intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch khu danh thắng Nhất, Nhị Tam Thanh, tỉnh Lạng Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài: Mô tả, phân tích thực trạng; căn cứ vào cơ sở lý luận quản lý kinh tế để chỉ ra những hạn chế, yếu kém; những thuận lợi và cơ hội; khó khăn và thách thức trong phát triển du lịch đối với Khu danh thắng Nhất Nhị Tam Thanh, tỉnh Lạng Sơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch khu danh thắng Nhất, Nhị Tam Thanh, tỉnh Lạng Sơn

  1. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả luận văn Lý Hồng Hải
  2. LỜI CÁM ƠN Tác giả xin trân trọng cám ơn các thầy, cô và các đồng nghiệp tại phòng Đào tạo đã đóng góp ý kiến cho việc soạn thảo tài liệu Hướng dẫn trình bày Luận văn thạc sĩ này. Em xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo - Tiến sỹ Lê Văn Chính - Giảng viên Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Ðại học Thủy Lợi đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thành phố Lạng Sơn, Ban Quản lý di tích tỉnh Lạng Sơn, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình học tập và bản luận văn này. Tác giả luận văn Lý Hồng Hải ii
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ............................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH .......................................................................................................6 1.1 Tổng quan về du lịch Việt Nam ............................................................................6 1.2 Cơ sở lý luận về việc quản lý và khai thác tài nguyên du lịch .............................. 9 1.2.1 Một số khái niệm ....................................................................................... 9 1.2.2 Vai trò của hoạt động quản lý nhà nước, quản lý của doanh nghiệp, khai thác tài nguyên du lịch ...................................................................................... 13 1.2.3 Nội dung về quản lý và khai thác tài nguyên du lịch............................... 15 1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý và khai thác tài nguyên du lịch ..15 1.2.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý và khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch................................................................................................................20 1.3 Cơ sở thực tiễn về quản lý khai thác tài nguyên du lịch .....................................23 1.3.1 Kinh nghiệm ngoài nước .........................................................................23 1.3.2 Kinh nghiệm trong nước ..........................................................................24 1.3.3 Bài học rút ra cho công tác quản lý, khai thác tài nguyên du lịch ở Khu danh thắng .........................................................................................................27 1.3.4 Tổng quan những nghiên cứu có liên quan đến đề tài ............................. 29 Kết luận chương 1 .........................................................................................................31 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TẠI KHU DANH THẮNG NHẤT NHỊ TAM THANH ..............................................32 2.1 Giới thiệu khái quát về du lịch Lạng Sơn; Khu danh thắng ................................ 32 2.1.1 Tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch Khu danh thắng ........................ 32 2.1.2 Quá trình hình thành Khu danh thắng...................................................... 39 2.1.3 Mô hình quản lý Khu danh thắng ............................................................ 40 iii
  4. 2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ Khu danh thắng .................................................... 40 2.2 Thực trạng quản lý, khai thác tài nguyên du lịch tại Khu danh thắng từ năm 2014 đến nay ............................................................................................................. 41 2.2.1 Môi trường pháp lý .................................................................................. 41 2.2.2 Thực trạng công tác quản lý tài nguyên du lịch Khu danh thắng ............ 43 2.2.3 Thực trạng công tác khai thác tài nguyên du lịch Khu danh thắng ......... 48 2.2.4 Đánh giá hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch tại Khu danh thắng ....... 50 2.3 Đánh giá chung về quản lý và khai thác tài nguyên du lịch tại Khu danh thắng Nhị Tam Thanh ......................................................................................................... 59 2.3.1 Kết quả đạt được ...................................................................................... 59 2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân dẫn đến tồn tại ................................................... 59 Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 61 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, KHAI THÁC HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TẠI KHU DANH THẮNG NHẤT NHỊ TAM THANH ........... 63 3.1 Định hướng công tác quản lý, khai thác tài nguyên du lịch trong chương trình phát triển du lịch trở thành thành kinh tế mũi nhọn .................................................. 63 3.1.1 Định hướng và quy hoạch quản lý và khai thác tài nguyên du lịch; Khu danh thắng ......................................................................................................... 63 3.1.2 Những cơ hội và thách thức ..................................................................... 65 3.2 Đề xuất giải pháp quản lý, khai thác tài nguyên du lịch hiệu quả tại Khu danh thắng Nhất Nhị Tam Thanh ...................................................................................... 66 3.2.1 Giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa ........................... 66 3.2.2 Giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi ............................................................................................................ 67 3.2.3 Giải pháp về tổ chức, bộ máy; mô hình doanh nghiệp quản lý khai thác Khu danh thắng ................................................................................................. 69 3.2.4 Giải pháp về quy hoạch, đầu tư tôn tạo, phát triển tài nguyên du lịch; bảo vệ tài nguyên, môi trường ................................................................................. 72 3.2.5 Giải pháp về nguồn nhân lực ................................................................... 72 3.2.6 Giải pháp về tài chính .............................................................................. 73 3.2.7 Giải pháp về thị trường ............................................................................ 76 iv
  5. 3.2.8 Giải pháp về kiểm tra, giám sát, đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng môi trường du lịch thân thiện, an toàn, văn minh ....................................................80 Kết luận chương 3 .........................................................................................................80 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 84 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 86 v
  6. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ HÌNH ẢNH Hình 2.1. Sơ đồ Khu danh thắng Nhị Tam Thanh, Núi Tô Thị, Thành Nhà Mạc ........ 33 Hình 2.2: Động Nhị Thanh. ........................................................................................... 35 Hình 2.3. Động Tam Thanh ......................................................................................... 36 Hình 2.4. Nàng Tô Thị trên quần thể Núi nàng Tô Thị, Thành Nhà Mạc .................... 37 Hình 2.4: Đường cầu du lịch tại Khu danh thắng ......................................................... 57 Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty ............................................................................ 71 vi
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng thống kê số cán bộ trực tiếp quản lý và khai thác Khu danh thắng từ năm 2014 - 2018 (ÐVT: người)..................................................................................... 47 Bảng 2.2. Số khách tham quan và doanh thu các năm từ 2014 – 2018 ......................... 48 Bảng 2.3: Đặc điểm của du khách tới Khu danh thắng .................................................50 Bảng 2.4: Hoạt động ưa thích của khách tới Khu danh thắng .......................................51 Bảng 2.5: Số ngày lưu trú và chi phí cho chuyến đi du lịch của du khách ...................52 Bảng 2.6: Phân vùng khách du lịch tới Khu danh thắng ...............................................53 Bảng 2.7: Tỷ lệ khách du lịch theo vùng tại Khu danh thắng .......................................53 Bảng 2.8: Ước lượng chi phí đi lại từ nhà đến Khu danh thắng của du khách .............54 Bảng 2.9: Ước lượng chi phí thời gian của du khách ở mỗi vùng ................................ 55 Bảng 2.10: Ước lượng tổng chi phí du lịch của khách du lịch theo vùng ..................... 55 Bảng 3.1: Tổng nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2030 ....................................................... 75 Bảng 3.2: Phân kỳ nguồn vốn qua các năm...................................................................75 vii
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa của chữ viết tắt BTV Ban Thường vụ HĐQT Hội đồng quản trị MICE Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch UBND Ủy ban nhân dân Khu danh thắng Khu danh thắng Nhất, Nhị Tam Thanh, Núi Tô Thị, Thành Nhà Mạc. viii
  9. PHẦN MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Hoạt động của ngành kinh tế này không chỉ đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng mà còn đóng vai trò quan trọng “xuất khẩu tại chỗ” các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của một địa phương. Nhiều nước đã coi kinh tế du lịch là ngành “công nghiệp không khói”, mang lại lợi ích vô cùng lớn. Kinh tế du lịch không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, mà còn tạo động lực phát triển các ngành kinh tế khác, tạo nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân, là phương tiện quảng bá hiệu quả hình ảnh đất nước,v.v... Thực hiện Luật Du lịch năm 2017, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, năm 2017, lần đầu tiên Việt Nam vươn lên xếp hạng thứ 6 trên 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, đón 13 triệu lượt khách quốc tế, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm 2016, phục vụ 73,2 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 23 tỷ USD, đóng góp gần 9%GDP. Những kết quả này xuất phát từ sự ra đời kịp thời của Luật Du lịch năm 2017, Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, nhưng là kết quả tích lũy từ nhiều năm trước trong việc quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch. Trong bối cảnh du lịch cả nước đang có bước phát triển nhanh, tỉnh Lạng Sơn cũng có những thuận lợi để phát triển du lịch. Là một tỉnh miền núi biên giới phía đông bắc của Tổ quốc, có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt tương đối thuận tiện kết nối với trong nước và quốc tế với 02 cửa khẩu quốc tế, 01 cửa khẩu chính và 09 cửa khẩu phụ. Địa hình điển hình là đồi núi, cảnh quan hùng vĩ, có đỉnh Núi Cha - Mẫu Sơn cao trên 1.541m, hàng năm nhiệt độ xuống thấp dưới 00C, tạo nên cảnh băng tuyết ngoạn mục. Tỉnh Lạng Sơn có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú. Cả tỉnh có 01 Khu du lịch cấp quốc gia - Khu du lịch Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình); có 335 di tích, trong đó: di tích cấp quốc gia đặc biệt: 01; di tích cấp quốc gia: 27; di tích cấp tỉnh: 98; di tích được kiểm kê, phân loại, chưa được xếp hạng: 209. Đặc biệt, theo loại hình thì Lạng Sơn có tới 23 di tích là danh lam thắng cảnh; 163 di tích kiến trúc nghệ 1
  10. thuật, 112 di tích lịch sử và 37 di tích khảo cổ. Bên cạnh đó, di sản văn hóa Lạng Sơn khá phong phú với 07 di sản văn hóa Phi vật thể cấp quốc gia, điển hình là Múa Sư tử người Tày - Nùng; Lễ hội đền Kỳ Cùng - đền Tả Phủ, nghi lễ Then,… Những tài nguyên du lịch của tỉnh Lạng Sơn chủ yếu tập trung tại thành phố Lạng Sơn và thành phố Lạng Sơn là trung tâm du lịch của cả tỉnh (thành phố có 19 điểm trong tổng số 39 điểm du lịch trên địa bàn tỉnh), từ thành phố Lạng Sơn lên cửa khẩu Hữu Nghị, cửa khẩu ga Đồng Đăng khoảng 15 km; đến Khu du lịch Mẫu Sơn khoảng 30 km. Trong thành phố Lạng Sơn thì Khu danh thắng Nhất Nhị Tam Thanh (gọi tắt là Khu danh thắng) lại có vị trí trung tâm nhất, là vùng lõi di sản, có lịch sử lâu đời, đã đi vào thơ ca, lịch sử, được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích cấp quốc gia từ năm 1962. Khu danh thắng có quy mô diện tích 59ha, là điểm du lịch thu hút đông đảo du khách nhất của thành phố với loại hình du lịch chủ yếu là tham quan và du lịch văn hóa, khám phá. Điểm đặc biệt nhất của Khu danh thắng là động Nhị Thanh, động Tam Thanh, núi Tô Thị, Thành Nhà Mạc với cảnh đẹp thiên tạo, suối Ngọc Tuyền chảy xuyên qua động với chiều dài 570m. Giữa động có cửa thông thiên tỏa ánh nắng mặt trời rọi xuống dòng nước, trong động còn có Chùa Tam giáo (thờ Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo). Từ năm 2014 đến nay, lượng khách đến tham quan Khu danh thắng duy trì ở mức 210.000 - 250.000 khách/năm; doanh thu hàng năm đạt từ 4 tỷ - 5 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 39 điểm du lịch với lượng khách 2,64 triệu/năm, tổng doanh thu từ du lịch đạt 910 tỷ/năm nhưng tại đây có lượng khách đến chỉ đạt bằng 1/10, doanh số bằng 1/152 tổng doanh số toàn tỉnh, kết quả này cho thấy chỉ số tăng trưởng của Khu danh thắng kém nhất trong 39 điểm du lịch của tỉnh. Trong bối cảnh du lịch tỉnh Lạng Sơn chậm phát triển so với cả nước (năm 2017, 2018, tỉnh Lạng Sơn chỉ đạt mức tăng khoảng 6%/năm về lượng khách; 6,2%/năm tổng doanh thu, thấp hơn tốc độ tăng trưởng của cả nước rất nhiều: mức tăng trưởng khách du lịch đạt 27%, doanh thu tăng trưởng 21,4%). Nguyên nhân cơ bản là Khu danh thắng chưa được đầu tư thành sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, khai thác thô sơ; quản lý kém và đang mất dần sức hấp dẫn vốn có, bị cạnh 2
  11. tranh bởi các thị trường khác mà không có những chương trình, kế hoạch đầu tư khai thác ngắn hạn và dài hạn; những đối sách kịp thời. Mặc dù đã có Luật Du lịch năm 2017; Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị và các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh, nhưng giải pháp cụ thể để quản lý, khai thác tài nguyên du lịch khu danh thắng hiện chưa được cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, triển khai thực hiện, tình trạng tài nguyên du lịch của khu danh thắng ngày càng mai một mất kiểm soát. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch khu danh thắng Nhất, Nhị Tam Thanh, tỉnh Lạng Sơn” là hết sức cần thiết, nhằm: (1) Xác định giá trị tiền tệ của Khu danh thắng để làm cơ sở cho việc đầu tư; (2) Thiết kê mô hình sản phẩm du lịch có giá trị cao, cạnh tranh, thu hút du lịch; (3) Các giải pháp về chính sách, mô hình quản lý, quy mô đầu tư; phương thức quản lý khai thác hiện đại để đưa vào quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch của Khu danh thắng trong thời gian tới. M c đ ch nghiên c u của đề tài - Mô tả, phân tích thực trạng; căn cứ vào cơ sở lý luận quản lý kinh tế để chỉ ra những hạn chế, yếu kém; những thuận lợi và cơ hội; khó khăn và thách thức trong phát triển du lịch đối với Khu danh thắng Nhất Nhị Tam Thanh, tỉnh Lạng Sơn. - Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác tài nguyên du lịch tại khu danh thắng. - Xây dựng những lý thuyết và mô hình khoa học để tỉnh Lạng Sơn có căn cứ chuyển đổi Ban quản lý di tích (là đơn vị sự nghiệp công lập) sang mô hình doanh nghiệp (Công ty cổ phần) quản lý, khai thác Khu danh thắng. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên c u A Đối tượng nghiên c u - Môi trường pháp lý; không gian; hệ thống các hạng mục danh thắng gồm cảnh quan tự nhiên, các giá trị về tự nhiên, địa lý; hệ thống các hạng mục văn hóa, các giá trị về văn hóa; tổng thể hệ thống khu du lịch, giá trị kinh tế khu danh thắng. 3
