Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 0
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa nước, góp phần đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững trong điều kiện biến đối khí hậu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI NGUYỄN XUÂN THIÊM GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN HỒ CHỨA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI NGUYỄN XUÂN THIÊM GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN HỒ CHỨA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8.34.04.10 Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ VĂN CHÍNH HÀ NỘI - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tác giả. Các số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 TÁC GIẢ Nguyễn Xuân Thiêm i
- LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô Trường Đại học Thủy lợi, nhất là các cán bộ, giảng viên Khoa Kinh tế và Quản lý, Phòng Đào tạo đại học và sau đại học đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tác giả xin trân trọng cảm ơn thầy giáo hướng dẫn – TS Lê Văn Chính đã hết lòng hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên, Chi cục Thủy lợi, UBND các huyện (thành phố, thị xã) và Công ty TNHH một thành viên KTTL Thái Nguyên đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong việc thu thập thông tin, tài liệu trong quá trình thực hiện luận văn. Tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích, chia sẻ với tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn. Trong quá trình thực hiện luận văn tác giả đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều nhưng do những hạn chế về kiến thức, thời gian, kinh nghiệm và tài liệu tham khảo nên không thể tránh được những sai sót. Tác giả xin trân trọng và mong được tiếp thu các ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 TÁC GIẢ Nguyễn Xuân Thiêm ii
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC ĐẢM BẢO AN TOÀN HỒ CHỨA ................................ 5 1.1 Đặc điểm, vai trò, nội dung của của đảm bảo an toàn hồ chứa nước ...................5 1.1.1 Một số khái niệm ........................................................................................... 5 1.1.2 Đặc điểm của hồ chứa nước...........................................................................7 1.1.3 Vai trò của đảm bảo an toàn hồ chứa .......................................................... 12 1.1.4 Nguyên tắc quản lý đảm bảo an toàn hồ chứa nước ....................................13 1.2 Quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa ..................................................14 1.2.1 Nội dung công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa .............14 1.2.2 Các tiêu chí đánh giá về công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa nước ..............................................................................................................18 1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa ..........................................................................................................21 1.3 Những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa ..............................................................................................................25 1.3.1 Bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa ở Việt Nam .............................................................................................. 25 1.3.2 Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý Nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa trên thế giới ..................................................................................................28 1.3.3 Những bài học kinh nghiệm về công tác đảm bảo an toàn hồ chứa rút ra cho tỉnh Thái Nguyên ..................................................................................................31 1.4 Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ........................................32 Kết luận chương 1 .....................................................................................................33 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN HỒ CHỨA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN .............................. 34 iii
- 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên ................................. 34 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên........................................................................................ 34 2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội ............................................................................... 36 2.2 Thực trạng hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................................... 42 2.2.1 Số lượng và chất lượng hồ chứa nước ......................................................... 42 2.2.2 Vai trò và tầm quan trọng của hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .............................................................................................................................. 43 2.3 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa trên địa bàn tỉnh ............................................................................................................................ 46 2.3.1 Thực trạng an toàn hồ chứa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ........................ 46 2.3.2 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa trên địa bàn .............................................................................................................................. 47 2.3.3 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................... 49 2.4 Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên................................................................................................ 69 2.4.1 Những kết quả đạt được .............................................................................. 69 2.4.2 Những tồn tại, hạn chế ................................................................................. 71 2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế .................................................... 79 Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 81 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN HỒ CHỨA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN .......... 82 3.1 Định hướng phát triển của tỉnh Thái Nguyên ..................................................... 82 3.1.1 Định hướng chung ....................................................................................... 82 3.1.2 Định hướng quản lý đảm bảo an toàn hồ chứa ............................................ 82 3.2 Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác đảm bảo an toàn hồ chứa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên................................................................................................ 84 3.2.1 Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý nhà nước ............................................ 85 3.2.2 Đẩy nhanh tiến độ các dự án quy hoạch hồ chứa ........................................ 87 3.2.3 Chỉ đạo, giám sát việc quản lý vận hành an toàn theo quy trình, quy phạm .............................................................................................................................. 90 iv
- 3.2.4 Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong công tác quản lý hồ chứa ...92 3.2.5 Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra xây dựng có liên quan tới hồ chứa ..................................................................................................................94 3.2.6 Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa ..........................................................................................................96 3.2.7 Tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về khai thác và bảo vệ hồ chứa ........................................98 Kết luận chương 3 ...................................................................................................100 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................101 1. Kết luận ...............................................................................................................101 2. Kiến nghị .............................................................................................................102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................103 v
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Hệ thống quản lý nhà nước an toàn hồ đập trên thế giới ............................... 30 Hình 1.2 Sơ đồ hệ thống quản lý hồ chứa nước ở các nước phát triển ......................... 31 Hình 2.1 Biểu đồ dân số tỉnh Thái Nguyên ................................................................... 37 Hình 2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 2001 - 2015 ............................................ 38 Hình 2.3 Tổng quát tổ chức quản lý hệ thống hồ chứa nước của tỉnh .......................... 48 vi
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Phân cấp công trình hồ chứa nước ...................................................................9 Bảng 2.1 Cơ cấu đất đai tỉnh Thái Nguyên ...................................................................34 Bảng 2.2 Các thành phần dân tộc đông dân nhất tỉnh Thái Nguyên ............................. 36 Bảng 2.3 Các khu công nghiệp lớn của tỉnh Thái Nguyên ............................................39 Bảng 2.4 Các khu du lịch tỉnh Thái Nguyên .................................................................41 Bảng 2.5 Phân loại số lượng hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ..................43 Bảng 2.6 Hiện trạng quản lý và năng lực tưới hồ chứa tỉnh Thái Nguyên ....................44 Bảng 2.7 Bảng tổng hợp số lượng văn bản chỉ đạo đảm bảo an toàn hồ chứa..............53 Bảng 2.8 Tình hình thực hiện công tác sửa chữa, gia cố đảm bảo an toàn hồ chứa .....62 Bảng 2.9 Bảng tổng hợp số lượng hồ sơ cấp phép các hồ chứa ....................................64 Bảng 2.10 Bảng tổng hợp số lần thanh tra và kiểm tra, xử lý khiếu nại ....................... 65 Bảng 2.11 Các hội nghị nghiên cứu khoa học, tập huấn và chuyển giao công nghệ ....67 Bảng 2.12 Năng lực cán bộ quản lý Nhà nước đảm bảo an toàn hồ chứa..................... 68 Bảng 2.13 Nguyên nhân chậm tiến độ thực hiện công tác đảm bảo an toàn hồ chứa ...73 Bảng 2.14 Sai phạm trong quá trình triển khai thực hiện các hạng mục....................... 74 Bảng 2.15 Công trình vi phạm chất lượng theo giai đoạn thực hiện ............................. 74 Bảng 2.16 Tình hình thực hiện các quy định về quản lý an toàn hồ chứa ....................75 Bảng 2.17 Bảng tổng hợp số lượng vi phạm bảo vệ đảm bảo an toàn hồ chứa ............77 Bảng 3.1 Bảng Kế hoạch đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ CB QLNN .................97 Bảng 3.2 Kế hoạch tuyên truyền quy định pháp luật về đảm bảo an toàn hồ chứa ......99 vii
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ATĐ An toàn đập BCH Ban chỉ huy MTV Một thành viên NNPTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn PA Phương án PCLB Phòng chống lụt bão PCLL Phòng chống lũ lụt PCTT Phòng chống thiên tai QTVHĐT Quy trình vận hành điều tiết TKCN Tìm kiếm cứu nạn TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân viii
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo báo cáo năm 2015 của Tổng cục Thủy lợi nước ta có 6.886 hồ chứa nước trong đó có 6.648 hồ thủy lợi, là một trong số ít các quốc gia ở vùng Đông Nam Á có hệ thống thủy lợi phát triển tương đối hoàn chỉnh. Việc xây dựng nhiều hồ chứa đã góp phần rất lớn vào phát triển sản xuất nông nghiệp, phát điện, chống lũ và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên hồ chứa cũng gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế, xã hội. Mối nguy tiềm ẩn luôn hiện hữu ở các đập như nguy cơ xảy ra sự cố, mất an toàn, gây lũ nhân tạo, gây hạn hán thiếu nước giả tạo, có khi dẫn tới thảm họa do vỡ đập, đã có trường hợp dẫn đến thiệt hại lớn về người và tài sản, hủy hoại tài nguyên và làm suy thoái môi trường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân vùng hạ du nói riêng và nhân dân vùng bị ảnh hưởng nói chung... Để các hồ chứa vận hành an toàn, phòng chống và hạn chế các rủi ro do thiên tai lũ lụt và hạn hán, phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp, dân sinh kinh tế xã hội trước mọi diễn biến phức tạp của khí hậu thời tiết, Bộ máy quản lý Nhà nước về quản lý khai thác công trình thủy lợi từ Trung ương đến địa phương đã không ngừng được tăng cường củng cố và phát triển qua các thời kỳ, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong chỉ đạo xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi... Thái Nguyên là một tỉnh trung du, miền núi phía bắc với 1.269 công trình thuỷ lợi, với 249 hồ chứa (01 hồ trên 100 triệu m3, 9 hồ có dung tích từ 1 triệu đến trên 100 triệu m3, 7 hồ có dung tính từ 0,5 triệu đến 1 triệu m3, 14 hồ có dung tính từ 0,2 triệu m3 đến 0,5 triệu m3, còn lại có các hồ dung tích dưới 0,2 triệu m3) cấp nước tưới cho trên 87.367,8 ha lúa, rau màu, cây công nghiệp và cây trồng khác. Điều kiện tự nhiên Thái Nguyên thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa vừa và nhỏ. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý phần lớn các hồ chứa đều nằm ở vùng sâu vùng xa. Các hồ có lưu vực ngắn, dốc, nằm trong khu vực khí hậu của miền Bắc là nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa có lượng mưa lớn, tập trung, lại xảy ra trên các lưu vực dốc và ngắn nên thường có hiện tượng lũ quét, lũ ống, gây nhiều khó khăn trở ngại cho việc quản lý, bảo vệ sự an toàn của hồ 1
- chứa. Năm 2008, vỡ đập hồ cây Nhừ - xã Phú Lạc huyện Đại Từ, do UBND xã Phú Lạc quản lý, gây sạt lở và vỡ tràn, làm xói lở một diện tích lớn đất canh tác của nhân dân v.v… Năm 2017, UBND tỉnh Thái Nguyên đã công bố tình trạng khẩn cấp sau khi đập chính hồ Núi Cốc có hiện tượng thấm lan rộng, rãnh thoát nước hạ lưu bị đổ gãy với chiều dài 200 m. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất an toàn hồ chứa nước ở Thái Nguyên trong đó có sự thiếu đồng bộ trong công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa. Việc thực thi Pháp luật, các chính sách, quy trình, quy phạm, công tác hướng dẫn, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra các hồ chứa còn bị buông lỏng, phân tán nhiều nội dung, nhiều phần việc còn bỏ trống hoặc chưa được quan tâm đúng mức. Chưa xây dựng được một cơ chế phối hợp hiệu quả giữa UBND tỉnh và địa phương, giữa các Sở, ban, ngành liên quan để thống nhất quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng các hồ chứa; chưa chú trọng việc định kỳ rà soát, đánh giá lại năng lực hoạt động và nhiệm vụ của các hồ hoặc hệ thống hồ chứa nước... Sự chỉ đạo bảo đảm an toàn các hồ chứa nước ở một số nơi chưa được lãnh đạo quan tâm đúng mức, năng lực quản lý, vận hành của các chủ đập là UBND các huyện, thị xã còn hạn chế, chưa đáp ứng theo quy định. Việc buông lỏng quản lý các hồ chứa đã dẫn tới những vi phạm pháp luật về quản lý công trình, đất đai; về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, môi trường, gây lãng phí, thất thoát tài sản của nhà nước và nhân dân, gây khiếu kiện vượt cấp, kéo dài làm mất ổn định xã hội, giảm sút lòng tin của nhân dân. Việc lấn chiếm trái phép lòng hồ, san tôn nền, đào ao, đắp đập trong vùng bán ngập để xây dựng công trình, nuôi cá, chăn nuôi gia cầm, gia súc, v.v… quy mô lớn, việc xả chất thải, nước thải trực tiếp vào hồ đang diễn ra khá phổ biến. Do vậy, năng lực nhiều hồ chứa bị suy giảm, chất lượng nước ở nhiều hồ có thời kỳ bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc cấp nước sinh hoạt và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn và bền vững của hồ chứa. Trước bối cảnh hiện nay về nguy cơ mất an toàn và sự cố hồ chứa nước UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên, Chi cục thủy lợi đã có chỉ đạo quyết liệt nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu, nâng cao hiệu quả xây dựng, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước của hồ chứa, một số băn bản quy phạm pháp luật về quản lý, khai thác hồ chứa đã được ban hành, song nhiều sai phạm vẫn chưa 2
- được khắc phục triệt để. Từ những nhận thức trên, cùng với những kiến thức chuyên môn được học tập và nghiên cứu trong Nhà trường và kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác tại địa bàn nghiên cứu, tác giả chọn đề tài luận văn tốt nghiệp với tên gọi: “Giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa nước, góp phần đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững trong điều kiện biến đối khí hậu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các vấn đề đã được đặt ra trong các chương của luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp phổ biến phù hợp với nội dung nghiên cứu, đó là: Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu thực tế; Phương pháp thống kê; Phương pháp hệ thống hóa; Phương pháp phân tích so sánh, phân tích tổng hợp; Phương pháp đối chiếu với hệ thống văn bản pháp quy và một số phương pháp khác. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nhà nước đảm bảo an toàn hồ chứa nước và những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa trên địa bàn Thái Nguyên. b. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về mặt không gian và nội dung, luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu về công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong việc quản lý, khai thác đảm bảo an toàn hồ chứa nước và qua đó góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3
- - Phạm vi về mặt thời gian, luận văn s tập trung nghiên cứu, thu thập và phân tích các số liệu thực trạng liên quan đến công tác quản lý hồ chứa của nhà nước trên địa bàn trong giai đoạn 2015 – 2017 và đề xuất các giải pháp tăng cường chất lượng công tác này trong thời gian tới. 4
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC ĐẢM BẢO AN TOÀN HỒ CHỨA 1.1 Đặc điểm, vai trò, nội dung của của đảm bảo an toàn hồ chứa nước 1.1.1 Một số khái niệm 1.1.1.1 Khái niệm quản lý Hiện nay có nhiều cách giải thích thuật ngữ quản lý, có quan niệm cho rằng quản lý là cai trị; cũng có quan niệm cho rằng quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy [1]. Quan niệm chung nhất về quản lý được nhiều người hấp nhận do điều khiển học đưa ra như sau: Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tựhóa và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định. Quan niệm này không những phù hợp với hệ thống máy móc thiết bị, cơ thể sống, mà còn phù hợp với một tập thể người, một tổ chức hay một cơ quan nhà nước [2]. Khái niệm quản lý theo nghĩa hẹp (tức là quản lý xã hội) như sau: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý [1]. Quản lý Xã hội là một yếu tố hết sức quan trọng không thể thiếu trong đời sống xã hội. Xã hội phát triển càng cao thì vai trò của người quản lý càng lớn và nội dung quản lý càng phức tạp. 1.1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước Trong hệ thống các chủ thể quản lý xã hội Nhà nước là chủ thể duy nhất quản lý xã hội toàn dân, toàn diện bằng pháp luật. Cụ thể như sau: - Nhà nước quản lý toàn dân là nhà nước quản lý toàn bộ những người sống và làm việc trên lãnh thổ quốc gia, bao gồm công dân và những người không phải là công dân. Nhà nước quản lý toàn diện là nhà nước quản lý toàn bộcác lĩnh vực của đời sống xã hội theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ. Nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội có nghĩa là các cơ quan quản lý điều 5
- chỉnh mọi khía cạnh hoạt động của xã hội trên cơ sở pháp luật quy định. -Nhà nước quản lý bằng pháp luật là nhà nước lấy pháp luật làm công cụ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo luật định một cách nghiêm minh. Vậy Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước [1]. Quản lý xã hội là thực hiện các chức năng tổ chức nhằm tạo những điều kiện cần thiết để đạt những mục đích đềra trong quá trình hoạt động chung của con người trong xã hội. Vì vậy, từ khi xuất hiện nhà nước, quản lý xã hội được nhà nước đảm nhận. Nhưng, quản lý xã hội không chỉ do nhà nước với tư cách là một tổ chức chính trị đặc biệt thực hiện, mà còn do tất cả các bộ phận khác cấu thành hệ thống chính trị thực hiện như: các chính đảng, tổ chức xã hội,... Ở góc độ hoạt động kinh tế, văn hoá - xã hội, chủ thể quản lý xã hội còn là gia đình, các tổ chức tư nhân. Quản lý nhà nước là các công việc của nhà nước, được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước; cũng có khi do nhân dân trực tiếp thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu hoặc do các tổ chức xã hội, các cơ quan xã hội thực hiện nếu được nhà nước giao quyền thực hiện chức năng nhà nước. Quản lý nhà nước thực chất là sự quản lý có tính chất nhà nước, do nhà nước thực hiện thông qua bộ máy nhà nước trên cơ sở quyền lực nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Chính phủ là hệ thống cơ quan được thành lập để chuyên thực hiện hoạt động quản lý nhà nước. 1.1.1.3 Khái niệm hồ chứa nước Hồ là những lòng chảo hoặc vùng trũng của bề mặt trái đất chứa đầy nước và không nối liền với biển (theo định nghĩa của Tse-bô-ta-rôp A.I.) [3], đôi khi khác với nước chảy (sông) người ta định nghĩa hồ như là những kho nước với dòng chảy tràn hoặc với chế độ trao đổi nước chậm chạp. Mặc dù hồ gặp trong thiên nhiên rất đa dạng song giữa các hồ cũng vẫn có thể chia ra các kiểu có những tính chất giống nhau. Theo đặc điểm của lòng hồ có thể chia ra các kiểu hồ đập, hoặc hồ chắn (ao), hồ lòng chảo và hồ hỗn tạp. 6
- Hồ chứa nước cũng được hiểu là "Công trình tích nước và điều tiết dòng chảy nhằm cung cấp nước cho các ngành kinh tế quốc dân, sản xuất điện năng, cắt giảm lũcho vùng hạ lưu v.v...." [4]. Hồ chứa nước bao gồm lòng hồ để chứa nước và các công trình (hay hạng mục công trình) sau: a) Đập chắn nước để tích nước và dâng nước tạo hồ; b) Công trình xả lũ để tháo lượng nước thừa ra khỏi hồ để điều tiết lũvà đảm bảo an toàn cho đập chắn nước; c) Công trình lấy nước ra khỏi hồ để cung cấp nước; d) Công trình quản lý vận hành; e) Theo yêu cầu sử dụng, một số hồ chứa nước có thể có thêm công trình khác như: công trình xả bùn cát, tháo cạn hồ; công trình giao thông thủy (âu thuyền, công trình chuyển tàu, bến cảng,...), giao thông bộ; công trình cho cá đi ... Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn hồ chứa nước được hiểu chung là công trình được hình thành bởi đập dâng nước và các công trình có liên quan có nhiệm vụ trữ nước, điều tiết dòng chảy, cung cấp nước cho nhu cầu dùng nước và cải thiện môi trường. An toàn đập, hồ chứa nước là việc thực hiện các biện pháp thiết kế, thi công, quản lý, khai thác nhằm bảo đảm an toàn cho đập, hồ chứa nước, các công trình có liên quan, an toàn cho người và tài sản vùng hạ du đập. 1.1.2 Đặc điểm của hồ chứa nước Hồ chứa nước là một loại hồ nhân tạo, chúng được hình thành do kết quả của việc xây dựng các hồ chứa nước, thủy điện, cải tạo thiên nhiên v.v.... của con người. Vì hồ được tạo ra dùng cho mục đích trữ nước nên còn được gọi là kho nước. Do có nhiều ưu điểm trong khai thác tổng hợp như vậy nên hồ chứa được xây dựng nhiều trên thế giới cũng như ở nước ta. Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, trong năm chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài 5 đến 6 tháng với tổng lượng mưa chiếm từ 80 đến 85% 7
- tổng lượng mưa cả năm, trong 6 đến 7 tháng còn lại của mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 15 đến 20%, với dòng chảy trong sông s có mùa lũ và cạn cũng như tỷ lệ phân phối các mùa tương ứng với mùa mưa. Điều đó bắt buộc chúng ta phải xây dựng hồ chứa để điều tiết lượng nước phân bố bất hợp lý đó. Mặt khác về địa hình địa mạo, ba phần tư diện tích đất liền là vùng đồi núi, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc xây dựng và khai thác các hồ chứa nước, đáp ứng nhu cầu cho các ngành kinh tế quốc dân. Hệ thống hồ chứa nước ở Việt Nam phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi một giai đoạn gắn liền với sự phát triển kinh tế của đất nước khác nhau, các hồ chứa nước có tuổi đời cao nhất là hơn 40 năm, còn hầu hết chỉ từ 10-30 năm trở lại đây. Trước giải phóng việc xây dựng hồ chứa còn ít và mang tính chất địa phương nhỏ lẻ, hồ sơ thiết kế thiếu, thất lạc nhiều. Số hồ chứa xây dựng cho đến 1975 chiếm 33.0%. Giai đoạn sau giải phóng đến 1985 việc xây dựng hồ chứa khá phát triển do nhu cầu mở rộng sản xuất nông nghiệp. Số hồ xây dựng trong 10 năm này chiếm 36.9 %. Giai đoạn từ 1985 đến nay chiếm 30,1%. Như vậy số hồ chứa đưa vào sử dụng trên 10 năm chiếm trên 2/3 tổng số hồ chứa cả nước. a. Phân loại hồ chứa - Căn cứ vào tính chất hoặc nhiệm vụ chủ yếu của hồ chia hồ chứa nước ra thành 2 loại: Hồ chứa nước thủy lợi, hồ chứa nước thủy điện - Căn cứ vào nguồn gốc và phương pháp hình thành. Có thể chỉ ra: + Loại hồ do đắp đập ngăn chặn các eo ruộng bậc thang, ngăn các đồi núi hình thành. Loại hồ này có đặc điểm là diện tích nhỏ, độ sâu không lớn, cấu tạo đơn giản (thường có thể gọi là ao). Diện tích từ vài ba hecta đến vài chục hecta. Tuy diện tích nhỏ nhưng số lượng rất nhiều, phân bố khắp nơi nên nó có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của người dân. Ví dụ hồ Thủy Tiên (Thiên An) + Loại hồ chứa hình thành do việc đắp đập ngăn suối mà hình thành. Loại này số lượng cũng khá nhiều và phân bố chủ yếu ở vùng trung du và ở miền núi. Tính chất chủ yếu là phục vụ thủy lợi, một số kiêm phát điện hoặc chuyên phát điện nhưng với qui mô nhỏ. 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2018 - 2020
17 p | 20 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp phát triển kinh tế huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017 - 2020
111 p | 0 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần du lịch và xúc tiến thương mại Lạng Sơn
79 p | 0 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La
104 p | 0 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La
102 p | 0 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp tăng cường quản lý nhân lực ngành giáo dục và đào tạo của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
129 p | 0 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
110 p | 0 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp thúc đẩy việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
107 p | 0 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Trường Cao đẳng Nông Lâm Sơn La
100 p | 0 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp thúc đẩy xây dựng nông thôn mới tại huyện Sốp Cộp
126 p | 0 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
115 p | 0 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên
102 p | 0 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp nâng cao quản lý chi phí sản xuất, kinh doanh tại Công ty TNHH một thành viên Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên
102 p | 0 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Võ Nhai
110 p | 0 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
100 p | 0 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Thanh Ba – Tỉnh Phú Thọ
104 p | 0 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp phường quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
106 p | 1 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các công trình thủy lợi trên địa bản tỉnh Lạng Sơn
101 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn