Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn 10 năm 2006 - 2007
lượt xem 10
download
Mục đích của luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn 10 năm 2006 - 2007 là nhằm nghiên cứu và đánh giá những hiệu quả của dạy học theo hướng đọc - hiểu. Đồng thời đề xuất một phương pháp dạy học tối ưu và phù hợp với nhu cầu đổi mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn 10 năm 2006 - 2007
- BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP. HOÀ CHÍ MINH NGUYEÃN THÒ BAÛO THU Chuyeân ngaønh : Lyù luaän vaø phöông phaùp daïy hoïc moân vaên Maõ soá : 60 14 10 LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ GIAÙO DUÏC HOÏC NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC PGS.TS. LEÂ THU YEÁN Thaønh phoá Hoà Chí Minh – 2007
- LÔØI CAÛM ÔN Vôùi tình caûm chaân thaønh, taùc giaû xin baøy toû loøng bieát ôn ñeán quyù thaày, coâ giaùo tham gia giaûng daïy lôùp Cao hoïc Phöông phaùp Giaûng daïy Khoùa 15, cuûa quyù thaày coâ Phoøng Khoa hoïc Coâng ngheä - Sau Ñaïi hoïc, tröôøng Ñaïi hoïc Sö phaïm Thaønh phoá Hoà Chí Minh, laõnh ñaïo Sôû Giaùo duïc vaø Ñaøo taïo Tieàn Giang, ñaõ taän tình giuùp ñôõ, hôïp taùc, taïo ñieàu kieän cho taùc giaû trong quaù trình hoïc taäp vaø hoaøn thaønh luaän vaên naøy. Cho pheùp toâi ñöôïc baøy toû loøng bieát ôn saâu saéc ñeán PGS.TS. Leâ Thu Yeán, ngöôøi ñaõ heát loøng giuùp ñôõ vaø höôùng daãn taän tình cho toâi trong suoát quaù trình laøm luaän vaên toát nghieäp. Duø ñaõ coù nhieàu coá gaéng trong quaù trình thöïc hieän, song chaéc chaén raèng luaän vaên naøy seõ khoâng theå traùnh khoûi moät vaøi thieáu soùt. Taùc giaû raát mong nhaän ñöôïc söï goùp yù cuûa quyù Thaày Coâ vaø caùc baïn ñoàng nghieäp. TP.HCM, thaùng 8 naêm 2007 Taùc giaû luaän vaên Nguyeãn Thò Baûo Thu
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, nhiều ý kiến đang phê bình về công việc dạy-học văn trong nhà trường như học sinh ngày càng chán học văn, sợ học văn, học văn theo mẫu. Đồng thời học sinh còn quá nhiều sai sót về dùng từ, diễn đạt, chưa cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương... Học sinh học văn chỉ học theo sự áp đặt của giáo viên…. Có thể thấy nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ cách dạy của giáo viên. Những thiếu sót đầu tiên của giáo viên như chưa chú trọng rèn luyện cách đặt câu, sử dụng từ, sửa lỗi chính tả cho học sinh, chưa chú ý đến đặc trưng thể loại khi phân tích tác phẩm văn học. Giáo viên chưa thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của môn văn. Thứ hai, người giáo viên dạy theo phương pháp thuyết giảng. Lên lớp, giáo viên chỉ giảng dạy theo bài soạn, nói thay, làm thay, cảm thụ thay những cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương cho học sinh. Học sinh chỉ có nhiệm vụ ghi chép lại, học thuộc rồi làm bài. “Học sinh lâu nay chỉ được coi là một khách thể tiếp thụ của giáo viên”[21, tr.250]. Từ đó sẽ dẫn đến thói quen lười suy nghĩ, lười tư duy, thiếu sáng tạo. Có thể thấy hiện nay, giáo viên văn chưa tìm ra một phương pháp dạy học thích hợp mặc dù trong thời gian qua Bộ giáo dục (BGD) đã kêu gọi “đổi mới phương pháp, cải tạo phương pháp; dạy học phải phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh..” [Trích nghị quyết Trung Ương lần thứ 4 về “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo”] Các nhà nghiên cứu phương pháp cũng đã nghiên cứu nhiều phương pháp dạy học tích cực như dạy học nêu vấn đề, dạy theo thể loại... Tuy nhiên vấn đề đó chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết chứ chưa phải là những thực hành cụ thể cho giáo viên. Một số giáo viên giỏi cũng đang tìm cách
- đổi mới phương pháp dạy học để tạo hứng thú cho học sinh nhưng kết quả cũng không cao. Hiện nay, nhìn chung các nhà phương pháp ở các trường sư phạm vẫn chưa xác lập một hệ thống năng lực và kĩ thuật dạy học văn cho giáo sinh. Vì vậy việc giảng dạy lý thuyết về phương pháp dạy học văn vẫn còn chơi vơi, chưa định hướng vào mục tiêu cụ thể. Trong khi Bộ giáo dục cũng chưa có một tài liệu hoàn chỉnh, đồng bộ cả về lý thuyết lẫn thực hành để hướng dẫn giáo sinh sư phạm bồi dưỡng năng lực và kĩ năng dạy-học Văn. Từ những thực trạng trên thì yêu cầu bức thiết đặt ra cho việc đổi mới phương pháp và tìm ra một phương pháp dạy học văn thích hợp. Thứ nhất xuất phát từ nghị quyết TW lần thứ tư về "Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo” tháng 1-1993 chỉ rõ “xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch nội dung phương pháp giáo dục và đào tạo”. Thứ hai xuất phát từ thực tiễn của nhân loại. Bước sang thế kỉ XXI là thời đại của công nghệ thông tin, thời đại mà hệ thống tri thức phát triển như vũ bão, lượng thông tin ngày càng tăng vọt mà với điều kiện về trí nhớ, thời gian không cho phép con người nắm hết bằng các phương pháp học truyền thống nữa. Nó đòi hỏi con người phải có cách nắm bắt tri thức, nắm bắt thông tin một cách năng động và sáng tạo. Con người phải có phương pháp tự học, tự nắm bắt thông tin. Điều đó cũng đòi hỏi nhà trường phải thay đổi phương pháp dạy cũ bằng một phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Dạy học là dạy cho học sinh về phương pháp nghiên cứu, phương pháp tự nắm bắt thông tin chứ không phải dạy cho học sinh học thuộc những tri thức sẵn có.
- Thứ ba, với yêu cầu đổi mới phương pháp và đồng loạt những nghiên cứu về phương pháp giảng dạy của nhiều nhà nghiên cứu như Phan Trọng Luận, Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Đức Ân, Nguyễn Thị Hồng Hà.... giáo viên đang đứng trước những khó khăn trong việc lựa chọn cho mình một phương pháp thích hợp và vận dụng vào công việc dạy học của mình một cách có hiệu quả. Để đáp ứng tất cả những yêu cầu bức thiết trên, BGD và những nhà phương pháp phải nghiên cứu một phương pháp dạy học cụ thể về mặt lý thuyết lẫn thực hành cho giáo viên học tập và vận dụng. Ngay từ những năm 2002-2006 với yêu cầu đổi mới phương pháp của BGD, những nhà khoa học nghiên cứu về chương trình, sách giáo khoa cũng như những nhà phương pháp đã tiến hành cải cách chương trình, đổi mới phương pháp theo từng cấp học. Mục tiêu đề ra là phải tiến hành cải cách làm sao phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, đào tạo ra những người chủ tương lai thực sự của đất nước. Đổi mới phương pháp giảng dạy ở môn Văn là sự vận dụng linh hoạt các nguyên tắc, các thao tác giảng dạy khác nhau nhằm phát huy tối đa tinh thần chủ động tích cực sáng tạo của học sinh giúp các em tự tìm tòi khám phá ra chân lý thay vì cách học thụ động một chiều trước đây. Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong bài “Dạy Văn là quá trình rèn luyện một cách toàn diện” có viết “Ngày nay, sự hiểu biết của con người luôn luôn đổi mới cho dù học được trong nhà trường bao nhiêu chăng nữa cũng chỉ là rất hạn chế. Thế thì cái gì là quan trọng? Cái quan trọng là rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập, phải tìm phương pháp vận dụng kiến thức, phải vận dụng tốt nhất bộ óc của mình….”[29]. Phương pháp dạy đọc- hiểu đi từ khâu hướng dẫn học sinh đọc văn bản- bám sát câu chữ văn bản để chỉ ra nội dung tư tưởng, từ khám phá ra
- cái hay cái đẹp của văn bản theo ý mình. Từ đó hình thành phương pháp đọc- hiểu các tác phẩm cùng loại. Với phương pháp dạy như vậy thì dạy đọc- hiểu văn bản sẽ đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp, phát huy được tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Đề tài “Dạy đọc- hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Truyện Kiều trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 (2006-2007)” sẽ đi vào nghiên cứu sâu về phương pháp dạy đó và khả năng ứng dụng vào thực tế. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi đi vào nghiên cứu những lý thuyết về Phương pháp dạy đọc- hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào giảng dạy các đoạn trích Truyện Kiều trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10 (2006- 2007). 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Môn văn- Tiếng Việt đã được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông từ rất sớm. Ban đầu các thầy giáo đã tiếp thu được những tri thức và kinh nghiệm về thẩm văn, bình văn, học văn, dạy văn của các nhà nho tiến bộ. Đồng thời họ là những nhà sư phạm ưu tú của các thời đại trước. Song sự hình thành phương pháp dạy học văn với tư cách là một môn khoa học gắn liền với sự trưởng thành của khoa sư phạm và nhà trường mới rõ nhất là từ sau những năm 60 của thế kỉ XX. Khi mới hình thành, ngành phương pháp giảng dạy dựa trên những chỉ dẫn phong phú của Chủ tịch HCM, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và từng bước vững vàng trên cơ sở vận dụng phương pháp luận khoa học hiện đại, kinh nghiệm dạy học văn trong và ngoài nước. Nhiều công trình về chuyên ngành phương pháp dạy học văn chương trên thế giới được dịch và chuyển
- dụng vào Việt Nam. Nó là cơ sở ban đầu cho ngành phương pháp giảng dạy văn học ở Việt Nam. Nước ta nếu tính từ năm 1950 khi cuốn Giảng văn Chinh phụ ngâm khúc của giáo sư Đặng Thai Mai được ấn hành ở liên khu trong thời kì kháng chiến chống Pháp đến nay, những công trình lớn nhỏ về phương pháp dạy học văn, đặc biệt trong khoảng chục năm nay đã tăng lên một cách rõ rệt. Những công trình đó được đánh dấu khá rõ nét bước đi lên đáng mừng tuy còn vất vả chậm chạp của ngành phương pháp dạy học Văn ở Việt Nam hơn một phần hai thế kỉ qua. Những công trình đó còn thiên về ứng dụng lý luận văn học. Phải đến cuối thập kỉ 60 của thế kỉ XX, những công trình chuyên ngành mới được nâng cao lên một bước về chất lượng. Nhiều chuyên luận lần lượt ra đời như “Rèn luyện tư duy học sinh qua giờ giảng dạy văn học” (1969) của Phan Trọng Luận; “Vấn đề giảng dạy văn học theo loại thể (1970) Trần Thanh Đạm chủ biên; “Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường (1977) của Phan Trọng Luận; ….. Những công trình nghiên cứu đó bước đầu đã nghiên cứu về phương pháp theo hướng chú ý đến sự tiếp nhận của học sinh và từng bước đi vào con đường cải tiến, hoàn thiện và đổi mới về phương pháp. Đáng ghi nhận như một mốc quan trọng là với nghị quyết Trung Ương II (khoá 8) về giáo dục và khoa học công nghệ, vấn đề nội dung và phương pháp giáo dục đã được đặc biệt lưu ý. Vấn đề đổi mới phương pháp được đặt ra một cách chính thức trong văn kiện của Đại hội Đảng cũng như những văn bản pháp quy của Bộ giáo dục và đào tạo (BGD & ĐT). Đổi mới phương pháp đã trở thành vấn đề thời sự khoa học. Những bài viết lẻ tẻ đăng trên các báo, các tạp chí về mối quan hệ giữa tác phẩm với học sinh, hướng đổi mới hệ hình dạy học văn chương trong nhà trường phổ
- thông…. đã đúc kết lại trong tài liệu bồi dưỡng chính thức cho các giáo viên toàn quốc trong các chu kì bồi dưỡng thường xuyên. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật nhất là lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học, những phương pháp giảng dạy truyền thống trong nhà trường không còn thích hợp. Nên từ nghị quyết TW lần thứ tư về " Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo tháng 1-1993 chỉ rõ xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch nội dung phương pháp giáo dục và đào tạo”. Yêu cầu phải có một phương pháp dạy học thích hợp- Phương pháp dạy học tích cực phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm để đào tạo ra những con người năng động trong tương lai. Gần đây nhất trong tiến trình đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa, người ta đang chú trọng và từng bước áp dụng một phương pháp dạy học mới- dạy học đọc- hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường. Phương pháp dạy học tích cực đó đã được áp dụng trong chương trình giảng dạy ở Trung học cơ sở (THCS) và thu được nhiều kết quả như mong muốn. Qua đó, phương pháp dạy học đọc- hiểu tác phẩm văn chương từng bước khẳng định được ưu thế của mình và thay thế cho phương pháp dạy học truyền thống trước đó. Trong đợt thay sách chính thức Trung học phổ thông (THPT) năm 2006-2007, toàn bộ chương trình Ngữ văn được điều chỉnh một cách hợp lý. Trên cơ sở đó, đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy cũng là một việc làm thiết thực. Phương pháp dạy đọc- hiểu văn bản được chính thức vận dụng vào trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn THPT. Trong chương trình Ngữ văn THPT cũng không loại trừ Nguyễn Du với tư cách là một tác gia lớn với và tác phẩm Truyện Kiều. Nguyễn Du là một tác gia có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn học Việt Nam nên đã
- có rất nhiều bài, nhiều công trình nghiên cứu về ông và các tác phẩm của ông. Ở đây, chúng tôi xin nêu ra một số công trình, bài viết tiêu biểu về Nguyễn Du và các tác phẩm của ông. Bài viết “ Nguyễn Du trong nền văn hoá Việt Nam” của Mai Quốc Liên đã đánh giá ý nghĩa của Nguyễn Du trong nền văn học Việt Nam: “Nguyễn Du vừa là sản phẩm của một thời đại vừa là vượt thời đại và thuộc về mọi thời đại, chủ nghĩa nhân đạo của ông như một ngọn đuốc chiếu sáng trong đêm đen của lịch sử loài người”. Bài viết cũng đã nêu lên những thành tựu trong sáng tác văn chương của Nguyễn Du, đặc biệt là Truyện Kiều. Cuối bài viết tác giả kết luận “Nguyễn Du là một nghệ sĩ, một nghệ sĩ vô song, Nguyễn Du là một trái tim lớn mà nhịp đập của nó đập cùng trái tim của hàng triệu người qua các thế kỉ…. Nguyễn Du như là biểu tượng bất diệt của tinh hoa văn hoá Việt Nam”. Bài viết này được in trong “Dưới góc me vườn Nguyễn Huệ” –Sở văn hoá thông tin Nghĩa Bình-1986 và được Lê Thu Yến trích in lại trong quyển “ Nhà văn trong nhà trường- Nguyễn Du”, Nhà xuất bản giáo dục (Nxb GD), 2002. Trong bài “Chân dung Nguyễn Du trong Truyện Kiều” tác giả Trần Đình Sử đã nghiên cứu và nêu ra “Chân dung của Nguyễn Du qua ngôn ngữ của ông, một chân dung được dệt bằng chính những từ mà ông thường dùng và thích dùng” bài viết được in trong “ Những thế giới nghệ thuật thơ”- Nxb GD, 1995 và Lê Thu Yến trích in trong sách vừa dẫn ở trên. Nghiên cứu về Nguyễn Du và các tác phẩm của ông còn rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả nổi tiếng như giáo sư Lê Trí Viễn trong quyển “Lịch sử văn học Việt Nam-tập III”; Nguyễn Lộc trong quyển “Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX”; Hoài Thanh với bài viết trong quyển “Nguyễn Du- về tác gia và tác phẩm” …. Và một số công trình nghiên cứu về nghệ thuật thơ Nguyễn Du của các tác
- giả như: Hoàng Văn Hành, Phan Ngọc, Trần Đình Sử….Nhìn chung các công trình nghiên cứu vừa nêu đã đi sâu vào nghiên cứu cặn kẽ cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và những thành công của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Những kết quả thu được từ việc vận dụng phương pháp dạy đọc hiểu trong trường THCS và những tài liệu tập huấn về phương pháp dạy học trong trường THPT sẽ là cơ sở cho việc tiến hành nghiên cứu luận văn này. Những công trình nghiên cứu về tác gia Nguyễn Du và tác phẩm của ông là cơ sở, là tiền đề giúp cho việc nghiên cứu có liên quan đến tác gia Nguyễn Du, Truyện Kiều và các đoạn trích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 (2006-2007). 4. Giả thuyết khoa học Dạy đọc- hiểu nếu được vận dụng một cách triệt để sẽ đáp ứng được yêu cầu giáo dục lấy học sinh làm trung tâm và phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. 5. Phương hướng và phương pháp nghiên cứu Đối với đề tài luận văn này, trước hết chúng tôi nghiên cứu kỹ lý thuyết đổi mới phương pháp dạy học văn theo hướng đọc-hiểu trong nhà trường THPT. Từ đó vận dụng vào soạn giáo án một số đoạn trích Truyện Kiều trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 (2006-2007) và tiến hành dạy thử nghiệm cho lớp các lớp 10 trường THPT Tân Hiệp cũng như dự giờ trong các lớp khác để rút kinh nghiệm. Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, chúng tôi vận dụng phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp từ những phương pháp giảng dạy tích cực hiện đại cũng như phương pháp quan sát thực tế từ những giờ dạy cụ thể để rút kinh nghiệm. 6. Mục đích, ý nghĩa và đóng góp của luận văn
- 6.1. Mục đích Luận văn nhằm mục đích nghiên cứu và đánh giá những hiệu quả của dạy học theo hướng đọc- hiểu. Đồng thời đề xuất một phương pháp dạy học tối ưu và phù hợp với nhu cầu đổi mới. 6.2. Ý nghĩa Ý nghĩa thực tiễn: đề xuất một phương pháp dạy học tích cực phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh và giúp cho giáo viên có cơ sở giảng dạy tốt tác phẩm văn chương trong chương trình Ngữ văn trong nhà trường THPT. Ý nghĩa lý luận: luận giải một cách khoa học về phương pháp dạy học tích cực trong nhà trường phổ thông. Ý nghĩa xã hội: góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo thế hệ học sinh năng động sáng tạo trong thời đại mới. 7. Bố cục của luận văn Gồm ba phần: Mở đầu. Lí do chọn đề tài; Đối tượng phạm vi nghiên cứu; Lịch sử vấn đề nghiên cứu; Giả thuyết khoa học; Phương pháp nghiên cứu; Mục đích ý nghĩa của luận văn. Chương một. Làm rõ một cách khoa học về phương pháp dạy đọc- hiểu tác phẩm văn chương là một phương pháp phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh- phương pháp dạy tích hợp. Điểm cốt yếu của chương là phương pháp dạy học đọc- hiểu trong nhà trường phổ thông, đi vào nghiên cứu từng công việc cụ thể của giáo viên khi vận dụng vào giảng dạy Tác phẩm văn chương trong chương trình THPT. Chương hai. Đi vào nghiên cứu một cách khái quát về Truyện Kiều. Luận văn nêu một cách khái quát các bước dạy Truyện Kiều theo hướng đọc- hiểu và những điểm cần chú ý khi vận dụng phương pháp dạy đọc-
- hiểu vào các đoạn trích Truyện Kiều. Luận văn cũng đánh giá lại hướng giảng dạy Truyện Kiều từ trước đến nay trong nhà trường. Chương ba. Mô tả lại tiến trình thực nghiệm và dựa vào kết quả thực nghiệm để bước đầu đánh giá lại khả năng ứng dụng của phương pháp dạy học đọc- hiểu và tính khả thi của đề tài luận văn. Kết Luận. Bước đầu khẳng định khả năng ứng dụng của phương pháp dạy học đọc-hiểu vào trong dạy học tác phẩm văn chương trong trường phổ thông và một số đề xuất. Tài liệu tham khảo Phụ lục.Một số hình ảnh để làm nền cho các Slile trong giáo án dạy các đoạn trích Truyện Kiều.
- Chương 1 DẠY ĐỌC- HIỂU TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG LÀ PHƯƠNG PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH 1.1. Dạy đọc- hiểu là một phương pháp dạy học theo hướng tích hợp 1.1.1. Đọc hiểu là một hình thức quan trọng của tiếp nhận văn học Tiếp nhận văn bản văn học là một quá trình tiếp thu lĩnh hội một đối tượng nghệ thuật. Tiếp nhận văn học đồng nghĩa với năng lực đọc hiểu những gì đã đọc thông qua ngôn từ và những gì có ý nghĩa nhân sinh thẩm mỹ trong tác phẩm văn chương. Nguyên lý chú giải theo Gađamelà “phải cố gắng hiểu tất cả những gì có thể hiểu được”. Khi đọc tác phẩm văn chương, người tiếp nhận không thể với tới hiện thực tiếp nhận ở dạng nguyên thủy được mà chỉ có thể hiểu được qua thế giới nghệ thuật được sắp đặt, tổ chức bằng ngôn ngữ và trong ngôn ngữ. Theo Gađame con người sống trong ngôn ngữ và không thể bước ra ngoài dù là một phút giây nào. Tác phẩm văn học là một đối tượng nhận thức đặc thù vì nó là sản phẩm tinh thần đặc biệt. Muốn chiếm lĩnh, tiếp nhận không thể vận dụng những năng lực hoạt động nhận thức chung mà cần đến những năng lực đặc thù qua hình tượng thẩm mỹ vốn là một hình tượng nhận thức phát triển ở mức cao hơn những hoạt động nhận thức bằng lý luận. Tác phẩm văn học là một sáng tạo tinh thần của cá nhân người nghệ sĩ. Nó không phải là một vật thể thẩm mỹ cụ thể mà là một tồn tại phi vật thể thông báo qua hình tượng thẩm mỹ được vật chất hoá bằng hệ thống tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật. Tác phẩm văn học nào cũng nhằm mục đích thông báo tình cảm thẩm mỹ. Nhà văn gửi đến cho người đọc nhiều xúc động mãnh liệt nhất về cuộc
- sống, con người dưới ánh sáng của một lý tưởng thẩm mỹ. Nội dung đó nó được thể hiện qua hình tượng thẩm mỹ được hệ thống hoá qua hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật do nhà văn sáng tạo nên. Nó là một đặc trưng riêng trong sáng tác văn học và trong tiếp nhận văn học. Tiếp nhận chính là tìm hiểu những tình cảm thẩm mỹ bằng hình tượng thẩm mỹ qua hệ thống ngôn ngữ. Đây là một qui trình khép kín của tác phẩm văn học từ sáng tác đến bạn đọc và ngược lại. Từ qui trình tác động của tác phẩm văn học đối với bạn đọc, chúng ta nhận thấy qui trình tiếp nhận văn bản tác phẩm cũng là một quá trình. Đó chính là quá trình tiếp thu, lĩnh hội những giá trị mà văn bản tác phẩm văn học mang đến cho người đọc. Nó đòi hỏi người đọc phải có những năng lực cụ thể. Quá trình đó diễn ra theo một chiều duy nhất đó đọc văn và tri giác ngôn ngữ. “Tiếp nhận văn học là một quá trình, vì nó chỉ thực sự diễn ra theo một hoạt động duy nhất là đọc văn”[13, tr.35]. Đọc văn xuất phát từ văn bản văn học. Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn ngữ. Tiếp xúc với văn bản trước hết là tiếp xúc với ngôn từ của văn bản. Nói cách khác, để đọc một tác phẩm văn học trước hết phải đọc văn bản ngôn từ của nó, phải đọc hiểu được từng từ, từng câu, từng chữ, từng dấu hiệu trong tác phẩm. Như đã giới thiệu trên thì văn bản văn học được xây dựng chủ yếu bằng ngôn từ. Ngôn từ là chất liệu xây dựng nên tác phẩm. Những hình tượng văn học thể hiện tư tưởng tình cảm thẩm mỹ của tác giả đều được xây dựng qua hệ thống ngôn từ. Đọc hiểu văn bản chính là đọc hiểu hệ thống ngôn từ. Dạy đọc- hiểu văn chương hay tiếp nhận văn học là quá trình biến văn bản thành tác phẩm của mỗi học sinh bởi “mỗi quyển sách có số phận riêng của mình trong đầu bạn đọc (L.Tôntôi)”. Điều đó cũng xuất phát từ đặc trưng sáng tác của nhà văn. Nhà văn chỉ sáng tác nên tác phẩm của
- riêng mình và nếu chưa được tiếp nhận thì chỉ là những văn bản ngôn ngữ “văn bản là ngôn ngữ viết mà có”. N.I Kuđriasép khẳng định: “thiếu người đọc thì hoạt động văn học chẳng khác gì một tiếng kêu vô vọng vang lên giữa cánh đồng hoang và mọc đầy cỏ dại”. Văn bản không phải là sự tập hợp ngẫu nhiên của từ, câu rời rạc được viết lại mà nó có thể được coi là một chỉnh thể ngôn ngữ cấu thành. Đọc- hiểu văn bản chính là đọc- hiểu từ chỉnh thể ngôn ngữ cấu thành nên văn bản đó. Xuất phát từ những đặc trưng trên thì việc dạy cho học sinh tiếp nhận văn bản chính là dạy cho học sinh đọc- hiểu từ những hệ thống ngôn ngữ để