hoạt động kinh doanh thực sự trong bất cứ lĩnh 6
- vực nào, nếu hoàn toàn không có tài sản. Thứ ba, doanh nghiệp phải có trụ sở giao dich ổn định (trụ sở chính). Bất cứ nhà đầu tư nào thành lập chủ thể kinh doanh với tư cách doanh nghiệp, dù là Việt Nam hay nước ngoài, đều phải đăng ký ít nhất một địa chỉ giao dịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Trụ sở chính tại Việt Nam cũng là căn cứ chủ yếu để xác định quốc tịch Việt Nam của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có trụ sở chính tại Việt Nam, được đăng ký thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam là các pháp nhân Việt Nam. Việc giải quyết những tranh chấp phát sinh trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp trước hết phải do Trọng tài và Toà án và theo pháp luật của Việt Nam. Thứ tư, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thành lập theo quy định của pháp luật và mọi doanh nghiệp, dù kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực nào cũng đều phải được một cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp một văn bản có giá trị pháp lý là “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”, thường gọi tắt là đăng ký kinh doanh. Có trường hợp văn bản này được gọi với những tên khác nhưng phải được quy định có giá trị là đăng ký kinh doanh. Trong văn bản này, nhà nước ghi nhận những yếu tố chủ yếu về tư cách chủ thể của doanh nghiệp, phạm vi, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điều 29 của Luật Doanh nghiệp, được ghi trên cơ sở những thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp do người thành lập doanh nghiệp khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Như vậy, đăng ký kinh doanh là cơ sở cho hoạt động của mỗi doanh nghiệp đồng thờỉ cũng là cơ sở cho việc thực hiện sự kiểm soát, QLNN đối với doanh nghiệp. Thứ năm, mục tiêu thành lập doanh nghiệp là để trực tiếp và chủ yếu thực hiện các hoạt động kinh doanh. Nói một cách khác, doanh nghiệp luôn luôn là một tổ chức kinh tế hoạt động vì mục đích lợi nhuận. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể thực hiện những hoạt động nhằm các mục tiêu xã hội khác, không phải vì mục đích lợi nhuận như các hoạt động từ thiện, tự nguyện nhưng đó là sự kết hợp và không phải là mục tiêu bản chất của doanh nghiệp. Trong thực tiễn pháp luật Việt Nam, còn gặp thuật ngữ “DNNVV". Đây là khái niệm dùng để chỉ cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được 7
- chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên). (Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV). DNNVV được hưởng những trợ giúp theo chính sách trợ giúp DNNVV của Nhà nước về: Trợ giúp tài chính, mặt bằng sản xuất, đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật, xúc tiến mở rộng thị trường, trợ giúp phát triển nguồn nhân lực, thông tin tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực,… 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm quản lý và quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiêp - Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước Có nhiều cách nhìn khác nhau về khái niệm quản lý: - Warren Bennis, một chuyên gia nổi tiếng về nghệ thuật lãnh đạo đã từng nói rằng: "Quản lý là một cuộc thử nghiệm gắt gao trong cuộc đời mỗi cá nhân, và điều đó sẽ mài giũa họ trở thành các nhà lãnh đạo". Tiếng Việt cũng có từ "quản lý" và "lãnh đạo" riêng rẽ giống như "manager" và "leader" trong tiếng Anh. - Theo Haror Koontz, quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo sự phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt đến mục tiêu tổ chức nhất định. - Theo Mariparker Follit (1868 - 1933), nhà khoa học chính trị, nhà triết học Mỹ thì: "Quản lý là một nghệ thuật khiến công việc được thực hiện thông qua người khác". - Tư tưởng và quan điểm "quản lý" đã có từ cách đây hơn 2.500 năm nhưng cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, vấn đề quản lý theo khoa học mới xuất hiện. Người khởi xướng là Fredrich Winslow Taylor với cuốn sách "Các nguyên tắc quản lý theo khoa học". Theo ông thì người quản lý phải là nhà tư tưởng, nhà lên kế hoạch chỉ đạo tổ chức công việc. - Trong cuốn "Khoa học Tổ chức và Quản lý", tác giả Đặng Quốc Bảo quan niệm: "Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra những nỗ lực của các thành viên trong một tổ chức và sử dụng các nguồn lực của tổ chức để đạt 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel) trong cung cấp dịch vụ điện thoại di động
25 p | 479 | 90
-
Luận văn thạc sĩ: Giải pháp để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam
93 p | 209 | 62
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp nhằm phát triển thương hiệu tại tổng công ty Cổ phần bưu chính Viettel
30 p | 203 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình
107 p | 143 | 24
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing của tổng Công ty Bưu chính Việt Nam đến năm 2015
26 p | 165 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Giải pháp hoàn thiện kinh doanh dịch vụ Mobile Marketing tại tổng công ty Viễn Thông Viettel
28 p | 153 | 15
-
Luận văn thạc sĩ: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế công trình hồ Núi Cốc
100 p | 90 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp nâng cao chất lượng kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
11 p | 40 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
100 p | 6 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2018 - 2020
17 p | 22 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Anh
6 p | 15 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp thúc đẩy xây dựng nông thôn mới tại huyện Sốp Cộp
126 p | 3 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Trường Cao đẳng Nông Lâm Sơn La
100 p | 5 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các công trình thủy lợi trên địa bản tỉnh Lạng Sơn
101 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Thanh Ba – Tỉnh Phú Thọ
104 p | 2 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp nâng cao quản lý chi phí sản xuất, kinh doanh tại Công ty TNHH một thành viên Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên
102 p | 0 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên
102 p | 2 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
115 p | 6 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn