BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH<br />
_____________________<br />
<br />
Ngô Thị Lùng Em<br />
<br />
HỆ THỐNG CÂU HỎI CẢM THỤ<br />
TRONG DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN HAI ĐỨA TRẺ<br />
CỦA THẠCH LAM Ở LỚP 11<br />
<br />
Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy văn<br />
Mã số<br />
<br />
: 60 14 10<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
TS. NGUYỄN ĐỨC ÂN<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Tôi xin chân thành c m ơn TS Nguyễn Đức Ân suốt thời gian<br />
ả<br />
qua đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.<br />
Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trường Đại học Sư phạm TP<br />
HCM đã hết lòng giảng dạy chúng tôi trong suốt khoá học.<br />
Xin cảm ơn khoa Ngữ Văn, phòng Khoa học công nghệ - Sau Đại<br />
học, trường Đại học Sư phạm TP HCM; Sở Giáo Dục và Đào Tạo,<br />
Ban Giám Hi các giáo viên tổ Văn và học sinh trường THPT<br />
ệu,<br />
Nguyễn Thông đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong<br />
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.<br />
Tác giả luận văn<br />
<br />
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT<br />
GV<br />
<br />
:<br />
<br />
Giáo viên<br />
<br />
HS<br />
<br />
:<br />
<br />
Học sinh<br />
<br />
THCS :<br />
<br />
Trung học cơ sở<br />
<br />
THPT :<br />
<br />
Trung học phổ thông<br />
<br />
SGK<br />
<br />
:<br />
<br />
Sách giáo khoa<br />
<br />
PP<br />
<br />
:<br />
<br />
Phương pháp<br />
<br />
BP<br />
<br />
:<br />
<br />
Biện pháp<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
1.1. Sự phát triển của đất nước trong thời kì mới<br />
Từ những năm 50 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trên<br />
thế giới bùng nổ và đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. Bước tiến của<br />
khoa học và công nghệ đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống con<br />
người, thúc đẩy tốc độ phát triển của xã hội tăng lên nhanh chóng. Vì thế,<br />
bước sang thế kỉ XXI, nhân loại chứng kiến sự đổi thay kì diệu của cuộc sống<br />
do sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Khi địa cầu này trở<br />
nên mỗi ngày một phẳng thì con người sẽ tồn tại trong thế giới đa diện, đa<br />
chiều. Vì vậy, các dân tộc đều nghĩ tới việc chuẩn bị xây dựng cho thế hệ<br />
tương lai những phẩm chất, năng lực thích ứng để có thể bắt kịp, hòa nhập và<br />
vươn lên làm chủ cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thay đổi. Bởi thế, công<br />
cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong xu thế toàn cầu hóa cũng chịu<br />
những ảnh hưởng, tác động chung, dẫn tới những điều chỉnh về mục tiêu,<br />
chiến lược phát triển con người.<br />
1.2. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học<br />
Bác Hồ đã từng nói “xã hội nào thì giáo dục đó”. Có thể thấy, chưa bao<br />
giờ nền giáo dục và đào tạo ở nước ta đứng trước thử thách to lớn như hiện<br />
nay, nhất là khi nó được xem như một khâu của quá trình sản xuất, là bộ phận<br />
chủ yếu của nền kinh tế tri thức. Những nghị quyết của Ban chấp hành trung<br />
ương Đảng về văn hóa giáo dục qua các nhiệm kì đã cho thấy nhiệm vụ quan<br />
trọng của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước ở<br />
kỉ nguyên mới. Đó là những con người có đủ trí tuệ và nhân cách, luôn năng<br />
động, sáng tạo, làm chủ bản thân và làm chủ xã hội. Bộ môn văn trong nhà<br />
trường, với tư cách vừa là bộ môn nghệ thuật vừa là một môn học nên nó<br />
<br />
cũng sẻ chia sứ mệnh đầy khó khăn và vẻ vang. Cố thủ tướng Phạm Văn<br />
Đồng cho rằng dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, là rèn luyện bộ<br />
óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập, phải tìm tòi những<br />
phương pháp vận dụng kiến thức, phải vận dụng tốt nhất bộ óc của mình.<br />
Gần đây, trong xu hướng phát triển của quan điểm dạy học hiện đại, tích<br />
cực, vai trò chủ thể của người học được đề cao, học sinh được xem là “nhân<br />
vật trung tâm” của giờ học. Đối với quá trình dạy học văn, học sinh chính là<br />
chủ thể cảm thụ nghệ thuật. Với quan niệm như vậy, các nhà lí luận, các nhà<br />
phương pháp cũng như đội ngũ những người làm công tác sư phạm luôn nỗ<br />
lực để tìm ra phương pháp, biện pháp tối ưu nhằm tích cực hóa hoạt động<br />
phân tích, c thụ nghệ thuật của học sinh. Cùng với một số phương pháp<br />
ảm<br />
dạy học đã được đề xuất thì một vấn đề cần đặt quan tâm lên hàng đầu đó là<br />
xác định mối quan hệ giữa thầy và trò trên lớp, mối quan hệ ấy được biểu hiện<br />
trực tiếp qua hệ thống câu hỏi do thầy đưa ra. Cách đặt câu hỏi, nội dung và<br />
việc sử dụng câu hỏi như thế nào trong giờ học văn không chỉ cho thấy bản<br />
lĩnh, trình độ, tác phong sư phạm của người đứng lớp mà nó còn thể hiện<br />
phẩm chất nghệ sĩ của người thầy giáo . Hệ thống câu hỏi có hay , có đúng thì<br />
mới kích thích hứng thú , cảm xúc của người học . Như một nhà phương pháp<br />
đã nói “ Nếu câu hỏi không phù hợp với việc phát huy chủ thể cảm thụ nghệ<br />
thuật của học sinh và thầy giáo thì sự không ăn khớp ấy có tác hại đáng kể,<br />
thậm chí có khi không gây được cảm xúc và ấn tượng mạnh như được lây lan<br />
trong phương pháp diễn giảng trước đây ”.<br />
1.3. Thực tế dạy học văn ở trung học phổ thông<br />
Thực tế dạy học văn ở trung học phổ thông hiện nay còn nhiều vấn đề bất<br />
cập, trong đó có tình trạng phần lớn giáo viên thường gặp lúng túng , vướng<br />
mắc với việc chuẩn bị hệ thống câu hỏi trong giờ lên lớp . Các câu hỏi được<br />
đưa ra rất sơ sài, chung chung, chủ yếu hướng người học đến chỗ ghi nhớ, tái<br />
<br />