cảm nhận được hệ thống giá trị của tác phẩm. Đọc văn là một hoạt động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hoá. Hoạt động đọc diễn ra ở nhiều mức độ từ đọc thông, đọc thuộc, không vấp về âm, về từ và biết ngắt nhịp đúng chỗ. Bước kế tiếp là phải đọc sâu hiểu cách hành văn, cách sắp xếp ý và những điểm mấu chốt trong tác phẩm cũng như những dụng ý của nó. Bước cuối cùng là đọc hiểu thông điệp của tác phẩm mà nhà văn gởi gắm đến cho người đọc. Người đọc phải tìm ra được cái nghĩa mà tác giả thể hiện kín đáo trong tác phẩm và phát hiện ra những điều mà người đọc trước chưa thấy cũng như những điều ngoài tầm kiểm soát của tác giả. Đó chính là đọc sáng tạo. Trong các khâu đọc đó, đọc hiểu là khâu cơ bản nhất nó bắt đầu từ hiểu từ, hiểu câu, hiểu đoạn, hiểu liên kết, hiểu nghĩa toàn bài. Có hiểu đúng thì mới có hiểu sáng tạo. Muốn hiểu đúng, phải tôn trọng tính chỉnh thể toàn vẹn và liên kết trong tác phẩm, tránh việc cắt xén suy diễn xuyên tạc trong phê bình. Nhà trường phải chú trọng dạy cho học trò cách đọc, kỹ năng đọc đúng, đọc có khoa học và có đạo đức. Người giáo viên phải nghiên cứu quá trình đọc, tâm lý đọc, điều kiện đọc phân suất chúng ra từng cấp độ và đặt trọng tâm rèn luyện các cấp độ ấy từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp mới tạo
- ra chương trình dạy đọc văn có tính khoa học thoát khỏi cách học đọc thuần túy tự phát, phó mặc cho kinh nghiệm, thói quen dẫn dắt như thường thấy. Học sinh tự đọc, tự khám phá, tự tiếp nhận tác phẩm văn học một cách toàn diện sâu sắc. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh con đường và cách thức tự đọc hiểu ở đây. Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học phải bắt đầu từ bước đọc hiểu ngôn từ của tác phẩm. Nếu không có quá trình này thì tác phẩm chỉ là một văn bản câm lặng, không có linh hồn. Đọc hiểu văn bản hay là quá trình tri giác ngôn ngữ làm cho tác phẩm sống động có hồn. Trong đọc văn bản học sinh có nhiều cách thức đọc: đọc nhanh, đọc chậm, đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc cho tự người đọc tiếp nhận và đọc cho người khác tiếp nhận. Đó chính là khâu đọc hiểu trên dòng của bề mặt ngôn ngữ. Đọc hiểu văn bản không chỉ dừng lại ở việc đọc trên dòng mà phải đọc hiểu giữa dòng và đọc hiểu ý nghĩa tiềm ẩn đằng sau hệ thống ngôn từ đó. Đọc phải tìm ra những ẩn ý bên trong mà người viết muốn gởi gắm đến cho người đọc. Ở đối tượng học sinh cũng vậy. Đọc hiểu tác phẩm văn chương là đọc hiểu nội dung ý nghĩa của văn bản tác phẩm văn học. Tuy nhiên nội dung văn bản văn học là khách quan bất biến nhưng ý nghĩa của nó dưới sự cảm thụ của những người tiếp nhận khác nhau là khả biến đa thanh. Vì thế đọc hiểu văn bản không thể chỉ dựa vào một yếu tố nào đó riêng biệt mà phải là một quá trình tổng hợp, tích hợp. “Đọc là tìm ra ý nghĩa trong một thông điệp được tổ chức bằng hệ thống kí hiệu”[43, tr.118]. Phải đọc hiểu từ các yếu tố trong văn bản thuộc văn bản đi đến vận dụng những yếu tố ngoài văn bản để soi sáng cho kết quả phân tích văn bản như tiểu sử, thời đại, hoàn cảnh sáng tác, phong cách….. Đây chính là quá trình tổng hợp trong tiếp nhận văn học. Tuy nhiên với đặc điểm tâm sinh lý,
- trình độ, khả năng cảm thụ và tiếp nhận của học sinh sẽ chưa sâu, chưa đầy đủ nếu không có sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên với khả năng, trình độ, tư cách một người tiếp nhận trước nhưng ở trình độ cao hơn sẽ đóng vai trò người hướng dẫn cho học sinh tìm tòi, từng bước khám phá, phân tích, đọc hiểu văn bản, đọc hiểu nội dung bên trong mà người viết muốn gởi gắm. Quá trình đọc như vậy phải thực hiện từ khâu chuẩn bị kĩ càng của giáo viên lẫn học sinh. Học sinh sẽ tiếp xúc với tác phẩm văn học dưới hình thức một văn bản và những câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu trong sách Ngữ văn. Nhiệm vụ của học sinh là đọc văn bản. Đây chính là bước cảm nhận ban đầu. Khâu này rất quan trọng. Nếu học sinh đọc đúng sẽ giúp cho quá trình tìm hiểu văn bản đúng hướng, đúng nội dung. Sau khi tiến hành đọc trên bề mặt ngôn ngữ, học sinh sẽ từ từ đi vào đọc hiểu bề sâu ngôn ngữ qua sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh vận dụng tất cả những yếu tố có liên quan đến văn bản để phân tích lý giải khám phá tác phẩm. Có như vậy thì sự tiếp nhận của học sinh sẽ toàn diện và sâu sắc hơn. “Học sinh được giáo viên hướng dẫn sẽ hình thành kiến thức mới trên cơ sở sách giáo khoa và vốn hiểu biết trực tiếp và gián tiếp của bản thân mình” [21, tr.238]. 