intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp rèn luyện và phát huy năng lực tưởng tượng cho học sinh trong dạy học đọc - hiểu văn bản “Tràng giang”, “Đây thôn vĩ dạ”

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:153

127
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp rèn luyện và phát huy năng lực tưởng tượng cho học sinh trong dạy học đọc - hiểu văn bản “Tràng giang”, “Đây thôn vĩ dạ” tập trung tìm hiểu về cơ sở của việc xây dựng biện pháp rèn luyện và phát huy năng lực tưởng tượng cho HS; một số biện pháp rèn luyện và phát huy năng lực tưởng tượng cho HS trong đọc - hiểu văn bản thơ trữ tình và một số nội dung khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp rèn luyện và phát huy năng lực tưởng tượng cho học sinh trong dạy học đọc - hiểu văn bản “Tràng giang”, “Đây thôn vĩ dạ”

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Cúc BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN VÀ PHÁT HUY NĂNG LỰC TƯỞNG TƯỢNG CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN “TRÀNG GIANG”, “ĐÂY THÔN VĨ DẠ” LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Cúc BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN VÀ PHÁT HUY NĂNG LỰC TƯỞNG TƯỢNG CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN “TRÀNG GIANG”, “ĐÂY THÔN VĨ DẠ” Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn học Mã số : 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐỨC ÂN Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là do chính tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự khiếu nại, tố cáo bản quyền tác giả. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 9 năm 2013 Học viên Nguyễn Thị Cúc
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, khoa Ngữ văn, Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi trong suốt khóa học Cao học. Tiếp theo, tôi xin gửi lời tri ân đến Tiến Sĩ Nguyễn Đức Ân- người trực tiếp hướng dẫn tôi đã rất nhiệt tình và tận tâm trong suốt quá trình làm luận văn. Sau nữa, tôi cũng trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu và Tổ bộ môn Văn Trường THPT Trường Chinh, quý đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành khóa học và luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả - quí thầy cô, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 9 năm 2013 Học viên Nguyễn Thị Cúc
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 3 LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 4 MỤC LỤC ........................................................................................................ 5 Trang phụ bìa .................................................................................................. 5 Lời cam đoan ................................................................................................... 5 Lời cảm ơn ....................................................................................................... 5 Mục lục ............................................................................................................. 5 Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................. 5 Danh mục các bảng ......................................................................................... 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... 10 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................. 11 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................. 3 3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu............................................................... 12 Luận văn này nhằm thực hiện những nhiệm vụ và mục đích sau: .................. 12
  6. - Xác định cơ sở lí luận của tưởng tượng trong quá trình sáng tạo và tiếp nhận TPVC. ................................................................................................................... 12 - Đề ra những biện pháp rèn luyện năng lực tưởng tượng cho HS trong dạy học Văn nói chung- dạy học tác phẩm thơ trữ tình ở lớp 11 nói riêng............. 12 - Thiết kế giáo án và dạy thực nghiệm đọc - hiểu văn bản - tác phẩm Tràng giang (Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) ở lớp 11 theo hướng rèn luyện năng lực tưởng tượng cho HS để kiểm chứng, đánh giá, khẳng định tính khả thi của những biện pháp đề xuất. ................................................................ 12 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 12 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 12 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................. 13 7. Kết cấu luận văn............................................................................................ 13 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 15 1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................. 15 1.1.1. Vai trò của tưởng tượng trong hoạt động nhận thức ............................. 15 1.1.1.1. Quan hệ giữa tư duy và tưởng tượng .................................................. 15 1.1.2. Tưởng tượng với quá trình sáng tạo và tiếp nhận nghệ thuật................ 19 1.1.3. Đặc điểm của tác phẩm trữ tình ............................................................. 28 1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 33 1.2.1. Vài nét về tình hình rèn luyện năng lực tưởng tượng cho HS của GV trong giờ dạy học tác phẩm thơ trữ tình ở trường THPT hiện nay .................. 33 1.2.2. Vài nét về tình hình rèn luyện năng lực tưởng tượng của học sinh trong giờ học tác phẩm thơ trữ tình ở nhà trường THPT hiện nay ........................... 36
  7. Chương 2. BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN VÀ PHÁT HUY NĂNG LỰC TƯỞNG TƯỢNG CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN THƠ TRỮ TÌNH Ở THPT........................................................ 42 2.1. Cơ sở của việc xây dựng biện pháp rèn luyện và phát huy năng lực tưởng tượng cho HS ....................................................................................................... 42 2.1.1. Hình tượng nghệ thuật - đối tượng của hoạt động liên tưởng, tưởng tượng trong quá trình đọc- hiểu văn bản văn chương ..................................... 42 2.1.2. Hoạt động đọc- hiểu - cơ sở thúc đẩy cho phương thức liên tưởng tượng của HS trong quá trình đọc - hiểu văn bản văn chương .................................. 44 2.1.2.1. Hoạt động đọc – hiểu văn bản văn chương- quá trình lĩnh hội và tiếp nhận văn học..................................................................................................... 44 2.1.3. Hoạt động tái tạo thế giới hình tượng trong văn bản văn chương ........ 49 2.1.4. Xác định các vị thế nhằm thúc đẩy hoạt động tưởng tượng của HS trong quá trình đọc - hiểu văn bản ............................................................................ 50 2.2. Những năng lực tưởng tượng cần rèn luyện, phát huy cho học sinh trong dạy học đọc - hiểu văn bản thơ trữ tình ở THPT ............................................. 53 2.2.1. Năng lực của các giác quan ................................................................... 54 2.2.2. Năng lực tri giác ..................................................................................... 57 2.2.3. Năng lực phát hiện, liên tưởng ............................................................... 57 2.2.4. Năng lực suy đoán, dự đoán, giả định ................................................... 58 2.2.5. Năng lực lập sơ đồ, kể, tả, thuyết minh .................................................. 58 2.3. Một số biện pháp rèn luyện và phát huy năng lực tưởng tượng cho HS trong đọc- hiểu văn bản thơ trữ tình................................................................... 59 2.3.1. Đọc sáng tạo ........................................................................................... 59 2.3.2. Xây dựng các dạng câu hỏi .................................................................... 63
  8. 2.3.2.1. Câu hỏi khơi gợi hình dung, tưởng tượng của HS .............................. 63 2.3.2.2. Câu hỏi khơi gợi cảm xúc .................................................................... 67 2.3.3. Sử dụng lời bình ngắn ............................................................................ 69 Lời bình phải đảm bảo tính chính xác, độc đáo, tạo được ấn tượng với HS. Muốn vậy, ngoài việc chọn lựa nội dung lời bình phù hợp, điều không thể xem nhẹ là GV phải biết sử dụng ngôn từ linh hoạt tự nhiên. Cách nói với âm sắc, giọng điệu thích hợp là một yếu tố góp sức truyền cảm quan trọng. Vì thế, GV phải chọn cách nói ấn tượng, giàu hình ảnh và cảm xúc nhằm truyền được sức rung động đến tâm hồn HS. ............. 73 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................... 74 3.1. Mô tả thực nghiệm ........................................................................................ 74 3.1.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm ........................................................ 74 3.1.2. Địa bàn, đối tượng và bài thực nghiệm .................................................. 74 3.1.3. Thời gian và qui trình thực nghiệm ........................................................ 75 3.2. Giáo án thực nghiệm .................................................................................... 75 3.2.1. Yêu cầu chuẩn bị của GV và HS............................................................. 75 3.2.2. Giáo án “Tràng giang” .......................................................................... 76 Hoạt động 2. Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản........................................ 80 GV: qua phần các bạn trình bày, các em hãy trình bày cảm nhận của mình về: .......................................................................................................... 90 3.2.3. Giáo án “Đây thôn Vĩ Dạ” .................................................................... 92 3.2.4.Thuyết minh giáo án thực nghiệm ......................................................... 107 3.3. Tổ chức thực nghiệm .................................................................................. 110 3.3.1. Giao nhiệm vụ thực nghiệm.................................................................. 110
  9. 3.3.2. Theo dõi tiến trình dạy tác phẩm thực nghiệm..................................... 111 3.3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm ............................................................. 111 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 120 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 1
  10. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DH : Dạy học GV : Giáo viên HS : Học sinh PPDH : Phương pháp dạy học TPVC : Tác phẩm văn chương THPT : Trung học phổ thông
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Thống kê kết quả phiếu khảo sát GV............................................ 35 Bảng 1.2. Thống kê kết quả phiếu khảo sát HS ............................................ 40 Bảng 3.1. Kết quả đánh giá năng lực tưởng tượng của HS lớp thực nghiệm và đối chứng................................................................... 111 Bảng 3.2. Kết quả bài viết của HS lớp thực nghiệm và đối chứng ............. 112
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thời gian qua, từ khi thay đổi cách thức dạy học Văn theo quan điểm đọc – hiểu, cùng với việc vận dụng quan điểm giáo dục tích cực nhằm phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của học sinh vào quá trình tìm hiểu, giải mã văn bản - tác phẩm, tình hình dạy học Văn đã có bước chuyển biến quan trọng, tạo đà cho tiến bộ mới đối với lĩnh vực dạy học môn học có lịch sử lâu đời ở trường trung học phổ thông (THPT). Có thể nhận ra sự thay đổi nổi bật của giờ học Văn thể hiện ở hoạt động tiếp nhận văn bản tác phẩm bằng hoạt động đọc với tất cả sự nỗ lực tự thân của người đọc - học sinh. Từ đó, năng lực hiểu biết, khám phá, rung động trước những giá trị nhân văn và thẩm mĩ cao quý của nghệ thuật văn chương ở người học được rèn luyện, trau dồi, phát triển. Những kết quả bước đầu của sự đổi mới nói trên làm cho việc dạy học Văn dần dần thoát khỏi sự trì trệ kéo dài bởi lối truyền thụ một chiều của giáo viên (GV), sự tiếp nhận thụ động của học sinh (HS) trong phương pháp dạy học truyền thống. Từ khi đổi mới phương pháp dạy học, HS không còn bị áp đặt, nhồi nhét những hiểu biết cũng như cảm xúc một cách khiên cưỡng, máy móc. Tuy nhiên, khi vận dụng quan điểm đọc - hiểu bằng việc tổ chức để HS thâm nhập vào việc giải mã văn bản tác phẩm với sự nỗ lực tìm tòi, khám phá những giá trị nội dung và nghệ thuật cao quý của tác phẩm thì điều GV không thể sao nhãng là luôn luôn cần tăng cường sức tưởng tượng sáng tạo của học sinh, để từ đó nắm sâu hơn ý nghĩa của sáng tạo văn chương - bức tranh nghệ thuật hoàn mĩ được dựng nên bằng ngôn từ của người nghệ sĩ. Đọc - hiểu theo ý nghĩa đó, đòi hỏi GV phải biết tổ chức hướng dẫn để làm sao HS nắm đúng phương hướng đi sâu vào quá trình tri giác ngôn ngữ hình tượng, lí
  13. 2 giải đúng đắn “mã nghệ thuật” ẩn chứa trong nó sức biểu đạt sâu sắc tư tưởng, tình cảm phong phú của nhà văn. Do vậy, đọc - hiểu luôn hướng tới hai yếu tố “hiểu biết” và “cảm xúc” của bản thân người đọc và vì thế, nó không ngừng được bồi đắp, nâng đỡ nhờ sức lan tỏa, mở rộng của năng lực tưởng tượng. Thực tế cho thấy, hoạt động đọc - hiểu trong giờ học tác phẩm văn chương hiện nay ở trường THPT đã mang đến những đổi thay quan trọng về cách thức tiến hành giờ học Văn theo hướng tăng cường vai trò hoạt động độc lập, sáng tạo của từng cá thể người đọc - học sinh. Tuy nhiên, khi vận dụng, triển khai quan điểm đổi mới đó, GV vẫn còn gặp phải một số vướng mắc, lúng túng khi tiến hành quá trình đọc thông qua hướng dẫn HS tìm tòi, khám phá các giá trị nội dung nghệ thuật đặc sắc của văn bản. Dễ thấy, trong tiến trình dạy học, GV còn tỏ ra lúng túng, máy móc theo trình tự có phần cứng nhắc đối với việc dẫn dắt HS hoạt động bằng một số thao tác, việc làm nổi theo bề mặt mà chưa chú trọng đầy đủ tới việc hướng dẫn, kích thích để các em tự bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc bằng cách khơi gợi, trau dồi năng lực liên tưởng, tưởng tượng vốn tiềm ẩn trong tâm thức học sinh. Từ đó, giúp các em có cách tiếp cận hợp lí, đúng quy luật của quá trình tiếp cận, giải mã và chiếm lĩnh văn bản nghệ thuật. Muốn thực hiện thấu đáo việc đổi mới dạy học Văn theo tinh thần trên, GV cần có hiểu biết và nắm bắt đầy đủ, vững chắc những vấn đề cốt yếu về lí luận khoa học từng được đề cập, vận dụng trong thực tiễn dạy học. Với môn Ngữ văn - môn học có tính đặc thù - thì con đường tiếp cận, thâm nhập văn bản nghệ thuật thông qua các quy luật của những khoa học liên ngành đa dạng phong phú là vấn đề mang tính khoa học, thời sự nóng hổi như đã từng thấy, chắc chắn có những điểm khác biệt cần nắm bắt, tìm hiểu thấu đáo. Chẳng hạn, trong dạy học tác phẩm văn chương - “đọc - hiểu văn bản - tác phẩm” - chúng ta đang đứng trước nhiều quan điểm đổi mới từ nhận thức về
  14. 3 văn bản - tác phẩm tới việc “giải mã văn bản” cũng như cách thức tiến hành PPDH tích cực vào giờ đọc- hiểu như thế nào? Cũng như để thực sự bắt tay vào việc tìm hiểu, đánh giá văn bản nghệ thuật, HS cần nuôi dưỡng, bồi đắp, rèn luyện nhiều phẩm chất, năng lực học Văn: từ việc cắt nghĩa ngôn từ, nắm bắt hình tượng với các khâu cụ thể cho đến việc bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân, trong đó, tưởng tượng liên tưởng là sợi dây nối kết giữ vai trò tác nhân kích thích quá trình hoạt động đọc. Với những lí do nêu trên, tôi xác định đề tài Luận văn Cao học thuộc chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn học là: “Biện pháp rèn luyện và phát huy năng lực tưởng tượng cho học sinh trong dạy học đọc - hiểu văn bản Tràng giang, Đây thôn Vĩ Dạ ”. 2. Lịch sử vấn đề Việc nghiên cứu, vận dụng yếu tố tưởng tượng vào quá trình dạy học Văn ở trường phổ thông nước ta đã được chú ý từ rất sớm. Vào những năm đầu thập niên 60 thế kỉ trước, ở nhà trường miền Bắc, trong các tài liệu biên soạn, tại diễn đàn các hội nghị chuyên đề về giảng dạy văn học, vấn đề rèn luyện, xây dựng năng lực tưởng tượng cho HS trong giờ học Văn đã được trao đổi, thảo luận khá sôi nổi. Về mặt lí thuyết cũng như thực hành, chúng ta đã có những căn cứ xác đáng để tiến hành việc trau dồi, rèn luyện năng lực tưởng tượng, xem đó là yếu tố quan trọng nhằm giúp học sinh thâm nhập, khám phá văn bản theo đúng đặc trưng, tính chất của sáng tạo nghệ thuật, từ đó nâng cao hiệu quả của giờ học Văn. Một số công trình nghiên cứu có liên quan tới hoạt động tưởng tượng - vận dụng năng lực tưởng tượng vào dạy học văn lần lượt được biên soạn. Có thể kể tới: - “Rèn luyện tư duy trong dạy Văn” (Phan Trọng Luận): Xem xét vai trò của tư duy trong giảng dạy Văn học, tác giả chú ý tìm hiểu nhiệm vụ quan
  15. 4 trọng của quá trình dạy học tác phẩm văn chương là “bồi dưỡng và rèn luyện năng lực tư duy hình tượng” cho học sinh. Tác giả đề cập tới yếu tố then chốt làm cơ sở cho quá trình tiếp nhận, lĩnh hội nghệ thuật là “nắm chắc bản chất của hình tượng”, và nhấn mạnh dạy học Văn là “cần có ý thức rõ ràng rằng mình đang đứng trước hay nói cho đúng là đang thâm nhập vào một thế giới vừa thực vừa hư, rất thực mà lại không thực, không phải là thực nhưng lại còn thực hơn cả sự thực”. Tác giả khẳng định: “Đọc sách là liên tưởng, là tưởng tượng, là hồi ức… Bao nhiêu năng lực được vận dụng để tiếp thu chân lí nghệ thuật”. Dựa vào cơ sở này, chuyên luận đã phân tích vai trò của liên tưởng và tưởng tượng trong giờ học Văn. Từ những cơ sở lí luận đã nêu và bước đầu vận dụng vào thực tế dạy học, tác giả “tìm những biện pháp bồi dưỡng và rèn luyện năng lực cảm thụ văn học cho học sinh”. Đó là những kinh nghiệm bước đầu đối với việc trau dồi và nâng cao năng lực cảm thụ văn học. - “Cảm thụ văn học- giảng dạy văn học” (Phan Trọng Luận): Điểm nổi bật của chuyên luận là nhờ vận dụng những kiến thức lí luận đa ngành như lí thuyết tiếp nhận, lí thuyết cấu trúc, lí thuyết hành vi hoạt động để lí giải hiện tượng đặc biệt của tiếp nhận nghệ thuật là cảm thụ. Dựa vào cơ sở lí thuyết tiếp nhận, tác giả chú ý tìm hiểu vai trò của người đọc học sinh với hứng thú, kinh nghiệm cá nhân để phát huy vai trò chủ thể cảm thụ trong giờ học Văn. Tác giả nêu quan điểm “Biện chứng của quá trình cảm thụ là quá trình sáng tác giữa nhà văn với bạn đọc, giữa đối tượng nhận thức với chủ thể nhận thức (tác phẩm với người đọc)” [36, tr.17]; nhấn mạnh tới ý nghĩa sáng tạo nghệ thuật là “những hình tượng được xây dựng lên thông qua tưởng tượng của nhà văn theo một lí tưởng thẩm mĩ nhất định”, tác giả cũng đồng thời chỉ rõ “Tác phẩm chỉ thực sự tồn tại, thực sự sống động lên trong sự tiếp nhận bằng tưởng tượng tái hiện của người đọc” [36, tr. 34]. Từ cơ sở này, chuyên luận nêu bật quan điểm của tiếp nhận văn học xem “cảm thụ văn học” là “một hoạt động
  16. 5 sáng tạo ở bạn đọc - học sinh”. Tác giả đã dành phần tìm hiểu “cơ chế thâm nhập một tác phẩm” bằng mô hình hóa quá trình đi vào tác phẩm và chỉ rõ “Con đường đi vào tác phẩm văn học là con đường trải qua nhiều chặng, nhiều bước, nhiều giai đoạn…Con đường đó bao giờ cũng bắt đầu từ việc tri giác ngôn ngữ và lĩnh hội hình tượng tác phẩm ở những bình diện thấp cao khác nhau”. Vì thế, người đọc phải nỗ lực trong “quá trình lao động sáng tạo, vận dụng nhiều năng lực” trong đó “cảm thụ là bước giúp cho người đọc tự giác hứng thú đi vào tác phẩm để rồi còn tiếp tục đưa tác phẩm đi trọn vòng đời của nó, phát huy năng lực để đi dần từ bề ngoài đến bề trong mô hình”. Để tìm hiểu sâu về năng lực cảm thụ đối với việc dạy Văn, tác giả đã vận dụng cơ sở lí luận cùng khảo sát thực tế để xác định “Tiêu chuẩn phát triển và đặc điểm cảm thụ văn học của học sinh trung học”. Theo đó, chuyên luận chú ý đến mối quan hệ hợp lí giữa tính khách quan và chủ quan trong cảm thụ, từ đó không thể xem nhẹ “tính chủ quan là một tâm lí đặc trưng của hoạt động cảm thụ thẩm mĩ” cũng như “nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa giữa đặc trưng của tác phẩm văn học với tâm lí cảm thụ của người học” [36, tr.100]. Đồng thời, phải dựa vào “trình độ cụ thể hóa hình tượng và khái quát hóa hình tượng” xem đó là “biểu hiện khách quan đặc trưng của hoạt động đọc và và cảm thụ văn học vốn rất phức tạp về cấu trúc tâm lí”. Đi sâu vào hoạt động cảm thụ, tác giả dành phần đáng kể của tài liệu để tìm hiểu sâu về cấu trúc năng lực văn học của học sinh bằng việc tìm hiểu hứng thú văn học và “năng lực tưởng tượng tái tạo trong cảm thụ văn học ở HS trung học” - “Dạy văn, dạy cái hay cái đẹp” (Nguyễn Duy Bình): Theo phương hướng tìm tòi, lí giải những vấn đề có tính khoa học và nghệ thuật để nhận diện đúng vai trò, tác dụng của môn học vốn gắn với giá trị tư tưởng và thẩm mĩ cao quý, chuyên luận nhấn mạnh tới yêu cầu dạy Văn phải chú ý giúp học sinh “có được năng lực thẩm mĩ, rung cảm cái hay cái đẹp của thơ văn và cái
  17. 6 hay cái đẹp trong cuộc sống”. Từ quan niệm sâu sắc đó, tác giả đặt vấn đề “cần phải thay đổi quan niệm dạy học, thay đổi cách thức tổ chức, phải sáng tạo những biện pháp mới, đặc biệt chú ý tới vai trò chủ thể của học sinh”. Để làm sáng tỏ nhận thức này, dựa vào “cơ chế hoạt động của nội dung tác phẩm”, tác giả hướng tới vai trò “cùng sáng tạo” của người tiếp nhận tác phẩm. Tác giả đề cao cách thức tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực sáng tạo của mình. Tác giả khẳng định: “Mục đích của giảng văn không phải là nhằm buộc học sinh nhớ những điều giáo viên dạy mà trước hết là để cho học sinh say mê với tác phẩm văn học, hào hứng đi vào cái thế giới sáng tạo ấy để cho sự tiếp xúc của học sinh với tác phẩm còn đọng lại được những ấn tượng lâu bền, có sức thanh lọc, nâng đỡ tâm hồn các em, kích thích các em suy nghĩ”. Theo tác giả “sự cảm thụ nghệ thuật rất đa dạng, sinh động” cho nên dạy học tác phẩm, thầy giáo đừng quên mục đích là giới thiệu một phương pháp, góp một tiếng nói gợi ý cho học sinh tự mình tìm đến với tác phẩm. Dĩ nhiên, muốn đến với tác phẩm bằng việc phát huy năng lực của chủ thể cảm thụ, người đọc - học sinh phải huy động nhiều năng lực tư duy và tâm lí để “phát hiện ra cái mạng rộng lớn những điểm sáng, những mạch thẩm mĩ”, đi vào những “ý tại ngôn ngoại, thông cảm với cái rộng thênh thang của tác phẩm”. Muốn vậy học sinh phải thường xuyên rèn luyện, trau dồi, duy trì năng lực liên tưởng, tưởng tượng hợp lí, sâu sắc, mạnh mẽ sẽ giúp cho việc cảm thụ chủ quan tránh những ngộ nhận, những phát hiện sai lầm. - “Về môn Văn trong cải cách giáo dục” (Nguyễn Đức Nam): Trước hết, tài liệu này nêu rõ “Một trong những nguyên nhân khiến cho việc dạy học Văn từ trước đến nay không thành công là sự không quan tâm đến bản chất và đặc trưng của nó” [41, tr.5]. Từ đó, tác giả nêu rõ dạy Văn không được xa rời bản chất và đặc trưng vốn có của Văn học, đồng thời cũng phải chú ý đến tâm lí tiếp nhận. Tác giả khẳng định “hình tượng nghệ thuật đẹp vì chính nó,
  18. 7 nhưng sức mạnh của nó còn ở chỗ có khả năng gây ra những tác động không hạn chế, gợi nên những trường liên tưởng bất tận vượt qua không gian và thời gian” [41, tr. 6]. Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi, trình độ, vốn sống, khuynh hướng tình cảm và trí tuệ, nên sự tiếp nhận có thể khác nhau bởi các chủ thể cảm thụ. Huống chi, ở một số trường hợp, do phong cách và phương pháp nghệ thuật quy định, hình tượng nghệ thuật lại có thể có tính mơ hồ, tính không nói hết hay tính đa nghĩa. Do vậy, chính trong mối quan hệ qua lại giữa người tiếp nhận với văn bản nghệ thuật, thông qua hệ thống hình tượng đó “trí tưởng tượng của người đọc ở đây có thể tha hồ bay bổng, tư duy của người đọc có nhiều phương hướng để tiếp nối sự suy nghĩ của tác giả” [41, tr. 6]. Phê phán quan điểm dạy học theo PPDH truyền thống, tác giả đã đề xuất hướng khắc phục những hạn chế của lối giảng văn cũ khi chỉ rõ: “sự phức tạp, khó khăn là ở chỗ chỗ xử lí văn bản, đem tác phẩm đến người đọc” “Toàn bộ vấn đề phương pháp là ở chỗ làm thế nào để biến tác phẩm của tác giả (qua văn bản trong sách giáo khoa) thành tác phẩm trong từng người đọc. Mấu chốt của việc đổi mới quan điểm dạy học là ở khâu trọng tâm đó. Bởi thế, khái niệm “giảng văn” đã bị khai tử và thay vào đó, tác giả nêu khái niệm “đọc văn”. Do vậy, quy trình của giảng văn cũ nay chuyển sang việc tổ chức hoạt động đọc văn với các bước cụ thể, trong đó nổi lên việc hướng dẫn, kích thích học sinh phát huy các năng lực cảm thụ, phân tích văn bản bằng sự nỗ lực tự thân của người đọc. Đây là con đường “đem tác phẩm đến người đọc” hay là “phương pháp tổ chức những hình thức hoạt động để giúp học sinh chiếm lĩnh tác phẩm” vừa được khởi xướng qua cải cách dạy học Văn. Để thực hiện cách thức dạy học nói đó, tác giả nêu ra các hình thức hoạt động trong giờ đọc văn như sau: 1/ Trước hết là đọc (đọc thầm, đọc to, đọc có tưởng tượng, đọc có phân vai, đọc diễn cảm). 2/ Học thuộc lòng tác phẩm. 3/ Ghi chép về tác phẩm, tóm tắt tác phẩm. 4/ Phân tích, suy nghĩ về tác phẩm.
  19. 8 5/ Thuyết trình về tác phẩm. 6/ Đọc tác phẩm kết hợp với sự giảng giải của giáo viên ở lớp. 7/ Thảo luận, trao đổi về tác phẩm ở tổ, theo những vấn đề do giáo viên nêu ra. 8/ Biểu diễn tác phẩm (ngâm thơ, diễn kịch, chuyển thể). 9/ Vẽ tranh theo tác phẩm. 10/ Viết cảm nghĩ về tác phẩm. Với những nhận thức mới về quan điểm cùng cách thức dạy học tác phẩm văn chương, những đề xuất của Nguyễn Đức Nam đã mở ra khâu đột phá, tạo bước chuyển biến quan trọng đối với tình hình dạy học Văn trong nhà trường. Quan điểm “đọc văn” bằng việc phát huy vai trò chủ thể cảm thụ sáng tạo cùng các hình thức thâm nhập, tiếp nhận, chiếm lĩnh văn bản được đề xuất đã thể hiện sự tiếp cận PPDH Văn hiện đại của nhà trường các nước tiên tiến trên thế giới. - “Dạy học giảng văn ở nhà trường phổ thông trung học” (Nguyễn Đức Ân): Tác giả đã nhấn mạnh tới xu thế tất yếu của việc đổi mới quan điểm dạy học TPVC hiện nay. Dựa trên cơ sở nghiên cứu lịch sử quan niệm, tác giả đã điểm lại những quan điểm dạy học TPVC thời gian qua. Từ đó, nhận rõ những yêu cầu của việc thay đổi quan điểm và PPDH giảng văn theo xu thế giáo dục hiện dại. Tiếp cận việc dạy học tác phẩm theo những cơ sở lí thuyết khoa học đa ngành, công trình nhấn mạnh mục tiêu và nhiệm vụ của phân môn này trong kết cấu của chương trình theo tinh thần của cải cách giáo dục tiến hành từ giữa thập niên 80 là tăng cường việc học sinh thâm nhập văn bản với sự nỗ lực của chủ thể cảm thụ. Từ đó, làm cho học sinh biết nhận ra các giá trị chân, thiện, mĩ kết tinh qua sáng tạo của nhà văn. Đề cập tới vai trò tác dụng của văn chương, tác giả cho rằng sự đổi mới dạy học Văn phải được xác lập theo nguyên tắc khoa học là “làm cho văn học với tính chất môn học phải trở thành con đường đúng đắn để đảm bảo “văn học với tính chất là môn nghệ thuật”. Vì thế, việc duyệt lại các chương trình, tài liệu học tập phải hướng vào mục đích thúc đẩy năng lực của học sinh về
  20. 9 mặt tư duy bởi chính mình và chính mình ra những quyết định phù hợp” [1, tr. 167]. Từ đó, về mặt PPDH tác phẩm văn chương, tác giả chú ý tới tác dụng mạnh mẽ của những PPDH mới như phương pháp tích cực, phương pháp hợp tác, phương pháp nêu vấn đề. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh tới hai hoạt động quan trọng của giờ học là quá trình phân tích đánh giá và hoạt động đọc, xem đó là hai trục cơ bản của quá trình dạy học văn. Trên cơ sở đó, GV tạo điều kiện phát huy cao vai trò chủ thể cảm thụ tích cực của người đọc học sinh bằng việc kích thích hứng thú, trau dồi rèn luyện năng lực liên tưởng tưởng tượng để học sinh chủ động khám phá phát hiện những giá trị nghệ thuật độc đáo do nhà văn sáng tạo. Để góp phần đổi mới PPDH Văn, tác giả đã tiếp cận một số kinh nghiệm của các nhà sư phạm Mĩ khi tiến hành các hình thức dạy học như thảo luận nhóm, xây dựng hệ thống câu hỏi, đặc biệt chú ý tới mô hình đọc văn với quá trình xây dựng, phát huy tưởng tượng theo theo quy trình 4 bước của J. Langer. “Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương” (Nguyễn Trọng Hoàn): Dựa trên quan điểm xem văn học nghệ thuật như phương tiện nhận thức, giáo dục và thưởng thức thẩm mĩ, văn học được hiểu trong quá trình giao tiếp, xem quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chương diễn ra theo quan hệ tương tác GV - TP - HS trong đó liên tưởng và tưởng tượng của học sinh có vai trò cầu nối giữa khát vọng, sở thích của mình với tầm đón đợi (tiềm năng thẩm mĩ) và ý đồ sáng tạo của nhà văn, tác giả đặt vấn đề nghiên cứu “mối liên hệ mật thiết giữa tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương không thể tách rời và biệt lập với những nghiên cứu về vai trò của liên tưởng tưởng tượng trong tâm lí cũng như trong sáng tạo văn học nghệ thuật” [23, tr. 8]. Chuyên luận đi sâu nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương. Để xây dựng cơ sở lí thuyết cho vấn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2