  12. - Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc quản lý, khai thác tài nguyên du lịch tại khu danh thắng. - Ban quản lý di tích; Giá trị tiền tệ của tài nguyên du lịch tại Khu danh thắng; Sản phẩm du lịch; Mô hình quản lý khai thác tài nguyên du lịch tại Khu danh thắng. B. Phạm vi nghiên c u - Nội dung nghiên cứu về quản lý, khai thác tài nguyên du lịch. - Phạm vi về không gian: khu danh thắng. - Thời gian nghiên cứu thực trạng cho giai đoạn: 2014 - 2018; đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2019 - 2025. 4 Phương pháp nghiên c u - Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với khu danh thắng. - Phương pháp thống kê, so sánh: sử dụng các số liệu thống kê để phân tích, so sánh rút ra các kết luận làm cơ sở đề xuất phương hướng và giải pháp. - Phương pháp phỏng vấn; thu thập thông tin: sử dụng các số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các tài liệu liên quan đến tình hình quản lý, khai thác tài nguyên du lịch tại khu danh thắng và một số tài liệu khác có liên quan. 5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài A Ý nghĩa khoa học của đề tài Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý, khai thác tài nguyên du lịch. Những nghiên cứu này có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu chuyên sâu về công tác quản lý, khai thác tài nguyên du lịch trong điều kiện hiện nay. B Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, địa phương trong tỉnh có điều kiện tương đồng về tự nhiên, văn hóa có giải pháp quản lý và khai thác tài nguyên du lịch hiệu quả hơn. 4
  13. ết quả dự kiến đạt được Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ phải nghiên cứu, giải quyết được những vấn đề sau: - Xác định giá trị tiền tệ của tài nguyên du lịch Khu danh thắng. Nghiên cứu mô hình sản phẩm có giá trị cốt lõi, tính cạnh tranh cao và trên nền tảng tài nguyên độc đáo. - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý, khai thác tài nguyên du lịch tại khu danh thắng cấp quốc gia. - Phân tích, làm rõ thực trạng chất lượng công tác và hiệu quả quản lý, khai thác tài nguyên du lịch tại Khu danh thắng trong thời gian vừa qua. - Nghiên cứu đưa ra những giải pháp nhằm quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch tại Khu danh thắng nói riêng và các khu danh thắng, khu du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói chung. 7 Nội dung của luận văn Ngoài ph n m đ u, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm c 3 chương như au Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý, khai thác tài nguyên du lịch. Chương Thực trạng quản lý, khai thác tài nguyên du lịch tại Khu danh thắng. Chương 3 Một số giải pháp quản lý, khai thác tài nguyên du lịch hiệu quả tại Khu danh thắng. 5
  14. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH Nội dung này tập trung nghiên cứu: Tổng quan về du lịch Việt Nam; Tiềm năng du lịch của Lạng Sơn, Khu danh thắng; Phát triển du lịch trên quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và hệ thống lý thuyết kinh tế học; sự cần thiết về quản lý, đầu tư khai thác Khu danh thắng. 1.1 Tổng quan về du lịch Việt Nam Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam có sự tăng trưởng ổn định, năm 2017 đạt gần 13 triệu lượt khách quốc tế, tăng 29,1% so với cùng kỳ; năm 2018 đạt 15,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 27% so với năm 2017. Du lịch phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tài nguyên; đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế. Ngành Du lịch Việt Nam đang chuyển mình phát triển trở thành một ngành kinh tế có sức tăng trưởng cao, hấp dẫn đầu tư, thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội. Có thể thấy qua số lượng khách quốc tế và khách du lịch nội địa tăng mạnh. Thị trường du lịch Việt Nam nhiều tiềm năng khai thác, đã thu hút được sự quan tâm của nhiều hãng hàng không quốc tế và Việt Nam, nhiều đường bay thẳng đến Việt Nam được mở, tiêu biểu như hãng New Air New Zealand kết nối Việt Nam – New Zealand; Thượng Hải – Thành phố Hồ Chí Minh; Thổ Nhĩ Kỳ - Hà Nội, Đà Nẵng – Hồng Kông; Sydney/Melbourne – Thành phố Hồ Chí Minh; Đồng Hới – Chiang Mai… Ngoài ra, một số sân bay được nâng cấp, mở rộng: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Đà Nẵng …, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Ở các tỉnh, thành phố, các địa phương đã có sự quan tâm và nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, các dịch vụ được nâng tầm chất lượng, vấn đề an ninh, an toàn cho du khách ngày càng được đảm bảo, cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ góp phần không nhỏ đển sự phát triển du lịch trên toàn thế giới. Du lịch Việt Nam đã phát triển, tuy nhiên so với tiềm năng lợi thế thì vẫn còn một số hạn chế cơ bản như: + Mặc dù có tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc đa dạng và phong phú, nhưng sản phẩm du lịch còn nghèo, đơn điệu. Các hoạt động nghiên cứu và phát triển 6
  15. sản phẩm chưa bài bản, chưa có tính đột phá, sáng tạo. Chất lượng dịch vụ còn thấp, công tác quảng bá, xúc tiến còn nhiều hạn chế, nguồn tài chính eo hẹp nên quảng bá, xúc tiến chưa căn cứ vào thị trường, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa có sự kết nối đồng bộ trong cả hệ thống cũng như chưa gắn kết du lịch với các sự kiện, hình ảnh mang tính quốc tế….Việc định vị điểm đến còn lúng túng, phần nhiều tự phát, chất lượng quy hoạch phát triển còn hạn chế. Doanh nghiệp lữ hành Việt Nam còn yếu, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, bên cạnh đó là sự rời rạc, không có liên kết với nhau, việc giải quyết triệt để các vấn đề về ô nhiễm môi trường, giao thông ùn tắc, tệ nạn xã hội, mất an ninh, an toàn ở các thành phố lớn và vấn đề an toàn thực phẩm, chưa được kiểm soát chặt chẽ. Chính sách quốc gia để du lịch phát triển theo đúng nghĩa ngành kinh tế vận hành theo quy luật thị trường chưa rõ nét. Cùng với hạn chế về ngoại ngữ thì những kiến thức và năng lực truyền thông, quảng bá về văn hóa, lịch sử, kiến thức cuộc sống của đội ngũ hướng dẫn viên còn yếu… Chưa có đội ngũ doanh nhân lãnh đạo doanh nghiệp du lịch kiểu mẫu, có bản lĩnh, sáng tạo, tự tin. + Để phát huy giá trị nguồn tài nguyên du lịch phong phú, những cơ hội thuận lợi để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì trước hết phải khẩn trương tái cơ cấu ngành du lịch theo đúng tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị và Luật Du lịch năm 2017, tập trung đến các yếu tố: Tăng cường các nguồn lực để phát triển du lịch (tài chính và đầu tư, về con người, về cơ chế chính sách); sản phẩm du lịch nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cũng như sự khác biệt; thị trường khách đến, mục tiêu và tiềm năng để tập trung đầu tư phát triển; hệ thống tổ chức quản lý ngành du lịch; hệ thống các doanh nghiệp lữ hành; nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao về quản lý nhà nước và về quản trị nhân lực. Xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội quốc gia, vùng hoặc địa phương nhằm phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng theo từng vùng, miền để tạo dựng thương hiệu, tránh lãng phí nguồn lực và gây nhàm chán. Tái cấu trúc lại sản phẩm du lịch theo hướng tập trung chuyển đổi sản phẩm dịch vụ từ 7h-18h thành 18h-22h đêm trên cơ sở đảm bảo an ninh trật tự đối với các tụ điểm vui chơi giải trí nhằm hướng đến phục vụ đối tượng chủ yếu khách du lịch quốc tế, qua đó gia tăng giá trị khai thác chi tiêu của khách du lịch…. 7