1.1.2. Dạy học theo hướng đọc- hiểu là phương pháp dạy học tích cực và tích hợp. Một tác phẩm văn học được tạo nên bởi hệ thống ngôn từ và trong quá trình tạo lập, nó không phải được tạo ra một cách biệt lập mà có quan hệ chặt chẽ với các phân môn khác như Tiếng Việt, Làm văn, Lịch sử….. cho nên dạy đọc hiểu không thể nào tách rời với các phân môn khác nhất là Tiếng Việt và Làm văn. Dạy đọc hiểu phải dạy theo hướng tích hợp về kiến thức và phương pháp. 1.1.2.1. Tích hợp về kiến thức
- Theo cơ cấu, chương trình Ngữ văn 10 là sự nối tiếp của chương trình Ngữ văn THCS về đặc điểm, kiến thức, chương trình. Chương trình các lớp trên có sự kế thừa, phát triển chương trình các lớp dưới về mặt hình thức lẫn nội dung. Các tác giả trong chương trình Ngữ văn THPT đều được học qua ở các cấp học nhưng ở THPT có sự nâng cao về nội dung và dung lượng. Ví dụ như tác gia Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều của ông đã được học qua ở THCS. Học sinh được học tóm tắt Truyện Kiều và một số đoạn trích của nó. Sang chương trình Ngữ văn 10 học sinh được tiếp tục học lại về tác gia Nguyễn Du và thêm một số đoạn trích dài hơn, sâu sắc hơn như “Trao duyên”, “Nỗi thương mình”, “Chí khí anh hùng”, “Thề nguyền”….. Sự tích hợp đó gọi là tích hợp dọc. Bên cạnh đó, trong tiến trình lịch sử, một tác phẩm ra đời không thể nào nằm ngoài chu trình phát triển của lịch sử hay một tác phẩm ra đời bao giờ cũng mang đặc điểm chung của thời kì văn học bên cạnh những đặc điểm riêng của nó. Những đặc điểm chung chính là tiền đề giúp cho chúng ta dễ dàng đi vào phân tích và tìm hiểu những đặc điểm riêng của tác phẩm. Các yếu tố về tác giả, các tác giả cùng thời đại.…cũng góp phần giúp chúng ta trong đọc hiểu tác phẩm. Đồng thời do đặc trưng sáng tác chúng ta cũng không loại trừ việc phân tích ngôn từ nghệ thuật và phong cách sáng tác. Nó có quan hệ chặt chẽ với phân môn Làm văn và Tiếng việt. Việc phân tích đánh giá chính là sự vận dụng các thao tác trong Tiếng Việt và Làm văn để làm bài. Điều đó cũng được thể hiện rất rõ trong chương trình học của học sinh. Sách Ngữ văn cải cách có đầy đủ cả ba phân môn Giảng văn, Tiếng Việt, Làm Văn mà trước kia nó được tách rời ra làm ba phân môn riêng biệt. Là giáo viên đứng lớp, chúng ta phải nắm vững những vấn đề này và hướng dẫn cho học sinh một
- cách cụ thể Điều này thể hiện rất rõ tính tích hợp của môn Ngữ văn và phương pháp dạy mới. 1.1.2.2. Tích hợp về phương pháp. Từ xưa đến nay, chúng ta có rất nhiều phương pháp giảng dạy. Mỗi phương pháp giảng dạy có những ưu cũng như những nhược điểm của nó. Chúng ta không hoàn toàn bác bỏ giá trị của phương pháp nào cả. Cái quan trọng là chúng ta biết loại bỏ những khuyết điểm, kế thừa, vận dụng và phát huy những ưu điểm của mọi phương pháp để đưa vào tiết dạy một cách tốt nhất và tạo được hiệu quả cao. Phương pháp dạy học phát vấn: hay còn gọi là phương pháp đàm thoại. Đây là phương pháp người giáo viên xây dựng câu hỏi cho học sinh trả lời hoặc trao đổi, tranh luận với nhau dưới sự chỉ đạo của thầy qua đó học sinh tiếp nhận tri thức. Bằng con đường đàm thoại gợi mở, giáo viên tạo cho lớp học một không khí tự do tư tưởng, tự do bộc lộ những nhận thức trực tiếp của mình. Những tín hiệu phản hồi được báo lại cho giáo viên kịp thời trong khi lên lớp. Giờ dạy học văn có được không khí tâm tình, trao đổi thân mật về những vấn đề thông qua tác phẩm. Mối liên hệ giữa nhà văn, giáo viên và học sinh được hình thành ngay trên lớp học. Phương pháp dạy học đàm thoại có thể kích thích tư duy của học sinh, học sinh chịu tìm tòi, suy nghĩ mọi câu trả lời đúng sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn. Ngoài ra phương pháp dạy học này còn giúp học sinh có khả năng trình bày một vấn đề trước tập thể học sinh. Tuy nhiên để giờ đàm thoại có hiệu quả, giáo viên cần phải chuẩn bị kĩ hệ thống câu hỏi và phải tổ chức lớp học hợp lý. Phương pháp đọc diễn cảm: là một phương pháp truyền thống được các giáo viên dạy văn ở nước ta sử dụng cho học sinh đọc trước khi phân tích tác phẩm. Tuy nhiên, hầu hết giáo viên và học sinh chỉ coi đó là công
- đoạn mở đầu cho giờ dạy học tác phẩm văn chương. Giáo viên chưa chú ý đến hiệu quả của phương pháp này. Theo giáo sư Lê Trí Viễn: “Giữa giọng đọc và tâm hồn người đọc có ảnh hưởng tương hỗ. Hiểu bài văn rồi mới đọc tốt nhưng đọc tốt càng hiểu thêm bài văn”. Đọc diễn cảm là một hình thức đặc thù của nhận thức văn học. Am vang của lời đọc sẽ kích thích quá trình tri giác, tuởng tượng và tái hiện hình ảnh. Bằng sức mạnh của đọc diễn cảm, người giáo viên dẫn dắt học sinh đi vào thế giới của tác phẩm một cách dễ dàng phù hợp với qui luật cảm thụ văn học. Đọc diễn cảm có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc dạy văn học, tuy nhiên hiện nay trong dạy học văn người giáo viên vẫn chưa phát huy hết hiệu quả của nó, đọc diễn cảm chỉ là việc làm một, hai lần trong suốt giờ dạy một tác phẩm văn chương. Dạy học nêu vấn đề: hay còn gọi là dạy học giải quyết vấn đề. Đây là phương hướng dạy học trong đó học sinh tham gia một cách có hệ thống vào quá trình giải quyết các vấn đề và các bài toán có vấn đề xây dựng theo nội dung tài liệu học trong chương trình. Trong dạy học nêu vấn đề, kiến thức không đưa đến dưới hình thức có sẵn mà thông qua những tình huống có vấn đề đặt ra trước học sinh. Dạy học nêu vấn đề là một hệ thống tình huống có vấn đề gắn liền nhau, phức tạp hóa, trong quá trình đó học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên nắm nội dung bài học và phát triển ở mình những phẩm chất cần thiết cho sáng tạo, trong khoa học và đời sống. Tóm lại dạy học nêu vấn đề là quá trình người giáo viên đặt vấn đề- học sinh tri giác-giáo viên tổ chức giải quyết vấn đề, trong quá trình đó học sinh nắm kiến thức, phương thức giải quyết và phương pháp nhận thức khoa học. Dạy học nêu vấn đề kích thích được sự tư duy sáng tạo ở học sinh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ giáo dục: Bồ dưỡng phương pháp thực nghiệm Vật lý cho học sinh khi dạy học một số kiến thức chương "chất khí" Vật lý 10, chương trình chuẩn
134 p | 594 | 134
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
134 p | 1095 | 132
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
97 p | 801 | 131
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
26 p | 465 | 115
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
170 p | 557 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trò chơi dân gian
123 p | 724 | 96
-
Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Khảo sát các kỹ thuật dạy môn biên dịch tại khoa tiếng Anh trường Đại học Tây Nguyên
70 p | 851 | 94
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
157 p | 494 | 90
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 462 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và nhà trường đối với học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh
72 p | 251 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình
122 p | 311 | 56
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 345 | 55
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục: Quản lý công tác giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng
26 p | 426 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy trẻ làm quen biểu tượng toán học cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non
116 p | 268 | 47
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh tại các trường trung học cơ sở quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
26 p | 192 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng kế hoạch phát triển quy mô giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020
142 p | 173 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh trường trung học phổ thông Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ
107 p | 58 | 17
-
Luân văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên của Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Cà Mau
115 p | 119 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn