intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển kỹ năng tự học cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:307

18
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Phát triển kỹ năng tự học cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu về lý luận và thực trạng phát triển kỹ năng tự học cho Tăng Ni sinh viên, luận văn đề xuất biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho Tăng Ni sinh viên của Học Viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển kỹ năng tự học cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀNG THỊ NGÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO TĂNG NI SINH VIÊN CỦA HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 8140101 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022 –&—
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀNG THỊ NGÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO TĂNG NI SINH VIÊN CỦA HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 8140101 Hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ ANH TUẤN Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022 –&—
  3. i
  4. ii
  5. iii
  6. iv
  7. v
  8. vi
  9. vii
  10. LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC Họ & tên: Hoàng Thị Ngà Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 17 – 04 – 1992 Nơi sinh: Quảng Trị Quê quán: Triệu Độ – Triệu Phong – Quảng Trị Dân tộc: Kinh Chức vụ, đơn vị công tác trước khi học tập, nghiên cứu: Tu sĩ Phật giáo Địa chỉ: 464. Lê Quang Định – Phường 11 – Quận Bình Thạnh – Tp. Hồ Chí Minh. Điện thoại nhà riêng: 0843957999 E-mail: huenhu170192@gmail.com II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Trung cấp chuyên nghiệp Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo: 2011 đến 2015 Nơi học: Trường TCPH Thành Phố Hồ Chí Minh Ngành học: Phật Học 2. Đại học Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo: 2015 đến 2018 Nơi học: Học viện Phật Giáo Việt Nam Tp. HCM Ngành học: Phật học 3. Đại học Hệ đào tạo: Vừa học vừa làm Thời gian đào tạo: 2015 đến 2019 Nơi học: Đại Học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh Ngành học: Giáo dục Mầm non 4. Thạc sĩ Hệ đào tạo: Chính quy . Thời gian đào tạo: 2020 đến 2022 Nơi học: Đại Học Sư phạm kỹ thuật Tp.HCM Ngành học: Giáo dục học viii
  11. Tên Luận văn: PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO TĂNG NI SINH VIÊN CỦA HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngày và thời gian bảo vệ: Ngày 12 tháng 11 năm 2022 tại Viện Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Anh Tuấn 3. Trình độ ngoại ngữ: Anh văn B1 III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm Từ 05/2019 – 07/2020. Chùa Dược Sư Nghiên cứu Phật học Từ 07/ 2020 – đến nay. Chùa Dược Sư Nghiên cứu Phật học ix
  12. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 08 năm 2022 Hoàng Thị Ngà x
  13. LỜI CÁM ƠN Trong suốt thời gian theo học lớp Cao học - ngành Giáo dục học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, xin gửi lời chân thành cám ơn quý Thầy Cô trong Ban giám hiệu cùng quý Thầy Cô Phòng Đào tạo (bộ phận Sau Đại học) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn. Đặc biệt, xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Ngô Anh Tuấn – là Người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cám ơn quý Thầy Cô Giảng viên đã tận tình giảng dạy, chỉ dẫn cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm và bài học quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại Trường. Xin thành kính niệm ân chư Tôn Đức trong Hộ đồng Điều hành Học Viện, Ban Giảng Huấn, Ban Quản Viện Tăng Ni cùng Giáo thọ sư của Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện các nội dung khảo sát để hoàn thành Luận văn. Xinh thành kính niệm ân đến Ni trưởng thượng Như hạ Trí – Chùa Dược Sư, Ni trưởng Bổn sư thượng Như hạ Bửu – Chùa Kiều Đàm cùng chư huynh đệ, gia đình, bạn bè đã quan tâm, chia sẻ, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện Luận văn. Xin chân thành cám ơn các anh, chị lớp Cao học Giáo dục học Khóa.20 đã chia sẻ, động viên tinh thần cùng tôi trong suốt khóa học. Nguyện cầu chư Tôn Đức pháp thể khinh an, tuệ đăng thường chiếu, như ý tự tại và Phật sự viên thành. Kính chúc quý Thầy Cô, quý vị thiện hữu tri thức, chư vị Pháp lữ thân tâm an lạc, thân tâm được an lạc và thành công trong công tác. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2022 Học viên Hoàng Thị Ngà xi
  14. TÓM TẮT Ngày nay, đất nước ta đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế tiếp tục thị trường hóa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Dân tộc ta tăng cường giao lưu, hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa trên thế giới ngày càng nổi trội. Tăng Ni sinh viên đang theo học Học viện, việc tự học đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình rèn luyện và phát triển các kỹ năng tự học. Tự học là vấn đề quan trọng trong phương pháp, chất lượng và hiệu quả của Giáo dục – Đào tạo. Trong quá trình học tập tại Học viện Phật giáo, kỹ năng tự học không những giúp Tăng Ni sinh viên lĩnh hội tri thức một cách khoa học, mà còn giúp Tăng Ni sinh viên phát triển và hoàn thiện toàn diện năng lực, phẩm chất và nhân cách. Vì vậy, Luật giáo dục đã khẳng định: “Học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội”. Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển kỹ năng tự học cho Tăng Ni sinh viên, tôi chọn đề tài “Phát triển kỹ năng tự học cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Học viện. Đề tài gồm các nội dung sau: Phần mở đầu: Gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, khách thể và đối tượng nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển kỹ năng tự học cho Tăng Ni sinh viên. Ở chương này, đề tài trình bày một số cơ sở lý luận về phát triển kỹ năng tự học cho Tăng Ni sinh viên gồm: Tổng quan nghiên cứu về vấn đề phát triển kỹ năng tự học cho Tăng Ni sinh viên trên thế giới và tại Việt Nam. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài. Nghiên cứu các hoạt động tự học, kỹ năng tự học, đặc điểm, vai trò, nội dung, con xii
  15. đường, phương pháp, đánh giá kết quả và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng tự học cho Tăng Ni sinh viên. Chương 2: Thực trạng công tác phát triển kỹ năng tự học cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu thực trạng công tác phát triển kỹ năng tự học cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh qua hai hoạt động sau. Hoạt động công tác phát triển kỹ năng tự học cho Tăng Ni sinh viên. Qua nghiên cứu, đề tài nhận thấy TNSV của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, Giáo thọ sư/Giảng viên và TNSV đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và sự cần thiết của kỹ năng tự học. Các hoạt động rèn luyện phát triển kỹ năng tự học cho Tăng Ni sinh viên qua dạy học các môn học được Giáo thọ sư/ Giảng viên và Tăng Ni sinh viên đánh giá có phần hiệu quả. Tuy nhiên, tổ chức các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp được Giáo thọ sư/Giảng viên và Tăng Ni sinh viên đánh giá ở mức chưa hiệu quả, một số bộ phận Tăng Ni sinh viên vẫn chưa thường xuyên, ý thức được vai trò của hoạt động tự học, thiếu động cơ học tập đúng đắn, thụ động trong việc học, thiếu say mê tìm tòi học hỏi và chưa có phương pháp tự học thích hợp để rèn luyện và phát triển kỹ năng tự học. Các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kỹ năng tự học của Tăng Ni sinh viên như: nội dung, hình thức, phương pháp, chương trình đào tạo, sự quan tâm của Giáo thọ sư, bạn bè, phương tiện, cơ sở vật chất của Học viện v.v. Chương 3: Đề xuất các biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ kết quả nghiên cứu ở chương 1, chương 2 và dựa trên các nguyên tắc đề xuất biện pháp biện pháp, đề tài đã đề xuất 4 biện pháp sau: 1. Tập huấn về kỹ năng tự học cho Tăng Ni sinh viên 2. Vận dụng các Phương pháp dạy học tích cực vào dạy học các môn chuyên ngành Phật giáo. xiii
  16. 3. Tăng cường tổ chức các hoạt động phát triển kỹ năng tự học tại Nội viện cho Tăng Ni sinh viên 4. Tăng cường tổ chức các hoạt động phát triển kỹ năng tự học cho Tăng Ni sinh viên ngoài giờ lên lớp. Sau khi xây dựng các biện pháp phát triển các kỹ năng tự học, đề tài tiến hành khảo sát Giáo thọ sư/ Giảng viên và Tăng Ni sinh viên đều thống nhất về tính khoa học, tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp. Nhằm kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu đề tài đã tổ chức thực nghiệm sư phạm với 02 biện pháp là: - Biện pháp 1: “Tập huấn về kỹ năng tự học cho Tăng Ni sinh viên” với hoạt động “Hình thành kỹ năng học nhóm, kỹ năng thuyết trình cho Tăng Ni sinh viên”. - Biện pháp 2: “Tăng cường tổ chức các hoạt động phát triển kỹ năng tự học cho Tăng Ni sinh viên ngoài giờ lên lớp”. Hoạt động được lựa chọn để phát triển kỹ năng tự học cho TNSV là “Rèn luyện kỹ năng tự học cho TNSV tham gia sinh hoạt ngoại khoá, gắn liền với môn học qua sinh hoạt nghe “Pháp thoại” cùng với hoạt động nghiên cứu, khảo sát thực tế tại các ngôi chùa cổ trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam”. Kết quả thực nghiệm cho thấy, Tăng Ni sinh viên đã thay đổi tích cực về nhận thức, thái độ và hành vi của bản thân. Việc áp dụng biện pháp 1 và biện pháp 2 đã cải thiện kỹ năng tự học của Tăng Ni sinh viên, gồm có: Kỹ năng lập kế hoạch tự học, kỹ năng tìm kiếm tài liệu, kỹ năng học nhóm và kỹ năng thuyết trình. Phần kết luận: Đề tài sau khi hoàn chỉnh sẽ mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong công tác phát triển kỹ năng tự học cho Tăng Ni sinh viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và giáo dục Phật giáo Việt Nam nói chung. xiv
  17. ABSTRACT Today, our country is accelerating the process of industrialization and modernization, the economy continues to market along with the strong development of science and technology. Our nation has strengthened international exchanges and integration in the increasingly prominent global trend of the world. Student monks and nuns studying at the Academy, self – study plays a very important role in the process of training and developing self – study skills. Self – study is an important issue in the method, quality and effectiveness of Education – Training. During their studies at the Buddhist Academy, self – study skills not only help monks and nuns acquire knowledge in a scientific way, but also help students and monks and nuns develop and complete comprehensively their abilities and qualities and personality. Therefore, the Education Law has affirmed: “Continuous learning, lifelong learning in order to perfect personality, expand understanding, improve education, professional skills to improve life, find a job self-employment and adaptation to social life”. Recognizing the importance of developing self – study skills for students, I chose the topic “Development of self – study skills for students of the Vietnam Buddhist Academy in Ho Chi Minh City” with theoretical and practical significance, with the desire to contribute to improving the training quality of the Academy. Topics include the following: The opening part: Includes the reason for choosing the topic, research objectives, research tasks, research objects, research objects and objects, research hypothesis, research scope and research methods. Chapter 1: Theoretical basis for developing self – study skills for students. In this chapter, the topic presents some theoretical foundations on developing self – study skills for students, including: Overview of research on developing self – study skills for students around the world and in Viet Nam. Basic concepts related to the topic. Research on self – study activities, self – study skills, characteristics, roles, contents, xv
  18. paths, methods, assessment results and factors affecting the development of self – study skills for monks and nuns pellets. Chapter 2: The reality of developing self – study skills for students of the Vietnam Buddhist Academy in Ho Chi Minh City. The topic studies the current situation of developing self – study skills for students of the Vietnam Buddhist Academy in Ho Chi Minh City through the following two activities. Activities to develop self – study skills for students. According to the research, the study found that the monks and nuns of the Vietnam Buddhist Academy in Ho Chi Minh City showed that the professors/lecturers and students monks and nuns had a correct perception of the importance and necessary for self – study. Training activities to develop self – study skills for students and monks through teaching subjects are assessed as effective by Professors/Teachers and students. However, the organization of learning activities outside of class time is assessed as ineffective by Professors/Teachers and students. the role of self – study activities, lack of proper learning motivation, passive in learning, lack of passion for learning and lack of appropriate self – study methods to practice and develop self – study skills. Objective and subjective factors directly affect the development of self – study skills of students, such as: content, form, method, training program, the professor's interest, friends, facilities, facilities of the Academy, etc. Chapter 3: Proposing measures to develop self – study skills for monks and nuns of the Vietnam Buddhist Academy in Ho Chi Minh City. From the research results in Chapter 1, Chapter 2 and based on the principles of proposing measures, the thesis has proposed the following 4 measures: 1. Self – study skills training for students 2. Applying active teaching methods to teaching specialized Buddhist subjects. xvi
  19. 3. Strengthening the organization of activities to develop self – study skills at the Internal Hospital for students, monks and nuns 4. Strengthen the organization of activities to develop self – study skills for students and monks and nuns outside of class time. After developing measures to develop self – study skills, the topic conducted a survey. Professors/Teachers and monks and nuns and students all agreed on the scientificity, feasibility and necessity of the measures. In order to test the research hypothesis, a pedagogical experiment was organized with 02 measures: - Measure 1: “Self – study skills training for students” with the activity “Formation of group study skills, presentation skills for students” . - Measure 2: “Strengthening the organization of activities to develop self – study skills for students outside of class time”. The selected activity to develop self – study skills for students is “Training self-study skills for students participating in extracurricular activities, associated with the subject through listening to “Dharma dialogue”. along with research activities, actual surveys at ancient temples affiliated to the Vietnam Buddhist Sangha”. Experimental results show that the students' monks and nuns have changed positively in their perception, attitude and behavior. The application of method 1 and measure 2 has improved self-study skills of monks and nuns, including: self – study planning skills, document search skills, group study skills and presentation skills . Conclusion: The completed thesis will open up many new research directions, contributing to improving the quality of training in developing self – study skills for students of the Vietnam Buddhist Academy in Ho Chi Minh City. Ho Chi Minh City in particular and Vietnamese Buddhist education in general. xvii
  20. MỤC LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI:………………………………………………………i LÝ LỊCH KHOA HỌC…………………………………………………………….viii LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………….......x LỜI CÁM ƠN…………………………………………………………………………xi TÓM TẮT…………………………………………………………………………….xii ABSTRACT…………………………………………………………………………..xv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………...xxiv DANH SÁCH CÁC BẢNG………………………………………………………...xxvi DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ………………………………………...xxix MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu. ................................................................................................. 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................................................ 3 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. ........................................................................ 3 4.1. Khách thể nghiên cứu. .............................................................................................. 3 4.2. Đối tượng nghiên cứu. .............................................................................................. 3 5. Giả thuyết nghiên cứu. .............................................................................................. 3 6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 4 6.1. Nội dung nghiên cứu. ................................................................................................ 4 6.2. Khách thể khảo sát .................................................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận .............................................................................. 4 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ........................................................................... 4 7.3. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................ 6 8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 6 xviii
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2