  16. Xây dựng chiến lược phát triển du lịch, tầm nhìn đến 2030 cho phù hợp với tình hình thực tế do Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường tuyên truyền, tạo nên sự đột phá về hình ảnh Việt Nam, ngành du lịch cần đầu tư mạnh vào hoạt động xúc tiến du lịch, xem xét xã hội hóa Quỹ đầu tư xúc tiến du lịch, quảng bá du lịch, tận dụng tối đa lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quảng bá và xúc tiến du lịch. Tăng cường kết nối liên ngành, liên vùng, tạo ra chuỗi sản phẩm, dịch vụ vừa đa dạng, phong phú nhưng vẫn mang những nét đặc trưng riêng của từng vùng, qua đó cải thiện tỷ lệ quay trở lại của du khách quốc tế. + Các loại hình du lịch cơ bản hiện nay * Du lịch tham quan Tham quan di tích lịch sử, thắng cảnh: Đây là hình thức du lịch truyền thống ở Việt Nam. Việt Nam có được sự đa dạng và phong phú của yếu tố tự nhiên. Danh lam thắng cảnh trải đều ở 64 tỉnh thành trong cả nước. Những điểm du lịch nổi tiếng được nhắc đến như Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Thác Bản Giốc (Cao Bằng), Nhị Tam Thanh, Mẫu Sơn (Lạng Sơn). * Du lịch văn h a, khám phá: Du lịch lễ hội, du lịch hoa: điển hình như Festival Huế, Festival hoa Đà Lạt, hội chùa Hương; Lễ hội hoa Đào Xứ Lạng, Lễ hội đền Tả Phủ - Kỳ Cùng (Lạng Sơn)… Với loại hình du lịch này du khách có thể vừa tham quan vừa kết hợp du lịch văn hóa. Đặc biệt là với du khách quốc tế. * Du lịch ẩm thực: là mô hình đã xuất hiện tại Lạng Sơn vào dịp đầu năm mới, trong các dịp lễ hội lớn và thời gian kéo dài 5 – 7 ngày như lễ hội đền Tả Phủ - đề Kỳ Cùng; lễ hội Bắc Nga; lễ hội Lồng Tồng,… Loại hình du lịch nà du khách vừa tham gia các nghi thứ tâm linh, vừa sinh hoạt, thuổng thức văn hóa ẩm thực của địa phương. * Du lịch xanh bao gồm cả trải nghiệm: Gần đây du lịch hướng về thiên nhiên trở thành một xu hướng chung trên toàn thế giới. Hình thức du lịch này gần gũi, đồng thời phát huy hết vai trò của yếu tố thiên nhiên, lợi thế tự nhiên của một quốc gia. 8
  17. * Du lịch MICE: Loại hình du lịch này theo dạng gặp gỡ xúc tiến, hội nghị, hội thảo, du lịch chuyên đề,… * Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi. 1.2 Cơ lý luận về việc quản lý và khai thác tài nguyên du lịch 1.2.1 Một số khái niệm - hái niệm về kinh tế học, kinh tế thị trường + Kinh tế học là một bộ môn khoa học nghiên cứu hành vi của con người trong mối liên hệ giữa nhu cầu vô hạn với nguồn lực có hạn và nguồn lực đó có thể sử dụng theo nhiều cách và nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhu cầu của con người bao gồm nhu cầu sử dụng hàng hoá, dịch vụ và những điều kiện mà con người muốn có. Nguồn lực là những thứ được sử dụng để sản xuất hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. + Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra là để bán trên thị trường.Trong kiểu tổ chức kinh tế này, toàn bộ quá trình sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng, sản xuất như thế nào và cho ai đều thông việc mua bán,thông qua hệ thống thị trường và do thị trường quyết định. - Các quan điểm; quy định của pháp luật về du lịch Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn [1],[2],[3]: Thứ nhất, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, nhưng không nhất thiết địa phương nào cũng xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Thứ hai, phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, có thương hiệu và khả năng cạnh 9
  18. tranh cao; xã hội hóa cao và có nội dung văn hóa sâu sắc; tăng cường liên kết trong nước và quốc tế, chú trọng liên kết giữa ngành Du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị hình thành nên các sản phẩm du lịch. Thứ ba, phát triển đồng thời cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa; tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân và du khách quốc tế tham quan, tìm hiểu, khám phá cảnh quan, di sản thiên nhiên và văn hóa của đất nước; tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch từ tất cả các thị trường. Thứ tư, phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Thứ năm, phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; tập trung nguồn lực quốc gia cho phát triển du lịch. Ở nước ta, ngành du lịch đã được hình thành và phát triển từ những năm 1960, đặc biệt từ những năm 1990 được coi là ngành kinh tế và từ đó đến nay đã phát triển nhanh chóng và đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ. Sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt của Đảng và Nhà nước trong những năm gần đây khiến cho du lịch có nhiều triển vọng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo định hướng và mục tiêu của Nghị quyết của Bộ Chính trị. - hái niệm chung về du lịch[1]: + Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác. + Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến. 10
  19. + Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch. + Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn h a. + Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. + Khu du lịch là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu du lịch bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia. - Tiêu chuẩn của khu du lịch [1] Điều kiện công nhận khu du lịch cấp tỉnh + Có ít nhất 01 tài nguyên du lịch cấp tỉnh; có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực. + Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch, bao gồm: + Có hệ thống điện lưới, hệ thống cung cấp nước sạch; + Có cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, đáp ứng tối thiểu 100.000 lượt khách mỗi năm; hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu 50.000 lượt khách lưu trú mỗi năm; + Có nội quy, hệ thống biển chỉ dẫn, thuyết minh về khu du lịch; có hệ thống biển chỉ dẫn, biển báo về giao thông, các cơ sở dịch vụ, các điểm tham quan; + Cung cấp dịch vụ thuyết minh, hướng dẫn du lịch. + Có kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thông quốc gia. 11
  20. + Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường. - hái niệm và một ố vấn đề cơ bản về khai thác tiềm năng du lịch Trong Từ điển Tiếng Việt thì "Tiềm năng" được định nghĩa là khả năng, năng lực tiềm tàng. "Tiềm năng" trong tiếng Anh có các chữ: potential, capacity, the inside power,... tiềm năng là các tài nguyên, thế mạnh, năng lực còn ở dạng tiềm tàng hoặc chưa được khai thác, phám phá ra hết. Theo Luật du lịch năm 2017, tài nguyên du lịch có 02 dạng là tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa (nhân văn). Như vậy, khái niệm "Tiềm năng du lịch" chính là những điều kiện tự nhiên và di sản về lịch sử, văn hóa,… thuận lợi cho việc xây dựng những cơ sở du lịch và các không gian, cảnh quan, công trình xây dựng, những quần thể kiến trúc,… phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch. Bản thân tiềm năng du lịch là khả năng dưới dạng tài nguyên du lịch, nó chưa thể là sản phẩm du lịch. Để có sản phẩm, dịch vụ du lịch phải biến khả năng thành hiện thực thông qua quá trình lao động sản xuất. Vì thế, muốn tiềm năng du lịch phát huy được lợi thế kinh tế và lợi ích xã hội thì phải coi trọng việc khai thác và xây dựng tiềm năng du lịch. Khai thác tiềm năng du lịch là quá trình sử dụng các tài nguyên du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm du lịch của con người. Ðó là các hoạt động có tổ chức từ khảo sát, thăm dò, quy hoạch sử dụng tài nguyên du lịch, đến tổ chức sản xuất tạo ra các sản phẩm du lịch và phân phối sản phẩm đó cho tiêu dùng một cách có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế và xã hội. - Tiêu chuẩn đo lường hiệu quả quản lý và khai thác tài nguyên du lịch [13],[16]: + Chỉ số đo lường khai thác hiệu quả một khu du lịch dựa vào 04 chỉ tiêu: Số khách hàng (khách du lịch đến); Mức giá (mức chi trả của du khách); Doanh số (Tổng doanh thu); Lợi nhuận sau thuế. + Yêu cầu đặt ra trong Quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch và Quy trình khai thác phải bảo đảm các bước: Một là, giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc tốt đẹp của dân tộc và địa phương; khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn một cách 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2