intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Giáo dục giới luật Phật giáo cho Tăng Ni sinh của Trường Trung cấp Phật học tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:233

17
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Giáo dục giới luật Phật giáo cho Tăng Ni sinh của Trường Trung cấp Phật học tại Thành phố Hồ Chí Minh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu thực trạng giáo dục giới luật Phật giáo cho TNS và đề xuất các biện pháp giáo dục giới luật Phật giáo cho TNS của trường TCPH tại TP. HCM, để nâng cao chất lượng giáo dục giới luật Phật giáo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Giáo dục giới luật Phật giáo cho Tăng Ni sinh của Trường Trung cấp Phật học tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LÊ THỊ NGỌC LIÊN GIÁO DỤC GIỚI LUẬT PHẬT GIÁO CHO TĂNG NI SINH CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP PHẬT HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 8140101 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LÊ THỊ NGỌC LIÊN GIÁO DỤC GIỚI LUẬT PHẬT GIÁO CHO TĂNG NI SINH CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP PHẬT HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 8140101 Hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGÔ ANH TUẤN Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022
  3. i
  4. ii
  5. iii
  6. iv
  7. v
  8. vi
  9. vii
  10. LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC Họ và tên: Lê Thị Ngọc Liên Giới tính: Nữ Năm sinh: 17/04/1993 Nơi sinh: Quảng Nam Quê quán: Tam Đàn – Phú Ninh – Quảng Nam Dân tộc: Kinh Chức vụ, đơn vị công tác trước khi học tập, nghiên cứu: Tu sĩ Phật giáo Địa chỉ liên lạc: 464 Lê Quang Định – phường 11 – Bình Thạnh – TP. HCM Điện thoại: 0919.934.807 E-mail: keyle109@gmail.com II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Trung cấp Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo: từ năm 2012 đến năm 2016 Nơi học (trường, thành phố): Trường Trung cấp Phật học tại TP. Đà Nẵng Ngành học: Phật học 2. Đại học Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo: từ năm 2017 đến năm 2020 Nơi học: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh Ngành học: Phật học 3. Thạc sĩ Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo: từ năm 2020 đến năm 2022 Nơi học: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Ngành học: Giáo Dục Học Tên luận văn: GIÁO DỤC GIỚI LUẬT PHẬT GIÁO CHO TĂNG NI SINH CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP PHẬT HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngày và thời gian bảo vệ: ngày 12 tháng 11 năm 2022 Người hướng dẫn: PGS. TS. Ngô Anh Tuấn viii
  11. 4. Trình độ ngoại ngữ: Anh văn B1 III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Từ tháng 10/2020 đến nay: Tiếp tục học khóa Thạc sĩ tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, chuyên ngành Giáo dục học. ix
  12. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 10 năm 2022 Học viên Lê Thị Ngọc Liên x
  13. LỜI CÁM ƠN Trong suốt thời gian theo học lớp Cao học – ngành Giáo dục học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, xin gửi lời chân thành cám ơn quý Thầy Cô trong Ban giám hiệu cùng quý Thầy Cô Phòng Đào tạo (bộ phận Sau Đại học) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn. Đặc biệt, xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Ngô Anh Tuấn – là Người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành Luận văn này. Xin trân trọng cám ơn quý Thầy Cô giảng viên đã tận tình giảng dạy, chỉ dẫn cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm và bài học quý báu trong thời gian học tập tại Trường. Xin thành kính niệm ân chư Tôn đức trong Ban giám hiệu, quý Giáo thọ sư cùng Tăng Ni sinh khóa 12 của Trường Trung cấp Phật học tại Tp. Hồ Chí Minh, đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá trình tôi thực hiện các nội dung khảo sát để hoàn thành Luận văn. Xin thành kính niệm ân đến Thượng tọa thượng Trí hạ Chơn cùng Tăng chúng Tu viện Khánh An, Ni trưởng Bổn sư thượng Diệu hạ Cảnh - Chùa Bảo Quang, Ni trưởng thượng Như hạ Trí – Chùa Dược sư, các anh, chị lớp Cao học Giáo dục học K.2020 cùng chư huynh đệ, gia đình, bạn bè đã quan tâm, chia sẻ, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện Luận văn. Nguyện cầu chư Tôn đức pháp thể khinh an, tuệ đăng thường chiếu và Phật sự viên thành. Kính chúc quý Thầy Cô, quý vị thiện hữu tri thức, chư vị pháp lữ thân tâm an lạc và thành công trong công tác. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022 Học viên Lê Thị Ngọc Liên xi
  14. TÓM TẮT Hiện nay, tốc độ phát triển của khoa học công nghệ, của kinh tế thị trường đã tác động tiêu cực đến nếp sống của Tăng Ni sinh trong chốn thiền môn, khiến họ dần quên đi phẩm chất của người xuất gia. Với những trăn trở đó, đề tài nghiên cứu những phẩm chất đạo đức thông qua giới luật nhằm giúp Tăng Ni sinh thay đổi nhận thức, có định hướng đúng đắn, vừa thích nghi được với đời sống công nghệ hiện đại, vừa giữ gìn được đạo đức chuẩn mực của người tu sĩ. Do đó, đề tài nghiên cứu: “Giáo dục giới luật Phật giáo cho TNS của Trường Trung cấp Phật học tại Thành phố Hồ Chí Minh” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Đề tài gồm có các phần chính sau: Phần mở đầu: gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, khách thể và đối tượng nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục giới luật Phật giáo cho Tăng Ni sinh của Trường Trung cấp Phật học tại TP. Hồ Chí Minh. Trình bày cơ sở lý luận về giáo dục giới luật Phật giáo cho Tăng Ni sinh gồm: tổng quan về giáo dục giới luật Phật giáo trên thế giới và tại Việt Nam. Các khái niệm cơ bản có liên quan đến giáo dục, giới luật, Phật giáo, giới luật Phật giáo, giáo dục giới luật Phật giáo, Tăng Ni sinh. Nghiên cứu mục tiêu, đặc điểm, nội dung, hình thức, phương pháp và phương tiện giáo dục giới luật Phật giáo. Chương 2: Thực trạng giáo dục giới luật Phật giáo cho Tăng Ni sinh của Trường Trung cấp Phật học tại TP.Hồ Chí Minh. Nghiên cứu thực trạng giáo dục giới luật Phật giáo của Tăng Ni sinh Trường Trung cấp Phật học tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy, Giáo thọ sư và Tăng Ni sinh đã nhận thức đúng về tầm quan trọng và sự cần thiết của giới luật Phật giáo. Các hoạt động rèn luyện giới luật Phật giáo cho Tăng Ni sinh qua dạy học các môn học được Giáo thọ sư và Tăng Ni sinh đánh giá ở mức khá và có phần hiệu quả. Tuy nhiên, những nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục giới xii
  15. luật Phật giáo chưa thật sự phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó, có một số vị Tăng Ni sinh vẫn chưa thường xuyên và tích cực trong việc rèn luyện đạo đức thông qua giới luật Phật giáo. Chương 3: Đề xuất các biện pháp giáo dục giới luật Phật giáo cho của Trường Trung cấp Phật học tại TP. Hồ Chí Minh. Từ những cơ sở lý luận ở chương 1, thực trạng ở chương 2 và các nguyên tắc đề xuất biện pháp, đề tài đã đề xuất 3 biện pháp giáo dục giới luật Phật giáo cho Tăng Ni sinh của Trường Trung cấp Phật học tại TP. Hồ Chí Minh gồm: 1. Tích hợp nội dung giáo dục giới luật Phật giáo vào dạy học các môn khoa học Phật giáo để hình thành quá trình tự học, tự giáo dục giới luật Phật giáo cho Tăng Ni sinh trong đời sống hằng ngày. 2. Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục giới luật Phật giáo qua tổ chức đa dạng các hoạt động ngoại khóa cho Tăng Ni sinh. 3. Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục giới luật Phật giáo cho Tăng Ni sinh tại tự viện (chùa). Sau khi xây dựng các biện pháp giáo dục, đề tài tiến hành khảo sát Giáo thọ sư và Tăng Ni sinh đều thống nhất về tính khoa học, tính khả thi của các biện pháp. Kết quả thực nghiệm sư phạm ở Trường Trung cấp Phật học tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy, việc áp dụng biện pháp 1 và biện pháp 3 cho thấy: nhận thức, thái độ và hành vi của Tăng Ni sinh được cải thiện theo hướng tích cực. Sau khi tổ chức thực nghiệm sư phạm, đề tài đã tiến hành khảo sát Giáo thọ sư và Tăng Ni sinh đều thống nhất tính hiệu quả của các biện pháp. Điều này cho thấy bước đầu ứng dụng thực hiện đã có sự thành công trong quá trình giáo dục và rèn luyện đạo đức của Tăng Ni sinh. Phần kết luận: Đề tài sau khi hoàn chỉnh sẽ mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong công tác giáo dục của Trường Trung cấp Phật học tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng và giáo dục Phật giáo Việt Nam nói chung. xiii
  16. ABSTRACT Currently, the speed of development of science and technology, of the market economy has negatively affected the lifestyle of student Monks and Nuns in the pagoda, making them forget the qualities of monastics. With these concerns, the thesis researches moral qualities through precepts to help student Monks and Nuns change their awareness, have the right orientation, and be able to adapt to modern technological life while keeping uphold the moral standards of monks. Therefore, the research topic: "Educating Buddhist precepts for Monks and Nuns of the Buddhist Intermediate School in Ho Chi Minh City" has theoretical and practical significance. The topic includes the following contents: The opening part: including reasons for choosing the topic, research objective, research tasks, research objects, research hypotheses, research scope and methods. Chater 1: Theoretical basic of Buddhist precepts education for student Monks and Nuns of the Buddhist Intermediate School in Ho Chi Minh City. Presenting the theoretical basis for the education of Buddhist precepts for monks and nuns, including: an overview of Buddhist teachings in the world and in Vietnam. Basic concepts are related to education, precepts, Buddhism, Buddhist precepts, Buddhist precepts education, Monks and Nuns. To study the objectives, characteristics, contents, forms, methods and means of educating Buddhist precepts. Chapter 2: The reality of Buddhist precepts education for Monks and Nuns of the Buddhist Intermediate School in Ho Chi Minh City. Research on the reality of Buddhist precepts education of monks and nuns at the Buddhist Intermediate School in Ho Chi Minh City to show Buddhist professors and student Monks and Nuns were rightly aware of the importance and necessity of Buddhist precepts. The Buddhist precepts training activities for student Monks and Nuns through teaching subjects are assessed by Buddhist professors and student Monks and Nuns as quite and somewhat effective. However, the contents, forms and methods of Buddhist precepts education xiv
  17. are not really rich and diverse. In addition, there are some senators who have not been regular and active in practicing morality through the Buddhist precepts. Chapter 3: Proposing measures to educate Buddhist precepts for student Monks and Nuns of the Buddhist Intermediate School in Ho Chi Minh City. From the theoretical bases in Chapter 1, the situation in Chapter 2 and the principles of proposing measures, the thesis has proposed 3 measures to educate Buddhist precepts for student Monks and Nuns of the Buddhist Intermediate School in Ho Chi Minh City including: 1. Integrate the content of Buddhist precepts education into teaching Buddhist science subjects to form the process of self-study and self-education of Buddhist teachings for student Monks and Nuns in daily life. 2. Frequently organizing to educational activities of Buddhist precepts through organizing a variety of extracurricular activities for student Monks and Nuns. 3. Frequently organizing to educational activities on Buddhist precepts for student Monks and Nuns in monasteries (pagodas). After developing educational measures, the research conducted to survey Buddhist professors and student Monks and Nuns both agreed on the scientificity, feasibility of the measures. The experimental results of pedagogy at the Buddhist Intermediate School in Ho Chi Minh City showed that the application of measure 1 and measure 3, that awareness, attitude and behavior of student Monks and Nuns have improved in a positive direction. After organizing the pedagogical experiment, the topic has been checked and supervised Buddhist professors and student Monks and Nuns are both effective systems of certain measures. This thing for the start up theApp has had success in the process of education and moral training of student Monks and Nuns In conclusion: The topic, after being complete, it will open up many new research directions, contributing to improving the quality of training in the educational work of the Buddhist Intermediate School in Ho Chi Minh City in particular and Vietnamese Buddhist education in general. xv
  18. MỤC LỤC LÝ LỊCH KHOA HỌC ........................................................................................... viii LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... x LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ xi TÓM TẮT .................................................................................................................xii ABSTRACT ............................................................................................................. xiv MỤC LỤC ................................................................................................................ xvi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................. xxiii DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................xxiv DANH SÁCH CÁC HÌNH ..................................................................................... xxv DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ..............................................................................xxvi DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ ..................................................................................xxvi MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài: ........................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: ...................................................................................... 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: .................................................................................... 3 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: .............................................................. 3 5. Giả thuyết nghiên cứu: ................................................................................... 3 6. Phạm vi nghiên cứu: ....................................................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................... 4 8. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................... 6 xvi
  19. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC GIỚI LUẬT PHẬT GIÁO CHO TĂNG NI SINH CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP PHẬT HỌC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH .......................................................................................................................... 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề giáo dục giới luật Phật giáo trên thế giới và tại Việt Nam. .................................................................................................................... 7 1.1.1. Trên thế giới: ............................................................................................ 7 1.1.2 Tại Việt Nam: .......................................................................................... 10 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài......................................................................... 14 1.2.1. Giáo dục.................................................................................................. 14 1.2.2. Giới luật .................................................................................................. 15 1.2.3. Phật giáo ................................................................................................. 16 1.2.4. Giới luật Phật giáo: ................................................................................. 16 1.2.5. Giáo dục giới luật Phật giáo ................................................................... 17 1.2.6. Tăng Ni sinh: .......................................................................................... 19 1.3. Lí luận về giáo dục giới luật Phật giáo cho TNS ............................................... 19 1.3.1. Mục tiêu giáo dục giới luật Phật giáo cho TNS ..................................... 19 1.3.2. Đặc điểm của giáo dục giới luật Phật giáo ............................................. 20 1.3.3. Nội dung giáo dục giới luật Phật giáo cho TNS..................................... 21 1.3.4. Hình thức giáo dục giới luật Phật giáo cho TNS ................................... 28 1.3.5. Phương pháp giáo dục giới luật Phật giáo cho TNS. ............................. 33 1.3.6. Phương tiện giáo dục giới luật Phật giáo cho TNS ................................ 42 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 44 xvii
  20. Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI LUẬT PHẬT GIÁO CHO TĂNG NI SINH CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP PHẬT HỌC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH ................................................................................................................ 45 2.1. Khái quát về Trường TCPH tại TP. Hồ Chí Minh. ............................................ 45 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển .......................................................... 45 2.1.2. Cơ sở hạ tầng .......................................................................................... 46 2.1.3. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 46 2.1.4. Tầm nhìn, sứ mệnh: ................................................................................ 47 2.1.5. Công tác đào tạo: .................................................................................... 47 2.2. Chương trình đào tạo GD của trường TCPH tại TP. HCM. .............................. 48 2.2.1. Tổng quát ................................................................................................ 48 2.2.2. Tổng cấu trúc và thời gian thực hiện chương trình đào tạo ................... 48 2.2.3. Tổng kết .................................................................................................. 49 2.3. Khái quát về TNS Trường TCPH tại TP. HCM................................................. 49 2.3.1. Về mặt ý thức ......................................................................................... 49 2.3.2. Về mặt nhân cách ................................................................................... 49 2.3.3.Về mặt trình độ nhận thức: ...................................................................... 50 2.4. Mô tả khảo sát thực trạng giáo dục giới luật Phật giáo cho TNS viên ở Trường TCPH tại TP. HCM. .................................................................................................. 50 2.4.1. Mục đích khảo sát................................................................................... 50 2.4.2. Nội dung khảo sát ................................................................................... 50 2.4.3. Đối tượng khảo sát ................................................................................. 50 2.4.4. Phương pháp khảo sát và xử lí dữ liệu ................................................... 51 xviii
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2